Bài đăng nổi bật

Nhập khẩu vũ khí của Việt Nam giảm xuống cực thấp bất chấp căng thẳng trong khu vực

  Nhập khẩu vũ khí của Việt Nam giảm xuống cực thấp bất chấp căng thẳng trong khu vực 14/03/2024 Reuters Triển lãm vũ khí ở Hà Nội, Việt Nam...

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Có những vấn đề nảy sinh từ cuộc họp báo vụ cá chết

Có những vấn đề nảy sinh từ cuộc họp báo vụ cá chết

bauxitevn7:02 AM


clip_image002
Mai Tú Ân (Danlambao) - "Đây là bài học cho các công ty khác" ông Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng kết luận như vậy nhưng ông quên nói rằng đây là một "bài học cho chính quyền Việt Nam" Trong cuộc họp báo đã không đưa ra một lời thừa nhận khả dĩ nào về việc chính quyền Việt Nam đã có lỗi trong vụ án cá chết này. Toàn là những lời ngợi ca là chính quyền đã quyết liệt, nhanh chóng, kịp thời v.v.
Thật ra thì lỗi của chính quyền có rất nhiều, thậm chí còn lớn hơn lỗi của Formosa khi để dây dưa kéo dài, khi bao che cho công ty này và cuối cùng thì chính quyền đã làm thất thoát cho ngân khố số tiền lớn hơn nhiều so với số tiền đền bù 500 triệu đô la của Formosa. Chính những lỗi không minh bạch đó của chính quyền khiến lòng dân không yên, khiến biểu tình phát sinh và phải huy động hàng vạn lượt CA, TNXP... đàn áp dữ dội người biểu tình gây căm phẫn khắp nơi.
Chưa kể những ông thần trong bộ máy công chức họp báo nói huyên thuyên bát sách như ông thứ trưởng Võ Bá Nhân nói rằng nguyên nhân do tảo biển, do thủy triều đỏ chứ Formosa không dính dáng gì. Chính quyền cần phải thừa nhận sự yếu kém của mình bằng việc cách chức một số ông bộ trưởng, thứ trưởng vô cảm và vô trách nhiệm nêu trên.
clip_image004
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo
Trở lại cuộc họp báo thì mới hay là đây không phải là thời điểm hoàn thành báo cáo về vụ cá chết hàng loạt mà là thời điểm hoàn thành cuộc thương lượng giữa chính quyền với công ty Formosa về việc công ty này nhận lỗi. Để tập dượt và ra được chương trình này thì thậm chí ngoài số tiền đền 500 triệu đô la, phía Formosa còn ghi sẵn những lời xin lỗi, cùng 5 điều thỏa thuận để phát hành ngay tại buổi họp báo của chính quyền.
Có nghĩa là không phải thời gian ta phát giác thủ phạm và đưa ra công luận, mà là thời gian “phản biện” của Formosa kéo dài đến 3 tuần sau đó. Chớ nếu Formosa cương không nhận thì vụ cá chết này sẽ kéo dài đến muôn năm.
Còn nữa, chính quyền căn cứ trên cái gì để chấp nhận đề nghị của Formosa về việc đền bù 500 triệu đô la, khi chưa có báo cáo tổng hợp về sự thiệt hại mà người dân Việt Nam phải gánh chịu trong suốt nhiều năm nữa. Có thể là 500 triệu đô la mà có thể là 5 tỷ đô la. Cần phải có sự điều tra cặn kẽ, rõ ràng của Quốc tế thì mới biết được để chấp nhận đền bù của Formosa hay không.
Cũng như không chấp nhận việc ông bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói trong cuộc họp báo là nước ta vốn khoan hồng và độ lượng, đánh người chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Ô, hô... Formosa có chạy lại bao giờ đâu. Công ty này im lặng suốt từ đầu đến cuối vụ khủng hoảng. Trong một vài lần hiếm hoi lên tiếng thì công ty này khẳng định là không dính dáng gì đến vụ cá chết.
Hãy đưa vụ việc ra tòa, bởi đó là nơi đến của những tội ác mà Formosa đã gây ra cho người dân Việt Nam. 
30.06.2016
M.T.A.

Họp báo công bố nguyên nhân cá chết: Đổ lỗi cho Formosa, chửi bới “thế lực thù địch”

Họp báo công bố nguyên nhân cá chết: Đổ lỗi cho Formosa, chửi bới “thế lực thù địch”

bauxitevn7:05 AM


CTV Danlambao - Ngoài việc đổ lỗi cho Formosa là thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung, bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn còn lên tiếng chửi bới các “thế lực chống phá chế độ” trong cuộc họp báo chiều 30/6/2016 tại văn phòng chính phủ.
“Lợi dụng cá chết để công kích đảng”
Về phản ứng của dư luận trong việc chậm trễ công cố nguyên nhân cá chết, ông Tuấn cho rằng đây là những “phản ứng thái quá” khiến nhiễu loạn thông tin và gây bất lợi quá trình điều tra. 
“Thời gian vừa qua, dư luận trên các mạng xã hội đã có nhiều ý kiến phản ứng về việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết... Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá và suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi đến quá trình điều tra”, ông nói.
Ngoài ra, vị quan chức tuyên giáo này cũng không quên chửi bới những người dân Việt Nam đã lên tiếng đòi hỏi sư minh bạch và đòi hỏi giải trình trách nhiệm trong vụ Formosa đầu độc biển.
Ông Trương Minh Tuấn gọi những người này là các “thế lực chống phá”, đồng thời cáo buộc: 
“Nhân đây tôi cũng nói thẳng rằng, có một số thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước, thậm chí kích động để gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân”.
“Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc của người dân, nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá đảng, chống phá nhà nước”.
clip_image002
Bộ trưởng bộ thông tin truyền thông kiêm phó trưởng ban tuyên giáo trung ương Trương Minh Tuấn
Báo chí không đủ khả năng tìm ra thủ phạm?
Trả lời phóng viên báo Infonet về ý kiến nói rằng nhà cầm quyền CSVN rằng ngăn chặn báo chí đưa vụ cá chết, và liệu có hay không việc che dấu thông tin đối với nhân dân, ông Tuấn nói: “Đảng và nhà nước không hề có chủ trương che dấu thông tin...”
Dù đã cố sức bạo biện, nhưng ông bộ trưởng lại giấu đầu lòi đuôi khi thừa nhận việc đã ra lệnh cho báo chí phải “giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin” về vụ cá chết.
“Tuy nhiên, đã có một thời gian, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng luật báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin, không suy diễn, quy chụp để chờ kết quả điều tra”.
Theo ông Tuấn, lệnh cấm báo chí đưa tin như trên là môt “việc làm cần thiết” nhằm mục đích không gây “trở ngại” và “tác động” đến quá trình điều tra. 
Trơ trẽn hơn, vị quan chức kiêm ghế phó ban tuyên giáo này còn tỏ ý khinh thường giới báo chí khi khẳng định rằng các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm gây cá chết. Ông nói: 
“Trong một sự cố phức tạp và nghiêm trọng như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Sự điều tra của báo chí cũng không thể thay thế sự điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học”.
Đối đầu nhân dân
Phát biểu này như một gáo nước lạnh đổ vào giới nhà báo, thậm chí còn coi thường cả sự hiểu biết của người dân Việt Nam.
Ngay từ khi xảy ra vụ việc cá chết hồi đầu tháng 4, dư luận đã đổ dồn mọi sự nghi ngờ về việc xả thải của Formosa. Trong khi đó, nhà cầm quyền CSVN phải mất đến 3 tháng “điều tra” ra được thủ phạm.
Rõ ràng, chính nhà cầm quyền CSVN mới không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm. Nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ của dư luận - những người bị ông Tuấn gọi là “thế lực chống phá” - thì chắc chắn sự thật sẽ chẳng bao giờ được công bố.
Thế nhưng, dù có đổ lỗi cho Formosa, nhưng chế độ CSVN chính là kẻ phải chịu trách nhiệm vì đã rước tập đoàn này vào Hà Tĩnh với những ưu đãi đáng ngờ. Sự bất tài trong công tác quản lý cũng là nguyên nhân khiến Formosa có thể dễ dàng lộng hành, bất chấp sinh mạng và đời sống của nhân dân Việt Nam.
Một lần nữa, chế độ CSVN đã công khai đối đầu với nhân dân. Chỉ với 500 triệu đô-la tiền “bồi thường” của Formosa cũng đủ để bịt miệng cả giới chóp bu Ba Đình - một cái giá quá rẻ mạt so với số lượng hàng chục triệu ngư dân miền Trung bị dòn ép đến đường cùng vì mất kế sinh nhai.
Cho đến thời điểm hiện tại, không có bất cứ quan chức CSVN nào chịu từ chức sau vụ việc. Trong khi đó, Formosa vẫn tiếp tục được bảo kê để hoạt động.
30.06.2016

