Bài đăng nổi bật

Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện

  Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện 13/04/2024 The code has been copied to your clipboard....

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Lãnh đạo, Luật Khẩn cấp và trò chơi chính trị

Lãnh đạo, Luật Khẩn cấp và trò chơi chính trị

Một khi đời thực bị biến thành trò chơi, người dân lương thiện không bao giờ chiến thắng.

Y Chan

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2019/08/Hong-Kong-2019-2.jpeg

Một người biểu tình Hong Kong dùng vợt tennis chống trả bom hơi cay của cảnh sát, ngày 25/8/2019. Ảnh: SCMP.

Mùa hè không yên ả của Hong Kong lại được thổi thêm sóng gió trong 48 giờ qua.
Tính đến 12h đêm 30/8, trong hai ngày, cảnh sát Hong Kong đã tiến hành bố ráp hàng loạt, bắt giữ ít nhất tám nhân vật có trọng lượng trong phong trào dân chủ nơi đây.
Trong số này truyền thông nước ngoài đặc biệt quan tâm đến Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và Châu Đình (Agnes Chow) của đảng Demosisto, những người trẻ tuổi được thế giới biết đến từ Phong trào Dù vàng 5 năm trước. Thông tin về vụ bắt giữ hai người chỉ trong vài giờ lập tức xuất hiện trên khắp trang nhất của những tờ báo lớn trên thế giới, cho thấy ảnh hưởng lớn của họ.

Lãnh đạo hay không lãnh đạo?

Trên thực tế, trong phong trào phản kháng chống lại Dự luật Dẫn độ này, vai trò của đảng Demosisto cùng Hoàng Chi Phong rất hạn chế. 
Với đặc điểm phi-lãnh-đạo của cuộc vận động, không ai có thể tự xưng vỗ ngực cầm đầu hàng triệu người, và cũng chưa có ai được chấp thuận để làm lãnh đạo đại diện họ. 
Hoàng Chi Phong chỉ mới được ra tù vào vào ngày 17/6 vừa rồi, khi trước đó hàng triệu người đã xuống đường yêu cầu lãnh đạo đặc khu Carrie Lam từ chức, lại càng không có nhiều cơ hội gây ảnh hưởng đến phong trào. 
Vào ngày 21/6, khi người biểu tình bao vây tòa nhà Tổng cục Cảnh sát suốt từ sáng đến đêm, việc Hoàng Chi Phong xuất hiện tham gia cũng không hoàn toàn nhận được phản hồi tích cực. Có những người biểu tình bày tỏ sự khó chịu, cho rằng sự có mặt của Chi Phong chỉ làm cho chính quyền nghĩ rằng đây là hành động có xúi giục, không phải tự phát. 
Có lẽ hiểu rõ điều đó, chính Chi Phong nhiều lần khẳng định, phong trào lần này của người dân Hong Kong là hoàn toàn tự phát, bản thân anh và đảng của mình không đóng vai trò lãnh đạo nào. 
Hoàng Chi Phong không phải người duy nhất tránh né chiếc ghế lãnh đạo phong trào. Tất cả những gương mặt có tiếng tăm trong giới đấu tranh, thuộc các đảng dân chủ, đều nhiều lần khẳng định giống vậy. Kể cả Mặt trận Dân chủ (Civil Human Rights Front), đơn vị đứng ra kêu gọi tổ chức các cuộc biểu tình lớn hàng triệu người, cũng không dám nhận mình là lãnh đạo.

Có phải tất cả họ đều không có tham vọng chính trị? 

Đó là câu hỏi sai, vì trong phong trào này, không có chỗ cho tham vọng chính trị, ít nhất theo kiểu thông thường. 
Không tồn tại chiếc ghế lãnh đạo nào để giành giật.
Phải nói rõ điều này mới hiểu được sự phẫn nộ lẫn kinh ngạc của người dân Hong Kong những ngày qua.
Họ phẫn nộ khi chính quyền một lần nữa thể hiện sự “cầu thị” và “chân thành” của mình bằng cách dùng vũ lực trấn áp, đe dọa những ai “không chịu nghe lời”. 
Khắp các diễn đàn, tuyệt đại đa số người dân Hong Kong đều bày tỏ sự kinh ngạc, không hiểu nổi những người cầm quyền “đang làm trò gì vậy?”.

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2019/08/Hong-Kong-2019-712x1024.jpg

Tranh biếm họa về thái độ đối thoại “chân thành” của chính quyền, minh họa việc trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam miệng nói với người dân “Chúng ta nên dừng lại, đừng chống nhau nữa…” và tay thì cầm súng chĩa vào họ, “Giờ thì, chúng ta đối thoại nhé?”. Nguồn: Twitter của Jiejiehk.

Có lẽ cho tới tận giờ này, chính quyền trung ương lẫn đặc khu Hong Kong đều thật sự không tin đây là phong trào tự phát của người dân, mà phải có “băng nhóm cầm đầu” hoặc “lực lượng xúi giục” nào đó. 
Có lẽ họ tin rằng chỉ việc bắt hết những kẻ “cầm đầu” thì sẽ dập tắt được phong trào như Dù vàng trước kia, hoặc ít nhất cũng đủ dọa nạt khiến những người còn lại sợ hãi.
Có lẽ vì bản thân họ, từ xưa đến nay, luôn phải làm quân cờ, luồn cúi trước cấp trên, răm rắp “tuyệt đối trung thành”, hoàn toàn “nghe theo chỉ đạo”, nên không bao giờ tin rằng trên đời có những người có thể tự chủ, tự quyết cuộc đời mình?
Lý giải đó cho thấy một thứ tư duy ấu trĩ đến cùng cực, tách rời hoàn toàn khỏi thực tế. Có người không thể tin đây là sự thật, rằng những người đầy quyền lực kia, ăn vận sang trọng, trông thông minh sáng sủa, nói tiếng người rõ ràng, lại có thể tài đến mức không hiểu được thế giới thực mà mình đang sống.
Nhiều người không tin chính quyền có thể ấu trĩ đến vậy. Họ nghĩ đến một “thuyết âm mưu” khác, rằng đây thực chất là đòn kích động thêm sự phẫn nộ của người dân, cố tình tạo ra thêm nhiều sự hỗn loạn.
Vào ngày 31/8/2014, chính quyền Bắc Kinh đã đưa ra kế hoạch bầu cử theo kiểu “dân chủ có giới hạn” cho Hong Kong, “cho” người dân được bầu, nhưng bầu “ai” thì phải do Bắc Kinh quyết định. 
Người Hong Kong gạt bỏ đề xuất không nạc chẳng mỡ này. Phong trào Dù vàng nổi tiếng xuất hiện ngay sau đó.
Đúng 5 năm sau, Mặt trận Dân chủ lên kế hoạch biểu tình lớn vào ngày 31/8 để “kỷ niệm” sự phản kháng, đồng thời cũng nhắc nhở chính quyền về đòi hỏi cơ bản nhất của họ. Nhưng phía cảnh sát đã ra lệnh cấm sự kiện trên với lý do xung đột bạo lực có thể xuất hiện.
Cùng với lệnh cấm là chiến dịch bố ráp bắt giữ hàng loạt những nhà hoạt động dân chủ trong 48 giờ qua.
Ngoài những cái tên như Hoàng Chi Phong và Châu Đình, tuy nổi tiếng quốc tế nhưng không đóng vai trò nổi trội trong phong trào lần này, nằm trong số bị cảnh sát bắt giữ còn có những nhà hoạt động gây tiếng vang và ảnh hưởng lớn đối với cư dân địa phương.
Đó là Đàm Văn Hào (Jeremy Tam), nghị sĩ quốc hội thuộc đảng Công dân (Civic Party), người hơn một tuần trước đã đăng tâm thư thông báo việc rời bỏ chức vụ phi công ở Cathay Pacific sau gần 20 năm làm việc. Anh không muốn những hoạt động đấu tranh dân chủ của mình bị chính quyền Bắc Kinh dùng làm cớ để đàn áp các đồng nghiệp và công ty. Tâm thư của Đàm Văn Hào nhận được hơn 120 ngàn lượt tương tác trên trang cá nhân của anh.
Đó là nghị viên Âu Nặc Hiên (Au Nok-hin), người cùng với Đàm Văn Hào đã xuất hiện đồng hành cùng người biểu tình, giám sát và chất vấn các hành động bạo lực trấn áp của cảnh sát.
Nghị viên Trịnh Tông Thái (Cheng Chung-tai) cùng cựu chủ tịch Hiệp hội Sinh viên của Đại học Hong Kong Tôn Hiểu Lam (Althea Suen) cũng bị bắt giữ vì liên quan đến sự kiện người biểu tình chiếm tòa nhà Lập pháp vào ngày 1/7.
Nhiều người nghi ngờ, việc bắt giữ (chưa có dấu hiệu dừng lại) những cái tên đều thuộc nhóm “được lòng dân” này, ngay trước ngày nhạy cảm 31/8, cộng thêm lệnh cấm biểu tình, liệu có phải nước cờ kích động sự phẫn nộ, khiến xung đột bùng nổ, từ đó tạo cái cớ hoàn hảo để chính quyền đặc khu thi hành “Luật về tình trạng khẩn cấp” (Emergency Regulations Ordinance)? 

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2019/08/hong-long-liberty-stat.jpeg

Bức tượng Dân chủ xuất hiện lần đầu tiên ngày 31/8/2019 tại Đại học Trung Văn. Ảnh: SCMP.

Vì khẩn cấp, hay muốn khẩn cấp?

