Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

Hùng Phò Mã

 Hùng Phò Mã.

.............................

Hùng phò mã tức Vũ Chí Hùng, con rể ngài cựu chủ tịch nước Bảy Phúc. Khi ông Phúc làm phó thủ tướng thường trực, Hùng Phò Mã là cái tên mà những quan chức, doanh nghiệp tìm đến để thiết lập quan hệ.

Trong quá trình làm phó thủ tướng và thủ tướng của ông Phúc, hai người thân của ông nhận biếu xén nhiều nhất là vợ ông và cậu con rể.

Vợ ông thường được người ta tìm đến biếu xén hoặc mời gọi hợp tác đầu tư vào những nơi hái ra tiền. Còn còn rể ông ngoài được người ta tìm đến, Hùng còn đi săn lùng những nơi hái ra tiền. Chẳng hạn nơi nào có vấn đề bị thanh tra, nơi nào đang muốn có dự án. Những khoản tiền ăn được những nơi này, Hùng đều chuyển về cho bố mẹ và em gái mình đứng tên.

Thời ông Quang làm bộ trưởng công an, đã thu thập bằng chứng về số bất động sản của vợ chồng Hùng đứng tên, lên đến hàng trăm tỷ. Ông Phúc làm thủ tướng, ông Quang làm chủ tịch nước. Ông Phúc đã thu thập những sai phạm sân sau của ông Quang trình ông Trọng xin xử lý. Cùng lúc ông Lâm muốn hất ảnh hưởng cánh công an Ninh Bình để đưa cánh Hưng Yên thay thế, nên ông Phúc áp đảo hoàn toàn. Cánh ông Quang bị tiêu diệt sạch bách.

Hiện nay bà Thu vợ ông Phúc gần như đã bị bắt giam, ông Phúc không được tiếp xúc với vợ.

Bà Thu là tác nhân chính trong vụ Việt Á, bà đã gọi điện cho các quan chức liên quan trong vụ này để sắp xếp cho Phan Quốc Việt bán kit test. Nhưng người dựng kịch bản và đạo diễn vụ Việt Á lại là cựu tổng biên tập báo Thanh Niên ông Nguyễn Công Khế.

Khế có quan hệ sâu rộng với quan chức cấp cao, hiểu rõ quá trình vận hành của bộ máy chế độ. Biết  đưa kit test của Việt phải đi qua trình tự những nơi nào. Khế sắp xếp cho Việt nói chuyện với bà Thu, chỉ bảo những nơi cần gọi và nói những gì.

Cơ quan công an không sờ đến Khế trong vụ Việt Á, do Khế không phải quan chức, những gì Khế vạch ra chỉ là ý kiến quân sư. Nhưng mấu chốt là Khế còn biết nhiều điều về các quan chức khác. Cho nên công an đã tạm để Khế đấy nhằm sử dụng cho những việc như khai thác điểm yếu của các quan chức, nhằm nắm thóp và uy hiếp họ khi có việc cần.

Hùng Phò Mã hiện nay đang giữ chức phó tổng cục trưởng tổng cục thuế, nếu ông Phúc không bị bắt về, có lẽ Hùng sẽ nắm chức tổng cục trưởng tổng cục thuế năm 2023 này và lên thứ trưởng vào năm 2025, vào uỷ viên trung đảng năm 2026.

Nhưng con đường thăng tiến của Hùng đã bị ngưng lại khi ông Phúc về, Bộ Tài Chính trao quyền tổng cục trưởng cho người khác là ông Mai Xuân Thành.

Hùng Phò Mã trước cảnh bố vợ mất quyền, mẹ vợ bị giam lỏng, viễn cảnh đen tối của nhà vợ hiện rõ trước mắt. Trong khi tuổi mình còn đang sung sức, đã tính chuyện li dị vợ để cắt đứt liên quan. Ôm khối tài sản khổng lồ đã kiếm chác được từ ảnh hưởng của ông Phúc để lo cho thân mình.

Hùng cũng như Khế, chỉ ăn tiền hối lộ ở những chuyện môi giới không phải lĩnh vực mình quản lý, cho nên rất khó có thể kết tội Hùng nhận hối lộ. Nếu Hùng dâng bớt gia sản , đồng thời tiết lộ những vụ việc về chuyện làm ăn của doanh nghiệp và quan chức khác cho công an. Kiểu đoái công chuộc tội, chừng nào công an còn khai thác thông tin về quan chức, doanh nghiệp từ Hùng thì anh ta có thể yên tâm về số phận của mình qua hết nhiệm kỳ này.

Chẳng hạn như Khế đã tiết lộ về chuyện làm ăn của Nguyễn Cao Trí ở Lâm Đồng, dự án Đại Ninh vốn đầu tư đến 30 nghìn tỷ trên diện tích 3595 héc ta đất, liên quan đến Trí và Vạn Thịnh Phát với quyết định thanh tra chính phủ ( dẫn đến phó tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Minh tự v.ẫn).

Khế và Hùng là những kẻ môi giới, thiết lập quan hệ, bắt cầu cho các doanh nghiệp và quan chức làm ăn nhiều dự án. Như bà Thu vì tình nghĩa với chồng, khai thác bà ra những mối quan hệ gây hại cho chồng là việc khó khăn. Nhưng với bọn như Khế, Hùng Phò Mã thì cần cứu thân, chúng sẵn sàng làm tất kể cả hại chiến hữu hay gia đình vợ.

Công chúa Nguyễn Xuân Trang giờ trở lên uất ức vì sự bội bạc của gã chồng.

Trước cảnh vợ bị giam lỏng, con rể phụ bạc con gái, cháu chắt anh em họ hàng trong tầm lao lý. Ông Phúc đơn côi trong vòng kiểm soát của an ninh, ông rầu rĩ đổ bệnh.

Đó là cái kết cục trả giá cho việc muốn hài lòng những người liên quan đến ông, cái mà nhà báo Hồ Thu Hồng khen ngợi ông có ưu thế là đoàn kết nội các chính phủ chính là việc ông dễ dãi để cho người khác lợi dụng kiếm chác, thoả mãn lợi ích cho các phe nhóm để lấy sự ủng hộ của họ.

Quá đắng cho cựu chủ tịch nước khi những kẻ thân thiết với ông như Vũ Chí Hùng, Nguyễn Công Khế giờ vẫn nhởn nhơ sung sướng trên số tài sản mà nhờ ông chúng mới kiếm được, chúng quay lưng trở mặt với ông như người dưng.

Không có cựu thủ tướng, chủ tịch nước nào mà số phận thảm hại như ông Phúc.


Bùi Thanh Hiếu 

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Cây xanh (Phần 1)

 

Cây xanh (Phần 1)

Nguyễn Thông

28-3-2023

Nhân vụ người ta đang lôi cổ Nguyễn Đức Chung cựu đô trưởng Hà Nội ra hạch tội liên quan tới trồng cây, nhà cháu chẳng nghỉ trưa, biên mấy chữ.

Cây xanh là hình ảnh đặc trưng của vùng nhiệt đới. Nhẽ ra cần phải gìn giữ, bảo vệ, nâng niu nó thì người ta (đám cai trị xứ này) làm ngược lại, cứ phá thật lực, phá cho bằng hết.

Lấy danh nghĩa phát triển, thực hiện dự án này nọ, họ không bao giờ tìm giải pháp tốt nhất để cứu cây xanh, mà chỉ nhăm nhăm tạo dựng những cục bê tông. Ví dụ rõ nhất, nếu ai ở Sài Gòn cách nay khoảng chục năm về trước sẽ thấy tiếc đến ngẩn ngơ oặt người khi họ chặt phá những hàng xà cừ trăm mấy chục tuổi trên đường Cường Để – Đinh Tiên Hoàng cũ (sau được đổi tên thành Tôn Đức Thắng) để làm lại đường. Đứa học trò cũ của tôi tòng sự ở trường Tổng hợp (cũ) quen với hàng cây suốt nửa đời người, than thở thầy ạ, ngó họ văng cái cưa máy vào gốc cây sần sùi u mấu to mấy người ôm, em có cảm giác họ chém ngang người em chứ không phải hạ cây.