5 TAI HỌA TỪ FORMOSA VŨNG ÁNG

5 TAI HỌA TỪ FORMOSA VŨNG ÁNG

bauxitevn7:05 AM


Nguyen Ngoc Chu 
Tai họa của Formosa Vũng Áng không chỉ kéo dài 70 năm khi dự án kết thúc. Độc hại từ ô nhiễm môi trường là sự hủy diệt dần mòn vô cùng nguy hiểm, mang tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Riêng hiểm họa từ đạo quân thứ 5 mà Formosa Vũng Áng để lại, thì sẽ truyền đời truyền kiếp.
clip_image002
Phối cảnh tổ hợp cảng biển và luyện thép Formosa tại Hà Tĩnh
Mong muốn có nhiều nhà đầu tư để đưa kinh tế địa phương phát triển của lãnh đạo các tỉnh thành là chính đáng và cần được trân trọng.
Nhưng hạn chế thời gian nhiệm kỳ, cộng với áp lực thay đổi chỉ tiêu kinh tế, cũng như khát khao để lại “dấu ấn” trong thời hạn 5 năm kể từ khi lên cầm quyền, khiến lãnh đạo nhiều tỉnh thành không nghĩ đến chiến lược phát triển lâu dài, mà chỉ chăm chú vào những nhân tố ngắn hạn “ăn liền".
Bởi vậy, vùng đất nào ngon để phát triển bất động sản, nguồn khoáng sản nào bán được, nơi nào có thể cho nguồn thu nhanh, là họ tận dụng “rải thảm đỏ” để mời các nhà đầu tư.
Nguồn thu ngân sách nhanh như nhà máy bia, thì cố gắng xin phát triển bằng được. Bởi vậy nhà máy bia mọc lên như nấm, đưa Việt Nam trở thành nước có lượng tiêu thụ bia theo đầu người cao bậc nhất, bất chấp những hệ lụy nguy hiểm lâu dài về trí tuệ, sức khỏe, và mạng sống, do hậu quả rượu bia để lại.
Thậm chí cả những nguồn thu ăn ngay nhờ du lịch “tâm linh” cũng được khuyến khích xây dựng tức thì, bất chấp hiểm họa mê tin dị đoan kìm hãm sự phát triển trí tuệ của nhiều thế hệ.
Dự án Formosa Vũng Áng, mà lãnh đạo Hà Tĩnh kỳ vọng như một thần dược chữa trị căn bệnh đói nghèo cho địa phương, là một thí dụ điển hình về mặt hiểm họa. Để rồi tổng hòa lại trên trục thời gian 70 năm của dự án, Formosa Vũng Áng không chỉ mất nhiều hơn được, mà là một tai họa. Tai họa không chỉ dành riêng cho Hà Tĩnh mà cho cả Dân tộc.
Thực ra tai họa từ Formosa Vũng Áng không phải chờ đến 70 năm mới có thể tổng kết để rút ra điều được mất. Tại họa nhìn thấy ngay trước mặt, sờ được ngay sau gáy. Có 5 tai họa chính sau đây.
I. TAI HỌA MÔI TRƯỜNG
Tai họa môi trường của khu luyện kim Formosa Vũng Áng xuất phát từ bốn nguồn chính:
1. Nước thải 
2. Ô nhiễm không khí 
3. Tiếng ồn 
4. Biến đổi nhiệt độ
Nước thải trong luyện kim là vấn đề khó. Dẫu có xử lý tốt bao nhiêu cũng không hết độc hại từ kim loại và hóa chất. 
Bởi vậy muốn xử lý nước thải tốt cho các nhà máy luyện kim thì phải đầu tư nhiều tiền với các công nghệ xử lý nước thải hiện đại.
Công nghệ xử lý nước thải mà Formosa sử dụng là loại lạc hậu, và bản thân Formosa không muốn mất nhiều tiền cho xử lý nước thải, trừ phi bị ép buộc.
Bởi vậy Formosa đã tận dụng 4 nhân tố sau đây để giảm thiểu chi phí xử lý môi trường của mình: 
• Việt Nam chưa đòi hỏi khắt khe về các tiêu chí môi trường. 
• Các cơ quan về môi trường Việt Nam bị hạn chế về trình độ và phương tiện nghiệp vụ. 
• Thêm vào đó là khát khao có nhà đầu tư nước ngoài. 
• Cộng với kẽ hở của cơ chế quản lý và tệ nạn tham nhũng.
Không ai hiểu được, bùa mê nào đã khiến chúng ta cho phép Formosa làm đường ống ngầm rộng 1,2 m dài 1,5 km xả sâu vào lòng biển ở độ sâu 17m, thay vì thông thường xả theo đường ống lấp trên đất liền tại nhà máy.
Việc làm một đường ống ngầm như vậy dưới biển là rất tốn kém, tốn kếm hơn nhiều lần so với đường ống cống xả nước thông thường. Nhưng tại sao Formosa đã đề xuất điều ngược đời như thế mà phía ta cũng chấp nhận?
Chẳng cần phải là chuyên gia trong cuộc, cũng thấy ngay hai mục đích lộ liễu như ban ngày của đường ống xả ngầm này:
• Xả nước thải thoải mái mà không cần qua xử lý, vì phía Việt Nam không thể kiểm soát được. Để che mắt phía Việt Nam, chỉ cần cho một ống nhỏ dẫn nước qua xử lý để cung cấp các thông số đo đạc cần thiết thường ngày (thậm chí tạo giả số liệu loại này). Khi bị kiểm tra thì đóng van xả tự do, cho nước thải đi qua xử lý. Xong đoàn kiểm tra, lại trở về quy trình cũ.
• Lúc cần thiết có thể vận chuyển bất cứ thứ gì, kể cả người, qua hệ thống ống ngầm này từ nhà máy ra biển và ngược lại. Rồi từ đó chuyển lên tàu thuyền mà phía Việt Nam không thể kiểm soát được.
Vũng Áng là cảng nước sâu, tàu thuyền nước ngoài sẽ ra vào nhiều. Thậm chí tàu ngầm loại nhỏ có thể dễ dàng đến mà khó bị phát hiện. Căn cứ tàu ngầm Du Lâm cạnh thành phố cảng Tam Á đảo Hải Nam cách cãng Vũng Áng chỉ 300 km. Sự thâm Tàu thì không ai định đoán được.
Nước xả lưu lượng 12.000 m3/ ngày không qua xử lý và sau này còn nhiều hơn nữa, là vô cùng độc hại cho môi sinh không chỉ ở biển Vũng Áng Hà Tĩnh, mà theo hải lưu, còn là cho toàn bộ vùng biển miền Trung Việt Nam.
Có thể nhắm mắt mà khẳng định với 99,99% độ chính xác rằng, 294 tấn hóa chất độc hại mà Formosa nhập về, một phần trong số đó làm hóa chất súc rửa, là nguyên nhân trực tiếp của hàng loạt cá chết vừa qua.
Nhưng bất luận cá chết vừa qua là do điều gì đi nữa, thì vấn đề nước thải của Formosa cũng phải được xử lý dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt.
Không chỉ có nước thải, ba nhân tố còn lại là vấn đề ô nhiễm không khí, vấn đề tiếng ồn, và vấn đề biến đổi nhiệt độ của Formosa Vũng Áng, cũng phải đặt trong sự kiểm soát ngặt nghèo.
Nhiều công ty người Hoa đều đã rất nổi tiếng trên toàn thế giới về vi phạm an toàn thực phẩm và môi sinh.
II. MẤT KẾ MƯU SINH
Tai họa thứ hai là mất kế mưu sinh.
Nước thải của Formosa dẫu có xử lý tốt như thế nào cũng không hết sự độc hại của kim loại và hóa chất. Bởi vậy môi sinh của cảng biển Vũng Áng ngày càng xấu đi. Cá tôm và các chủng loại hải sản ngày càng ít.
Kết quả là đời sống của ngư dân ngàn đời bám biển sẽ bị ảnh hưởng.
Tương tự như vậy là những người dân bị thu hồi đất làm dự án. Chưa nói đến giá trị đền bù không xứng đáng của việc thu hồi đất, mà dẫu có trả đắt lên hơn chục lần, trước mắt thì tưởng chừng có lợi, nhưng về lâu dài thì không phải như thế.
Số tiền đền bù, ngay cả hậu hĩnh, có thể xây nhà mua nhiều tiện nghi, thay đổi đời sống tức khắc. Nhưng khi bố mẹ ông bà mất rồi, tiền tiêu hết rồi, thiết bị bị tiện nghi cũng cũ nát rồi, thì lớp cháu chắt chít và đời sau được gì? Họ còn gia tài gì để lại? Họ có gì để mưu sinh?
Một thửa đất nông nghiệp, nơi tổ tiên để lại cho cháu con, đời đời kiếp kiếp truyền nhau trồng lúa trồng rau, chăn nuôi lợn gà, dẫu không giàu sang, không cao lương mỹ vị, nhưng cũng đủ đảm bảo đời sống cho gia đình.
Giá trị của ngôi nhà và thửa ruộng là giá trị vĩnh cửu về chỗ ở và và sự đảm bảo nghề nghiệp mưu sinh ngàn đời, mà không có thứ gì thay thế được.
Khi người dân chài không thể ra biển, khi người nông dân không có đất để cày cấy, là tước đi kế mưu sinh của họ, không chỉ cho một đời, mà cho muôn đời cháu chắt về sau.
III. BÁN RẺ TÀI NGUYÊN VÀ THUÊ ĐẤT RẺ MẠT
Về tài nguyên khoáng sản, phải xác định rõ, có những thứ cần khai thác ngay, có những thứ chưa được khai thác.
Chẳng hạn những mỏ dầu khí ở biển khơi, nằm nơi trung gian mà các nước đều có quyền khai thác thì nên tranh thủ khai thác.
Nhưng khoáng sản nằm sâu trong lãnh thổ nước ta, không ai đến khai thác được, cũng không chuyển động ngầm ở dưới lòng đất được, thì tùy từng trường hợp mà xử lý. Đủ điều kiện về công nghệ, an toàn về môi trường, và hiệu quả về kinh tế, không ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, thì hãy khai thác. Bởi vì khoáng sản đó có thể để lại cho đời sau sử dụng.
Quặng sắt ở Hà Tĩnh là nguồn tài nguyên quý. Tuy nhiên kêu gọi nhiều nhà đầu tư nhiều năm mà chưa ai mặn nồng, chứng tỏ điều kiện chưa chín muồi. Việc khai thác quặng sắt ở Hà Tĩnh có thể chậm thêm dăm chục năm, hay hàng trăm năm nữa vẫn chưa muộn.
Nay vì Formosa mà phải đưa ra nhiều ưu tiên vô tiền khoáng hậu, một trong số đó là điều kiện thuê đất vượt khung kéo dài đến 70 năm. Diện tích thuê rất phí phạm, những 33 km vuông cả đất liền và mặt biển. Còn giá thuê đất thì vô cùng rẻ mạt. Tổng số tiền thuê đất là 96 tỷ cho 70 năm, nghĩa là 1,37 tỷ/năm cho cả 33 km vuông! Thật không tin được.
Rồi Formosa còn yêu cầu về ưu tiên thuế suất, giảm phí tài nguyên, và nhiều điều khoản khác nữa để trở thành đặc khu kinh tế mà công luận đã đề cập đến trong thời gian qua.
Trong khi đó, về mặt công nghệ, dây chuyền của Formosa lắp đặt ở Vũng Áng thuộc lớp lạc hậu, không đạt yêu cầu về môi trường, mà đầu tư ở các nước văn minh chắc chắn không ai cho phép.
Chưa nói đến Formosa xây tường biệt lập, thành lãnh địa riêng, làm gì khó ai biết.
Nếu không phải là đất chung, khoáng sản chung, mà là của tư nhân thì không chủ nào đồng ý cho Formosa thực hiện dự án và thuê đất như thế cả.
IV. ĐỘI QUÂN THỨ NĂM
Tai họa thứ tư nằm ở đội quân thứ năm.
Những người dân ở mọi quốc gia đều không bao giờ muốn chiến tranh. Họ yêu hòa bình, sống với nhau như anh em bạn bè láng giềng thân thiện. Trai gái yêu nhau trở thành vợ chồng, không phân biệt màu da sắc tộc.
Nhưng khi chiến tranh xẩy ra là lúc con người bị đẩy lên chiến tuyến. Đó là lúc sắc tộc trở thành vấn đề cốt lõi.
Chủ trương xuất khẩu người định cư nước ngoài, cũng như mua tài nguyên khoáng sản nước ngoài, là các chiến lược xuyên suốt lâu dài, được khuyến khích, của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Đội quân hàng ngàn người Hoa lao động ở Vũng Áng bắt đầu lấy vợ, đẻ con, lập phố ở Vũng Áng. Họ là những người lao động giản đơn, mà phần lớn khó kiếm sống, khó lấy vợ ở Trung Quốc. Trong số đó có những người thuộc thành phần bất hảo mà nhà cầm quyền Trung Quốc khuyến khích ra nước ngoài sinh sống.
Hãy nhìn lấy tấm gương Donbass của Ucraina mà soi. Không một khối lượng tiền nào có thể so sánh được, nói chi lợi ích vài trăm triệu đô la mà dự án Formosa Vũng Áng vẽ ra sẽ mang lại.
V. AN NINH QUỐC GIA BỊ ẢNH HƯỞNG
Chưa bao giờ người Trung Quốc đi lại và đến sinh sống ở nước ta dễ dàng như hiện nay. Quả thực là họ đi lại như chỗ không người. Nếu muốn tự so sánh, hãy thử đi Trung Quốc rồi rút ra kết luận.
Đèo Ngang đông tây từ biển đến biên giới Lào chỉ khoảng 50 km, là vị trí chiến lược vô cùng quan trọng. Chiếm Đèo Ngang là chia cắt nước ta thành 2 miền không thể ứng cứu cho nhau.
Với những vùng thuê đất nhiều năm ở Lào, với đội quân thứ 5 ở Kỳ Anh, với cảng Vũng Áng, và với lực lượng hải quân ngày càng phát triển mà khoảng cách từ đảo Hải Nam đến Đèo Ngang chỉ khoảng 300 km, chưa nói đến căn cứ quân sự ở Hoàng Sa, Trường Sa, sự đe dọa Đèo Ngang từ biển và từ Lào là hiện thực.
Việc để người nước ngoài thuê một vùng diện tích rộng lớn ở Vũng Áng đến 70 năm, với hàng ngàn người đến lao động sau đó lấy vợ sinh con lập phố xá, là điều điều bất lợi vô cùng cho an ninh quốc gia.
VÀI ĐIỀU PHẢI LÀM
Ai cũng mong cho dân giàu nước mạnh. Nhưng cái giàu ăn xổi ở thì, chỉ nhìn thấy thêm được một khoản tiền thuế hàng năm và lợi ích dịch vụ ngắn hạn trước mắt, mà cố tình quên đi tai họa dài lâu cho muôn dân, thì thật là nguy hiểm.
Liệu mỗi năm Formosa Vũng Áng sẽ đem lại bao nhiều tiền nộp thuế ngân sách? Điều này không khó để tính ra, dựa từ con số vẽ trên giấy tờ, rằng công suất nhà máy đạt tối đa 10 triệu tấn thép/năm cho giai đoạn một, và công suất tối đa 22,5 triệu tấn /năm (không biết đến bao giờ) của dự án. Rõ ràng từ vài đến dăm trăm tỷ tiền thuế hàng năm của Formosa không đủ bù tiền bán rẻ tài nguyên hàng triệu tấn quặng/năm và tiền thuê 33 km vuông diện tích đất và mặt biển, chứ đừng nói các thiệt hại khác.
Còn tạo công ăn việc làm và phát triển công nghệ luyện kim ư?
Formosa Vũng Áng sẽ chẳng đào tạo gì cho Việt Nam về đội ngũ và kỹ thuật viên lành nghề về luyện kim, mà sau đó Việt Nam có thể tự mình mình xây dựng và điều hành nhà máy. Đừng hy vọng điều đó. Công nghiệp ô tô phát triển ở Việt Nam gần 30 năm qua đã cho Việt Nam được những gì, thì công nghiệp luyện kim chẳng thể làm điều hơn được.
Còn việc trả lương và cách đối xử của các công ty người Hoa thì nhiều người đã rõ. Họ trả lương thấp và quản lý rất khắc nghiệt.
Công nhân làm việc ở Formosa lên đến 12 h ngày trong môi trường độc hại để kiếm từ 5-10 triệu đồng/tháng. Đó là công việc cực nhọc độc hại, bất đắc dĩ mới phải làm.
Tai họa của Formosa Vũng Áng không chỉ kéo dài 70 năm khi dự án kết thúc. Độc hại từ ô nhiễm môi trường là sự hủy diệt dần mòn vô cùng nguy hiểm, mang tính di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Riêng hiểm họa từ đạo quân thứ 5 mà Formosa Vũng Áng để lại, thì sẽ truyền đời truyền kiếp.
Điều cần làm trước mắt là buộc Formosa Vũng Áng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý nước thải và các tiêu chuẩn về môi trường khác.
Riêng với đường ống xả ngầm dưới lòng biển thì không cho sử dụng. Còn nếu cho sử dụng thì phải lập một trạm nổi lấy mẫu cuối đường ống xả trên biển. Lấy trực tiếp thường xuyên ngày đêm từ đầu cuối của ống xả dưới lòng biển. Trạm này là của Việt Nam và do Việt Nam điều hành.
Riêng về vụ cá chết và hệ quả, thì bắt đền bù thích đáng theo thông lệ và luật pháp quốc tế.
Có như vậy may ra Formosa mới thay đổi cách ứng xử.

