Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2023

Đàn em Nguyễn Công Khế đòi xử Nguyễn Phú Trọng.

 Đàn em Nguyễn Công Khế đòi xử Nguyễn Phú Trọng.


...................


 Hoàng Hải Vân tức Nguyễn Kim Sánh, cựu nhà báo thuộc báo Thanh Niên vốn được người ta biết đến là cây bút mạnh mẽ, nhiều lần chỉ trích những lãnh đạo cao cấp trong nội bộ đảng CSVN.


Sánh là chồng của Thu Uyên, trước đây hai vợ chồng còn làm ăn chung, kiếm bộn tiền nhờ chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly. Vợ chồng  Uuyên Sánh tận dụng vai trò nhà báo, mở công ty sân sau cung ứng chương trình, phải nói những năm trước chương trình thu hút nhiều người xem cũng như hút nhiều tiền tài trợ.


Đến khi luật sư Trần Đình Triển phanh phui ra 2 vụ giả mạo là vụ Nguyễn Hữu Thành và Võ Văn Phước, thì Thu Uyên nói rằng đó là sự nhầm lẫn, không phải chương trình cố tình giả mạo. Đồng thời bà Uyên tố ngược lại ông Triển phanh phui thế vì động cơ xấu, vì thân chủ ông Triển muốn hạ bệ Thu Uyên để chặn Uyên và đồng đội trong cuộc chiến chống lừa đảo tâm linh.


Thu Uyên cũng từng miệt thị những người biểu tình ở Phan Rí là những con nghiện cần tiền. Còn Hoàng Hải Vân nói những người biểu tình đó không phải là người yêu nước, mà là những kẻ côn đồ, cần phải trừng trị.


Đôi vợ chồng này khá hợp nhau ở chuyện làm ăn cũng như quan điểm về những người dân biểu tình.


Sau tố cáo của luật sư Trần Đình Triển, chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly suy giảm rất nhiều người tài trợ. Sánh không còn cung ứng sân sau cho chương trình nữa, có chuyện mâu thuẫn cá nhân giữa cặp vợ chồng này không tiện nói ở đây vì nó là đời tư của họ.


Sánh có phải là nhà báo dũng cảm chống tham nhũng, tiêu cực không ?


Câu trả lời, đúng một nửa.


Đúng một nửa ở đây, là Sánh tức Hoàng Hải Vân chỉ nhắm vào quan chức thuộc phe đối thủ của đàn anh Nguyễn Công Khế, Trương Tấn Sang và Nguyễn Xuân Phúc. Nếu điểm danh những cái tên mà Hoàng Hải Vân, tức Sánh đánh có thể dễ dàng nhận ra điều ấy. Đó là những cái tên Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, Trần Việt Tân...toàn đối thủ của ông Sang và ông Phúc cả. 


Với phe cánh Trần Đại Quang, Trần Việt Tân. Sánh quy kết nếu Trần Việt Tân bị kỷ luật thì những tin tức tình báo của ông ta về phe này nọ đều không chính xác, vì ông Tân không có tư cách thì tin tức tình báo ông ta báo cáo lên trên chẳng đáng tin gì.


Với Nguyễn Bá Thanh, Sánh lớn tiếng vạch tội Thanh đã để lại di chứng nặng nề cho Đà Nẵng, hậu quả cả người lẫn của làm thiệt hại hàng ngàn tỷ và cấp giấy phép phá nát bán đảo Sơn Trà.


Với Nguyễn Tấn Dũng thì khôi hài hơn, Sánh chửi Tấn Dũng và Đinh La Thăng trong vụ đầu tư vào Venezuela. Trong bài viết này Sánh gọi kính cẩn ông Trọng và ông Sang bằng cụ. Bài viết có tên Đánh Phủ Đầu Báo´Chí, Dân Chơi Vươn Ra Biển Lớn.


Sánh viết.


´´Thời ông Nguyễn Tấn Dũng cầm quyền, cụ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và lực lượng quyết tâm chống tham nhũng chỉ chiếm thiểu số, nên việc chống tham nhũng chỉ là sự gãi ngứa mà thôi. Mãi sau khi cụ Tổng đốt cái lò lên, phải vô cùng khó khăn mới có thể từng bước lôi đám dân chơi kia biến thành củi. Theo tin tôi được biết thì chủ trương đầu tư vào Venezuela không đưa ra Quốc Hội, nhưng có lấy phiếu xin ý kiến Bộ Chính trị. Có 2 vị không tán thành là cụ Nguyễn Phú Trọng, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội và cụ Trương Tấn Sang, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư. Hai cụ đều đề nghị phải thông qua Quốc hội, nhưng hai cụ chỉ là thiểu số.


Tin đâu mà Sánh biết hai cụ Sang, Trọng không đồng ý? Tất nhiên tin từ Tư Sang xuống cho Khế, và Khế mớm cho Sánh. Sau này lòi ra văn bản Trương Tấn Sang đồng ý đầu tư vào Venezuela, Sánh mới thôi không chửi Ba Dũng.


Nhưng hài hước là ở đoạn Sánh viết, khi cần diệt đối thủ của quan anh mình, Sánh nâng ông Trọng thành cụ Tổng Bí Thư, rồi khen cụ phải khó khăn lắm mới biến đám dân chơi kia thành củi. Lúc này Sánh còn bào chữa cho Cụ Trọng và cụ Sang, để người ta không quy kết ông Trọng, ông Sang có tội liên quan trong vụ đầu tư ở Veneyzuela


Thế rồi cụ Tổng mà Sánh khen, thời gian sau phế truất anh lớn Nguyễn Xuân Phúc của phe mình. Khế quay ngoắt ra chửi cụ Tổng là loại vua nham hiểm, đặt bẫy hại bầy tôi và đòi hỏi ban chấp hành trung ương theo lời ông Trọng nói, xử người đứng đầu BCH, tức xử Nguyễn Phú Trọng. Sánh bào chữa rằng thông báo của trung ương về việc ông Phúc từ chức không nhắc gì đến gia đình ông Phúc dính tiêu cực, ông Phúc bị buộc trách nhiệm vì sai phạm cấp dưới, như thế ông Trọng là cấp trên cao nhất cũng phải bị. Sánh chẳng gọi ông Trọng bằng Cụ như trước kia lúc đánh Ba Dũng nữa.


Hài chưa, khi đánh Ba Dũng thì phân định tội Ba Dũng, cấp trên không phải chịu. Đến khi Bảy Phúc bị, thì Sánh chả cụ kiếc mẹ gì nữa, hô hào trung ương nổi dậy, quy kết trách nhiệm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.


Có thể Sánh được nhóm Tư Sang, Bảy Phúc, Công Khế lại chọn là người tiên phong, mở đường thăm dò dư luận để tính đến một cuộc hạ bệ Nguyễn Phú Trọng. Đáng chú ý là khi Sánh mở màn, lác đác đã có những người khác hưởng ứng theo ý này như Beo Hồng, Lê Dũng...và nhiều người còm ủng hộ. Đúng vào lúc này thì một nguồn tin ( có thể từ nhóm này tung ra) rằng ông Tô Dũng, chủ tịch Xuân Cầu Holdings là sân sau của đại tướng Tô Lâm, ông Dũng là em họ ông Tô Lâm và những người Tây Ninh đang tiến sâu vào trung ương là nhờ có sự thoả hiệp với ông Tô Lâm, đổi lại những dự án mà Xuân Cầu có được ở Tây Ninh trong mấy năm vừa qua.


Ba Dũng rút về trong im lặng, quân cánh rã đám, làm mồi cho thế lực nắm quyền xẻ thịt. Có lẽ nhìn thấy bài học đó, phe cánh Tư Sang, Bảy Phúc không cam lòng chịu ngồi yên chấp nhận, những dấu hiệu cho thấy sự phản công của họ đang lớn dần và được sự ủng hộ. Liệu có cuộc chính biến giữa nhiệm kỳ như năm xưa mà Lê Khả Phiêu đã đẩy một loạt Đỗ Mười về hưu để cướp quyền tổng bí thư trong một hội nghị trung ương hay không.


 Hội nghị trung ương tới đây, sẽ rõ hơn câu trả lời, liệu vị thế ông Trọng và Tô Lâm có bị lung lay.

Người Buôn Gió 

Dư luận nói gì việc ông Phúc về hưu

 Dư luận nói gì việc ông Phúc về hưu.


.......................


  Có rất nhiều luồng ý kiến về việc ông Phúc buộc phải về hưu trước Tết Âm Lịch cổ truyền. Luồng đông đảo nhất là cảm thấy hài lòng việc có người mang cương vị cao như ông Phúc đã phải chịu trách nhiệm về vụ Việt Á. 


Nhưng có nhiều người ý kiến rằng vai trò của Tổng bí thư ở đâu trong vụ việc này?


Trong số luồng ý kiến không hài lòng về việc bãi nhiệm ông Phúc, có người đã nêu ý kiến như vậy. Chẳng hạn như cựu nhà báo Hồ Thu Hồng. Bà Hồng viết trên facebook cá nhân, cảm nghĩ của bà về ông Phúc , bà cho rằng ông Phúc là người chu đáo, tình cảm và điều hành chính phủ đoàn kết. Bà Hồng cho rằng bắt ông Phúc chịu trách nhiệm chính trị về vụ Việt Á và giải cứu là có gì sai sai.


Có lẽ bà Hồng muốn nói, nếu nói về trách nhiệm chính trị, thì người phải chịu không phải là ông Phúc mà là ai đó. Bà không nói ra, nhưng ai cũng hiểu đó là tổng bí thư Trọng, người mang trách nhiệm chính trị lớn nhất đất nước hiện nay.


Trong một stt viết trên Facebook trước đó, bà Hồng đặt câu hỏi 200 uỷ viên trung ương giơ tay đồng ý bãi nhiệm các ông Minh, Đam, Phúc ở đâu khi dịch bệnh hoành hành, khi mà nhân dân trong cơn điêu linh , khốn khổ.


Bà Hồng không nhắc đến giá tiền đội gấp mấy lần của kít do Việt Á sản xuất hay giá tiền vé máy bay. Rất khéo léo bà đưa hình ảnh người dân điêu linh, khốn khổ để người đọc hình dung rằng trong thời điểm ấy, việc chống dịch do 3 ông kia đảm đương là công việc khó khăn chưa từng có, chưa gặp phải, không ai có kinh nghiệm, chỉ dựa vào sự hăng hái, quyết tâm, dám làm mà cuối cùng phải chịu cảnh các đồng chí của mình kỷ luật. Kết luận của bà hướng người đọc sẽ rất đúng, nếu như không có chuyện nâng giá tiền cao khủng khiếp để moi của dân chia nhau.


Bà nhấn mạnh cách ai oán, rằng 200 con người kia, 17 con người này chỉ là Một và lỗi tại nhân dân.


MỘT mà bà viết hoa ở đây, đương nhiên là tổng bí thư Trọng, một kẻ độc tài mà bà muốn nói khi quy kết lỗi cho nhân dân, khi đặt ra câu hỏi.


´´Bao giờ người Việt biết  giành về cho mình quyền lựa chọn, đặt để những cá nhân xứng đáng vào vị trí lãnh đạo quốc gia?


