Bài đăng nổi bật

Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện

  Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện 13/04/2024 The code has been copied to your clipboard....

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Chỉ có trộm mới biết tài sản nhà quan chức!


10.622. Chỉ có trộm mới biết tài sản nhà quan chức!


Điền Phương Thảo
30-10-2016
Theo báo cáo của Chính phủ, năm 2015 có hơn 1 triệu người kê khai tài sản và không phát hiện ra người vi phạm dù xác minh hơn 400 trường hợp (1).
Quả là một tín hiệu đáng mừng (?) cho đất nước trong công tác thẩm tra phòng chống tham nhũng. Vậy mà ai đó nói rằng “tham nhũng đã trở thành quốc nạn” , “vì giờ nó liên quan đến hầu hết mọi người làm việc cho nhà nước”, nào là “ra ngõ đã thấy tham nhũng” và nó đã “như con rắn 100 đầu, đập đầu này nó có đầu kia”.
Trong bộ phim Ván Bài Lật Ngửa, cố vấn Ngô Đình Nhu đã đánh giá bản khai lý lịch của chiến sĩ tình báo Nguyễn Thành Luân “chỉ là một tờ giấy trắng” với “hai nghĩa: nó quá thật, quá đủ dẫn tới nghĩa thứ hai là chưa có chữ nào cả”. Nghĩa là “nó thật đến mức nó nói láo”.
Để có thể hoạt động tốt trong lòng địch, tất nhiên chiến sĩ tình báo Luân phải chuẩn bị cho mình một bản lý lịch rất minh bạch, không để lộ một sơ hở nào. Cũng vậy, khi kê khai tài sản, các cán bộ, công chức, đảng viên cũng phải kê khai sao cho tài sản của mình “trắng trẻo không tì vết” là điều dễ hiểu.
Thiết nghĩ, điều xã hội và người dân cần ở đây là tính trung thực của các cán bộ, công chức, đảng viên chứ không phải là có bao nhiêu đầy tớ nhân dân kê khai tài sản, thu nhập. Nếu các giao dịch bằng tiền mặt không qua ngân hàng thì làm sao kiểm tra? Chưa kể từ xưa đến nay, nhà nước không quản lý nguồn gốc đồng tiền từ đâu có và nó sẽ di chuyển đi đâu, giờ mới thực hiện việc kê khai, thử hỏi làm sao phân biệt được tiền nào là do cha mẹ để lại, tiền nào là do cán bộ làm ra ?
Theo một bài viết đăng trên trang báo Vietnamnet.vn vào ngày 24/07/2014 cho biết “chỉ đến khi bị trộm viếng thăm, khối tài sản khủng trị giá hàng chục, hàng trăm cây vàng, hàng tỷ đồng hay vài chục nghìn đôla… được giấu kín của nhiều quan chức mới bị lộ”.Thậm chí một “ siêu trộm” còn thừa nhận tại tòa án rằng “vào nhà đại gia, quan chức lắm tiền nhiều của chứ nhà dân thường lấy đâu ra tiền mà đột nhập vào cho mất công ?”
Vậy ra “cháy nhà mới ra mặt chuột”. Nên chăng ban thẩm tra phòng chống tham nhũng cứ lấy số liệu từ những vụ trộm này, có khi xã hội sẽ biết tài sản thật của các đầy tớ nhân dân mà không cần tốn giấy mực, công sức để thực hiện bảng kê khai?
____

Việt Nam tiếp tục điệp khúc ‘tham nhũng diễn biến phức tạp’

30-10-2016
h1Tranh biếm họa về tham nhũng tại Việt Nam của báo Giáo Dục Việt Nam. (Hình: GDVN)
HÀ NỘI (NV) – Chống tham nhũng tại Việt Nam có đủ mọi thứ ban bệ ở mọi cấp nhưng người ta vẫn thấy điệp khúc “Tham nhũng diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp” năm này qua năm khác.
Hôm Thứ Sáu, 28 Tháng Mười, 2016, ông Tổng Thanh Tra Chính Phủ Phan Văn Sáu đọc bản báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016 kêu tại phiên họp như thế.
Ông Phan Văn Sáu khoe: “Công tác phòng, chống tham nhũng đã thúc đẩy sự chuyển biến rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, góp phần tích cực xây dựng xã hội công khai, minh bạch, dân chủ, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân.”
Nhưng ở phần sau của bản báo cáo, ông Sáu lại kêu rằng: “Tình hình tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng và chưa bị đẩy lùi. Công tác phòng, chống tham nhũng tại các bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng đều. Không ít địa phương thực hiện chưa tốt công tác phòng chống tham nhũng.”
Nguyên nhân tình trạng tham nhũng vẫn đầy ngập khắp nơi, ông Sáu kêu rằng: “Thể chế, chính sách về quản lý kinh tế – xã hội trên nhiều lĩnh vực vẫn còn bất cập; công khai, minh bạch còn hạn chế, chưa xóa bỏ được cơ chế ‘xin – cho,’ là điều kiện dung dưỡng và làm nảy sinh tham nhũng, nhất là trên lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quản lý ngân sách, vốn, tài sản nhà nước, tổ chức – cán bộ, tín dụng, ngân hàng…”
Không thấy tham nhũng vì chính những kẻ cầm quyền ăn hối lộ hay tham nhũng, đồng thời cấu kết với nhau, chia chác mà ông Sáu kêu “bao che sai phạm trong nội bộ còn xảy ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.”
Tuy có “Luật phòng chống tham nhũng” và có cả quy định các viên chức chỉ huy các cấp phải kê khai tài sản hàng năm nhưng những gì được kê khai lại không cho công chúng kiểm soát để người ta tố cáo sự gian dối của các ông bà cán bộ đảng viên. Rất nhiều lời đả kích việc kê khai tài sản chỉ là “hình thức,” tốn thời giờ vô ích chỉ nhằm mục đích bịp dân.
Ông Phan Văn Sáu làm người ta ngạc nhiên khi ông báo cáo rằng “đã có trên 1 triệu cán bộ, công chức hoàn thành việc kê khai tài sản, thu nhập nhưng qua xác minh 414 trường hợp chưa phát hiện người nào kê khai không trung thực.” Vậy một triệu tờ khai chưa xác minh thì đến bao giờ sẽ làm? Sẽ không bao giờ làm?
Điệp khúc “Tham nhũng diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều ngành, nhiều cấp” người ta đã nghe thấy ông Trương Hòa Bình, ủy viên Bộ Chính Trị, phó thủ tướng, ủy viên Ban Chỉ Đạo Phòng Chống Tham Nhũng CSVN phát biểu ngày 12 Tháng Bảy, 2016, tại “hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng Chống Tham Nhũng.”
Trong hội nghị này, ông Trương Hòa Bình kêu rằng: “Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng từ nguồn vốn nhà nước, tín dụng ngân hàng, công tác tổ chức cán bộ.”
Mới tháng trước, ngày 7 Tháng Chín, 2016, Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội CSVN họp phiên toàn thể lần thứ 2 “thẩm tra báo cáo của chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2016,” trong đó “chính phủ nhận định, tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi…”
Ngày 2 Tháng Hai, 2016, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị toàn quốc về hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân nhiệm kỳ 2011-2016, ông Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Thái Bình, việc tự kiểm tra, phát hiện hành vi tham nhũng ngay tại cơ quan, đơn vị còn nhiều hạn chế…
Ngày 22 Tháng Mười Hai, 2015, khi còn là phó thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc kêu ca tại “hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng Chống Tham Nhũng” là “Tham nhũng tiếp tục diễn biến phức tạp. Tự kiểm tra phát hiện xử lý còn hạn chế, phát hiện tham nhũng qua thanh tra cũng còn hạn chế, chưa tương ứng với vi phạm.”
Ngày 28 Tháng Mười, 2015, khi thảo luận về “Báo cáo của chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2015” gửi cho quốc hội của chế độ, nhiều ông bà “đại biểu” cũng kêu “tham nhũng vẫn đang tồn tại, ở các cấp, các ngành, trên nhiều lĩnh vực, với diễn biến hết sức phức tạp và ngày một tinh vi.”
Ngày 22 Tháng Bảy, 2015, ông Chủ Nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng CSVN Ngô Văn Dụ kêu “tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác giám sát, kỷ luật đảng.”
Ngày 8 Tháng Bảy, 2014, khi còn là chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang họp với “tập thể lãnh đạo chủ chốt Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và công tác 6 tháng cuối năm, ông phát biểu “Tội phạm tham nhũng đang diễn biến phức tạp.”
Cái “tham nhũng diễn biến phức tạp” nếu đi tiếp về quá khứ qua báo lề đảng, người ta vẫn thấy chúng được nêu ra trong các cáo cáo, phiên họp về chống tham nhũng tại Việt Nam. (TN)