AI NÊN XIN LỖI?

AI NÊN XIN LỖI?

bauxitevn7:06 AM


Cuối cùng thì Formosa cũng phải cúi đầu nhận tội, xin lỗi và cam kết bồi thường thiệt hại trong vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường và làm chết trước mắt khoảng 100 tấn cá (lâu dài chưa biết sẽ còn bao nhiêu tấn cá sẽ chết nữa!).
Về cơ bản, Chính phủ mà đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà đã chứng tỏ năng lực và lời hứa của mình trước nhân dân!
Không thể không ghi điểm 10/10 cho 2 vị "nô bộc" này.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chính trong thời điểm này, người nên xin lỗi nhân dân nhất chính là... Chính phủ! Vì sao?
Thứ nhất, Chính phủ đã để cho công chức bộ máy của mình tắc trách trong cấp phép, kiểm tra, giám sát hoạt động của Formosa, để chúng nó xả thải trực tiếp như vậy ra biển.
Thứ hai, Chính phủ đã không kịp thời chỉ đạo khẩn cấp thu nhặt ngay mẫu cá chết, nước biển trong vòng 24 giờ khi sự cố này xảy ra nên từ đó làm dư luận cả nước xôn xao, suy đoán đủ điều, mất niềm tin vào Chính phủ.
Thứ ba, Chính phủ đã để cho bộ máy của mình khống chế, nếu không muốn nói là đánh đập, đàn áp một số người trong một số cuộc biểu tình đòi làm rõ nguyên nhân cá chết!
Ngạn ngữ phương Tây có câu:"Muốn nổi tiếng thì đốt đền". Tôi chưa biết cái "tổ chức khủng bố Việt Tân" hình thù nó cỡ nào nhưng rõ ràng một số ổ bánh mì, chai nước suối,vài triệu đồng mà nó "tài trợ" cho ít người đi biểu tình không thể giúp nó nổi tiếng được! Chính bộ máy chính quyền của mình đã giúp nó nổi tiếng và tự chính quyền mình làm giảm uy tín hình ảnh môi trường đầu tư của mình khi chúng ta tự lu loa khắp thế giới là "tổ chức khủng bố Việt Tân" đã kích động nảy sinh ra các đám biểu tình trên.
Nếu chính quyền bình tĩnh thông minh hơn thì thế giới sẽ thấy chính các đám biểu tình này là biểu hiện của mong muốn làm sạch môi trường sống, môi trường đầu tư để môi trường Việt Nam nói chung ổn định, phát triển bền vững hơn.
Đằng này chính quyền đã làm cho thế giới suy diễn rằng môi trường sống của Việt Nam không an toàn là do... có khủng bố đang hiện diện.
Thứ tư, bộ máy truyền thông đã tạo ra nhiều trò hề, đấu tố người dân trên TV, truy xét người dân "có động cơ gì" khi chia sẻ nỗi lo cá chết trên mạng xã hội; bắt cán bộ lãnh đạo xuống tắm biển, ăn cá để trấn an tinh thần người dân! Những chi phí làm các "vở diễn" nói trên cần phải được xuất toán khỏi các chi phí công vì người dân không thể è lưng ra đóng thuế để chi cho những hoạt động phản bội quyền lợi sống chính đáng của họ!
30/06/2016
V.V.

Việt Nam: Formosa gây cá chết hàng loạt ở miền Trung

Việt Nam: Formosa gây cá chết hàng loạt ở miền Trung

bauxitevn7:08 AM


30.06.2016
clip_image002
Các quan chức Formosa cúi đầu xin lỗi trong đoạn video chiếu trong buổi họp báo công bố nguyên nhân gây cá chết hôm 30/6.
Chính phủ Việt Nam xác định Formosa đã gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, và cho biết rằng công ty của Đài Loan này đã “nhận trách nhiệm”.
Phát biểu tại cuộc họp báo được nhiều người chờ đợi ở Hà Nội chiều 30/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết rằng “trên 100 nhà khoa học của 30 cơ quan trong và ngoài nước tham gia điều tra vụ cá chết, cùng sự phản biện độc lập của chuyên gia quốc tế”.
Quan chức này nói rằng thảm họa cá chết tại 4 tỉnh miền Trung đã "gây thiệt hại lớn về môi trường, đời sống của người dân và an ninh trật tự".
Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nói rằng "nguồn thải xuất phát từ khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa nhiều độc tố, theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế".
Theo quan chức này, cuộc điều tra phát hiện ra Formosa Hà Tĩnh "có một số hành vi vi phạm, nước thải có chứa độc tố vượt quá mức cho phép".
Ông nói: “Các bộ ngành và cơ quan chức năng của Việt Nam có liên quan đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong nước và quốc tế, và đã kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế chết bất thường trong tháng Tư vừa qua”.
Theo ông Dũng, Formosa "nhận trách nhiệm sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt, đồng thời cam kết công khai xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam; thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân; phục hồi môi trường với đầu tư 500 triệu đôla; khắc phục triệt để hạn chế của hệ thống xử lý nước thải".
Ông Mai Thạnh, một ngư dân ở Hà Tĩnh, nói rằng kết luận của chính phủ Việt Nam về sự liên quan của Formosa là “chính xác” và “đúng với cảm nhận” của ông.
Ông Thạnh nói thêm rằng tập đoàn của Đài Loan này phải “đền bù thỏa đáng cho dân”, vì “ba bốn tháng nay ông không làm được gì”.
'Đóng ca vĩnh vin'
Trước khi chính phủ Việt Nam công bố kết luận, Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty.
Bức thư có đoạn: “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ".
Bức thư viết tiếp: "Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam".
Về tuyên bố này, ông Thạnh nói: “Chính Formosa gây ra tội ác cho những người làm biển. Yêu cầu của tôi là ngừng hoạt động Formosa để làm thế nào cho dân ổn định lại cuộc sống, nếu không dẫn sẽ chết đói. Nếu mà họ không đóng cửa dân sẽ nổi loạn đấy”.
Cho dù Formosa đã “nhận trách nhiệm”, “xin lỗi” và “đền bù thiệt hại”, hiện có nhiều ý kiến trên mạng xã hội đòi “đóng cửa vĩnh viễn” nhà máy của công ty này ở Hà Tĩnh.
Trong khi đó, phát biểu khai mạc phiên họp trực tuyến chính phủ thường kỳ chiều 30/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung là “vấn đề dân rất quan tâm” và “cần phải rút ra những bài học” từ vụ này.
Tờ VnExpress dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ rằng ông “vừa trải qua 84 ngày căng thẳng nặng trĩu”.
***