Bao giờ người Việt không chấp nhận một hệ thống bất toàn khăng khăng làm thay nhân dân và tạo ra hết chuyện quái đản này tới chuyện quái đản khác?´´


Hai câu hỏi của bà Hồng đều hướng về việc chỉ trích chế độ độc tài, người dân không có quyền lựa chọn cá nhân lãnh đạo quốc gia. Chưa đủ, bà Hồng còn chia sẻ Facebook của một người có tên Lê Dũng trên Facebook của mình, để minh chứng thêm về ý kiến bất mãn của mình đối với ông Tổng bí thư. Facebook Lê Dũng có viết một bài về nhà vua Tự Đức để ám chỉ ông Trọng chỉ là loại phường khoe chữ, loại ấy nhiều mà chả làm được cái gì. Đã thế lại còn lưu manh chọn người kế nhiêm rồi lại vu vạ cho người ta. Đang lấy vua Tự Đức ra bóng gió xa xôi, không kìm nổi bất mãn, Lê Dũng đưa luôn ông Phúc vào trong bài để mọi người hiểu rõ ràng hơn.  Lê Dũng cho rằng việc bãi nhiệm ông Phúc cho thấy nền tảng phép tắc quốc gia quá bèo bọt, quân hồi vô phèng.


Cựụ nhà báo thuộc báo Thanh Niên Nguyễn Kim Sánh, bút danh là Hoàng Hải Vân sau bài Thuật Đế Vương vạch ra cái đa nghi nham hiểm của ông Trọng, chỉ lo người ta cướp ngôi, khiến bầy tôi phải phạm lỗi để vua nắp thóp, vì nếu trong sạch quá thì bị nghi là mưu đồ làm phản, tạo uy tín.  Ở bài sau nói về chuyện ông Phúc về hưu, Sánh còn táo bạo hơn là đòi trách nhiệm của Ban Chấp Hành trung ương, ở đây chắc chắn ý Sánh muốn nói đến trách nhiệm của ông Trọng qua việc nhắc lại lời ông Trọng là không có vùng cấm, Sánh ngầm đòi hỏi Ban Chấp Hành trung ương xem xét trách nhiệm của ông Trọng.  Cho rằng phó thủ tướng và bộ trưởng là cấp ông Phúc không có quyền bổ nhiệm hay cách chức, nhưng ông Phúc đã dũng cảm mở ra tiền lệ nhận trách nhiệm rồi. 


Vậy thì tiếp tiền lệ ấy, BCH trung ương nên xem xét trách nhiệm của ông Trọng để bãi nhiệm ông ta. Ý của nhà báo Hoàng Hải Vân rõ ràng muốn hướng dư luận tới mục tiêu ấy.


Thu Hồng, Hoàng Hải Vân là những người có ảnh hưởng trong dư luận. Nếu bỏ qua góc độ bênh phe bao phái của họ, cũng phải nói rằng những gì họ nói về vai trò ông Trọng qua viêc phế truất ông Phúc là một vấn đề quan tâm. Chẳng hạn về năng lực, trách nhiệm của ông Trọng và việc bầu cử, việc thiết lập thể chế minh bạch.


Ai cũng biết cả Thu Hồng lẫn Hoàng Hải Vân bây giờ hoặc trước kia đều có thế lực chống lưng đằng sau. Nếu phát ngôn của họ về ông Trọng là do cá nhân họ tự nghĩ, họ là con người khá có dũng khí, thường khi người của phe mình về, là lớp bồi bút lâu nhâu im lặng chờ minh chủ mới lên để phò theo kiếm ăn. Những người còn cay cú đến mức mạt sát, kích động chống lại ông Trọng và có lời bao biện, thanh minh cho ông Phúc thực sự không nhiều. Đánh giá về mặt nghĩa khí, họ là những người đáng khen.


Còn nếu phát ngôn của họ là được hậu thuẫn bởi các thế lực đứng sau, chúng ta hy vọng chờ đón một làn sóng hạch tội Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới đây, một cuộc chiến chắc hẳn sẽ mang nhiều gay cấn.

Người Buôn Gió.



Xuân Cầu đại phát- Phần 1.

 Xuân Cầu đại phát- Phần 1.


.................


 Xuân Cầu là tên một ngôi làng cổ, thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Tỉn Hưng Yên. Xuân Cầu nằm sát sông đào Bắc Hưng Hải, con đường chính vào làng có tên là Tô Quyền.


Đường Tô Quyền từ quốc lộ xuyên Á AH14 chạy dài qua làng Xuân Cầu qua Ocean Park, công viên nước tạo sóng Royal Wave và Vinhomes Ocean Park 2. Từ Hồ Gươm đi đến làng Xuân Cầu chỉ chừng hơn 20 km, tầm khoảng 23 km. Tới đây đường Tô Quyền sẽ trùng với đường 3,5 vành đai tăng giá trị của dự án Vinhomes , dự án đầu tư của Vinhomes ở đây lên tới 458 héc ta, vốn đầu tư 33 nghìn tỷ, tương đương với 1,5 tỷ USD.


Xuân Cầu là quê hương, nơi sinh ra anh hùng lực lượng vũ trang, đại tá Tô Quyền. Ông Tô Quyền sinh năm 1929, ông theo cách mạng từ nhỏ và có thời gian hoạt động an ninh ở Tây Ninh, thời điểm hoạt động ở Tây Ninh ông giữ chức phó ban an ninh. Khi ông mất, các lãnh đạo Tây Ninh đã lập ban thờ cúng ông. Dịp ông được truy tăng AHLLVT nhân dân, bí thư tỉnh uỷ Tây Ninh Trần Lưu Quang cùng với nhiều lãnh đạo tỉnh Tây Ninh đã cất công đến dự để tưởng nhớ ông.  Ông Tô Quyền lập nhiều chiến công trong công tác phản gián ở Tây Ninh, phát hiện tiêu diệt nhiều đối tượng do chế độ VNCH cài cắm vào trong tổ chức đảng. Ông nổi tiếng với hai nghiệp vụ đặc sắc đó là


- Lấy địch đánh địch


- Dùng ác diệt ác


Bằng nghiệp vụ này, ông đã khiến cho nhiều tình báo của VNCH tự nghi ngờ và tiêu diệt lẫn nhau. Phụ trách an ninh Tây Ninh từ năm 1965 đến năm 1975, ông mới trở ra Bắc. Để lại trong lòng người dân và các chiến sĩ cách mạng Tây Ninh sự cảm mến thân thương, đặc biệt là người nữ trợ lý đã vào sinh ra tử với ông, cô Hai Lãnh, cô Năm Tâm.


Vì thời gian hoạt động ở Tây Ninh, ông lấy tên con trai là Tô Lâm làm bí danh, thế nên cái tên Tô Lâm được các đồng chí của ông từng hoạt động ở trung ương cục miền Nam biết đến rất nhiều. Những người từng hoạt động ở Tây Ninh như Bùi Thiện Ngộ, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng sau này đều giữ những chức lớn như tổng bí thư, bộ trưởng công an, thủ tướng...


Ông Tô Quyền chính là thân phụ của bộ trưởng công an Tô Lâm bây giờ.


Bí thư Hải Phòng Lê Tiến Châu, phó thủ tướng Trần Lưu Quang sinh ở Tây Ninh vào những năm ông Tô Quyền hoạt động ở đó. Chắc chắn các ông Châu, Quang đã nghe những người đi trước kể về những gắn bó  của ông Tô Quyền trên mặt đất quê hương mình. Trong thâm tâm các ông, đại tá Tô Quyền thân thuộc như một người lớp trước của mảnh đất Tây Ninh anh hùng.


Xuân Cầu là đất sinh nhiều người tên tuổi trong quan trường cũng như trong văn hoá, nghệ thuật như Tô Hiệu, Tô Duy ( Tô Gĩ), Lê Văn Lương, Tô Quang Đẩu, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Công Hoan, Tô Lan Phương và bộ trưởng công an Tô Lâm bây giờ.#


Nhưng không chỉ về văn hoá, chính trị. Xuân Cầu còn có những doanh nhân thành đạt, những người tài giỏi về thương trường, nắm bắt chính xác những cơ hội để vươn lên, thành những tập đoàn, doanh nghiệp hàng ngàn tỷ. Khiến cho mảnh đất Xuân Cầu thêm sự tự hào những người con sinh ra nơi đây đã thành công về mọi mặt.


Đó là tập đoàn Xuân Cầu Holdings của ông Tô Dũng.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023

Bài học từ tai nạn cháu Hạo Nam

 

Bài học từ tai nạn cháu Hạo Nam

TS Nguyễn Ngọc Chu

Cả nước hướng về cuộc giải cứu cháu Hạo Nam. Nhắc lại quá trình giải cứu cháu Hạo Nam bất thành chỉ thêm đau lòng. Với không ít người còn là sự giận dữ. Với nhiều người là lo lắng. Vì đau lòng, giận dữ và lo lắng nên mới cần rút ra các bài học sau đây.

1. AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bài học đầu tiên là về an toàn lao động. 

Việc nhà thầu thi công không che đầu cọc bê tông, không che chắn lỗ khoan cọc bê tông là sai phạm không tha thứ về an toàn lao động. Trong thực tế, những tai nạn tương tự xảy ra đã quá nhiều. Cho nên phải nghiêm trị nhà thầu xây dựng. Phải trị thật nặng để các nhà thầu xây dựng khác không để xảy ra các tai nạn tương tự trong tương lai. Từ đó để thấy trách nhiệm của Bộ Xây dựng là phải đề xuất các biện pháp kịp thời tương ứng.

2. THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ LẠC HẬU

Bài học thứ hai là thiết bị và công nghệ lạc hậu. Cả nước hướng về cuộc giải cứu. Lệnh huy động của Thủ tướng tập trung cho cuộc giải cứu được truyền đi cho mọi bộ, ban, ngành, địa phương (bao gồm cả quân đội và công an), sử dụng mọi phương tiện có thể (https://baochinhphu.vn/thu-tuong-chi-dao-tap-trung-cuu...).

Thế mà, sau 5 ngày (tính từ trưa 31/12/2022 đến trưa ngày 4/1/2023) vẫn chưa thể nhổ được một cọc bê tông ở độ sâu 35 m. Sự kém cỏi này một phần là do sự lạc hậu của thiết bị và công nghệ. Từ việc không thể nhổ cọc bê tông ở độ sâu 35 m sau 5 ngày mà liên tưởng đến các trường hợp giải cứu khó khăn hơn, như giải thoát người bị kẹt trong tàu chìm dưới nước ở độ sâu 30 - 100 m chẳng hạn, lúc đó thì kết quả sẽ như thế nào?

3. NĂNG LỰC CHỈ HUY VÀ KHẢ NĂNG ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN GIẢI CỨU

Bài học thứ ba là năng lực chỉ huy và khả năng đề xuất phương án giải cứu. 

Có phương tiện và công nghệ chỉ là một phía. Hiệu quả của chiến dịch giải cứu phụ thuộc rất lớn vào năng lực của người chỉ huy và khả năng đề xuất các phương án giải cứu phù hợp. Thất bại giải cứu cháu Hạo Nam đã cho thấy sự hạn chế của người chỉ huy chiến dịch giải cứu, cũng như các phương án giải cứu chưa khoa học. Không phải cứ huy động đông người và nhiều thiết bị là giải cứu hiệu quả. Những người tham gia giải cứu, các chuyên gia liên quan chắc chắn sẽ có những kết luận sát thực về ưu và khuyết của các biện pháp giải cứu đã được đưa ra.