Người Buôn Gió - Đất nước be bét song phe cánh lãnh đạo chỉ lo tranh ghế Tổng Bí thư

Đăng bởi Tiểu Nhi on Saturday, October 29, 2016 | 29.10.16


Trước chuyến đi Mỹ, Đinh Thế Huynh đã bay qua Trung Quốc nghe Tập Cận mình bày mưu chỉ kế, sau đó mới đến Hoa Kỳ gặp gỡ loanh quanh với những quan chức Hoa Kỳ, bàn những chuyện không đi đến đâu. Điều đó cho thấy có Quyết tâm lớn của phe ông Nguyễn Phú Trọng trong việc cố ý sự ngáng đường, ngăn cản Chủ tịch Nước Trần Đại Quang tạo dựng hình ảnh cho mình trong cuộc đua vào chiếc ghế Tổng Bí thư.


Nợ nần be bét, ngoại giao bung bét.

Năm 2016 đánh dấu cho sự tồi tệ của ngoại giao Việt Nam trên mọi phương diện, lớp lãnh đạo đảng mới không tạo được dấu ấn nào nổi trội trong ngoại giao khả dĩ mang lại tương lai sáng cho đất nước. Cho đến cuối tháng 10, tức chỉ còn 2 tháng nữa hết năm 2016 trong vài trò chủ tịch nước, ông Trần Đại Quang chỉ đến những quốc gia nhỏ bé quanh khu vực châu Á như Sing, Brunei, Lào và không mang lại điều gì đáng kể trong những chuyến đi này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm và làm việc chính thức với Nga và Trung Quốc. Ông Phúc hơn ông Quang ở chỗ đi đến những cường quốc lớn có ảnh hưởng tại Việt Nam là Nga và Trung. Ở điểm này có thể ông Quang né tránh đến hai quốc gia nhạy cảm trên, hoặc có thể do Ban bí thư sắp xếp để ông Quang phải đi những nước nhỏ hơn để làm giảm hình ảnh của ông trước vòng đua chức Tổng bí thư sắp tới. Nhưng cũng có thể ở khả năng chỉ đạo kinh tế, cần ông Phúc đến các cường quốc này hơn.

Nhưng đến chuyến đi của Đinh Thế Huynh qua Trung Quốc nghe dặn dò của Tập, sau đó mới đến Hoa Kỳ gặp gỡ loanh quanh với những quan chức Hoa Kỳ, bàn những chuyện không đi đến đâu. Điều đó cho thấy có sự ngáng đường, ngăn cản chủ tịch nước Trần Đại Quang tạo dựng hình ảnh cho mình.

Ban bí thư, bộ chính trị dưới quyền của Trọng và Huynh đang cố tình ngăn cản Trần Đại Quang thiết lập ảnh hưởng của mình, khi phân công các chuyến đi thăm và làm việc với các nước trên thế giới. Khả năng ông Quang né tránh không đi hai cường quốc Nga, Trung điều hãn hữu, bởi ông Quang không thể có bản lĩnh khước từ những quốc gia có thể tạo dựng những ảnh hưởng có lợi cho bản thân ông. Việc ký kết hiệp định kinh tế , thương mại chỉ cần vai trò làm đại diện hình ảnh, những bàn thảo về hiệp định thương mại đã có những bộ phận đảm nhiệm. Với hình ảnh đại diện ký kết thương mại thì chủ tịch nước hay thủ tướng cũng như nhau. Nhưng người nào đi có nhiều hợp đồng thương mại, hợp đồng vay vốn người ấy có uy tín và ảnh hưởng lớn trong bộ máy chế độ cộng sản. Từ đó sẽ sản sinh ra quyền lực từ những đồng tiền vay được đó.

Bài học xưa kia lúc thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới nhậm chức, ông Dũng đã có chuyến đi đầu tiên đến Nhật. Ngay tức khắc sau chuyến đi đó, năm 2007 Nhật đã nâng Việt Nam lên nước hàng đầu trong 30 nước nhận viện trợ vốn vay của Nhật. Giúp cho chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lúc đó có nguồn vốn dồi dào làm nên sức mạnh của ông Dũng, khiến ông Dũng có ảnh hưởng chính trường trong mấy năm sau đó.

Việc sắp xếp các vị trí đi ngoại giao đến các cường quốc, nhằm hạn chế ảnh hưởng của Trần Đại Quang là chuyện đấu đá nhau tranh giành quyền lực của phe phái trong đảng. Chuyện đó đã đành.

Tuy nhiên câu hỏi khác cần phải đặt ra rằng, những chuyến đi thăm và làm việc quốc tế kia có mang lại điều gì ích lợi cho đất nước Việt Nam không, cần phải xem xét.

Nguyễn Xuân Phúc đến Nga trong lúc nước Nga đang khủng hoảng về kinh tế do đối chọi với nhiều vấn đề, bởi thế không có miếng bánh ngon nào Phúc đem về từ nước Nga, ngoài chuyện mua bán vũ khí, khái tài quân sự chỉ có lợi cho người Nga ra chỉ là những hứa hẹn chung chung của người Nga với Việt Nam. Chuyến đi của Phúc đến Trung Cộng khả dĩ hơn với màn chào đón hoành tráng như nguyên thủ đứng đầu Việt Nam. Sau chuyến đi của Phúc đến Trung Quốc, con số thống kê vay nợ nước ngoài được cho là thành công khi dự định của chính phủ vay 20 tỷ usd năm 2016 đã thành công khi đạt mức vay 16 tỷ usd vào cuối tháng 9.

Trong 16 tỷ usd chính phủ Nguyễn Xuân Phúc huy động được tới tháng 9 năm 2016 này , có khoảng 8 tỷ usd từ 4 công ty chứng khoán, 15 ngân hàng, 2 đơn vị bảo hiểm trong nước trong việc bán trái phiếu chính phủ. Lãi suất của trái phiếu chính phủ lần này còn thấp hơn cả lãi suất các ngân hàng huy động tiền gửi. Có nghĩa 21 đơn vị này phải ngậm đắng , nuốt cay mua trái phiếu của chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong tình trạng lỗ vốn ngay khi mua.

Nực cười sau khi ép các đơn vị được chỉ định gọi tên trong nước mua trái phiếu của mình phát ra với lãi suất thấp hơn cả lãi các đơn vị này trả khi đi vay, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tự ca ngợi mình đạt được thành tích bán nhanh gọn trái phiếu với mức lãi suất có lợi cho chính phủ. Bù lại, một thông tin từ phó thủ tướng Vương Đình Huệ đưa ra sẽ giải thể một số ngân hàng yếu kém, như thế có nghĩa dòng tiền từ nhân dân buộc phải đổ về những ngân hàng còn lại, đó là những ngân hàng đã mua trái phiếu của chính phủ đợt vừa qua. Đến khi đó các ngân hàng này sẽ bàn nhau việc giảm lãi suất tiền gửi dễ dàng hơn để bù lại số tiền đã mua trái phiếu chính phủ.

Thế nhưng 21 đơn vị ấy chỉ mua 8 tỷ usd, vậy còn 8 tỷ usd còn lại trong số 16 tỷ usd kia chính phủ huy động từ đâu ra. Trong các quan hệ quốc tế mới đây, chỉ có Pháp cho vay vài chục triệu usd, con số bằng cái móng tay của 8 tỷ usd còn lại.

Vậy gần 8 tỷ usd còn lại, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc huy động ở đâu.?

Già nửa số còn lại lấy từ quỹ bảo hiểm và tổng công ty đầu tư vốn nhà nước SCIC, non nửa từ ODA, một phần nhỏ từ trái phiếu quốc tế.

Tổng số tiền Việt Nam phải trả nợ năm 2016 này là 12 tỷ usd. Số tiền 16 tỷ đã huy động trên phải cáng trả nợ 12 tỷ đó và chi trả cho chi tiêu công và các công trình ODA. Nhưng vấn đề ở chỗ tiền huy động này toàn là tiền dạng vay nóng từ ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư trong nước. Làm thế nào để giải quyết cho những đơn vị này.?

