Bài đăng nổi bật

Minh Nhựa và Vương Đình Huệ

  Minh Nhựa và Vương Đình Huệ. Quá trình công tác từ bộ tài chính, tổng kiểm toán, phó thủ tướng, bí thư Hà Nội của Vương Đình Huệ là quãng ...

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Từ ăn mày đến ăn mày dĩ vãng

Từ ăn mày đến ăn mày dĩ vãng

Ăn mày và ăn mày dĩ vãng, hai khái niệm này tuy hai mà một. Nếu như ăn mày là hành động (mang tính chuyên nghiệp) thời hiện tại, dùng mọi khả năng có được để xin ăn, để nhận lòng thương từ đồng loại thì ăn mày dĩ vãng nghe ra đáng sợ hơn.
Bởi đối tượng, chủ thể của ăn mày dĩ vãng hoàn toàn khác với ăn mày đơn thuần, ăn mày dĩ vãng bao hàm cả loại người/hạng người không hề đói kém hay khó khăn giống như ăn mày nhưng lại có hành tung và mục tiêu đậm chất ăn mày.
Ở một đất nước mà hai chữ ăn mày được xem như bình thường, như một nhóm nghề và đến một lúc nào đó, hai chữ này bị lạm dụng, đẩy lên mức ăn mày dĩ vãng và cũng xem đó là chuyện rất đỗi bình thường thì e rằng khó mà nói được đất nước đó “văn minh” cỡ nào.
Những năm đầu thập niên 1980, tôi còn nhớ nhiều người xách bị xách gậy xuôi vào miền Nam làm ăn mày. Thời gian này, mùa màng thất bát, kinh tế tập thể dựa trên mô thức làm chấm công điểm, dù người nông dân cố gắng cỡ nào đi nữa mà ông đội trưởng đội sản xuất không bắt mắt, không để ý thì một ngày vã mồ hôi cũng chỉ được vài điểm, tương đương với vài lạng lúa. Người nông dân bế tắc, hoặc là thành ăn mày, hoặc là u u minh minh trong cái mớ bòng bong tập thể. Ăn mày thời đó giống như một hành động cách mạng.
Sau này, nhờ vào thói quen ăn mày của nhiều đời nhiều kiếp khó khăn, cộng thêm nội lực ăn mày thời bao cấp xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập thể, người dân dần trở nên quen thuộc và bén mòi với việc đi ăn mày. Ngoại trừ một số người gặp hoàn cảnh khó khăn, bế tắc, không còn đường sống phải ra đường ăn mày, số đông những ăn mày thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa xem đó là một cái nghề hái ra tiền và có không ít người trong họ khá giả, dùng phương tiện cao cấp, một bữa ăn của họ bằng cả tuần ăn của nhà nông. Thế nhưng họ vẫn không đi làm mà chọn kiếp ăn mày!
Đó là mới nói về nghề ăn mày thời nay. Nghề ăn mày còn giới hạn trong một nhóm người, nhưng máu ăn mày thì lại kinh khủng hơn nhiều. Không hiểu sao, một đất nước mà từ người dân cho đến quan chức trung ương đều bị máu ăn mày chi phối?! Từ việc đa phần người dân chịu ngồi thụ động chờ nhà nước trong mọi lĩnh vực mà chưa bao giờ chịu suy nghĩ để nỗ lực, đấu tranh cho những quyền lợi chính đáng của mình vì sợ bị chiếu tướng cho đến những cán bộ từ cấp địa phương đến cấp trung ương đều một mặt thì ngửa tay cầm bất kì đồng bạc nào của người dân nhét vào tay hoặc chờ cấp trên rót kinh phí cứu trợ theo nhiều kiểu. Nói chung là bằng cách này hay cách khác cũng phơi bày cái khổ (diễn) của mình ra để được chiếu cố.
Và đến nước này, người ta cũng không còn đủ tỉnh táo hay đầu óc để suy nghĩ về lòng tự trọng mà vấn đề là cái mình kiếm được nhiều bao nhiêu. Chuyện này không những phát triển ngoài xã hội, ngoài đời thường, ngay cả trong tôn giáo, cũng không thiếu những kẻ ăn mày như thế. Và đương nhiên, tất cả các nhóm đối tượng chứa máu ăn mày này đều có chung một mẫu số: Đã được nhà nước hóa!
Nếu có một ông sư làm bẩn hình ảnh nhà tu, làm ô uế cửa Phật, ông sư đó phải là sư quốc doanh, chắc chắn là thế, vì từ trước tới nay, hầu như 98% những ông sư, bà ni mang tiếng làm ô uế của Phật đều là những sư quốc doanh, dường như tiền lệ này chưa được phá! Và nếu có một ông thầy giáo nào đó làm hỏng học trò, đương nhiên ông thầy giáo đó đã biên chế nhà nước, điều này cũng chưa bao giờ rớt ra ngoài thông lệ, đương nhiên là những ông cán bộ phải là của nhà nước rồi, chuyện bôi bẩn của họ thì miễn bàn. Nhưng, giới văn nghệ sĩ, trí thức, giới mà ít ai dám nghĩ rằng họ sẽ bị nhiễm máu ăn mày. Thế nhưng (xin lỗi chư vị văn nghệ sĩ trí thức có lòng tự trọng trước!) không hiếm những văn nô, những nghệ sĩ mà ở họ, máu ăn mày còn tàn khốc và trơ trẽn hơn cả người không hiểu biết.
Từ những hội viên hội nhà văn cố gắng mua chuộc cái ghế để được hưởng lộc nhà nước, sẵn sàng cúi gập người trước quan chức (mà xét về tư cách, lẽ ra kẻ quan chức kia phải cúi gập người trước nhà văn mới đúng) để nhận tấm bằng khen, nhận miếng ăn cho đến những nghệ sĩ suốt đời chỉ nghĩ được một chuyện duy nhất là làm sao để thâu tóm tiền bạc và sự nổi tiếng về tay mình, bất chấp danh dự, bất chấp đạo đức… Và kinh tởm nhất là có nghệ sĩ mà tuổi đời đã vào diện “lục tuần tri thiên mệnh” rồi vẫn còn chưa trưởng thành, vẫn bị thói quen ăn mày dẫn đường.
Một nghệ sĩ tuyên bố “sẵn sàng quì xuồng lạy ông đại gia” vì ông ta bỏ ra cho mình một số tiền lớn! Chuyện này nên hiểu như thế nào? Trước tiên, thử phân tích về cuộc đời của anh nghệ sĩ này. Anh là ai? Là một nghệ sĩ thành đạt, nổi danh nhờ thực hiện trọn vẹn vai diễn về một sĩ quan quân đội hai mang, ông sĩ quan này đã bán đứng cái chế độ đã nuôi nấng, đào tạo mình thành người tài để rồi đi một chân bên này, một chân bên kia. Chẳng có gì cao thượng cả, có chăng là nhờ vào kịch bản phim luôn tạo ra những tình huống căng thẳng, kịch tính và giải quyết tình huống bằng thắng lợi của anh sĩ quan này, chính sự thông minh và léo hánh của anh sĩ quan hai mang này làm cho nhân vật trở nên sinh động, và anh diễn viên trở thành nổi tiếng với vẻ điển trai, vào vai rất ăn nhập của mình.
Và, sau phim là hàng loạt chế độ đãi ngộ của nhà cầm quyền dành cho anh diễn viên này, đẩy anh ta lên vị trí “siêu sao”, nghệ sĩ ưu tú cùng nhiều chế độ bảo hộ cho sự nổi tiếng của anh ta. Anh ta được nuôi ôm trong vòng tay chế độ. Trong lúc xã hội vẫn còn nhiều người ngủ gầm cầu, không thấy ngày mai, vẫn còn nhiều cô giáo miền núi phải đi bắt nhái về cải thiện bữa ăn, nhiều học sinh chắt chiu từng hột muối, từng lạng gạo để tồn tại qua ngày mà kiếm con chữ. Thậm chí, ngay trong giới văn nghệ sĩ, không thiếu người đói, chết không có đất chôn, bệnh không có tiền chữa…
Thế nhưng, vốn dĩ được sống trong chăn êm nệm ấm, sống trong vòng tay che chở và lăng xê của nhà cầm quyền, anh nghệ sĩ này chỉ biết hưởng thụ và phô bày vẻ đẹp của mình như một thứ tài sản có thể bán cho cộng đồng, và không chừng anh còn nghĩ rằng vẻ đẹp, sự nổi tiếng của mình là tải sản quốc gia!
Chính vì một mặt bị mất hoàn toàn khả năng tự đứng trên đôi chân của mình, trông dựa vào sự nổi tiếng cũng như những thứ ảo giác hào quang để mà sống, mặt khác, anh ảo tưởng về đẳng cấp, đặt mình vào vị trí cao hơn thiên hạ, không cần quan tâm đến nhân tình thế thái, miễn sao là mình ăn sung mặt sướng… Nói chung là mất hoàn toàn khả năng tự đứng trên đôi chân của mình và rơi vào ảo giác!
Kết cục, đến lúc hữu sự, anh ta sẵn sàng kêu gọi, van xin lòng thương của thiên hạ. Điều này thật là ốt dột cho cuộc đời một nghệ sĩ, lòng tự trọng, danh dự, và ngay cả tấm lòng lân mẫn cùng đồng loại hoàn toàn bị đánh mất. Giữa lúc đồng loại, đồng nghiệp không có cái mà ăn, với anh, vài trăm triệu đồng chỉ đủ để cứu đói! Giá như lúc này, giữa nợ nần, anh vui vẻ mang xách ra đi, bàn giao căn nhà và nhận tờ giấy xác nhận đã trả xong nợ, sau đó xé bỏ nó đi và sống một kiếp nghệ sĩ, đàn hát, cống hiến nghệ thuật cho cuộc đời, bất cần thứ gì cả.
Đẹp biết bao nếu anh mang cây đàn và giọng hát của mình ra Trường Sa hát tặng những chiến sĩ, lên núi hát tặng những người nghèo và về thành phố tổ chức những đêm nhạc để quyên góp, giúp đỡ các đồng nghiệp không may, giúp đỡ đồng loại đói khổ. Và, chắc chắn là cuộc đời của anh sẽ thêm một lần ý nghĩa, tài năng của anh lại tỏa sáng trong một chân trời mới, điềm đạm, nhẹ nhàng và giàu suy tư! Không chừng anh lại trở thành thần tượng của nhiều người nghèo để họ đứng lên, là thần tượng của nhiều doanh nhân để họ noi gương!
Đương nhiên, chủ nghĩa thần tượng là một thứ bóng ma không nên tồn tại. Tuy nhiên, nếu chọn làm một thần tượng, nên xem lại tấm lòng và suy tư của mình về đồng loại trước khi bước lên đài vinh quang. Bởi những thứ vinh quang phù phiếm và ngoảnh mặt với đồng loại đói khổ bao giờ cũng là một cái bẫy cho những ai vận nó vào người! Nhất là thứ vinh quang dưới thời Cộng sản, hãy hết sức cẩn thận và suy nghĩ thật chín! Vì đó là vinh quang của kẻ ăn mày.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Một người Việt ở NASA tham gia nghiên cứu sao Hỏa