Trên đường phố Sài Gòn có những cây dầu, cây sao, cây xà cừ trồng từ thời Pháp cần được coi như cây di sản, thứ tài sản quốc gia, phải bảo vệ cho bằng được. Chẳng hạn cây dầu vĩ đại trên đường Nguyễn Đình Chiểu, gần ngã tư giao cắt với Hai Bà Trưng (nghe nói có một ông rất to “chiếm” được ngôi biệt thự gần đó, bắt dẹp cả cây xăng ở gần để đảm bảo an toàn cho quan lớn, giờ hết làm to rồi nhưng không thấy trả lại nhà cho nhà nước; nghe tôi kể, lão hàng xóm nhà tôi bảo loại tham quan ấy có mà đầy). Hay con đường dầu cổ thụ sóng đôi Minh Mạng cũ, đường Ngô Gia Tự bây giờ, ngang nhà thờ thánh nữ Jeanne d’Arc, kỳ quan chứ không phải chỉ là cây phố bình thường…

Ông bạn tôi, nhà báo Đoàn Xuân Hải, một gã nghiện xê dịch, từng đi tung hoành khắp thế giới, hộ chiếu đổi xoành xoạch bởi cứ một thời gian là hết chỗ để thị thực vi sa vi siếc, có lần kể tôi nghe sự lạ ở Israel. Kể rằng, cái xứ chỉ có cát khô, nóng cháy, sa mạc như thế, người ta quý cây xanh như vàng. Ai mà đụng đến cây xanh bị đi tù chứ chả bỡn. Nước nôi quý hiếm, thiếu thốn, nên người ta tính từng giọt. Mỗi gốc cây đều có đường dẫn nước tới tận nơi, tưới tắm không trượt ra ngoài giọt nào. Trong cái nắng cái nóng dữ dội, cả đất nước thần kỳ này là một màu xanh mát mắt. Chỉ riêng điều đó đã là thứ đẳng cấp mà các quốc gia khác theo được còn khướt.

Nghe lão bạn kể, tôi ngẩn người. Mình chỉ gà què ăn quẩn cối xay, cả đời không đi tới đâu trừ mỗn lần mò sang Thái Lan, hộ chiếu xài một lần rồi hết hạn, thấy phục quá. Tặc lưỡi, khen người Do Thái chẳng khác gì khen phò mã tốt áo, khen mèo dài đuôi.

Lại bần thần nghĩ về cây cối xứ mình. Đã có thời việc chặt cây, phá rừng được nhà cai trị ban thành chính sách.

(Còn tiếp)

Sau khi cho vay các khoản tiền khổng lồ, Trung Quốc hiện đang giải cứu các quốc gia

 

Sau khi cho vay các khoản tiền khổng lồ, Trung Quốc hiện đang giải cứu các quốc gia

New York Times

Cù Tuấn, dịch

28-3-2023

Sri Lanka, quốc gia đã nhận tài trợ từ Trung Quốc để xây dựng ở Colombo vào năm 2018, là một trong những quốc gia ngập trong nợ nhận các khoản vay khẩn cấp từ Bắc Kinh. Ảnh: NYT

Tóm tắt: Bắc Kinh đang nổi lên như một đối thủ nặng ký mới trong việc cho các quốc gia mắc nợ vay các khoản tiền khẩn cấp, bắt kịp IMF với tư cách là tổ chức cho vay cuối cùng.

Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Mỹ là người cho vay cuối cùng của thế giới, mỗi bên đều có ảnh hưởng rộng lớn đối với nền kinh tế toàn cầu. Giờ đây, một đối thủ nặng ký mới đã xuất hiện trong việc cung cấp các khoản vay khẩn cấp cho các quốc gia đang ngập trong nợ nần: Trung Quốc.

Dữ liệu mới cho thấy Trung Quốc đang cung cấp nhiều khoản vay khẩn cấp hơn bao giờ hết cho các quốc gia, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina và Sri Lanka. Trung Quốc đã và đang giúp đỡ các quốc gia có ý nghĩa địa chính trị, như vị trí chiến lược hoặc nhiều tài nguyên thiên nhiên. Nhiều quốc gia trong số này đã vay nặng lãi từ Bắc Kinh trong nhiều năm để chi trả cho cơ sở hạ tầng hoặc các dự án khác.

Mặc dù Trung Quốc chưa bằng IMF, nhưng họ đang bắt kịp nhanh chóng, với việc cung cấp 240 tỷ đô la tài trợ khẩn cấp trong những năm gần đây. Theo một nghiên cứu mới của các chuyên gia Mỹ và châu Âu dựa trên số liệu thống kê từ AidData, một viện nghiên cứu tại Đại học William và Mary, Trung Quốc đã cho các nước đang gặp khó khăn vay 40,5 tỷ đô la vào năm 2021. Trung Quốc đã cho vay 10 tỷ đô la vào năm 2014 và không có khoản nào vào năm 2010.

Để so sánh, IMF đã cho các quốc gia gặp khó khăn về tài chính vay 68,6 tỷ đô la vào năm 2021 – một tốc độ duy trì khá ổn định trong những năm gần đây ngoại trừ một bước nhảy vọt vào năm 2020, khi đại dịch bắt đầu.

Theo nhiều cách, Trung Quốc đã thay thế Mỹ trong việc giải cứu các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình mắc nợ. Khoản vay giải cứu lớn gần đây nhất của Bộ Tài chính Mỹ dành cho một quốc gia có thu nhập trung bình là khoản tín dụng trị giá 1,5 tỷ đô la cho Uruguay vào năm 2002. Cục Dự trữ Liên bang vẫn cung cấp khoản tài trợ rất ngắn hạn cho các nước công nghiệp hóa khác khi họ cần thêm đô la trong vài ngày hoặc vài tuần.

Vị thế mới nổi của Trung Quốc với tư cách là người cho vay cuối cùng phản ánh vị thế đang phát triển của nước này với tư cách là một siêu cường kinh tế vào thời điểm toàn cầu suy yếu. Hàng chục quốc gia đang phải vật lộn để trả nợ khi nền kinh tế chậm lại và lãi suất tăng đẩy nhiều quốc gia đến bờ vực thẳm.

IMF cũng đã tăng cường các gói cứu trợ của riêng mình trong những tuần gần đây, để đối phó với cuộc chiến của Nga ở Ukraine và hậu quả của đại dịch. IMF đã đạt được thỏa thuận sơ bộ vào thứ Ba tuần trước để cho Ukraine vay 15,6 tỷ USD, một ngày sau khi hội đồng quản trị của tổ chức này phê duyệt khoản vay 3 tỷ USD cho Sri Lanka.

Vai trò mới của Bắc Kinh cũng là kết quả tự nhiên của Sáng kiến Vành đai và Con đường kéo dài hàng thập kỷ. Đây là dự án tiêu biểu của Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, nhằm phát triển quan hệ địa chính trị và ngoại giao thông qua các nỗ lực tài chính và thương mại. Trung Quốc đã cho 151 quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới vay 900 tỷ USD, chủ yếu để xây dựng đường cao tốc, cầu, đập thủy điện và các cơ sở hạ tầng khác.

Các quan chức Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc áp dụng “ngoại giao bẫy nợ”, và việc này đang gây khó khăn cho các quốc gia mắc nợ quá nhiều cho các dự án xây dựng do các công ty Trung Quốc thực hiện, vốn thường sử dụng kỹ sư Trung Quốc, công nhân Trung Quốc và thiết bị Trung Quốc. Các quan chức Trung Quốc cho rằng họ đã xây dựng các cơ sở hạ tầng rất cần thiết mà phương Tây nói đến trong nhiều thập kỷ nhưng chưa bao giờ làm.

Không giống như nhiều tổ chức cho các nước đang phát triển vay, các tổ chức tài chính do nhà nước kiểm soát ở Trung Quốc chủ yếu cho vay với lãi suất có thể điều chỉnh. Các khoản thanh toán đến hạn của nhiều khoản vay này đã tăng gấp đôi trong năm qua, khiến nhiều quốc gia rơi vào tình thế khó khăn về tài chính. Về phần mình, Trung Quốc đổ lỗi cho ngân hàng trung ương Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang, đã gây áp lực lên các quốc gia khác bằng cách đẩy lãi suất lên cao.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đang mở rộng các khoản vay khẩn cấp, riêng biệt với lãi suất khá cao cho Lào, Pakistan, Nigeria, Suriname và các quốc gia gặp khó khăn về tài chính khác. Các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc đối mặt với thua lỗ nếu Bắc Kinh không bảo lãnh cho những quốc gia đi vay của họ nhưng có thể thu được lợi nhuận nếu các quốc gia khác đủ khả năng quản lý để duy trì các khoản thanh toán nợ Trung Quốc.

Trung Quốc tính lãi suất hơi cao đối với tín dụng khẩn cấp đối với các nước thu nhập trung bình đang gặp khó khăn, thường là 5%, khi so sánh với lãi suất 2% cho các khoản vay từ IMF, theo nghiên cứu mới.