“Khẩn cấp luật” này là một “sáng kiến” khác của chính quyền Carrie Lam, được bắn tiếng từ đầu tuần nhằm mục đích giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất của Hong Kong, vốn dĩ khởi sự cũng từ “sáng kiến” Dự luật Dẫn độ của chính quyền, kích động sự phẫn nộ của hàng triệu người mà ra.
Có lẽ thêm vài thập niên nữa cũng không có mấy người Hong Kong biết đến sự tồn tại của đạo luật này, nếu nó không được chính quyền đặc khu tài tình “đào mộ” bới lên.
Luật Khẩn cấp được lập ra từ cách nay gần đúng một thế kỷ, vào năm 1922, thời kỳ Hong Kong vẫn còn là thuộc địa của Anh.
Đạo luật được thông qua chỉ trong một ngày, nhằm mục đích đối phó với cuộc bãi công lan rộng của 120.000 người (hơn 1/6 dân số vào thời điểm đó), đòi hỏi đảm bảo mức sống tối thiểu cho họ.
Thời kỳ đó, dù là thuộc địa, chính quyền Hong Kong vẫn phải vận hành theo cơ chế ràng buộc kiểm soát cân bằng quyền lực, nhánh hành pháp không thể vượt mặt nhánh lập pháp để tự tiện ra luật, tùy tiện quản lý theo ý mình. 
Luật Khẩn cấp là cách để chính quyền “nhảy cóc” khỏi sự kiểm soát này. 
Tuy được ra đời vào năm 1922 để đối phó bãi công, nhưng chính quyền Hong Kong đã không dùng đến luật này, mà thay vào đó đối thoại thành công với người dân, chấm dứt bãi công. 
Đến năm 1967, trong cuộc bạo loạn của những người cộng sản khiến hàng chục người chết, hàng trăm người bị thương, chính quyền mới áp dụng luật trên lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho đến nay.
Giống như hầu hết các đạo luật khẩn cấp ở các nước và khu vực trên thế giới, cũng như ý nghĩa cái tên gọi của nó, luật được đặt ra chỉ để sử dụng trong trường hợp “khẩn cấp”. 
Với đạo luật của Hong Kong, nó quy định người đứng đầu chính quyền được phép “ban hành bất kỳ luật lệ nào mà họ thấy cần thiết cho lợi ích chung” nếu họ nhận định rằng trường hợp hiện tại là “khẩn cấp hoặc nguy hiểm cho cộng đồng” (emergency or public danger).
Nghĩa là, nếu áp dụng đạo luật trên, chính quyền đặc khu Hong Kong hiện tại hoàn toàn có quyền bắt bất kỳ ai mà không cần trát tòa, giam giữ vô thời hạn, trục xuất không cần xét xử, kiểm soát toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, trưng thu tài sản, cho phép cảnh sát tự do ra vào bất kỳ khu vực công tư nào, kiểm duyệt toàn bộ thông tin, cấm xuất bản, thậm chí cắt bỏ hệ thống internet, v.v. 
Nói cách khác, đó là cánh cửa mở toang để đẩy Hong Kong ra khỏi ngôi nhà pháp trị, bước ra cánh đồng hoang của công an trị.
Việc chính quyền đặc khu công khai xác nhận khai quật xem xét sử dụng đạo luật trăm tuổi này khiến tất cả các giới đều phẫn nộ.

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2019/08/Three-Lessons-from-the-Hong-Kong-Protests-1024x512.jpg

Liệu Đặc khu trưởng Hong Kong Carrie Lam có kích hoạt tình trạng khẩn cấp? Ảnh: Miguel Candela/SOPA Images/LightRocket via Getty Images.

Những tiếng nói ủng hộ từ chính quyền thì cho rằng đạo luật cổ mộ này “an toàn” hơn so với hai quả “bom hạt nhân” khác. 
Họ muốn so sánh với Điều 18 của Luật Cơ bản, cho phép Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp ở Hong Kong, từ đó áp dụng luật toàn quốc lên lãnh thổ này, chấm dứt (cho dù là tạm thời) mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, và Điều 14 trong đó quy định chính quyền đặc khu có thể yêu cầu Quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hong Kong hỗ trợ trấn áp biểu tình. 
Với chính quyền của bà Carrie Lam, đó có thể là giải pháp an toàn, vì nó cho phép chính quyền của bà tùy nghi quyết định sẽ ra luật gì, giới hạn quyền nào của người dân, thay vì phó mặc mọi thứ cho chính quyền trung ương.
Nhưng với người dân Hong Kong, đó đều là những cánh cửa như nhau xuống địa ngục.
Chính trị, theo nghĩa đơn giản nhất, là thỏa thuận giữa tất cả các bên nhằm vận hành xã hội.
Luật pháp là sợi chỉ xuyên suốt để đảm bảo sự vận hành ổn định đó.
“Luật Khẩn cấp”, dù ở bất kỳ dạng thức nào, cũng đều chỉ là dành cho những trường hợp ngoại lệ, khi mà các bên đồng ý gác lại thỏa thuận ban đầu để giải quyết ngoại lệ đó.
Nó có thể là thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh hoặc những tình huống tương tự, khi người ta không thể dựa vào cơ chế hiện tại để giải quyết.
Khái niệm “khẩn cấp” vì vậy phải được sự đồng thuận, nếu không phải của tất cả, thì cũng phải của số đông.
Nó không thể do một nhóm người quyết định rồi tự cho mình quyền “xí mê”, không chơi theo luật nữa.
Sẽ là thảm họa một khi họ có thể tùy nghi chụp chiếc mũ “khẩn cấp” bất kỳ khi nào không đạt được ý đồ chính trị của mình. 
Adolf Hitler vào năm 1933 đã dùng chính “Luật Khẩn cấp” này để bắt giữ phe đối lập, sau đó tiến hành bầu cử lại Quốc hội, giành đủ đa số để sửa tiếp luật, cho phép mình được ban hành bất kỳ đạo luật nào mà không cần Quốc hội phê chuẩn. Đó là mở màn cho những sự kiện bi thảm bậc nhất trong lịch sử hiện đại của nhân loại.
Bài học của Đức quốc xã năm xưa có lẽ đã dần phai nhạt, khi nhiều chính quyền ngày nay vẫn còn lạm dụng, muốn tạo ra “khẩn cấp” mỗi khi họ thất bại trong việc thuyết phục số đông. 
Nhiều người vẫn chưa quên việc Donald Trump đã tùy tiện dùng khái niệm “khẩn cấp quốc gia” (National Emergencies) để giành cho bằng được số tiền xây tường biên giới vào tháng 2/2019. Cũng như việc Trump tiếp tục đòi dùng đến một thứ quyền “khẩn cấp” khác, “Quyền khẩn cấp quốc tế về kinh tế” (International Emergency Economic Powers), để ra lệnh cho tất cả doanh nghiệp Mỹ làm theo ý mình trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Người ta có thể tùy ý chọn phe, dùng bất kỳ lý do gì để ủng hộ, bào chữa cho mọi hành động “khẩn cấp” kiểu đạp đổ bàn cờ khi đang thua cuộc.
Nhưng cho dù là phe nào, với ý thức chính trị ra sao, việc ủng hộ những hành động tùy tiện như vậy, từ bất kỳ ai, đồng nghĩa với việc biến chính trị từ một thỏa thuận xã hội cần phải cân nhắc cẩn trọng, trở thành một kiểu “trò chơi vương quyền” như phim ảnh.
Một khi đời thực bị biến thành trò chơi theo ý thích của một nhóm người, những người dân lương thiện không bao giờ chiến thắng.
Y.C.
Nguồn: https://www.luatkhoa.org/2019/08/lanh-dao-luat-khan-cap-va-tro-choi-chinh-tri/?fbclid=IwAR0Kg7XzcTsoAy4Z-oUv4R3jvmDkoLB0dqUfgn9WSZFEb4lvo3j0yomSIzY

Hơn 100.000 chữ ký kêu gọi Nhà Trắng công nhận “ĐCSTQ là tổ chức khủng bố”

Hơn 100.000 chữ ký kêu gọi Nhà Trắng công nhận “ĐCSTQ là tổ chức khủng bố”

Minh Ngọc

Chưa đến 20 ngày sau đơn thỉnh nguyện kêu gọi Nhà Trắng công nhận “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một tổ chức khủng bố” được đưa lên trang web We the People, đã có hơn 100..000 người tham gia ký tên ủng hộ.

https://blogger.googleusercontent.com/img/proxy/AVvXsEi2hxmjJ8MTsFfLYTQf65yierEJPkRy3OPzjkAIy_PZc7jPGDzQzpKZga81uY2NfQC5gc13CxsKKWHcyZfTcsyiBOzAtR3fSrS74gTY9lfaJImd-fzJJAKMeGz6ODhfgt3WEKuuEDYxu2LNKnqksWvr4IJ433Ge7KyYCVIqWg=s0-d-e1-ft

Đơn thỉnh nguyện kêu gọi Nhà Trắng công nhận “ĐCSTQ là một tổ chức khủng bố”. (Ảnh chụp màn hình của trang web We the People)