Một người Việt ở NASA tham gia nghiên cứu sao Hỏa



Ông Võ Đức Hùng, chuyên viên phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực JPL, thuộc Cơ quan Hàng không & vũ trụ Hoa Kỳ (Jet Propulsion Laboratory, NASA), từng tham gia chương trình đưa hai xe tự hành Spirit và Opportunity lên khảo sát sao Hỏa.
Ông Hùng sinh năm 1952 tại Huế, tốt nghiệp cử nhân địa chất học và kỹ sư điện toán tại California. TTCN đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Hùng nhân chuyến về thăm VN lần thứ ba của ông vào đầu tháng 3-2005.
+ Đài BBC đưa tin ông là trưởng nhóm thiết kế và thử nghiệm các xe tự hành được đưa lên sao Hỏa vào đầu năm 2004…
- Có một chút thiếu chính xác trong tin đã đưa của BBC. Tôi chỉ phụ trách một trong những nhóm soạn phần mềm kiểm tra của rất nhiều chương trình điều khiển hoạt động của Spirit và Opportunity, do các chương trình điều khiển không thể dự đoán được hết các tình huống và các quyết định tương tác của xe tự hành trong môi trường xa lạ của sao Hỏa.
+ Spirit và Opportunity có gì khác với xe Sojourner được phóng lên năm 1997?
Spirit
- Sojourner nhỏ hơn, chỉ nặng khoảng 10kg, mang một phổ kế Alpha Proton X-ray và ba camera, so với trọng lượng 180kg và camera toàn cảnh, máy tầm nhiệt, phổ kế Alpha Particle X-ray, máy vi ảnh, thiết bị đào đất của hai xe sau.
Tín hiệu vô tuyến của Sojourner rất yếu, chỉ liên lạc được với Trái đất qua trung gian phi thuyền mẹ và do đó chỉ hoạt động được trong bán kính khoảng 700 mét quanh phi thuyền mẹ trên mặt sao Hỏa, trong khi hai xe sau có tầm hoạt động rộng hơn do vừa có khả năng gửi tín hiệu lên vệ tinh trên quĩ đạo sao Hỏa lại vừa liên lạc trực tiếp được với Trái đất (tín hiệu vô tuyến phải mất 10 phút để đi từ sao Hỏa đến Trái đất hoặc ngược lại).
Sojourner hoạt động được ba tháng, thử nghiệm đầu tiên việc truyền hình ảnh về trái đất và việc di chuyển trên sao Hỏa. Spirit và Opportunity được thiết kế để hoạt động trong ba tháng, nhưng đến nay đã hơn một năm vẫn tiếp tục di chuyển và gửi tín hiệu về Trái đất.
+ Mục tiêu của chương trình thám hiểm sao Hỏa là gì, thưa ông?
Sojourner
- Tổng quát là tìm hiểu xem sao Hỏa có thể hoặc đã từng là nơi sinh sống được không. Muốn vậy phải tìm hiểu về địa chất, khí hậu, quá trình hình thành và phát triển của nó.
Một trong những nhiệm vụ của các chuyến thám hiểm (trực tiếp là của các xe tự hành) hiện nay là tìm xem trên sao Hỏa có hoặc đã từng có nước - điều kiện quan trọng để tồn tại sự sống hữu cơ - hay không? Cho đến nay, sao Hỏa được xem là hành tinh gần Trái đất nhất về cự ly (487 triệu km) và về các phương diện lý hóa so với các hành tinh khác trong Thái dương hệ.
Dữ liệu tổng hợp từ những nghiên cứu của Mỹ và châu Âu cho thấy đã có hơi nước và khí methane trên sao Hỏa, có nghĩa là sự sống đã hoặc có thể đang tồn tại ở đây.
Một trong những vấn đề phải giải quyết để con người có thể trực tiếp thám hiểm là tìm cách rút ngắn thời gian bay đến hành tinh đỏ thay vì phải mất đến bảy tháng như hành trình của các phi thuyền hiện nay.
Thiên thạch trên sao Hỏa
+ Có nhiều người nhập cư làm việc ở JPL?
- Khoảng gần một nửa, đông nhất là người Trung Quốc và Nhật. Riêng người gốc Việt Nam có hơn 100.
+ Năng lực, hiệu quả làm việc của người gốc Việt so với người Mỹ và người từ nước khác?
- Nói chung không có gì khác biệt. Ở JPL, bản thân tôi phụ trách một nhóm công tác gồm hầu hết là người Mỹ. Nhiều người nước ngoài thích đến làm việc ở Mỹ, nhất là trong giới nghiên cứu khoa học.
Ngoài những điều kiện về đãi ngộ, nguyên nhân chủ yếu, theo tôi, là do Mỹ có một hạ tầng cơ sở khoa học rộng lớn, trang thiết bị và các điều kiện làm việc rất đầy đủ, có sự khuyến khích nghiên cứu, học hỏi. Cấp quản lý thường tạo điều kiện thuận lợi cho những nhân viên có chí hướng muốn học hỏi, nghiên cứu sâu và xa hơn.
Sao Hỏa -----------------------------------------Trái đất
Khoảng cách đến Mặt trời 142 triệu dặm (mile)     93 triệu dặm
Tốc độ quay quanh Mặt trời 14,5 dặm/ giây          18,5 dặm/ giây
Đường kính 4.220 dặm                                        7.926 dặm
Độ nghiêng trục quay 25 độ                                  23,5 độ
Độ dài một năm 687 ngày                                    365,25 ngày
Độ dài một ngày 24 giờ 37 phút                            23 giờ 56 phút
Trọng lực 0,375 lần của Trái đất                           2,66 lần của sao Hỏa
Nhiệt độ trung bình 81 độ F                                 57 độ F
Khí quyển Hầu hết CO2, một ít hơi nước nitrogen, oxygen, argon, một số khí khác
Số mặt trăng 2                                                     1
+ Nhận định của ông về cách dạy và học ở Mỹ?
- Nổi bật nhất là tính thực tiễn, thực dụng. Đại học Mỹ gắn rất chặt với hoạt động của các doanh nghiệp. Ngoài lĩnh vực cơ bản, các đề tài nghiên cứu hầu hết là theo đơn đặt hàng của các hãng, các công ty và được họ tài trợ. Kết quả nghiên cứu phục vụ thiết thực nền kinh tế - xã hội. Thực tập, thực hành là phần quan trọng của học trình.
Không có lối học từ chương.
Thứ hai là người dạy luôn khuyến khích sự phản biện. Quan hệ thầy - trò về mặt chuyên môn, học thuật rất bình đẳng. Những suy nghĩ độc lập, những hướng giải quyết mới luôn được đánh giá cao.
Một điều quan trọng nữa là chương trình học thường xuyên được cập nhật từ các công trình nghiên cứu riêng của giáo viên, từ các hội thảo và các nguồn khác.
Ngoài ra, học trình được xây dựng hợp lý. Ở đại học, học chế tín chỉ là phổ biến và các kỳ thi - kiểm tra được phân bố đều cho suốt năm, tạo một nếp học tập đều đặn, tránh được lối học dồn, học tủ.
Hoàn toàn không có sự khác biệt giữa nội dung chương trình học của các lớp tại chức (học bán thời gian) và các lớp chính qui. Do vậy cũng chỉ có một loại văn bằng trong các ngành học.
PV thực hiện
Việt Báo (Theo_TuoiTre)

Tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam @@

Tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam @@

Một bạn trẻ người Nhật từng du học ở Việt Nam vừa có bài viết gửi giới trẻ Việt Nam khiến dư luận xôn xao.
Nội dung bài viết như sau:
"Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan
Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.
Tôi có một nước Nhật để tự hào
Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất". Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.
Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.
Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.
Bạn cũng có một nước Việt để tự hào
Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.
Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?
Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.
Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.
Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?
Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?
Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?"
Bạn Trẻ

Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác

Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác

Một số người Việt ở nước ngoài có hành động xấu như trộm cắp, lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.
Mới đây, tờ Sankei Shimbun của Nhật đã đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.
Biển cánh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản.
Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển "nhắc nhở", cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.
Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan
Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan.
Bức ảnh này ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt chưa chuẩn cú pháp, nội dung như sau: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.
Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan
Nhiều thành viên cho rằng đây không phải là một chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan.
Cảnh báo của người Việt ở khắp nơi
Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.
Cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi trên tấm biển: 'Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)'.
Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.
Những lời cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên, tại nhiều quốc gia đã khiến không ít người cảm thấy buồn và xấu hổ khi hình ảnh, đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.
Khánh Chi (tổng hợp)

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

MỘT ĐÊM BÊN MẸ TÀPAO, CHỨNG KIẾN ĐỨC TIN CỦA NHỮNG NGƯỜI LƯƠNG DÂN


MỘT ĐÊM BÊN MẸ TÀPAO, CHỨNG KIẾN ĐỨC TIN CỦA NHỮNG NGƯỜI LƯƠNG DÂN

 Vợ chồng chúng tôi rời nhà từ Phan Thiết vào lúc13g3o’, bằng phương tiện xe Honda, chạy theo quốc lộ 28, hướng đi Di Linh, trong cái nắng chiều oi ả. Đi theo con đường nầy giảm bớt được gần 30 cây số so với đường QL1A. Đường đang trải nhựa rất đẹp, đi êm ái nhưng cũng có những đoạn nhỏ chưa làm xong, đường vắng người và thỉnh thoảng mới có xe cộ qua lại nên chạy xe rất thoải mái, ít nguy hiểm. Chúng tôi vừa đi vừa nghỉ nên 17giờ 30’ mới đến chân đồi Tà Pao. Gởi xe, ăn uống và tức tốc chúng tôi nhanh chân đi lên Linh Đài để được gặp Mẹ. Với biết bao ngày tháng, vợ chồng chúng tôi rất khát khao, mong đợi được lên ở với Mẹ Tàpao một đêm. Điều tưởng như mơ ấy, hôm nay chúng tôi đã thực hiện được một cách kỳ diệu, tuy rằng trước đây chúng tôi đã nhiều lần lên với Mẹ, nhưng vì hoàn cảnh nên chưa một lần được ở lại đêm với Mẹ. Hôm nay lên đến linh đài, được ôm chân Mẹ vào lúc 19 giờ ngày 02/3/2014, tuy đường bên phải linh đài đang sửa chữa, phải đi đường giữa có nơi tối tăm, khó đi và vắng bóng người, nhưng nhờ hồng ân của Mẹ nên chúng tôi đã lên được linh đài Mẹ an toàn và nhanh chóng.



          Đường đang sửa chữa, nên thời gian nầy trên linh đài Mẹ khá vắng người, chỉ có chưa tới mười người đang cầu nguyện, đang than thở với Mẹ. Riêng vợ chồng chúng tôi, có biết bao nhiêu điều buồn đau, sầu khổ đang chất chứa, nặng trĩu trong tâm hồn rất cần tâm sự với Mẹ đêm nay :

                  Thức trọn đêm nay với Mẹ hiền
   Mẹ con tâm sự mãi liên miên
   Bao điều cất giấu trong tâm khảm
   Trút cạn cho lòng hết muộn phiền


   Đêm vắng ôm chân Mẹ tỉ tê
   Gục đầu thổn thức bao ê chề
   Đời con khốn đốn bao năm trọn
   Một kiếp làm người quá thảm thê…



           Mải mê nguyện cầu khấn vái, tha thiết kêu xin với Mẹ, khi ngước lên chẳng còn thấy ai ngoài hai vợ chồng chúng tôi. Thật vô cùng sung sướng như Mẹ hiện tại là của riêng mình, đã biết bao nhiêu năm tháng khát khao, ao ước được một đêm bên Mẹ, nên hôm nay Mẹ đã nhậm lời và đặc biệt hơn, Mẹ đã dành riêng chính Mẹ cho vợ chồng chúng tôi trọn đêm nay, chúng tôi tha hồ tâm sự, tha hồ tỏ bày và khẩn cầu với Mẹ:

   Lạy Mẹ Tàpao mẹ dịu hiền
   Lòng con chất chứa bao ưu phiền
   Thân con đày đoạ bao năm tháng
   Xin hãy cho con được mãn viên…



   Bên Mẹ đêm nay quá thoả thê
   Bao nhiêu sầu khổ như chưa hề
   Tiêu tan tất cả nhờ ơn Mẹ
   Lui bước ra về lòng hả hê.