Với các ngân hàng đã có biện pháp tung tin giải thể một số ngân hàng khác, để dòng tiền nhân dân gửi đổ và các ngân hàng đã mua trái phiếu, một sự bù đắp. Với bảo hiểm dự kiến tăng thêm thời gian tuổi hưu để cầm cự. Với quỹ dầu tư vốn nhà nước thì tính bán cho nước ngoài lại phần vốn quỹ này đang nắm, số lượng bán còn phải cáng thêm phần non nửa ODA trong 8 tỷ kia.

Đến nay thì phần vốn nhà nước bán cho nước ngoài này, người mua khả dĩ nhất không ai khác là Trung Cộng. Chuyến thăm Trung Quốc của Nguyễn Xuân Phúc dã nhận được lời đảm bảo của Trung Cộng sẽ giúp Việt Nam mua lại những phần vốn đó. Đổi lại Việt Nam cam kết gắn chặt với Trung Cộng bằng cách duy trì chế độ XHCN và nhân nhượng trong các cơ sở vốn của Trung Quốc tại Việt Nam, và để Trung Cộng hoành hành trên biển Đông.

Thực tế cho thấy, sau khi các uỷ viên BCT Việt Nam như bộ trưởng quốc phòng, thủ tướng, thường trực ban bí thư đến Trung Quốc, trung ương 4 khoá 12 của ĐCSVN nhóm họp ngày sau đó trọng tâm bàn đến chuyện giữ đường lối CNXH và chống những suy nghĩ lệch lạc khỏi đường lối này. Phong trào đấu tranh của người dân đối với Formosa bị đảng trấn áp bằng đủ mọi cách. Và ngoài biển Đông người Trung Cộng đã công khai đưa chiến đấu cơ ra các quần đảo ở Hoàng Sa thiết lập vùng giám sát bay.

Nhìn tổng thể các quan hệ ngoại giao gần đây của Việt Nam, chế độ Việt Nam chỉ thành công khi được Trung Cộng bảo đảm cầm cố những tài sản quốc gia mà Việt Nam đem cầm. Đổi lại là những thiết chế áp đặt khắt khe về độc lập ngoại giao, chính trị, chủ quyền ngày một lớn hơn.

Lúc đất nước kiệt quệ và túng quẫn như bây giờ, đối sách ngoại giao để gỡ gạc tình thế ấy, chỉ tìm đến Trung Cộng. Việc thất bại là điều đương nhiên, nhưng thất bại ấy là của dân tộc và đất nước Việt Nam. Còn về mặt chế độ cộng sản Việt Nam lại là một thành công khi có chỗ dựa về kinh tế, quân sự, chính trị để tồn tại thêm thời gian nữa.

Trong lúc cùng quẫn ấy, đi đến một cường quốc kinh tế như Hoa Kỳ là một thường trực ban bí thư của Đảng thì có nghĩa gì cơ chứ. Người Mỹ họ có thể ký kết được gì với một cán bộ đảng cộng sản khi danh chính ngôn thuận ông ta không có chức vụ gì trong bộ máy nhà nước, chính phủ. Nhất là trong lúc nước Mỹ đang vào thềm bầu cử tổng thống. Có chăng chỉ là trò đánh lừa nhân dân rằng Cộng sản Việt Nam chú trọng quan hệ đa phương, che đậy việc đang gắn bó tồi tệ với Trung Cộng mà thôi.

Người Buôn Gió

(Blog Người Buôn Gió)

Tập Hợp Dân chủ Đa nguyên giải thích về việc quan hệ với bọn lưu manh Người Buôn Gió và Trịnh Xuân Thanh

Đăng bởi Tiểu Nhi on Monday, October 31, 2016 | 31.10.16


Người Buôn Gió, nếu có bị gọi là lưu manh, thì cái lưu manh ấy cũng là sản phẩm của chế độ, là nạn nhân của chính những tên ăn cắp như Trịnh Xuân Thanh gây ra. Việc đưa hình của Trịnh Xuân Thanh với cuốn “Khai sáng kỷ nguyên thứ hai” lên mạng, Buôn Gió có ý gửi gắm thiện chí tới Tập Hợp, có thể nói rằng Gió muốn lập công với Tập Hợp như một món quà ra mắt trước khi được chấp nhận gia nhập. Đây là một thứ tiểu xảo. Điều này không hề phản lại thiện ý của Gió với Tập Hợp, nhưng cũng phản ánh tư duy chính trị chưa đủ độ chín của Gió.

Đáp lời ông Kha Tú Mỡ

Ngày 24/10/2016, tác giả Kha Tú Mỡ có bài viết đăng trên tintuchangngayonline.com với nhan đề “Ông Nguyễn Gia Kiểng có quan hệ gì với bọn lưu manh Người Buôn Gió và Trịnh Xuân Thanh?”. Với một cái tên kép chưa bao giờ xuất hiện trên mặt báo, tác giả không che đậy mục đích đả kích Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và khiêu khích cá nhân Chủ tịch của Tập Hợp, ông Nguyễn Gia Kiểng.

Trước hết, phải nói ngay rằng, trong một môi trường thực sự dân chủ, nơi mà quyền tự do ngôn luận được đảm bảo, thì những ý kiến không đúng sẽ tự chìm xuống, rồi biến mất cùng với tác giả của nó.

Ý kiến của ông Kha Tú Mỡ là ý kiến cá nhân, không kể nội dung của ý kiến bộc lộ một cái nhìn phiến diện, ức đoán, thái độ thiếu khiêm tốncủa ông không thích hợp với phong cách bao dung trong sinh hoạt trao đổi dân chủ, không xứng đáng được nhận ý kiến phản hồi.

Tuy nhiên, chúng tôi có tập quán tôn trọng mọi ý kiến khác chiều, với nguyên tắc “không ý kiến nào bị cấm nêu ra, không đề tài nào bị cấm bàn đến”, mặc dù là thành viên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, tôi có vài điều xin đáp lời ông, nhưng chỉ với tư cách cá nhân, vì tôi nghĩ, ông Nguyễn Gia Kiểng hay Lãnh đạo Tập Hợp không có thì giờ để “đôi co” với cá nhân ông.

Để đả kích chúng tôi, ông đã ghép cả Người Buôn Gió và tên ăn cắp Trịnh Xuân Thanh vào một rọ. Và gọi chung một danh từ lưu manh. Đây là một danh từ ông dùng sai. Lưu manh là một khái niệm có tính tương đối, nghĩa là phụ thuộc hệ quy chiếu, nhìn từ góc nào. Ông đã trộn hai thứ ngược nhau vào một chỗ.

Trịnh Xuân Thanh là một tên lưu manh thuộc hệ thống của chế độ đảng cầm quyền, nó là một thứ công cụ của một chế độ đã thối rữa, là một tên ăn cắp trong hệ thống những tên ăn cắp, nó bị bung ra, lộ diện, chỉ vì nó là một trong những chỗ ruỗng nát nhất không còn có thể che đậy được nữa. Việt Nam có 62 cơ quan quyền lực cấp trung ương, 64 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 659 đơn vị hành chính cấp huyện và 10.732 đơn vị hành chính cấp xã, cộng với 13 Tập đoàn kinh tế quốc doanh, đó là tất cả các đầu mối tham nhũng, số lượng quan lại tham nhũng có thể tính tới con số hàng triệu. Có thể tới một phần ba số đảng viên của đảng là những tên ăn cắp giống như ông Trịnh Xuân Thanh, không biết bằng cách nào các ông bắt được hết.

Mặc dù Tập Hợp Dân chủ Đa nguyên có một nguyên tắc bất di bất dịch là tôn trọng tự do tư tưởng, nhưng không vì thế mà nhận vào hàng ngũ của mình cả những kẻ vô đạo đức. Trịnh Xuân Thanh bắt buộc phải chứng minh sự trong sạch và phẩm chất lương thiện của mình.

