Bài đăng nổi bật

Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện

  Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện 13/04/2024 The code has been copied to your clipboard....

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Việt Nam Cộng Hoà(Phần cuối)

Việt Nam Cộng Hoà(Phần cuối)

Việt Nam Cộng hòa (19551975) là một cựu chính thể được thành lập từQuốc gia Việt Nam (19491955), về danh nghĩa tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, trên thực tế chỉ kiểm soát một phần lãnh thổ ở phía nam vĩ tuyến 17 ngay sau khi thành lập. Từ khi có Cộng hòa miền Nam Việt Nam (năm 1969), Việt Nam Cộng hòa là một trong hai chính thể cùng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, quản lý các vùng lãnh thổ không thuộc phạm vi quản lý của Mặt trận Dân tộc Giải phóng và Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Lịch sử

Tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Đệ nhị Cộng hòa

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh

Các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh

Các quân khu

Quân sự

Quân lực Việt Nam Cộng Hòa là lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thành lập từ năm1955 với nòng cốt là lực lượng quân đội Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn,Bảo chính đoàn. Ngày truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa được trang bị hùng hậu với sức cơ động cao và hoả lực mạnh, được sự hỗ trợ tích cực của Mỹ, và các đồng minh, để chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn được sự hậu thuẫn của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn bị gọi là "quân đội Sài Gòn" hay "quân ngụy" theo cách gọi của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đương thời. Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng là lực lượng chính trong cuộc đảo chính 1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, và tham chính trong chính quyền cho đến ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ.
Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội hiện đại, tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng hòa đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ kinh tế của Mỹ để có thể thực hiện phòng thủ quốc gia. Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không còn đủ kinh phí hoạt động, tình trạng thiếu đạn dược, vũ khí, xăng dầu đã dẫn đến hỏa lực yếu và giảm tính cơ động.. Sau sự kiện 30 tháng 4, 1975, lực lượng quân đội này đã tan rã.

Ngoại giao

Tính đến năm 1975 thì Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập ngoại giao với 87 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở cấp bán chính thức. Lập trường ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa là không chấp nhận bang giao với chính phủ nào muốn công nhận chính phủ của Mặt trận Giải phóng miền Nam.
Bắt đầu từ năm 1964 một số đồng minh của Việt Nam Cộng hòa ngoài viện trợ tài lực hoặc nhân lực còn trực tiếp tham chiến như Hoa Kỳ(1964), Nam Hàn (03.1965), Úc(06.1965), New Zealand (07.1965),Thái Lan (02.1966), và Philippines(10.1966). Nhóm này mang tên Quân lực Thế giới Tự do (tiếng Anh: The Free World Military Assistance Forces). Lực lượng quân sự của các đồng minh dần dần rút đi vào năm 1972-73 với Hòa đàm Paris đang diễn tiến và rồi kết thúc.
Việt Nam Cộng hòa là thành viên trong một số tổ chức quốc tế như Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á(SEATO), Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn ĐôngECAFE, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950); Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA(1957); Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954); Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA; Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956); Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951); Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF, Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951); Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950); Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO(1955), Ngân hàng Thế giới (1956), vàNgân hàng Phát triển châu Á (1966).
Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đứng đơn gia nhập Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ đề cử. Đại Hội đồng (General Assembly) bỏ phiếu 40 thuận, 8 chống. Việc này chuyển lên Hội đồng Bảo an chung quyết. Liên Xô muốnViệt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng gia nhập nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ việc này nên cuối cùng Liên Xô phủ quyết đơn của Việt Nam Cộng hòa.

Kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là một nền kinh tế thị trườngđang phát triển, và mở cửa. Mức độ tự do của nền kinh tế khá cao trong những năm 1963 đến 1973. Tuy nhiên, phát triển kinh tế vẫn được triển khai dựa trên các kế hoạch kinh tế 5 năm hoặc kế hoạch bốn năm. Nền kinh tế ổn định trong giai đoạn 1955-1960, sau đó do tác động của chiến tranh leo thang đã trở nên mất ổn định với những đặc trưng như tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều (có nhiều năm bị âm), tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụtngân sách nhà nước và thâm hụt thương mại. Chính quyền đã phải tiến hành cải cách ruộng đất tới hai lần.
Mỹ đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Giới thương nhânHoa kiều cũng nắm giữ một tỷ lệ đáng kể các ngành trong nền kinh tế.
Nhìn chung, kinh tế Việt Nam Cộng hòa có quy mô nhỏ và bị hạn chế vì tình hình bất ổn, sự tàn phá của chiến tranh và lệ thuộc vào viện trợ ngoại quốc nhưng cũng đạt được một số thành tích về nông nghiệp,công nghiệp, nâng cao đời sống vật chất của người dân. GDP bình quân đầu người năm cao nhất (1971) của người dân Miền Nam là 200 USD (tuy nhiên năm 1974 đã sụt xuống còn 54 USD do Mỹ cắt giảm viện trợ và tiền VNCH mất giá khoảng 400% trong 2 năm). Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nền kinh tế có nhiều triển vọng "nếu hội đủ điều kiện cần thiết để tiến tới chỗ thoát khỏi tình trạng lạc hậu".