Trang web thỉnh nguyện “We the People” của Nhà Trắng cho phép mọi người trên toàn thế giới đệ trình yêu cầu đối với Tổng thống Mỹ. Theo đó, trong 30 ngày sau khi đề xuất, nếu số chữ ký ủng hộ đơn thỉnh nguyện vượt quá con số 100.000, văn phòng Tổng thống Mỹ sẽ xem xét và có phản hồi chính thức.
Trong bối cảnh phong trào biểu tình phản đối Luật dẫn độ tại Hồng Kông, ngày 11/8, người dân đã đưa đơn thỉnh nguyện kêu gọi chính quyền Mỹ công nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một tổ chức khủng bố lên trang web We the people. Và đến sáng ngày 29/8, chưa đầy 20 ngày sau khi đệ đơn kiến nghị, số lượng người ký tên ủng hộ đã vượt quá con số 100.000. Điều này có nghĩa là Nhà Trắng sẽ phải có phản hồi chính thức. 
Đơn thỉnh nguyện được đăng trên trang We the people viết: 
“Trong hơn 70 năm cai trị Trung Quốc, ĐCSTQ đã làm nhiều điều khủng khiếp mà con người khó có thể nghĩ ra được. Những hành động xấu xa và độc ác này bao gồm nhưng không giới hạn ở những việc sau: bóp méo lịch sử quốc gia, đàn áp tự do ngôn luận và báo chí, rửa tiền với quy mô hàng nghìn tỷ, cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống, quấy rối tình dục và tấn công phụ nữ dưới độ tuổi thành niên, tàn sát công dân vô tội với các tội danh như phản cách mạng,…
Trước những hành động bạo lực gần đây đối với người dân Hong Kong của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ngụy trang dưới vỏ bọc Lực lượng Cảnh sát Hong Kong, chúng tôi kiến nghị [chính phủ Mỹ] chính thức công nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tổ chức khủng bố”.
Đơn thỉnh nguyện thu hút được đông đảo người dân ký tên ngay trong 2 tuần đầu tiên. Tuy nhiên, kể từ ngày 25/8, số lượng người tham gia dừng ở con số 87.252 và không hề tăng lên. Một số cư dân mạng nghi ngờ trang web bị tấn công dữ liệu. Không lâu sau đó, có nguồn tin xác nhận trên Twitter rằng quả thực tin tặc của ĐCSTQ đã tấn công trang web của Nhà Trắng. Điều này lại một lần nữa minh chứng cho thực tế “ĐCSTQ là một tổ chức khủng bố”.
Đến ngày 28/8, trang web đã hoạt động trở lại bình thường. Và chỉ sau đó 1 ngày, số lượng người ký tên ủng hộ tiếp tục tăng lên hơn 10.000 người, đạt đến con số mục tiêu 100.000 chữ ký mà We the people đưa ra để phía Nhà Trắng có phản hồi chính thức.

M.N.

LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

(Cập nhật đợt 9, tổng cộng 17 tổ chức, 834 cá nhân ký tên; 273 cá nhân ký tên trực tuyến)
Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhập và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.
Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…
Chúng tôi hoan nghênh Chính phủ Việt Nam vừa qua đã lên án Trung Quốc xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương vào EEZ và thềm lục địa trong khu vực Bãi Tư Chính.
Lịch sử dân tộc đã nhiều lần chỉ ra rằng, mỗi khi người dân chán ghét, không quan tâm đến vận nước (nước là của vua, của đảng), thì đất nước suy yếu, sụp đổ, rơi vào tay ngoại bang. Và lịch sử Việt Nam cũng khẳng định rằng dù Tổ quốc nguy khốn đến đâu, nếu được nhân dân ủng hộ thì khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Để bảo vệ Tổ quốc, chống Trung Quốc cướp nước, trước hết là huy động sức mạnh của toàn dân tộc (ở trong và ngoài nước) và sự hỗ trợ của các quốc gia yêu chuộng công lý, hòa bình trên thế giới.
Chúng tôi gồm những tổ chức, cá nhân người Việt trong và ngoài nước lên tiếng kêu gọi toàn thể người Việt hãy hành động cho một Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển lành mạnh, văn minh, tiến bộ.
Việc làm ngay: Khởi kiện hành động xâm chiếm, gây hấn của Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông, trước mắt là vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam theo UNCLOS ở bãi Tư Chính.
Quốc hội và Chính phủ cần ra tuyên bố Trung Quốc đã và đang xâm lược biển đảo Việt Nam. Chính phủ phải trả tự do cho các tù nhân bị bắt vì tham gia chống Trung Quốc xâm lược với tội danh ngụy tạo: phản động, chống phá cách mạng…
Cụ thể:
1/ PHÁP LÝ:
a. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc và Việt Nam ngồi lại với nhau để giải quyết với sự chứng kiến của các nước có tranh chấp chủ quyền ở khu vực rộng hơn là Biển Đông như Mã Lai, Phi Luật Tân, Brunei, Indonesia và các tổ chức quốc tế liên quan.
b. Nếu Trung Quốc từ chối, Chính phủ Việt Nam phải đưa Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài của Liên Hợp Quốc. Chính phủ mau chóng nộp hồ sơ kiện cho Tòa Luật Biển đúng vào lúc Trung Quốc có hành vi gây tranh chấp như khi khởi sự đục khoét thềm lục địa Việt Nam (Toà sẽ có thẩm quyền bó buộc, dù Trung Quốc không ra hầu Toà). Việt Nam chỉ có ít ngày để theo dõi và bắt quả tang Trung Quốc và kiện gấp kịp thời. Như vậy Việt Nam sẽ có bản án quốc tế chấm dứt hành động bắt nạt của Trung Quốc và tránh khỏi tự trách mình là kiện bóng ma trước một sự đã rồi.
Phải coi việc khởi kiện Trung Quốc là ưu tiên số một hiện nay.
2/ NGOẠI GIAO: Liên kết với các nước tự do dân chủ, văn minh, tiến bộ không có âm mưu xâm lược Việt Nam.
Chấm dứt “Giao lưu học tập” với Trung Quốc kiểu đàn em giao lưu học tập đàn anh trong các lãnh vực: quân sự, công an, thanh niên, phụ nữ, tuyên giáo, đảng, chính quyền... những thứ hình thành tâm thức thua kém, đàn em, cam tâm làm đầy tớ cho Đại Hán man rợ.
3/ QUÂN SỰ: Vì nhu cầu tự bảo vệ, quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, vì hoà bình và an ninh chung trong khu vực, Việt Nam có quyền tìm và nhận sự hợp tác của bất cứ quốc gia đối tác nào, như việc đặt mua hay tiếp nhận vũ khí từ các nước như Mỹ, Nga, Úc, Nhật, Tây Âu, Do Thái, Ấn Độ, v.v., tập trận chung với các quốc gia không tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải với Việt Nam. Vũ khí, khí tài, quân phục… của lực lượng vũ trang Việt Nam phải không giống với Trung Quốc XHCN...
Những việc trên đây thuộc trách nhiệm của ba vịChủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
CUỐI CÙNG: Mọi người dân Việt yêu nước tùy cách nhìn, hoàn cảnh phải được hành động cho sự tồn vong của Tổ quốc Việt Nam yêu quí, vì hạnh phúc của người dân, không ai có quyền cấm cản, hành hung, bắt giam, kết án, đày ải người dân yêu nước cùng nắm tay nhau chống Trung Quốc xâm lược.
Việt Nam, ngày 16 tháng 8 năm 2019
Tổ chức, cá nhân tham gia ký tên LỜI KÊU GỌI xin ghi rõ họ tên, chức danh, nghề nghiệp, tỉnh, thành phố cư trú; với người ở nước ngoài chỉ cần ghi quốc gia.
Hộp thư nhận chữ ký: chongtqxamluocvn@gmail.com
Đồng thời, có thể ký trực tuyến tại đây (đã có 273 cá nhân ký tên).