4. CẢI THIỆN NĂNG LỰC CỨU NẠN CỦA QUỐC GIA

Bài học thứ tư là phải cải thiện năng lực cứu nạn của quốc gia. 

Hàng năm, nước ta phải đối mặt với nhiều tai hoạ thiên nhiên cùng với các tai hoạ do con người gây ra. Trường hợp cháu Hạo Nam cho thấy năng lực cứu nạn của chúng ta vô cùng yếu kém. Chúng ta cũng đã từng thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu tinh nhuệ trong nhiều cuộc giải cứu trước đây. Chẳng hạn như vụ máy bay Su 30 rơi, ngay cả lực lượng chuyên nghiệp mà cũng còn vấp phải những sai lầm phải trả giá đắt. Bởi vậy, phải gấp rút cải thiện năng lực giải cứu quốc gia qua mua sắm thiết bị công nghệ hiện đại, qua đào tạo, qua luyện tập thực nghiệm, qua lựa chọn đội ngũ nhân sự, qua thành lập các đơn vị giải cứu cơ động, thiện nghệ. Nhất thiết phải có các đơn vị giải cứu chuyên nghiệp, thiện nghệ.

5. GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

Bài học quan trọng thứ năm là giáo dục kỹ năng sống. 

Ở nhiều nước phát triển, từ khi bắt đầu vào trường mẫu giáo, điều đầu tiên được học chính là các kỹ năng sống: Phải hành xử như thế nào trong các tình huống? Trong khi ở nước ta, thì lăm lăm chú trọng vào kiến thức sách vở. Nếu được dạy các kỹ năng sống, thì cháu Hạo Nam tự mình đã có những hành xử phù hợp, các cháu còn lại cũng biết cách hành động để cứu cháu Hạo Nam, và đáng tiếc hơn cả, là công nhân đến cứu, đã thả dây cho Hạo Nam bám vào để kéo lên, nhưng cháu Hạo Nam đuối sức, người lại bị kẹt chặt trong lỗ bê tông, đã không chịu được lực kéo, phải buông tay, mới rơi sâu xuống lỗ cọc bê tông. Nếu người cứu có kỹ năng… nếu đầu dây được thắt nút trước để cháu Hạo Nam lồng qua nách, nếu 2 dây được thả xuống để mỗi dây lồng vào nách và quấn vào một tay… nếu, nếu… Không thể có nếu. Nhưng rõ ràng những người tham gia giải cứu đã có kết luận riêng cho chính mình, những kết luận hối tiếc có thể ám ảnh dài lâu.

Kỹ năng sống không chỉ được dạy từ những đúc kết khoa học thử thách bởi thời gian, mà còn được tập luyện thành thục, vận dụng nhuần nhuyễn, và tự sáng tạo. Trong mọi tình huống, sự bình tĩnh nhờ kiến thức về kỹ năng sống mới là con đường cứu được tính mạng. Giáo dục Việt Nam, phải có cuộc cách mạng lớn, CHUYỂN TỪ SÙNG BÁI KIẾN THỨC GIÁO ĐIỀU SANG GIÁO DỤC KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG.

6. MIỄN PHÍ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

Bài học thứ sáu là miễn phí giáo dục phổ thông. 

Không phụ thuộc vào quốc gia giàu hay nghèo, không phụ thuộc vào mức độ tài chính của gia đình, việc giáo dục cho trẻ biết trân trọng lao động, yêu lao động và có khả năng lao động là điều bắt buộc. Cũng như với người trưởng thành, chẳng hạn như sinh viên, thì vừa học vừa làm là điều bình thường. Tuy nhiên, giáo dục về lao động khác với miễn phí giáo dục. Mọi quốc gia cần phải hướng đến giáo dục miễn phí, nhất là miễn phí ở bậc giáo dục phổ thông.

Ở nhiều nước phát triển, không chỉ miễn phí giáo dục phổ thông, mà các môn học theo thiên hướng và sở thích, như âm nhạc, thể thao… đều được giảng dạy phổ cập và miễn phí. Xa hơn, các môn lựa chọn hướng nghiệp, đều có giáo viên dạy riêng, có phòng thí nghiệm, có xưởng thực hành… tất cả đều miễn phí.

Cháu Hạo Nam đã tiết kiệm được 21 ngàn. Cháu phải đi nhặt sắt vụn để kiếm cho đủ 60 ngàn nộp học phí học võ. Đó là một sự thật buồn đã dẫn đến bi kịch cho cháu, cho gia đình và cho xã hội. Việt Nam có thể còn tụt hậu nhiều mặt so với các nước phát triển. Nhưng chúng ta phải giảm thiểu sự thua thiệt của con em chúng ta. 

VIỆT NAM NHẤT THIẾT PHẢI ĐẢM BẢO ĐỦ ĂN CHO MỌI GIA ĐÌNH ĐỂ TRẺ EM KHÔNG THUA THIỆT VỀ THỂ CHẤT. VIỆT NAM NHẤT THIẾT PHẢI MIỄN PHÍ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐỂ HỌC SINH KHÔNG THUA THIỆT VỀ TRÍ TUỆ.

7. CẢI CÁCH CÁCH THỨC GIÚP ĐỠ NGƯỜI NGHÈO

Bài học tiếp theo là về giúp đỡ người nghèo. 

Hàng năm, phong trào quyên góp giúp đỡ người nghèo được triển khai rộng rãi nhiều đợt đến tận cơ quan, phường xã, gia đình. Phong trào quyên góp giúp đỡ người nghèo đã đưa đến những kết quả tích cực. Nhưng còn tồn tại rất nhiều gia đình nghèo khó như gia đình cháu Hạo Nam. Từ đó để thấy phải cải thiện quỹ giúp đỡ người nghèo, trong đó có việc điều chỉnh đối tượng và cách thức phân phát, để làm sao ít thất thoát và không bỏ sót. Rõ ràng, những ‘lỗ hổng’ trong quá trình gây quỹ và phân phát quỹ người nghèo là khó tránh khỏi. Nhưng phải giảm thiểu những ‘lỗ hổng’ đó.

8. Ý THỨC VỀ MẠNG SỐNG

Bài học thứ tám là ý thức về mạng sống. 

Lịch sử đã chứng kiến các ông vua thời trung cổ ném hàng vạn quân vào chiến trận mà ít tiếc thương sinh mạng người lính. Không chỉ chiến tranh, vào thời bình, lịch sử cũng đã chứng kiến những trò đấu kiếm tàn nhẫn đến chết của các nô lệ để vua quan mua vui. Từ thời nô lệ, qua thời phong kiến, cho đến hiện tại, ý thức về mạng sống con người dần thay đổi. Với các ông vua xâm lược, sinh mạng hàng vạn binh sĩ không phải là mối quan tâm hàng đầu, mà lãnh thổ, của cải và quyền lực mới là mục tiêu thống soái. Cùng với tiến bộ nhân loại, mạng sống con người được coi trọng hơn theo thời gian. Hình thức xử phạt cũng thay đổi. Từ phanh thây, chặt đầu… rồi đến bỏ luật tử hình. Đó là bởi do đề cao mạng sống.

Chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt bắt buộc phải hy sinh nhân mạng để bảo vệ tự do, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Trong thời bình, chúng ta cần phải quản trị theo luật pháp, song song với giáo dục ý thức bảo vệ sinh mạng. Hiện nay, hàng năm ở nước ta xảy ra quá nhiều tai nạn giao thông và tai nạn xây dựng. Đó là do luật pháp chưa được tuân thủ nghiêm ngặt, là do ý thức về sinh mạng chưa được đặt đúng chỗ. Trong hai điều - tuân thủ luật pháp và giáo dục ý thức, thì luật pháp phải được đặt lên hàng đầu.

Đã có thời, một bộ phận cầm quyền xem mạng người “như cỏ rác”. Mạng người bị cướp đi theo lệnh một ai đó mà không đếm xỉa đến luật pháp, không qua xét xử tại toà án. Có phải đã quen thấy nhiều người chết, quen với cách đối xử xem nhẹ mạng sống, mà một bộ phận trong xã hội hiện nay dường như vẫn “bất cẩn” với mạng sống con người?

Phê phán không quan trọng bằng đề xuất giải pháp. Đất nước sẽ còn phải đối mặt với nhiều tai nạn phải giải cứu trong tương lai. Năng lực giải cứu của nước ta đang ở trong trạng thái ảm đạm. Hy vọng Chính phủ, các bộ, các địa phương, và từng đơn vị - từ trường hợp bi thương của cháu Hạo Nam mà thức tỉnh với những biện pháp ứng đối thích hợp.

clip_image002

N.N.C.

Chi hàng trăm hàng ngàn tỷ để hợp thức hóa điều dối trá

 

Chi hàng trăm hàng ngàn tỷ để hợp thức hóa điều dối trá

Nguyễn Đình Cống

6-1-2023

Tôi từng nghe, GS Phan Đình Diệu, lúc là Đại biểu Quốc hội đã nói đại ý rằng, lãnh đạo của Việt Nam tự gây ra khó khăn, làm phức tạp hóa vấn đề đơn giản, phải tiêu tốn rất nhiều năng lượng của Đảng, của Dân chỉ để nói tránh bản chất của sự việc cai trị đất nước.

Tôi không tìm được văn bản, chỉ thuật lại theo trí nhớ, đại ý là như vậy. Thật ra tôi biến điều nghe được thành nhận thức của mình và trình bày theo ý mình. Tôi nhắc đến GS Diệu với lòng tôn trọng bậc đàn anh, đã công khai nêu ra nhận xét để mọi người tiếp tục suy nghĩ.

Nhà nước Việt Nam thời gian qua và hiện nay thực chất là độc quyền đảng trị. Nếu tôn trọng sự Quang Minh Chính Đại mà công nhận sự thật như vốn có thì nhiều chuyện đang rất khó khăn, phức tạp trở nên vô cùng đơn giản. Chỉ cần công nhận A là A, là chính nó với bản chất vốn có, nghĩa là “Danh Thực Tương Đồng” thì mọi chuyện liên quan sẽ vô cùng đơn giản. Nhưng lại cho A là B vì muốn che đậy bản chất của nó,  bằng dối trá thì sẽ làm phức tạp vấn đề lên chưa biết đến đâu. Để che A, cần tạo ra B khác A. Ban đầu người ta nhầm, nhưng rồi sớm hay muộn sẽ lộ ra B là dối trá. Để che B cần tạo ra dối trá C… Cứ thế tiếp tục cần tạo ra dối trá sau để che lấp dối trá trước.

Gần đây có việc miễn nhiệm hai ông Phó Thủ tướng, thay bằng hai ông mới. Mọi quyết định đã giải quyết xong, chỉ cần công bố cho toàn dân biết. Việc công bố này, nếu công khai Nhà Nước Độc Quyền Đảng Trị thì chỉ cần một người làm trong vài phút với chi phí vài triệu. Nhưng để che giấu bản chất độc tài, phải nói dối là Nhà nước dân chủ.