Bộ Tài chính Mỹ đã tính lãi suất gần như bằng với Trung Quốc – 4,8% – khi họ đưa ra các khoản vay cứu trợ cho các nước có thu nhập trung bình trong những năm 1990 đến năm 2002. Fed gần đây đã tính lãi suất khoảng 1% đối với các khoản vay rất ngắn hạn của mình đối với các nước công nghiệp hóa khác.

Khoản cho vay khẩn cấp của Trung Quốc gần như hoàn toàn dành cho các quốc gia có thu nhập trung bình, và họ đang nợ rất nhiều tiền của các ngân hàng Trung Quốc do nhà nước kiểm soát. Hơn 90% các khoản vay khẩn cấp của Trung Quốc vào năm 2021 là bằng đồng tiền riêng của nước này, đồng nhân dân tệ.

Không có gì lạ khi một quốc gia sử dụng đồng tiền riêng của mình trong các cuộc giải cứu quốc tế. Đồng đô la đã thay thế các đồng tiền châu Âu trong việc vay mượn của nhiều nước đang phát triển sau khi Mỹ đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ Mỹ Latinh vào những năm 1980.

Khi cho vay bằng nhân dân tệ, Bắc Kinh đang tăng cường nỗ lực hạn chế sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ như một loại tiền tệ toàn cầu. Khi vay đồng nhân dân tệ từ ngân hàng trung ương Trung Quốc bằng cách sử dụng cái gọi là thỏa thuận hoán đổi, các quốc gia mắc nợ sau đó giữ đồng nhân dân tệ trong dự trữ trung ương của họ trong khi chi tiền đô la của họ để trả nợ nước ngoài.

Brad Parks, giám đốc điều hành của AidData và là tác giả của nghiên cứu cho biết, một số quốc gia, như Mông Cổ, hiện nắm giữ phần lớn dự trữ tiền tệ của họ bằng đồng nhân dân tệ, dù trước đó chủ yếu nắm giữ đồng đô la Mỹ.

Những động thái tài chính như vậy buộc các quốc gia xích lại gần Trung Quốc hơn, vì đồng nhân dân tệ khó chi tiêu hơn, ngoại trừ mua hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc. Trong cuộc gặp vào tuần trước, ông Tập và Tổng thống Nga Vladimir V. Putin đã đồng ý rằng nhiều quan hệ thương mại và các mối quan hệ thương mại khác của hai nước sẽ thanh toán bằng đồng nhân dân tệ.

Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương của Trung Quốc đã bảo vệ mạnh mẽ hồ sơ cho nợ của đất nước mình, lưu ý rằng Trung Quốc đã cho phép hàng chục quốc gia nghèo nhất thế giới trì hoãn việc trả nợ vào năm 2020 và 2021.

“Trung Quốc đã đình chỉ nhiều khoản thanh toán nợ hơn bất kỳ thành viên nào khác trong Nhóm G20”, ông nói trong bài phát biểu ngày 2 tháng 3 tại một cuộc họp mặt của các bộ trưởng ngoại giao của Nhóm 20 quốc gia lớn.

Khi Trung Quốc ngày càng đóng vai trò là người cho vay khẩn cấp và nền kinh tế của chính họ tăng trưởng chậm lại, họ cũng đang đánh giá lại chương trình cho vay rộng lớn của mình. Gần đây hơn, Trung Quốc đã bắt đầu rút lại các khoản vay cơ sở hạ tầng. Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, giá trị hàng năm của các hợp đồng đã hoàn thành ở các quốc gia thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường đã giảm xuống còn 85 tỷ USD vào năm ngoái, từ mức cao nhất là 98 tỷ USD vào năm 2019.

Christoph Trebesch, giám đốc nghiên cứu về tài chính quốc tế và kinh tế vĩ mô tại Viện Thế giới Kiel tại Đức cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến sự xuất hiện của một tay chơi giải cứu tài chính lớn khác trong hệ thống tài chính quốc tế, khi chi phí của các khoản vay Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường trở nên rõ ràng”.

Về cây gậy trong giáo dục

 

Về cây gậy trong giáo dục

Thái Hạo

28-3-2023

Sau khi vỡ ra vụ việc một cô giáo ngang nhiên cắt tóc học trò trên bục giảng, nhà báo Hoàng Hải Vân đăng bài “HÃY TRẢ QUYỀN SƠ ĐẲNG NÀY LẠI CHO THẦY GIÁO!”. Là quyền gì? Nhà báo HHV bảo, là quyền “phạt học trò”.

Ảnh chụp status của nhà báo Hoàng Hải Vân

Tôi không rõ quyền này của thầy giáo đã bị cướp mất từ khi nào mà để đến nỗi ông HHV lại phải hô lên như thế…

Ngành giáo dục có riêng một bộ luật, lại thêm điều lệ trường học, nội quy trường học và rất nhiều văn bản dưới luật khác hướng dẫn, quy định về quyền của cả thầy, cả trò và người quản lý. Thầy có rất nhiều quyền, trong đó có việc thi hành kỷ luật đối với học trò, lẽ nào ông HHV chưa từng đọc qua những văn bản pháp quy ấy?

Nhưng không phải thế. Sau khi giảng về chữ Giáo (敎), HHV nhận định: “Dù viết theo cách nào thì bên trái vẫn là đứa con, bên phải là bàn tay cầm roi đánh khẽ. Cho nên dạy dỗ nhất thiết phải có phạt nhẹ để uốn nắn nếu như học trò hư hỏng hay không tuân thủ sự chỉ dẫn của thầy”. Thì ra “quyền phạt học trò” mà ông HHV nói đến ở đây là đánh, tức là “phạt” bằng vũ lực.

Đã gần hết ¼ của thế kỷ 21, khi mà giáo dục khai phóng và các quyền con người/quyền trẻ em đều được hầu hết các nước trên thế giới thừa nhận và coi là thường thức, nhưng ở VN vẫn có nhà báo “nổi danh” công khai đòi đánh học trò vì coi đó là “biện pháp giáo dục” mẫu mực. Thật ngạc nhiên.

“Biện pháp” giáo dục là phải tìm trong các sách vở khai phóng của những nhà tư tưởng lớn như Rousseau, Kant, Schopenhauer, Humbold, Nietzsche…; tìm trong các thực hành giáo dục tiến bộ mà Mỹ, Phần Lan hay Tây phương nói chung đã và đang thành công với việc đào luyện con người tự do – chứ không phải bằng cách chiết tự một cái chữ Tàu có gốc từ ngàn năm trước!

Cũng theo nhà báo HHV, sở dĩ bây giờ “thầy giáo không phạt được học trò, không ít nơi học trò và phụ huynh của học trò xúc phạm thầy giáo, thậm chí xâm hại thầy giáo mà không bị sự chế tài nào” là cũng bởi thầy giáo đã bị tước mất quyền sử dụng cây gậy trong tay.

Xin thưa, không nền giáo dục nào không có các biện pháp “phạt” học trò cả, nhưng phạt thế nào lại là điều rất hệ trọng, vì nó quyết định rằng xã hội sẽ tiến về văn minh hay lùi vào hoang dã. Giáo dục Việt Nam cũng có một danh sách các quy định về xử phạt học sinh, nhưng không mấy ai chịu tuân thủ, người ta vẫn thích “đánh người” hơn. Đó là chưa nói đến “Kỷ luật tích cực” vốn không còn xa lạ gì với những người làm giáo dục tiến bộ trên thế giới nữa, ấy thế mà nhà báo HHV còn luyến tiếc khôn nguôi về một sự trừng phạt vốn là nguyên nhân đã làm ra cái căn tính nô lệ Đông phương di truyền và di hại đến tận hôm nay…

Lý do của sự “mất mát cây gậy” khiến nhà báo HHV bất bình và đau lòng này chính là “Việc tiêu hoá một cách sống sượng quan điểm bình quyền thể hiện trong một số quy định như gà mắc tóc của ngành giáo dục và sự cẩu thả của truyền thông”.

Tôi không rõ ông HHV lấy ở đâu ra “quan điểm bình quyền” giữa thầy và trò để rồi chỉ trích? Các văn bản luật đều quy định, thầy là thầy, trò là trò, mỗi người có vị trí, quyền lực và quyền lợi khác nhau, chứ sao mà nói là “bình quyền” khơi khơi như thế được?