Văn hóa và xã hội

Vào thời Đệ nhị Cộng hòa những ngày nghỉ chính thức cho các công sở gồm có:
  • Tết Tây 1 Tháng Giêng
  • Lễ Lao động 1 Tháng Năm
  • Ngày Quân lực 19 Tháng Sáu
  • Quốc khánh 1 Tháng 11
  • Giáng sinh 25 Tháng 12
Ngoài ra còn có những ngày lễ cổ truyền tính theo âm lịch như ngàyThích Ca thành đạo (8 Tháng Chạp), Tết Ta (1-7 Tháng Giêng, nghỉ chỉ ba ngày mồng 1 đến mồng 3), Giỗ Hai bà Trưng (cũng là ngày Phụ nữ Việt Nam) (6 tháng 2), Giỗ Tổ Hùng Vương (10 Tháng Ba), Phật đản (rằm Tháng Tư) (công nhận năm 1958),Vu-lan (rằm Tháng Bảy), và tết Trung thu (rằm Tháng Tám).
Một thành tựu văn hóa tại Miền Nam là ngành tân nhạc với khoảng 10.000 bản nhạc ra đời trong khoảng thời gian 1945-75. Đại đa số những bản nhạc này sau năm 1975 đều bị chính quyền mới cấm lưu hành thường gọi là nhạc vàng.
Theo nhà sử học Hoa Kỳ Andrew A. Wiest, nếu xét riêng về mặt xã hội, ông nhận xét miền Nam có đời sống dân sự tự do hơn so với miền Bắc và vùng do lực lượng Mặt trận Dân tộc kiểm soát. Theo ông, dù vẫn còn nhiều khuyết điểm về mặt chính trị, trong suốt thời gian từ thập niên 1950 đến hết cuộc chiến thì mỗi khi diễn ra những sự kiện quyết liệt như những năm 1954 (chia đôi đất nước),1968 (Tổng công kích Tết Mậu Thân),1972 (Mùa Hè Đỏ Lửa), và 1975 thì dân chúng di tản về vùng do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát thay vì vùng do những người cộng sản kiểm soát. Một thành tựu của Việt Nam Cộng hòa phải kể đến là phát triểnnền giáo dục.
Chính phủ đã hoàn tất việc xây dựng Thư viện Quốc gia Việt Nam, khởi công từ năm 1968 nhưng đến năm1971 mới khánh thành tòa cao ốc. Lúc mở cửa, Thư viện có 121.000 đầu sách. Năm 1975 khi chính quyền mới tiếp thu thì thư viện này có 200.000 đầu sách. Dự tính của chính phủ sẽ tiến tới việc thành lập Hàn lâm Viện nhưng bước đầu chỉ có Ủy ban Điển chế Văn tự thuộc Bộ Văn hóa.
Một đặc điểm của xã hội miền Nam vào thời điểm đó là sự đa dạng của xã hội dân sự, tức thành phần không thuộc chính phủ mà cũng không thuộc thị trường kinh doanh. Những cơ sở tên tuổi trong ngành công tác xã hội là cô nhi viện Dục Anh, Cô nhi viện Quách Thị Trang trại giáo hóa thanh thiếu niên phạm pháp Thủ Đức, viện dưỡng lão Thị Nghè, trung tâm hướng nghiệp Vườn Lài, Quán cơm xã hội Anh Vũ (phát cơm cho người nghèo). Cùng đó là những đoàn thể tiêu biểu như Hội Hồng Thập Tự, tổ chức Hướng đạo Việt NamTrường Bách khoa Bình dân, nhóm Thanh niên Phụng sự Xã hội vàgia đình Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhấtThiếu nhi Thánh thểPhong trào Du ca Việt NamHội Thanh niên Thiện chí, v.v. Đây là một khác biệt lớn giữa hai miền Nam Bắc trong thời gian đất nước chia đôi.