Ngược lại, Người Buôn Gió, nếu có bị gọi là lưu manh, thì cái lưu manh ấy cũng là sản phẩm của chế độ, là nạn nhân của chính những tên ăn cắp như Trịnh Xuân Thanh gây ra. Ở một chế độ, mà một đứa trẻ phải buộc cướp giật một chiếc bánh mì vì đói để bị kết án tù, thì những người bị chế độ đó bắt giam không hẳn là những tên tội phạm. Đoàn Văn Vươn buộc phải bắn vào chính quyền Tiên Lãng Hải phòng, Đặng Văn Hiến bắn vào công ty Long Sơn ở Đắc Nông, đương nhiên phải là tội phạm của chế độ. Khi không còn tin vào chế độ, thì pháp luật của chế độ không còn giá trị hiệu lực, nhưng đồng thời cũng không còn là chỗ dựa, người dân phải tự lo bảo vệ cho chính mình, sẽ đến lúc, người ta tự tạo ra vũ khí và bắn thẳng vào nhà cầm quyền. Như vậy, những người dân, trong đó có những người như Gió, không thể xếp cùng hàng với Trịnh Xuân Thanh.

Tuy nhiên, đưa hình của Trịnh Xuân Thanh với cuốn “Khai sáng kỷ nguyên thứ hai” lên mạng, Buôn Gió có ý gửi gắm thiện chí tới Tập Hợp, có thể nói hơi quá một chút mà không sợ quá sai, rằng, Gió muốn lập công với Tập Hợp như một món quà ra mắt trước khi được chấp nhận gia nhập. Đây là một thứ tiểu xảo. Điều này không hề phản lại thiện ý của Gió với Tập Hợp, nhưng cũng phản ánh tư duy chính trị chưa đủ độ chín của Gió. Dự án chính trị hay lý tưởng của một đảng chính trị, nếu đến được với mọi tầng lớp dân chúng rộng rãi, không kể nguồn gốc và thành phần xã hội, phản ánh tính chính đáng, sức cảm hoá của tư tưởng của cương lĩnh chính trị đó, nhưng nếu người tôn xưng nó có phẩm chất và tư cách không xứng đáng thì thậm chí lại có nghĩa như một sự thoá mạ. Người ta nghi ngờ tính trong sáng của vật đặt trên ban thờ cuả một kẻ có đạo đức đen tối. Vả lại, với một kẻ ăn cắp, thì dù phản bội lại đồng bọn, hắn vẫn là kẻ cắp. Tiếp tay cho kẻ cắp có thể bị quy tội đồng loã ăn cắp. Dù sao thì những người như Gió, bao giờ cũng là những thân hữu của Tập Hợp. Tập Hợp trân trọng những đóng góp tích cực của Gió, nhưng để có thể trở thành viên của một Tập Hợp Dân chủ, trước hết cũng phải tự ý thức hành động đấu tranh cho dân chủ của mình, vì đó là sự dấn thân tự nguyện.

Tập Hợp Dân chủ Đa nguyên tôn trọng mọi ý kiến, mọi tư tưởng chính trị khác nhau, chấp nhận tư cách bình đẳng cuả mọi thành phần xã hội, kêu gọi và sẵn sàng đón nhận sự tham gia của mọi cá nhân, bất kể thành phần xuất thân và đẳng cấp xã hội, kinh tế, mọi tổ chức xã hội, chính trị, nhưng Trịnh Xuân Thanh, một loại người có thể nhơn nhơn hợm hĩnh với những đồng tiền tanh tưởi kiếm được nhờ sự thối nát của chế độ mà chính hắn tôn thờ, rồi lại làm như trong sạch chống lại nó khi không còn cơ hội leo tiếp lên và kiếm chác nhiều hơn trên mồ hôi xương máu những đồng bào nghèo khổ của hắn, thì TH không thể chấp nhận.

Tập Hợp Dân chủ Đa nguyên là một đảng chính trị, lấy lý tưởng xây dựng một chế độ chính trị dân chủ đa đảng làm mục tiêu cho chương trình hành động của mình. TH không có chủ trương lật đổ bất kỳ ai, không chống lại tư tưởng của bất kỳ lực lượng hay tổ chức chính trị nào,vì quyền tôn thờ lý tưởng là quyền của mọi người, nhưng TH đấu tranh cho một sự loại bỏ quyền cầm quyền hiện nay của đảng cộng sản. Đảng cộng sản với những nguyên tắc thuộc bản chất lạc hậu đã tạo ra một chế độ chính trị chuyên chế, biến các công cụ quyền lực dùng để phục vụ và bảo vệ các lợi ích xã hội và quyền của con người thành công cụ chuyên chính giai cấp, trấn áp dân chúng, tước đoạt quyền tự do sở hữu, quyền tự do cá nhân và chỉ nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ lợi ích của bộ máy quan lại cầm quyền. Đảng cộng sản chính trị hoá pháp luật. Dưới chế độ độc đảng, Pháp luật không còn tính trung gian, mọi điều luật đều mang tính đảng, bảo vệ đảng và bộ máy cầm quyền, và trấn áp số đông công chúng. Chế độ cai trị không pháp luật đã đẻ ra nạn tham nhũng và bất lực trước nạn tham nhũng không gì ngăn chặn nổi. Trịnh Xuân Thanh là một tên ăn cắp, nhưng là một tên ăn cắp do chế độ tạo ra. Muốn ngăn chặn , muốn bỏ tù những kẻ ăn cắp đốn mạt như Trịnh Xuân Thanh, phải giải tán, thậm chí bỏ tù cái chế độ sản sinh ra nó. Đảng cộng sản không còn tính chính danh để cầm quyền, không còn đủ trong sạch xứng đáng để được lựa chọn cầm quyền. Hãy để dân phán xét và lựa chọn.



Trong những lực lượng đang đấu tranh vì một nền dân chủ đích thực cho Việt nam hiện nay, Tập Hợp dân chủ Đa nguyên được xem là đảng chính trị duy nhất có Dự án chính trị và một chương trình hành động cụ thể hướng tới một cạnh tranh chính thức với đảng cộng sản cầm quyền.

Trong tay Tập Hợp đã có sẵn giải pháp tiêu diệt triệt để nạn tham nhũng. Trong tay Tập Hợp đã có sẵn mô hình cho một chế độ xã hội đảm bảo quyền tự do dân chủ đích thực cho mọi công dân, trên nền tảng hệ thống giá trị tinh hoa của nhân loại tiến bộ. Trong tay Tập Hợp có sẵn một thể chế hoàn hảo cho một nền kinh tế thị trường đích thự̣c, tái phân phối hài hoà phúc lợi trên căn cứ phát triển lợi ích tổng thể.Tập Hợp có sẵn và đầy đủ tinh hoa tài năng và một tổ chức cần thiết để đảm nhận một trách nhiệm xứng đáng với sự trông cậy của công chúng, vì một sự phát triển tiến bộ của dân tộc̣ Việt Nam.

Tập Hợp kêu gọi và sẵn sàng đón nhận mọi cá nhân gia nhập Tập Hợp. Kết hợp hàng triệu người trong hàng ngũ của mình, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh để thành một chính đảng đối trọng luân chuyển quyền cầm quyền với đảng cộng sản.

Tập Hợp Dân chủ Đa nguyên kêu gọi tất cả các tổ chức chính trị xã hội hãy quy tụ lại , liên minh với nhau để tạo ra một tiếng nói chung, buộc đảng cộng sản hoặc phải từ bỏ nền tảng của chủ nghĩa Mác Lê nin, dân chủ hoá thực sự xã hội, hoặc phải tự giải tán, nhường quyền cầm quyền lại cho một đảng chính trị khác có đủ uy tín và năng lực, xứng đáng với mong đợi của cả dân tộc.

Đối với riêng cá nhân tác giả Kha Tú Mỡ, cho dù ông ghép tên Tú Mỡ vào với tên của ông có ngụ ý gì thì nhân danh cá nhân, tôi cũng xin được cảm ơn ông. Vì dù sao thì cũng phải thấy rằng, nếu ông không quan tâm tới Tập Hợp Dân chủ Đa nguyên thì chắc ông chẳng phải bận tâm đến phải lần mò xem Tập Hợp làm những gì, ở đâu và gồm những ai.

Cả với ông nữa, nếu ông đồng ý với cương lĩnh chính trị cuả Tập Hợp, tự nguyện và tôn trọng Quy ước sinh hoạt của Tập Hợp, thì chúng tôi sẵn lòng đón nhận ông và sẽ gọi ông là chí hữu.