Hay ông HHV hiểu nhầm về quyền bình đẳng trước pháp luật? “Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, chứ không phải “bình quyền” với nhau theo kiểu cá mè một lứa mà ông HHV đang nghĩ. Cao hơn nữa, về mặt nguyên lý, như Hồ Chí Minh đã dẫn trong Tuyên ngôn độc lập: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; hay “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đây là quyền con người, tức nguyên lý cao nhất của tất cả các xã hội văn minh.

Đánh tráo khái niệm, từ quyền con người và quyền bình đẳng trước pháp luật thành chuyện “cá mè một lứa” rồi phê phán, đây là lối dẫn dắt rất phổ biến hiện nay ở không ít cây viết có tiếng tăm trên mạng. Những quyền con người đã được Công ước quốc tế và cả Hiến pháp VN ghi nhận, chính là nền tảng có giá trị lớn lao nhất để làm cơ sở bảo vệ con người và xây dựng xã hội. Ông HHV muốn xóa bỏ chúng? Ông xóa nhầm chỗ, vì có thứ đáng gạch bỏ thì ông lại quên…

Đi xa hơn, HHV nhận định: “Trong xã hội ta, hầu hết trẻ em phải đến trường theo chương trình phổ cập giáo dục. Dù lựa chọn thầy hay buộc phải gửi con cho thầy thì các bậc phụ huynh đều phải hiểu như thế nào là giáo dục” [tức giáo dục là gắn với cây gậy trong tay ông thầy – TH chú thích]. “Đưa tư tưởng bình quyền sống sượng vào trường học chỉ làm hư hỏng trẻ và góp phần làm cho xã hội thêm suy đồi”.

Giáo dục và xã hội VN sở dĩ “suy đồi” như ông HHV nhận định, không phải bởi tư tưởng bình đẳng, mà là do thiếu những điều kiện đầu vào tiên quyết cho sự phát triển lành mạnh, như: triết lý khai phóng, phương pháp hiện đại, tinh thần nhân bản và sự quản lý – điều hành một cách khoa học, v.v.. Đổ lỗi cho “bình quyền” và đòi trao cây gậy vào tay ông thầy giáo, đó vừa là một sự thiếu trung thực, vừa đi ngược với giáo dục văn minh để nhằm trở về thời trung cổ, nhằm đào tạo ra con người công cụ, con người tuân phục và nô lệ. Nó trái hẳn với “nhân đạo và chính nghĩa” – như lời Hồ Chí Minh đã phê phán Thực dân Pháp trong bản Tuyên ngôn độc lập đã nói.

Ông HHV đang gieo vào những người đọc cả tin một ý niệm rằng nếu không trao cây gậy vào tay ông thầy thì giáo dục sẽ loạn, và trên thực tế là (theo ông) bây giờ đang loạn cũng chính là vì lý do ấy. Đây là một bài “đổ thừa” rất ngoạn mục, xóa trắng đi những nguyên nhân nhức nhối có tính gốc rễ lẫn trực tiếp đã dẫn đến bức tranh nhàu nhĩ hiện nay của giáo dục VN. Xin hãy yên tâm, không thiếu bạo lực đâu, thưa ông HHV. Nhà báo làm như thể đang không có những bạo hành đủ kiểu của thầy đối với trò diễn ra ngày ngày trong nền giáo dục vậy. Vài vụ bị quay clip và đưa lên báo chỉ là muỗi so với sự tràn lan bởi tính chất bạo lực đang hiện diện khắp nơi.

Chưa dừng lại, nhà báo HHV còn đòi loại những học sinh hư và học sinh có cha mẹ hư ra khỏi hệ thống giáo dục, và đòi họ “tự tìm cách học khác cho con em họ”. “Hư” ở đây là hành hung thầy cô giáo. Nhà nước có pháp luật mà, tùy tính chất mức độ mà hành vi ấy có thể bị kỷ luật, đình chỉ 1 năm hay đuổi học vĩnh viễn, thậm chí bị đi trại giáo dưỡng, chứ đâu phải vô pháp đâu. Vậy ông HHV thật sự muốn gì? Vẫn là điều đã nói từ đầu, cây gậy. HHV muốn có cây gậy dựng đứng trong nền giáo dục, vì theo ông thiếu nó chính là nguyên nhân của sự xuống cấp hiện nay. Những học sinh nào không nghe lời, không theo “sự chỉ dẫn” thì phải làm cho tuân phục/khuất phục. Đây là mưu toan giáo dục con người nô lệ để phục vụ cho các xã hội chuyên chế, chứ không phải đào luyện con người tự do cho xã hội văn minh.

Nhà giáo-TS Phượng Nguyễn vẫn thường hay nhắc một câu mà tôi rất đồng tình này: “Đằng sau một nền giáo dục là thể chế chính trị, đằng sau thể chế chính trị là một nền văn hóa”. Muốn thay đổi giáo dục, phải thay đổi các nền tảng chính trị, nhưng muốn thay đổi văn hóa thì cũng không gì nhanh và hiệu quả bằng thay đổi chính trị. Tất nhiên, điều ấy sẽ không loại trừ việc nỗ lực thay đổi văn hóa trong hoàn cảnh mà sự thay đổi về chính trị chưa đủ điều kiện. Thậm chí, trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, việc thay đổi nhận thức-văn hóa ở mỗi cá nhân còn mang tính quyết định, bằng việc khai dân trí trong cộng đồng. Lối văn hóa tập thể (không có cá nhân) lấy sự vâng phục làm mẫu mực cần được được tiễn ra khỏi xã hội hiện đại, chứ không phải là luyến tiếc và rắp tâm duy trì.

Cách đây gần đúng 100 năm, nhà khai sáng Phan Châu Trinh trong bài diễn thuyết “Đạo đức và luân lý Đông Tây” đã đau đớn mà than rằng: “dạy con thì tát, thì chửi, thì đánh thì nói rằng thương con cho roi cho vọt, mà không biết rằng làm như thế là nuôi cho con một cái tính phục tùng nô lệ. Khi còn ở trong gia đình thì thở cái không khí chuyên chế của gia đình, khi đến trường học thì thở cái không khí trong trường học (tính người mình hay thích giao con cho một ông thầy dữ đòn) thì làm sao khi bước chân ra ngoài xã hội khỏi quen tính nô lệ, chịu lòn cúi người. Cái tính nô lệ của người mình ngày nay chính là mang từ lúc trong gia đình chuyên chế mà ra vậy”.

Ấy thế mà, cho đến hôm nay, một nhà báo “nổi tiếng” có hơn 120 ngàn người theo dõi trên FB, khi đứng trước hành động bạo hành như thời trung cổ của cô giáo đối với học trò, đã lại kêu gọi một lối giáo dục hủ nho tàn tệ mà các bậc tiền bối nặng lòng với đất nước đã dành cả đời lao nhọc để mong tống tiễn nó đi. Qua sự kiện “cắt tóc” kia, càng đọc càng buồn thảm, vì phát hiện ra rằng lượng người ủng hộ “biện pháp giáo dục” của cô giáo nhiều đến kinh ngạc, trong đó có không ít người đang làm cha làm mẹ và cả những kẻ nhiều chữ đang ngày ngày vung bút trên các tờ báo. Thật bi ai…

Lại dựng ‘mái’ để… ‘che’?

 

Lại dựng ‘mái’ để… ‘che’?

Trên một đường phố Sài Gòn. Hình minh hoạ.

Tờ Tuổi trẻ vừa công bố kết quả cuộc khảo sát ý kiến độc giả về “sáng kiến” mà Sở Quy hoạch – Kiến trúc (Sở QHKT) ở TP.HCM vừa đệ trình UBND TP.HCM: Làm “mái che” cho vỉa hè đường Lê Lợi trên địa bàn quận 1.

Theo kết quả cuộc khảo sát vừa đề cập thì 84,4% không tán thành “sáng kiến” của Sở QHKT. Theo họ, “mái che” sẽ sớm hư hỏng do thời tiết. Muốn tạo bóng mát, tốt nhất là trồng thêm cây trên lề của trục đường này (1).

***

Sáng kiến” dựng… “mái che” có chiều ngang 4 mét, chạy dọc vỉa hè đường Lê Lợi được giới thiệu hồi cuối tuần trước. Sở QHKT TP.HCM cho rằng cần làm điều này vì… Đường Lê Lợi đã được tái lập nguyên trạng, giao thông thông thoáng nhưng cảnh quan và các tiện ích cho hoạt động mua sắm, đi bộ của người dâncũng như du khách vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, trong khi đây là trục đường có tính chất thương mại, nơi dừng chân của du khách và là cầu nối của các công trình trọng điểmcho nên cần phải nghiên cứu xây dựng trục đường này trở thành khu phố thương mại đi bộ thân thiện, hiện đại. Bởi không thể bố trí ngay cây và mảng xanh đủ lớn, đủ dày để tạo bóng mát cho vỉa hè như trước nên cần đầu tư từ 20 tỉ đến 30 tỉ tăng cường mái che nắng mưa, tạo không gian đi bộ (2).