            Trời về đêm, trên đồi cao sương gió lạnh buốt và nhất là muỗi quá nhiều, nhưng chúng tôi vẫn không ngán ngại, rất vui được ở với Mẹ, có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời, chúng tôi được vinh hạnh ở bên Mẹ suốt đêm như vậy.



           Mẹ như muốn củng cố thêm niềm tin tuyệt đối cho vợ chồng chúng tôi, nên khi trời gần sáng, Mẹ đã cho chúng tôi gặp được một đoàn bảy người tới viếng Mẹ, họ ở từ Đồng Nai. Hai vợ chồng chúng tôi rất cảm động khi chứng kiến lòng yêu mến Mẹ một cách đặc biệt nơi họ, tất cả bảy người đều gục đầu dưới chân Mẹ, ôm chân Mẹ thầm thì kêu xin hàng giờ như xuất thần, họ mang theo bảy cây nến thắp lên, tượng trưng cho bảy người, cùng với bảy chai nước, họ tạ ơn và xin ơn. Chúng tôi thấy họ quá đỗi sốt sắng nên lân la đến làm quen. Trong đoàn đó có một gia đình bốn mẹ con; bà mẹ tuổi khoảng trên 50, tên là Vũ Thị Đông cùng hai con trai; một 28, một 30 tuổi và một cô con gái tuổi khoảng chừng 22-23, mấy mẹ con cùng đi với ba người phụ nữ khác, tuổi trung niên là hàng xóm của gia đình họ. Chị Đông đã tự giới thiệu cho chúng tôi biết tất cả nhóm họ là người lương giáo, khi biết được như thế, vợ chồng chúng tôi càng thêm thán phục, vì niềm tin của họ quá đỗi tuyệt vời, họ đã được Mẹ ban ơn, nên giờ đây tuy trong đêm khuya thanh vắng, lại ở xa xôi nhưng họ vẫn tranh thủ chạy đến đây để tạ ơn và xin ơn Mẹ. Trong bảy người, có hai người đã được Mẹ yêu thương ban ơn chữa lành :



            - Người thứ 1 : Chi phụ nữ tên là Vũ Thị Đông ở Đồng Nai cho biết : Trước đây gần ba năm, chị bị đau hai đầu gối, đi đứng không được đã chữa trị nhiều nơi, đi đủ các bệnh viện Biên Hoà, Sai Gòn, uống đủ loại thuốc Tây, Bắc, Nam nhưng vẫn không thuyên giảm. May nhờ một người bạn công giáo ở gần nhà chị mách bảo về Mẹ Tà Pao đã làm rất nhiều phép lạ, đã chữa rất nhiều người lành bệnh nan y, nhưng ban đầu chị cứng lòng vẫn chưa tin. Sau nhiều lần chị bạn mãi thúc giục, chị đã xiêu lòng nghe theo, nên cách đây một tháng chị bảo hai người con trai đem chị ra Tà Pao để gặp Mẹ…
Hai người con trai đi hai bên, dìu chị cố gắng bước lên từng cấp một rất khó nhọc, bước đi được mười lăm cấp là chị không thể nhấc chân lên được nữa; bởi vì hai chân nhức buốc không thể chịu đựng thêm, nên chị đã thốt lên lời than vản với Mẹ : “Mẹ ơi, xin cứu giúp con, nghe bạn con nói Mẹ rất linh hiển, nên con ra đây, muốn lên gặp được Mẹ để cầu xin với Mẹ; cho đôi chân con được lành, nhưng giờ đây con đành bất lực, không thể tiếp tục lên được nữa…”Sau lời than vãn, tự nhiên chị thấy đôi chân không còn cảm giác đau đớn nữa, chị bảo hai người con buông tay ra, chị đứng yên một chỗ xoay qua xoay lại một hồi không thấy đau nhức, nên tự chị từ từ bước nhẹ lên từng cấp một mà không còn đau đớn, nhức nhối nữa, hai người con trai của chị và những người đi gần chị reo lên một cách vui sướng. Vậy là tự chị thong thả bước từng bực cấp lên đến linh đài Mẹ, trong lòng vui sướng ngập tràn…Khi ra về, chị tự bước xuống nhẹ nhàng hết các bực cấp mà không còn đau đớn, chị quá vui mừng, cùng hai con quỳ gối ngước mặt lên cảm tạ ơn Mẹ, vì chị biết chắc Mẹ đã chữa lành, không còn nghi ngờ gì nữa, vì lên xuống không còn đau đớn, nên hai dòng nước mắt trào tuôn vì chị quá vui sướng, quá xúc động…Và suốt một tháng nay, sáng nào chị chạy tập thể dục cùng bạn bè mà không còn đau nhức một tí nào nữa, nên hôm nay chị cùng các con ra đây để tạ ơn Mẹ. Chị còn biểu diễn cho chúng tôi xem; chị chạy thoăn thoắt trên linh đài và đưa từng chân đá cao khỏi đầu một cách dễ dàng. Thật đúng là phép lạ kỳ diệu mà Mẹ đã làm.



          - Người thứ 2 : Chị nầy trên 30 tuổi, không đau đớn gì, nhưng trước đây tóc tự nhiên rụng sạch, không còn một sợi nào trên đầu, đầu bóng láng. Chi đã chữa trị nhiều nơi nhưng tóc vẫn chưa mọc lại được . Sau nhiều lần chị nghe người ta kể về những phép lạ của Mẹ Tà Pao, nên chị theo ra đây… Nhưng lạ lùng thay kể từ một tháng nay, khi ra khấn cầu với Mẹ, tóc chị đã mọc lại tuy còn thưa thớt, nhưng chị tin chắc sau một thời gian ngắn nữa, đầu chị, tóc sẽ phủ đầy.



          - Chuyện thứ 3(Câu chuyện nầy được nghe do bảy người trong đoàn nầy kể lại): Cách đây một tháng, có một người bạn của họ cũng là người lương giáo, có một người con trai sáu tuổi bị viêm tai giữa, đã chữa trị nhiều nơi nhưng vẫn không lành, mủ trong tai cứ chảy ra mãi, sau nhiều lần, những người ở xung quanh bảo mẹ của cháu nhỏ; hãy đưa cháu ra Mẹ Tà Pao, nhưng chị ta cứ lần lữa mãi, cuối cùng vì thương con nên chị ta cũng nghe lời những người hàng xóm, đem cháu ra và đã được Mẹ chữa lành tức thì.



             Câu chuyện nầy, cũng tương tự như câu chuyện sau đây con của Bà chủ nhà trọ bình dân Đức Dục(hiện đang sống dưới đồi Tà Pao, nằm gần đối diện đường lên Linh Đài Mẹ về hướng trái): Bà Đức Dục nầy từ Thanh Hoá đến Tà Pao vào năm 2001, Bà là người ngoại giáo. Theo lời kể của Bà; vào năm 2008, Bà có một cô con gái mới lên 17 tuổi, bị viêm tai giữa, mủ ra nhiều và rất hôi hám, có bao nhiêu tiền Bà bòn mót, dành dụm được đều đổ vào thuốc thang để chữa trị cho con, nhưng tiền mất mà tật vẫn mang. Nhiều người khuyên Bà :“sao sống gần Mẹ Tà Pao mà không đem con lên để xin Mẹ chữa lành cho, mà đem đi các nơi khác làm gì cho tốn tiền hao của, mất công mà bệnh vẫn không khỏi”.Nhưng khốn nỗi; trước đó, khi Bà thấy người ta chạy đến cầu khẩn với Mẹ đông đúc, Bà ta đã ngạo mạn nói một câu quá xúc phạm đến Mẹ:
“Cục xi măng bắt lên thành hình tượng, linh hiển gì mà thi nhau lạy lục cúc bái”. Do đó Bà không dám đem con lên, dù sau đó Bà  đã được nghe rất nhiều người kể về những phép lạ Mẹ đã làm. Rồi có một buổi tối vào ngày cuối năm 2008, khi Bà đang ngồi ở phía trước nhà hướng lên Mẹ. Bà nghe thiên hạ reo lên: “Mẹ hiện ra, Mẹ hiện ra, với những tiếng khóc la…”.
Lúc đó toàn thân bà nổi da gà, tuy bà vẫn chưa nhìn thấy Mẹ. Kể từ đó Bà bắt đầu có niềm tin, trưa hôm sau Bà âm thầm, gần như lén lút vì sợ xấu hổ với những người hàng xóm xung quanh, bởi lời nói dại dột của mình trước đây, Bà dẫn người con gái lên Linh Đài Mẹ, trước hết Bà xin lỗi Mẹ, sau Bà nguyện xin cho con Bà được lành, Mẹ từ bi nhân hậu, Ngài không chấp nê lầm lỗi của những người con chưa biết Mẹ, nên kể từ đó người con gái của Bà đã được Mẹ Tàpao chữa lành hẳn không có tái phát, và đến hôm nay (02/3/2014), con gái của Bà đã có chồng và đã hạ sinh được một cháu gái rất xinh xắn…



          Vợ chồng chúng tôi thật diễm phúc, được ở với Mẹ một đêm, lại được Mẹ cho gặp những người khách lạ với những chuyện lạ chữa lành, để củng cố thêm niềm tin cho chúng tôi. Đây là những đoá hoa yêu thương mà Mẹ đã ban tặng cho chúng tôi, những đoá hoa đức tin nầy mỗi ngày càng thêm tươi thắm, chắc chắn không bao giờ héo úa, phai tàn. Vợ chồng chúng tôi ra về trong niềm vui khôn tả. Bước chân càng lúc càng xa Mẹ, nhưng từ nay lòng chúng tôi không bao giờ xa Mẹ nữa.



 Hải-Chi.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

Phạm Bích San
Tạp chí Sống mới
Vào những năm 50 thế kỷ XX, W. Pauli, một nhà Vật lý lừng danh đã được nhận giải thưởng Nobel hơn 20 năm về trước, đưa ra một lý thuyết mới về vật chất và vũ trụ. Ông mong muốn với lý thuyết này, sẽ một lần nữa nhận giải Nobel. Nils Boor, Chủ tịch Hội đồng chấm giải đã nhận xét sau khi xem xem xét công trình: “Lý thuyết của ông rất điên rồ, thật là điên rồ, nhưng chưa đủ điên rồ để làm chúng ta thay đổi cách nhìn về thế giới này”.
Sáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo.

Người ta không ai giống ai, vì vậy khi người ta phát triển cũng không ai giống ai: có người giàu lên thì mua ôtô nhưng có người giàu lên lại chọn đi xích lô, có người giàu lên thì ăn nhiều thịt nhưng có người giàu lên thì lại thích ăn rau. Tuy vậy trong sự thăng trầm của mỗi quốc gia, tại mỗi thời điểm xác định, vẫn thường có một số cái gì đó là chung rất dễ nhận thấy. Vậy cái gì chung là nổi bật của người Việt trong lúc phát triển bột phát và vui vẻ ngày hôm nay?