Giáo dục

Trước năm 1954, ở miền Nam có một chi nhánh của Viện Đại học Hà Nội(tiếng PhápUniversité de Hà Nội) đặt tại Sài Gòn. Sau Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, chi nhánh này cùng với một bộ phận của Viện Đại học Hà Nội chuyển từ miến Bắc vào trở thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam. Vào năm 1957, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam trở thành Viện Đại học Sài Gòn theo sau việc thành lập Viện Đại học Huế. Đến năm 1973,Viện Đại học Sài Gòn đã đứng vào hàng quốc tế. Sau này các bác sĩ Việt Nam di tản sang Mỹ, chỉ cần một hai năm đào tạo lại và học thêm tiếng Anh là hành nghề được ngay.
Ngoài Viện Đại học Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa còn có các viện đại học khác như Viện Đại học HuếViện Đại học Đà LạtViện Đại học Cần ThơViện Đại học Vạn HạnhViện Đại học Minh Đức, Viện Đại học Hòa Hảo, Viện Đại học Cao Đài, v.v... Năm1973, tổng số sinh viên đại học lên tới 98.832 người so với chỉ 2.900 người vào năm 1955. Số học sinh trung học trong cùng năm ấy là trên một triệu so với 43.000; và học sinh tiểu học, trên ba triệu so với 401.000. Ngoài ra còn các trường đại học cộng đồng (trường đại học hệ hai năm), trường huấn nghiệp và các chương trình công nghệ. Các trường đại học cộng đồng được thiết lập từ năm 1970 trở đi, đặt cơ sở ở Định TườngNha TrangSài Gòn, Đà Nẵng, Vĩnh Long...
Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bảndân tộc, và khai phóng. Điều này ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và rằng "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "nền giáo dục đại học được tự trị", và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn".

Hạ tầng cơ sở

Một kết quả tốt của chiến tranh là mang tới cho Miền Nam một hạ tầng cơ sở khá tốt, giúp phát triển kinh tế lâu dài dù việc xây dựng hạ tầng là rất tốn kém và mất thời gian.

Giao thông đường hàng không

Ngoài những phi trường lớn như Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và Biên Hòa có thể tiếp nhận phản lực đủ loại còn có những phi trường nhỏ ở Đà Lạt, Huế, Kontum, Phú Quốc. Pleiku, Rạch Giá, và Qui Nhơn. Cộng thêm vào là khoảng 100 sân bay nhỏ, rải rác khắp nơi, rất tiện cho việc liên lạc giữa các địa phương.

Giao thông đường thủy và đường bộ

Khánh thành Xa lộ Biên Hoà
Miền Nam có tới 4.780 cây số sông, rạch (3.000 dặm Anh). Hải cảng lớn gồm Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá. Còn đường xá có tới 21.000 km đường trong đó gần 12.000 km là đường trải nhựa, đi được quanh năm. Cầu các loại qua sông tới gần 4.000 cây rất nhiều cầu đã bị hư hỏng do chiến tranh, nhưng sửa chữa lại thì cũng nhanh. Tính đến năm 1974 thì có 35.384 xe vận tải nặng và 64.229 chiếc xe hơi, tổng cộng là 258.514 xe lưu thông trên hệ thống đó, chưa kể xe gắn máyxe lam, xe xích lô máy và phương tiện di chuyển với động cơ dưới 49cc vốn không thuộc dạng đăng ký. Xa lộ xây dựng đầu tiên là xa lộ Biên Hòa, khánh thành ngày 28 tháng 4 năm 1961.

Đường sắt

Đường sắt Xuyên Đông Dương đã làm xong từ năm 1936 nhưng đếnthập niên 1950 thì đoạn đường phía nam vĩ tuyến 17, khoảng 1/3 đã bị hư hại vì chiến tranh, không sử dụng được. Còn lại là hai khúc từ Đông Hàvào Đà Nẵng và từ Sài Gòn ra Ninh Hòa. Việc tái thiết kéo dài bốn năm cho đến năm 1959 thì xe lửa mới chạy được suốt từ Sài Gòn ra Đông Hà, lần đầu tiên sau 12 năm gián đoạn. Năng suất đường sắt lúc đầu có nhiều triển vọng nhưng sang thập niên 1960 thì tình hình an ninh là một cản trở lớn. Tính đến năm 1971-1972 thì Việt Nam Cộng hòa có 1.240 kmđường sắt nhưng chỉ có 57% sử dụng được. Dù vậy, tổng lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt lại tăng dần.
NămTổng lượng hàng hóa vận tải (tấn)Số lượng hành khách (triệu người)
1959[48]440.0002,658
1968400.0000,73
1969530.0001,75
1970720.0002,4