Chủ tịch Formosa gửi thư cho toàn bộ nhân viên

30/06/2016  14:01 GMT+7
clip_image004- Sáng nay, Chủ tịch HĐQT công ty Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành đã gửi thư tới toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty.
Trong thư, ông Trần Nguyên Thành cho biết, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ TN&MT chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết.
clip_image006
"Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ", ông Thành nhấn mạnh.
Dù thừa nhận sai sót, nhưng trong thư Formosa khẳng định "trong bất kỳ tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động", hứa "nỗ lực hết mình đảm bảo một môi trường làm việc ổn định, an toàn tuân thủ pháp luật".
VietNamNet giới thiệu nguyên văn thư gửi nhân viên của Chủ tịch HĐQT Formosa Hà Tĩnh Trần Nguyên Thành:
clip_image008
Người đứng đầu Formosa Hà Tĩnh đã chính thức nhận lỗi và xin lỗi người dân và Nhà nước Việt Nam vì họ là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung tháng 4/2016.
"Thay mặt lãnh đạo công ty Formosa Hà Tĩnh, tôi xin gửi lời chào trân trọng tới toàn thể cán bộ nhân viên công ty, thời gian qua mọi người đã vất vả rồi!
Công ty Formosa Hà Tĩnh năm 2008 bắt đầu đầu tư, trong quá trình xây dựng nhà máy gang thép hiện đại nhất Việt Nam, toàn thể cán bộ nhân viên cùng công ty trải qua biết bao nhiêu khó khăn gian khổ. Nhớ lại những ngày đầu khi mới đặt chân đến mảnh đất này và nhìn thành tựu mà tất cả chúng ta đã cùng nhau lập dựng suốt 8 năm qua, với tinh thần nghị lực kiên cường của tập thể công ty và những cống hiến cho công trình thế  kỷ này, cá nhân vô cùng cảm phục, đồng thời cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất.
Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết.
Mặc dù, đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ.
Hiện nay, công ty đang phối hợp chặt chẽ cùng cùng cơ quan chức năng để giải quyết từ sự việc nêu trên.
clip_image010
Lãnh đạo Formosa cho rằng có “sai sót của nhà thầu phụ” khiến cá chết, và tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ VN. Ảnh: Duy Tuấn
Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam.
Thay mặt, công ty chúng tôi xin hứa nỗ lực hết mình đảm bảo một môi trường làm việc ổn định, an toàn tuân thủ pháp luật.
Tôi mong toàn thể cán bộ nhân viên sẽ đoàn kết nhất trí, hiệp lực cùng công ty vượt qua khó khăn này và tiếp tục cùng công ty hoàn thành sứ mệnh xây dựng nhà máy, đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu làm tốt công tác sản xuất và bảo vệ  môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam, đóng góp to lớn ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến nhất tại Việt Nam".
Bùi Tiến - Đậu Tình

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Kền kền rỉa thịt đồng đội và lũ ruồi trâu

Việc mất 2 chiếc phi cơ, một chiến đấu, một tìm kiếm cứu cấp trong vòng 2 ngày, cùng 10 quân nhân, rồi sẽ chìm vào quên lãng. Sẽ không có một nguyên nhân hay một lời giải thích rõ ràng nào được đưa ra. Tất cả sẽ giống như vụ cá chết ở khu công nghiệp Formosa, hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường sau khi xuất viện, chắc sẽ được đề nghị về hưu sớm. Thôi thì… hãy cố quên đi mà sống, lâu rồi đời người cũng qua – và cũng quên….
*
Cái chết của thượng tá phi công Trần Quang Khải, một trong 2 phi công lái chiếc SU-30MK2 mới cáu chỉ vào ngày 14.06.2016, cùng 9 nhân viên và phi công của chiếc máy bay “đặc chủng” CASA-212, hai ngày sau đó trên biển Đông, trong hải phận Việt Nam đã gây tranh cãi, bình luận ồn ào suốt hơn một tuần lễ qua.

Có lẽ không có tai nạn máy bay trong khi huấn luyện nào lại được báo chí, truyền thông, trong cũng như ngoài nước đem ra, vừa mổ vừa xẻ, nhiều như vụ việc này.

Bên cạnh các tranh luận, bàn cãi về nguyên nhân gây ra tai nạn của báo lề dân, việc nướng hai chiếc máy bay đắt tiền trong thời gian Trung Cộng đang tập bắn đạn thật ở biển Đông đang được báo chí, truyền thông lề đảng, vừa bưng bít vừa xào nấu cho hợp khẩu vị của các lãnh đạo đảng CSVN lẫn của anh bạn 4 tốt và 16 chữ vàng (khè), người dân còn thấy sự lên đồng tập thể của một quân đội từng tự cao, tự đại, huyên hoang, khoác lác đã đánh thắng 2 “đế quốc” sừng sỏ Pháp, Mỹ.

Hình ảnh khóc lóc, mếu máo như cha chết của hai sĩ quan, một nam, một nữ, thuộc QĐNDVN trong tang lễ tiễn đưa đồng đội, thượng tá Trần Quang Khải, được phổ biến trên facebook khiến nhiều người liên tưởng đến cảnh tượng người dân Bắc Hàn (Triều Tiên) thi nhau khóc trong đám tang của lãnh tụ Kim Jong-Il.

Nhiều câu hỏi được đặt ra. Lý do nào 10 người lính thiệt mạng gồm 3 phi công, 7 nhân viên phi hành trong 2 tai nạn máy bay xảy ra liên tiếp trong 2 ngày, tại sao chỉ có phi công Trần Quang Khải được tuyên dương, được thăng cấp đặc cách, coi là anh dũng hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ huấn luyện?

Trong khi huấn luyện, bị tai nạn chết được truy tặng danh hiệu anh hùng thì trong khi chiến đấu bị bắn “tan xác” nên được truy tặng danh hiệu gì?

Chẳng lẽ công việc tìm kiếm phi công lâm nạn của phi hành đoàn chiếc CASA-212 không được chế độ CSVN đánh giá quan trọng bằng việc huấn luyện bay SU-30MK2 hay vì giá trị của chiếc CASA-212 không đắt tiền như SU-30?

Bài viết này không bàn đến những lùm sùm, phỏng đoán chưa có lời giải quanh cái chết của đại tá Trần Quang Khải, vì sao không tháo được dây dù khi rơi xuống biển, để bị quấn vào người, mà chỉ muốn nói đến những con kền kền và lũ ruồi nhặng đang bấu vào cái xác chết của thượng tá Trần Quang Khải để rỉa rói, hút máu, kiếm chác:

1. Con kền kền to nhất là Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ra chỉ thị cho sở giáo dục thâu nhận ngay vợ phi công Trần Quang Khải vào dạy học tại trường trung học phổ thông Chu Văn An, dù không biết khả năng “đứng lớp” của bà Khải ra sao.

2. Con kền kền thứ hai, nữ doanh nhân tên Trần Uyên Phương nhận đỡ đầu cho con gái Trần Quang Khải là cháu Khánh Vân, bằng cách trợ cấp toàn phần cho mọi phí tổn ăn học đến hết năm 18 tuổi.



3. Tập đoàn kền kền Mường Thanh tặng vợ con đại tá Khải một căn hộ 80m² ở khu đô thị Thanh Hà, Hà Đông-Hà Nội đang được xây dựng dù ông Khải đang là chủ 2 căn nhà khang trang, một ở, một cho thuê, theo như giới nghệ sĩ nói về đại tá Khải.

4. Tập đoàn kền kền VTV tặng hai năm dịch vụ miễn phí truyền hình cáp và Quỹ Tấm Lòng Việt –-Đài Truyền Hình tặng một tivi.

Khi đám kền kền đang chen lấn, giành giật, xô đẩy nhau bu vào cái chết của đại tá Khải thìmột cô giáo tên Trần Thị Mỹ Hà ở trường trung học phổ thông Trần Nhân Tông “bức xúc” lên tiếng bày tỏ quan điểm, phản đối quyết định thu nhận vợ đại tá Khải vào làm giáo viên giảng dạy ở THPT Chu Văn An là không hợp lý khi chưa biết khả năng, nghề nghiệp của bà vợ ông Khải.

Khoan nói đến vì lý do gì, việc phê phán quyết định của Nguyễn Đức Chung là một phê phán chính xác, hợp lý hay không? Người ta không thể bổ nhiệm một người vào một chức vụ, một vị trí nào đó, khi chưa biết được khả năng người đó có thích hợp với công việc được phân nhiệm không?

Khi chưa biết khả năng chuyên môn của bà Hà, vợ đại tá Khải như thế nào mà đã ra quyết định thâu nhận, đặc cách vào việc giảng dạy là một hành động hoàn toàn có tính cách mị dân, cố tình bịt miệng, không muốn cho vợ đại tá Khải đặt câu hỏi hay có những phát biểu bất lợi cho chế độ CS Hà Nội về cái chết của chồng mình, đồng thời nói lên việc tùy tiện, lạm quyền của Nguyễn Đức Chung.

Thế là một lũ ruồi trâu ào ào bay đến tấn công tới tấp cô giáo Trần Thị Mỹ Hà vì tội (dám) có ý kiến ngược lại với con kền kền chúa, đến nỗi con kền kền chúa đang rỉa thịt đại tá Khải là Nguyễn Đức Chung thấy cũng không ổn nên vội vàng đập cánh xua lũ ruồi trâu bay đi bớt. Cô giáo Mỹ Hà chỉ bị khiển trách và khai trừ khỏi đảng.

Cùng lúc, trong một status trên Diễn đàn Nhà Báo Trẻ ở facebook, nhà báo Mai Phan Lợi, trưởng văn phòng đại diện của báo Pháp Luật thành phố HCM tại Hà Nội, trong một Poll thăm dò, đã dùng chữ “tan xác” diễn tả tình trạng chiếc máy bay CASA-212 bị rơi và đặt các câu hỏi về nguyên nhân tai nạn xảy ra cho chiếc phi cơ này.