Kết quả cuộc khảo sát do tờ Tuổi Trẻ thực hiện đã giúp hình dung dân chúng đánh giá “sáng kiến” dựng “mái che” trên vỉa hè đường Lê Lợi thế nào. Còn các chuyên gia? Họ cũng thế!..

Không có chuyên gia nào tận tình ủng hộ “sáng kiến” dựng “mái che” khi trả lời phỏng vấn của VnExpress. Ông Võ Kim Cương (cựu Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM), bà Nguyễn Thị Lan Thi (Giảng viên Đại học Khoa tự nhiên TP.HCM), khẳng định họ không đồng tình vì “mái che” làm giảm sự thông thoáng, ngoài chi phí đầu tư còn phải chi thêm tiền bảo trì, không an toàn nếu mưa to gió lớn. Mái che vỉa hè thường chỉ được dựng ở những khu vực đã có metro hoặc mạng lưới giao thông công cộng đồng bộ nhưng đường Lê Lợi chưa hội đủ các yếu tố này. Cách tốt nhất trong việc khôi phục cảnh quan, tạo bóng mát là trồng lại cây. Ông Nguyễn Hữu Nguyên (Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM), bà Hoàng Ngọc Lan (Đại học Kiến trúc TP.HCM), không phủ nhận “sáng kiến” nhưng lưu ý phải đánh giá kỹ hiệu quả giữa chi phí đầu tư và tác dụng. Ông Nguyên nhắc đến chuyện đang… “rất thiếu nhà vệ sinh công cộng” còn bà Lan thì đề cập đến việc phải bảo đảm “yếu tố thẩm mỹ, cảnh quan khu vực” (3).

***

Việc thi công hạ tầng cho tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên đã khiến phần lớn vỉa hè dọc trục Lê Lợi… trọc lóc. Khôi phục cảnh quan, bóng mát ở khu vực trung tâm TP.HCM là chuyện tất nhiên nhưng tại sao Sở QHKT TP.HCM không tha thiết với chuyện trồng cây như suy nghĩ của đa số dân chúng và chuyên gia mà lại thích giải pháp tạm thời là dựng… “mái che” – vốn phức tạp và dễ dàng dẫn tới nhiều chuyện phiền toái hơn trong tương lai? Tại sao trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến dân sinh, tư duy của những viên chức hữu trách vẫn khác hẳn với đa số thường dân – đối tượng thụ hưởng phúc lợi?

Liệu lần này, UBND TP.HCM có làm… “mái” để “che” cho “sáng kiến” của Sở QHKT TP.HCM như trước nay, hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương vẫn làm như thế với đủ loại “sáng kiến” bất kể thường dân xúm vào phân tích thiệt – hơn thế nào?

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/tren-84-ban-doc-khong-dong-y-de-xuat-lam-mai-che-via-he-duong-le-loi-20230327103647845.htm

(2) https://zingnews.vn/de-xuat-lap-mai-che-via-he-rong-4-m-o-trung-tam-tphcm-post1415183.html

(3) https://vnexpress.net/chuyen-gia-de-xuat-trong-cay-thay-vi-lap-mai-che-duong-trung-tam-sai-gon-4585618.html

Chuyện “lợi ích mười năm”!

 

Chuyện “lợi ích mười năm”!

Lê Huyền Ái Mỹ

27-3-2023

Sợ cái nắng oi bức nhiệt đới nên người Pháp khi vừa đặt chân đến Sài Gòn, trong những phác thảo đầu tiên về một lõi đô thị họ đã cho trồng cây rất dày, cứ 5 mét trồng 1 cây, dọc theo vệ đường. Me, xoài, sao, bàng, rồi cả phượng. Một thời gian, thấy phượng tán lá thưa, không đủ che mát nên thay phượng bằng me, rễ cây bàng ăn vô cả vỉa hè, trái rụng làm dơ đường nên cũng bị hạ. Nhưng họ không hạ một lúc mà mỗi năm thay một phần sáu số cây trên mỗi con đường; họ trồng thay thế bằng nhiều loại cây, như trên đường Catinat – Đồng Khởi ngày nay chẳng hạn, tạo bóng mát quanh năm.

Và, tất nhiên hơn trăm năm trước, đụng vô mỗi cái cây người ta cũng cãi nhau ghê lắm. Biên bản của các phiên họp Hội đồng thành phố Sài Gòn ghi lại không sót, mà trong cơn dùng dằng, phe “chặt cây” thường thua cuộc. Đại khái theo kiểu “cuối cùng, không rõ có phải vì thấy dân chúng có óc “mê tín” hoặc “gắn bó” với cây cối hay không mà Hội đồng thành phố tỏ ra ngần ngại và đề nghị tiếp tục nghiên cứu, chứ không đồng ý cho chặt bớt cây ngay” – (theo biên bản phiên họp ngày 8-3-1912 của Hội đồng thành phố Sài Gòn – Trần Hữu Quang – Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu – NXB Tổng hợp TP.HCM).

Nhưng, rốt cùng thì vẫn phải hạ, do mật độ dày nên có đề xuất là nâng 5 thành cứ 10 mét trồng 1 cây và nhất là với loại cây phát triển có tính “gây hại”. Thay vì cái lợi trước mắt lẫn lâu dài cho thành phố.

Hơn trăm năm sau, cây không có để hạ đã đành, thì nay phát kiến lắp mái che chống nắng. Vẫn biết là “hy sinh” cho công trình hạ tầng giao thông, ở đường Lê Lợi là trạm metro nhưng ở nhiều công viên, đường hành lang sông cây vẫn bị bứng trụi. Khi đã hoàn công, sao không tính cách để “trả lại” màu xanh, bóng mát và môi trường sống thiên nhiên cho phố. Đâu ai, đâu thể buộc trả một lần, tìm cách mà trả góp, trả dần… Cũng không chỉ là việc của chính quyền, nó còn là trách nhiệm tự thân của mỗi công dân – xanh thành phố, mỗi nhà ươm, trồng một cây xanh, treo một giỏ cây, tạo một bồn cây, như thể “bù đắp” cho chừng ấy cục nóng – máy lạnh mình xả vào môi trường, thiên nhiên. Tôi chỉ đơn giản nghĩ thế, mỗi khi trồng cây.

Hiện giờ, nhiều tuyến đường đã sạch sẽ mạng nhện, rất thoáng đãng. Nhưng nhẵn trụi cây xanh. Cây già thì đã hạ, cây bé cũng không ươm. Cả ký ức lẫn chút trông chờ một ngày không xa, cạn dần, khô khốc.

Tôi sẽ không trích dẫn ra đây nữa những cam kết có trong “nghị quyết” về mật độ cây xanh, chuẩn không gian công cộng, công viên trên mỗi đầu người (công dân thành phố) bởi quan trọng là việc chính quyền thành phố có bắt tay làm hay không, mà cụ thể là trồng cây gây… bóng mát trên mỗi địa bàn cơ sở; tìm cách mà trả lại thảm xanh cho những nơi đã từng bị “mượn” khi vào đợt chỉnh trang, nâng cấp…

Khi “lợi ích mười năm” còn không chịu thấy thì đòi hỏi gì “lợi ích trăm năm”…

Khi “trồng cây” là ta cũng đang “trồng người” đó thôi!

Trở lại vụ Nguyễn Đức Chung và ‘Vì một Hà Nội xanh’

 

Trở lại vụ Nguyễn Đức Chung và ‘Vì một Hà Nội xanh’

Ông Nguyễn Đức Chung khi còn là Giám đốc Công an Hà Nội, ngày 20/05/2013. Nguồn: Reuters

Ông Nguyễn Đức Chung – Anh hùng các lực lượng vũ trang, cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, cựu Thiếu tướng Công an nhân dân, cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội, cựu Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội – lại trở thành bị can của một vụ án hình sự nữa. Đây là lần thứ tư ông Chung trở thành bị can.

Ông Chung đã từng bị phạt tù ba lần. Một lần vì “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” trong vụ án liên quan đến Công ty Nhật Cường. Hai lần vì “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (tạo điều kiện cho công ty của gia đình thắng gói thầu cung cấp chế phẩm hỗ trợ lọc nước cho thành phố Hà Nội và tạo điều kiện cho liên danh Đông Kinh – Nhật Cường thắng gói thầu cung cấp dịch vụ “số hóa” cho thành phố Hà Nội). Ông Chung đang thi hành cả ba bản án với hình phạt được tổng hợp là 12 năm tù.