Nhìn ra thiên hạ vào lúc cuối năm, thấy các anh các chị khá giả lên sau một năm lao lực ào ào kéo nhau đi mua ôtô, ôtô lên giá và không có đủ để giao ngay cho khách hàng. Các anh chị kéo nhau ào ào đi mua bất động sản, bất động sản lên giá và không có đề bán. Các anh chị lại kéo nhau ào ào đi mua chứng khoán, giá chứng khoán lên tới tận trời xanh để rồi tụt xuống tận đất đen… Và cứ thế…

Nhìn ra xung quanh lúc đầu năm thấy mỗi ngày thấy đường phố thêm bị kẹt xe, ghé xem ngõ phố đoạn đầu rộng thênh thang cuối ngõ thu lại nhỏ tun hủn. Mặc dù số lượng xe cá nhân của Hà Nội chắc còn kém xa thủ đô mấy nước lân bang và ngõ phố cũng chẳng đến nỗi hẹp gì. Duy có điều trên phố Hà Nội người lưu thông cứ quen lệ hễ người khác lấn lên là mình cũng cố tìm khe hở lấn lên, bất chấp việc khe hở đó là lối lưu thông của chiều ngược lại. Còn trong ngõ xóm hễ nhà hàng xóm lấn ra mười phần thì mình cũng lấn ra theo và còn lấn hơn một tý, bất kể quy định phố phường.

Vì cái lý do gì mà người Việt chung ta, trong số đó có nhiều người trình độ học thức cao, địa vị xã hội không thấp, lại nhiều khi hành xử ào ào theo kiểu phong trào như vậy, bất kể các suy tính thiệt hơn về kinh tế cũng như các quy định của nhiều loại luật lệ hiện hành. Vấn đề có lẽ sâu hơn ở chỗ: những hành vi hàng ngày và ngự trị trong hệ thống giá trị tiểu nông hãy còn tồn tại trong quá trình nước Việt ta chuyền đổi từ xã hội truyền thống sang hiện đại...

Hành vi con người, nói cho cùng chịu sự điều chỉnh của ý thức con người về cái mà người ta cho là đúng đắn, thích hợp và nên làm, cũng như những cái mà người ta cho là không đúng đắn, không thích hợp, không nên làm. Cái ý thức làm tiêu chuẩn chung của các hành vi chính là hệ giá trị, cái mà được tất cả mọi người nhất trí chấp nhận để xã hội có thể vận hành một cách đúng đắn.

Trong hệ gia trị tiểu nông đã từng tồn tại, có một giá trị được mặc định: làm như những gì đa số người xung quanh làm là điều tốt…? Cái giá trị đó được dựa trên lối sống cổ xưa theo bầy đàn khi sự sống sót của mỗi cá nhân phụ thuộc vào sự hòa nhập của cá nhân trong cộng đồng và mỗi người hành xử theo cái mà truyền thống quy định hoặc người đứng đầu đã định. Khi làm như thế, người ta cảm thấy an toàn và thoải mái, nhưng cả xã hội không mấy đổi thay vì thiếu những xung lượng làm ra cái mới, cái có giá trị gia tăng. Dễ có đến hàng nghìn năm con người đã sống như thế.

Còn trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân được xác định là một thực thể duy nhất, một lần xuất hiện, không lặp lại. Và hành xử của mỗi cá nhân đó phải được triển khai dựa trên suy xét của lý trí cá nhân với một tiêu chuẩn căn bản: cá nhân phải chịu trách nhiệm cá nhân về hành vi của mình. Thế cho nên từ giá trị đó mà có các chuẩn mực cho con người hiện đại: sự tự chủ của con người, mỗi con người đến tuổi trưởng thành phải tự chịu trách nhiệm về mình, phải tự lo liệu lấy cuộc đời mình, từ chuyện cơm áo nuôi thân đến con đường đời mình sẽ đi, sự nghiệp mình sẽ làm, ý kiến, quan điểm mình chủ trương theo đuổi. Cái tự mình chi phối chặt chẽ hành vi của con người hiện đại.

Và xã hội càng chuyển sang hiện đại bao nhiêu thì ý thức của cá nhân càng cao bấy nhiêu. Chúng ta đi lại theo luật giao thông chứ không phải đi theo người bên cạnh. Chúng ta chọn lựa mua quần áo vì nó phù hợp với cơ thể mình, vì nó phù hợp với cái mà cá nhân chúng ta thấy đẹp chứ không phải mua vì tất cả mọi người đang mặc nó. Chúng ta mua cổ phiếu vì những tính toán lợi ích cá nhân, chứ không phải vì những người khác mua nó. Và như thế thì cộng đồng đa dạng và đẹp hơn, điều có lợi cho mỗi chúng ta và cả cộng đồng. Cái lợi ích chung được dựng lên từ sự suy xét có lý trí của các cá nhân chứ không chỉ vì cộng đồng làm như thế, nên mỗi người cũng làm theo như thế.

Hơn thế, cái cá nhân đến cơ sở cho sự sáng tạo vì bản chất của sự sáng tạo phải bắt đầu từ suy nghĩ, đề xuất của một ai đó, riêng lẻ hay trong sự tương tác với những người khác. Kết quả của sự sáng tạo phải là nghĩ ra những cái mà xung quanh chưa ai từng nghĩ tới, làm ra những thứ mà chưa từng ai đã làm. Sáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo. Và điều này mới tạo ra sự gia tăng về giá trị lớn nhất cho xã hội, mới là cơ sở đầu tiên và cuối cùng cho sự giàu có của các quốc gia tiên tiến. Vì từ cổ chí kim, người ta vẫn chỉ trả nhiều tiền cho cái gì mói, cái gì hiếm, cái gì độc đáo.

Vậy cho nên lúc sắp qua một năm và sắp đến một năm, mới thấy rằng, nếu cứ hành xử đối với thế giới đầy biến động xung quanh theo lối "bầy đàn", thì chúng ta khó lòng mà khấm khá lên được, cho từng cá nhân cũng như cho cả quốc gia. Và lối hành xử này nếu vẫn cứ là một giá trị chuẩn mực điều chỉnh hành động mỗi người thì quả thực khó mà có các cá nhân sáng tạo - điều cần thiết để tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày hôm nay.

Chia tay với cách hành xử theo kiểu số đông để đến với cách hành xử dựa trên sự suy xét cá nhân, chính là cái mà sống mới đòi hỏi. Có điều, nói thì dễ nhưng nhìn lại bản thân mới thấy mình cũng đang loay hoay theo phong trào, hệt như những người khác, với mấy đồng tiền còm trên thị trường cổ phiếu, cũng chen chúc ngược đường vì một khe hở nhỏ nhoi và cãi nhau với hàng xóm chỉ vì một chỗ lấn ra nho nhỏ chừng cái vảy ốc nào đó. Hóa ra mình cũng vẫn là... tiểu nông thôi!

Những bài học bầy đàn

Những bài học bầy đàn

Phạm Trần Lê
Tạp chí Tia Sáng
Theo lịch sử tiến hóa đã biết, con người là con trước khi là người. Để thấu hiểu bản thân, ta cần hiểu bản chất động vật ở bên trong mình - một loại động vật sống theo đàn.
Bài học của con đầu đàn
Hãy quan sát chú chó nhỏ trong gia đình bạn. Bạn cưng chiều chú ta hết mực. Cho ăn, uống, chỗ ngủ êm ấm, nhưng liệu bạn có cho được hạnh phúc?
Nếu bạn là người chủ trong nhà, bạn phải thể hiện đúng vai trò của một con đầu đàn. Chú chó của bạn chưa chắc đã vui khi bạn lúc nào cũng muốn cả hai thân thiết như bạn bè, nhưng chắc chắn nó sẽ là con vật bất hạnh nếu bạn không thể hiện mình là một con đầu đàn đúng nghĩa. Vì sao con vật luôn chạy lăng xăng cáu bẳn, sủa gay gắt với khách, cứ như thể chính nó mới là người chủ trong nhà. Và không ít lần cơn bức bối bên trong thôi thúc khiến con vật chạy xoay tròn một cách ngốc nghếch, tìm cách đuổi theo cái đuôi của chính mình.
Là con đầu đàn nghĩa là phải duy trì được đời sống tinh thần hài hòa cho các thành viên trong bầy. Dù có lúc gặp đầy đủ thuận lợi về nguồn thức ăn, nguồn nước, thời tiết phù hợp, nhưng con đầu đàn vẫn quyết định phải di chuyển. Chính điều đó giúp duy trì sự hài hòa trong đời sống tinh thần của cả bầy. Sự nhàn rỗi quá mức gây ra năng lượng thừa ứ. Nếu là trong mùa giao phối, các con đực sẽ giải tỏa bằng tính dục. Nhưng cũng có lúc chúng tìm niềm hưng phấn khác. Quyết đấu để cạnh tranh quyền lực của con đầu đàn có thể là một lựa chọn không tồi. Làm cách nào đó duy trì hài hòa niềm hưng phấn của cả đàn là nhiệm vụ của con đầu đàn, cũng là cách sống còn để duy trì vị trí thủ lĩnh.
Bài học về cha mẹ và con cái
Sự trong sáng và hồn nhiên của trẻ nhỏ khiến người lớn muốn trở thành người bạn của chúng. Trẻ thơ trở thành trung tâm của niềm hưng phấn trong gia đình. Một cách vô thức, cha mẹ đã đặt con cái vào vị trí đầu đàn trong gia đình. Đáp lại, bản năng tự nhiên khiến đứa trẻ muốn được duy trì trong vị trí quan trọng ấy. Đứa trẻ hờn dỗi, cáu bẳn, không nghe lời người lớn. Tất cả đều nhằm khẳng định vị trí của thủ lĩnh, đầu mối của mọi sự quan tâm.
Ham muốn làm đầu đàn không phải là tội lỗi. Nhưng cha mẹ cần làm gương cho con cái. Để chúng hiểu rằng thủ lĩnh là người điềm tĩnh trước các thử thách và biết chăm lo cho lợi ích của tập thể. Con của bạn không thể ngay lập tức trở thành một thủ lĩnh tuyệt vời, nhưng hoàn toàn có thể tập dượt từ rất sớm nếu như bạn có ý thức.
Nhưng nếu người lớn bỏ qua giai đoạn cho trẻ em vượt qua những thử thách nhỏ để tập dượt trở thành những thủ lĩnh độc lập, tự chủ, khi trưởng thành rất có thể chúng sẽ gặp phải những thử thách còn gian nan hơn nhiều.
Bài học về nhóm bè bạn
Đứng trong mọi bầy đàn, bản năng dạy chúng ta phải tìm một chỗ đứng, tức là được công nhận giá trị. Đối với trẻ em, thiếu niên, thậm chí cả với người lớn, được dư luận công nhận giá trị nghĩa là phải giống với số đông trong trang phục, trong cư xử, thậm chí cùng tư duy theo một kiểu, cùng phát ngôn theo một luận điệu. Ở mọi xã hội, dù văn minh hay chậm phát triển, người ta đều thấy những nhóm thanh thiếu niên trong đó các cá thể tìm cách trở nên giống nhau. Sự dập khuôn đó cũng không hiếm khi xảy ra ở cả những nhóm người tưởng như đã thành đạt, có địa vị được xã hội công nhận.
Cho dù bạn đang ở trong một nhóm dường như rất thành đạt, hãy nhớ rằng không phải khi nào nhóm cũng đúng. Nếu sự lệ thuộc vào nhóm ngăn cản bạn làm những điều mà bạn cảm thấy có ý nghĩa hơn, trở thành con người độ lượng, quả cảm hơn, vậy thì bạn phải cân nhắc. Chúng ta yêu quý bạn bè mình, họ ảnh hưởng sâu sắc tới ta. Nhưng bầy đàn không chịu trách nhiệm thay cho các quyết định mà chúng ta lựa chọn.
Bài học về vợ chồng và tình dục
Đời sống vợ chồng có thể là thử thách tinh tế nhất đối với khả năng tồn tại hài hòa trong bầy đàn của bạn. Giữa bản thân ta và người bạn đời, ai có tư cách làm thủ lĩnh? Một cách tự nhiên, người có cá tính mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn sẽ muốn làm thủ lĩnh. Người còn lại sẽ phải tôn trọng thiên hướng đó của bạn đời mình. Nhưng ngay cả người thủ lĩnh cứng rắn nhất cũng có lúc cần được nương tựa, che chở. Đó là lúc vai trò giữa hai bên cần phải được tạm thời đảo ngược lại. Như vậy, về bản chất thì cả hai đều lúc này hay lúc khác đóng vai trò thủ lĩnh, cùng tìm cách bổ khuyết cho nhau để duy trì sự hài hòa trong mối quan hệ. Sự trân trọng lẫn nhau là một phần không thể thiếu trong quá trình điều hòa này.
Tình dục là một giải pháp giúp điều hòa tâm lý. Nguồn năng lượng dư thừa được tiêu hao giúp chúng ta cảm thấy tạm thời hóa giải được những ẩn ức dồn nén trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là những ẩn ức trong đời sống vợ chồng. Nhưng hai con người không hạnh phúc dễ biến ân ái thành thói quen hoặc nghĩa vụ đơn thuần, khiến nó trở thành khô khan và càng làm trầm trọng thêm rạn nứt trong mối quan hệ.
Hai con người chỉ có thể đạt tới khoái cảm một cách lâu dài nếu họ luôn mới mẻ đối với nhau. Người này đối với người kia phải luôn là một thế giới bí ẩn cần được khám phá. Cũng như một thủ lĩnh luôn biết di chuyển bầy đàn của mình đúng lúc nhằm duy trì sự hưng phấn ở mức hài hòa trong mỗi thành viên, người thủ lĩnh trong gia đình phải biết làm mới không gian tâm lý trong gia đình.
Bài học cho cá nhân
Mỗi con người là một thủ lĩnh của thế giới riêng mình. Ta không thể có hạnh phúc tối thiểu nếu thất bại trong chức phận ấy.
Bài học về con đầu đàn trong thiên nhiên hoang dã dạy ta rằng tự mình phải có ý thức điều hòa năng lượng và đời sống tinh thần của bản thân để có thể tồn tại cân bằng trong thế giới.
Bài học về cha mẹ và con cái dạy ta rằng muốn làm một thủ lĩnh đúng nghĩa, cho dù chỉ là cho riêng mình, thì phải cần cù học hỏi thay vì kiêu ngạo, yếu đuối, hay lười biếng.
Bài học về nhóm bè bạn dạy ta rằng không dễ dàng lệ thuộc vào các lề thói, khuôn khổ của một bầy đàn cố định. Giá trị của bản thân trong thâm tâm do chính mình tạo dựng và chịu trách nhiệm. Không có con đường tắt êm ái, kể cả khi con đường ấy được hợp lý hóa qua sự công nhận và nhất trí của số đông.
Bài học về đời sống vợ chồng dạy mỗi người biết hiến dâng và tôn trọng vai trò thủ lĩnh của người còn lại, cho dù vai trò ấy lộ ra rõ ràng hay tiềm ẩn bên trong.
Bài học về tình dục dạy ta rằng thế giới luôn bí ẩn, hãy luôn di chuyển bầy đàn của mình để khám phá, đi tìm điều mới mẻ bên trong mình và trong nửa còn lại.
Những va đập trắc trở trong đời sống, những bế tắc dồn nén, tất cả đều là thử thách để con đầu đàn bên trong ta chèo lái vượt qua, trong thế giới rộng lớn vô cùng.