Nhà báo Mai Phan Lợi không được may mắn như cô giáo Mỹ Hà. Ông bị bộ trưởng Thông Tin & Truyền Thông rút thẻ nhà báo. Hơn thế nữa, trong số những con kền kền cuồng đảng có ông “tướng” Lê Mã Lương phê bình, chỉ trích Lợi là xúc phạm QĐNDVN, đòi áp dụng kỷ luật nặng nề với ông vì đã cả gan dùng hai chữ “tan xác” để chỉ tình trạng chiếc CASA-212 khi bị rơi.

Sống và làm báo trong chế độ cộng sản VN, ông Lợi mất cảnh giác khi viết (lách). Lẽ ra khi ông Lợi mô tả tình trạng của chiếc CASA-212, nên dùng chữ (tan) vỡ thành nhiều mảnh, (xác) bay tứ tán khắp nơi thì chắc không ai bắt lỗi được.

Hai chữ “tan xác” chỉ dành cho kẻ thù, ta chết vì không biết tháo dù hay dù không bọc ngay cả khi huấn luyện cũng phải nói là “hy sinh anh dũng khi chiến đấu” (với những sợi dây dù).

Trở lại câu hỏi, tại sao lũ kền kền và ruồi trâu chỉ bâu vào cái chết của đại tá Khải mà rỉa, bỏ qua, không đếm xỉa, dòm ngó gì đến 2 phi công và 7 nhân viên của chiếc CASA-212 mất tích đã hơn 8 ngày? Hai thi thể trong số 9 người đó đã được tìm thấy, nhưng chỉ được nói đến trong sự hờ hững, lơ là của truyền thông, báo chí trong nước?

Cũng không thấy có nhà “hảo tâm”, “từ thiện” nào lên tiếng ủy lạo, giúp đỡ tiền bạc, vật chất cho gia đình, con em của 9 nhân viên phi hành đoàn chiếc CASA-212.

Phải chăng những món quà tặng cho vợ đại tá Trần Quang Khải là lời nhắn nhủ cũng như đe dọa (ngầm) đến thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, người phi công sống sót trên chiếc SU-30MK2 là: hãy ngậm miệng lại thì sẽ yên thân và có những đền bù xứng đáng, còn nếu tuyên bố lăng nhăng, lộ bí mật quốc gia thì liệu hồn.

Việc mất 2 chiếc phi cơ, một chiến đấu, một tìm kiếm cứu cấp trong vòng 2 ngày, cùng 10 quân nhân, rồi sẽ chìm vào quên lãng. Sẽ không có một nguyên nhân hay một lời giải thích rõ ràng nào được đưa ra. Tất cả sẽ giống như vụ cá chết ở khu công nghiệp Formosa, hạn hán ở đồng bằng sông Cửu Long.

Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường sau khi xuất viện, chắc sẽ được đề nghị về hưu sớm. Thôi thì… hãy cố quên đi mà sống, lâu rồi đời người cũng qua (và cũng quên).

26.06.2016

Thạch Đạt Lang

Làn sóng dân chủ thứ tư và một trật tự thế giới mới (tiếp)