Các tổ chức, cá nhân khởi xướng:
TỔ CHỨC:
Đợt 1
  1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, đại diện: ông Lê Thân
  2. Diễn đàn XHDS, đại diện: TS Nguyễn Quang A
  3. Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam, đại diện: nhà văn Nguyên Ngọc
  4. Diễn đàn Bauxite Việt Nam, đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
  5. Hội Bầu Bí Tương Thân, đại diện: ông Nguyễn Lê Hùng
  6. Phong trào Lao Động Việt, đại diện: ông Đoàn Huy Chương
Đợt 2
  1. Giáo xứ Mỹ Khánh, Giáo phận Vinh, đại diện: Linh mục Đặng Hữu Nam
  2. Hội Anh Em Dân Chủ, đại diện: Ls Nguyễn Văn Đài
  3. Nhóm Hoạt động ủng hộ Quốc Dân Việt, đại diện: Đoàn Văn Lập, San Jose, California, Hoa Kỳ
Đợt 3
ol start="10"> 
  • Hội Giáo chức Chu Văn An, đại diện: Vũ Mạnh Hùng
  • Đợt 5
    1. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền, đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải
    2. Tập Hợp Quốc Dân Việt, đại diện quốc nội: Hoàng Lê Hy Lai
    3. Phong trào Thăng Tiến Việt Nam, đại diện quốc nội: Nguyễn Trung Kiên
    4. Nghiệp đoàn giáo chức Việt Nam, đại diện: nhà giáo Lê Trọng Hùng
    5. Trung Tâm Việt Nam (Hannover, CHLB Đức), đại diện: Lâm Đăng Châu
    Đợt 6
    1. Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), đại diện: Thạc sĩ Vũ Quốc Ngữ
    Đợt 7
    1. Phong trào dân quyền UK, đại diện: Lê Văn Kiên
    CÁ NHÂN:
    Đợt 1
    1. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
    2. Nguyễn Khắc Mai, Trung Tâm Minh Triết, Lập Quyền Dân, Hà Nội
    3. Chu Hảo, PGS, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Đà Nẵng
    4. Nguyễn Viện, nhà văn, Sài Gòn
    5. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội
    6. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
    7. Đào Công Tiến, PGS TS, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM
    8. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Sài Gòn
    9. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
    10. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn học, nguyên UV BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
    11. Nguyễn Ngọc Lanh, nguyên GS - NGND ĐH Y Khoa Hà Nội, Hà Nội
    12. Kha Lương Ngãi, nguyên phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
    13. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
    14. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
    15. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt
    16. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, Hà Nội
    17. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản
    18. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
    19. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, Sài Gòn
    20. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, hưu trí, TP HCM
    21. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Tuổi Trẻ, Hội An
    22. Nguyễn Tường Thụy, nhà báo độc lập, Hà Nội
    23. Nguyễn Quang Nhàn, hưu trí, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
    24. Trần Minh Thảo, viết văn, CLB Phan Tây Hồ, Bảo Lộc, Lâm Đồng
    25. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
    26. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
    27. Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège (Bỉ), Sài Gòn
    28. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập Báo Lao Động, Hoa Kỳ
    29. Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
    30. Nguyễn Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
    31. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu
    32. Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn độc lập, Hà Nội
    33. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
    34. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
    35. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
    36. Trần Đức Quế, nghỉ hưu, Hà Nội
    37. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
    38. Nguyễn Phương Quân, lao động tự do, Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
    39. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn
    40. André Menras - Hồ Cương Quyết, nhà giáo Pháp - Việt, Cộng hòa Pháp
    41. Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà Nội
    42. Võ Minh Trí (Việt Khang), Hoa Kỳ
    43. Nguyễn Thị Tuyết Lan, nội trợ, Nha Trang
    44. Lê Công Định, luật sư, Sài Gòn
    45. Nguyễn Thị Thái Lai, Nha Trang
    46. Mạnh Kim, nhà báo tự do, Sài Gòn
    47. Ngô Thị Thứ, giáo viên hưu trí, Sài Gòn
    48. Nguyễn Đình Thục, linh mục Giáo phận Vinh
    49. Nguyễn Công Thanh, Sài Gòn
    50. Lê Ngọc Thanh, linh mục DCCT, Nhà thờ Sáu Bọng, Cần Thơ
    51. Chí Thảo, nhà báo tự do, Sài Gòn
    52. Lê Thăng Long, doanh nhân, cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn
    53. Chiêu Anh Nguyễn, nhà thơ, Sài Gòn
    54. Lê Thị Kiều Oanh, nội trợ, Sài Gòn
    55. Nguyễn Ngọc Sơn, bác sĩ, Bà Rịa Vũng Tàu
    56. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, Hà Nội
    57. Đoàn Thị Thu Hương, Sài Gòn
    58. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM
    59. Hồ Hiếu, nguyên chánh Văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn
    60. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn
    61. Nguyễn Nghĩa Trí, Sài Gòn
    62. Lê Xuân Lộc, linh mục Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn
    63. Vũ Thạch, kỹ sư, Sài Gòn
    64. Đặng Bích Phượng, hưu trí, Hà Nội
    65. Đoàn Phú Hòa, phiên dịch, Cộng hòa Séc
    66. Nguyễn Đăng Cao Đại, ThS Xây dựng, Sài Gòn
    67. Đỗ Trung Quân, nhà thơ, Sài Gòn
    68. Lê Hoàng, nhân viên kỹ thuật Cty điện tử Hanel, Hà Nội
    69. Nguyễn Văn Hải, blogger Điếu Cày, California, Hoa Kỳ
    70. Phan Vân Bách, Đống Đa, Hà Nội
    71. Lê Quốc Thăng, linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn
    72. Đoàn Huy Chương, Phó chủ tịch Phong trào Lao Động Việt
    73. Nguyễn Khanh, nhà báo, Washington DC, Hoa Kỳ
    74. Nguyễn Thị Kim Chi, NSƯT, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
    75. Đặng Đình Mạnh, luật sư, Sài Gòn
    76. Nguyễn Văn Đề, Hà Nội
    77. Phạm Thành, nhà báo, nhà văn, Hà Nội
    78. Nguyễn Đăng Vũ, kinh doanh, Sài Gòn
    79. Lê Thúy Bảo Nhi, chuyên viên tư vấn tâm lý, Sài Gòn
    80. Phạm Bảo Ân, phóng viên, Sài Gòn
    81. Đào Thu Huệ, giảng viên, Hà Nội
    82. Lê Nguyễn Phương Trâm, BTV- PTV Amentv, Sài Gòn
    83. Nguyễn Thanh Tịnh, linh mục Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh
    84. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư Pháp TP HCM, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
    85. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
    86. Tô Lê Sơn, kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
    87. Trần Đình Sử, GS Văn học, Hà Nội
    88. Nguyễn Thị Bích Hoa, nội trợ, Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu
    89. Vũ Trọng Khải, PGS TS, chuyên gia độc lập về chính sách nông nghiệp, TP HCM
    90. Nghiêm Ngọc Trai, kỹ sư Xây dựng, hưu trí, Đống Đa, Hà Nội
    91. Đinh Đức Long, TS BS, Sài Gòn
    92. Nguyễn Trí Nghĩa, lao động tự do, Sài Gòn
    93. Ngô Trường An, Thăng Bình, Quảng Nam
    94. Phạm Minh Hoàng, hưu trí, Paris, Cộng hòa Pháp
    95. Trần Vũ Anh Bình, nhạc sĩ, cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn
    96. Đàm Ngọc Tuyên, nhà báo độc lập, Quảng Ngãi
    97. Nguyễn Tiến Trung, ThS, cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn
    98. Huỳnh Công Thuận, nhà báo tự do, Sài Gòn
    99. Trần Đức Nguyên, chuyên gia cao cấp, nghỉ hưu, Hà Nội
    100. Chu Vĩnh Hải, nhà báo độc lập, Vũng Tàu
    101. Lê Đính Kim Thoa, nội trợ, Sài Gòn
    102. Lê Dũng, nhà báo độc lập, Đài truyền hình CHTV Vietnam, Hà Nội