Trẻ con to xác

Trẻ con to xác

Nguyễn Việt Hà-(http://chungta.com/)
Có một học giả không giỏi lắm, đã mạnh dạn tổng kết rằng, cuộc đời nhàn nhạt của một kẻ trượng phu bình thường đương nhiên gồm ba giai đoạn tu. Lúc bé thì tu ti, trưởng thành thì tu rượu, về già thì tu thân. Điều này lý giải tại sao đàn ông có tuổi thường vô cùng đạo mạo đứng đắn, hiếm hoi bọn mất dạy.
Có thể nói, chặng đường tu tập của tất thẩy thì đại loại đều vất vả cồng kềnh, nhưng ở giai đoạn đầu đáng kể là quan trọng nhất. Các nhà Nho thâm thúy chữ nửa đùa nửa thật khẳng định "Nhân chi sơ là sờ tí mẹ". Không phải ngẫu nhiên, nỗi nhớ tí mẹ ở tất tật đàn ông luôn là nỗi ám ảnh dằng dặc khôn nguôi, cho dù anh ta đã râu ria lòng thòng dài. Theo lý thuyết y học hiện đại, thì sữa mẹ tự nhiên thì không những chất lượng đã tuyệt cao mà bao bì còn tuyệt đẹp. Ngày xưa, đàn ông có tiền khi về già mệt mỏi biếng ăn, con cháu dư dật báo hiếu bằng cách lặn lội thuê về một vú em. Cụ Thượng trong tiểu thuyết hiện thực phê phán "Tắt đèn" được dậy ở giáo trình văn trung học phổ thông là như vậy. Diễn viên Trương Ngọc Ánh vào vai cho lãu Tầu lụ khụ bú tí ở phim "Áo lụa Hà Đông" cũng là vậy. Cái cảnh "tu ti" của phim đoạt giải Cánh diều vàng này vừa tố khổ lại vừa gợi cảm, có lẽ do Trương cô nương vốn xuất thân chân dài người mẫu. Khi cho bú cô nửa ngồi nửa đứng, chẳng những làm ông chồng gù chân chất phát ghen, mà khán giả bẽn lẽn tinh tế cũng đâm phát tức.
Khoảng năm mươi năm gần đây, đần ông càng đàng hoàng càng độc lập thì càng khó kiếm người yêu. Anh ta nông nổi tưởng tượng, với đàn bà anh ta phải là người che chở phải là người bao bọc. Anh ta nhầm. Tâm lý gia lỗi lạc người Áo Sigmund Freud (1856-1839) từng phân tích, phía sâu xa ẩn khuất trong vô thức của phụ nữ, luôn khát khao mang một thiên chức muốn được làm mẹ làm chị. Đàn ông mà giống trẻ con (tất nhiên đừng cởi truồng) thường được các bà các cô rưng rưng cảm mến. Họ lương thiện nghĩ, đàn ông mà biết hờn biết dỗi, biết không chịu trách nhiệm trước bất cứ việc gì, bạ một tý là khóc đấy mới chính là hồn nhiên trong veo ngây thơ.. Các Sở Khanh thập thành biết vậy, nên khi lọc lõi lừa tình, rất hay dở chiêu nũng nịu cắn móng tay rồi thỉnh thoảng lại còn "tè" bậy.
Hơn hai ngàn năm trước, đại hiền triết Lão Tử thâm thúy viết "thường đức bất ly, phục quy ư anh nhi" (Chương 28 - Đạo Đức Kinh). Nhiều quân tử vẫn giữ mình tri túc vẫn hiểu là "theo đức mà không lìa, nên trở về trẻ thơ". Đàn ông đã thật già dặn đau đớn, đã thật thăng trầm trải nghiệm, khi bắt buộc phải ứng xử với bao nhiêu bạc bẽo cuộc đời thì bao giờ cũng luôn giữ cái nhìn chân chất xanh non của mắt trẻ. Họ tung tăng nhưng không bầy đàn. Họ chơi vui nhưng không ồn ào. Bỡ ngỡ mà sâu sắc. Thơ mà không ngây. Ứng mà không chứa. Họ cầm tiền như trẻ con cầm lá. Họ xem quan tước như bọn trẻ xem truyện tranh. Họ chất phác trong suốt như tự nhiên. Họ làm bất cứ việc gì cũng không gượng gạo giả trá. Nhờ vậy, họ sống rất lâu và nữhng lời bi bô của họ cùng thời gian bỗng thăng hoa trở thành đạo lý.
Tuy nhiên, những bậc "lão giả anh nhi" (có người không biết chữ Hán linh tinh mạo muội dịch, người già đóng giả con nít) cũng chưa hẳn là những người thóat tục. Bằng cớ là kha khá rất đông trong bọn họ, thỉnh thoảng lại lon ton chạy đi lấy vợ trẻ. Nhiều người độc thân tưởng là chuyện dễ dàng nhưng thực ra đây là việc gian na khó, bởi điều kiện đầu tiên để lấy được vợ trẻ là mình phải rất già. Trên tờ "Gia đình và xã hội" có một chuyên đề phơi ơ tông về các bậc "lão giả" này. Họ là thi sĩ ví như là nhà thơ Bằng Việt. Họ là nhạc sĩ ví như quý ông Trọng Đài. Họ là diễn viên như danh hài Giang "còi". Đặc biệt có lão họa sĩ Trịnh Cung đã thành công khi lấy được vợ thua mình tới vài chục tuổi. Lão họa sĩ hồn hậu tâm sự, cô vợ trẻ cực kỳ hay ghen. Trịnh lão gia đúng là người đắc đạo đến cảnh giới vong niên. Độc giả rưng rưng xúc động khi xem ảnh minh họa có bố con ông. Ông bố bẩy chục tuổi bế ông con bẩy tháng tuổi, khi cả hai cùng cười thì ông con trông già gấp mười mấy lần ông bố.
Nhiều đàn ông tử tế thường thích coi mình là đức trẻ to xác. Đành rằng hay nhưng chưa chắc đã tuyệt vời. Văn hào người Nga Tônxtôi có một câu ngậm ngùi khi nói về Andecxen, nhà văn Đan Mạch chuyên viết chuyện cho thiếu nhi: "Ông ta rất cô đơn. Chính vì thế ông ta mới nói chuyện với bọn trẻ. Tuy làm như thế là lầm. Trẻ con không thương xót cái gì hết, chúng không biết thương". (Gorky bàn về văn học - tập 2). Người ta đồn rằng, Tônxtôi đã già ngay khi ông đang học mẫu giáo, cũng có thể vì thế mà ông viết được "Chiến tranh và hòa bình".

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Cảm nhận của tôi sau khi đọc bài viết

GS Nguyễn Đăng Hưng’s blog » Blog Archive » Vấn đề cốt lõi của công cuộc “đổi mới toàn diện” nền giáo dục và phong cách quản lý khoa học Việt Nam theo tôi, chính là loại ra ngoài lề yếu tố toàn trị, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng quyền lợi chính đáng của trí tuệ, của nhà khoa học, người trí thức.