Để hợp thức hóa từ “Dân chủ” dối trá, phải tổ chức hai hội nghị bất thường của BCH Trung ương Đảng và Quốc hội, rất nhiều người phải bỏ công bỏ việc quan trọng để dự họp, tiêu tốn nhiều sức lực và một khoản tiền khá lớn, có thể đến hàng trăm tỷ. Trong hai cuộc họp ấy người ta còn thảo luận vài việc lặt vặt khác chưa cấp bách, chẳng qua thực hiện một trong 36 mưu kế của Tôn Tử mà thôi, đó là kế “thuận tay dắt dê”.

Cũng chỉ để che đậy sự dối trá về dân chủ giả hiệu trong bầu cử Quốc hội mà  phải tốn hàng chục triệu ngày công, hàng chục ngàn tỷ đồng.

Đó là những lảng phí năng lượng của dân tộc rất lớn. Nhưng cái nguy hại không dừng lại ở sự đại lãng phí, mà còn hủy hoại đạo lý bằng cách gieo mầm và vun xới sự dối trá từ thượng tầng Nhà nước.

Câu hỏi: Tại sao người ta cần sự dối trá như thế? Xin mời quý độc giả trả lời. Sẽ rất hay nếu có được vài giải thưởng cho những câu trả lời tốt nhất.

N.Đ.C.


Tư pháp Việt Nam nên học hỏi phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc?

 


Tư pháp Việt Nam nên học hỏi phát triển như Thái Lan, Hàn Quốc?

Luật sư Ngô Ngọc Trai

Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Hà Nội

3 tháng 1 2023

Quyền im lặng là chế định được ban ra để khắc phục tình trạng bức cung nhục hình, vừa giúp bảo hộ nhân phẩm con người vừa thay đổi kiểu kết án dựa vào lời khai nhận dễ gây ra oan sai.

clip_image002

Diễn viên, người mẫu Lee Sung-kyung, người đóng vai Ji-hye trong phim "Điệp vụ Nữ quyền". ẢNH: GETTY IMAGES

Trong dịp nghỉ tết tôi xem được mấy bộ phim điện ảnh Hàn Quốc tình cờ đều thấy nhắc đến một chế định pháp luật hình sự là quyền im lặng.

Trong đó một bộ phim có tiêu đề tiếng Việt là ‘Cuộc đàm phán sinh tử’ nói về một nữ nhân viên cảnh sát có chuyên môn đàm phán với tội phạm bắt cóc để tìm cách giải cứu các nạn nhân.

Một bộ phim khác là ‘Phi vụ nữ quyền’ nói về hai nữ cảnh sát theo đuổi việc bắt giữ những kẻ chuyên quay video cảnh nhạy cảm của các cô gái sau khi đã cho họ sử dụng một loại ma túy.

Bối cảnh thông thường là cảnh sát sau khi tuyên bố lý do bắt giữ nghi phạm về tội danh gì đó thì nói những câu như, anh được quyền giữ im lặng, mọi điều anh nói sẽ trở thành bằng chứng trước tòa, anh được quyền mời luật sư, nếu anh không mời thì chúng tôi sẽ chỉ định một luật sư bào chữa.

Như thế tôi thấy những cảnh phim trước đây chỉ thấy xuất hiện trên phim ảnh Âu Mỹ thì nay đã phổ biến trên phim Hàn, đây hẳn là kết quả của những bước phát triển của nền tư pháp Hàn Quốc.

Quyền im lặng là chế định được ban ra để khắc phục tình trạng bức cung nhục hình, vừa giúp bảo hộ nhân phẩm con người vừa thay đổi kiểu kết án dựa vào lời khai nhận dễ gây ra oan sai.

Bởi vậy tôi thấy cùng với thành tựu phát triển kinh tế thì nền tư pháp Hàn Quốc cũng đạt được những bước phát triển tiến bộ rất đáng để Việt Nam học tập.

Nhìn lại Việt Nam

Ở Việt Nam lâu nay nhà nước cũng đã thực hiện nhiều chính sách về cải cách nền tư pháp. Nhiều người đã quen với khái niệm về cải cách tư pháp, nhưng còn phát triển tư pháp nghĩa là sao?

Là người quan tâm xới xáo chủ đề này nên tôi cho rằng cải cách tư pháp là làm mới, làm khác để đạt mục tiêu tìm ra sự thật khách quan, xử lý đúng người đúng tội, tránh bỏ lọt và làm oan người vô tội.

Còn phát triển tư pháp là hướng các hoạt động tư pháp tới những thang bậc chuẩn mực pháp lý cao hơn để từ đó xác định xem đâu mới là chân lý giá trị đúng đắn.

Lâu nay cải cách tư pháp đã được quan tâm thúc đẩy với kỳ vọng khắc phục tình trạng gây oan sai làm ảnh hưởng tới niềm tin của người dân vào nền công lý, còn để nhận ra sự quan trọng của phát triển tư pháp thì cần tinh tế hơn một chút để nhìn thấy được vấn đề.

Để thấy được vấn đề tôi nêu dẫn chứng từ những vụ trọng án giết người như sau.

Lâu nay những vụ án giết người phân xác hay đốt xác phi tang được báo chí tường thuật đưa tin về cách gây án man rợ, thường tạo ra sự phẫn nộ sợ hãi trong công chúng, rốt cuộc đều có chung một kết quả là bản án tử hình.

Điều đó như một đường lối quan điểm xét xử được lặp lại nhiều lần thành án lệ khó thay đổi, một lối nhận thức chung về công lý khó bỏ.

Từ đó dẫn đến hệ quả mà mọi người có thể hình dung là số lượng án tử hình sẽ tương đối nhiều, hiện nay không rõ số liệu thống kê về số án tử hình hàng năm đối với án giết người là bao nhiêu nhưng có thể phán đoán đâu đó hàng chục.

Chừng đó là rất nhiều nếu nhìn theo góc độ bảo hộ quyền sống của con người cũng như khi so sánh với các nước không có án tử hình hoặc các nước còn án tử hình nhưng đã không thi hành trong thực tế.

Ví như nước Hàn Quốc đã bỏ thi hành án tử hình từ năm 1998 tới nay đã 25 năm không thi hành vụ nào, dù nước họ hẳn cũng có những vụ án giết người man rợ hoặc giết người hàng loạt gây ám ảnh sợ hãi trong dư luận.

Là luật sư bào chữa trong nhiều vụ án tôi nhận ra tính chất nghiêm trọng của vấn đề phổ biến của án tử hình, từ đó tôi quan tâm làm sao có thể thay đổi phán quyết ở những vụ án tưởng chừng như không thể thay đổi được.

Nhưng để làm được điều đó thì cần đến sự thay đổi nhận thức về công lý, và đó cũng là vấn đề của sự phát triển của nền tư pháp.

clip_image004

Phiên tòa Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. ẢNH: NGO NGOC TRAI

Phát triển tư pháp

Mới đây báo điện tử VnExpress có bài ‘Tội ác gây sốc của kẻ níu tình bất thành’ viết về một vụ án hình sự bên Thái Lan xảy ra từ năm 1998, một thanh niên đã sát hại và phân xác cô bạn gái phi tang ở nhiều nơi.

Bản án cho thanh niên này là chung thân, sau đó nhiều lần được ân giảm nên thực tế chỉ thụ án tù 13 năm 9 tháng.

Bài báo đó làm tôi nhớ lại vụ án năm 2010 ở Hà Nội, một thanh niên tên là Nguyễn Đức Nghĩa đã giết hại và phân xác bạn gái ở một tòa chung cư gây chấn động dư luận, bản án sau đó là hình phạt tử hình đã được thi hành án.

Khi đặt thông tin hai vụ án đó ở cạnh nhau tôi tự hỏi, nhiều người cho rằng việc tuyên án tử hình như vụ án ở Hà Nội mới là công lý thì thử hỏi ở những nước như Thái Lan hay Hàn Quốc họ không có công lý hay sao?

Từ thông tin hai vụ án đó như vậy tôi thấy rằng việc thực thi công lý phụ thuộc vào mặt bằng tri kiến hiểu biết pháp lý của công chúng xã hội, khi mọi người cho rằng án tử hình cho kẻ giết người phân xác là công lý thì chính mặt bằng nhận thức chung đã quyết định điều đó chứ không phải thần công lý nào cả.

Điều đó cũng có nghĩa là hiện đang có sự chênh lệch về trình độ tri kiến hiểu biết về pháp lý của công chúng các nước cũng như mức độ trân trọng các giá trị về quyền sống của con người.

Không rõ điều kiện kinh tế xã hội của Thái Lan năm 1998 so với Việt Nam ngày nay ra sao, mà cách đây 25 năm họ đã đưa ra được một phán quyết án tù cho hành vi giết người man rợ như vậy.

Trong khi đó ở VN hiện vẫn có những bản án như 06 án tử hình trong vụ nữ sinh giao gà ở Điện Biên với một nạn nhân bị chết, vụ giết chủ nợ ở Hải Dương năm 2021 và vụ giết người đốt xác trên xe ô tô ở Đăk Nông năm 2020, vụ bạo hành cháu bé 8 tuổi dẫn đến tử vong ở Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh đều chịu án tử hình.

Để ý lâu nay thì thấy rất ít người nói ra quan điểm rằng thôi đừng tử hình thủ phạm giết người man rợ nữa, cũng ít thấy ai nói rằng tòa án nên đóng vai trò lớn hơn trong thúc đẩy phát triển nền tư pháp bằng cách đưa ra những phán quyết có tính dẫn dắt nâng cấp nhận thức công lý công chúng thay vì bị áp lực chiều theo.

Phải có những quan điểm như vậy để trong tương lai Việt Nam có được những chính sách đường lối tư pháp tiết giảm án tử hình và đến một ngày thì bãi bỏ hẳn, đó cũng là quá trình phát triển của nền tư pháp.

N.N.T 

Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một luật sư tại Hà Nội.

Nguồn: BBC Tiếng Việt

Trước thềm năm mới và thời đại mới

 

Trước thềm năm mới và thời đại mới

Nguyễn Quang Dy

Những đợt rét đậm kéo dài trong mùa giáng sinh (2022) như muốn báo hiệu một năm mới bất thường (2023), và một thời đại mới bất định. Thế giới chưa thoát khỏi đại dịch Corona thì chiến tranh Ukraine đã ập tới. Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi đại dịch vì chính sách “zero Covid”, làm dân chúng “tức nước vỡ bờ”. Dù các nước có thoát khỏi đại dịch thì còn lâu mới thoát khỏi hệ quả nặng nề đối với hệ thống y tế và nền kinh tế.

Biến số khó lường 

Sau hai thập niên khởi đầu thế kỷ 21, loài người đã bị sốc bởi hai sự kiện khó lường. Một là đại dịch Corona đã làm 15 triệu người chết (theo WHO, tính đến tháng 5/2022), làm cho nhiều quốc gia, kể cả siêu cường cũng bị khủng hoảng. Hai là cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đã làm cho hàng trăm ngàn lính Nga và Ukraine bị chết (theo các nguồn báo chí), và hàng chục triệu người dân Uktraine phải sơ tán khỏi quê hương (theo UNHCR). 

Cuộc chiến tranh Nga-Ukraine không chỉ làm cho số người chết ngày càng tăng, và nhiều thành phố của Ukraine bị phá hủy (destruction), mà nó còn làm cho nước Nga bị suy sụp từ bên trong (implosion). Cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn chưa có hồi kết, không chỉ làm thay đổi vận mệnh của nước Nga và Ukraine, mà còn làm đảo lộn cả trật tự thế giới. Đó không phải là “xung đột giữa các nền văn minh” hay do “ba dòng thác cách mạng”. 