    103. Dương Thị Tân, nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn
    104. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
    105. Nguyễn Tiến Dân, nhà giáo, Hà Nội
    106. Phạm Đức Nguyên, PGS TS, Hà Nội
    107. Hà Dương Tường, nhà giáo nghỉ hưu, Pháp
    108. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư, Sài Gòn
    109. Nguyễn Duy Tân, linh mục, Xuân Lộc, Đồng Nai
    110. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, Sài Gòn
    111. Trần Bang, kỹ sư, cựu chiến binh chống Trung Quốc, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
    112. Lê Công Bằng, lao động tự do, Sài Gòn
    113. Hà Quang Vinh, hưu trí ở Sài Gòn
    114. Tô Oanh, giáo viên nghỉ hưu, TP Bắc GIang
    115. Trần Nghi Hoàng, nhà văn, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ
    116. Khánh Phương, nhà văn, nhà báo, Pennsylvania, Hoa Kỳ
    117. Lê Thị Thập, nội trợ, Sài Gòn
    118. Hoàng Thị Hà, giáo viên hưu trí, Hà Nội
    119. Ngô Văn Đích, điêu khắc, Quế Võ, Bắc Ninh
    120. Nguyễn Văn Lịch, kỹ sư Cơ khí nghỉ hưu, Đống Đa, Hà Nội
    121. Lã Hiếu Thiên, sinh viên, Sài Gòn
    122. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, hiện sống tại TP HCM
    Đợt 2
    1. Đặng Hữu Nam, linh mục Giáo phận Vinh, Giáo xứ Mỹ Khánh
    2. Nguyễn Phạm Kim Sơn, nguyên Trưởng đài viễn thông liên kết ICS Hoa Kỳ trước 1975, Đà Nẵng
    3. Phan Văn Phong, Cử nhân Tài chính, làm việc tự do, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    4. Trung Dũng Kqđ, hoạ sĩ, TP HCM
    5. Nguyễn Lê Tuấn, kiến trúc sư, Lausanne, Thụy Sĩ
    6. Lê Thị Sáu, công nhân, Lausanne, Thụy Sĩ
    7. Nguyễn Thị Kim Hồng, kế toán (hưu trí), Lausanne, Thụy Sĩ
    8. Bùi Ngọc Lan Hương, dược sĩ, Sài Gòn
    9. Nguyễn Văn Dũng, TS Vật Lý, nguyên cán bộ thuộc Viện Khoa học Việt Nam, Hoa Kỳ
    10. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, nhà giáo, Sài Gòn
    11. Nguyễn Lương Thịnh, Thủ Đức, TP HCM
    12. Uông Đình Đức, kỹ sư Cơ khí, TP HCM
    13. Trần Thi Kim Phụng, thường dân, Tân Bình, Sài Gòn
    14. Vũ Tất Đạt, làm việc tự do, Tân Định, Sài Gòn
    15. Nguyễn Hồng Kiên, nghiên cứu viên, Hà Nội
    16. Đặng Xuân Thanh, kỹ sư cơ khí, Hà Nội
    17. Trần Rạng, nhà giáo, Sài Gòn
    18. Nguyễn vũ Hằng lao động tự do Đông Anh, Hà Nội
    19. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư Tin học, Genève, Thụy Sĩ
    20. Phan Thị Châu, nhà báo tự do, TP HCM
    21. Nguyễn Thị Hồng Phượng, cử nhân, Hà Nội
    22. Đoàn Khắc Xuyên, nhà báo, Sài Gòn
    23. Hồ Vĩnh Trực, kỹ thuật viên, Sài Gòn
    24. Ngô Văn Hiền, kỹ sư Xây dựng, Nhà Bè, Sài Gòn
    25. Trà Thành, hưu trí, TP HCM
    26. Nguyễn Minh Tấn, kiến trúc sư, Sài Gòn
    27. Phan Thị Tuyết Hoa, nội trợ, Đà Nẵng
    28. Đỗ Đình Tú, công nhân lao động, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh
    29. Nguyễn Đình Dũng, giáo viên, Hà Nội
    30. Nguyễn Tuệ-Hải, hưu trí, Canberra, Australia
    31. Phạm Lưu Vũ, nhà văn, Hà Nội
    32. Huỳnh Quang Minh, cử nhân kinh tế, Quảng Nam
    33. Pham Xuân Thu, luật gia, doanh nhân, Berlin, CHLB ĐỨC
    34. Bùi Công Trường, hưu trí, Hà Nội
    35. Nguyễn Lân Thắng, Hà Nội
    36. Nguyễn Phương Hưng, Bình Chánh, Sài Gòn
    37. Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, Đại học Paris XI, Cộng hòa Pháp
    38. Vũ Thế Khôi, Nhà giáo Ưu tú, Ba Đình, Hà Nội
    39. Nguyễn Quang Thạch, khởi xướng Chương trình Sách hoá Nông thôn Việt Nam, Hà Nội
    40. Lê Văn Oanh, kỹ sư Xây dựng, Hà Nội
    41. Nguyễn Đình Cống-GS, hưu trí ở Hà Nội
    42. Trương Chí Tâm, cử nhân y khoa, cựu chiến binh chiến trường Campuchia, TP HCM
    43. Nguyễn Thành Phước giáo viên hưu trí, Hà Nội
    44. Nguyễn Thanh Nguyện, hưu trí, TP Vũng Tàu
    45. Vũ Văn Trường, hưu trí, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    46. Bạch Duy Ngà, nhiếp ảnh, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
    47. Nguyễn Xuân Hùng, bác sĩ, Hà Tĩnh
    48. Văn Hiền, lập trình viên, Bình Thuận
    49. Dương Sanh, cựu giáo chức, Nha Trang, Khánh Hòa
    50. Nguyễn Trọng Nhân, Vilnius, Lithuania
    51. Đinh Thị Bích Ngọc, nhân viên văn phòng, TP HCM
    52. Đặng Doan, kinh doanh, Gia Nghĩa, Đak Nông
    53. Nguyễn Tuấn Anh, cựu sỹ quan chống Trung Quốc tại Vị Xuyên, Việt Trì, Phú Thọ
    54. Nguyễn Xuân Lâm, nghề tự do, Nghệ An
    55. Nguyễn Nam Cường, thạc sỹ, lao động tự do, nguyên Vụ trưởng, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chính phủ, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Savannkhet, CHDCND Lào
    56. Nguyễn Kế Quang, kỹ sư, TP Quy Nhơn, Bình Định
    57. Dương Trọng Chiến, làm tự do, Hà Nội
    58. Đỗ Quốc Minh, lính chiến trường B2 1971-1976, Biên Hoà, Đồng Nai
    59. Lê Phước Sinh, dạy học, Sài Gòn
    60. Phùng Chí Kiên, designer, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    61. Ngô Phương Trạch, cán bộ nghỉ hưu, Bà Rịa Vũng Tàu
    62. Nguyễn Thu Giang, luật sư, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp, TP HCM
    63. Cấn Văn Tiến, Ba Đình, Hà Nội
    64. Trương Nghiêm, hưu trí, Sài Gòn
    65. Phạm Thái Sơn, Hoàng Mai, Hà Nội
    66. Phạm Dũng, Hàng buồm, Hà Nội
    67. Doãn Quốc Khoa, kiến trúc sư, Hà Nội
    68. Kiều Hồng Sơn, nhà báo, Bắc Hà, Hà Tĩnh
    69. Nguyễn Mạnh Hải, Bayern, CHLB Đức
    70. Đào Minh Đức, quận 7, TP HCM
    71. Nguyễn Văn Phong, Thạch Thất, Hà Nội
    72. Trần Quốc Trọng, đạo diễn, NSƯT, Hà Nội
    73. Nguyễn Văn Tường, bác sĩ, Phan Thiết, Bình Thuận
    74. Vũ Anh Tú, hưu trí, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    75. Lê Thân, hưu trí, Hà Nội
    76. Nguyễn Thu Nga, Hoàng Mai, Hà Nội
    77. Lê Đức Thanh, Thái Nguyên
    78. Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
    79. Trịnh Dzương Minh, hồi hưu, Canada
    80. Pham Cường, đạo diễn phim, Hamburg, CHLB Đức
    81. Đinh Nam Thắng, kỹ sư, Cộng hòa Séc
    82. Vũ Linh Huy, bác sĩ y khoa, Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ
    83. Trần Thanh Tuấn, giảng viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội
    84. Bùi Công Tự, hưu trí, Sài Gòn,
    85. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nhà báo, Hà Nội
    86. Phan Bá Phi, thạc sĩ Tin học, chuyên viên cấp cao, hưu trí, Hoa Kỳ
    87. Hoàng Vũ, công nhân, Hoa Kỳ
    88. Hà Dương Tuấn, kỹ sư CNTT, đã nghỉ hưu, Cộng hòa Pháp
    89. Nguyễn Vũ Phúc, bảo vệ, quận 7, TP HCM
    90. Nguyễn Trọng Hùng, hưu trí, TP Thanh Hóa
    91. Nguyễn Tuấn Khoa, kỹ sư, Sài Gòn
    92. Nguyễn Văn Trường, HQ/VNCH, Sài Gòn
    93. Nguyễn Tiến Đạt, nhân viên kỹ thuật tại FPT shop, Sài Gòn
    94. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy TP Đà Lạt, Lâm Đồng
    95. Trương Lê Khanh, lao động tự do, quận Tân Phú, TP HCM
    96. Phạm Xuân Hảo, nghiên cứu sinh, Atlanta, Hoa Kỳ
    97. Ngô Văn Hoa, bác sĩ, Đà Nẵng
    98. Raymond Addington, phóng viên Cộng Đồng, Hoa Kỳ
    99. Kha Lương Lợi, thương binh chiến tranh biên giới Tây Nam, cán bộ hưu trí, Sài Gòn
    100. Dương Thị Thu Liễu, nội trợ, Giáo xứ Gia Ray, Đồng Nai
    101. Võ Thị Vân, hưu trí, An Giang
    102. Lê Chí Thành, nông dân, Đồng Hới, Quảng Bình
    103. Trịnh Văn Thái, lái xe, Hà Nội
    104. Nguyễn Đình Duy, lao động tự do, Vinh, Nghệ An
    105. Nguyễn Hữu Quý, cán bộ hưu trí, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
    106. Cát Toàn Thắng, kỹ sư, Đại học Bách Khoa Hà Nội, TP Hà Nội
    107. Lưu Châu, kế toán, Sài Gòn
    108. Nguyễn Trạch Công, lao động tự do, Nghệ An
    109. Nguyễn Trần Hải Quan, sinh viên, Bình Chánh, TP HCM
    110. Nguyễn Văn Đài, luật sư, đang tị nạn cộng sản tại CHLB Đức
    111. Uông Đại Bằng, giáo chức hưu trí, TP HCM
    112. Quảng Tánh Trần Cầm, nhà thơ, Hoa Kỳ