GS Pierre Darriulat

Cảm nhận của tôi sau khi đọc bài viết

của GS. Pierre Darriulat

GS Nguyễn Đăng Hưng

Tôi rất cảm động sau khi đọc bài của GS. Pierre Darriulat ! Việc đầu tiên là tôi phải chân thành cám ơn người đồng nghiệp này! Tôi có đọc ông trước đây một số bài rồi, nhưng qua bài này tôi có những cảm xúc, không những thú vị mà còn có thể nói là xúc động!
Thậy vậy, tôi không ngờ ông hiểu và yêu đất nước Việt Nam chúng ta đến vậy!
Vâng, phải “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, một khẩu hiệu của đảng CS Việt Nam ra đời đã gần 30 năm, giai đoạn Việt Nam đang lâm vào khủng hoản ngút ngàn và muốn thoát ra chỉ có một cách là “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật”.
Tuy nhiên vế cuối cùng của khẩu hiện này, nói rõ sự thật  thì hình như chưa, chưa được thực hành đúng mức, chưa được thể hiện đến nơi đến chốn. Có lẽ đó là hệ lụy của tình trạng tệ hại hiện nay!
____
Chú ý: bên trong bạn đọc có thể tham khảo toàn văn bài viết của GS Pierre Darriulat
Trong bài này GS. Pierre Darriulat đã nói rõ sự thật, sự thật về tình trạng giáo dục và đào tạo hiện hành, về phong cách quản lý nghiên cứu khoa học, những sự thật đau lòng mà sau gần 30 năm đổi mới, nó vẫn còn tồn đọng, thậm chí ngự trị bao trùm tại Việt Nam.
Ba mươi năm đã đủ cho Hàn Quốc vốn kém mở mang đã trở thành một cường quốc kinh tế và khoa học công nghệ. Đây chính là sự thật đau xót, cháy bỏng tâm can đông đảo người Việt Nam!
GS. Pierre Darriulat đã đưa ra những dẫn dụ mà ông chứng kiến tại Việt Nam trong thời gian tác nghiệp về chuyên ngành của ông: vật lý hạch nhân và vũ trụ.
Là chuyên gia lăn lộn tại Việt nam từ năm 1977 rồi bỏ cuộc 10 năm, sau đó  nối lại từ 1989 cho đến tuổi về hưu năm 2006, tôi cũng đã chứng kiến rất nhiều điều tương tự trong ngành của tôi: Tính toán cơ học.
Xin đơn cử vài ví dụ điển hình. Có lần tôi liên lạc được với một vài cán bộ cao cấp ngành dầu khí, trong những năm 90 là ngành khá thịnh vượng tại Việt Nam, sẳn sàng đầu tư cho việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại cho việc thiết kế tính toán các thiết bị thăm dò và khai khác dầu trên biển Đông Nam Á. Là người đã tham gia lập trình trong cuối những năm 60, một trong những nhà khoa học viết những dòng đầu  cho một phần mềm tính toán sau này trở thành một chương trình vạn năng có giá trị thương mại cao vì có khả năng tính toán thiết kết các cấu trúc phức tạp, đặt biệt xác định độ rung của các dàn khoan trước tải trọng sóng gió!
Vì là đồng tác giả, tôi có thẩm quyền chuyển giao công nghệ này về Việt Nam với một giá rất rẻ. Than ôi, tôi bất ngờ có được câu trả lời là họ chỉ muốn mua phần mềm này ở giá thật là cao và đã có ký kết mua ở Singapore. Tôi biết ở thời buổi ấy Singapore đang học hỏi chúng tôi. Và tôi ngỡ ngàng chợt hiểu là họ mua để có nhiều hoa hồng chứ không phải để xử dụng trên thực tế vì họ không đế ý đến đề nghị chính đáng của tôi với tư cách chuyên gia là đào tạo người biết xử dụng và đánh giá các kết quả tính toán mới là việc quan trọng chứ không phải chỉ đem về phần mềm cài trên máy rồi ngồi đó bấm chuột lung tung…
Một sự thật nghiêm trọng hơn là năm 1991, khi tôi tổ chức một lớp thỉnh giảng chuyên đề về phương pháp phần tử hữu hạn và các phần mềm áp dụng phương pháp này tại một viện … nổi tiếng tại Sài Gòn. Tôi vốn là một kỹ sư nên bài giảng của tôi luôn luôn có phần thực hành đi theo, làm bài tập tính toán trực tiếp trên máy tính. Tôi đem tử Bỉ về một môn đệ gốc người Pháp, học trò xuất sắc của tôi. Tôi lo phần giảng lý thuyết và trợ lý của tôi lo phần thực hành. Trợ lý của tôi (nay là một giáo sư cơ học bề thế tiếng tăm tại Pháp) cài vào các máy tính của viện này các phiên bản của phần mềm chúng tôi đem về. Vì phần mềm này đang được thương mại hóa rất thành công tại Châu Âu (thiết kế cho máy bay Châu Âu) chúng tôi phải dùng các khóa cứng trên các máy tính để đảm bảo an toàn.
Đến chiều thứ hai khi bắt đầu phân phối bài tập cho học viên, chẳng có máy nào chạy cả. Trợ lý báo cho tôi hay là, lợi dụng những ngày cuối tuần, ai đó đã vào máy bẻ khóa với ý định chôm phần mềm của chúng tôi. Kẻ xấu không đạt được ý đồ, nhưng trong thao tác lung tung đã làm hỏng các lệnh tương tác với hệ thống điều hành. Không cài lại thì không thể xử dụng được.
Người trợ lý còn bảo với tôi là sẽ báo cáo về Bỉ việc này. Nội dung là đối tác mà tôi đã chọn là đối tác không thể tin tưởng được. Sau đó tôi bắt buộc phải ngưng mọi hợp tác với đối tác này. Họ đã hành xữ rất sai lầm. Nếu tử tế bình thường qua hợp tác họ sẽ có hết vì theo dự án, chúng tôi đã trù liệu không những cung cấp miễn phí phần mền sau khóa học mà còn ra sức đào tạo nhân sự biết xử dụng, làm chủ trọn vẹn công nghệ… Mọi chi phí đã được bố trí trong nội dung dự án…
Đây chính là tư duy ăn xổi ở thì trong giáo dục khoa học công nghệ, phát xuất từ những quan điểm cố hữu sai trái, những tệ đoan đã dần dần thành hệ thống…
Thành ra tôi rất đồng ý với GS. Pierre Darriulat, nói ra sự thật là thiết yếu trong tình hình hiện nay. Bởi vậy, tôi cho rằng các nhà khoa học Việt kiều thành công ở nước ngoài khi về Việt Nam tác nghiệp, nên cố gắng giữ cho mình một tinh thần độc lập, phê phán và phản biện nghiêm túc và kịp thời những sai trái hiện hữu. Chỉ có như thế mới có thể góp phần hữu hiệu cho việc đóng góp “đổi mới toàn diện” nền giáo dục, phong cách quản lý khoa học đã bị chệch hướng từ quá lâu tại Việt Nam.
Trong phần đầu của bài viết GS. Pierre Darriulat có nhắc đên quan điểm của GS Hồ Đắc Di về giáo dục và quản lý khoa học. Chúng ta không nên quên là GS Hồ Đắc Đi đã được đào tạo bài bản tại Pháp từ những năm 20 của thế kỷ trước. Và bắt đầu từ những năm 30 khi ông về Việt Nam hành nghề, ông đã bị chính quyền thuộc địa Pháp đối xử không công bằng. Tuy nhiên, chính quyền thuộc địa Pháp không có yếu tố toàn trị, nên cuối cùng vẫn có những đồng nghiệp người Pháp trong giới lãnh đạo y học như  hiệu trưởng trường Đại học Y – Dược thuộc Đại học Đông Dương bác sĩ Leroy des Barres mời ông về giảng dạy về phụ sản tại Hà Nội, nối lại những chức năng mà ông đã từng có tại Paris.
Vấn đề cốt lõi của công cuộc “đổi mới toàn diện” nền giáo dục và phong cách quản lý khoa học Việt Nam theo tôi, chính là loại ra ngoài lề yếu tố toàn trị, tôn trọng tự do học thuật, tôn trọng quyền lợi chính đáng của trí tuệ, của nhà khoa học, người trí thức.
Đó là những điều tôi hiểu khi đọc bài của GS. Pierre Darriulat và một lần nữa, cám ơn ông đã có cái nhìn khách quan, vô tư nhưng rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và quản lý khoa học tại nước ta.
Sài Gòn ngày 19/2/2014
GS Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự Đại học Liège, Bỉ,
_______________________________________________________________________________________

Dũng cảm nhìn vào sự thật

Pierre Darriulat


Trong lớp trẻ ngày nay không có nhiều người theo đuổi các ngành KH&CN mà chỉ chạy theo sự hào nhoáng của tên gọi các ngành học, các trường đại học đua nhau mở các khóa kinh tế học, quản trị, marketing, nhưng sự thật là đa phần họ chỉ đào tạo ra những giao dịch viên ngân hàng, những nhân viên bàn giấy, những đốc công, và những người bán hàng.
Do ảnh hưởng từ những giá trị chuẩn mực của khoa học phương Tây, chúng ta vẫn thường tôn vinh những phẩm chất như sự nghiêm túc trong tư tưởng và đạo đức khoa học, hay tự do học thuật; chúng ta đấu tranh chống lại những luận điệu áp đặt mang tính phi khoa học, khuyến khích lối tư duy phê phán; hướng tới sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, giữa lý thuyết và thí nghiệm hay quan sát thực tế, giữa nghiên cứu và giảng dạy; chúng ta cũng mong muốn những lời phát biểu của Giáo sư Hồ Đắc Di tại rừng Việt Bắc những năm 1947 – 1949 sẽ trở thành nền tảng để xây dựng hệ thống đại học Việt Nam hiện đại. Đó là những lý tưởng tốt đẹp mà nhiều người trong chúng ta đã dành cả cuộc đời mình để theo đuổi.
Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật.
Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc VI, 1986
Tuy vậy, mối nguy hiểm ở đây là đôi khi chúng ta vì mải mê đắm chìm vào lý tưởng mà quên nhìn vào thực trạng của nền giáo dục đại học và khoa học của đất nước, vốn còn xa mới đạt tới những gì ông Hồ Đắc Di mong mỏi. 
Khi bàn về giáo dục đại học ở Việt Nam, người ta thường nhắc đến ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa Việt; họ cũng luôn nói rằng Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng còn sớm hơn cả trường đại học lâu đời nhất ở châu Âu, rằng người Việt luôn luôn đề cao vai trò của sự học. Nhưng sự thật, là cách đây gần một thế kỷ, hơn 90% dân số Việt Nam không biết đọc, và 30 năm chiến tranh đã gây nhiều tác động tiêu cực tới sự nghiệp giáo dục và đào tạo của cả một thế hệ. 
Ngày nay, tình hình đã thay đổi: hơn 90% dân số biết đọc biết viết; các bậc cha mẹ đều tìm cách hướng con em mình theo học đại học, nơi được coi là cánh cửa dẫn tới tiền tài, địa vị xã hội, hạnh phúc, tức là tất cả những gì họ từng mong ước nhưng chưa có được trong những năm tháng gian truân vất vả khi xưa. Họ không quản ngại hy sinh để cho con theo học đại học, những gia đình khá giả hơn thậm chí còn dành dụm tiền để gửi con đi du học nước ngoài. Trong suy nghĩ của họ, họ đánh đồng hạnh phúc với tiền tài, văn hóa với sự giàu có; và sự thật là con em họ trưởng thành với tư tưởng coi trọng tiền bạc hơn kiến thức.
Lãng phí các nguồn lực
Sự thật là trong lớp trẻ ngày nay không có nhiều người theo đuổi các ngành KH&CN, một phần do các tổ chức học thuật trong nước vô cùng thụ động trong các hoạt động quảng bá cho khoa học và hỗ trợ sự phát triển của thế hệ trẻ. Trong khi đó, chạy theo sự hào nhoáng của tên gọi các ngành học, các trường đại học đua nhau mở các khóa kinh tế học, quản trị, marketing, nhưng sự thật là đa phần họ chỉ đào tạo ra những giao dịch viên ngân hàng, những nhân viên bàn giấy, những đốc công, và những người bán hàng. Tại các trường đại học ở Hà Nội mà tôi có dịp tham gia giảng dạy, tôi thấy rất nhiều sinh viên uổng phí bốn năm học chỉ để làm một việc là quên lãng dần những kiến thức phổ thông bởi các trường đại học không nghiêm túc kiểm soát chất lượng kiến thức của người học nhưng vẫn cấp bằng, điểm số được chấm một cách dễ dãi, năng lực và tài năng của sinh viên không được đánh giá một cách đúng mực. Vì vậy, những người có hiểu biết đều thiếu niềm tin vào chất lượng cũng như năng lực của các trường đại học trong nước tới nỗi họ tìm mọi cách gửi con cái mình đi du học.
Người thầy giáo nào càng đào tạo được nhiều học trò giỏi hơn mình thì càng hạnh phúc. – Giảng dạy và nghiên cứu là hai anh em sinh đôi, và nhiều khi giảng đường trang nghiêm chỉ là sảnh chờ trước khi bước vào phòng thí nghiệm. – Trường đại học không chỉ là nơi giảng dạy khoa học đã hình thành, mà còn là nơi đang hình thành khoa học. – Nghiên cứu là làm việc theo nhóm. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ và nhẫn nại. Nó bao gồm những kỹ năng, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, luôn không ngừng tìm kiếm phát minh để có thể nắm bắt cơ hội. Cùng với công việc, trí tưởng tượng và  phương pháp, cơ hội và sự quan tâm sẽ đến trong tầm tay. – Nhà khoa học phải có một phông văn hóa rộng để không chỉ như những người thợ thủ công lành nghề được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp. Đào tạo các nhà khoa học phải chú trọng phát triển cả về trí tuệ và đạo đức, bao gồm cả khoa học và nghệ thuật. – Tinh thần học thuật là một đặc trưng của đào tạo giáo dục bậc cao so với bậc trung học và trung học chuyên nghiệp; đó là sự thỏa hiệp giữa sinh viên và giảng viên mà không có chỗ cho việc lạm dụng quyền hạn. Chỉ khi đó, thông qua mối quan hệ không áp đặt, năng lực phán xét mới có thể nở rộ hoàn toàn tự do-đó là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa trí tuệ nhân loại, một yếu tố vô cùng quan trọng đối với khoa học. – Khi học thì phải nghi ngờ và khi làm thì phải có niềm tin. – Có thể điều khiển được các nhà khoa học, nhưng không thể điều khiển được Khoa học. – Thật quý giá cho nhà khoa học nào có một công việc kết hợp được cả Khoa học và Lương tâm. Có tài là chưa đủ; mà phải có đạo đức trong sáng.  – Trường đại học phải tự hào vì đã quyết tâm gìn giữ di sản trí tuệ của những người đang đấu tranh vì tự do.Người thầy giáo nào càng đào tạo được nhiều học trò giỏi hơn mình thì càng hạnh phúc. – Giảng dạy và nghiên cứu là hai anh em sinh đôi, và nhiều khi giảng đường trang nghiêm chỉ là sảnh chờ trước khi bước vào phòng thí nghiệm. – Trường đại học không chỉ là nơi giảng dạy khoa học đã hình thành, mà còn là nơi đang hình thành khoa học. – Nghiên cứu là làm việc theo nhóm. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ và nhẫn nại. Nó bao gồm những kỹ năng, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi, luôn không ngừng tìm kiếm phát minh để có thể nắm bắt cơ hội. Cùng với công việc, trí tưởng tượng và  phương pháp, cơ hội và sự quan tâm sẽ đến trong tầm tay. – Nhà khoa học phải có một phông văn hóa rộng để không chỉ như những người thợ thủ công lành nghề được đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp. Đào tạo các nhà khoa học phải chú trọng phát triển cả về trí tuệ và đạo đức, bao gồm cả khoa học và nghệ thuật. – Tinh thần học thuật là một đặc trưng của đào tạo giáo dục bậc cao so với bậc trung học và trung học chuyên nghiệp; đó là sự thỏa hiệp giữa sinh viên và giảng viên mà không có chỗ cho việc lạm dụng quyền hạn. Chỉ khi đó, thông qua mối quan hệ không áp đặt, năng lực phán xét mới có thể nở rộ hoàn toàn tự do-đó là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa trí tuệ nhân loại, một yếu tố vô cùng quan trọng đối với khoa học. – Khi học thì phải nghi ngờ và khi làm thì phải có niềm tin. – Có thể điều khiển được các nhà khoa học, nhưng không thể điều khiển được Khoa học. – Thật quý giá cho nhà khoa học nào có một công việc kết hợp được cả Khoa học và Lương tâm. Có tài là chưa đủ; mà phải có đạo đức trong sáng.  – Trường đại học phải tự hào vì đã quyết tâm gìn giữ di sản trí tuệ của những người đang đấu tranh vì tự do.
GS Hồ Đắc Di
Tôi cũng đã thấy nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp lại khăn gói lên đường tầm sư học đạo xứ người, chắc mẩm rằng cứ đi du học là tự khắc sẽ giỏi, nhưng khi đối diện với thực tế đã vỡ mộng ra sao. Những người thành công thì hoặc là định cư hẳn ở nước ngoài, hoặc là về nước để rồi không tìm thấy cơ hội phát triển sự nghiệp xứng đáng với những gì họ đã bỏ ra để học hỏi những kỹ năng mới, kiến thức mới. Sự thật, là tình trạng chảy máu chất xám đang diễn ra gay gắt. Tất cả những công sức đầu tư của các gia đình và cả Nhà nước gửi người đi đào tạo ở nước ngoài rốt cuộc trở thành lãng phí vì chúng ta không khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực đó. 
Một trong những ví dụ điển hình là trong hơn một thập kỷ nay, người ta đã bàn bạc nhiều về chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam, nhưng rút cục trên cả nước vẫn chưa có một trung tâm đào tạo các nhà khoa học, các kỹ sư giúp vận hành nhà máy điện hạt nhân tương lai; nơi có thể gửi người đi tập huấn rồi trở về truyền đạt lại kiến thức cho sinh viên, hoặc mời chuyên gia nước ngoài tới giảng những khóa ngắn hạn theo từng chủ đề cụ thể; nơi có thể tận dụng các kinh nghiệm nghiên cứu tích lũy được trong nhiều năm qua tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Trong khi đó, chúng ta vẫn cứ tiếp tục gửi người đi du học nước ngoài mà không hề giám sát tiến độ học tập của họ, và cũng chẳng hề chuẩn bị để có thể tiếp nhận và sử dụng hiệu quả họ sau khi tốt nghiệp về nước. 
Kết quả là, tới nay chúng ta vẫn hoàn toàn thiếu sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân, và đây là lí do khiến một số chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này có ý kiến cho rằng Việt Nam nên từ bỏ tham vọng xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong tương lai trước mắt. Đây cũng là một sự thật đáng tiếc.
Cách đây mấy năm, Quỹ Phát triển Khoa học & Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) ra đời. Đó là một sáng kiến rất đáng khen, nhằm tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, giúp đánh giá các đề tài nghiên cứu một cách khách quan hơn. Nhưng sự thật, là số tiền tài trợ cho các dự án mới kể từ ngày 01/01/2013 cho tới hơn một năm sau mới được Bộ Tài chính duyệt cho giải ngân. Điều này gây ra nhiều xáo trộn nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện các đề tài. Mặt khác, là quỹ NAFOSTED đến nay vẫn chưa có động thái nỗ lực nào để khuyến khích tinh thần làm việc nhóm và tự do sáng tạo cá nhân. Trái lại, họ yêu cầu mỗi thuyết minh đề tài phải giải trình thật chi tiết nội dung đóng góp của từng cá nhân thay vì cho phép chủ nhiệm đề tài tự quản lý một cách linh hoạt công việc của các thành viên tham gia thực hiện đề tài. 
Người ta vẫn thường kêu ca rằng sở dĩ nền nghiên cứu của Việt Nam khó cất cánh được là vì thiếu thiết bị nghiên cứu. Nhưng sự thật như tôi được biết có những thiết bị quan trọng do các cơ quan nghiên cứu mua, hoặc do nước ngoài tài trợ, nhưng rồi bị đắp chiếu vì trong nước không có người đủ năng lực khai thác, sử dụng. 
Một Việt kiều từng tặng cho Việt Nam một giao thoa kế vô tuyến, để rồi nó bị chôn vùi trong tủ để đồ ở một trường đại học tại Hà Nội trong suốt 15 năm. Sau khi được chúng tôi phát hiện và mang về, nó đã được một sinh viên của tôi sử dụng phục vụ nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ. Nhưng rồi một vị công chức bàn giấy trong trường phát hiện ra rằng danh sách hàng tồn kho của anh ta thiếu mất thiết bị ấy nên đã gọi chúng tôi đòi lại. Vậy là nó lại quay về nằm im trong tủ và nhiều khả năng sẽ ở lại đó vĩnh viễn. 
Khoa vật lý hạt nhân của một trường đại học từng bỏ ra vài triệu đô la để mua một chiếc máy gia tốc mà họ cũng không biết phải dùng để làm gì. Thực ra, loại máy gia tốc này chỉ hữu ích cho giới vật lý hạt nhân khoảng 60 năm về trước, còn hiện nay nó chỉ có thể được sử dụng trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu mà thôi. Tuy vậy, người ta vẫn quyết định mua, nhưng lại không cho các nhà khoa học vật liệu cơ hội sử dụng nó. 
Sự thật là tôi đã thấy có những cá nhân xin mua những thiết bị lớn đắt tiền, giá cả có khi lên tới hàng trăm triệu đô la hoặc hơn, mà không hề tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và cũng không lưu tâm tới thực tế là trong nước không có người đủ kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để vận hành và bảo dưỡng thiết bị đó một cách hợp lý. Tôi còn được biết rằng bạn bè quốc tế đã tặng cho Việt Nam những công cụ máy móc cơ khí hiện đại nhưng rồi tất cả đều bị đắp chiếu trong xưởng tới hàng thập kỷ đơn giản vì không có người vận hành. 
Bằng cấp và đạo đức 
Những người sở hữu bằng đại học lẽ ra phải được coi là người có năng lực, và tấm bằng đại học lẽ ra phải là bàn đạp phát triển cho giới trẻ hòa nhập vào giới tinh hoa của nước nhà, là nền tảng xây dựng tương lai đất nước. Sự thật, là tiền lương công nhân viên chức không đủ để họ nuôi gia đình, nên họ phải bươn chải làm ngoài để sinh tồn. Trong khi đó, không có sự khác biệt về tiền lương nào giữa những người làm việc chăm chỉ và những người thậm chí còn không thèm bước chân vào cửa cơ quan, ngoại trừ những dịp như dịp lễ tết để thu phong bì. Sự thật thì chiếc bằng đó chẳng mấy hữu dụng, và cách tốt nhất để kiếm được một vị trí như ý nhiều khi là đưa những chiếc phong bì cộm tiền cho những vị thủ trưởng, hoặc có người thân làm to. Đó là những câu chuyện đáng buồn mà tôi đã từng chứng kiến. 
Mấy năm trước, ngài Phó Thủ tướng chia sẻ tham vọng được thấy 20.000 tiến sĩ tốt nghiệp vào năm 2020. Sự thật, là ba cựu nghiên cứu sinh của tôi từng theo học tiến sĩ trong dự án hợp tác giữa Việt Nam và các trường đại học danh tiếng của Pháp, nhưng cho tới giờ họ vẫn chưa nhận được bằng của phía Việt Nam cấp, bất chấp sự tồn tại của cái thỏa thuận chính thức giữa hai nước rằng sau khi nghiên cứu sinh bảo vệ khóa luận, trường đại học của cả hai bên đều phải cấp bằng. Một sinh viên của tôi đang làm tiến sĩ tại Việt Nam đã viết xong luận án từ cách đây vài tháng, nhưng giờ lại phải vượt qua một chặng đường dài gồm một loạt những thủ tục hành chính đặt ra chỉ để đánh đố nhau: tám buổi thuyết trình; một bản nhận xét của hai thầy phản biện – một trong hai người đó đã đưa ra những nhận xét lộ rõ sự yếu kém năng lực chuyên môn của mình; thu thập đủ 15 đánh giá tốt từ 50 tiến sĩ tại Việt Nam – thực tế là phần lớn những người này không hiểu gì về luận văn đó dù đã được gửi bản thuyết minh tóm tắt. 
Chúng ta phải có can đảm để đối diện với sự thật. Vấn đề không phải là đổ lỗi cho ai đó, bởi có quá nhiều tác nhân lịch sử dẫn tới tình trạng như hiện nay. Người duy nhất có lỗi ở đây là người chối bỏ sự thật.
Hiện nay, các nghiên cứu sinh cứ ba tháng một lần phải gửi báo cáo cho phòng phụ trách nghiên cứu sinh của trường để báo cáo tiến độ, như thể người ta cho rằng vị quản lý nghiên cứu sinh là kẻ bất tài, thiếu trách nhiệm, hay gian dối, không đáng tin cậy để thực hiện công việc đó. Chúng ta sẽ dễ nghĩ rằng cách giám sát kỹ càng như vậy có thể hạn chế những gian lận trong việc cấp bằng, nhưng trên thực tế, chúng ta lại thường xuyên phải nghe đến những vụ mua bán bằng cấp hay thuê người viết luận văn, hay khá khẩm hơn là được cắt dán xào xáo bởi những người chuyên sống bằng nghề này.   
Người ta ưa dùng những danh xưng nghe thật “kêu”. Đi dọc hành lang các viện nghiên cứu hay các trường đại học, ta sẽ bắt gặp không ít những cánh cửa gắn biển giám đốc phòng này, giám đốc ban nọ, nhưng sự thật, là phòng này ban nọ mà vị giám đốc đó lãnh đạo thường chỉ gồm có một người – tức là chính vị giám đốc đó – còn văn phòng của ông ta thì hầu như lúc nào đóng cửa bỏ không. Tôi có những sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp của một khoa được coi là chất lượng cao tại một trường đại học Hà Nội, có tên gọi Năng lượng cao và Vũ trụ học. Nhưng thực tế là những sinh viên của khoa này chẳng hề biết thuyết tương đối hay vũ trụ học là gì, thậm chí thiếu cả những kiến thức rất sơ đẳng về vật lý.
Cách đây mấy năm dư luận xôn xao về một vụ đạo văn. Nguyên là một nhóm các nhà vật lý, trong đó có hai giáo sư, một người giữ chức vụ cao, từng đại diện Việt Nam trong một sự kiện quốc tế, đã “xào nấu” một công trình nghiên cứu bằng cách cắt dán lại từ những tài liệu đã được công bố, sau đó thêm thắt vào một vài câu vô nghĩa rồi gửi tới nhiều tạp chí quốc tế khác nhau. Một số báo đã nhận đăng – điều này phản ánh chất lượng thẩm định của các báo đó tệ hại như thế nào – nhưng có một số báo đã phát hiện ra được sự gian dối. Nhưng sự thật là đến nay các nhà quản lý của chúng ta vẫn chưa có biện pháp nào ngăn cản, hạn chế những sự việc như vậy tái diễn.
Đối diện với sự thật như thế nào?
Nền giáo dục sẽ chẳng đi tới đâu khi mà cách tốt nhất để người ta kiếm được một công việc tốt là có tiền, mối quan hệ, hay có người thân làm quan chức. Tham nhũng là kẻ thù tồi tệ nhất của giáo dục.
Sự thật, là chúng ta phải xây dựng lại từ đầu một hệ thống trường đại học Việt Nam đáp ứng nhu cầu của tương lai, và việc che giấu những khuyết điểm như chúng ta vẫn làm trong suốt những thập kỷ qua sẽ không đi tới đâu cả. Chúng ta phải có can đảm để đối diện với sự thật. Vấn đề không phải là đổ lỗi cho ai đó, bởi có quá nhiều tác nhân lịch sử dẫn tới tình trạng như hiện nay. Người duy nhất có lỗi ở đây là người chối bỏ sự thật.
Sự thật là việc xây dựng một hệ thống trường đại học như vậy sẽ phải trải qua nhiều thế hệ. 2/3 người Việt Nam sinh ra sau thời kỳ Đổi mới. Chúng ta cần phải suy nghĩ lại xem mình cần – và có thể – đem lại cho họ loại hình giáo dục, đào tạo nào. Chúng ta phải ngừng ngay việc so sánh các trường đại học Việt Nam với các trường đại học trên thế giới, bởi đây không chỉ là một việc làm vô nghĩa mà, tai hại hơn, còn gây ra những ngộ nhận về đường hướng. 