Có thể nói đó là một hệ quả của chủ nghĩa dân tộc cực đoan (ultra-nationalism) bị thao túng bởi các nhà độc tài kiểu mới như Putin, Tập Cận Bình, và Donald Trump, làm khuynh đảo thế giới. Nói cách khác, lịch sử chưa thể kết thúc như Franscis Fukuyama đã tuyên bố (the End of History, 1992), mà nó đang bị thao túng. Trong thời đại mới, một số học thuyết cũ của chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản có thể trở thành truyện cổ tích. 

Chủ nghĩa dân tộc thường là động lực để các quốc gia khởi nghiệp và phát triển. Người Do Thái đã từng bị ruồng bỏ và mất cả Tổ quốc, nhưng một khi có được mảnh đất Israel sau chiến tranh, họ đã trỗi dậy thành một cường quốc, do chủ nghĩa dân tộc Do Thái. Nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan có thể đầu độc tư tưởng và xô đẩy loài người vào tai họa chiến tranh và diệt chủng. Nước Đức Quốc xã là một tai họa, và Khmer Đỏ là một bài học. 

Sai lầm chiến lược của Putin đang biến ông từ người có công phục hưng nước Nga nay bỗng thành tội đồ lịch sử và “tội phạm chiến tranh”. Sau Ukraine, nước Nga “hậu Putin” chắc sẽ là một nước Nga khác, cũng như nước Đức “hậu Hitler” là một nước Đức khác. Nếu một người dân mắc sai lầm thì gia đình và hàng xóm bị vạ lây. Nếu lãnh đạo một cường quốc mắc sai lầm thì sẽ là bi kịch vì không chỉ nước đó mà cả thế giới chịu tai họa. 

Liệu Tập Cận Bình có rút được kinh nghiệm để tránh sai lầm chiến lược như Putin hay không? Rất khó nói, nhất là đối với Đài Loan và Biển Đông. Một khi tham vọng quyền lực và ảo tưởng khôi phục đế chế trong quá khứ đã ngấm vào máu và tiềm thức như ma túy thì rất khó buông bỏ. Cụ Hồ từng nói “đế quốc đánh chết cái nết không chừa”. Đó là bi kịch do “Sự Ngạo mạn của Quyền lực” (the Arrogance of Power, William Fulbright, 1966). 

Giọt nước tràn li

Sau Đại hội 20, chuỗi chỉ huy (chains of command) ở Bắc Kinh đang bị rối vì có hai trung tâm chỉ huy: một do “cựu Thủ tướng” Lý Khắc Cường lãnh đạo, và hai do “tân Thủ tướng” Lý Cường lãnh đạo. Trong tình huống bất cập đó, các cấp dưới không biết phải tuân theo mệnh lệnh của ai, nên cách tốt nhất để bảo vệ mình là “không làm gì”. (As COVID soars, China has 2 chains of command, Katsuji Nakazawa, Mikkei, December 22, 2022). 

Làn sóng biểu tình “giấy trắng” đã nổ ra tại nhiều thành phố và địa phương, trong môt nửa đất nước Trung Quốc, đã làm cho Bắc Kinh bất ngờ và làm rung chuyển thế giới. Một mặt, Tập Cận Bình không thể để mất mặt và mất kiểm soát, nhưng mặt khác Bắc Kinh không thể đàn áp như tại Thiên An Môn. Trung Quốc phải nới lỏng và bỏ phong tỏa từ 8/1/2023 để tháo ngòi và kéo dài thời gian để tìm cách đối phó với làn sóng biểu tình. 

Chính sách zero-covid kéo dài đã làm “giọt nước tràn li”, nhưng bỏ phong tỏa có thể làm gia tăng lây nhiễm. Theo WHO, dịch đã bùng phát trước khi Bắc Kinh nới lỏng phong tỏa. Các chuyên gia dự kiến dịch sẽ bùng phát theo ba giai đoạn: Một là dịp lễ Giáng sinh và Năm mới (hiện nay). Hai là dịp nghỉ Tết Nguyên Đán khi người dân đổ về quê (hạ tuần tháng 1/2023). Ba là dịp người dân quay trở về thành phố làm việc (tháng 2/2023). 

Theo China Insight, trong 3 tháng tới, 60% dân số Trung Quốc (khoảng 800 triệu người) sẽ bị lây nhiễm. Trung bình mỗi ngày có 5.000 đến 9.000 người chết. Các bệnh viện và nhà xác đã quá tải, các lò hỏa táng đã chạy hết công suất mà vẫn còn hàng dài chờ đợi. Người giàu Trung Quốc tuyệt vọng, đang ra đi ồ ạt (ước tính 10 ngàn người). Một số chính phủ các nước như Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Ấn Độ, đã ngừng cấp visa cho người Trung Quốc. 

Vaccine của trung quốc chứng tỏ không hiệu quả, nhưng ba năm qua Trung Quốc đã xuất khẩu rất nhiều như “vaccine diplomacy”, nay mới phải nhập của nước ngoài. Đây là một bi kịch vì Trung Quốc gặp tai họa thì các nước láng giềng như Việt Nam cũng bị vạ lây. Trong một thế giới toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau thì việc đóng cửa biên giới và hủy các chuyến bay đến từ Trung Quốc là một biện pháp cần thiết nhưng khó khả thi. 

Điều đáng sợ nhất là khả năng virus corona sẽ biến thể thành chủng mới nếu có hàng trăm triệu người lây nhiễm. Khi đó, biến thể mới sẽ xuất hiện và bắt đầu quá trình hủy diệt, giáng một đòn nặng nề cho Trung Quốc vì có tỷ lệ dân số già khá cao. Các chuyên gia dự báo đến mùa xuân, ít nhất một phần ba dân số Trung Quốc sẽ bị lây nhiễm. Ác mộng về “cơn hồng thủy Corona” cách đây ba năm nay đang quay lại đe dọa Trung Quốc và thế giới. 

Bàn cờ Mỹ-Trung 

Theo Giáo sư Minxin Pei (Claremont McKenna College) quyền lực của một nhà lãnh đạo chuyên chế luôn có giới hạn. Nói cách khác, Tập Cận Bình tuy giành được nhiệm kỳ thứ ba nhưng sẽ phải trải nghiệm “nghịch lý quyền lực” (the power paradox, Dacher Keltner). Theo nghịch lý đó, càng có nhiều quyền lực, thì Tập càng cảm thấy bất an. (Xi Jinping and the Paradox of Power, Minxin Pei, Foreign Affairs, November 21, 2022).

Tại Đại hội 20, Tập đã tìm mọi cách lấp đầy Bộ Chính trị và Ban Thường vụ BCT bằng những người trung thành với mình. Vào phút cuối, Tập đã thẳng tay loại hai nhà cải cách hàng đầu là Thủ tướng Lý Khắc Cường và Phó Thủ tướng Uông Dương, cũng như ngôi sao trẻ đang lên là Ủy viên Bộ Chính trị Hồ Xuân Hoa, được ông Hồ Cẩm Đào bảo trợ. Việc loại bỏ các đối thủ như vậy chắc sẽ tạo ra những kẻ thù không đội trời chung.

Quyền lực tuyệt đối của Tập nếu không được kiểm soát có thể gây ra xung đột nội bộ và cản trở quản trị hiệu quả. Chiến thắng của Tập tại Đại hội 20 không phải là đảm bảo cho thắng lợi trong tương lai của ông. Quyền lực mà ông giành được tại Đại hội 20 có thể rất quan trọng để cơ cấu lãnh đạo ở cấp cao nhất và ngăn chặn thách thức đối với quyền lực của ông, nhưng quyền lực đó không hữu dụng mấy để ông thực hiện các chính sách của mình. 

Nhiều chuyên gia hàng đầu cho rằng Trung Quốc như một người khổng lồ “đang đứng bên bờ vực thẳm”. Đó không phải là tin mừng: một Trung Quốc suy thoái có thể còn nguy hiểm hơn là một Trung Quốc đang trỗi dậy. Nguy hiểm nhất là Trung Quốc đánh chiếm Đài Loan. Để tránh những rủi ro đó, Mỹ cần mau chóng điều chỉnh ưu tiên chiến lược. (China’s Dangerous Decline, Jonathan TeppermanForeign Afrairs, December 19, 2022). 

Theo Matt Potinger, cần kiềm chế tham vọng của Tập Cận Bình ngay bây giờ hơn là chờ đến khi họ đã tiến hành những bước quyết định khó đảo ngược như tấn công Đài Loan. Nếu Mỹ và đồng minh tiến hành ngay các biện pháp cứng rắn buộc Trung Quốc phải phụ thuộc vào thế giới thì mới kiềm chế được tham vọng của Tập. (Xi Jinping in His Own Words, Matt Potinger, Matthew Johnson, David Feith, Foreign Affairs, November 30, 2022). 

Đó không hẳn là “kiềm chế” (containment) mà là “hạn chế” (constrainment) như Pottinger đã mô tả. Một chính sách hạn chế, khác với kiềm chế, tính đến thực tế hiện nay về sự “tùy thuộc kinh tế” (economic interdependence) nhưng có lợi cho Mỹ. Hạn chế là tìm cách làm giảm lòng tin của Bắc Kinh rằng họ có thể đạt mục đích bằng chiến tranh và làm Bắc Kinh mất lạc quan rằng họ có thể tích lũy được lợi thế so với Mỹ và đồng minh.

Còn nước còn tát 

Đại dịch Corona cũng như biến đổi khí hậu là dịp để tăng cường đồng thuận quốc gia và liên kết quốc tế nhằm đối phó với các thách thức mới. Nhưng đó cũng là cơ hội để các nhóm lợi ích thân hữu lợi dụng nhằm trục lợi. Các đại án như “test kit” (Việt Á) và “chuyến bay giải cứu” là ví dụ điển hình về tham nhũng chính sách đã “chuyển hóa” thành lũng đoạn nhà nước. Nhiều quan chức cấp cao của các ngành liên quan bị kỷ luật và bắt giam. 

Điều đó phản ánh thực trạng phức tạp của thời kỳ quá độ có những vùng xám và mảng tối đan xen. Nhưng các hạt sạn và con sâu đó không làm lu mờ được thành tích và phủ nhận được vai trò của ngành ngoại giao trong giai đoạn mới. Trong một bài dài hơn 6.500 từ, nhà ngoại giao lão thành Vũ Khoan (nguyên Phó thủ tướng) đã đề cập đến thời đại mới. (Môt thời đại mới đang dần ình thành? Vũ Khoan,Tạp chí Cộng sản, 20/11/2022). 

Sau khi phân tích đặc điểm tình hình thế giới, ông Vũ Khoan đã nêu “ba hàm ý chính sách”. Một là, những biến động hiện nay và trong thời gian tới báo hiệu một thời kỳ hết sức bất an, bất định, với các mối đe dọa “truyền thống” và “phi truyền thống” đan xen nhau. Hai là, phải trông vào thực lực với phương châm “nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng”. Ba là, thành quả trên mặt trận ngoại giao của ta rất lớn, góp phần hết sức quan trọng.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa thực hiện được công nghiệp hóa. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 50-NQ/TW (20/8/2019) về “định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030”. Để tránh rơi vào “tình thế khó xử và khó lường” trong quan hệ quốc tế, “những đối sách trong giai đoạn mới cần được vận dụng một cách cơ động, linh hoạt, tinh tế, trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia”.