Hệ thống viễn thông và thông tin

Tính đến năm 1970 Miền Nam có 20.000 điện thoại đăng ký.
Hệ thống phát thanh quốc gia Việt Nam, tức đài radio mang tên Vô tuyến Việt Nam (VTVN) vào giữa thập niên 1960 bao gồm đài trung ương ở Sài Gòn và tám đài khu vực phát sóng từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Nha Trang, Đà Lạt, và Cần Thơ. Ngoài ra có những đài địa phương ở những tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Kiến Tường, và Định Tường. Đến năm 1972 thì có tổng cộng 49 đài phát thanh và 5 đài truyền hình đặt ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ.
Truyền hình thì bắt đầu ngày 7 Tháng Hai 1966, lúc đầu chỉ phát hình một giờ mỗi ngày. Sau vào đầu thập niên 1970 thời lượng phát hình của Đài Truyền hình Việt Nam là sáu giờ mỗi ngày vào buổi chiều. 80% dân chúng ở Miền Nam có thể bắt sóng xem được.
Nhật báo trong nước có 48 tờ nhật báo phát hành, đại đa số bằng tiếng Việt nhưng cũng có nhật báo bằngtiếng Anhtiếng Pháptiếng Hoa, vàtiếng Miên. Tính trung bình cho mỗi 1.000 người thì có 51 ấn bản báo chí.

Điện lực

Công suất điện lực tăng từ 117 MW (1968) lên 278 MW vào năm 1971.

Đánh giá

Quan điểm của đối phương

Theo quan điểm của đối phương tứcMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì họ không công nhận sự hợp pháp của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Họ xem nó chỉ là một thứ "quốc gia giả hiệu" để Hoa Kỳ hợp thức hóa mưu đồ chia cắt Việt Nam của Mỹ.
Cũng theo quan điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ lập ra để "dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam", ngăn chặn phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, khống chế, dập tắt các cuộc đấu tranh cách mạng ở nông thôn, bình định đồng bằng, lập ấp chiến lược để dồn dân, chiếm đóng, khống chế quần chúng. Hoa Kỳ thí nghiệm cuộc chiến tranh đó để rút kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, đe doạ các nước mới giành được độc lập, bắt các nước đó phải chấp nhận chủ nghĩa thực dân mới.. Do vậy một phần lớn người dân miền Nam không ủng hộ Việt Nam Cộng hòa mà đã đi theo phong trào Đồng khởi giành chính quyền Các chiến lược chiến tranh của Hoa Kỳ và kế hoạch lập "Ấp chiến lược" của Việt Nam Cộng hòa đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của người dân miền Nam nên đã phá sản. Lực lượng vũ trang của quân Giải phóng có thể đánh nhiều trận táo bạo, có hiệu suất cao cũng là nhờ có sự hỗ trợ của nhân dân miền Nam.. Vùng quân Giải phóng kiểm soát nhờ đó được mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc giúp họ đương đầu được với quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa..

Quan điểm của chính quyền Mỹ

Tài liệu được giải mật của Lầu Năm Góc vào năm 2010 cũng viết: "Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vững được ở miền Nam... Nam Việt Nam, về bản chất, là một sáng tạo của Hoa Kỳ" Thậm chí tổng thống Mỹ Nixontrong lúc tức giận còn từng nói:"Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được."
Trung tướng Bernard Trainor, từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình Chiến tranh đặc biệt vàChiến tranh cục bộ, so sánh cuộc chiến ở Việt Nam với cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ"Tôi thấy cuộc kháng chiến của Việt Nam có nét tương đồng với cuộc Cách mạng của Mỹ. Cũng như các nhà cách mạng Mỹ thời đó, người Việt quyết chiến đến cùng. Những người dân Mỹ hồi đó đã đi tới một quyết định rằng độc lập là thiết yếu. Họ đặt cược tính mạng và của cải của mình vào sự nghiệp giành độc lập... Hy vọng ban đầu là thu phục trái tim khối óc của người dân, nhưng hy vọng này đã bị tan tành bởi sự thất bại của chính quyền Sài Gòn trong việc giành tín nhiệm của người dân và chiến lược Tìm và diệt củaWestmoreland…".