Làn sóng dân chủ thứ tư và một trật tự thế giới mới (tiếp)
27 THÁNG 6 · MỌI NGƯỜI
KHAI SÁNG KỶ NGUYÊN THỨ HAI Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên 2015
II. Làn sóng dân chủ thứ tư và một trật tự thế giới mới (tiếp) 2. Hoa Kỳ, Trung Quốc và khu vực Thái Bình Dương
Dù trọng lượng tương đối đã sút giảm và sẽ còn tiếp tục sút giảm một cách tự nhiên trong một thế giới mà ngày càng nhiều dân tộc vươn lên hoặc nhìn thấy hướng vươn lên, Hoa Kỳ vẫn vừa là cường quốc vượt trội về mọi mặt, nhất là về sức mạnh quân sự, đồng thời cũng là cường quốc sáng tạo nhất và có nhiều tiềm năng tiến lên nhất, do đó thế thượng phong của Hoa Kỳ sẽ còn kéo dài trong thế kỷ này. Trong vài thập niên nữa sẽ khó có vấn đề quốc tế quan trọng nào có thể giải quyết được nếu không có sự thỏa thuận của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ vì vậy là một vấn đề thế giới, và quốc gia nào dù muốn hay không cũng có vấn đề Hoa Kỳ của mình. Điều đáng mừng là cùng với sức mạnh vô địch đó Hoa Kỳ đồng thời cũng tỏ ra là cường quốc tích cực đem các vấn đề dân chủ và nhân quyền vào chính sách đối ngoại. Điều đáng lo là người Mỹ ít quan tâm tìm hiểu thế giới và thường chọn các cấp lãnh đạo cũng như các định hướng lớn trên những tiêu chuẩn gần như thuần túy nội bộ, đôi khi trên những quyền lợi kinh tế ngắn hạn. Tuy nhiên với thế lực ngày càng bị cạnh tranh trong một thế giới toàn cầu hóa người Mỹ đang dần dần ý thức rằng họ chỉ có thể an toàn trong một thế giới dân chủ. Vì vậy sự tích cực bảo vệ các giá trị dân chủ và nhân quyền của Hoa Kỳ từ nay chỉ có thể tăng lên. Nhưng nếu cả thế giới có vấn đề Hoa Kỳ thì các nước Đông Nam Á lại có thêm vấn đề Trung Quốc. Nhờ trao đổi với các nước dân chủ phát triển Trung Quốc đã mạnh lên nhiều về mặt kinh tế và nhờ đó đã gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự. Điều đáng lo ngại là dù đã mạnh lên Trung Quốc cho tới nay vẫn là một chế độ độc tài toàn trị phủ nhận trắng trợn các giá trị dân chủ và nhân quyền, không những thế còn tỏ ra muốn sử dụng sức mạnh quân sự của mình cho một chính sách bá quyền khu vực. Châu Á là khu vực có nhiều hiểm họa chiến tranh trên quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay. Sự kiện Trung Quốc vừa gia tăng sức mạnh quân sự vừa để lộ một số tham vọng bá quyền đã làm thế giới, nhất là các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, lo ngại. Mối quan tâm đối với Trung Quốc đã là nguyên nhân cho một cuộc chạy đua võ trang tốn kém và nguy hiểm trong vùng, làm cho tình hình căng thẳng thêm.
Trong tình huống đó, Việt Nam là nước có nhiều tranh chấp nhất với Trung Quốc lại cũng là nước không có khả năng tài chánh để tân trang vũ khí và tăng cường khả năng chiến đấu về không quân và hải quân, hai binh chủng cốt lõi trong thời đại này. Như vậy chính sách quốc phòng khôn ngoan và bắt buộc của nước ta là quả quyết dân chủ hóa để hội nhập triệt để vào thế giới dân chủ và được sự bảo vệ của các nước dân chủ theo luật pháp quốc tế, đồng thời để tranh thủ lại cảm tình và sự liên đới của hai nước láng giềng Campuchia và Lào đang bị Trung Quốc mua chuộc trong chiến lược vây bọc và khống chế Việt Nam. Đó cũng là điều kiện để chúng ta có thể sống chung hòa bình và hữu nghị với Trung Quốc.
Viễn ảnh tương lai tuy vậy không hoàn toàn đen tối. Sự kiện Trung Quốc tuy chưa phải là một nước giầu - sản lượng trên mỗi đầu người còn kém xa mức trung bình thế giới - mà đã gia tăng một cách không bình thường chi phí quân sự và các hành động khiêu khích đang tạo ra một mối lo ngại toàn cầu đối với Trung Quốc có nguy cơ trở thành một phong trào bài Trung Quốc và buộc Trung Quốc phải xét lại mình nếu không muốn bị cô lập. Việc thành lập Khối Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bao gồm tất cả các nước trong khu vực Thái Bình Dương trừ Trung Quốc phản ánh mối lo ngại này. Đã có những chỉ dấu là nhân dân Trung Quốc và một số lãnh đạo bắt đầu ý thức được sự nguy hiểm của chính sách bá quyền khu vực mà Trung Quốc không nên và cũng không có khả năng theo đuổi. Chúng ta có lý do để hy vọng Trung Quốc sẽ chuyển hướng về một chính sách có lợi hơn cho thế giới và cho chính họ. Càng có lý do vì Nhật, vốn đã mạnh hơn Trung Quốc về mọi mặt, đang mạnh lên và khẳng định khả năng cũng như ý chí đóng góp bảo vệ trật tự dân chủ và luật pháp quốc tế trong khu vực.
Nhưng mối lo ngại lớn nhất của thế giới và chúng ta là những gì có thể sắp xẩy ra tại Trung Quốc. Chế độ cộng sản Trung Quốc đã chọn mô hình tăng trưởng hoang dại bất chấp con người và môi trường và đã tích lũy đủ mâu thuẫn cho một cuộc khủng hoảng lớn. Trong những năm gần đây trong khi cả thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế Trung Quốc đã che đậy những khó khăn của mình bằng cách gia tăng tín dụng và chi phí công cộng để duy trì mức tăng trưởng giả tạo. Chính sách phiêu lưu này tuy trong nhất thời có thể trì hoãn cuộc khủng hoảng nhưng chỉ làm cho nó trở thành nghiêm trọng hơn khi không còn trì hoãn được nữa. Những dấu hiệu khủng hoảng của Trung Quốc đang trở thành rõ rệt và cuộc khủng hoảng này có thể rất bi đát và kéo dài rất lâu, thậm chí có thể khiến Trung Quốc tan vỡ trong bạo loạn. Mặt khác khát vọng dân chủ đã dần dần chín muồi trong nhân dân Trung Quốc và không có gì bảo đảm Trung Quốc sẽ còn tồn tại với lãnh thổ và dân số hiện nay sau cuộc chuyển hóa bắt buộc và không thể trì hoãn lâu nữa về dân chủ bởi vì cho tới nay sự thống nhất của Trung Quốc đã chỉ được duy trì bằng bạo lực. Thế giới có thể không cần lo ngại rằng Trung Quốc sẽ gây chiến tranh để giải quyết những mâu thuẫn nội bộ trong hoàn cảnh bối rối. Do cấu tạo của nó và như lịch sử đã chứng tỏ Trung Quốc chỉ gây hấn khi có sức mạnh chứ không phải khi gặp khó khăn. Tuy vậy, do dân số của nó, mọi thảm kịch của Trung Quốc cũng là thảm kịch cho thế giới. Việt Nam càng dễ bị ảnh hưởng vì chúng ta ở sát Trung Quốc và tùy thuộc Trung Quốc trên nhiều mặt. Hơn nữa chính chúng ta cũng đang đứng trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng lớn.
Nếu Trung Quốc đang là một mối lo âu thì ngược lại Nhật đang ngày càng trở thành một bảo đảm. Nhật đã hoàn tất cuộc chuyển hóa khó khăn nhưng bắt buộc từ một xã hội Nhật truyền thống sang một xã hội Nhật thực sự tiên tiến đồng điệu với nếp sống và các giá trị của các nước tiên tiến phương Tây. Cuộc chuyển hóa này đã khiến Nhật bối rối trong gần ba thập niên vì phải xét lại toàn bộ mô hình xã hội, từ cấu trúc sản xuất đến quan hệ công nhân - công ty để thay thế một nền kinh tế đặt nền tảng trên cố gắng, sản xuất và xuất khẩu sang một nền kinh tế sáng tạo và phẩm chất, từ chỗ ứng dụng những kỹ thuật hiện đại đến chỗ phát minh những kỹ thuật mới. Nhưng Nhật đã thành công và ngày nay Nhật đã là một nước dân chủ chân chính, ổn vững và tự tin, đã ra khỏi khủng hoảng và đứng hàng đầu thế giới về văn hóa, khoa học và kỹ thuật. Nhật tỏ ra ngày càng quả quyết và mạnh dạn trong chính sách đối ngoại để đảm nhiệm vai trò của một đồng minh bình đẳng của Hoa Kỳ trong khu vực Thái Bình Dương, góp phần quyết định bảo đảm dân chủ, hòa bình và hợp tác trong vùng.
Sức mạnh mới của Nhật củng cố một khuynh hướng ngày càng mãnh liệt là khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang tiến một cách quả quyết về dân chủ. Hàn Quốc và Đài Loan, hai nước dân chủ tiên phong trong khu vực, đã trở thành những nước tiên tiến. Với sự chuyển hướng của Myanma dân chủ trở thành đồng thuận của ASEAN, chế độ cộng sản Việt Nam trở thành nước chống dân chủ duy nhất trong khối và sẽ nhanh chóng bị cô lập nếu không thích nghi kịp thời.
Thêm vào đó phải kể đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của Ấn Độ, nước dân chủ đông dân nhất hiện nay và sắp trở thành nước đông dân nhất thế giới. Ấn Độ đang gia tăng sự hiện diện trên khắp thế giới và trong khu vực. Sự hiện diện này kích thích khuynh hướng dân chủ và chỉ có thể có lợi cho hòa bình và hợp tác.
3. Phong trào toàn cầu hóa đe dọa mọi quốc gia
Hiện tượng cần được ý thức đúng mức là sự xuống cấp toàn cầu của ý niệm quốc gia. Nhiều quốc gia tan vỡ mà không hề bị ngoại xâm, tan vỡ trong hỗn loạn, như tại nhiều nước Châu Phi, hay tan vỡ thành những quốc gia nhỏ, như Tiệp Khắc, Nam Tư và Ethiopia. Sự toàn vẹn của nhiều nước dân chủ và phồn vinh, như Canada, Anh và Bỉ, cũng ít nhiều bị đe dọa.
Ý niệm quốc gia dân tộc đang bị công phá từ mọi phía. Từ bên ngoài do những kết hợp khu vực hứa hẹn một không gian hoạt động lớn hơn không gian quốc gia, từ bên trong do các cộng đồng sắc tộc đòi tự trị, và từ cả trong lẫn ngoài do những công ty đa quốc và những trao đổi dồn dập và ngày càng gia tăng vận tốc. Các phương tiện giao thông và truyền thông hiện đại cũng đã làm cho trái đất nhỏ lại và đem con người tới gần nhau.
Khuynh hướng áp đảo hiện nay là khuynh hướng toàn cầu hóa. Tư bản không còn tổ quốc. Các công ty lớn tìm cơ hội đầu tư trên khắp thế giới và lập các kế hoạch sản xuất, tiếp thị, phân phối trên quy mô toàn cầu. Trong cố gắng tìm trọng lượng và địa bàn hoạt động lớn hơn, các công ty ngày càng sáp nhập với nhau tạo ra những tổ hợp với tầm vóc vĩ đại. Nhiều tổ hợp có tích sản lớn hơn tổng sản lượng của nhiều quốc gia cộng lại. Trong một thế giới hòa bình, quyền lực kinh tế tự nó đã là quyền lực quan trọng nhất, nhưng nó cũng có thể xâm lấn quyền lực chính trị. Sự xuất hiện của những công ty đa quốc khổng lồ là một thách đố ngày càng lớn cho các quốc gia và cho chính ý niệm quốc gia. Các quy luật thương mại đang nhanh chóng được thỏa thuận và áp dụng cho cả thế giới. Các quyền con người ngày càng được nhìn nhận là phổ cập, được coi như bước đầu của luật pháp quốc tế và được đặt lên trên luật pháp của các quốc gia. Các mạng lưới truyền thông, đặc biệt là mạng lưới Internet cho phép những con người ở rất xa nhau trao đổi và làm việc trực tiếp với nhau. Một người có thể làm việc cho một cơ quan cách nửa vòng trái đất nơi mình cư trú. Khoảng cách đang biến mất. Sự hiện diện ảo đang trở thành thực và có tác dụng không kém sự hiện diện thân xác. Một công dân có thể thường trú ở nước ngoài mà vẫn phục vụ được đất nước mình một cách thường trực và đều đặn như một người trong nước. Cả một "thế giới ảo" đã hình thành với tầm quan trọng gia tăng nhanh chóng. Ngay lúc này những trao đổi văn hóa, khoa học, kỹ thuật tài chính và thương mại trong thế giới ảo này, qua mạng lưới Internet, đã rất quan trọng. Trong một tương lai không xa thế giới ảo này sẽ lấn át thế giới thực, biến thế giới thực thành một trong những biểu hiện của nó.
Cuộc chuyển hóa vĩ đại này - về bản chất đáng mừng - ngày càng biến mỗi người thành một con người của thế giới trước khi là công dân của một nước. Ý niệm quốc gia dân tộc bị tương đối hóa. Quốc gia không còn là một cứu cánh thiêng liêng mà phải là một điều kiện để xây dựng hạnh phúc cho dân tộc và cho mỗi cá nhân trong dân tộc. Trong bối cảnh thế giới hiện nay và sắp tới, một quốc gia không được quan niệm như một tình cảm, một đồng thuận, một dự án tương lai chung và một không gian liên đới sẽ không thể tồn tại lâu dài. Một quốc gia không đảm bảo an ninh và nhân phẩm, không đem lại phúc lợi và niềm tự hào cho người dân chắc chắn sẽ tan rã, càng tan rã nhanh hơn và bi đát hơn nếu biên giới quốc gia được coi như tường thành ngăn cản các giá trị tiến bộ và quy định một vùng lộng hành an toàn của các tập đoàn bạo ngược. Trong thời đại mới này, chúng ta cần ý thức rằng các tập đoàn cầm quyền thiếu văn hóa và thiếu tầm nhìn là những tai họa cho sự tồn vong của các quốc gia. Các chế độ độc tài bạo ngược giết chết các quốc gia, càng tồi dở và độc ác bao nhiêu chúng càng giết chết nhanh chóng các quốc gia bấy nhiêu.
4. Các liên minh ý thức hệ nhường chỗ cho những hợp tác phát triển
Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã chấm dứt cuộc tranh luận ý thức hệ. Dân chủ và nhân quyền đã được nhìn nhận như những giá trị phổ cập mà ngay cả các chế độ độc tài còn lại cũng chỉ biện luận lúng túng để trì hoãn chứ không dám phủ nhận. Các liên minh ý thức hệ vì thế không còn lý do tồn tại. Thay vào đó đã xuất hiện ngày càng nhiều những liên minh hợp tác, nổi bật nhất là các kết hợp khu vực. Thế giới đang dần dần được phân chia thành một số tập hợp địa lý lớn trong đó các quốc gia vừa cạnh tranh với nhau vừa nương tựa lẫn nhau trong cuộc thi đua với phần còn lại của thế giới. Trong lòng các tập hợp này các biên giới quốc gia, các hàng rào quan thuế càng ngày càng mờ nhạt đi, sự di chuyển của người, hàng hóa và tư tưởng ngày càng dễ dàng. Biên giới giữa ngoại giao và ngoại thương ngày càng khó xác định. Các quốc gia tìm mọi cơ hội, dựa vào mọi lý do địa lý, tôn giáo, ngôn ngữ, đồng dạng về sản xuất, v.v. để thắt những mối bang giao, tạo những liên hệ hợp tác, thành lập các liên minh. Trong thế giới ngày nay cô lập là chết. Các quốc gia không muốn hay không thể tham gia hoặc vận dụng những liên hệ hợp tác này kể như tuyệt vọng, vì bị gạt ra ngoài lề sinh hoạt của một thế giới liên lập. Luật chơi chung của các kết hợp này ngày càng bao gồm sự tôn trọng các giá trị dân chủ, như luật pháp đúng đắn và được tôn trọng, công đoàn độc lập, nhà nước không can thiệp vào việc quản trị của các công ty, tự do thông tin, tự do di chuyển, sự minh bạch, sự cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty. Một cách mặc nhiên các kết hợp này áp đặt một trật tự dân chủ. Với sự phá sản của chủ nghĩa thực tiễn, khả năng tham gia và vận dụng các liên minh hợp tác này sẽ ngày càng tùy thuộc vào sự tôn trọng và thể hiện các giá trị phổ cập của nhân loại. Các chế độ bạo ngược còn lại sẽ ngày càng bị cô lập.
5. Các nước chưa phát triển và bối cảnh thế giới mới
Trỗi dậy hoặc tiêu vong là định mệnh của các nước tụt hậu. Các quốc gia chậm tiến không hiểu điều này chắc chắn sẽ không thể tồn tại. Vươn lên là bắt buộc sống còn nhưng cũng là con đường đầy chông gai và cạm bẫy.
Chúng ta có thể tiên liệu rằng, trước khi đi tới cạnh tranh về mọi mặt, thế giới sẽ trải qua một giai đoạn chuyển tiếp khá dài trong đó, nói chung, các nước vừa mới mở mang sẽ sản xuất phần lớn hàng hóa, vật dụng và bán thành phẩm trong khi các nước đã đạt tới mức phát triển cao cung cấp phần lớn tư bản, dịch vụ, hàng hóa phẩm chất cao và thiết bị sản xuất. Cho nên đối với những quốc gia kém mở mang, trong một vài thập niên nữa, sự cạnh tranh gay go nhất sẽ là sự tranh đua giữa chính họ với nhau. Sự tranh đua này sẽ rất khó khăn đối với các nước hoặc kém mở mang nhất, hoặc không thích nghi thật nhanh với tình thế.
Mối nguy đầu tiên là sự tranh giành gay go những nguồn đầu tư có thể biến các nước nghèo thành con tin và nạn nhân của các công ty đa quốc lớn. Sẽ luôn luôn có những nước chấp nhận những điều kiện dễ dãi hơn để tranh thủ vốn đầu tư: mức lương thấp, những điều kiện lao động nhọc nhằn và thiếu bảo đảm, những chuẩn mực lỏng lẻo về môi trường, v.v.
Tình trạng càng khó khăn hơn vì những tiến bộ dồn dập và trọng đại trong các ngành tự động, vi điện tử và tin học đang đưa tới một trào lưu tự động hóa càng ngày càng cao khiến cho nhân công rẻ không còn là một yếu tố tự nó đủ sức thuyết phục để lôi kéo đầu tư nữa; các nước kém mở mang đang mất dần đi một vũ khí chiến lược. Đã thế sau cuộc khủng hoảng gần đây, bắt đầu năm 2008 và vẫn chưa chấm dứt hẳn, các nước giầu mạnh cũng dồn mọi cố gắng để, một mặt, giữ các nguồn đầu tư ở lại trên đất nước họ và, mặt khác, để giới hạn nhập khẩu và giữ thăng bằng cán cân mậu dịch. Chính trị ổn vững, chính quyền không tham nhũng, con người lương thiện, xã hội yên bình, trật tự bảo đảm, luật pháp giản dị, thuế khóa nhẹ nhàng, những điều kiện địa lý thuận lợi, thị trường tiêu thụ lớn, nguồn nhân lực có kỹ năng và hiệu năng là những vũ khí chiến lược phải có để tranh thủ đầu tư quốc tế. Đó lại thường là những yếu tố mà các nước kém mở mang khó hội đủ. Trong điều kiện khó khăn đó những hy sinh bắt buộc phải được chia sẻ một cách công bình nhất, quốc gia phải được người dân cảm nhận như một tình cảm, một không gian liên đới và dự án tương lai chung mới có thể được chấp nhận. Nếu không những phần tử tinh hoa nhất và đã đòi hỏi những đầu tư tốn kém nhất về giáo dục và đào tạo sẽ tìm cách di chuyển sang các nước phát triển. Như thế, điều kiện tiên quyết là phải có những cấp lãnh đạo thực sự yêu nước, tài giỏi, đạo đức, có kiến thức cao và tầm nhìn xa, có tình cảm dân tộc sâu đậm và có khả năng thuyết phục nhân dân chấp nhận những cố gắng cần thiết, nghĩa là hơn cả lãnh đạo của những nước tiên tiến.
Ngược lại, bối cảnh thế giới mới cũng có những lợi điểm mà các nước kém mở mang có thể vận dụng.
Một là, các chế độ độc tài, dù công khai hay trá hình, sẽ không còn được dung dưỡng vì những liên minh ý thức hệ nữa và sẽ bị đào thải. Các dân tộc sẽ được cởi trói, nhiều sinh lực sẽ được giải tỏa, các quốc gia sẽ được quản trị một cách hợp lý hơn, dù là sau một thời gian dò dẫm. Từ nay họ sẽ có vũ khí chính đã khiến nhiều dân tộc vượt hẳn phần còn lại của thế giới: dân chủ. Sự đào thải của các chế độ độc tài là may mắn rất lớn cho các nước chậm tiến. Kinh nghiệm đã cho thấy mọi chế độ độc tài đều độc hại. Dưới những chiêu bài dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, duy trì kỷ luật và trật tự, các chế độ độc tài chỉ là những sào huyệt tham nhũng và lạm quyền, cho phép những tập đoàn lưu manh, thoái hóa kềm kẹp nhân dân, ngăn cản mọi tiến bộ và làm đất nước lụn bại. Loại bỏ các chế độ bạo ngược là điều dễ hơn nhiều so với trước đây nhưng cũng là điều các dân tộc tụt hậu phải làm thực nhanh trong cuộc phấn đấu sống còn này.
Hai là, kinh tế trở thành mối ưu tư hàng đầu của mọi quốc gia. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước giàu mạnh với nhau trong một thế giới mà ngôi vị thay đổi không ngừng cũng khiến các công ty lớn và các nước đã mở mang luôn luôn phải tìm những thị trường mới và những vận hội đầu tư mới. Các nước kém mở mang nếu biết tạo một bối cảnh xã hội ổn vững, những điều kiện kinh tế thuận lợi, nếu không bị lên án và cô lập sẽ có khả năng tìm được những nguồn hợp tác rất có lợi.
Ba là, do những tiến bộ về truyền thông và giao thông vận tải, cũng như do dân số trên trái đất càng ngày càng đông, thế giới đã nhỏ lại và các quốc gia đều trở thành liên thuộc với nhau và lệ thuộc lẫn nhau. Một ý thức mới đã ra đời theo đó trái đất là quê hương chung của cả nhân loại. Mọi quốc gia đều cảm thấy nhu cầu được sống trong một thế giới không bị đe dọa. Càng giàu có và phát triển các dân tộc càng thấy cần phải đảm bảo những thành tựu của mình bằng cách đóng góp cho một thế giới an bình và ổn vững. Do đó dù muốn dù không, các nước giàu mạnh cũng không thể để mặc các quốc gia khác sống trong sự bần cùng. Đây không phải chỉ là một bắt buộc do lòng nhân đạo, mà còn do thế liên thuộc mật thiết. Một thí dụ cụ thể là vấn đề môi sinh. Chernobyl không phải đã chỉ là một tai họa của riêng Ukraine. Các ống thoát khói tại Trung Quốc không phải chỉ ô nhiễm không gian của Trung Quốc, do đó không phải chỉ là vấn đề của Trung Quốc mà là vấn đề của cả thế giới. Sự phá hủy rừng Amazon không phải là vấn đề riêng của nước Brazil. Những ô nhiễm của vùng biển của một nước là vấn đề của nhiều nước. Một thí dụ khác là phong trào di dân từ các nước nghèo sang các nước giàu, đặt cho các nước giàu mạnh hàng loạt những vấn đề nan giải. Thế liên thuộc này bắt buộc các nước mở mang tạo điều kiện giúp các nước chậm tiến có cơ hội để phát triển. Sự tương trợ này, dù xuất phát trước hết từ nguyện vọng của các nước phát triển là khỏi phải sống trong một thế giới quá nhiều hiểm họa, cũng là cơ may mà các nước thua kém có thể lợi dụng để vươn lên.
Bốn là, những đòi hỏi về hạnh phúc và tiện nghi của các dân tộc đã mở mang tăng lên mau chóng, có phần nhanh hơn cả đà phát triển kinh tế của họ. Số giờ làm việc ngày càng giảm đi, lương bổng ngày càng tăng thêm, tỷ lệ người lớn tuổi và đã nghỉ hưu ngày càng cao, các chi tiêu công cộng về xã hội, văn hóa, nghệ thuật, sức khỏe và tiện nghi sẽ tăng cao kéo theo sự gia tăng về thuế khóa. Dĩ nhiên những phát minh mới sẽ không ngừng xuất hiện để hạ giá thành xuống và nâng phẩm chất lên, nhưng trong thế giới truyền thông hiện nay các phát minh này nếu xuất hiện ở các nước đã phát triển cũng sẽ mau chóng được phổ biến sang các nước khác. Cuối cùng khuynh hướng chung tại các nước có mức sống cao vẫn là giá thành, tỷ lệ lợi nhuận và phần tái đầu tư của tổng sản lượng quốc gia chênh lệch một cách bất lợi so với các nước đang phát triển. Trong tình trạng này, nhân dân các nước kém mở mang, vì ít đòi hỏi về tiện nghi và tiêu thụ hơn, sẽ có khả năng chấp nhận những hy sinh và cố gắng hơn hẳn, do đó có triển vọng cạnh tranh hữu hiệu với các nước mở mang, với điều kiện là những hy sinh và cố gắng này được phân chia một cách công bình để không đưa tới xung đột.