Trong vụ án hình sự thứ tư liên quan đến chuyện “thổi” giá cây xanh ở Hà Nội gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho ngân sách, ông Chung tiếp tục bị khởi tố vì “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Vụ án này hình thành từ “chương trình trồng mới, thay thế, bổ sung, chăm sóc cây xanh ở Hà Nội”.

Lợi dụng chương trình vừa kể, nhiều doanh nghiệp của cả nhà nước (Công ty Công viên – Cây xanh Hà Nội) lẫn tư nhân (Công ty Xanh Hòa Lạc, Công ty Phát triển vỉ nhân dân, Công ty Hoàng Anh Phát) đã bắt tay với nhau để buôn lậu cây từ Trung Quốc vào Việt Nam, nâng không giá trị cây, tạo lập hóa đơn – chứng từ giả để hợp thức hóa hồ sơ, dự toán, phê duyệt thanh toán… chiếm đoạt của công quỹ khoảng 30 tỉ đồng. Đến nay, đã có 17 người bị khởi tố về nhiều tội khác nhau và số bị can có thể sẽ còn cao hơn (1).

Tới đây, xin lưu ý, việc tóm lược vụ án “thổi” giá cây xanh ở Hà Nội liên quan đến ông Chung và những cá nhân đã bị khởi tố vì “buôn lậu”, “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước” không nhằm để bàn về vụ án này. Vụ án này chỉ là ví dụ minh họa cho bản chất của thể chế vẫn tự nhận là “của dân, do dân, vì dân”, luôn đề cao “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và sự “đúng đắn” của “báo chí cách mạng”…

***

Năm 2014, chính quyền thành phố Hà Nội phê duyệt “Đề án cải tạo, thay thế cây xanh hai bên đường trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2014 2015”, theo đó sẽ đốn hạ, thay thế 6.708 cây cổ thụ ở Hà Nội nên còn được gọi tắt là “Đề án 6708”. Cuối năm 2014, chính quyền thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện “Đề án 6708” và đến tháng 3/2015 thì việc phản đối đề án này bùng phát thành phong trào có tên “Vì một Hà Nội xanh”. Sự phản kháng mạnh đến mức chính quyền thành phố Hà Nội phải… “tạm dừng thực hiện đề án”.

Điều đáng nói là khi dân chúng Hà Nội yêu cầu Thanh tra Hà Nội phải nhận diện cá nhân sai phạm, xác định sai phạm cụ thể thế nào, chính quyền phải truy cứu và xử lý việc lập – thực thi “Đề án 6708” bởi có nhiều dấu hiệu cho thấy đó là phạm pháp thì nhiều người tham gia “Vì một Hà Nội xanh” bị quy chụp là “chống chính quyền nhân dân” (2).

Đây là một số thứ đã xuất hiện trên “báo chí cách mạng” hồi cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 2015:

– Đầu tiên là Quân Đội Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam ngày 30/3/2015

Đừng “té nước theo mưa”!

Những ngày qua, trong dư luận xã hội cũng như trên báo chí, nhất là báo mạng “nóng” lên câu chuyện chặt cây ở Hà Nội.

Báo chí trước hết là phản ánh dư luận xã hội, tiếp đến và đồng thời là sự thể hiện quan điểm, tấm lòng, cảm xúc của nhà báo trước các sự kiện. Công bằng mà nói, có người vì quá bức xúc nên đã có những suy luận, bình luận chưa thật khách quan, công bằng. Chẳng hạn có bài viết xem vụ chặt cây là “có tổ chức”, là “đô tặc” (phá hoại Thủ đô)… Song, nếu đọc kỹ những bài báo nói trên, cho dù câu chữ, ngôn từ có gay gắt nhưng người ta vẫn thấy được tấm lòng của tuyệt đại đa số người cầm bút với xã hội, với văn hóa, con người Thủ đô. 

Thế nhưng, lợi dụng câu chuyện của báo chí trong nước, không ít báo nước ngoài cũng “té nước theo mưa” làm nóng thêm vấn đề. Một số người suy luận, bình luận, thậm chí bóp méo nhằm “lái” những bức xúc, bất bình của người dân sang bôi nhọ cấp ủy, chính quyền, phủ nhận chế độ xã hội XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đồng thời, họ dẫn dắt tình cảm, suy nghĩ của mọi người đến mô hình xã hội “dân chủ đa nguyên, tam quyền phân lập” ngoại nhập. Họ nói rằng: “Nguyên nhân quan trọng (dẫn đến vụ chặt cây sai lầm) là do sự thiếu vắng các hội đoàn dân sự…”. Có kẻ lại nói: “Muốn bảo vệ môi trường cần phải có… tự do ngôn luận, tự do báo chí”, “tự do lập hội, lập đảng”… Có kẻ còn trắng trợn nói cần phải thay đổi chế độ xã hội, chế độ đó phải “có nhiều hơn một đảng”…

Không ai phủ nhận việc thực hiện “Đề án thay thế cây xanh ở Hà Nội” có những thiếu sót, nhất là trong quá trình triển khai. Nhưng việc họ suy diễn, tuyên truyền rằng, vụ chặt cây này chỉ là “chuyện nhỏ” còn các dự án “hàng chục tỷ đô-la đã, đang và sẽ được vẽ ra, thông qua một cách khuất tất để lấy tiền dân chia nhau”… Rõ ràng, đó là một thủ đoạn chính trị nhằm kích động những bức xúc của người dân trong vụ việc này nhằm phá hoại chế độ ta. Thậm chí một số vấn đề chẳng có mối quan hệ gì đến chuyện chặt cây xanh cũng được họ đề cập đến như một “giải pháp”. Chẳng hạn từ chuyện cây xanh Hà Nội, họ nói chỉ khắc phục được vấn đề này trong chế độ xã hội “dân chủ, đa nguyên”… Đã quá rõ ràng, với họ, việc bàn luận, “tư vấn” về vụ chặt cây ở Hà Nội chỉ là cái cớ để họ xuyên tạc, bôi nhọ chế độ xã hội, hướng lái những suy nghĩ, tình cảm của người dân vào phủ nhận bản chất của chế độ, vai trò lãnh đạo của Đảng ta.

Nếu khách quan xem xét, “Đề án thay thế cây xanh ở Hà Nội” là một ý tưởng hợp lý, nhất là khi Hà Nội đang triển khai nhiều dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như: Xây dựng đường sắt trên cao, mở rộng một số tuyến phố… và hằng năm, nhất là vào mùa mưa bão, Hà Nội vẫn còn không ít vụ tai nạn do cây gãy cành, bật gốc… gây thương vong cho người dân… Đáng tiếc là việc nghiên cứu, triển khai đề án này chưa được công khai đầy đủ, kịp thời.

Tuy nhiên, có thể thấy lãnh đạo Hà Nội đã có những quyết định khá nhanh chóng, thẳng thắn khẳng định sẽ làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc. Xin được điểm lại một số quyết định của lãnh đạo Hà Nội: Ngày 20-3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định: “Dừng việc chặt hạ, thay thế cây”. Trong quyết định này, Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu cụ thể: “Những cây đã hạ chuyển thì trồng ngay cây thay thế… Chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gãy ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân… Việc chỉnh trang trồng bổ sung thay thế cây xanh đô thị phải thực hiện theo đúng quy trình quy định; đồng thời thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai minh bạch và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân, tạo sự đồng thuận trước khi thực hiện”. Ngày 23-3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp về vụ việc trên. Ngày 25-3, theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố đã quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để làm sáng tỏ vụ việc: “Thiếu sót ở đâu, do ai và biện pháp sửa chữa, khắc phục cụ thể” như thế nào… Trên đây có lẽ chưa phải là tất cả những gì mà cấp ủy Đảng và chính quyền Hà Nội đã và đang làm xung quanh vụ việc nói trên.

Qua diễn đàn báo chí về vụ việc này cho thấy, ở Việt Nam không phải là “không có tự do báo chí, tự do ngôn luận” như nhiều trang mạng đang rêu rao tuyên truyền. Có thể nói, những kẻ suy luận, gán ghép rằng nguyên nhân của những sai trái trong vụ việc chặt cây xanh ở Hà Nội là do chế độ xã hội, là do Đảng Cộng sản “độc quyền” chỉ là thủ đoạn chính trị “té nước theo mưa” rẻ tiền (3).