    113. Lê Xuân Hòa, kỹ sư Dầu khí, Thành phố Vũng Tàu
    114. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, Berlin, CHLB Đức
    115. Nguyễn Chí Trung, Dân Xã Đảng, Sài Gòn
    116. Trương Thị Hoàng Nghiêm, Sài Gòn
    117. Phùng Ân Hưng, giáo viên, quận Gò Vấp, TP HCM
    118. Nguyễn Quốc Huy, London, Anh Quốc
    119. Phạm Công Nhiệm, bác sĩ, Hà Nội
    120. Hoàng Châu, hưu trí, Hà Nội
    Đợt 3
    1. Trần Song Hào, cựu chiến binh (từ mặt trận 579, Cambodia), Khánh Hòa
    2. Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, CHLB Đức
    3. Ngô Sách Thân, giáo viên nghỉ hưu, thành phố Bắc Giang
    4. Đỗ Hồng Quang, kỹ sư hàng không,Toronto, Canada
    5. Vinh Anh, cựu chiến binh, Đống Đa, Hà Nội
    6. Trần Hạ Vi, nhà thơ, Canada
    7. Võ Xuân Tòng, nhà thơ, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội
    8. Trần Văn Tuấn, Tánh Linh, Bình Thuận
    9. Nguyễn Văn Chương, hưu trí, TP HCM
    10. Nguyễn Thị Ngân, TS Hán Nôm, nghỉ hưu, Hà Nội
    11. Nguyễn Đào Trường, hưu trí, Hải Dương
    12. Trần Công Khánh, hưu trí, ở Hải Phòng
    13. Phan Quốc Bình, nhà thơ, nhà báo,TP Vinh, Nghệ An
    14. Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo, hội viên Hội giáo chức Chu Văn An
    15. Ý Nhi, nhà thơ, TP HCM
    16. Đặng Thị Nhàn, London
    17. Nguyễn Hữu Chiến, TS, Hà Nội
    18. Lê Văn Xuân, kinh doanh, TP Đà Nẵng
    19. Trần Hưng Thịnh, kỹ sư, nghỉ hưu, Hà Nội
    20. Đặng Minh Tuấn, làm việc tự do, Vũng Tàu
    21. Đinh Ngọc Hưng, nghỉ hưu, Hà Nội
    22. Nguyễn Trọng Cương, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội
    23. Hồ Quang Huy, Cty Cổ phần Đường sắt Phú Khánh, Nha Trang
    24. Jos Nguyễn Tuấn Vũ, nhân viên văn phòng, Hà Tĩnh
    25. Đặng Xuân Cư, viên chức hưu trí, Nam Định
    26. Trần Thanh Thuý, giáo viên, TP HCM
    27. Nguyễn Ngọc Xuân, nông dân nghỉ hưu, Bà Rịa Vũng Tàu
    28. Giáng Vân, nhà thơ sống ở Hà Nội
    29. Nguyễn thị Thanh Vân, hưu trí Paris, Pháp quốc
    30. Trần Thiên Hương, kỹ sư, CHLB Đức
    31. Mai An Nguyễn Anh Tuấn, đạo diễn điện ảnh, nhà báo tự do, Hà Nội
    32. Phạm Văn Nam, cựu chiến binh, TP Hà Nội
    33. Trần Kim Thanh, hưu trí, TP Hà Nội
    34. Nguyễn Trần Hải, người lao động về hưu, cựu sĩ quan Hải quân QĐNDVN, TP Hải Phòng
    35. Lê Hải, nhà báo, nhà nhiếp ảnh, Đà Nẵng
    36. Tống Văn Linh, kỹ sư Xây dựng, Bình Dương
    37. Nguyễn Thị Thúy Nga, kỹ sư máy tính, Viện Sinh học, École Normale Superieure, Paris, Pháp
    38. Nguyễn Thành Nga, Bác sĩ, Vũng Tàu
    39. Hà Văn Thùy, nhà văn, Sài Gòn
    40. Nguyễn Vinh Sơn, đạo diễn điện ảnh, Sài Gòn
    41. Nguyễn Quốc Huy, London, Anh Quốc
    42. Nguyễn Văn Dương, Anh Quốc
    43. Lê Quang Huy, công dân Việt Nam, cựu giáo chức, sinh sống ở Sài Gòn
    44. Nguyễn Hoàng Hải, phiên dịch, CHLB Đức
    45. Trần Kim Thập, giáo chức, Australia
    46. Lưu văn Quang, nghề nghiệp tự do, TP HCM
    47. Nguyễn Đức Quỳ, cựu giáo chức, Hà Nội
    48. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn - nhà báo, Sài Gòn
    49. Đào Minh Châu, Tư vấn Hành chính công & Chính sách công, Hà Nội
    50. Trần Xuân Hoài, lao động tự do tại Hà Nội
    51. Nguyễn Hữu Tiến, Hoa Kỳ
    52. Nguyễn Đức Long, Cty TNHH dịch vụ số 2 Hà Nội, Hà Nội
    53. Nguyễn Mạnh Hải, công nhân, CHLB Đức
    54. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 1975, nguyên Phó Tổng Giám đốc Saigon Tourist, Chủ tịch HĐQT Hãng Hàng không Pacific Airline, nguyên Giám đốc Công ty SAVIMEX, FTDC, ITPC
    55. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Đại biểu Quốc hội Khóa VI, nguyên Ủy viên Mặt trận Tổ quốc TP HCM, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên
    56. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM
    57. Trần Vân Minh, nghỉ hưu, Đà Nẵng
    58. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn sống tại Hà Nội
    59. Lê Mạnh Năm, nghiên cứu viên, Hà Nội
    60. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
    61. Hồ Sỹ Hải, kỹ sư đã về hưu, cựu chiến binh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    62. Trần Quang Ninh, Giảng viên đại học, TP HCM
    63. Đào Công Hoà, nghỉ hưu, Ba Đình, Hà Nội
    64. Nguyễn Văn Tiến, hưu trí, TP HCM
    65. Nguyễn Đông Yên, GS Toán học, Hà Nội
    66. Lê Phú Khải, nhà báo, Sài Gòn
    67. Phạm Thị Thu Hương, giáo viên THPT, sống và làm việc tại Hải Dương
    68. Viet Ngo, kỹ sư, Hoa Kỳ
    69. Trương Thị Minh Sâm, nội trợ, Đồng Nai
    70. Nguyễn Trung Hoà, kỹ sư cơ khí, sinh sống và làm việc tại Pháp
    71. Nguyễn Hàn Chung, nhà thơ, Hoa Kỳ
    72. Đỗ Tuyết Khanh, thông dịch viên, Genève, Thuỵ Sĩ
    73. Vũ Ngọc Lân, kỹ sư Luyện kim, Hà Nội
    74. Trần Đức Long, nghề tự do, Hà Nội
    75. Đường Văn Thái, Thạc sĩ Quản lý đất đai, nhà báo, Hà Nội
    76. Võ Quang Tu, Montreal, Canada
    77. Bùi Hồng Mạnh, Cử nhân Hóa học, cựu chiến binh 79, blogger, biên khảo tự do, CHLB Đức
    78. Nguyễn Kỳ Hưng, TS, Australia
    79. Đặng Thị Nhàn, Anh Quốc
    80. Du Thuy Nguyen, Hoa Kỳ
    81. Phạm Văn Lễ, kỹ sư Cầu đường, Quảng Ngãi
    82. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ
    83. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ, Paris, Cộng hòa Pháp
    84. Phạm Thị Hoàng Nhung, giáo viên, Nam Định
    85. Ngô Sách Thân, giáo viên nghỉ hưu, Bắc Giang
    86. Vũ Quảng Bình, nghề tự do, Hà Nam
    87. Lưu Văn Trần, công chức hồi hưu, Hoa Kỳ
    88. Văn Việt Phạm, hưu trí, Australia
    89. Nguyễn Trọng Việt, kỹ sư Thủy lợi đã về hưu, Hà Nội
    90. Trần Đăng Quang, nghề tự do, Hà Nam
    91. Lương Ngọc Châu, hưu trí, CHLB Đức
    92. Nguyễn Trọng Hoàng, TS Vật lý, CHLB Đức
    93. Đặng Trần Tùng, kỹ sư Xây dựng, Hà Nội
    94. Đỗ Thịnh, TS, hưu trí, Hà Nội
    95. Trần Phá Nhạc, làm báo, TP HCM
    96. Kiều Việt Hùng, kiến trúc sư, Ninh Bình
    97. Lục Minh Thanh, Cử nhân Luật, Bình Thạnh, Sài Gòn
    98. Nguyễn Phước Long, hưu trí, TP HCM
    99. Nguyễn Ngọc Kiệm, thường dân quận Tân Phú, Sài Gòn
    100. Chu Sơn, nhà thơ tự do, Thủ Đức, Sài Gòn
    101. Nguyễn Thị Kim Thoa, bác sĩ, Thủ Đức, Sài Gòn
    102. Đào Đình Bình, kỹ sư hưu trí, Hàng Bạc, Hà Nội
    103. Nguyễn Khánh Việt, cán bộ hưu trí, Hà Nội
    104. Nguyễn Thị Thanh Xuân, giảng viên đã nghỉ hưu, Sài Gòn
    105. Bùi Trân Phượng, nhà giáo, TP HCM
    106. Tam Quang Nguyen, Hoa Kỳ
    107. Nguyễn Quang Đạo, cựu chiến binh, Hà Nội
    108. Trần Văn Quang, hưu trí, TP Quảng Ngãi
    109. Võ Lam Xuân, giảng viên Đại học tại Busan, Hàn Quốc
    110. Lê Trọng Hùng, Nghiệp đoàn giáo chức Việt Nam
    111. Le Dinh Hong, kế toán, Canada
    112. Phan Văn Hiến, PGS TS, Hà Nội
    113. Đặng Mai, thợ cơ khí, Sài Gòn
    114. Phạm Quang Vinh, kỹ sư điều khiển tàu biển, TP HCM
    115. Dương Quốc Huy, cựu chiến binh, quận Đống Đa, Hà Nội
    116. Trịnh Thị Uyên, nội trợ, TP HCM
    117. Vũ Luyện, kinh doanh tự do, Hoa Kỳ
    118. Uông Đắc Đạo, Cử nhân Luật, hưu trí, Hoa Kỳ
    119. Trần Quốc Túy, kỹ sư hóa, hưu trí, Hà Nội
    120. Võ Tiến Dũng, kỹ sư thiết kế cơ khí, TP Biên Hòa, Đồng Nai
    121. Nguyễn Mê Linh, TS, TP HCM
    122. Mai Văn Ba, Ba Vì, TP Hà Nội
    123. Lê Trung Thu, lao động tự do, Gò Vấp, TP HCM
    124. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội
    125. Huỳnh Ngọc Chênh, sống ở Hà Nội
    126. Nguyễn Thuý Hạnh, sinh năm 1963, sống ở Hà Nội
    127. Nguyễn Văn Hoàng, Cử nhân Tâm lý học Giáo dục, Hà Nội
    128. Nguyễn Phú Yên, hưu trí tại Sài Gòn
    129. Phạm Đỗ Chí, chuyên gia Kinh tế, Hoa Kỳ
    130. Nguyễn Việt Cường, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
    131. JB Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, nhà báo độc lập, Hà Nội
    132. Lê Mai Đậu, kỹ sư, hưu trí, Hà Nội, Việt Nam
