Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Nền tư pháp ngái ngủ và một bản án sai luật

Nền tư pháp ngái ngủ và một bản án sai luật

28-3-2019
Thẩm phán Nguyễn Văn Xuân thừa nhận đọc nhầm do quá mệt. Ảnh: Phước Tuần/ TT
Việc ông Chủ tọa phiên tòa xử vụ ly hôn Vũ – Thảo đọc lộn án phi 8 tỷ lên 80 tỷ, tuyên ngày hôm trước, ngày hôm sau lên truyền thông cải chính là “do mệt”, do “vụ án quá phức tạp, số liệu rất lớn, bản án quá dài, thật sự, tôi đọc mờ cả mắt” (theo báo Tuổi Trẻ), đang làm trò cười cho công chúng. 
Nền tư pháp chi mà kỳ rứa? Phơi bày sự mệt mỏi ngái ngủ ra trước bàn dân thiên hạ rồi trơ trẽn giải thích như nói giữa chợ búa như thế mà là tòa án ư? Ông chủ tọa nếu lỡ đọc nhầm thì phải đọc lại ngay lập tức, chỉ có người không hề tham gia vào việc nghiên cứu hồ sơ, không tham gia nghị án thì mới có chuyện đọc nhầm mà không tự phát hiện.
Hơn nữa, cả một bộ máy của tòa án ngồi tại phiên tòa cũng chẳng có ai phát hiện ra, thế là thế nào? Nếu cơ quan bảo vệ luật pháp mà chấp nhận một nền tư pháp ngái ngủ như thế, thì người dân ai có thể tin vào công lý?
Ngày xưa quan xử án, mỗi khi tuyên án xong cầm cái thẻ quăng xuống đất để thuộc hạ thi hành án tại chỗ. Nếu như tru di 3 họ ông đọc lộn thành tru di 9 họ thì sẽ có bao nhiêu ngàn người chết oan trước khi ông phát hiện ra mình mệt quá, đọc lộn?
Về nội dung bản án, tôi chưa nói việc chia tỷ lệ theo phán quyết của tòa là hợp lý hay không, tôi chỉ nói riêng việc buộc bên vợ phải chuyển sở hữu cổ phần cho bên chồng. Tổng số tài sản người vợ được chia là 40%, trong số tài sản đó có thứ là bất động sản, có thứ là tiền nhưng phần lớn là cổ phần tại các công ty của Trung Nguyên. Bất động sản và tiền bạc có thể do tòa quyết, nhưng tòa quyết đến việc buộc phải chuyển nhượng cổ phần thì sai luật.
Việc chuyển nhượng cổ phần mà cổ đông đang đứng tên, đây là quyền của cổ đông, cổ đông đó có bán hay không và bán theo giá nào không ai có thể quyết thay cổ đông đó được. Giá trị cổ phần của một công ty không phải là giá được định (giá trị sổ sách) mà là giá do thị trường quyết định (thị giá). Thị giá và giá trị sổ sách là khác nhau, thị giá có thể thấp hơn giá trị sổ sách nhưng cũng có thể cao hơn nhiều lần, bởi vậy mới có thị trường chứng khoán giao dịch cổ phiếu niêm yết, bởi vậy mới có thị trường OTC giao dịch cổ phiếu chưa niêm yết. Co sự khác nhau giữa giá trị sổ sách và thị giá là do sự kỳ vọng hay thất vọng về tương lai của Công ty. Chẳng lẽ làm đến thẩm phán mà không hiểu Luật Doanh nghiệp và các luật liên quan đến chứng khoán?
Còn một chi tiết lạ lùng nữa là số tài sản gửi ngân hàng của người vợ, số tiền này được cho là hơn 2000 tỷ đồng. Nhưng trong khi phiên tòa diễn ra thì đùng một cái ngân hàng xác nhận số vàng chỉ có 10 ngàn chỉ, chứ không phải 10 ngàn lượng. Tòa xử lý gọn ơ con số này bằng cách mang giá tiền 10 ngàn lượng trừ đi giá tiền 10 ngàn chỉ, rồi trừ vào tổng số tiền kia, còn 1700 tỷ. Điều đó chứng tỏ rằng trước khi “xử” số tiền này tòa không hề có bất kỳ sự kiểm định nào để xác định đây có phải là tài sản chung hay không, tài sản đó được hình thành từ nguồn nào và thực sự nó là bao nhiêu.
Với sự ngái ngủ nhầm lẫn như thế, người ta không thể biết tòa còn có sự nhầm lẫn nào nữa hay không. Đọc một con số còn lộn, ai tin tòa này không đọc lộn các điều luật?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét