Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Đặc nhiệm Ukraine đột nhập khu người Việt

Đặc nhiệm Ukraine đột nhập khu người Việt

  • BBC-3 giờ trước

Image copyrightNguoiVietUkraina
Image captionHàng trăm đặc nhiệm Ukraine tham gia vụ lục soát

Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) nói vụ đặc nhiệm nước này lục soát khu dân cư người Việt ở Odessa là để 'tìm các băng buôn người'.
Hôm 28/1, một nhóm lính đặc nhiệm, nhiều người bị mặt đã tràn vào khu Lotos (người Việt gọi là Làng Sen), khám nhà và tịch thu tiền của người Việt sống tại đây.
Ngày 31/1, người phát ngôn của SBU, bà Elena Gitlyanskaya, nói trên truyền thông Ukraine rằng cuộc khám xét tại khu Làng Sen là nhằm mục đích "tìm kiếm và phát hiện các kênh chuyển người bất hợp pháp vào Ukraine".
Bà Gitlyanskaya cho hay SBU đã thực hiện 14 vụ lục soát trong chiến dịch đặc biệt truy quét những đường dây buôn người và di trú bất hợp pháp.
Vụ lục soát ở Làng Sen được cho là lớn nhất từ trước tới nay nhằm vào khu dân cư của người Việt.
Đại sứ quán Việt Nam tại Ukraine đã cử người tới Odessa để tìm hiểu về vụ này.

'Đập cửa xông vào'

Website Người Việt Ukraina của cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc tại Ukraine đưa tin rằng vào khoảng 5 giờ sáng 28/1, hàng trăm cảnh sát đặc nhiệm cùng xe đặc chủng đã bắt đầu tới khu Làng Sen để tiến hành vụ khám xét.
Họ đã bao vây khu nhà và vào khám xét một số căn hộ.
Truyền hình Ukraine chiếu cảnh một số cửa ra vào đã bị đập vỡ khi các lính đặc nhiệm dùng vũ lực để vào bên trong.
Một số người Việt cáo buộc bị đánh đập và bắt giữ. Họ cũng nói đã bị tịch thu tiền.
Dư luận người Việt sống ở đây cho rằng vụ lục soát này liên quan tới buôn bán ngoại tệ nhiều hơn là di trú trái phép.
Hiện chưa rõ số tiền bị tịch thu ở đây là bao nhiêu.
Các khu dân cư của người Việt tại Nga và Ukraine không chỉ là nơi sinh sống mà còn là nơi sinh hoạt, buôn bán của cộng đồng.
Khoảng 700 trong số 3.000 người Việt ở Odessa làm công việc buôn bán hàng tiêu dùng và kinh doanh ở khu chợ có tên Chợ Cây số 7.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Nhiệm kỳ II của ông Nguyễn Phú Trọng có thể là thế ''tiếp tục đu dây''?

Nhiệm kỳ II của ông Nguyễn Phú Trọng có thể là thế ''tiếp tục đu dây''?

noreply@blogger.com (Danlambao 2012)6:10 AM


Paulus Lê Sơn (Danlambao) - Đại hội đảng cộng sản khóa XII kết thúc hôm 27/01/2016, sau một tuần làm việc căng thẳng đã có kết quả thắng lợi về ông Trọng, nguyên là tổng bí thư đảng cộng sản nhiệm kỳ XI. Ông Trọng năm nay 72 tuổi, là một tiến sĩ lý luận về đảng. Ông Trọng tiếp tục nắm giữ đầu đảng lần thứ hai trong nhiệm kỳ mới này.

Trong nhiệm kỳ thứ nhất, điểm nổi bật của ông Trọng có lẽ là chuyến thăm Hoa Kỳ hồi đầu tháng 7 năm 2015. Theo các nhà quan sát chính trị cho rằng "chuyến viếng thăm của ông Trọng tới Hoa Kỳ là đương nhiên trước áp lực từ Trung Quốc và đấu đá nội bộ là những lý do chủ yếu. Vụ Trung Quốc đặt giàn khoan năm ngoái đã làm yếu thế phe thân Trung Quốc ở Việt Nam".

Tất nhiên, lợi ích kinh tế và phe nhóm trong nội bộ của đảng cộng sản sẽ đặt lên hàng đầu, trong đó miếng mồi TPP rất béo bở.

Theo đánh giá của giáo sư Peter A.Petri - Đại học Brandeis (Hoa Kỳ), Việt Nam sẽ là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất khi tham gia TPP. Gia nhập TPP với 12 thành viên, GDP Việt Nam có thể tăng thêm 35,7 tỷ USD vào năm 2025 nếu ngành sản xuất nội địa đáp ứng được hàng rào kỹ thuật của các đối tác. Tham gia vào TPP sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội và thuận lợi cơ bản

Trước đó, hồi đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 từ đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa tiến sâu vào thềm lục địa Việt Nam. Giàn khoan được hạ đặt sâu trong vùng 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.

Vấn đề Trung Quốc được cho là rất nan giải trong khâu đối ngoại và đối nội của đảng. Đối đầu để bảo vệ chủ quyền hay làm tìm cách xoa dịu cả Trung Quốc lẫn dư luận trong nước đều thật khó khăn?

4 tốt và 16 chữ vàng là thành trì cơ bản, xuyên suốt trong mối quan hệ gần gũi về cả chính trị, kinh tế, biên giới và hải đảo giữa hai đảng cộng sản. Cách giải quyết của đảng cộng sản Việt Nam là lên tiếng phản đối và nhờ quốc tế lên tiếng. Dù dư luận trong và ngoài nước yêu cầu kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng chuyện này dường như không khả thi với họ. Mặc dù tuyên bố có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Xem ra cách đu dây này rất khôn ngoan, tránh va chạm trực tiếp với Trung Quốc. Nhưng khó thể hiện được bản lãnh thực sự của hệ thống lãnh đạo mà đảng cộng sản đang nắm quyền tại Việt Nam đối với Trung Quốc và quốc tế.

Nhiêm vụ trọng tâm của đảng cộng sản nhiệm kỳ 12 này là gì? Sáng 21/1 ông Trọng trình bày báo cáo về văn kiện đại hội XII đề ra sáu nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó nhiệm vụ thứ 4 "kiên quết, liên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Hội nhập sâu trong các mối quan hệ quốc tế…"

Như vậy, theo nhiệm vụ này thì đảng cộng sản hết sức coi trọng đến vấn đề lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam. Theo chuyên gia phân tích thì "họ không còn giả điếc, không làm ngơ trước các thái độ ngang ngược của Trung Quốc trên biển đông". Lời nói và việc làm thường có song hành với nhau?

Trước đại hội đảng diễn ra, vào ngày 8/1 máy bay Trung Quốc xâm nhập vào vùng trời Sài Gòn. Trước đó, ngày 6/1, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này tiếp tục cho phép 2 máy bay đáp xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc ra đá Chữ Thập diễn ra vào ngày 2/1.

Trước những hành động của Trung Quốc như vậy đảng cộng sản đã làm gì? Như mọi lần trước, Việt Nam có phản ứng nhưng "chưa quyết liệt" – lời của ông tướng Lê Mã Lương.

Đu dây với phương Tây và Hoa Kỳ vì lợi ích kinh tế gắn liền Biển Đông sẽ đem đến sự ngọt ngào hơn cho sự hưng vong của đảng. Đảng cộng sản hiểu rất rõ vị trí địa chiến lược của Biển Đông trong con mắt của phương Tây. Đương nhiên phương Tây và Hoa Kỳ không nhắm mắt làm ngơ trước việc Trung Quốc tung hoành ở Biển Đông. Biết lợi thế này, đảng cộng sản lợi dụng cái "quan ngại" của phương Tây mà đưa ra các yêu sách cho mình và kêu gọi lên tiếng trong bàn đàm phán để có sự tương thích cho cả hai phía.

Thường các đàm phán của Phương Tây gắn liền với nhân quyền và tự do dân chủ. Sự "nhân đạo" của đảng cộng sản sẽ tiếp tục được tuyên truyền bằng việc thả hoặc trục xuất một vài tù nhân chính trị. Nhưng họ sẽ tiếp tục bắt bớ và giam tù những nhân vật bất đồng chính kiến khác, thậm chí sẽ quyết liệt hơn.

Trong những năm tiếp theo, yêu thế của đảng cộng sản có thể tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong việc đu dây với thế giới và trong nước để họ củng cố nội bộ mà theo các chuyên gia phân tích thì "có nhiều rạn nứt và bất đồng sâu sắc".


Quyền lực muôn năm

Quyền lực muôn năm

noreply@blogger.com (danlambao)6:08 AM


George Orwell * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Đảng mưu cầu quyền lực hoàn toàn chỉ vì quyền lực. Chúng tôi không quan tâm đến lợi ích của kẻ khác; chúng tôi chỉ quan tâm đến quyền lực. Không phải của cải hay xa hoa hay trường thọ hay hạnh phúc: chỉ quyền lực, quyền lực thuần túy.

Chúng tôi biết không ai chiếm quyền lực với ý định từ bỏ quyền lực. Quyền lực không phải là phương tiện, quyền lực là cứu cánh. Ta không thiết lập chế độ độc tài để bảo vệ cách mạng; ta làm cách mạng để thiết lập chế độ độc tài. Mục đích của trấn áp là trấn áp. Mục đích của tra tấn là tra tấn. Mục đích của quyền lực là quyền lực. 

Quyền lực thuộc về tập thể. Cá nhân chỉ có quyền lực chỉ khi y không còn là cá nhân. Ai cũng phải chết. Nhưng nếu y biết phục tùng hoàn toàn và tuyệt đối, nếu y có thể vượt qua cái tôi của mình, nếu y có thể nhập vào Đảng để y là Đảng, thì y toàn quyền năng và bất tử. 

Quyền lực là quyền lực đối với con người, đối với thể xác, nhưng trên hết, đối với tâm hồn. Quyền lực thực sự, quyền lực chúng tôi phải đấu tranh suốt ngày đêm, không phải quyền lực đối với vật chất, mà đối với con người. 

Ta khẳng định quyền lực của mình đối với kẻ khác như thế nào? Bằng cách làm cho hắn phải đau khổ. Vâng lời không đủ. Trừ phi hắn phải đau khổ. Quyền lực là gây ra đau đớn và tủi nhục. Quyền lực là xé nát tâm hồn con người ra từng mảnh để ráp chúng lại theo bất kỳ hình dạng nào ta thích. 

Chúng tôi đang tạo ra xã hội sợ hãi và phản bội và đau khổ, xã hội chà đạp và bị chà đạp, xã hội không phải trở nên ít tàn nhẫn hơn mà càng tàn nhẫn hơn khi nó càng hoàn thiện. Những nền văn minh cũ tuyên bố họ được đặt trên nền tảng thương yêu hay công lý. Nền văn minh của chúng tôi được đặt trên nền tảng căm thù. Trong xã hội chúng tôi sẽ không có những cảm xúc nào ngoại trừ sợ hãi, phẫn nộ, chiến thắng, và phủ phục. 

Sẽ không có lòng trung thành, ngoại trừ trung thành với Đảng. Sẽ không có tình yêu, ngoại trừ tình yêu với Anh Cả. Sẽ không có tiếng cười, ngoại trừ tiếng cười chiến thắng trước kẻ thù thảm bại. Sẽ luôn luôn có niềm say mê quyền lực mà càng ngày càng tăng và càng ngày càng phát triễn tinh tế hơn. Luôn luôn, ở mọi lúc, sẽ có niềm vui chiến thắng, cảm giác hân hoan chà đạp lên kẻ thù bất lực. 

Nếu anh muốn hình dung tương lai, hãy tưởng tượng chiếc giày đạp vô tận vào mặt người. 



Nguồn

Trích dịch từ tác phẩm “1984” của George Orwell, chương 3. Tựa đề của người dịch.

Bản tiếng Việt:

Nhật ký bí mật của 3X

Nhật ký bí mật của 3X

noreply@blogger.com (danlambao)10:29 AM


Ngày 30 tháng 1 năm 2016.

Mình đã được đa số chúng nó đề cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa XII song mình đã kiên quyết xin rút. Mà nói thật là mình chỉ rút giả vờ thôi. Thế mà chúng nó (Đại hội XII) lại đồng ý cho mình rút thật. Thành ra mình mất tía nó cơ hội ứng cử và Ban chấp hành Trung ương khóa mới. Đểu, đểu, thế này thì đểu quá! Chúng nó đểu y như ông cụ, đểu y như mình. Giống nhau như thế mà nỡ hại nhau. Đểu thật!

Mà lỗi tại cái thằng Tập Cận Bình (từ nay thù mày ông gọi là Tập Cặn Bã). Nếu hắn không vả vào mặt thằng Lú 1 tỉ tiền Tàu thì làm gì có chuyện mình chết lâm sàng giữa đại hội XII!

Còn nhớ hồi mình làm thịt thằng Ngọ, thằng Bá Thanh và nhất là vụ mình định lấy mạng thằng Phùng đại tướng, chúng nó run như con cầy sấy. Ối dời, biết thế mình cứ phang thẳng cho nó gọn. Nhưng bố Tàu đã cử người sang, đàm phán với mình. Lại còn hứa hẹn nữa, nên mình tha. Nay thì...

Cơ mà cũng đúng thôi, như đứa Hạ Trắng nào đó đã viết trên Dân Làm Báo rằng:

“Sức mạnh chính trị của ngày nay của các ông vua đỏ được đo bằng sự GIÀU trước, sau đó mới đến QUYỀN LỰC. Nó gần như một một quy trình:

- Muốn có quyền lực phải có vây cánh.

- Muốn có vây cánh thì phải tạo cơ hội cho đàn em làm giàu và nắm quyền.

Vậy tiền ở đâu ra để Giàu? 

Tiền đến từ 90% gói thầu của Tàu đầu tư vào Việt Nam. Vì thế, thật khó tin rằng Dũng muốn đưa đất nước thoát khỏi sự lệ thuộc vào Tàu. Bởi “thoát Tàu” thì hết Giàu, không giàu thì chả có thằng đàn em nào theo, vây cánh cũng vì thế mà tan rã.” (*)

Đấy, thằng Dân Làm Báo phản động nó đọc rõ tim đen mình và đồng chí mình như thế, bảo sao mình không cấm dân tình đọc nó. Nói thực là mình bận rộn với việc điều hành chính phủ (để vơ vét là chính), không có thời gian đọc báo của bọn “phản động”. Sở dĩ mình biết là vì có bọn đàn em bẩm tấu. Bài viết này cũng do một thằng nó khoe đấy chứ. Tức điên, nhưng mà nó nói đúng. Cho nên mình thua thằng Lú vì số tiền 1 tỉ Tàu tệ ấy không ném cho mình mà cho thằng Lú.

Nhưng mình cú thằng Lú ở chỗ, mình đã rút mà hắn còn đá đểu mình. Trong diễn văn bế mạc Đại hội XII, hắn nhấn mạnh rằng nhiều vị trong Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI còn sức khỏe, đầy nhiệt huyết và kinh nghiệm công tác song đã gương mẫu, không ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XII, tạo điều kiện để trẻ hóa, bổ sung lực lượng mới vào cơ quan lãnh đạo của Đảng trong nhiệm kỳ mới. “Đó là một nghĩa cử cao đẹp, đầy trách nhiệm. Đại hội chân thành cảm ơn và đánh giá cao những cống hiến của các đồng chí và xin chúc các đồng chí khỏe mạnh, hạnh phúc, tiếp tục đóng góp tâm huyết, năng lực, kinh nghiệm của mình vào sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc ta”.

Mà hắn ngu, có riêng một mình mình xin rút ra đâu. Hắn cũng giả vờ xin rút đấy chứ, rồi ra vẻ là không rút được. Cho nên miễn cưởng lại phải làm Tổng bí thư khóa nữa, dẫn dắt con tầu Việt Nam về với ông bố Tàu cộng. 

Nhưng nghe hắn đóng kịch mới thấy ớn làm sao:

Đây, hắn diễn: “Tôi không ngờ mình được Đại hội tín nhiệm và giới thiệu, bầu tôi vào Ban chấp hành Trung ương, và được Ban chấp hành trung ương lần thứ nhất bầu làm Tổng Bí thư, gần như 100%, tuyệt đối”... “Đấy là bất ngờ. Vì sao? Tuổi tôi đã cao rồi, trong các vị lãnh đạo có lẽ tuổi tôi cao nhất, sức khỏe có hạn. Tôi đã xin nghỉ rồi nhưng với trách nhiệm Đảng giao, tôi với tư cách là đảng viên thì phải chấp hành nhận trách nhiệm của mình”.

Hố hố! Thực ra hắn cũng nhai lại vở diễn của mình thôi. Nhưng cái lố của hắn là hắn bảo hắn “không ngờ”. Thôi, chửi thầm hắn thôi. Chứ dân tình, nhất là bọn “phản động” đang chửi hắn ủng mả vì cái chữ “không ngờ” kia kìa. 

Còn mình, vẫn cứ phải làm tròn vai diễn. Đây, xem mình diễn đây nè, khối đứa xúc động.

Hình ảnh xúc động của mình mà tụi Người Lao Động đăng tải (2)


_____________________________________

Chú thích:

(*) Hạ Trắng: Từ chết đến... hết

Trần Đại Quang vi phạm luật pháp với thông tư cho phép CSGT tước đoạt tài sản của người dân

Trần Đại Quang vi phạm luật pháp với thông tư cho phép CSGT tước đoạt tài sản của người dân

noreply@blogger.com (danlambao)Sat 7:14 AM


CTV Danlambao - Hành vi ăn cướpcủa công an được kẻ đứng đầu băng đảng BCA gọi là trưng dụng và phê chuẩn bằng thông tư để chính thức cho phép bất kỳ một tên CSGT nào cũng có quyền trấn lột tài sản của người dân.

Trong phần Quy Định Cụ Thể, Mục 1, điều 6 về Quyền Hạn, thông tư số 01/2016/TT-BCA đã cho phép quyền tước đoạt của côn an như sau (1):

"Được trưng dụng các loại phương tiện giao thôngphương tiện thông tin liên lạccác phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật."

Những cụm từ "các phương tiện" và "người sử dụng" mở rộng địa bàn và đối tượng bị cướp: côn an có thể tước đoạt bất cứ thứ gì và từ bất cứ ai.

Những thành phần nào Trần Đại Quang cho phép "được trưng dụng"? 

Theo Quy Định Chung, Điều 2 - đó là: Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là cán bộ) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; Công an các đơn vị, địa phương có liên quan; Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tức là bất kỳ một công an nào, ở mọi cấp bậc, đều có quyền "trưng dụng" bất cứ thứ gì và từ bất cứ ai.

Trong Mục 1, điều 6 về Quyền Hạn có thòng theo câu: "theo quy định của pháp luật".

Bộ Công an là bộ phận thi hành luật, kiểm soát tình trạng chấp hành hay vi phạm luật pháp trong xã hội. Bộ Công an không có thẩm quyền đặt ra luật. Do đó, mọi thông tư quy định của Bộ Công an phải nằm dưới luật, phải "theo quy định của pháp luật".

Thế thì Trần Đại Quang có theo quy định của pháp luật qua thông tư của ông ta ký hay không?

Luật Trưng mua, trưng dụng tài sảnđược ban hành bởi Quốc hội, Chương III - TRƯNG DỤNG TÀI SẢN quy định: (2)

Điều 24. Thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản

1. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởngBộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 của Luật này.

2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.

Do đó, chỉ có cấp Bộ trưởng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh mới có thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.

Trần Đại Quang đã vi phạm điều 24, khoản 2 "không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản" và Thông tư Số: 01/2016/TT-BCA của Bộ Công an là một thông tư phạm pháp.

30.01.2016


____________________________________


Nguyễn Phú Trọng với “CNXH hoàn thiện”

Nguyễn Phú Trọng với “CNXH hoàn thiện”

noreply@blogger.com (danlambao)9:42 AM


Đại Nghĩa (Danlambao) - Kết thúc màn đấu đá tranh giành quyền lực trong kỳ Đại hội XII của đảng CSVN, phe kiên trì CNXH của đương kim Tổng Lú là bên thắng cuộc “100% tuyệt đối”. Thế là đồng chí X được “toại nguyện” theo đơn xin về nhà lo việc “quản gia”. Đồng chí Tổng Lú thì tiếp tục lo việc đi tìm “lá diêu bông”, hay nói rõ hơn là đi tìm “CNXH hoàn thiện”. Trong bài phát biểu trước Đại hội đảng đồng chí Tổng Lú đã lớn tiếng hô hào: “Việt Nam nhất định thành công trên con đường đi lên CNXH, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. (ĐaNang online ngày 21-1-2016)

“Theo AFP ông Nguyễn Phú Trọng, được xem là người thân Bắc Kinh đã phát biểu khi khai mạc Đại hội đảng lần thứ 12 rằng, con đường XHCN vẫn phù hợp cho thực tế ở Việt Nam...

Ông TBT lại nhấn mạnh định hướng đi lên XHCN là phù hợp với xu thế. Người đọc báo chưa quên lần ông TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu ở một phiên thảo luận ở Quốc hội vào tháng 10-2013, lúc đó ông nói không biết đến cuối thế kỷ này đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (RFA online ngày 21-1-20116)

Tôi còn nhớ, chính TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng Trọng nói nguyên văn:

“Có thể nói là trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc chứ không nên nói trong công cuộc xây dựng CNXH và đổi mới. Đổi mới chỉ là giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (Thanh Nien online ngày 26-10-2013)

Từ Hà Nội Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, người đã ký tên trong bức thư ngỏ của 61 đảng viên Cộng sản gửi BCH Trung ương yêu cầu từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH nhận định câu nói của Tổng Trọng như sau:

“Cho đến nay, như TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng đến hết thế kỷ này cũng không biết Việt Nam đã có CNXH hoàn chỉnh hay chưa? Theo tôi một người đứng đầu của đảng mà nói như thế thì chính ông ấy cũng không tin vào CNXH. Dẫn dắt một dân tộc đến hết thế kỷ này còn không biết đi về đâu thì tôi thấy rất là phiêu lưu”. (RFA online ngày 2-8-2014)

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt Nam nói rõ ý nghĩa của chữ hoàn thiện mà Nguyễn Phú Trọng đã đề cập về CNXH ở Việt Nam.

“Ở Việt Nam khi càng hô khẩu hiệu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, thì đất nước ngày càng kiệt quệ, bi đát. Đổi mới, rồi chỉ coi là định hướng. Nay thì chính TBT của đảng đã phải thú nhận ‘trăm măm nữa biết có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay không’. Cần chú ý hai chữ hoàn thiện. Hoàn nghĩa là đầy đủ, hoàn chỉnh, tròn đầy…Như thế là cái XHCN ở Việt Nam hôm nay là không thể hoàn thiện, nó chỉ là cái méo mó, cái nửa vời, què quặt, nó bất thiện nghĩa là ác, không tốt đẹp gì”. (Boxitvn online ngày 17-9-2015)

Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam trong bài “Tản mạn mùa Đông 2015” cho thấy đảng CSVN lãnh đạo đất nước một cách “lúng túng” có hại cho sự phát triển của đất nước, ông viết:

“Tất nhiên, trong đường lối của đảng CSVN không chỉ có vấn đề thị trường mà còn có những vấn đề rất hệ trọng khác rơi vào tình trạng bế tắc về lý luận tương tự, như: ‘xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN’, ‘Xây dựng nền dân chủ XHCN’, ‘xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN’ v.v... (chiến lược năm 2011) đều là những khái niệm tù mù, mơ hồ, có hại đối với quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam…

Mù mờ trong chủ thuyết, lúng túng trong lãnh đạo, lùng nhùng trong tổ chức, giả dối trong tuyên truyền là những đặc điểm cơ bản hiện nay ở nước ta”. (Boxitvn online ngày 10-11-2015)

Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống thì đứng trước tình thế ngày hôm nay Việt Nam cần phải cải cách chính trị là một nhu cầu cấp thiết vì nếu không thì nó sẽ thành lỗi thời và trở thành lạc hậu.

“Chế độ cộng sản, chủ nghĩa Marx Lenin (CNML) mang đến cho nhân loại lợi ít hại nhiều, đang trên đường thoái hóa, không sớm thì muộn thế nào cũng sụp đổ hoàn toàn, sự níu kéo chỉ là tạm thời...

Tuyệt đại đa số các nghiên cứu về Việt Nam đều khẳng định, để phát triển đất nước thì điều kiện tiên quyết là phải cải cách thể chế chính trị. Nếu cứ kiên trì con đường xây dựng XHCN theo CNML thì chỉ đưa đất nước tụt hậu xa hơn nữa. Một số cán bộ của đảng CSVN kêu gào bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, kiên trì CNML bằng mọi giá, thực chất là để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của họ”. (Boxitvn online ngày 21-12-2015)

Tại Hội nghị T-Ư 10, Nguyễn Phú Trọng nói về “đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế”, phát biểu trong phiên bế mạc ông nói:

“Đổi mới chính trị, không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của đảng, nhà nước. Mà chỉ là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, lề lối làm việc, cải cách hành chính v.v...” 

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long từ Hà Nội nhận định lời của ông Trọng như sau:

“... TBT Nguyễn Phú Trọng cho rằng cải cách chính trị không phải là việc thay đổi về thể chế thì tôi nghĩ rằng nó vẫn y nguyên và vẫn như cũ. Điều đó sẽ làm cho nhiều người muốn có một sự thay đổi tích cực ở Việt Nam sẽ hết sức thất vọng. Cái kết quả này nói lên đảng CSVN giữ nguyên đường lối cũ mà chẳng có sự thay đổi nào cả”. (RFA online ngày 17-1-2015)

Qua lời phát biểu ngu ngơ của Tổng Trọng, Đại tá QĐND Phạm Xuân Phương, người nhiều năm phục vụ trong Cục Chính trị của QĐND trả lời câu hỏi tại sao Tổng Trọng không thay đổi mục tiêu tiến tới CNXH, Đại tá Phương đáp:

“Cơ bản ông ấy không đủ khả năng để ông ấy hiểu nhưng bên cạnh ấy nó cũng là quyền lợi. Ông ta ngu dốt lại hưởng tất cả mọi quyền lợi thì việc gì mà thay đổi trong khi ông ta đang làm vua ở xứ sở này”. (RFA online ngày 30-10-2013)

Đối với đồng chí láng giềng 16 chữ vàng thì cứ mỗi lần CSVN muốn “hòa bình”, “bạn” lại lặng lẽ gậm nhấm thêm biển đảo và sau mỗi lần như thế thì CSVN chỉ oang oang phản đối lấy lệ, và phản đối mấy năm nay thì Trung cộng đã đưa máy bay vào tận vùng trời Sài Gòn. Cứ mỗi lần địch tiến thì ta lùi để giữ “hòa bình”, một ngày nào đó không còn chỗ để lùi nữa thì đảng Cộng sản sẽ đi đâu?

TBT Nguyễn Phú Trọng chọn con đường “bảo vệ hòa bình” để được bình yên tổ chức Đại hội đảng trong khi đó Tập Cận Bình lợi dụng thời cơ đưa giàn khoan HD 981 trở lại vùng biển đang tranh chấp trong vịnh Bắc bộ để thăm dò dầu khí.

Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình ngày 8-12-2015, Nguyễn Phú Trọng đã nói một câu bất hủ được báo điện tử Bauxite Việt Nam chọn làm một trong mười phát ngôn ấn tượng nhất trong năm 2015:

“Nếu để xảy ra đụng độ gì [ở Biển Đông] thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội đảng được không?”(Boxitvn online ngày 1-1-2016)

Cựu Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng, người đã từ bỏ đảng sau hơn 40 năm phục vụ vì cảm thấy tình yêu nước của mình bị phản bội và đất nước bị đem ra làm vật hy sinh cho sự tồn vong của đảng Cộng sản độc tài. Đại tá Trọng đã thẳng thắn chỉ tên những kẻ bán nước trong bài “Công thức giữ đảng”.

“Ông đảng trưởng đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng và ông đảng trưởng tiền nhiệm Nông Đức Mạnh là hai ông đầu đảng đã rước Tàu cộng vào nước ta ồ ạt nhất, sâu rộng nhất. Tàu cộng làm chủ những dảy rừng đầu nguồn chiến lược rộng lớn ở biên cương. Tàu cộng rầm rập kéo đến mảnh đất bô xít Tây nguyên. Tàu cộng lặng lẽ nhưng cấp tập đổ bộ vào những vùng đất đắt địa về kinh tế, hiểm yếu về quân sự dọc bờ biển nước ta”. (Danlambao online ngày 22-11-2015)

“Thư ông Nguyễn Khắc Mai kiến nghị bắt giam Nguyễn Phú Trọng”viết từ Hà Nội ngày 21-1-2016 gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ:

“Nhân đọc thấy thông tin trong một bài báo tố cáo ông Nguyễn Phú Trọng TBT của đảng phạm 14 tội danh đều có tính chất phản quốc, làm hại đến chủ quyền và lợi ích Quốc gia của Việt Nam”. (DanChimViet online ngày 21-1-2016)

Tiến sĩ Địa chất Nguyễn Thanh Giang, người sống và làm việc tại Hà Nội đã can đảm lên tiếng vạch trần những tội mà trời không dung đất không tha của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng như sau:

“Có thể nhiều phê phán, quy kết được xem là thiếu cơ sở, nhưng những sai trái đến mức tội trạng sau đây là hoàn toàn có thật, có thể dẫn ra từ chính lời nói của ông, văn bản của ông, việc làm của ông:

- Tội cõng rắn cắn gà nhà. Ký kết Tuyên bố chung với Hồ Cẩm Đào chính thức mở đường cho công an TQ vào hoành hành ở Việt Nam…

- Tội bán nước. Xác nhận với Tập Cận Bình rằng Việt Nam đồng ý giữ ‘nguyên trạng’ Hoàng Sa và một phần Trường Sa là của TQ.

- Tội chống đảng. Ký quyết định 244 phủ nhận Điều lệ đảng CSVN hiện hành.

- Tội triệt phá lòng tin vào chủ trương Hòa hợp Hòa giải dân tộc bằng lời tuyên bố TBT đảng phải là người miền Bắc.

Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng làm một đảng viên bình thường, một công dân bình thường chứ đừng nói ở vị trí lãnh tụ tối cao của đảng và Đất nước”. (DanChimViet online ngày 25-1-2-16)

Giáo sư Đặng Phong, chuyên gia kinh tế Chính trị của Đại học Kinh tế Quốc dân trước khi tạ thế có giải thích tại sao lãnh đạo CSVN khư khư ôm lấy cái thuyết đã phá sản là CNXH như sau:

“Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nữa nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giả từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu”. (RFA online ngày 30-10-2013)

Từ Hà Nội, nữ Đại tá QĐND Nguyễn Nguyên Bình nói với Thông tín viên Anh Vũ, đài RFA nhận định của Bà về CNXH ở Việt Nam từ trước đến nay như sau:

“Có một câu nói của Lenin là ‘Thà là Chủ nghĩa Tư bản thông minh còn hơn CNXH ngu dốt’, thì tôi thấy trong bao nhiêu năm qua ở trước mắt tôi, đất nước Việt Nam này chỉ có cái CNXH ngu dốt mà không thấy cái CNXH thông minh ở đâu cả”. (RFA online ngày 2-8-2014)

Tổng Trọng nghĩ sao?


Việt Nam thuộc địa mới của Trung Cộng

Việt Nam thuộc địa mới của Trung Cộng

noreply@blogger.com (danlambao)11:34 AM


Nguyễn Thành Trí (Danlambao) - Đảng CSVN đã trình diễn xong một màn độc diễn, độc thoại “Hài Kịch Chính Trị CSVN”, bởi vì cho dù ai là tổng bí thư, đảng trưởng, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng, thực chất của họ cũng đều là các quan Thái Thú của mẫu quốc Hoa Lục Trung Cộng để tiếp tục kèm kẹp người dân Việt Nam, thống trị nước Việt Nam vẫn còn là một thuộc địa kiểu mới bị lệ thuộc Bắc Kinh, bởi vì CSVN vẫn còn cho rằng dân trí, sức hiểu biết của người dân Việt Nam chậm tiến, ngu muội, đần độn chưa biết rõ đất nước của họ thực sự đã đang là một thuộc địa kiểu mới của Hoa Lục Trung Cộng. Đảng CSVN cứ tiếp tục làm theo kinh nghiệm phát triển độc tài đảng trị của Hoa Lục Trung Cộng.

*

Chúng ta là người Việt Nam, công dân Việt Nam đang ở trong nước, tại sao chúng ta lại không nhìn thẳng vào hiện tại của nước Việt Nam để nói lên một sự thật dưới chế độ độc tài đảng trị của đảng CSVN đã đang là một đảng chư hầu của đảng Trung Cộng và làm cho nước Việt Nam trở thành một thuộc địa kiểu mới của đế quốc Hoa Lục Trung Cộng? Chẳng lẽ người Việt Nam còn chờ những người nước ngoài ở nơi nào sẽ nói hộ, làm giùm chuyện của chính người Việt Nam?

Vì nhiều người Việt Nam cho tới bây giờ còn tỏ vẻ chưa hiểu hết hiện trạng nước Việt Nam là một “Thuộc Địa Kiểu Mới” của “Đế Quốc Hoa Lục Trung Cộng”, vậy chúng ta cũng nên nhắc lại cái tính chất chính sách của một nước lớn như Hoa Lục Trung Cộng áp dụng lên một nước nhỏ như Việt Nam để khống chế về chính trị - nhất là Trung Cộng và CSVN có cùng một ý thức hệ cộng sản - đồng thời Trung Cộng đã đang ngấm ngầm bí mật có quyền khai thác toàn phần về kinh tế thương mại, cũng như Trung Cộng đã đang có thể gây ảnh hưởng mạnh và lâu dài về văn hóa-giáo dục-đào tạo của CSVN, và sử dụng lãnh thổ Việt Nam như một bàn đạp để mở rộng vùng kiểm soát địa chính trị trong khu vực Đông Nam Á.

Rất rõ ràng trên thực tế nước Việt Nam dưới sự cai trị độc tài đảng trị của một đảng CSVN đã đang mất hết chủ quyền quốc gia, vì đảng Trung Cộng đã rõ ràng hoàn toàn khống chế đảng CSVN để chi phối nặng nề lên sự lãnh đạo đảng và quản lý nhà nước, nhân sự chính phủ, và kể cả chỉ huy quân đội Việt Nam. Người ta có thể nói chắc chắn rằng đảng CSVN là một đảng chư hầu tay sai của đảng Trung Cộng; sự thật rõ ràng không cần phải bàn cãi gì nữa.

Hơn ai hết, chính đảng cộng sản Tàu đã không muốn nhìn thấy một nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ và đoàn kết lại thành một lực lượng mạnh chống lại sự xâm lăng của một đế quốc Hoa Lục Trung Cộng. Chính là đảng cộng sản Tàu đã sử dụng đảng CSVN để gây chia rẽ trong toàn thể nhân dân Việt Nam. Mặc dù đảng CSVN luôn miệng kêu gọi người dân Việt Nam “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, nhưng họ cứ tiếp tục có những hành động ngược lại để làm cho các thành phần người dân Việt Nam bị phân hóa trong một xã hội Việt Nam bị băng hoại trầm trọng để dễ cai trị.

Có những sự kiện rõ rệt hiển nhiên chứng minh được đảng CSVN hoàn toàn bị lệ thuộc vào đảng Trung Cộng, đó là họ đã bắt giam những người Việt Nam tỏ thái độ chính trị chống đế quốc Hoa Lục Trung Cộng xâm lược. Chỉ là một bè lũ tay sai ngụy quyền CSVN không dám có hành động mạnh chống đối lại mẫu quốc Hoa Lục Trung Cộng, nên bọn chúng chỉ có những phản ứng nhẹ bằng lời phản đối chiếu lệ có mục đích che mắt, tiếp tục lường gạt người dân Việt Nam.

Đã qua 41 năm CSVN miền Bắc đã thống nhất nước Việt Nam bằng một cuộc lường gạt, lường gạt đối phương VNCH và kể cả lường gạt những người anh em Nam CSVN cộng tác với họ. Sau khi chấm dứt chiến tranh VN, giữa hai miền Nam-Bắc VN cũng cần phải có một thời gian ổn định, chuyển tiếp thích hợp để thống nhất trong hòa bình. Ngược lại, Bắc CSVN đã tạo ra một chiến thắng quân sự gian xảo bằng cách cưỡng chiếm chính quyền VNCH, ép buộc đối phương đầu hàng thay vì thực hiện một giải pháp chính trị, và rồi sau đó xóa bỏ Nam CSVN. Điều này cũng chứng tỏ sự thiếu tự tin vào bản lĩnh chính trị và chính nghĩa của đảng CSVN khi nhân dân Miền Nam VN thực hiện quyền Dân Tộc Tự Quyết, quyền tự do chọn lựa chính thể giữa cộng sản độc tài và cộng hòa tự do. Đảng CSVN đã gian manh xảo quyệt cưỡng chiếm chính quyền VNCH, nhưng họ không thể chiếm được lòng tin yêu của toàn thể người dân Việt Nam để thống nhất trái tim và khối óc của người Việt Nam. Điều này cho tới nay đã đang được chứng minh rõ ràng nguỵ quyền CSVN là tay sai của đế quốc Hoa Lục Trung Cộng, và thực sự không có Lập Trường Độc Lập Dân Tộc, Tự Do Việt Nam. 

Hiện tại đảng CSVN được sự bao che, trợ giúp, huấn luyện, và nuôi dưỡng của đảng cộng sản Tàu mà cả hai bè lũ cầm quyền ở mẫu quốc Hoa Lục và thuộc địa Việt Nam đều chủ trương độc tài đảng trị, độc tôn và độc quyền lãnh đạo xã hội, không chấp nhận có sinh hoạt chính trị đa đảng thực sự đối lập, chia sẻ quyền lực, thì tình trạng hòa giải quốc gia, hòa hợp dân tộc rất khó thực hiện ở cả hai nơi Hoa Lục và Việt Nam. Trên thực tế ở Hoa Lục đã đang thực sự không có cuộc sống hài hòa, bình đẳng, phát triển đồng đều giữa các nhóm chủng tộc lớn như Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Cũng như ở Việt Nam sự hoà hợp dân tộc chưa bao giờ thực sự được thực hiện triệt để, nghiêm chỉnh. Ở Hoa Lục và Việt Nam chỉ có toàn là những hình ảnh người dân tộc thiểu số trong bộ quần áo màu sắc rực rỡ tốt đẹp phải được chụp hình vào dịp ngày lễ hội trong nước để tuyên truyền cho chế độ Trung Cộng và CSVN; hoàn toàn khác với thực tế của người dân tộc thiểu số ở Hoa Lục và Việt Nam đã đang chịu đựng nghèo khổ đói khát.

Chúng ta hãy khách quan xem xét tình hình hiện tại của Hoa Lục và Đài Loan, trong khi Đài Loan là một đảo quốc đang có một nền kinh-tài vững mạnh, một quân đội hùng hậu, một nền chính trị dân chủ và Lập Trường Dân Tộc Độc Lập, Tự Do Đài Loan kiên định mới có đủ sức mạnh đấu tranh và thương lượng hòa giải với đảng Trung Cộng khi có cải tổ chính trị ở Hoa Lục. Một cách rõ ràng cụ thể vào ngày 16/1/2016 toàn thể Nhân Dân Đài Loan đã tỏ thái độ dứt khoát chống lại sự lệ thuộc Bắc Kinh; họ đã tích cực ủng hộ lập trường độc lập dân tộc, Một Đài Loan Một Hoa Lục, và đã bầu cử cho nữ Tổng Thống Tsai Ing-wen (Thái Anh-Vân) và Quốc Hội Đài Loan có đa số đại biểu thuộc Đảng Dân Tiến có lập trường tự do, độc lập dân tộc Đài Loan. Như vậy là quá rõ ràng Đảo Quốc Đài Loan độc lập, tự do, dân chủ đã đang và sẽ không lệ thuộc Hoa Lục Trung Cộng độc đảng, độc tài đảng trị.

Tại sao Đài Loan đã có thể thành công không lệ thuộc Bắc Kinh, vì Đài Loan có sinh hoạt chính trị đa đảng, tự do, dân chủ, và lập trường độc lập Dân Tộc Đài Loan. Tại sao Việt Nam đã đang và sẽ còn lệ thuộc Bắc Kinh, vì CSVN có cùng một ý thức hệ cộng sản với Trung Cộng, ở cả hai nơi Việt Nam và Hoa Lục đều không có sinh hoạt chính trị đa đảng, tự do, và dân chủ. Hơn nữa, những tay CSVN cầm quyền ở nước Việt Nam vẫn còn nỗ lực duy trì chế độ độc tài đảng trị để tiếp tục áp bức, kèm kẹp người dân Việt Nam. Một cách rõ ràng cụ thể như cuộc bầu cử những người lãnh đạo đảng CSVN và quản lý nhà nước, chính phủ Việt Nam trong tuần lễ vừa qua không có sự trực tiếp tham gia bầu cử của người dân Việt Nam; không có tự do ứng cử bầu cử như ở đảo quốc Đài Loan. 

Như vậy, đảng CSVN đã trình diễn xong một màn độc diễn, độc thoại “Hài Kịch Chính Trị CSVN”, bởi vì cho dù ai là tổng bí thư, đảng trưởng, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng, thực chất của họ cũng đều là các quan Thái Thú của mẫu quốc Hoa Lục Trung Cộng để tiếp tục kèm kẹp người dân Việt Nam, thống trị nước Việt Nam vẫn còn là một thuộc địa kiểu mới bị lệ thuộc Bắc Kinh, bởi vì họ vẫn còn cho rằng dân trí, sức hiểu biết của người dân Việt Nam chậm tiến, ngu muội, đần độn chưa biết rõ đất nước của họ thực sự đã đang là một thuộc địa kiểu mới của Hoa Lục Trung Cộng. Đảng CSVN cứ tiếp tục làm theo kinh nghiệm phát triển độc tài đảng trị của Hoa Lục Trung Cộng.


Sài Gòn 30/1/2016


6 cải cách chính trị – pháp luật cấp thiết trong mô hình đơn đảng Việt Nam


6 cải cách chính trị – pháp luật cấp thiết trong mô hình đơn đảng Việt Nam



Cao Bát
Bài tham luận của Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh đang làm nức lòng người dân lao động, giới tri thức Việt Nam vì sự thẳng thắn nhìn nhận vào thực trạng trì trệ cải cách chính trị tại Việt Nam hiện nay, vốn đang trở thành rào cản nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển đi lên của kinh tế và xã hội Việt Nam. Nhưng nếu nhìn vào chi tiết bản tham luận, có lẽ mức độ của nó cũng chỉ dừng lại ở “những điều trông thấy”. Chúng ta vẫn chưa nắm bắt được vấn đề thật sự mà hệ thống chính trị mà Việt Nam đang gặp phải là gì, và việc cải tổ hệ thống chính trị hiện nay cần phải làm những gì. Bài viết dưới đây nhằm đóng góp một phần giải pháp cho vấn đề nêu trên.
1. Luật hóa mối quan hệ tương quan giữa Đảng và Nhà Nước Việt Nam
Với Điều 4 Hiến Pháp Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, chúng ta biết được vai trò “đầu tàu” của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong tổng thể bộ máy chính trị Việt Nam.
Nhưng Đảng gây ảnh hưởng lên sự vận hành của cơ quan nhà nước ra sao?
Thẩm quyền của Đảng đến đâu? Trong mối quan hệ nào Đảng được phép gây ảnh hưởng lên bộ máy nhà nước? Và nếu có thì thực hành như thế nào?
Có cần cơ chế kiểm soát hay không?
Hệ thống trách nhiệm của các cơ quan Đảng đến đâu? Ai xử lý?
Hay vấn đề tài chính vẫn thường xuyên được người dân và các nhà nghiên cứu đặt ra mỗi kỳ đại hội đảng. Tại sao một ngân sách công vốn cần được dùng cho các chính sách cộng đồng lại phải gánh chịu chi phí hoạt động và lương bổng cho cả một hệ thống chính trị từ Đảng, Hội, Đoàn chính thống là câu hỏi lớn.
In this Tuesday, Jan. 19, 2016, photo, vehicles drive past a sign marking the 12th Congress of the Communist Party of Vietnam in Hanoi, Vietnam. This week, some 1,510 representatives of Vietnam's Communist party gather in the capital to pick the country's new leaders. (AP Photo/Hau Dinh)
Câu hỏi văn bản pháp luật nào đang điều chỉnh mối quan hệ pháp luật công giữa Đảng và Nhà Nước gần như không thể trả lời trong hệ thống pháp luật hiện tại. Ảnh minh họa (Times)
Luật hoạt động Đảng Cộng Sản là một văn bản có thể tránh né, nhưng vấn đề thể chế không vì thế mà mất đi. Đảng Cộng Sản Việt Nam cần nghiêm túc nhìn nhận mình chỉ có vai trò lãnh đạo, không phải là thống trị bộ máy nhà nước. Vậy nên, dùng Điều lệ Đảng hay Nghị quyết Đảng để điều chỉnh mối quan hệ giữa Đảng và Nhà Nước – một cách thẳng thắn – là phi pháp quyền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mô hình pháp chế mà chúng ta được cho là phải hướng đến.
2. Loại bỏ “căn cước Đảng” trong tuyển dụng, bổ nhiệm nhân sự
Chúng ta chắc chắn không còn duy trì được nguyên tắc “vừa hồng, vừa chuyên” nếu thật sự muốn cải cách toàn diện hệ thống chính trị. Sẽ không thể nào lý giải bằng những quy tắc logic pháp lý và kinh tế thông thường đối với việc Bộ Trưởng Bộ Công Thương lại cần phải là ủy viên Trung Ương Đảng, hay thậm chí các chức danh tư pháp thuần chất kỹ thuật như Thẩm Phán của một tòa thương mại lại phải là đảng viên?
Gần đây, sau khi rầm rộ tổ chức cuộc thi tuyển công khai vị trí hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội và một vị luật sư có tên tuổi trúng tuyển, Bộ Tư Pháp cũng đã hoãn vô thời hạn việc bổ nhiệm vị luật sư này để bổ nhiệm một chính khách có “nền tảng Đảng” cơ bản hơn.
Hieu-truong-DH-Luat-HN-4880-14-3523-6322-1452852238
Luật sư Lê Đình Vinh (thứ hai từ phải qua trái), Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink trúng tuyển chức danh Hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội. Ảnh: Bộ Tư pháp.
Mô hình phân phối nhân sự này gây lãng phí nghiêm trọng nguồn tài nguyên chất xám có năng lực và kinh nghiệm đang rất muốn cống hiến cho nhà nước và xã hội; trong khi các cơ quan nhà nước cho là đang phải “vơ vét” tìm kiếm cán bộ đủ tiêu chuẩn “Đảng” để bổ nhiệm.
Thừa nhận và áp dụng rộng khắp việc tuyển dụng và bổ nhiệm các cá nhân xuất sắc về mặt chuyên môn, ở cấp độ địa phương lẫn trung ương, chắc chắn sẽ tạo được làn sóng cải cách, hoàn thiện cơ cấu cũng như tăng cường năng suất làm việc của cơ quan nhà nước.
3. Ngừng “Đảng hóa” các tổ chức dân sự