Chúng ta phải đặt ra các ưu tiên, và điều chỉnh cân đối tỉ lệ các trường hướng nghiệp, trường chuyên nghiệp, trường kinh doanh, và trường đại học. Chúng ta phải tìm hiểu rõ hơn đất nước mình cần bao nhiêu bác sĩ, bao nhiêu kỹ sư, hay giáo viên, những dự đoán sát thực tế hơn về số lượng nhà kinh tế, nhà quản lý, và doanh nhân cần thiết. Chúng ta cũng cần biết rõ về tỉ trọng nhân lực giữa hai khu vực nhà nước và tư nhân. 
Ngoài những vấn đề ưu tiên nói trên, chúng ta cũng cần phải ưu tiên khôi phục lại đạo đức và sự trung thực trong các hoạt động. Nền giáo dục sẽ chẳng đi tới đâu khi mà cách tốt nhất để người ta kiếm được một công việc tốt là có tiền, mối quan hệ, hay có người thân làm quan chức. Tham nhũng là kẻ thù tồi tệ nhất của giáo dục. 

Tôi vừa đọc xong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình (Gia đình, Bạn bè, và Đất nước), trong đó có một chương thú vị nói về những vấn đề xảy ra trên dưới 30 năm trước mà bà phải đối mặt trong giai đoạn 10 năm bà làm Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Đó là: hợp nhất hai nền giáo dục Nam Bắc, xóa nạn mù chữ trong công nhân, xây trường mới (ở cả các vùng sâu vùng xa) và mở trường sư phạm để đào tạo giáo viên, duy trì hoạt động giáo dục trong giai đoạn khó khăn những năm 1979 – 1980, trồng cây vải ở Hải Dương giúp cải thiện đồng lương giáo viên, hướng dẫn thực hiện các hoạt động như “Phủ xanh đất trống đồi núi trọc”, “Góp giấy làm kế hoạch nhỏ”, “Thu gom chai lọ”, hay “Góp lông gà lông vịt”. Qua cuốn hồi ký, có thể thấy  rằng vào cuối thập niên 1980, các trường đại học hiện đại Việt Nam đều được xây dựng lên từ rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Ngày nay, chúng ta cũng cần đối diện với một sự thật, rằng ở nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như hai lĩnh vực mà tôi quen biết là vật lý hạt nhân và vật lý học thiên văn, thì mọi việc hầu như phải bắt đầu từ con số 0. 
Vậy đến bao giờ chúng ta mới giải quyết được những vấn đề này, và tới khi nào trường đại học mà Giáo sư Hồ Đắc Di từng mơ ước mới trở thành hiện thực? 
Dĩ nhiên, chưa thể mong sẽ trông thấy nó trong tương lai gần. Chúng ta phải xây dựng nó từ đầu nên quá trình hoàn thiện có thể phải kéo dài hàng nhiều thế hệ chứ không chỉ vài năm. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nói rằng ngay từ bây giờ chúng ta vẫn có thể gieo trồng hạt giống của khoa học cơ bản với những nghiên cứu khai phá ở tận biên giới tri thức khoa học của nhân loại. Tất nhiên những nghiên cứu như vậy chỉ có thể thực hiện ở quy mô khiêm tốn, và phải ưu tiên chất lượng hơn số lượng. Muốn vậy ta phải làm gì? 
Trước tiên, cần chọn ra một số lĩnh vực mà Việt Nam sẵn sàng – và có đủ khả năng – hậu thuẫn. Khi lựa chọn cần lưu ý đến tiềm năng phát triển một số lĩnh vực vẫn còn để ngỏ nhiều cơ hội nghiên cứu và chúng ta dễ đạt được thành tựu hơn trong một vài thập kỷ tới. 

Cũng cần phải cân nhắc tới vấn đề tài chính, không nên bỏ tiền xây dựng, chế tạo những thiết bị, cơ sở vật chất tốn kém trong khi có thể tận dụng những thiết bị ở nước ngoài với mức chi phí phải chăng; trước khi đầu tư xây dựng thiết bị khoa học mới trong nước, cần bàn bạc với nhiều bên, kể cả các chuyên gia nước ngoài. Cần phải tìm hiểu cụ thể về tài năng và năng lực của những người làm nghiên cứu trong nước; một ngành nghiên cứu nào đó chỉ có thể được tài trợ một cách hữu hiệu khi đã có sẵn một đội ngũ nghiên cứu năng động trong nước, đã từng chứng tỏ khả năng hoạt động hiệu quả của mình trong lĩnh vực đó. Và, mặc dù đây không phải là ưu tiên, nhưng cũng cần quan tâm tới mối liên hệ giữa lĩnh vực đó với các nghiên cứu ứng dụng và các địa chỉ ứng dụng khác. Tuy nhiên, trước khi đầu tư vào trang thiết bị, chúng ta cần đầu tư vào con người, chúng ta cần đầu tư vào trí tuệ, chúng ta phải xây dựng được những đội ngũ có đủ năng lực để sử dụng, vận hành, và bảo dưỡng những trang thiết bị đó.
Người ta vẫn thường kêu ca rằng sở dĩ nền nghiên cứu của Việt Nam khó cất cánh được là vì thiếu thiết bị nghiên cứu. Nhưng sự thật như tôi được biết có những thiết bị quan trọng do các cơ quan nghiên cứu mua, hoặc do nước ngoài tài trợ, nhưng rồi bị đắp chiếu vì trong nước không có người đủ năng lực khai thác, sử dụng.
Một vấn đề khác cần quan tâm là việc trọng đãi nhân tài. Ở đây, chúng ta cũng cần phải dũng cảm đối diện với sự thật. Sự thật là ở Việt Nam nhiều giảng viên đại học chỉ biết đọc bài giảng sẵn có trong sách giáo khoa và không đủ năng lực thực hiện công việc nghiên cứu. Vì vậy chúng ta phải khen thưởng cho những người có thể tự thiết kế chương trình, tự soạn bài giảng, và có tham gia nghiên cứu; những người này cần có những mức lương xứng đáng để họ có thể toàn tâm toàn ý tập trung vào hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, đồng thời được xã hội tôn trọng. Hiện nay, thu nhập của một nhà nghiên cứu trẻ còn thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của một nhân viên bàn giấy tại ngân hàng hay doanh nghiệp tư nhân, khiến họ không được gia đình, bạn bè coi trọng và buộc phải làm thêm, dạy thêm quá sức để có thể sinh tồn. Với thực tế như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ có thể xây dựng được ngôi trường đại học như mong muốn.  
Tuy nhiên, việc cần làm gấp hiện nay là trang bị cho giới trẻ những gì là cần thiết để họ có đủ dũng cảm đối diện với sự thật, nhìn thẳng vào sự thật, hình thành lối tư duy phê phán, và theo đó mà hành động. Tức là, chúng ta cần đào tạo được những người trưởng thành có trách nhiệm.         Bùi Thu Trang dịch
Nguồn: http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=7318