Quan điểm của giới chức Việt Nam Cộng hoà

Các quan chức cấp cao Việt Nam Cộng hoà cũng công nhận sự lệ thuộc của họ vào Hoa Kỳ. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã từng phát biểu: "Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!".. Trong bài viết "30/4/1975, Dương Văn Minh và tôi"Nguyễn Hữu Thái thuật lại lời Tổng thống Dương Văn Minh đã nói với ký giả Francois Vanuxem khi được ông này khuyên rút về Vùng 4 chiến thuật để chờ Trung Quốc can thiệp nhằm tìm một giải pháp trung lập hóa Miền Nam: "Hết Tây (Pháp) rồi đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!".
Ông Hồ Ngọc Nhuận, một dân biểu thời Việt Nam Cộng Hòa trả lời phỏng vấn năm 2009: "Ngày xưa tôi gọi đây là chiến tranh của Mỹ tại vì ổng (Mỹ) vô trong này từ cấp lớn đến cấp nhỏ ổng đều ở trên đầu, ổng làm cố vấn hết. Từ trên xuống dưới là của ảnh hết, súng cũng của ảnh, hành quân cũng của ảnh, đánh gì cũng của ảnh và trách nhiệm cũng của ảnh. Còn ông tổng thống trước khi ổng chạy đi thì ổng lên tiếng chửi Mỹ. Cái người ủng hộ Mỹ nhất mà cũng quay lại chửi Mỹ thì hỏi tôi không chống Mỹ sao được?"
Năm 2005, khi và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, nguyên Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ nhận định rằng: "Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê..." Trong bộ phim tài liệu của hãng PBS, ông kể rằng mình cùngNguyễn Văn ThiệuNguyễn Khánh, và Nguyễn Chánh Thi từng bị đại sứ Mỹ triệu tập và đập bàn ghế trách mắng thậm tệ, rằng "từ nhỏ tới lớn, ngay cả cha ruột cũng chưa bao giờ chửi mắng tôi nặng nề và lâu đến như vậy" Tướng tổng tư lệnh Nguyễn Khánh thì phải rời khỏi Việt Nam bởi mệnh lệnh từ chính Đại tướng MỹMaxwell D. Taylor, năm sau Nguyễn Chánh Thi cũng chịu chung số phận.
Đại tướng Cao Văn Viên viết trong hồi ký: "Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi !"
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh thì nói: "Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay... Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao Mỹ đều nắm hết."
Nguyễn Văn Ngân, nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã nhận xét: "Người Mỹ đã thay thế người Pháp với chính sáchthực dân mới. Vào thế kỷ XX, người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt trong việc thiết lập một "tiền đồn chống Cộng" tại Đông Nam Á... Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn… để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ…"

Quan điểm của lực lượng phản chiến tại Mỹ

Người biểu tình phản chiến Mỹ với sự châm biếm: Đế quốc Mỹ và "Con rối Sài Gòn"
Năm 1972, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức một cuộc điều trần về cuộc chiến tranh Việt Nam suốt ba ngày liền, xoay quanh chủ đề nguồn gốc, nguyên nhân của cuộc chiến Việt Nam và những bài học rút ra từ đó. Bốn học giả có tên tuổi đại diện cho phong trào phản chiếnLeslie GelbJames ThomsonArthur Schlesinger và Noam Chomsky, từng nghiên cứu nhiều về Việt Nam, được Quốc hội Mỹ mời đến báo cáo góp ý kiến cho Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam. Đánh giá về Việt Nam Cộng hòa, giáo sư Noam Chomskycủa học viện MIT đã nói:
"Chính phủ Nam Việt Nam đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ. Chính phủ Nam Việt Nam không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp"
Theo một góc nhìn khác, tiến sĩDaniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Gócvà là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳtrong buổi phỏng vấn với CNN và trong quyển sách "Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam" đã viết:
"Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía (Việt Nam Cộng hòa) hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì đó không phải là một cuộc nội chiến..."