Khi nói đến hệ thống Hội, Đoàn tại Việt Nam, chúng ta không chỉ nói đến Đoàn Thanh Niên; hay Hội Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Hội Người Cao Tuổi… vốn là các tổ chức chính trị nòng cốt tập hợp trong Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Hầu như mọi hiệp hội nghề nghiệp xã hội khác cũng có sự nhúng tay trực tiếp của Đảng như Đoàn Luật Sư, các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu, thậm chí kể cả Hội Sinh Viên hay Hội Bảo Vệ Quyền Lợi Người Tiêu Dùng trong vụ bê bối Tân Hiệp Pháp mới đây… Quy trình “quốc hữu hóa” những tổ chức đáng lẽ phải được tự thân vận hành và phát triển cũng tương tự như quá trình tập trung và quốc hữu hóa kinh tế trước đây, làm mất đi tính sáng tạo và trách nhiệm xã hội vốn có của chúng.
chu_tich_nuoc_2_KAYH
Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam đáng lẽ nên là một hiệp hội nghề nghiệp độc lập. Ảnh minh họa.
Thay vì trở thành trung tâm ý tưởng, bảo vệ quyền lợi xã hội, tạo tiếng nói đối trọng, kiểm tra, giám sát, đóng góp vào quá trình hiệp thương, quản lý kinh tế…  sự lệ thuộc kinh tế và ý thức hệ nghiễm nhiên biến các tổ chức này trở thành các những cánh tay nối dài của Đảng Cộng Sản.
Cũng nên xóa bỏ thế độc quyền của Đoàn Thanh Niên và Hội Sinh Viên trong các cơ sở trung học và trường đại học với tư cách là một phần của hệ thống quản lý; khuyến khích tự do hoạt động dân sự của các tổ chức, hội đoàn độc lập là cách tốt nhất để làm quen với một mô hình dân chủ thực thụ. Việc này đồng thời giúp nhà nước tận dụng được những ý kiến cải cách, tạo không gian chính trị nơi mà hiệu quả và khả năng hoạt động, bảo vệ công dân của các tổ chức dân sự được đặt lên hàng đầu sẽ quyết định sự thành công của tổ chức đó.
4. Tư nhân báo chí
Nghe có vẻ rất khó thực hiện, nhưng việc hình thành hệ thống doanh nghiệp tư nhân đối trọng với thành phần kinh tế quốc doanh có lẽ còn khó nghe hơn vào những năm 80. Thực tế hệ thống pháp luật về báo chí tại Việt Nam hiện nay đã tương đối quy củ và chi tiết, nếu chưa kể đến các văn bản kiểm soát báo chí một cách gián tiếp và có tính nghiêm khắc hơn như pháp luật hành chính hay pháp luật hình sự. Vì vậy, vấn đề không còn nằm ở việc bảo vệ chế độ ra sao, mà là bảo vệ quyền tự do báo chí ra sao.
Pháp luật báo chí cũng như hình sự, hành chính cần đặt ra các biện pháp bảo vệ phóng viên, nhà báo khỏi các cáo buộc phi lý từ một số cá nhân, nhóm lợi ích nắm quyền nhằm duy trì công cuộc phòng chống tham nhũng, nơi mà chỉ có giới này có đủ dũng khí và chuyên môn để theo đuổi. Các nguyên tắc bảo vệ nền tự do báo chí, hay ít nhất là tự do báo chí trong cuộc chiến chống tham nhũng, như prior-restraint hay public official treatment đã từng được giới thiệu trong bài viết 4 án lệ định hình tự do báo chí tại Hoa Kỳ sẽ là những tham khảo vô cùng đáng giá.
kim_quoc_hoa_MVFE
Ông Kim Quốc Hoa – nguyên Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi bị khởi tố hình sự Điều 258 trong năm 2015 vừa qua.
5. Loại bỏ cơ chế “Đảng cử, dân bầu”
Cơ chế “Đảng cử, dân bầu” có thể nói là một thất bại hoàn toàn trong nỗ lực thực hiện hóa quy trình dân chủ tại Việt Nam. Các quyết định nhân sự vẫn còn nằm gọn trong tay Đảng và tiếng nói của người dân – nhìn vào thực tế – chỉ là hình thức.
Việc đổ lỗi cho “suy thoái đạo đức”, “đánh mất tinh thần cách mạng” sẽ không bao giờ giúp giải quyết triệt để mục tiêu kiểm soát và cân bằng quyền lực quá lớn của hệ thống vốn trước đây chỉ có thể trông chờ vào “sự sáng suốt” của Đảng. Điều gì sẽ xảy ra nếu một cơ quan hoặc một cá nhân lãnh đạo Đảng không đủ sáng suốt và phạm sai lầm? Đó chắc chắn phải là sự tham gia của nhân dân, hay ít ra là cơ chế dân chủ đại diện như Hội Đồng Nhân Dân và Quốc Hội trong quá trình chủ động lựa chọn, bầu, bãi nhiệm hay miễn nhiệm một vị trí cụ thể.
Vấn đề của hệ thống bầu cử, bãi nhiệm – miễn nhiệm này, nếu nói đơn giản hơn, chỉ là khái niệm “check and balance” rất đơn giản và phổ biến ở hầu hết các quốc gia pháp quyền. Tổ chức Đảng ở cơ sở và trung ương nắm quyền ứng cử, đề cử; sau đó nếu muốn xử lý mặt chức vụ của người này trước tiên cũng phải thông qua chức vụ Đảng của họ. Điều này có nghĩa là gần như nắm mọi quyết sách liên quan đến nhân sự đều do Đảng quyết định mà không thuộc thẩm quyền xử lý của bất kỳ chính thể đại diện nào. Đây là lỗ hổng pháp lý lớn nhất nếu muốn hướng tới một hệ thống có kiểm tra, giám sát.
6. Xóa bỏ hoàn toàn vị thế của doanh nghiệp nhà nước
Có lẽ sẽ có người nêu tên Viettel để khẳng định “thành công vang dội” của mô hình kinh tế nhà nước. Nhưng nếu thật sự so sánh tương quan nguồn tài lực mà Viettel đang nắm giữ (về số lượng bất động sản sở hữu, nguồn tài chính, cơ sở hạ tầng đáng lẽ phải được sử dụng cho mục đích quốc phòng), thành công của Viettel thật sự không đáng với những gì quốc dân phải bỏ ra.
Không chỉ gây bất bình trong phương thức quản trị, bổ nhiệm; hầu như các tập đoàn nhà nước ở mọi quy mô chỉ tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản thân hữu phát triển mạnh hơn tại Việt Nam mà không đóng góp thực tế gì cho mặt bằng năng suất lao động nói chung.
Nhìn chung, những biện pháp cải cách thể chế chính trị cần nhất quán và mạnh mẽ đi từ các nguyên tắc hệ thống (như Luật về Đảng, vấn đề căn cước Đảng hay doanh nghiệp nhà nước) cho đến tăng cường và bảo vệ quyền của các chính thể ngoài nhà nước (Hội, đoàn; báo chí và người dân) sẽ giúp thay đổi và duy trì sự ổn định của hệ thống chính trị tại Việt Nam trong một thời gian dài. Nhưng bản chất thật sự của mô hình đơn đảng hiện tại chắc chắn vẫn còn quá nhiều rủi ro bất ổn không thể loại trừ.