01/11/2016

BÙI QUANG VƠM

Thành viên THDCĐN

vomquangbui@gmail.com

Tel: 0695292565
* Bài của tác giả gửi tới TTHN
(Tin Tức Hàng Ngày)

Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ

Chỉ có kẻ ngu mới chống Hoa Kỳ

LyQuangDieuMỹ nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số một
Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lý là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Sự bất bình đẳng về ý chí, hậu cần và chi phí là rất đáng kể. Chỉ riêng dân số của Trung Quốc, 1,3 tỉ người, so với 314 triệu người Mỹ, cũng góp phần vào khó khăn của Hoa Kỳ. Nhưng sự chuyển giao quyền lực sẽ không xảy ra một sớm một chiều do ưu thế vượt bậc của Hoa Kỳ về công nghệ. Người Trung Quốc dù có thể chế tạo tàu sân bay nhưng vẫn không thể đuổi kịp người Mỹ một cách nhanh chóng về công nghệ tàu sân bay với sức chứa 5.000 quân và đầu máy hạt nhân. Nhưng cuối cùng, những bất lợi của Hoa Kỳ do khoảng cách địa lý dần sẽ mang tính quyết định. Hoa Kỳ sẽ phải điều chỉnh thế đứng của mình và chính sách của họ trong khu vực này.
Chính quyền Obama tuyên bố vào năm 2011 rằng Hoa Kỳ dự định tiếp cận khu vực châu Á-Thái Bình Dương với một trọng tâm mới. Họ gọi đây là Sự Xoay Trục về Châu Á. Trên tờ Foreign Policy, ngoại trưởng Hillary Clinton giải thích tư duy đằng sau chính sách mới này như sau: “Các thị trường mở ở châu Á là những cơ hội chưa từng thấy đối với Hoa Kỳ về đầu tư, thương mại và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến… Về mặt chiến lược, việc gìn giữ hoà bình và an ninh ở khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ngày càng trở nên thiết yếu đối với sự tiến bộ trên toàn cầu, dù là thông qua bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, chống lại việc phổ biến vũ khí hạt nhân ở Bắc Triều Tiên hay đảm bảo sự minh bạch trong các hoạt động quân sự của các nước lớn trong khu vực.” Vào tháng 4 năm 2012, 200 lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đã được triển khai tới Darwin , Úc trong một phần nỗ lực nhằm tăng cường hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.
Nhiều quốc gia Châu Á chào đón cam kết mới này từ người Mỹ. Trong nhiều năm, sự hiện diện của Hoa Kỳ là một nhân tố quan trọng giúp ổn định khu vực. Kéo dài sự hiện diện này sẽ giúp duy trì ổn định và an ninh. Kích thước của Trung Quốc có nghĩa là cuối cùng chỉ có Hoa Kỳ – kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời hợp tác với các quốc gia ASEAN – mới có thể đối trọng lại được nước này
Tuy nhiên, chúng ta còn phải xem liệu người Mỹ có thể biến ý định thành cam kết trong lâu dài được hay không. Ý định là một mặt, tài trí và khả năng là một mặt khác. Hiện nay Hoa Kỳ có quân ở Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Guam . (Người Philippines đã không khôn ngoan khi mời người Mỹ rời khỏi vịnh Subic vào năm 1992. Họ quên mất hậu quả về lâu dài của hành động này và bây giờ họ bảo rằng “Hãy làm ơn quay lại.”) Người Mỹ tin rằng họ có sẵn một dàn xếp quân sự trong khu vực cho phép họ cân bằng lại được với hải quân Trung Quốc. Hơn nữa, vì các vùng nước trong khu vực tương đối nông, người Mỹ có thể theo dõi hoạt động của các tàu thuyền Trung Quốc, kể cả tàu ngầm. Nhưng liệu lợi thế này có thể kéo dài được bao lâu? Một trăm năm? Không thể nào. Năm mươi năm? Không chắc. Hai mươi năm? Có thể. Rốt cuộc, cân bằng quyền lực có thể thực hiện được hay không còn phải chờ vào nền kinh tế Hoa Kỳ trong một vài thập niên tới. Cần có một nền kinh tế vững mạnh thì mới có thể phô trương quyền lực – đầu tư xây dựng tàu chiến, tàu sân bay và các căn cứ quân sự.
Khi cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ trên Thái Bình Dương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra, những quốc gia nhỏ hơn ở châu Á bắt buộc phải thích ứng với cục diện mới. Thucydides đã từng viết rằng “kẻ mạnh làm những gì mà họ có thể và kẻ yếu phải chịu đựng những gì họ phải chịu đựng”. Các quốc gia nhỏ hơn ở châu Á có thể không phải có một kết cục bi thảm như thế, nhưng bất cứ góc nhìn hiện thực chủ nghĩa nào về sự suy giảm ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương đều sẽ khiến các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình. Người ta sẽ phải quan tâm hơn đến những gì người Trung Quốc thích hoặc không thích khi Trung Quốc ngày càng lớn mạnh về kinh tế lẫn quân sự. Nhưng điều quan trọng không kém là không để cho Trung Quốc hoàn toàn thống trị. Cuối cùng, tôi không cho rằng viễn cảnh người Trung Quốc hất cẳng hoàn toàn người Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương có thể diễn ra.
Ví dụ như Việt Nam , là một trong những quốc gia không an tâm nhất về sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình ra lệnh tấn công miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để trả đũa việc Việt Nam can thiệp vào Campuchia. Đặng phá hủy một vài làng mạc và thị trấn rồi sau đó rút lui, chỉ nhằm đưa ra một lời cảnh cáo với người Việt: “Tôi có thể tiến thẳng vào và tiếp quản Hà Nội.” Đây không phải là bài học mà người Việt có thể quên được. Một chiến lược có lẽ đã được chính phủ Việt Nam bàn đến là làm thế nào để có thể bắt đầu thiết lập các mối quan hệ an ninh lâu dài với người Mỹ.
Tôi cũng cảm thấy rất tiếc rằng sự thay đổi cân bằng quyền lực đang diễn ra vì tôi cho rằng Hoa Kỳ là một cường quốc hoà bình. Họ chưa bao giờ tỏ ra hung hãn và họ không có ý đồ chiếm lãnh thổ mới. Họ đưa quân đến Việt Nam không phải vì họ muốn chiếm Việt Nam . Họ đưa quân đến bán đảo Triều Tiên không phải vì họ muốn chiếm bắc hay nam Triều Tiên. Mục tiêu của các cuộc chiến tranh đó là chống lại chủ nghĩa cộng sản. Họ đã muốn ngăn chủ nghĩa cộng sản lan tràn trên thế giới. Nếu như người Mỹ không can thiệp và tham chiến ở Việt Nam lâu dài như họ đã làm, ý chí chống cộng ở các nước Đông Nam Á khác chắc đã giảm sút, và Đông Nam Á có thể đã sụp đổ như một ván cờ domino dưới làn sóng đỏ. Nixon đã giúp cho miền Nam Việt Nam có thời gian để xây dựng lực lượng và tự chiến đấu. Nam Việt Nam đã không thành công, nhưng khoảng thời gian gia tăng đó giúp Đông Nam Á phối hợp hành động với nhau và tạo dựng nền tảng cho sự phát triển của ASEAN.
Singapore khá thoải mái với sự hiện diện của người Mỹ. Chúng ta không biết Trung Quốc sẽ quyết đoán hay hung hăng như thế nào. Vào năm 2009 khi tôi nói chúng ta phải cân bằng lực lượng với Trung Quốc, họ dịch từ đó sang tiếng Trung thành “kìm hãm”. Điều này làm nổi lên một làn sóng phẫn nộ trong cư dân mạng Trung Quốc. Họ cho rằng làm sao tôi lại dám nói như thế trong khi tôi là người Hoa. Họ quá là nhạy cảm. Thậm chí sau khi tôi giải thích rằng tôi không hề sử dụng từ “kìm hãm”, họ vẫn không hài lòng. Đấy là bề mặt của một thứ quyền lực thô và còn non trẻ.
Trong cục diện đang thay đổi này, chiến lược chung của Singapore là đảm bảo rằng mặc dù chúng ta lợi dụng bộ máy tăng trưởng thần kì của Trung Quốc, chúng ta sẽ không cắt đứt với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Singapore vẫn quan trọng với người Mỹ. Singapore nằm ở vị trí chiến lược ở trung tâm của một khu vực quần đảo, nơi mà người Mỹ không thể bỏ qua nếu muốn duy trì ảnh hưởng ở Châu Á – Thái Bình Dương. Và mặc dù chúng ta xúc tiến các mối quan hệ với người Trung Quốc, họ cũng không thể cản chúng ta có các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá và an ninh bền chặt với Hoa Kỳ. Người Trung Quốc biết rằng họ càng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á thì các quốc gia này càng thân Mỹ hơn. Nếu người Trung Quốc muốn đưa tàu chiến đến viếng thăm cảng của Singapore khi có nhu cầu, như là người Mỹ đang làm, chúng ta sẽ chào đón họ. Nhưng chúng ta sẽ không ngả về phía nào bằng cách chỉ cho phép một bên và cấm đoán bên kia. Đây là một lập trường mà chúng ta có thể tiếp tục duy trì trong một thời gian dài.