Quan điểm của giới sử gia phương Tây

Nhiều nhà sử học phương Tây thì xem chính thể này như là sản phẩm của chính sách can thiệp thực dân mới mà Mỹ tiến hành tại Đông Nam Á..
Nhà sử học Frances FitzGerald viết:"Chiến thắng của họ (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) là chiến thắng của dân tộc Việt Nam - người Bắc cũng như người Nam. Khác xa với một cuộc nội chiến, cuộc đấu tranh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là một sự khẳng định nguyên tắc thống nhất dân tộc mà chính quyền Sài Gòn đã tuyên bố ủng hộ rồi phản bội"
Nhiều sử gia cho rằng chính thể này là một chính thể con rối của Mỹ.Chuyên gia bình định, Trung Tá MỹWilliam R. Corson thừa nhận rằng"vai trò của chế độ bù nhìn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là "cướp bóc, thu thuế, tái lập lại địa chủ, và tiến hành trả thù chống lại người dân". Nhà sử học James Gibson tóm tắt tình hình: "Chế độ miền Nam Việt Nam không có khả năng chiến thắng vì không có sự ủng hộ của những người nông dân, nó đã có không còn là một "chế độ" theo đúng nghĩa. Liên minh chính trị bất ổn định và hoạt động bộ máy thì quan liêu. Hoạt động của chính phủ dân sự và quân sự đã hầu như chấm dứt. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã gần như tuyên bố quyền kiểm soát tại các khu vực rộng lớn... nó rất khác với một chính phủ Sài Gòn yếu ớt, không có nền dân chủ cơ bản và một mong muốn mạnh mẽ cho sự thống nhất Việt Nam".
Nhà sử học Marilyn Young nhận xét:"Sự tha hóa tư sản của chính phủ Nam Việt Nam từ thời Diệm đã trở nên tồi tệ hơn khi người khác kế nhiệm ông. Chính quyền Sài Gòn vô vọng, tham nhũng, đàn áp dân chủ dữ dội. Đến cuối thập niên 1960 đã có hàng ngàn tù nhân chính trị ở Nam Việt Nam. Bầu cử là một trò hề, không có quá trình cải cách khả thi cho chính quyền Sài Gòn và kết quả là nhiều nhà cải cách tham gia cuộc đấu tranh vũ trang của đối phương."Trong khi Việt Minh đã giảm thuế, xóa nợ và cho thuê đất với nông dân nghèo, Diệm đã đưa giai cấp địa chủ trở lại. Nông dân đã phải trả lại đất cho địa chủ rồi phải trả tiền thuê đất. Tiền thuê đất này được thu bởi quân đội Nam Việt Nam. Điều này tạo ra một cơn giận dữ ở nông thôn, quân đội Nam Việt Nam bị mắng chửi là"tàn nhẫn hệt như bọn Pháp", kết quả là tại nông thôn, 75% người dân ủng hộ quân Giải phóng, 20% trung lập trong khi chỉ có 5% ủng hộ chế độ Sài Gòn.

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo

Xem thêm

Liên kết ngoài

Việt Nam Cộng Hoà(Phần 2)

Việt Nam  Cộng Hoà(Phần 2)

Tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời Đệ nhị Cộng hòa

Hiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của nhà nước Hoa Kỳ. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến.

Lập pháp

Trụ sở Quốc hội (sau thành trụ sở Hạ nghị viện) Việt Nam Cộng hòa; nay làNhà hát lớn Thành phố Hồ Chí Minh
Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội vớiHạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) vàThượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Thượng viện được bầu theo liên danh. Một liên danh có thể có ứng cử viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên danh. Hạ viện thì chọn theo số phiếu từng địa phương căn cứ trên dân số. Tính đến năm 1974 thì mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri.[7]
Trong 159 ghế Hạ viện thì có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Miên, 6 ghế cho người Thượng, 2 ghế cho người thiểu số di cư từ thượng du miền Bắc, và 2 ghế cho người Chàm.[7]
Quốc hội có những quyền hạn sau:
  • Biểu quyết các đạo luật
  • Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp địnhquốc tế
  • Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, quyết định tuyên bố tình trạngchiến tranh
  • Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia
  • Hợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội
  • Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ.
Ở tỉnh, thị xã có Hội đồng tỉnh, thị xã, Đô thành Sài Gòn có Hội đồng Đô thành, đều do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 3 năm; thành viên Hội đồng gọi là nghị viên. Các Hội đồng này có thẩm quyền quyết định ngân sách và các vấn đề dân sinh của địa phương.

Hành pháp

Tổng thống

Tổng thống là người nắm quyền hành pháp, do dân bầu lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau:
  • Ban hành các đạo luật
  • Hoạch định chính sách quốc gia
  • Bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội)
  • Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởngthị trưởngđô trưởng
  • Chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng
  • Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
  • Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia
  • Ký kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế
  • Tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật.
Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 thì nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay vì 1 lần.[7]

Phó Tổng thống

Phó Tổng thống có những nhiệm vụ sau:
  • Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục
  • Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội
  • Chủ tịch Hội đồng các Sắc tộc.
Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chính phủ.