FORMOSA KHÔNG PHẢI LÀ THỦ PHẠM VÀ CHỦ NGHĨA AQ THẮNG THẾ

Người Kỳ Anh



Formosa đã nhận trách nhiệm về thảm hoạ cá chết ở miền Trung, chịu đền bù và nâng cấp về bảo vệ môi trường. Nhiệm vụ của cộng đồng chúng ta là :

1/ Giám sát để tiền đền bù phải đến đúng địa chỉ, nhanh và đủ.

2/ Yêu cầu nhà chức trách (có tên cụ thể) phải cam kết thông tin đầy đủ minh bạch về đền bù, không để những kẻ trục lợi có dịp kiếm chác từ hơn 11 nghìn tỷ đồng bồi thường từ Formosa. Mọi thắc mắc phải được giải quyết nhanh chóng và công khai.

3/ Yêu cầu quy định, tiêu chuẩn chặt chẽ theo chuẩn quốc tế và có đơn vị giám sát chuyên biệt buộc Formosa thực hiện để bảo vệ môi trường, không thể tái diễn thảm hoạ, sự cố nào về môi trường nữa. Ông Trần Hồng Hà, Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phải cam kết trước chính phủ và dân chúng về điều này. Dân chúng và các nhà khoa học, chuyên gia có điều kiện để đề xuất, giám sát về việc chấp hành BVMT của Formosa và các cam kết của Tập đoàn này cùng Chính phủ.

Lãnh đạo công ty Formosa cúi đầu xin lỗi sau phát ngôn chỉ được chọn cá hoặc nhà máy. Ảnh: Đức Hùng


Nếu làm được như trên thì có lẽ nước chúng ta đã phát triển nhanh lắm rồi. Vấn đề là:
- Ai là người giám sát tiền đến bù và nếu có liệu có giám sát được không?
- Tiêu chuẩn môi trường ngoài cơ quan chức năng và các chuyên gia thì không ai có thể đủ chuyên môn đánh giá, nên việc yêu cầu tuân thủ mà không có giám sát thì chẳng giải quyết gì. Mặt khác, nếu các cam kết của thành viên Chính phủ mà có trọng lượng thì bộ máy nhà nước đã hoàn toàn khỏe mạnh chứ không bệnh tật như hiện nay.

Có cần thiết phải xem xét trách nhiệm của TBT Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo các bộ ngành và tỉnh Hà Tĩnh - Đi thăm Vũng Áng giữa những ngày Formosa gây thảm họa đặc biệt với môi trường - Nhưng im lặng không đả động gì đến thảm họa này, mà còn chỉ đạo "Formosa đã đi đúng hướng, cần đẩy nhanh tiến độ" ???
Đúng hướng nào ? Hướng gây ra thảm họa môi trường, triệt phá chiến lược kinh tế biển của Việt Nam, dự kiến chiếm 54 % GDP (hàng trăm tỉ USD mỗi năm)  ???