Chúng ta còn liên kết với phần còn lại của thế giới thông qua ngôn ngữ. Chúng ta may mắn được người Anh cai trị và họ để lại di sản là tiếng Anh. Nếu như chúng ta bị người Pháp cai trị, như người Việt, chúng ta phải quên đi tiếng Pháp trước khi học tiếng Anh để kết nối với thế giới. Đó chắc hẳn là một sự thay đổi đầy đau đớn và khó khăn. Khi Singapore giành được độc lập vào năm 1965, một nhóm trong Phòng Thương Mại người Hoa gặp tôi để vận động hành lang cho việc chọn tiếng Hoa làm quốc ngữ. Tôi nói với họ rằng: “Các ông phải bước qua tôi trước đã.” Gần 5 thập niên đã trôi qua và lịch sử đã cho thấy rằng khả năng nói tiếng Anh để giao tiếp với thế giới là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong câu chuyện tăng trưởng của Singapore . Tiếng Anh là ngôn ngữ của cộng đồng quốc tế. Đế quốc Anh đã truyền bá thứ ngôn ngữ này ra khắp thế giới, nên khi người Mỹ tiếp quản, đó là một sự chuyển đổi dễ dàng sang tiếng Anh kiểu Mỹ. Đây cũng là một lợi thế rất lớn đối với người Mỹ khi trên toàn thế giới đã có nhiều người nói và hiểu ngôn ngữ của họ.
Khi sự trỗi dậy của Trung Quốc tiếp diễn, Singapore có thể nâng cao chuẩn mực tiếng Hoa trong nhà trường để cho học sinh của chúng ta có một lợi thế, nếu họ chọn làm việc hoặc giao thương với Trung Quốc. Nhưng tiếng Hoa vẫn sẽ là ngôn ngữ thứ hai, vì thậm chí nếu GDP của Trung Quốc có vượt qua Hoa Kỳ, họ cũng không thể cho chúng ta được mức sống mà chúng ta đang hưởng thụ ngày nay. Đóng góp của Trung Quốc vào GDP của chúng ta ít hơn 20%. Phần còn lại của thế giới sẽ giúp Singapore duy trì phát triển và đạt được thịnh vượng – không chỉ là người Mỹ, mà còn là người Anh, người Đức, người Pháp, người Hà Lan, người Úc, vv…. Các nước này giao dịch kinh doanh bằng tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Sẽ là rất ngu ngốc nếu chúng ta xem xét chọn tiếng Trung làm ngôn ngữ làm việc tại bất kì thời điểm nào trong tương lai, khi mà chính người Hoa cũng rất cố gắng học tiếng Anh từ khi mẫu giáo cho đến bậc đại học.
Cuộc cạnh tranh cuối cùng
Hoa Kỳ không phải đang trên đà suy thoái. Uy tín của Hoa Kỳ đã chịu nhiều tổn thất do việc đóng quân lâu dài và lộn xộn tại Iraq và Afghanistan cũng như do cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng. Nhưng những sử gia giỏi nhìn nhận sẽ chỉ ra rằng một Hoa Kỳ dường như yếu đi và trì trệ đã từng phục hồi ra khỏi những tình huống còn tệ hại hơn. Đất nước Hoa Kỳ đã đối mặt nhiều thử thách lớn trong những thời kỳ chưa xa: cuộc Đại Suy thoái, chiến tranh Việt nam, thời kì trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp hậu chiến như Nhật Bản và Đức. Mỗi lần như vậy, Hoa Kỳ đã tìm thấy ý chí và sức mạnh để phục hồi vị trí dẫn đầu cùa mình. Hoa Kỳ đã áp đảo. Nó sẽ thực hiện được điều này một lần nữa.
Thành công của Hoa Kỳ nằm ở nền kinh tế năng động, được duy trì không chỉ bằng khả năng đặc biệt sản xuất ra cùng một thứ với chi phí ít hơn mà còn là liên tục đổi mới sáng tạo – tức là sáng chế ra một mặt hàng hay dịch vụ hoàn toàn mới mà thế giới sớm cảm thấy hữu dụng và đáng khát khao. Chiếc iPhone, iPad, Microsoft, Internet – tất cả đều được tạo ra ở Hoa Kỳ chứ không phải nơi nào khác. Người Trung Quốc có thể có nhiều nhân tài so với người Mỹ, nhưng sao họ không có những phát minh tương tự? Rõ ràng họ thiếu một sự sáng tạo mà người Mỹ sở hữu. Và tia sáng đó cho thấy người Mỹ thỉnh thoảng thể có sáng tạo đột phá thay đổi cục diện, điều cho họ vị trí dẫn đầu.
Thậm chí nếu những người theo thuyết suy thoái đúng, và thật là Hoa Kỳ đang trên đà xuống dốc, ta phải nhớ rằng đây là một nước lớn và cần có một thời gian dài thì mới suy thoái. Nếu Singapore là một nước lớn, tôi sẽ chẳng lo lắng lắm nếu chúng ta chọn chính sách sai lầm, vì hậu quả sẽ xuất hiện chậm. Nhưng chúng ta là một nước nhỏ và một quyết định sai lầm có thể gây hậu quả kinh khủng trong một thời gian ngắn. Mặt khác, Hoa Kỳ như là một con tàu chở dầu lớn. Họ sẽ không thể chuyển hướng nhanh như một chiếc thuyền. Nhưng tôi tin rằng các cá nhân tin vào thuyết suy thoái đã sai lầm. Hoa Kỳ sẽ không suy thoái. So sánh tương đối với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể ít uy lực hơn. Có thể khả năng phô diễn sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương của Hoa Kỳ bị ảnh hưởng và có thể Hoa Kỳ không thể sánh với Trung Quốc về dân số và GDP, nhưng lợi thế chính yếu của Hoa Kỳ – sự năng động của họ – sẽ không biến mất. Hoa Kỳ, nếu đem ra so sánh đến giờ, là một xã hội sáng tạo hơn. Và khi mà trong lòng nội bộ nước Mỹ đang có một cuộc tranh luận về việc liệu họ có đang xuống dốc hay không thì đó là một dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa rằng họ không ngủ quên trên đỉnh cao.
Tại sao tôi lại tin vào thành công dài hạn của Hoa Kỳ
Đầu tiên, Hoa Kỳ là một xã hội thu hút đến độ mà Trung Quốc khó lòng bì kịp. Mỗi năm, hàng nghìn người nhập cư đầy tham vọng và có trình độ được cho phép vào Hoa Kỳ, định cư và trở nên thành công trong nhiều lĩnh vực. Những người nhập cư này sáng tạo và thường mạo hiểm hơn, nếu không thì họ đã chẳng rời khỏi quê hương của mình làm gì. Họ cung cấp một nguồn ý tưởng dồi dào và tạo nên một chất men nào đó trong lòng xã hội Mỹ, một sức sống mà ta không thể tìm thấy ở Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ không thành công được đến như vậy nếu như không có người nhập cư. Trong hàng thế kỉ, Hoa Kỳ thu hút nhân tài từ châu Âu. Ngày hôm nay, họ thu hút nhân tài từ châu Á – người Ấn, người Hoa, người Hàn, người Nhật và thậm chí là người Đông Nam Á. Vì Hoa Kỳ có thể dung nạp người nhập cư, giúp họ hoà nhập và cho họ một cơ hội công bằng để đạt được giấc mơ Mỹ, luôn có một nguồn chảy tài năng hướng vào Hoa Kỳ và đổi lại Hoa Kỳ có được công nghệ mới, sản phẩm mới và cách làm ăn mới.
Trung Quốc và những quốc gia khác rồi sẽ phải tiếp thu vài phần của mô hình thu hút nhân tài của Hoa Kỳ phù hợp với hoàn cảnh của mình. Họ phải đi tìm người tài để xây dựng các doanh nghiệp. Đây là cuộc cạnh tranh tối hậu. Đây là thời đại mà chúng ta không còn có các cuộc đua quân sự giữa các cường quốc vì họ biết rằng họ sẽ huỷ hoại nhau bằng cách ấy. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh về kinh tế và kĩ thuật và tài năng là nhân tố chính.
Hoa Kỳ là một xã hội thu hút và giữ chân được nhân tài. Họ chiêu dụ được những tài năng bậc nhất từ Châu Á. Hãy nhìn vào số lượng người Ấn trong các ngân hàng và trường đại học của họ — lấy ví dụ như Vikram Pandit, cựu CEO của Citibank. Nhiều người Singapore chọn lựa ở lại Hoa Kỳ sau khi du học. Đó là lí do mà tôi ủng hộ việc cho sinh viên học bổng đi du học Anh, vì tôi chắc rằng họ sẽ trở về Singapore . Ở Anh, bạn không ở lại vì bạn không được chào đón. Và vì nền kinh tế của Anh không năng động như Mỹ, ở đấy có ít công ăn việc làm hơn.