Trong cơ cấu nền kinh tế nước ta, đặc biệt là do hệ lụy của đại dịch Corona làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu, khu vực FDI ở Việt Nam tiếp tục chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Năm 2019, FDI chiếm 20,35% GDP, 1/4 giá trị vốn đầu tư toàn xã hội, khoảng 50% sản lượng công nghiệp, 71,7% xuất khẩu và 64,35% nhập khẩu. Trong đó, công nghệ tiên tiến của Mỹ và Tây Âu chỉ chiếm 6%, trong khi công nghệ Trung Quốc chiếm 45%. 

Trong một bài khác dài hơn 6.700 từ, nhà ngoại giao lão thành Nguyễn Trung (nguyên trợ lý cho cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt) đã bức xúc về vận mệnh của dân tộc trong thời đại mới. Theo ông, năm 2022 nên được xem như “một năm định mệnh của thế kỷ 21”, nhưng nhà cầm quyền và đội ngũ trí thức “vẫn tiếp tục đi theo đường mòn cũ và thờ ơ trước tình hình mới”. (Năm 2022 thế giới đang đi về đâu? Nguyễn Trung, Viet-studies, 20/12/2022). 

Trong khi một số nhà ngoại giao trẻ bị kỷ luật vì “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong vụ “chuyến bay giải cứu”, thì ông Vũ Khoan và ông Nguyễn Trung tuy đã ngoài 80 tuổi, sức tàn lực kiệt, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc, “còn nước còn tát”. Những bài viết đó như “tiếng hát cuối cùng của con thiên nga” trước khi từ biệt cõi đời. Nói cách khác, đó là tâm thức của các nhân sỹ Bắc Hà và tâm trạng của một dân tộc trước thềm một thời đại mới. 

Đối tác chiến lược 

Chiến tranh liên miên và chia cắt đất nước suốt ba thập kỷ (1945-1975) đã làm Việt Nam tổn thất nặng nề không chỉ về người và nguồn lực, mà còn về thời gian và cơ hội phát triển, trong khi các nước khu vực tranh thủ thời cơ phát triển để vượt lên trước. Thời hậu chiến (1975-1979), Việt Nam đã để vuột mất cơ hội hòa giải và tái thiết, nên bị xô đẩy vào cuộc “chiến tranh Đông Dương lần thứ ba” với Khmer Đỏ và Trung Quốc (1979-1989).

Trong giai đoan đổi mới và mở cửa (từ 1986) tư duy quản trị lạc hậu thời bao cấp và hệ lụy nặng nề do chiến tranh để lại, đã kìm hãm cải cách và phát triển của Viêt Nam hàng thập kỷ. Tuy Việt Nam đã đổi mới về kinh tế nhưng chưa đổi mới về thể chế chính trị, nên thành quả đổi mới vẫn bị hạn chế do bất cập. Trong khi đó, vấn nạn tham nhũng tràn lan, các nhóm lợi ích thao túng thể chế và chính sách, làm Việt Nam tiếp tục tụt hậu so với khu vực. 

Người Nhật và người Hàn không tự hào vì “được trời phú rừng vàng biển bạc” như Việt Nam. Họ dạy con cháu phải chấp nhận khó khăn, thiếu thốn và thiên tai (như động đất, sóng thần), phải không ngừng học hỏi và làm việc như điên để vươn lên, không được ảo tưởng “làm giàu không khó”. Trong lịch sử, Nhật đã hai lần trỗi dậy để canh tân và phát triển thần kỳ. Nhật và Hàn là hình ảnh con phượng hoàng “vươn dậy từ đống tro tàn”. 

Với truyền thống chống ngoại xâm và vị trí chiến lược tại Biển Đông, Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong tranh chấp chiến lược Mỹ-Trung tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương. Đại sứ Marc Knapper tin tưởng rằng trong năm 2023, khi hai nước kỷ niệm mười năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện, “chúng tôi sẽ tìm các phương thức để có thể kỷ niệm mốc quan trọng này và tìm kiếm các khả năng để nâng cấp lên đối tác chiến lược”. 

Việt Nam nằm trong danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt (CPC), nhưng ông Knapper cho rằng “Trên cơ sở những giá trị chung, lợi ích chung và lòng tin giữa hai nước, chúng tôi tin rằng việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược sẽ càng mở ra nhiều cánh cửa để hai nước hợp tác chặt chẽ hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các khả năng, đặt rất nhiều kỳ vọng và mong muốn nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược”.

Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ đến nay, Thương mại Việt-Mỹ đã tăng 200%, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam đạt $2.8 tỷ USD/năm. Việt Nam có khoảng 30.000 sinh viên du học tại Mỹ, và Việt Nam là nước ủng hộ tích cực Bộ Tứ (QUAD). Đại sứ Marc Knapper nói với báo chí tại “Triển lãm Quốc phòng Quốc tế” đầu tiên của Hà Nội (8/12/2022) rằng đây là “một giai đoạn mới để Việt Nam hiện đại hóa, đa dạng hóa, và toàn cầu hóa”.

Việt Nam muốn thiết lập đối tác chiến lược với Mỹ môt cách lặng lẽ và lấp lửng (ambiguous), dựa trên nền tảng đối tác chiến lược toàn diện Mỹ-ASEAN. Để có đối tác chiến lược với Việt Nam, Mỹ cũng nên lặng lẽ, và có thể công bố chính thức khi Tổng thống Biden đến thăm Hà Nội hay lãnh đạo Việt Nam đến thăm Washinton. (A window of opportunity to upgrade US-Vietnam relations, Jonathan Stromseth, Brookings, December 20, 2022).

Không đi quá xa, quá nhanh

Quan hệ Việt-Mỹ đã có những bước tiến rất xa, “từ kẻ thù nay đã trở thành bạn”, thực chất đang trở thành “đối tác chiến lược”. Theo cựu Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink, chỉ có “bầu trời là giới hạn” (the sky is the limit). Nhưng theo các nhà nghiên cứu thì hợp tác an ninh Việt-Mỹ vẫn có những giới hạn khó vượt qua. (The Limit to US-Vietnam Security Cooperation, Khang Vũ, US-Vietnam Research Center, University of Oregon, June 12, 2021).

Việt Nam đã từng bị Mỹ bỏ rơi năm 1973 và Liên Xô bỏ rơi năm 1979 và 1988. Nay Hà Nội muốn biết rõ liệu có thể tin và dựa vào Mỹ tới đâu tại Biển Đông. Hà Nội không muốn bị mắc kẹt vào xung đột Trung-Mỹ và một lần nữa trở thành chiến trường cho các nước lớn. Nếu lợi ích quốc gia liên quan đến “an ninh đối ngoại” thì ý thức hệ liên quan đến “an ninh đối nội”. Ý thức hệ có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống Đảng và nhà nước. 

Quan hệ Việt-Mỹ phát triển tích cực là do hệ quả trực tiếp khi Mỹ và Việt Nam cùng chia sẻ lo ngại trước sự trỗi dậy và thách thức của Trung Quốc. Tuy quan hệ Việt-Mỹ đã được cải thiện đáng kể, nhưng còn quá sớm để khẳng định hai nước sẽ trở thành đồng minh như Mỹ với Nhật hay với Úc là những nước “có cùng quan điểm” (like-minded). Nói cách khác, Mỹ giúp Việt Nam nhưng không đẩy quan hệ Việt-Mỹ “đi quá xa và quá nhanh”. 

Theo Giáo sư Alexander Vuving (Asia Pacific Center for Security Studies in Honolulu), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Bắc Kinh ngay sau khi Đại Hội đảng lần thứ 20 của Trung Quốc vừa kết thúc, để làm yên lòng Bắc Kinh. Đây là thử thách đầu tiên của “ngoại giao cây tre” của Việt Nam. (Vietnam’s Approach to China: Bamboo Diplomacy With Neo-tributary Characteristics, Alexander Vuving, Diplomat, November 12, 2022).

Vuving cho rằng Việt Nam vừa có lợi lớn vừa có hại lớn vì ở cạnh Trung Quốc. “Ngoại giao cây tre” của Việt Nam với tính chất “triều cống kiểu mới” (neo-tributary) được thể hiện khi ông Trọng đến thăm Bắc Kinh. Đây là chuyến thăm chiếu lệ (rituals) phản ánh sự “bất đối xứng” (asymmetry) về quyền lực, nhằm ổn định. Chiếu lệ là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm giữ Việt Nam gần Trung Quốc và tránh xa Mỹ. 

Vì chuyến thăm của ông Trọng là chiếu lệ và hoa mỹ (rhetoric) nên Việt Nam không có thay đổi đáng kể nào trong chính sách đối với Trung Quốc sau 2014. Chuyến thăm đánh dấu sự mềm mỏng của Hà Nội với Bắc Kinh nhằm đối phó với đe dọa của Trung Quốc, trước khi căng thẳng trở lại. Tuy chuyến thăm phá lệ nhưng không phá cách. Việt Nam nói không với GSI (Global Security Initiative) và chỉ ủng hộ miệng BRI vì sợ “bẫy nợ”.

Trong khu vực Đông Nam Á, một số nước ASEAN vẫn phải hai mặt để chờ thời (hedging). Họ có thể điều chỉnh thái độ với Trung Quốc và Mỹ như “swing states”. Philippines sẽ điều chỉnh thời “hậu Duterte”; Malaysia sẽ điều chỉnh khi Mahathier Mohamad hay Anwar Ibrahim trở lại cầm quyền; Thailand và Myanmar sẽ điều chỉnh khi chính quyền quân sự hết thời; Campuchia sẽ điều chỉnh khi nào Hun Manet lên cầm quyền thay Hunsen.

Lời cuối

Trong cuộc điều trần tai Hạ viện Mỹ (7/12/2022), nhiều ý kiến lo ngại Bắc Kinh sẽ biến Mekong thành “Biển Đông thứ hai”. Trong cuốn “Những ngày cuối của dòng Mekong hùng vĩ”, Brian Eyler (Stimson Center) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tiểu vùng Mekong trong việc đảm bảo an ninh và đời sống của hàng chục triệu người dân Đông Nam Á. Theo ông, một chiến lược thông minh hơn của Mỹ có thể giúp khu vực này phát triển mạnh. 

Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã bị mắc kẹt trong bàn cờ chiến lược Mỹ-Trung, nên phải cố gắng giữ cân bằng với nước “cờ thế” (hedging) và nguyên tắc “ba không, một tùy”. Nhưng cuộc chiến tranh Nga-Ukraine và hệ quả nặng nề của đai dich Corona đã làm đảo lộn nhiều hằng số và làm xuất hiện các biến số mới khó lường. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để Việt Nam “biến nguy thành cơ”, nhằm thoát khỏi thế “tiến thoái lưỡng nan”. 