Chính quyền Trung ương

Thủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống.
Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm.
Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ; đứng đầu mỗi bộ là tổng trưởng:
  1. Bộ Ngoại giao
  2. Bộ Quốc phòng
  3. Bộ Nội vụ
  4. Bộ Thông tin
  5. Bộ Chiêu hồi
  6. Bộ Tài chánh
  7. Bộ Kinh tế
  8. Bộ Tư pháp
  9. Bộ Phát triển Nông thôn
  10. Bộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệp
  11. Bộ Công chánh
  12. Bộ Giao thông và Bưu điện
  13. Bộ Giáo dục
  14. Bộ Y tế
  15. Bộ Xã hội
  16. Bộ Lao động
  17. Bộ Cựu chiến binh
  18. Bộ Phát triển Sắc tộc
  19. Bộ Đặc trách liên lạc Quốc hội
Ngoài ra còn có 3 Quốc vụ khanh:
  1. Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa
  2. Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triển
  3. Văn phòng Quốc vụ khanh
Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởnghoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng).
Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm.
Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định.

Chính quyền địa phương

  • Đô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng
  • Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự.
  • Cấp quận (tương đương quận hay huyện ngày nay): đứng đầu là quận trưởng
  • Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng

Tư pháp

Luật pháp

Luật pháp Việt Nam Cộng hòa được xây dựng căn cứ theo Bộ Hoàng Việt Hộ luật (1936-39) do triều đình Huế ban hành ở Trung Kỳ cùng Bộ Dân luật (1883) áp dụng ở Nam Kỳ. Hình luật thì có Bộ Hoàng Việt Hình luật (1933), Tố tụng tu chính của Trung Kỳ (1935) và Hình luật Nam Kỳ Canh cải (1912). Di sản luật pháp từ thời Pháp thuộc dần được thống nhất thành một bộ luật cho toàn quốc năm 1972 với tên Bộ Hình luật Việt Nam[8] ban hành ngày 20 Tháng Chạp năm 1972. Theo đó có năm hạng:
  • Bộ luật Hình sự tố tụng; Bộ luật này đã được Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành qua Sắc luật số 027/TT-SLU[9]
  • Bộ Dân luật; Sắc luật số 028/TT/SLU[10]
  • Bộ Quân luật và các văn kiện thi hành của Bộ Quốc phòng
  • Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng; Sắc luật số 030/TT/SLU
  • Bộ luật Thương mại 1972. Phần này gồm 5 quyển và 1051 điều quy định các điều khoản tổng quát về nhà buôn, nhiệm vụ của các nhà buôn và các cửa hàng thương mại; thương hội; hành vi thương mại; thương mại hàng hải;khánh tậnphá sản và thanh toán tư pháp.

Cơ quan Tư pháp Trung ương

Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòagồm 9 thẩm phán, sau tăng thành 15 thẩm phán do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau đây:
  • Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chính
  • Phán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng hòa.
Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành.
Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện.
Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác.
Giám sát viện (tiếng Anh: Inspectorate General) gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định.
Giám sát viện có thẩm quyền:
  • Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũngđầu cơhối mại quyền thế
  • Kiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp viện
  • Có quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗi
  • Thẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh.

Cơ quan Tư pháp địa phương

Ở địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, tòa Hòa giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà án Thiếu nhi (thành lập năm 1958), toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận).
Cấp thấp nhất là Tòa Vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa. Cao hơn thì có hệ thống Tòa Sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm. Tòa Thượng thẩm thời Đệ nhất Cộng hòa có hai sở, một ở Sài Gòn, một ởHuế. Mỗi phiên tòa này có ba thẩm án ngồi xử án.[11]