Một lí do tại sao Trung Quốc sẽ luôn kém hiệu quả hơn trong việc thu hút nhân tài chính là ngôn ngữ. Tiếng Hoa khó học hơn tiếng Anh nhiều. Nói tiếng Hoa rất khó nếu như không học từ nhỏ. Đây là ngôn ngữ đơn âm tiết và mỗi từ có tới 4 hay 5 thanh. Khi mà bạn không biết tiếng thì bạn không thể giao tiếp. Đây là một rào cản rất lớn. Đây là kinh nghiệm bản thân tôi. Tôi đã vật lộn trong suốt 50 năm và đến giờ mặc dù tôi có thể nói tiếng Hoa và viết theo kiểu bính âm (pinyin), nhưng tôi vẫn không thể hiểu được tiếng Hoa một cách thành thục như người bản ngữ. Đấy là tôi đã rất cố gắng. Trung Quốc trở nên hùng cường vào tương lai không thay đổi sự thật cơ bản là tiếng Hoa là một ngôn ngữ cực kì khó học. Có bao nhiêu người đến Trung Quốc, ở lại và làm việc ngoại trừ những người Hoa, người Châu Âu và người Mỹ trở thành những chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc? Người Trung Quốc cố gắng truyền bá ngôn ngữ của mình ra nước ngoài bằng việc xây dựng các Viện Khổng Tử trên toàn thế giới, nhưng kết quả không được tốt lắm. Người ta vẫn đến Hội đồng Anh và những cơ sở của Hoa Kỳ. Chính phủ Hoa Kỳ thậm chí không cần phải cố gắng. Một thời họ có Trung tâm Dịch vụ Thông tin Hoa Kỳ, nhưng đã bị đóng cửa vì không cần thiết nữa. Đã có hàng loạt ấn phẩm, chương trình truyền hình và phim ảnh làm công việc đó. Nên về quyền lực mềm thì Trung Quốc không thể thắng.
Một nguồn lực khác mang lại sức cạnh tranh cho Hoa Kỳ là nhiều trung tâm xuất sắc cạnh tranh lẫn nhau khắp cả nước. Ở bờ Đông có Boston, New York, Washington, và ở bờ Tây có Berkeley, San Francisco, và ở miền Trung nước Mỹ thì có Chicago và Texas. Bạn sẽ thấy sự đa dạng và mỗi trung tâm lại cạnh tranh với nhau, không ai nhường ai. Khi người Texas thấy rằng mình có nhiều dầu mỏ, James Baker – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và là người Texas – đã cố gắng thành lập một trung tâm ở Houston để cạnh tranh với Boston hoặc New York. Jon Huntsman, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và Trung Quốc và là bạn của tôi, là một ví dụ khác. Gia đình ông có tiền sử bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Vì vậy khi ông thừa hưởng gia tài từ cha, ông mang những nhà khoa học giỏi nhất trong lĩnh vực ung thư tuyến tiền liệt về quê nhà ông là bang Utah để nghiên cứu vấn đề này.
Mỗi trung tâm tin rằng mình tốt như các trung tâm còn lại, chỉ cần tiền và nhân tài, điều có thể kiếm được. Không ai cảm thấy phải tuân theo Washington hay New York . Nếu bạn có tiền, bạn có thể xây dựng một trung tâm mới. Bởi vì khía cạnh này, có sự đa dạng trong xã hội và một tinh thần cạnh tranh cho phép sản sinh ra những ý tưởng và sản phẩm mới hữu ích dài lâu. Trung Quốc thì lại chọn một cách tiếp cận khác. Người Trung Quốc tin rằng khi trung ương mạnh thì Trung Quốc sẽ giàu mạnh. Đây là một thái độ cứng nhắc, yêu cầu mọi người phải tuân theo một trung tâm duy nhất. Mọi người phải hành quân theo cùng một điệu trống. Ngay cả Anh và Pháp đều không thể cạnh tranh với Hoa Kỳ về mặt này. Ở Pháp ai là nhân tài cuối cùng đều vào các viện đại học nghiên cứu lớn. Ở Anh thì đó là Oxbridge (Đại học Oxford và Đại học Cambridge ). Những quốc gia này tương đối nhỏ, gọn vì vậy cũng đồng bộ hơn.
Kể từ cuối thập niên 1970 cho đến thập niên 1980, Hoa Kỳ mất vị trí dẫn đầu nền công nghiệp về tay những nền kinh tế mới phục hồi như Nhật Bản và Đức. Họ bị vượt mặt về đồ điện tử, thép, hoá dầu và ngành công nghiệp xe hơi. Đây là những ngành công nghiệp sản xuất quan trọng huy động nhiều nhân công, kể cả những người lao động phổ thông được các công đoàn bảo vệ. Ở một số nước châu Âu, các công đoàn chống đối các cải cách lao động bằng việc đe dọa tiến hành các hành động công nghiệp có thể mang lại tổn thất nghiêm trọng trong ngắn hạn. Nhưng ở Mỹ điều ngược lại đã xảy ra. Các tập đoàn áp dụng những biện pháp thay đổi khó khăn nhưng cần thiết. Họ giảm qui mô, giảm biên chế và cải tiến năng suất qua việc sử dụng công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin (IT). Nền kinh tế Hoa Kỳ trỗi dậy trở lại. Các doanh nghiệp mới được mở ra để giúp các công ty tối ưu hoá hệ thống IT của mình, như là Microsoft, Cisco và Oracle. Sau một khoảng thời gian điều chỉnh đầy đau đớn, các công ty có thể tạo ra nhiều việc làm mới trả lương tốt hơn. Họ không thích thú với nhưng công việc lỗi thời mà Trung Quốc, Ấn Độ hay Đông Âu có thể làm được. Họ thấy được một tương lai mà của cải không phải được tạo ra bởi việc chế tạo đồ dùng hay xe hơi, mà bằng sức mạnh trí óc, sức sáng tạo, tính nghệ thuật, kiến thức và bản quyền trí tuệ. Hoa Kỳ đã trở lại cuộc chơi. Họ giành lại được vị trí là nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong các nước đã phát triển. Tôi thật sự khâm phục sự năng động và tin thần khởi nghiệp của người Mỹ.
Bạn tiếp tục chứng kiến điều đó ngay lúc này đây. Người Mỹ vận hành một hệ thống gọn gàng hơn và có sức cạnh tranh hơn. Họ có nhiều bằng sáng chế hơn. Họ luôn cố gắng tạo được thứ gì đó mới hoặc làm điều gì đó tốt hơn. Tất nhiên, điều này cũng có một cái giá của nó. Chỉ số thất nghiệp của Hoa Kỳ lên xuống như một cái yoyo. Ở thời kì suy thoái, chỉ số thất nghiệp từ 8 đến 10 phần trăm là chuyện hiển nhiên. Kết quả là một tầng lớp dưới hình thành. Giữa những xa hoa, lấp lánh, các cửa hàng đẹp đẽ ở New York , bạn cũng có thể dễ dàng thấy người Mỹ vô gia cư nằm trên vệ đường. Họ không có gì ngoài tấm áo khoác thân và miếng thùng carton để nằm ngủ. Một số người, kể cả nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman, đã lên án khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở xã hội Mỹ.
Điều này có chấp nhận được không? Tôi không thể nói được. Có những tổ chức tôn giáo và từ thiện giúp đỡ. Một số thành lập những quán ăn tình thương cho người thất nghiệp, vv…. Nhưng mà bạn không thể vừa muốn có chiếc bánh trong tay, vừa muốn ăn nó. Nếu bạn muốn tạo nên sự cạnh tranh mà Hoa Kỳ đang có, bạn không thể tránh được việc tạo nên khoảng cách đáng kể giữa tầng đỉnh và tầng đáy, và không thể tránh khỏi việc tạo nên một tầng lớp dưới. Nếu như bạn chọn một nhà nước phúc lợi, như châu Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, bạn tự nhiên sẽ không còn năng động.
Cuối cùng, Hoa Kỳ có một nền văn hoá tôn vinh những người dám tự làm tự chịu. Khi họ thành công, họ được ngưỡng mộ như là một nhà khởi nghiệp tài năng và có được sự công nhận và vị trí xã hội họ đáng được hưởng. Khi họ thất bại thì điều này được coi là một giai đoạn tạm thời, tự nhiên và cần thiết để rốt cuộc thành công. Vì vậy họ có thể đứng lên và bắt đầu lại. Nền văn hoá này khác với Anh, một xã hội tĩnh hơn – nơi mà mọi người biết vị trí phù hợp của mình. Nước Anh rất mang tính châu Âu về điểm này. Người Anh từng có nhiều khám phá vĩ đại – máy hơi nước, máy kéo sợi và động cơ điện. Họ cũng có nhiều giải Nobel khoa học. Nhưng rất ít khám phá trong số này của họ trở nên thành công về mặt thương mại. Tại sao lại như thế? Những năm dài của 2 thế kỉ đế chế đã hình thành một xã hội nơi mà giới thượng lưu cũ và những quý tộc có ruộng đất được kính trọng. Giới nhà giàu mới bị xem thường. Các sinh viên trẻ ưu tú mơ ước trở thành luật sư, bác sĩ và trí thức – những người được ngưỡng mộ vì trí tuệ và đầu óc của họ hơn là lao động cực nhọc hoặc lao động tay chân. Hoa Kỳ thì lại khác, là một xã hội mới không có khoảng cách tầng lớp. Mọi người đều ngưỡng mộ việc làm giàu – và muốn trở nên giàu có. Đây là một động lực rất lớn để tạo nên các công ty mới và của cải. Thậm chí ở các công ty của Mỹ, người trẻ có tiếng nói lớn hơn ở các cuộc họp, và sức trẻ của họ được định hướng để giúp công ty trở nên sáng tạo hơn.
Lý Quang Diệu
Thứ Sáu, ngày 30 tháng 5 năm 2014
Dịch: Nguyễn Việt Vân Anh
Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Hầu hết các vụ án tham nhũng lớn là do người đứng đầu chủ mưu