– Kế tiếp là Hà Nội Mới, cơ quan ngôn luận của Thành ủy Hà Nội ngày 2/4/2015

Chuyện thay cây xanh – đừng suy diễn thiếu căn cứ pháp luật!

Câu chuyện cải tạo cây xanh ở Hà Nội bỗng chốc đã trở thành đề tài “nóng” trong dư luận thời gian qua. Thậm chí, sự việc còn bị đẩy đi quá xa so với “mốc” khởi phát, đó là có một số quan điểm cho rằng Hà Nội đã phạm luật, hoặc có ý kiến đòi phải truy tố trách nhiệm hình sự những người có liên quan về các hành vi như “thiếu trách nhiệm”, “cố ý làm trái”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn”…

Người Hà Nội yêu cây xanh, yêu thiên nhiên và tất cả chúng ta đều tự hào về một thành phố biểu tượng của màu xanh. Và để Hà Nội mãi giữ được danh hiệu “Thành phố xanh” thì khi thực hiện việc thay thế cây xanh theo quy hoạch rất cần những quyết sách, những tư duy đổi mới để làm thay đổi, để chuyển sang một trạng thái tốt hơn, đẹp hơn, vì lợi ích chung của mọi người. Ở góc độ “phương pháp luận sáng tạo và đổi mới” thì mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để sáng tạo. Ở đây, sự sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới, ý tưởng mới, các phương án lựa chọn mới. Và đôi khi có thể phải chấp nhận mất đi một điều gì đó ở mức độ nào đó để hướng tới cái mới tốt hơn, nhất là khi thành phố ngày càng có nhiều cây mục, rỗng, nghiêng đổ nguy hiểm, nhiều tuyến phố có cây không phù hợp với đô thị… 

Trước khi thực hiện việc quy hoạch hệ thống cây xanh, từ nhiều năm trước Hà Nội đã có đề tài nghiên cứu khoa học về cây xanh, trong đó làm rõ những chủng loại cây phù hợp. Từ kết quả của những đề tài này, thành phố Hà Nội đã xây dựng và ban hành “Quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ” đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Năm 2013, UBND TP Hà Nội cũng phê duyệt đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị hai bên đường giai đoạn 2014-2015, giao trách nhiệm cho từng sở, ngành, địa phương thực hiện. Sau quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội, thành phố có quy hoạch về công viên cây xanh và nhiều thiết kế đô thị, tuyến đường, nhiều quy hoạch phân khu được phê duyệt. Dự án này cũng nằm trong khuôn khổ, định hướng quy định của Thủ tướng Chính phủ. Và lần triển khai thay thế cây xanh gây ồn ào trong dư luận vừa qua chỉ là sự cụ thể hóa những quy hoạch, đề án nói trên,…

Thế nhưng, khi triển khai đã vấp phải sự phản ứng khá mạnh của dư luận, và câu hỏi “vì sao” cũng đã được nhiều người đặt ra. Ở đây, có thể nhìn theo hai hướng. Một là sự bức xúc chính đáng từ chính tình yêu cây xanh của người Hà Nội. Nhiều người cảm thấy bị tổn thương và bỡ ngỡ, không hiểu vì sao ra đường bỗng thấy người ta ào ạt chặt bỏ cả những cây đang xum xuê bóng mát. Người dân đã không có được thông tin sớm và đầy đủ; đồng thời cũng chưa nhận được những lời giải thích thỏa đáng về sự việc, buộc họ phải bộc lộ trạng thái tình cảm một cách quyết liệt. Hướng thứ hai, đó là “phản ứng” từ những cái “đầu quá nóng”, có phần vội vã và thiếu căn cứ. Một số người khác thì tỏ ra “cố tình” không hiểu vấn đề, suy diễn thiếu căn cứ xác đáng. Hướng thứ ba là lợi dụng sự việc để kích động, tập hợp người nhằm mục đích bội nhọ, chống phá chế độ.

Điển hình của hướng thứ hai là suy diễn rằng Hà Nội phạm luật và rồi đòi truy tố một số cá nhân về một số tội danh. Thực chất mục đích của các suy diễn này là gây nhiễu thông tin nên họ cố tình viện dẫn luật một cách thiếu chính xác… Bởi xét trên các căn cứ pháp lý thì việc xây dựng chủ trương, đề án, quy hoạch quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đã được tính toán kỹ, qua nhiều cấp, nhiều ngành, được sự thông qua của Hội đồng nhân dân thành phố, trong đó đã tính toán đến cả giải pháp, cách thức, nhân lực và kinh phí thực hiện thì không thể nói là sự “vô ý” hay “thiếu trách nhiệm” của một cá nhân nào…

Mỗi người trong chúng ta cần nhận thức đúng hơn bản chất của vụ việc để có tư duy đúng và những hành động đúng pháp luật, không gây tổn thương danh dự người khác, và cũng không để kẻ xấu lợi dụng cho mục đích chống chế độ (4).

***

Đã tròn tám năm tính từ 3/2015, nếu thể chế thật sự “của dân, do dân, vì dân”, thật sự đề cao “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và “báo chí cách mạng” đừng giành – giữ sự… “đúng đắn” theo kiểu như vừa dẫn, “Vì một Hà Nội xanh” được đón nhận một cách chân thành, chắc chắn dân không mất thêm 30 tỉ, không có vụ án “thổi” giá cây xanh!

Chú thích

(1) https://tienphong.vn/cuu-chu-tich-ha-noi-nguyen-duc-chung-tiep-tuc-bi-khoi-to-vi-lien-quan-vu-thoi-gia-cay-xanh-post1519740.tpo

(2) https://www.facebook.com/RFAVietnam/posts/10153593457209571/

(3) https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/dung-te-nuoc-theo-mua-258332

(4) https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Xa-hoi/747388/chuyen-thay-cay-xanh-dung-suy-dien-thieu-can-cu-phap-luat

Bàn về vụ bốn nữ tiếp viên hàng không

 

Bàn về vụ bốn nữ tiếp viên hàng không

Trần Đình Triển

26-3-2023

Mấy ngày qua, trên thông tin đại chúng bàn tán nhiều về vụ 4 tiếp viên nữ Hàng không VN, chuyến bay từ Pháp về bị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện trong hành lý của họ có 11,5 kg chứa chất ma tuý, được che dấu trong các tuýp thuốc đánh răng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQCSĐT) đã tiếp nhận và giải quyết tin báo về tội phạm, quyết định tạm giữ 4 tiếp viên để lấy lời khai và thu thập chứng cứ (thời gian tạm giữ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự là không quá 9 ngày – Điều 118 BLTTHS). Trong thời gian tạm giữ, Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát (VKS), xét thấy chưa đủ căn cứ khởi tố bị can để áp dụng biện pháp bắt tạm giam, nên đã trả tự do ngay cho 4 tiếp viên bị tạm giữ. Sau khi công bố thông tin này trên báo chí, thì có nhiều dư luận khác nhau, có những ý kiến nhận xét đánh giá sai trái và thiếu thiện chí.

Tôi đủ niềm tin và khẳng định rằng: CQCSĐT và VKS đã, đang và sẽ làm sáng tỏ vụ việc để xử lý nghiêm minh theo pháp luật.

– [ ] Với 11,5 kg có chứa chất ma tuý và với lỗi cố ý vận chuyển, là đặc biệt nghiêm trọng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 250 BLHS, mức hình phạt cao nhất là tử hình; do đó phải hết sức thận trọng để đảm bảo nguyên tắc “không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người không phạm tội”.

– [ ] Vụ việc này có tính chất phức tạp, liên quan đến địa bàn nước ngoài; vì vậy xác minh điều tra nguồn tin về tội phạm, thời gian cho phép tối đa là 6 tháng, không tính thời gian tạm đình chỉ nếu có ( Điều 147 BLTTHS). Do đó, CQCSĐT vẫn đang tiếp tục điều tra, nếu có đủ căn cứ sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

– [ ] Khi nhận xét đánh giá về vụ việc này, cần thử đặt mình là luật sư bào chữa, hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 4 tiếp viên; là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thụ lý vụ án;…để đưa ra kết luận khách quan

Tuy nhiên, với nguồn tin và tài liệu chứng cứ ban đầu: 4 nữ tiếp viên mang 11,5 kg có chất ma tuý được che dấu trong các hộp thuốc đánh răng, từ Pháp về VN. Lời khai ban đầu của 4 tiếp viên: không biết có chất ma tuý, mang hộ để được trả công 10 triệu đồng. Nội dung này đã hội đủ vụ án buôn bán ma tuý có tính chất xuyên quốc gia. Để điều tra làm rõ cần quán triệt các quy định pháp luật, lưu ý các tình tiết mâu thuẫn, áp dụng đầy đủ các biện pháp để nhanh chóng làm rõ, trừng trị tội ác này và trả lời đồng bào cả nước đang quan tâm, cụ thể là:

THỨ NHẤT: Quán triệt các Công ước quốc tế để phối hợp với Cơ quan phòng chống ma tuý nước Pháp và tổ chức quốc tế để điều tra:

– Ngày 01/9/1997, Chủ tịch Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định số 798/QĐ-CTN về việc tham gia 3 Công ­ước quốc tế về kiểm soát ma tuý đó là: Công ước thống nhất về các chất ma tuý năm 1961; Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hư­ớng thần năm 1988.