Tham khảo

1. Môt thời đại mới đang dần hình thành? Vũ Khoan, Tạp chí Cộng sản, 20/11/2022

2. Năm 2022 thế giới đang đi về đâu? Nguyễn Trung, Viet-studies, 20/12/2022 

3. The Limit to US-Vietnam Security Cooperation, Khang Vũ, US-Vietnam Research Center, University of Oregon, June 12, 2021

4. Vietnam’s Approach to China: Bamboo Diplomacy With Neo-tributary Characteristics, Alexander Vuving,Diplomat, November 12, 2022 

5. Xi Jinping and the Paradox of Power, Minxin Pei,Foreign Affairs, November 21, 2022

6. Xi Jinping’s pandemic triumphalism returns to haunt him, Gideon Rachman, Financial Times, November 28, 2022

7. Xi Jinping in His Own Words, Matt Potinger, Matthew Johnson, David Feith, Foreign Affairs, November 30, 2022 

8. The Power of China’s Blank Sheets of Paper, Melinda Liu, Foreign Policy, December 3, 2022

9. China’s Restive Middle Class Will Be Xi’s Greatest Test Yet, Howard French, Foreign Policy, December 6, 2022 

10. China’s Dangerous Decline, Jonathan TeppermanForeign Afrairs, December 19, 2022

11. A window of opportunity to upgrade US-Vietnam relations, Jonathan Stromseth, Brookings, December 20, 2022

12. As COVID soars, China has 2 chains of command, Katsuji Nakazawa, Nikkei, December 22, 2022

13. The careful balancing act of Vietnam’s bamboo diplomacy, Nguyen Khac Giang, East Asia Forum, December 23, 2022

14. The Weakness of Xi Jinping, Cai XiaForeign AffairsSept/Oct 2022

15. The Taiwan Long Game, Jude Blanchette & Ryan Hass, Foreign Affairs, Jan/Feb 2023

16. Putin’s Last Stand, Liana Fix & Michael Kimmage, Foreign Affairs, Jan/Feb 2023 

N.Q.D. 

31/12/2022


Việt Nam chọn con đường nào?

 

Việt Nam chọn con đường nào?

Lê Thân

I. Tình hình.

Trong năm 2022 tình hình trong nước nhiều diễn biến xấu rất phức tạp, những người có trách nhiệm và dư luận xã hội đang rất quan tâm lo lắng cho vận mệnh của dân tộc, có thể kể đến

những sự kiện tiêu biểu như sau:

1. Vụ kite test Việt Á ngoài việc gây thiệt hại to lớn cho ngân sách nhà nước còn làm mất rất nhiều cán bộ đảng viên giử chức vụ quản lý từ cấp trung gian đến cấp cao trong hầu hết các tỉnh thành cả nước kể cả 2 ủy viên trung ương giử tới chức Bộ trưởng, Phó Thủ tướng với hàng loạt giám đốc CDC bị khởi tố bắt đi cùng một số cấp chỉ huy của họ là các giám đốc sở y tế, chủ tịch bí thư tỉnh thành có liên quan trong vụ đại án.

2. Vụ giải cứu người Việt Nam ở nước ngoài về nước tránh dịch Covid -19 (còn gọi là vụ Cục lãnh sự), ngoài việc cấu kết giữa nhiều ban ngành để tham nhũng đến số tiền hàng ngàn tý,

hàng loạt cán bộ ngoại giao cao cấp bị xử lý, uy tín về mặt ngoại giao đã suy giảm nghiêm trọng.

Có thể nói, chỉ riêng hai vụ này là tham nhũng lớn nhất trong lịch sử, diễn ra trong bối cảnh đặc biệt toàn dân đang khốn khổ vì đại dịch Covid-19 đã đưa quốc nạn tham nhũng lên tới đỉnh

điểm của sự tàn bạo, cho thấy tâm địa độc ác của bầy sâu tham nhũng ăn không chừa một thứ gì, không chỉ đánh thẳng vào chi tiêu nhà nước mà còn gây nguy hại đến cả hệ thống chính trị, đặt hệ thống chính trị trước nguy cơ tan rã.

3. Vụ khởi tố bắt tạm giam các chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Trương Mỹ Lan), FLC (Trịnh Văn Quyết), Tân Hoàng Minh... liên quan đến đầu cơ bất động sản có sự tiếp tay của các ngân hàng, ban lãnh đạo thị trường chứng khoán và của các quan tham trong bộ máy nhà nước trong một thời gian rất dài, làm mất lòng tin trong nhân dân kéo theo sự sụp đổ của hệ thống tài chính. Nhà nước trong 1 tháng phải bơm ra hết chục ngàn tỷ này đến chục ngàn tỷ khác để cứu gỡ ngành ngân hàng và giải quyết nợ cho những người dân đổ xô đi rút tiền, nhưng hàng vạn người mua chứng khoán có khả năng mất trắng vì các công ty chứng khoán sụp đổ. Có thể nói, tình trạng cực xấu này là vượt qua khỏi khả năng giải cứu Nhà nước; nếu cứ in thêm tiền để giải quyết vấn đề căng thẳng về tài chính tất yếu sẽ dẫn tới nạn lạm phát cao, khiến cho hết nạn nọ tới nạn kia.

4. Đất đai của nông dân bị cưỡng bức thu hồi có nơi đã để xảy ra chết người. Nhiều đất đai thu hồi nhưng không thực hiện dự án, đất đai bỏ hoang trong khi nông dân không có đất để sản

xuất sinh nhai; luật đất đai tuy có sửa đổi nhưng chưa đi vào điểm cơ bản, chưa giải quyết thỏa đáng một cách đạo lý công bằng đối với quyền lợi người dân bị mất đất; rất nhiều trường

hợp tiền đền bù không mua nổi đất để làm nhà che mưa nắng, người dân khó khăn lại càng khó khăn hơn. Từ đây, những vụ khiếu kiện về đất đai đã không dừng lại mà còn đang ngày cànggia tăng ngày càng kéo dài không hy vọng chấm dứt.

5. Cuộc chiến chống tham nhũng (còn gọi là đốt lò) tuy có đạt được thành tích qua việc xét xử được một số vụ cụ thể có tác dụng răn đe nhưng nhìn chung về cơ bản vẫn tỏ ra bất lực. Các

thủ đoạn câu kết tinh vi có hệ thống, âm mưu quỷ kế biến hóa thiên hình vạn trạng, lại có sự bao che từ những cấp có thẩm quyền rất cao dính líu đến quyền lợi của nhiều người nhiều cấp

trong các mối quan hệ dọc ngang trên dưới chằng chịt, vướng mắc đủ bề trở thành khó xử một cách triệt để. Đặc biệt, trong điều kiện chạy chức chạy quyền chạy án đã trở thành tập tục

phổ biến từ lâu của các giới công quyền thì phương châm đưa ra được lặp đi lặp lại “chống tham nhũng không có vùng cấm”, không có vùng tránh, không loại trừ cấp nào cũng khó làm đến cùng. 

Việc kê khai tài sản cán bộ để kiểm soát tham nhũng tuy đã có rất nhiều văn bản quy định từ phía Đảng và Chính phủ nhưng trên thực tế từ rất lâu cho thấy là không thi hành được. Những điều đảng viên không được làm thì họ đều làm một cách lén lút, mà giải pháp kêu gọi sự chấn chỉnh đạo đức, nêu gương lãnh tụ, học tập nghị quyết... đã tỏ ra không hiệu quả.

Chính người đứng đầu Đảng đã có lần than thở như một lời thú nhận: Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra.

Liệu có ai là chỗ dựa , có ai chống lưng cho hành vi pham nhũng tiêu cực hay không?

Tình trạng hư hỏng thoái hóa biến chất cán bộ từ cơ sở đến trung ương đã được công khai hóa qua nhiều vụ khởi tố bắt tạm giam cụ thể mà người dân được biết, cho thấy ở mỗi dự

án, mỗi công trình xây dựng lớn nhỏ đều có tham nhũng xen vào, và đi liền sau đó là hàng loạt cán bộ dắt nhau vào tù không sao kể xiết.

6. Về kinh tế có phát triển hơn nhưng tư tưởng tất cả chạy theo tiền và quyền đã thành phổ biến, đạo đức xã hội quan hệ con người con người suy thoái xuống cấp trầm trọng. Đời sống tinh thần đạo lý xã hội truyền thống ngàn đời của dân tộc gần như bỏ ngỏ.

Đất nước chưa bao giờ lâm vào tình trạng nguy hiểm cực độ như trên, người dân tự hỏi tại sao?

ll. Nguyên nhân

1. Từ một nền kinh tế XHCN chuyển qua nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa phát triển vượt bực lẽ ra phải áp dụng cơ chế chính sách quản lý theo đúng kiểu kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa chịu sự điều tiết tự nhiên của luật cung cầu đi cùng với nó là nền pháp trị vững mạnh, giới lãnh đạo không nắm bắt vấn đề cốt lõi này để chuyển biến kịp thời theo tình hình

mới mà vẫn cố bám theo mô hình quản lý cũ, chủ yếu dùng mệnh lịnh hành chính để chỉ huy kinh tế.

Phải nói Nghị Quyết Đại hội 6 năm 1986 là một cuộc cách mạng thật sự thay đổi vận mệnh đất nước. Hơn 30 năm sau Nghị quyết Đại hội 6 VN đã trở thành một nền kinh tế đặc biệt duy

nhất trên thế giới nền kinh tế “không chịu phát triển”. Phát triển phải đi liền với nó là thể chế chính trị phù hợp, chính trị không đi theo kịp sự phát triển của đất nước.

2. Việc bố trí nhân sự, sử dụng con người đưa vào bộ máy tổ chức chủ yếu theo nguyên tắc quy hoạch, cơ cấu dựa trên quan hệ thân quen phục tùng tuyệt đối làm tiêu chuẩn quyết

định, dẫn đến bao che sai lầm khuyết điểm dung túng lẫn nhau, thủ tiêu mọi đấu tranh lành mạnh trong nội bộ. Có hiện tượng hết sức bi hài là khi phát hiện các trường hợp vi phạm để xử lý thì tất cả các cá nhân hay đơn vị vi phạm ấy trước đó đều đã có đầy đủ bằng khen giấy khen, lao động tiên tiến xuất sắc, huân huy chương lao động cá nhân và đơn vị. Việc khen thưởng, mà phần lớn trở thành trò đùa dối trên lừa dưới, vụ Công ty Việt Á nhận huân chương Lao động hạng nhì, Học viện quân y nhận Bằng khen cho cá nhân đơn vị là sự kiện điển hình.

3. Tình trạng mua quan bán chức, bằng thật học giả, bằng giả học giả, chưa tốt nghiệp phổ thông lại có bằng tốt nghiệp đại học xảy ra phổ biến. Một số tiến sĩ được đào tạo không giúp gì

cho công việc chỉ có giá trị lên lương lên chức (như tiến sĩ cầu lông, áo ngực ...), tình trạng suy đồi của bằng cấp cũng như việc phong chức hàm giáo sư, phó giáo sư rất khó khắc phục, nhờ có tiếp tay của không ít trường đại học (như đại học Đông Đô....) kể cả Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội (mà người đứng đầu và đồng bọn vừa bị xử lý kỷ luật). Năng lực của cán bộ

quản lý các cấp vì thế ngày càng tệ hại, không xứng tầm nhiệm vụ được giao. Trong khi người tài giỏi có tư cách đạo đức và lòng tự trọng tìm cách ra đi kẻ bất tài vô dụng tìm đủ cách bám

trụ để thu lợi bất chính mà người xưa gọi tiểu nhân đương đạo (bọn tiểu nhân cầm quyền).