Hầu hết các vụ án tham nhũng lớn là do người đứng đầu chủ mưu

Đăng bởi Thùy Trâm vào Chủ Nhật, ngày 30 tháng 10 năm 2016 | 30.10.16


Báo cáo trước QH về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2016 sáng nay, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu khái quát, công tác PCTN đã thúc đẩy sự chuyển biến rõ nét trên hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước. Tổng thanh tra Chính phủ cho biết, đã phát hiện nhiều vụ án tham nhũng lớn người đứng đầu là chủ mưu, đồng phạm... nhưng xử lý chưa nghiêm, chưa kịp thời.

Hầu hết các vụ án tham nhũng lớn là do người đứng đầu chủ mưu
Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực với mức độ phổ biến, tính chất rất nghiêm trọng...

Còn bao che, nể nang

Nói về trách nhiệm người đứng đầu trong PCTN, ông Sáu cho biết, số người đứng đầu bị xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện. Nguyên nhân là còn có sự bao che, thiếu kiên quyết, nể nang, né tránh trong xử lý.

Ông cho biết, trong năm qua chỉ có 11 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng bị xem xét, xử lý trách nhiệm. Trong đó 6 người bị xử lý kỷ luật với các hình thức cách chức, khiển trách, cảnh cáo; 5 người đang được xem xét để có các hình thức xử lý.

Theo Tổng thanh tra, việc nâng cao trách nhiệm giải trình và xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng đã góp phần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, đồng thời có tác dụng răn đe nhất định.

Tuy nhiên, thực tế số người đứng đầu bị xử lý còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý. Một số vụ án lớn chưa quy trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.

“Mặt khác, biện pháp phòng ngừa này trong nhiều trường hợp lại đặt người đứng đầu vào tình huống xung đột lợi ích. Nếu tích cực kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ, thì có thể phải đối mặt với việc bị xử lý trách nhiệm hoặc ảnh hưởng đến uy tín, thành tích của bản thân và đơn vị”, Tổng thanh tra phân tích.

Ông nhìn nhận tình trạng một số nơi có biểu hiện coi nhẹ, chậm chỉ đạo thực hiện, không thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra mặc dù đã phát hiện nhiều vụ án tham nhũng lớn người đứng đầu là chủ mưu, đồng phạm, lợi ích nhóm.

Ngoài ra tình trạng cán bộ, công chức có tâm lý thờ ơ, ngại đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong nội bộ còn khá phổ biến… Trong khi đó, việc xử lý tham nhũng trong nhiều trường hợp còn chưa nghiêm, chưa kịp thời.

Qua thẩm tra, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, con số xử lý người đứng đầu năm nay quá ít, chỉ có 11 người, giảm 35 người so với cùng kỳ năm 2015. Có tình trạng người đứng đầu một số cơ quan, tổ chức, đơn vị coi vi phạm, tham nhũng của cấp dưới, của đơn vị do mình quản lý không phải là trách nhiệm của mình.

Có tham nhũng trong chính lực lượng chống tham nhũng

Nói về công tác tổ chức thực hiện pháp luật về PCTN, Tổng thanh tra Chính phủ nhìn nhận còn hạn chế. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực bị buông lỏng, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm. Một số nơi chưa thực hiện nghiêm túc, nói không đi đôi với làm, hành động trên thực tế chưa tương xứng với quyết tâm chống tham nhũng.

“Có trường hợp cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật bao che, bảo kê cho vi phạm để vụ lợi”, Tổng thanh tra Chính phủ nêu thực tế.

UB Tư pháp cũng nhận định, hiệu quả hoạt động của các cơ quan PCTN còn chưa tương xứng với tổ chức bộ máy đã được kiện toàn (Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, VKSND tối cao và hàng trăm tổ chức, đơn vị chuyên trách ở cấp tỉnh, cấp huyện).

Vì vậy, bà Nga đề nghị Chính phủ, VKSND tối cao cần đánh giá nguyên nhân của việc các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng tiếp tục được kiện toàn nhưng việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng lại giảm trong khi tình hình tham nhũng vẫn nghiêm trọng.

“Đáng lưu ý, thời quan qua xảy ra một số vụ tham nhũng ngay trong chính lực lượng có chức năng chống tham nhũng"- Chủ nhiệm UB Tư pháp nhấn mạnh. Đây là vấn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả của cuộc đấu tranh PCTN...

Theo báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao, Cơ quan điều tra viện đã khởi tố 16 vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp.

Tham nhũng lớn bị tẩu tán tài sản

Báo cáo trước QH về công tác thi hành án năm 2016, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long cho biết các vụ án trong lĩnh vực kinh tế tăng cả về số vụ và số tiền, riêng số tiền cao nhất từ trước đến nay, nhất là án tín dụng ngân hàng tăng đột biến.

Tuy nhiên tỉ lệ thi hành án rất thấp, mới xử lý được hơn 17% và thu được gần 25% số tiền.

“Một số việc liên quan đến án kinh tế, tham nhũng có giá trị rất lớn nhưng không có điều kiện thi hành do tài sản bị che giấu, hợp lý hóa hoặc cố tình tẩu tán trong các vụ án kinh tế, tham nhũng...”, Bộ trưởng Tư pháp nêu.

Theo ông Long, nguyên nhân do trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, các cơ quan có thẩm quyền chưa quan tâm đúng mức đến việc truy tìm hoặc chưa kịp thời kê biên, phong tỏa tài sản của đương sự để bảo đảm thi hành án.

T.Hạnh
VietnamNet