Về mặt pháp luật thì các bước như vậy là đúng, nhưng về môi trường thì cần phải đóng cửa nhà máy, khởi điểm là công nghệ không chấp nhận được, kể cả theo tiêu chuẩn Việt Nam, để xử lý nước thải, khí thải và chất thải rắn cần đầu tư số tiền rất lớn nữa, và điều đó là bất khả thi. Đóng cửa nhà máy là phương án tối ưu.

Mạng người không thể tính bằng tiền, chất nhiễm độc vào cơ thể bao đời mới hết, không những ngư dân 4 tỉnh miền Trung mà còn là nhân dân cả nước đều mang họa, bao nhiêu tiền là đủ đây. Đóng cửa F là điều nên làm trước tiên.

Công bố nguyên nhân cá chết mới chỉ là tuyên bố lâm sàng về nguồn bệnh, còn bản chất vấn đề là : bệnh nhân cần phác đồ điều trị và hiệu quả của nó thì… Có thể chính quyền chưa có giải pháp khả thi.
Người ta có quyền nghi ngờ chính Đảng cầm quyền và Bộ máy Nhà nước về Bản lĩnh chính trị, về Năng lực đối phó với khủng hoảng, hoặc cả hai.
Quan sát động thái của giới truyền thông đại chúng trong suốt thời gian xảy ra thảm hoạ, có thể khẳng định rằng : sự lúng túng của chính quyền đã bộc lộ hết những thuộc tính yếu kém của nó.

NHÌN SÂU XA FORMOSA KHÔNG PHẢI LÀ THỦ PHẠM VỤ CÁ CHẾT.

Việc Formosa thế nào cũng phải nhận tội thải chất độc ra biển và bồi thường cho Việt Nam đã được dự đoán trước. Chỉ có điều là nó không phải xuất phát từ chính quyền Việt Nam mà từ phía Đài Loan nơi có luật pháp và một thể chế chính trị dân chủ mà thôi.

Tuy nhiên điều này vẫn chẳng có gì đáng mừng. Có chăng là vì dân Việt Nam đặt mục tiêu quá thấp nên chắc chắn khi thấy Formosa giương cờ trắng là thỏa mãn. Thật ra Formosa phải giương cờ trắng từ lâu lắm rồi chỉ vì dân Việt Nam quá hiền.

Phải biết rằng ngay từ khi chấp nhận xả thải không qua xử lý ra môi trường họ đã chấp nhận chịu phạt. Vì số tiền phạt và hối lộ quan chức nhẹ gấp nhiều lần số tiền bỏ ra cho hệ thống xả thải (2 tỷ đôla cho hệ thống xử lí nước thải). Nay tòa án Đài Loan tuyên chứ không phải tòa Việt Nam thì số tiền phạt cũng chỉ tượng trưng cho có vì giữa Formosa và chính quyền Việt Nam đã có sự thỏa thuận ngầm. Nghĩa là anh đã nhận được tiền hối lộ của chúng tôi rồi thì không thể tham mà đòi hỏi nhận tiền phạt cao thêm. Nếu không chúng tôi sẽ khui bí mật của anh ra. Vì vậy cả hai bên sẽ chấp nhận một số tiền khoảng vài chục triệu USD bồi thường cho có với ngư dân VN mà thôi. Vì không ai tự lấy súng bắn vào chân mình.

Thủ phạm chính là thể chế độc tài, "luật là tao ,tao là luật" vì vậy vẫn còn đó, sống khỏe. Không Formosa này thì có Formosa khác. Chỉ khi nào người dân Việt Nam tách hẳn ngành tư pháp ra độc lập và có một tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình thì lúc đó thủ phạm đích thực mới bị đưa ra trước vành móng ngựa. Còn bây giờ chỉ là tạm chấp nhận phép thắng lợi tinh thần của chủ nghĩa AQ.

NGHỊCH LÝ Ở VIỆT NAM : MẤT CON BÒ NHƯNG ĐƯỢC BỒI THƯỜNG "CON MUỖI" ĐÃ VỘI MỪNG.

Có một chuyện rất lạ là Formosa gây ô nhiễm môi trường tại Việt nam nhưng vào Google đánh cụm từ:" Quốc hội Việt Nam yêu cầu Formosa bồi thường cho ngư dân Việt nam" thì chẳng thấy "Quốc hội Việt Nam" mà chỉ thấy "Quốc hội Đài Loan" làm điều này:
1/Nghị sĩ Đài Loan yêu cầu điều tra Formosa về vụ cá chết tại Việt Nam
- http://www.kinhtedothi.vn/quoc-te/ho-so-tu-lieu/2016/06/81034AD6/nghi-si-dai-loan-yeu-cau-dieu-tra-formosa-ve-vu-ca-chet-tai-viet-nam/
2/QUỐC HỘI ĐÀI LOAN YÊU CẦU ĐIỀU TRA FORMOSA GÂY Ô NHIỄM BIỂN Ở VIỆT NAM .
http://enternews.vn/quoc-hoi-dai-loan-yeu-cau-dieu-tra-formosa-gay-o-nhiem-bien-o-viet-nam.html
3/Nghị sĩ Đài Loan lên tiếng về Formosa: Bài học xương máu?
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/nghi-si-dai-loan-len-tieng-ve-formosa-bai-hoc-xuong-mau-3311738/

Điều này cho thấy vấn đề gì? Chính thể chế chính trị mới là quan trọng. Thể chế chính trị mới tạo ra một "quốc hội" đúng nghĩa lo cho dân, ngay cả khi đó không phải là dân nước mình, mà công ty vi phạm lại là công ty của nước mình. Khi không phải là một thể chế chính trị "vì dân" thì "quốc hội" sẽ là "quốc hại" và các đại biểu quốc hội đều ngậm miệng ăn tiền. Trách nhiệm này thuộc về nhân dân khi HĐND, Quốc Hội được dân bầu lên, đại diện tiến nói củ người dân.

Có vẻ như báo chí lề phải thì "bán cái" cho quốc hội và nghị sĩ Đài Loan vì sợ "đảng ta" trị tội làm cho "tan xác" như Mai Phan Lợi, trong khi đó lề trái và mạng xã hội FB lại cho đó là một thắng lợi sau những ba tuần xuống đường đổ máu, mồ hôi và cả nước mắt.

 Nhưng sự thực theo kết quả mà Formosa bồi thường tại Mỹ năm 2009 là chỉ 2,5 triệu USD và 10 triệu cải tạo môi trường thì cao lắm lần này Formosa cũng chỉ nhả khoảng vài chục triệu USD vì người có tư cách pháp nhân đòi hỏi quyền lợi tại tòa án Đài Loan sẽ là chính quyền chứ không phải dân Việt Nam.

Thế mà dân Việt nam đã tỏ ra phấn khởi trong khi đó do lỗi bất cẩn của phi công, tham nhũng trong quốc phòng hay do anh bạn vàng ám toán chỉ trong vài phút dân Việt đã ném 50 triệu USD xuống biển, 4 chuyến Su 30,Su 22 và CASA 212 là khoảng 200 triệu. Đó là chưa kể từ năm 2000 trở lại đây trực thăng rơi như sung rụng,tốn không biết bao nhân mạng và tiền của  http://vntinnhanh.vn/tin-24h/10-vu-roi-may-bay-tham-khoc-tai-viet-nam-467

Đó là chỉ tính riêng trong quốc phòng còn trên phạm vi cả nước mỗi năm Việt nam "dụt" xuống biển từ 20 đến 40 tỷ USD cho tham nhũng  và "chi sai".

Sự đời là thế mất một con voi hàng chục tỷ không thấy tiếc nhưng nhận lại một con muỗi vài chục triệu là mừng khấp khởi. Bởi lẻ tình trạng "cha chung không ai khóc"

Còn thể chế chính trị độc tài ngày nào thì người dân còn thua lỗ ngày đó. Chính sự "độc đảng" "độc tài" mới là thất thoát lớn nhất về tài sản của dân tộc Việt Nam.

http://thanhtra.com.vn/tin-tuc-chong-tham-nhung/trong-nuoc/gdp-190-ty-usd-mat-20-40-ty-usd-vi-tham-nhung_t114c1080n99548

CÒN AI TRỒNG KHOAI ĐẤT NÀY ?!

Ngày hai mươi chín, tháng sáu, năm hai ngàn không trăm mười sáu.
Thời gian ân hạn đã hết.

Chậm nhất là ngày mai – Cái ngưỡng cuối cùng của SỰ HÈN KÉM và BẤT LỰC, Chính Phủ phải tuyên bố thủ phạm diệt chủng Cá và toàn bộ sinh vật Bể Đông !

Kẻ thủ ác đã công khai thừa nhận từ lâu :
"Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi ! Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…”  

Thế nhưng – TỐI QUAN TRỌNG – tiếp theo sẽ là gì ?

Quan sát sự điều động các LỰC LƯỢNG VŨ TRANG với quy mô lớn về vùng Thanh – Nghệ trong mấy ngày qua cho thấy dường như Chính Phủ lại e ngại một điều hoàn toàn nằm trong THẨM QUYỀN của mình : THI HÀNH ÁN với FORMOSA !

Lực lượng vũ trang bao gồm Quân Đội Nhân Dân và Công An Nhân Dân sẽ bảo vệ ai ở Vũng Áng ?
Chắc chắn không phải là bảo vệ dân rồi, vì nhân dân chỉ cần cơm áo và tự do chứ cần gì cần gì xe thiết giáp và súng đạn ?

Vậy thì tại sao phải bảo vệ Formosa ?
Vì để ổn định bang giao với Đài Bắc chăng ? Không phải, “Giọt máu đào hơn ao nước lã”, Đảng và Chính Phủ vẫn “yêu” dân mình hơn.
Vậy đúng rồi “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. …

Tất cả điều đó nói lên điều gì ?

Rất có thể Bộ Công An sẽ không hoặc chưa Khởi tố hình sự đối với Formosa.

Đấy mới là điều đáng lo.

Kẻ ác vẫn tại vị ?!

Cái ác vẫn thắng thế ?!
Chính Phủ chưa hạ thủ được hẳn rằng phải có một nguyên nhân gì đó hết sức kinh khủng và tồi tệ.

Đó là gì ?
Lực lượng Chính nghĩa chưa thắng được Gian tà !

Biết nói gì nữa đây ?

Than ôi !!!

Chống tay ngồi ngẫm sự đời,
Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm !
(Không Lộ Thiền Sư).

29/6/2016, Các tác giả
Người Kỳ Anh
Bài viết thể hiện quan điểm, văn phong riêng và tâm sức của các tác giả. Rất mong các bạn ghi rõ nguồn và chèn đường dẫn (link) tới bài viết gốc khi phát hành lại nội dung từ website này. Mọi đóng góp bài viết, hình ảnh, video cộng tác xin gữi vào hộp thư FB HỘI ĐỒNG HƯƠNG KỲ ANH hoặc email: hdhkyanh@gmail.com