4. Sự chậm trễ sửa đổi các chính sách phục vụ cho nền kinh tế thị trường, các nhánh quyền lực không chủ động sáng tạo phát huy được nội lực. Cơ chế toàn trị ngày càng gia tăng độc đoán nhằm bảo vệ quyền lực đã đẩy bộ máy cầm quyền ngày càng xơ cứng mất hết sự năng động cần thiết cho xã hội phát triển.

lll. Đường nào cho Việt Nam?

Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội như trên đã mô tả đang đặt đất nước trước những nguy cơ đe dọa từ bên trong lẫn bên ngoài không thể xem thường.

Nhằm mục đích củng cố đưa đất nước vượt qua khó khăn cần phải xem xét phân tích lại toàn diện tình hình trong đó có 2 vấn đề cốt lõi: một là đường lối chính sách cơ bản, và hai là tổ chức thực hiện đường lối.

Đề ra đường lối chính sách tổ chức phù hợp phải là thay đổi thật sự mang tính bước ngoặt đưa đất nước bước qua giai đoạn mới như trước đây đã ra đời nghị quyết Đại hội 6 năm 

1986 từ bỏ kinh tế quan liêu bao cấp xây dựng nền kinh tế thị trường.

Xu hướng chi phối thế giới hiện nay là dân chủ tự do với một nền pháp trị vững mạnh, xu hướng này lấy phát triển trí tuệ làm chủ đạo thay thế cho sức mạnh cơ bắp. Từ sau những năm

1990 khi Khối XHCN tan rã các nước chọn đi theo con đường thế giới dân chủ tự do với nền pháp trị vững chắc đều phát triển giàu mạnh. Cùng một tình trạng như VN có Nam Bắc Triều

Tiên, Đông Đức - Tây Đức. Hiện nay, Bắc Triều Tiên phát triển trong nghèo đói, còn đi ăn xin, thì Hàn Quốc rất mạnh về kinh tế làm chủ khoa học công nghệ, đời sống nhân dân ấm no và

quốc phòng vững mạnh còn xuất bán cả vũ khí hiện đại xe tăng máy bay... Nước Đức, trước đây so với các nước XHCN thì Đông Đức giàu và phát triển nhưng so với Tây Đức thì nghèo và lạc hậu, từ ngày thống nhất đến nay nước Đức thành đầu tàu của Châu Âu và người Đức phía Đông cũng đoạn tuyệt quá khứ chẳng còn ai muốn trở lại thời Đông Đức.

Thế giới có rất nhiều bài học, Đảng và Nhà nước Việt Nam chọn con đường nào để nhanh chóng đưa đất nước tiến kịp với thời đại đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân Việt Nam.

Ngày 31 tháng 12 năm 2022

L.T.

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng


Một thời kỳ bất ổn chính trị ở Việt Nam đã bắt đầu?

 

Một thời kỳ bất ổn chính trị ở Việt Nam đã bắt đầu?

Phạm Trần

Việt Nam bước vào năm 2023 với những tín hiệu xấu

Về chính trị, dẫn đầu bằng cuộc cách chức hai Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.  
Ông Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, sinh năm 1959, là Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ. Ông Đam, sinh năm 1963, không giữ chức vụ rõ rệt, nhưng từng là Phó Trưởng ban Thường trực chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý.

Không có tin chính thức về lý do hai ông bị loại khỏi hàng ngũ lãnh đạo, nhưng một bản tin của Trung ương cho biết: ”Ngày 30/12/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp phiên bất thường để xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ.  
Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng biểu quyết, thống nhất để các đồng chí sau thôi giữ chức vụ:

- Đồng chí Phạm Bình Minh thôi giữ chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII.

- Đồng chí Vũ Đức Đam thôi giữ chức vụ Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XIII.”  
Biến cố nhân sự này xẩy ra vào lúc có nhiều viên chức bị bắt trong hai vụ án tham nhũng “thuốc chích ngừa Covid-19 Việt Á” và “chuyến bay giải cứu công nhân” tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào chứng minh hai ông Minh và Đam có liên lụy tới cuộc điều tra của Công an, mặc dù hai Trợ lý của họ đã bị bắt trong cả hai vụ án.  
Tin chính thức loan báo:”Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý Phó thủ tướng thường trực (Phạm Bình Minh) để làm rõ hành vi nhận hối lộ, liên quan đến vụ án xảy ra tại Bộ Ngoại giao.  
Tối 27.9, Bộ Công an thông báo, Cơ quan An ninh điều tra Bộ này vừa ra quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm đối với ông Nguyễn Quang Linh (48 tuổi, trú P.Hàng Bạc, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) để làm rõ tội "nhận hối lộ", quy định tại điều 354 bộ luật Hình sự.”  
Đến ngày 30 tháng 11-2022 thì ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng bị bắt tạm giam vì lợi dụng vị trí công tác can thiệp, tác động các đơn vị, cá nhân tại Bộ Y tế để Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành kit test.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khám xét đối với ông Nguyễn Văn Trịnh, về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.”  
Vì có liên quan đến pháp luật, tư cách Đại biểu Quốc hội của hai ông Minh và Đam sẽ bị miễn nhiệm.

Vụ Việt Á  
Hai “vụ án Việt Á” và “chuyến bay giải cứu” xẩy ra cùng thời gian có dịch Covid-19 lan nhanh ở Việt Nam năm 2020-2021.  
Theo báo cáo chính thức:”Bộ Công an xác định bị can Phan Quốc Việt, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã thu lãi 4.000 tỉ đồng và chi “bôi trơn” khoảng 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm.”  
Đến nay, Bộ Công an và công an cả nước đã khởi tố 26 vụ án, 94 bị can để làm rõ nhiều tội danh. Trong số các bị can, có 8 người là cựu lãnh đạo, quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ KH-CN. Nổi bật lên là quyết định bắt gam cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh.  
Vụ Giải cứu  
Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Việt Nam đã tổ chức gần khoảng 2.000 chuyến bay, đưa hơn 200.000 công dân từ hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước. Khi các chuyến bay được mở, nhiều người phải mua vé rất đắt và thủ tục rườm rà”, theo kết luận của Bách khoa Toàn thư mở.  
Thế là “tham nhũng có tổ chức” được cấu kết với nhau từ Văn phòng Chính phủThanh tra Chính phủBộ Ngoại giao Việt NamBộ Y tế Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội. Nhiều cán bộ lãnh đạo bị bắt liên quan đến Bộ Ngoại giao (5 bị can), Bộ Công an (3 bị can), Bộ GTVT (1 bị can), Bộ Y tế (2 bị can), Văn phòng Chính phủ (4 bị can); lãnh đạo các công ty du lịch với tội "đưa hối lộ" (4 bị can). Có chuyến bay sau khi trừ các chi phí, số tiền “bỏ túi” lên đến vài tỉ đồng, theo điều tra của Công an.  
Trong số những người liên quan có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng và Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng bị khởi tố và bắt tạm để điều tra về hành vi nhận hối lộ.  
Tính đến tháng 1 năm 2023, có 39 người đã bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ “chuyến bay giải cứu”.  
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn  
Cũng đáng chú ý là vào những ngày cuối năm 2022, Bộ Chính trị đảng CSVN đã họp hôm 27/12 để phê bình “nghiêm khắc” Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn vì “thiếu trách nhiệm” trong vụ tham nhũng liên quan đến nhiều bộ ngành, trong đó các quan chức nhận hối lộ hàng chục tỷ đồng khi thực hiện các chuyến bay hồi hương người Việt giữa đại dịch.  
Ông Sơn giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao từ tháng 4/2021. Ban Cán sự đảng Bộ Ngoại giao cũng đã bị Bộ Chính trị “xem xét, thi hành kỷ luật” tại phiên họp.  
Như vậy, con đường vào Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất đảng, của ông Sơn đã bị trở ngại.  
Võ Văn Thưởng  
Cũng không phải bất ngờ mà chỉ hai ngày sau quyết định của Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương đã họp để bàn về nội dung nhân sự và xây dựng đảng tại hai Hội nghị Trung ương 7 và 8 sắp diễn ra.  
Theo kế hoạch, Hội nghị Trung ương 7 (khóa XIII) sẽ diễn ra vào giữa năm 2023 để thảo luận “về kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Ban Chấp hành Trung ương bầu.”

Sau đó, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) sẽ bàn “về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, nhà nước nhiệm kỳ 2026 - 2031.”  
Bầu ai – Chống ai?  
Nên biết, việc “lấy phiếu tín nhiệm” giữa nhiệm kỳ khóa XIII để làm tiêu chuẩn cho “quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV và lãnh đạo chủ chốt” là một tiến trình vừa “công khai” vừa “kín đáo” nhưng cũng “mất ăn mất ngủ” của đảng CSVN.  
Đây là dịp ngàn năm một thuở cho các Quan chức trổ tài ngoại giao để được ngồi mát ăn bát vàng mà vẫn đề cao được phương châm “kiểm soát quyền lực” và “chống chạy chức chạy quyền”, hay còn được cho là “có lên thì có xuống” và “có ra thì có vào” để trăm họ cùng tay bắt mặt mừng.  
Vì vậy, trong phát biểu ngày 29/12/2022 tại hội nghị của Ban Tổ chức Trung ương, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đã đề cao công tác “xây dựng đảng”

Ông Thưởng đã: ”Yêu cầu triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết đấu tranh xử lý nghiêm các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.” 
Đồng thời:”Tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi, lợi ích nhóm, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, bức xúc của dân. Đồng thời, nêu cao vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.” (Tuổi Trẻ, ngày 29/12/2022)  
Những “điều rao giảng” của ông Thưởng không có gì mới trong hoàn cảnh hiện nay, vì chúng chỉ lặp lại để lưu ý mọi người rằng: Công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng và công tác cán bộ, bắt đầu từ khóa đảng XI vẫn còn gian nan lắm.

Bài học cũ

Cũng nên biết trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm và chuẩn bị Trung ương đảng khóa XII, một cuộc tranh chấp nội bộ lãnh đạo cấp cao đã diễn ra giữa Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cuối cùng ông Dũng thua nên phải tự ý không tái cử khóa đảng XII, cùng lượt với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, với lý do cao tuổi.  
Tuy nhiên, trong kỳ lấy phiếu tín nhiệm sẽ diễn ra vào giữa năm nay (2023), ông Nguyễn Phú Trọng không có đối thủ nên việc chọn người cùng phe sẽ dễ hơn.

Chỉ có điều là trong cuộc bầu chọn sắp tới cho khóa đảng XIV nhiệm kỳ 2016-2031, ai sẽ là người có đủ phiếu để thay ông Trọng.

Trong số 4 lãnh đạo chủ chốt hiện nay, ngoài ông Trọng, không có ai nổi bật lên trong số các ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước; Vương Đình Huệ, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Hai người còn lại, Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư và Bộ trưởng Công an Tô Lâm, tuy có nhiều quyền nhưng uy tín trong đảng không cao.

Vậy liệu đảng CSVN có thoát khỏi một cuộc bất ổn chính trị trong năm 2023, hay sẽ phải đối đầu với cuộc khủng hoảng chính trị như năm 2016 ? -/-  
P.Tr.

(01/023)