Các đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bản đồ hành chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1972 (theo CIA)
Đầu năm 1956, thành lập thêm các tỉnhTam Cần (9/2/1956), Mộc Hóa(17/2/1956), Phong Thạnh (17/2/1956),Cà Mau (9/3/1956).
Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa lúc này có 35 tỉnh: Quảng TrịThừa ThiênQuảng NamQuảng NgãiBình ĐịnhPhú YênKhánh HòaNinh Thuận,Bình ThuậnKon TumPleikuDarlac,Đồng Nai ThượngPhước Long (tên cũ:Bà Rá), Bình Long (tên cũ: Hớn Quản),Long Khánh (tên cũ: Xuân Lộc), Biên HòaBình TuyPhước Tuy (tên cũ: Bà Rịa-Vũng Tàu), Bình Dương (tên cũ: Thủ Dầu Một), Tây NinhGia ĐịnhLong An(gộp Chợ Lớn và Tân An), Kiến Tường(tên cũ: Mộc Hóa), Kiến Phong (tên cũ: Phong Thạnh), Định Tường (gộp Mỹ Tho và Gò Công), Kiến Hòa (tên cũ: Bến Tre), Vĩnh LongVĩnh Bình (tên cũ: Trà Vinh), An Giang (gộp Long Xuyên vàChâu Đốc), Phong Dinh (tên cũ: Cần Thơ), Kiên Giang (gộp Rạch Giá và Hà Tiên), Ba Xuyên (gộp Bạc Liêu và Sóc Trăng), An Xuyên (tên cũ: Cà Mau), Côn Sơn và Đô thành Sài Gòn.
Ngày 19/5/1958, lập 2 tỉnh Lâm Đồngvà Tuyên Đức từ tỉnh Đồng Nai Thượng.
Ngày 23/1/1959, lập 2 tỉnh Quảng Đứcvà Phước Thành.
Ngày 21/1/1961, lập tỉnh Chương Thiện.
Năm 1962, lập 2 tỉnh Quảng Tín(31/7/1962) và Phú Bổn (1/9/1962).
Năm 1963, lập 2 tỉnh Hậu Nghĩa(15/10/1963) và Gò Công (20/12/1963).
Ngày 8/9/1964, lập 2 tỉnh Châu Đốc vàBạc Liêu.
Năm 1965, bỏ 2 tỉnh Côn Sơn (21/4/1965) và Phước Thành (6/7/1965).
Ngày 24/9/1966, lập tỉnh Sa Đéc.
Từ đó cho đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn:
Đơn vị đông dân nhất là Đô thành Sài Gòn; ít dân nhất là tỉnh Quảng Đức.[12]
Đứng đầu tỉnh là tỉnh trưởng do tổng thống bổ nhiệm và báo cáo lên thủ tướng và bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trách nhiệm của tỉnh trưởng gồm soạn ngân sách, điều hành lực lượng Nhân dân Tự vệ, giữ gìn an ninh trật tự và kiểm soát việc hành chánh.[13]

Các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh

Bốn mươi bốn tỉnh của Việt Nam Cộng hòa được chia thành 241 quận[14] sau tăng lên 247 quận.[12] Quận trưởng do tỉnh trưởng đề cử và thủ tướng bổ nhiệm.
Dưới quận là  và thôn. Toàn quốc có 2.589 xã.[15] Tính đến năm 1974 thì chính phủ kiểm soát 2.159 xã.[16] Ngoài Đô thành Sài Gòn ra còn có 10 thị xã tự trị trong đó có HuếĐà NẵngQui NhơnNha TrangCam RanhĐà Lạt,Vũng TàuMỹ ThoCần Thơ và Rạch Giá.[17] Dưới xã là thôn ấp, tổng cộng có hơn 15.000 đơn vị.[18]
Cấp tổng bị loại bỏ dần kể từ năm 1962.
Việc cai trị ở cấp xã trước kia tự trị thì năm 1956 thời Đệ nhất Cộng hòa hội đồng xã phải do tỉnh trưởng bổ nhiệm.[19] Sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì việc điều hành ở cấp xã trả lại cho địa phương. Hội đồng xã do cư dân 18 tuổi trở lên bầu ra. Những xã dưới 2.000 dân thì bầu ra hội đồng 6 người. Xã trên 10.000 dân thì được bầu 12 người.[20]

Các quân khu

Diễn tập quân sự năm 1963
Về mặt quân sự, năm 1961 thành lập các vùng chiến thuật, đến tháng 7,1970 đổi tên là Quân khu. Lúc đầu có 3 vùng chiến thuật được đánh số 1, 2, 3, đến năm 1964 lập thêm vùng chiến thuật 4. Mỗi vùng chiến thuật do 1 quân đoàn phụ trách. Dưới vùng chiến thuật là các khu chiến thuật do 1 sư đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh vùng chiến thuật (trừ quân đoàn 2), còn Bộ tư lệnh sư đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh khu chiến thuật. Các vùng chiến thuật có địa giới như sau:
Khi 4 vùng chiến thuật chuyển thành 4 Quân khu, thì bỏ cấp khu chiến thuật. Quân khu 1 gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Quân khu 2 với diện tích 78.841 km vuông, chiếm gần phân nửa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nhưng chỉ có gần 3 triệu dân sinh sống trong 12 tỉnh. Quân khu 3 có thêm tỉnh Gia Định và Biệt khu Thủ đô (do Quân khu Thủ đô đổi thành), tổng cộng 11 tỉnh. Quân khu 4 có 16 tỉnh.
Các thị xã về mặt quân sự là các tiểu khu, còn các quận là các chi khu.

Quân sự