– Phối hợp với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Cơ quan phòng, chống ma túy của Liên Hiệp quốc (UNODC), Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol)…

Với các văn bản pháp lý và tổ chức đó, phối hợp điều tra nguồn gốc xuất xứ, sản xuất, mua bán, giao nhận, vận chuyển, kiểm tra để lọt qua biên giới (Hải quan và các cơ quan có thẩm quyền Pháp) để 11,5 kg có hàm lượng chất ma tuý này về VN;…

THỨ HAI: Làm rõ lời khai của 4 nữ tiếp viên, những mâu thuẫn trong lời khai:

1- Cần mở rộng vụ việc: chỉ có 4 tiếp viên này và chuyến bay này, hay có tổ chức với sự tham gia của nhiều người? Nhiều chuyến bay?

2- Thông tin người gửi (bên Pháp) và người nhận (về VN) từ 4 tiếp viên khai và thông qua các biện pháp khác;

3- Bằng cách gì, do lỗi kỹ thuật hay có sự bố trí kế hoạch mà 11,5 kg có chất ma tuý này không bị Hải quan, An ninh hàng không Pháp;… không phát hiện được tại sân bay Pháp?

4- Theo thông tin trên báo chí: 4 nữ tiếp viên mang theo hành lý 11,5 kg có hàm lượng chất ma tuý, đựng trong 154 hộp kem đánh răng. Bốn nữ tiếp viên khai là không biết có đựng chất ma tuý, vận chuyển để được trả tiền công 10 triệu đồng. Nếu đúng 4 tiếp viên khai như thế thì cũng có nhiều bất hợp lý và mâu thuẫn:

Tôi ra cửa hàng tạp hoá mua 1 hộp kem đánh răng Colgate có cả vỏ bao, kèm 1 bàn chải đánh răng, giá là 37000 đồng. Tôi cân trọng lượng tuýp kem là 0,25 Kg (vì thấy có Colgate trong tang vật), so sánh ta thấy:

– Về trọng lượng: 0,25 kg một tuýp, mà 11,5 kg tất cả các Tuýp, tính phóng khoáng là khoảng gần 50 tuýp, nếu tuýp nhỏ hơn thì cũng chỉ 100 tuýp; chứ không thể là 154 tuýp Hải quan đã thu giữ. Khi sắp xếp số tuýp này vào hành lý, có thể 4 cô tiếp viên cũng cảm thấy hoặc nhận thức được điều khác lạ đó;

– Về giá cả, tôi mua hộp thuốc đánh răng đó với giá 37000 đồng (còn có cả hộp giấy và 1 bàn chải đánh răng). Nếu tính giá theo trọng lượng: 50 hộp cân nặng gần 11,5 kg, giá 37000 đ/1 hộp, thì giá trị toàn bộ lô hàng kem đánh rang là: 1850000đ (một triệu tám trăm năm mươi ngàn đồng). Giả sử rằng do kem đánh răng sản xuất tại Pháp về VN giá gấp 3 lần, thì toàn bộ lô hàng cũng chỉ bán được gần 6 triệu đồng. Thế nhưng, 4 cô tiếp viên khai vận chuyển số tuýp thuốc đánh răng này được trả tiền công 10 triệu đồng (?).

Những nội dung mâu thuẫn này cần được điều tra, xác minh làm rõ, khách quan; đảm bảo nguyên tắc “suy đoán vô tội, nghiêm cấm suy đoán buộc tội”.

Một vài ý kiến trao đổi về vụ việc này. Tôi tin tưởng CQCSĐT sẽ làm rõ để giải quyết đúng pháp luật. Đồng thời, cần nghiêm khắc kiểm điểm rút kinh nghiệm, với nguồn tin tội phạm đặc biệt nghiêm trọng như vậy, mà để cả 4 tiếp viên ngồi cùng bàn viết bản tự khai, không cách ly, không giám sát,… sẽ bị thông cung, cùng thống nhất lời khai, gây khó khăn cho công tác điều tra.

Một số hình ảnh từ LS Trần Đình Triển:

Vận chuyển giùm 11 ký ma tuý là một tội ác!

 

Vận chuyển giùm 11 ký ma tuý là một tội ác!

Lâm Bình Duy Nhiên

26-3-2023

Vào sáng ngày 16.3.2023, Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã kiểm tra và phát hiện 11.284,57 gram ma túy các loại Ketamine và MDMA trong một thùng hàng có khối lượng khoảng 60 kg, gồm: 4 va li của 4 nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines.

Ngày 22.3, sau một thời gian tạm giữ để điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định trả tự do cho 4 tiếp viên hàng không, vì họ xác định 4 tiếp viên hàng không này không biết bên trong 327 tuýp kem đánh răng nhận vận chuyển, có 157 tuýp đã được đối tượng nhờ mang về pha trộn và cất giấu ma túy. Do đó, chưa đủ cơ sở và căn cứ để khởi tố!

Ai tin 4 cô này không hề biết bên trong các tuýp kem có giấu ma tuý?

Tôi không tin rằng các cô “vô tư” hay “ngây thơ” đến mức độ ấy, nhất là trong nghiệp vụ, các cô thừa biết hơn ai hết việc “cầm giùm” đồ là điều tối kỵ!

Việc “cầm giùm” hàng hoá để chuyển về Việt Nam hay mang sang nước khác cũng chẳng phải là một bí mật gì kinh khủng cả. Các nhân viên hàng không làm như thế để kiếm thêm tiền trong các chuyến bay. Cái gì cũng có giới hạn và không ít đã phạm pháp khi họ tham gia vào các đường dây vận chuyển ma tuý hay buôn lậu, buôn hàng giả.

10 triệu đồng như tiền công để xách giùm… kem đánh răng? Vì tham tiền nên ngây thơ hay chính họ cũng gián tiếp đồng loã trong đường dây tội phạm trên?

Một câu hỏi không thể bỏ qua là 60 ký hành lý của các cô lại lọt qua khỏi sự kiểm soát tại sân bay Pháp nhưng lại bị “soi” tại Tân Sơn Nhất. Liệu không có một sự “phản kèo” hay tố nhau từ các phía có liên quan đến đường dây tội phạm này? Biết đâu, đây không phải là lần đầu các cô ngây thơ cầm giùm ma tuý cho “người quen” vì trước đó mọi chuyện đã diễn ra êm xuôi như dự tính.

Các cô vô tội hay không thì chỉ có kết luận khách quan từ phía Cơ quan điều tra.

Tiếc thay, làm gì có chuyện công lý hay luật pháp dành cho các đối tượng thừa hưởng đặc ân hay có phe cánh từ phía chính quyền.

Trước sự phản ứng của dư luận về việc trả tự do cho 4 nữ tiếp viên hàng không, trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án “vận chuyển trái phép chất ma túy”, để điều tra làm rõ bản chất vụ án, xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan theo quy định.

Các tội liên quan đến ma tuý thường bị trừng trị rất nặng tại các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Trong quá khứ, chính quyền Việt Nam cũng đã từng tử hình các tội nhân, cả người ngoại quốc, liên quan đến mua bán, vận chuyển hay chỉ…mang giùm hàng hoá có cất giấu ma tuý.

Vụ án mà ông Tô Ân Xô cho biết đã được khởi tố, biết đâu sẽ lại bị chìm xuồng, theo dòng thời gian, vì dính líu ít nhiều đến các nhân vật quyền lực trong xã hội như vụ các cô tiếp viên hàng không đã được trả tự do vì… chưa đủ chứng cớ!

Vận chuyển giùm hơn 11 ký ma tuý, dẫu ngây thơ đến khó tin, thì đó là một tội ác và cần phải được điều tra nghiêm túc và xử phạt nghiêm khắc đúng với pháp luật của một quốc gia luôn vỗ ngực tự cho là một “nhà nước pháp quyền” kiểu mẫu.