    133. Ngô Bá Tiết, DiplPhys Sài Gòn
    134. Nguyễn Phương Nam, nhân viên văn phòng, TP HCM
    135. Pham Tien Phong, hưu trí, Sài Gòn
    136. Hồ Uy Liêm, nguyên Q Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam, Hà Nội
    137. Đoàn Thuận, nhà giáo, nhà thơ, TP HCM
    138. Lê Trung Thực, sĩ quan quân đội về hưu, thương binh, cựu chiến binh, Đồng Nai
    139. Nguyễn Hữu Tuyến, hưu trí, Sài Gòn
    140. Mã Lam, nhà thơ, Sài Gòn
    141. Chu Minh Toàn, Ths CNTT, Cộng hòa Pháp
    142. Nguyễn Trọng Bách, kỹ sư, Nam Định
    Đợt 4
    1. Nguyễn Hữu Vinh (blogger Ba Sàm), Hà Nội
    2. Nguyễn Điểu, nghề tự do, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
    3. Bùi Thị Diễm Hằng, thợ may, Sài Gòn
    4. Đinh Văn Hải, Đức Trọng, Lâm Đồng
    5. Lê Khánh Hùng, TS Công nghệ Thông tin, Hà Nội
    6. Lê Thị Thanh Hiền, Plymouth, Anh Quốc
    7. Hoàng Thị Như Hoa, bộ đội xuất ngũ, Thường Tín, Hà Nội
    8. Lê Kim Song, TS, giảng viên Đại học Murdoch, Australia
    9. Đỗ Nhu Phương, kỹ sư, Hungary
    10. Hien Bui Noi, kỹ sư, Melbourne, Australia
    11. Chanh Thai, retiree, Perth Australia
    12. Phạm Cao Phong, TP Cần Thơ
    13. Nguyễn Lê Thanh, công nhân, Perth city, Australia
    14. Trần Văn Hoàng, Toronto, Canada
    15. Lê Thành Quyền, kỹ thuật viên, huyện M’Đrăk, Đăklăk
    16. Trần Thị Thảo, nhà giáo hưu trí, Hà Nội
    17. Nguyễn Đình Dũng, nhà nghiên cứu, Hà Nội
    18. Cao Xuân Tới, London, Anh Quốc
    19. Nguyễn Sĩ Ninh, phụ hồ, Hải Phòng
    20. Phan Hồng Giang, nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội
    21. Võ Mạnh Hiệp, giáo viên, Quảng Ngãi
    22. Nguyễn Ngọc Huy, Michigan, Hoa Kỳ
    23. Trần Minh Vỹ, kỹ sư Thuỷ lợi, Sài Gòn
    24. Huỳnh Thị Út, giáo viên tại Sài Gòn
    25. Đoàn Công Nghi, hành nghề tự do, Nha Trang
    26. Nguyễn Văn Sơn Trung, Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận
    27. Trần Việt Hùng, cựu phóng viên báo Tây Ninh, thành phố Tây Ninh
    28. Trần Cao Hoài, hưu trí, Perth, Australia
    29. Nam Sinh Đoàn, Sài Gòn
    30. Trương Văn Dũng, Hà Nội
    31. Phuong Linh Thi Nguyen, Somerset, Anh Quốc
    32. Trần Việt Thắng, kỹ sư về hưu, Hà Nội
    33. Đỗ Như Ly, hưu trí, quận 10, Sài Gòn
    34. Phạm Thanh Tùng, kỹ sư Xây dựng, Quảng Ninh
    35. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Lâm Đồng, Đà Lạt, Lâm Đồng
    36. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt
    37. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
    38. Nguyễn Đức Huy, California, Hoa Kỳ
    39. Anh Nguyen, Dr MD MBBS, Perth, Australia
    40. Trần Viết Tuyên, kiến trúc sư, CHLB Đức
    41. Lê Mỹ Hạnh, công chức nghỉ hưu, Cộng hòa Pháp
    42. Nguyễn Hồng Tiến, kỹ sư, Sài Gòn
    43. Trương Thế Kỷ, Việt kiều, CHLB Đức
    44. Nguyễn Tuệ Trường, CEO dự án, Sài Gòn
    45. Lê Minh Hoàng, hưu trí, CHLB Đức
    46. Lê Thiên Đức, sinh viên, London, Vương quốc Anh & Bắc Ireland
    47. Trịnh Đình Hoà, hưu trí, ở Hà Nội
    48. Nguyễn Đắc Thắng, kỹ sư Hóa học, Genève, Thụy Sĩ
    49. Vũ Thế Cường, TS Cơ khí, CHLB Đức
    50. Nguyễn Thị Hiền, CHLB Đức
    51. Thái Văn Dậu, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    52. Thái Văn Thiện, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    53. Thái Văn Bì, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    54. Thái Thị Hò, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    55. Phan Thị Lập, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    56. Nguyễn Văn Danh, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    57. Lê Văn Việt, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    58. Huỳnh Văn Nghiệp, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    59. Nguyễn Văn Giới, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    60. Nguyễn Thị Rẽ, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    61. Nguyễn Thị Bân, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    62. Nguyễn Thị Bẩn, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    63. Nguyễn Ngọc Thạch, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    64. Nguyễn Ngọc Trì, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    65. Võ Văn Tấn, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    66. Võ Thị Thu, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    67. Bùi Thị Nhung dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    68. Lê Thị Muôn, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    69. Ngô Thị Tẻo, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    70. Nguyễn Đức Duy, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    71. Nguyễn Thị Cưng, dân oan Khu Liên Hợp Bình Dương
    72. Trần Bảo Quốc, tự hành nghề, Essen, CHLB Đức
    73. Trần Thanh Hương, nghệ thuật, Essen, CHLB Đức
    74. Trần Quốc Phi Dylan, học sinh, Essen, CHLB Đức
    75. Trần Ngọc Lam Điền Darlyn, học sinh, Essen, CHLB Đức
    76. Hà Văn Thịnh, nguyên là giảng viên Đại học Khoa học Huế
    77. Nguyen Hoang Phiet, kinh doanh cá thể, TP HCM
    78. Phạm Hồng Hà, cán bộ hưu trí tại Nghệ An
    79. Nguyễn Văn Đức, lao động tự do, Sài Gòn
    80. Nguyễn Văn Nam, kinh doanh tự do, Hà Nội
    81. Hoàng Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
    82. Đặng Văn Tiến, kỹ thuật viên điện ảnh, Sài Gòn
    83. Bùi Ngọc Cẩn, làm xây dựng ở Hà Nội
    84. Phạm Quốc Hưng, tiểu thương, Biên Hoà, Đồng Nai
    85. Nguyễn Long, lao động tự do, Hà Nội
    86. Trần Thị Thục Quyên, cán bộ viên chức ngân hàng, Sài Gòn
    87. Phạm Công Nhiệm, Đống Đa, Hà Nội
    88. Lê Phước Long, kinh doanh, Quảng Trị
    89. Đặng Đăng Phước, giáo viên, Đăk Lăk
    90. Nguyễn Văn Thuận, ThS Vật lý Địa cầu, nghiên cứu viên, Sài Gòn
    91. Bùi Nghệ, đã về hưu, Sài Gòn
    92. Trần Văn Anh, Bảo Lộc, Lâm Đồng
    93. Nguyễn Đạt, nghề nghiệp tự do, Quảng Ninh
    94. Nguyễn Văn Hoàng, cử nhân Kinh tế Chính trị, công chức, Ninh Bình
    95. Nguyễn Thanh Hà, hưu trí tại TP Vinh, Nghệ An
    96. Dương Trí Cảnh, nhân viên văn phòng, TP HCM
    97. Bùi Hải Lâm, nghề tự do, Bình Định
    98. Bùi Hiền, hưu trí, Canada
    99. Đỗ Ngọc Quỳnh, TS Nông học, làm vườn, nhà giáo đã nghỉ hưu, TP HCM
    100. Ngô Chí Bình, kinh doanh, Sài Gòn
    101. Hoàng Liên Sơn, thợ xây, Quảng Ninh
    102. Ngô Tuấn Quang, nghề tự do, Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
    103. Tran Quang Mau, công nhân, Sài Gòn
    104. Trần Văn Thành, kỹ sư CNTT, Cộng hòa Pháp
    105. Trần Thị Nga, sinh viên, Cộng hòa Pháp
    106. Nguyễn Tâm, kỹ sư Cơ điện, TP HCM
    107. Nguyễn Hồng Khoái, Giám đốc, Công ty TNHH Tư vấn Phát triển Doanh nghiệp KN, Hà Nội
    108. Trần Đức Hiện, hưu trí, Đồng Nai
    109. Bùi Bắc, biên tập viên về hưu, Hà Nội
    110. Lưu Lan Phương, Hà Nội
    111. Lê Trường Thanh, giảng viên đại học, trường Đại học Thủ đô, Hà Nội
    112. Nguyễn Cường, Tư vấn & Môi giới Bất động sản, Praha, Cộng hòa Séc
    113. Lưu Vân Khương, Italia
    Đợt 5
    1. Thái Kế Toại, Đại tá, nhà văn, Hà Nội
    2. Võ Đình Sơn, cựu SVHS trong phong trào đấu tranh chống Mỹ trước 1975. Cựu liên lạc BĐ Sài Gòn - Gia Định trước 1975, Bình Định
    3. Nguyễn Văn Lý, linh mục, Nhà Hưu dưỡng Tổng Giáo phận Huế, nối kết Tập Hợp Quốc Dân Việt
    4. Phạm Hoàng Phiệt, nguyên Giáo sư Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, TP HCM
    5. Bùi Quang Vơm, kỹ sư, Paris, Cộng hòa Pháp
    6. Nguyễn Thị Tuyết Mai, Sài Gòn
    7. Trần Thị Ngọc Bình, kỹ sư (hưu trí), quận 7, Sài Gòn
    8. Phùng Ngọc Huệ, hưu trí, Cộng hòa Pháp
    9. Lê Quang Thắng, kiến trúc sư, TP Hà Nội
    10. Lê Thị Thanh Thúy, quận 4, Sài Gòn
    11. Lê Đức Nhân, quận 4, Sài Gòn
    12. Lê Đức Thanh Tùng, quận 4, Sài Gòn
    13. Dương Trọng Văn, PE, St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ
    14. Đỗ Trường Giang, pv tự do, Quảng Xương, Thanh Hóa
    15. Tạ Trí Hải, nhạc sĩ đường phố, Sài Gòn
    16. Phạm Quang Ngọc, TS, TP Vũng Tàu
    17. Nguyễn Hoàng Thanh, lao động tự do, TP Sóc Trăng
    18. Nguyễn Ngọc Tuynh, kỹ sư xây dựng, Ninh Bình
    19. Trần Thị Ngọc Lan, giáo viên, TP Vũng Tàu
    20. Tran B, Arizona, Hoa Kỳ
    21. Bùi Ngọc Cẩn, Xây dựng, Hà Nội
    22. Nghiêm Sỹ Cường, cử nhân, kinh doanh, Hà Nội
    23. Ngo Kim Dung, bác sĩ hưu trí, Cộng hòa Pháp
    24. Trần Song Nguyên, cựu quân nhân Binh chủng BĐQ/QLVNCH, San Jose, Hoa Kỳ
    25. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
    26. Nguyễn Lan Chi, nhân viên ngân hàng, Nyon, Thụy Sĩ
    27. Uong-Nguyên Thi Xuan Huong, Membre de Direction, ngân hàng BNP Paribas, Thụy Sĩ
    28. Cao Lập, hưu trí, định cư California, Hoa Kỳ
    29. Vũ Văn Tuyển, nguyên trung tá cán bộ phòng Công nghệ mạng, Viện Công nghệ Thông tin, Viện Khoa học và quân sự, Gò Vấp, TP HCM
    30. Ngô Văn Phượng, hưu trí, Sài Gòn
    31. Nguyễn Quang Vinh, sĩ quan quân đội nghỉ hưu, Hà Nội
    32. Trina K. Tran, California, Hoa Kỳ
    33. Đinh Nho Hùng, kiến trúc sư, Hà Nội
    34. Phan Hà, cư ngụ tại thành phố Milpitas bắc California, Hoa Kỳ
    35. Nguyễn Tấn Quang, kỹ sư, Đồng Nai
    36. Trần Ngọc Nghĩa, Tân Phú, Sài Gòn
    37. Lê Khánh Luận, TS, nguyên giảng viên Đại học Kinh Tế TP HCM, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
    38. Nguyễn Văn Muôn, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
    39. Lê Đình Thắng, nguyên thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ
    40. Lê Trần Cảnh, giáo viên, TP Bà Rịa
    41. Ngo Hoang Lien, Cincinnati, Ohio, Hoa Kỳ
    42. Vũ Đức Trinh, TS Hóa học, đã nghỉ hưu, Lausanne, Thụy Sĩ
    43. Lê Thanh Trường, làm việc tự do, TP Đà Nẵng
    44. Huỳnh Phan Anh Sa, kinh doanh, TP Đà Nẵng
    45. Dung Le Ngoc, Libuska, Praha
    46. Phùng Hoài Ngọc, cựu giảng viên đại học, An Giang
    47. Lê Văn Sơn, cựu tù nhân lương tâm, Oregon, Hoa Kỳ
    48. Phan Việt Quốc, kỹ sư, Seattle, Washington, Hoa Kỳ
    49. Thích Thiện Minh, hòa thượng, 26 năm tù, Hóc Môn, Sài Gòn
    50. Trịnh Kim Phượng, Na Uy
    51. Đặng Tiến Dũng, Na Uy
    52. Nguyễn Chí Thanh, nông dân, Diên Khánh, Khánh Hòa
    53. Phan Xuan Ngoc, hưu trí tại Nha Trang
    54. Hà Trọng Tấn, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
    55. Vũ Hải Chiều, giáo viên, Hà Nội
    56. Nguyễn Thế Điền, kỹ sư Cầu hầm, Ba Đình, Hà Nội
    57. Nguyễn Thị Kim Nga, nội trợ, Chơn Thành, Đồng Nai
    Đợt 6
    1. Vương Trọng, Đại tá, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
    2. Vũ Thị Thu Hà, kinh doanh tự do, Hà Nội
    3. Đoàn Ngọc Nữ, dân oan Tiền Giang
    4. Vũ Anh Tuấn, luật gia, Hà Nội
    5. Hoàng Minh Yên, hưu trí, Bussy Saint Georges, Cộng hòa Pháp
    6. Trần Công Huân, bác sĩ, Nha Trang
    7. Đoàn Viết Hiệp, hưu trí, Antony, Cộng hòa Pháp
    8. Phạm Thu Thuỷ, nhóm No-U, Oslo, Na Uy
    9. Nguyễn Văn Hùng, linh mục, Giám đốc VP Trợ Giúp Công Nhân Di Dân Việt Nam- Đài Loan, Taoyuan City, Đài Loan
    10. Đỗ Thành Nhân, MBA - Tư vấn đầu tư, Quảng Ngãi
    11. Phạm Thị Toán, kinh doanh tự do, Hà Nội
    12. Trần Hoàng Phố, nhà thơ, Huế
    13. Lê Hoàng Hà Nội, Atlanta, GA, Hoa Kỳ
    14. Chế Thị Thanh Hoà, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, HCM
    15. Lê Hồ Sinh Nguyên, kỹ sư cơ khí, làm việc tại Biên Hoà, Đồng Nai
    16. Nguyễn Xuân Thông, kĩ sư xây dựng, Đồng Nai
    17. Nguyễn Văn Trấn, Berlin, Đức
    18. Cấn Thị Thêu, dân oan Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
    19. Văn Vũ Nam Long, kỹ sư cơ khí, Nha Trang, Khánh Hòa
    20. Ngô Thanh Ngân, giáo viên, Hà Nội.
    21. Nguyễn Thành Ngọc, cư ngụ ở CHLB Đức
    22. Vũ Ngọc Thăng, dịch giả, Canada
    23. Tran Anh Chuong, Dr., Hoa Kỳ
    24. Hoàng Thị Ngọc Tú, giáo viên, Đà Nẵng
    25. Linh Hoang, Canada
    26. Đinh Văn Hương, bác sĩ Y khoa, Hoa Kỳ
    27. Phan Thanh Lâm (tức Facebooker Lâm Phan Thanh), nguyên Ủy viên thư ký kiêm Chánh văn phòng UBND Q1, TP HCM
    28. Trần Phương Lan, nhà giáo về hưu, Hà Nội
    29. Trần Vân Thanh, cán bộ hưu trí, Quảng Trị
    30. Bạch Huỳnh Hải Linh, Sài Gòn
    31. Hoàng Lê Hải Sơn, làm việc tự do, quận 8, Sài Gòn
    32. Vũ Hoàng Hai, kỹ sư, Hà nội
    33. Huỳnh Văn Thế, Cao học Kinh tế, Texas, Hoa kỳ
    34. Van Phi Nguyen, hưu trí, Melbourne, Australia
    35. Đỗ Thị Ngọc Nguyên, dân oan Long Khánh, Đồng Nai
    36. Phan Hạnh, hưu trí, sinh sống tại Sài Gòn
    37. Ngoc Phan, nghỉ hưu, Toronto, Canada
    38. Đặng Văn Sinh, nhà văn, Hải Dương
    39. Nguyen Van Thi, sĩ quan quân đội nghỉ hưu, Thái Nguyên
    40. Bùi Kế Nhãn, nghề nghiệp tự do, đang sinh hoạt hội CCB, hội cựu TNXP tại địa phương, TP Vũng Tàu
    41. Nguyễn Thành Chung, nhân viên kỹ thuật, Gò Vấp, Sài Gòn
    42. Nguyễn Xuân Quy, nghề tự do, Tiền Giang, Mỹ Tho
    43. Lê Xuân Ban, kỹ sư, sống tại TP HCM
    44. Vinh Bui, Hoa Kỳ
    45. Phạm Huỳnh Ngân, thành phố San Jose, CA, Hoa Kỳ
    46. Lương Như Lân, Dī An, Bình Dương
    47. Nguyễn Sơn Hà, quận 3, Sài Gòn
    48. Trần Thiện Kế, dược sĩ, Hà Nội
    49. Nguyễn Viết Hưng, nhân viên văn phòng, Đà Nẵng
    50. Phạm Minh Vũ, tham gia Hội Anh Em Dân Chủ, Quảng Trị
    51. Nguyễn Kim Khánh, giáo viên trường PTTH Bùi Thị Xuân, Sài Gòn
    52. Andy Hứa, kinh doanh, Đà Lạt
    53. Trần Ngọc Hùng, y sĩ, Bình Chánh, TP HCM
    54. Hà Thúc Huy, TS. Hóa học, Sài Gòn
    55. Lê Văn Dũng, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội
    56. Nguyễn Đức Thủy, cán bộ quân đội nghỉ hưu, TP Điện Biên Phủ, Điện Biên
    57. Phan Trọng Khang, thương binh 2/4 nghỉ hưu, Tây Hồ, Hà Nội
    58. Nguyễn Gia Lưu, Sài Gòn
    59. Trinh Hồng Trang, giáo viên hưu trí, Ba Đình, Hà Nội
    60. Lê Trung Hiếu, công nhân, Đà Nẵng
    61. Trịnh Nguyên Vũ, Khóa 26 Khoa Máy, Đại học Hàng hải
    62. Lê Thị Minh Hà, Berlin, CHLB Đức
    63. Nguyễn Thị Thu Hà, Nha Trang, Khánh Hòa
    64. Đậu Quang Dương, giáo viên THPT tỉnh Đồng Nai
    65. Quách Khoa Duy, Tư vấn quản lý năng suất chất lượng, Hốc Môn, Sài Gòn
    66. Tiết Hùng Thái (dịch giả Hiếu Tân), Vũng Tàu
    67. Nguyễn Thị Lan, giáo viên tại Kiên Giang
    68. Nguyễn Ngọc Hải Âu, kỹ sư Điện, Tiền Giang
    69. Vũ Quốc Ngữ, Thạc sĩ, giám đốc Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders)
    70. Nguyễn Phục Hưng, kỹ sư điện, Sài Gòn
    71. Duy Nguyễn, công nhân viên, hiện ngụ tại Sài Gòn
    72. Nguyễn Thị Tuý Vân, nội trợ, Sài Gòn
    73. Nguyễn Tiến Đạt, ThS, Chủ tịch Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Công Giáo Việt Nam
    74. Nguyễn Ngọc Sơn, kỹ sư Điện toán về hưu (US Army civilian retired), Alabama, Hoa Kỳ
    75. Trần Hoài Mẫn, doanh nhân, TP Tây Ninh
    76. Vu Dinh Bon, T.S., kỹ sư Công chánh, Hoa Kỳ
    77. Nguyễn Quốc Thái, nghề nghiệp tự do, TP HCM
    78. Trịnh Hồng Trang, giáo viên hưu trí, Ba Đình, Hà Nội
    Đợt 7
    1. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh
    2. Đinh Hoàng Thắng, TS, Thư ký chương trình "Minh triết làm chủ Biển Đông"
    3. Lê Văn Kiên, Swansea, Anh Quốc
    4. Phan Tùng Giang, làm nghề tự do, Hungary
    5. Phạm Thị Quý, cán bộ hưu trí, Hà Nội
    6. Nguyễn Văn Kết, nguyên thư ký Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ
    7. Nguyễn Sỹ Kiệt, nguyên  Tiến sĩ Khoa học Kỹ thuật Dầu khí, TPHCM
    8. Liên Hoàng, hưu trí, Hà Nội
    9. Nguyễn Văn Điều, Xây dựng, Thái Nguyên
    10. Nguyen Thien Trang, sống tại Massachusetts, Hoa Kỳ
    11. Nguyễn Khoa Duy, công nhân viên, Sài Gòn
    12. Trần Quang Quý, kỹ sư, Vũng Tàu
    13. Doãn Mạnh Dũng, cán bộ hưu trí, quận 3, TP HCM
    14. Minh Chinh Bui, Thụy Sĩ
    15. Phan Trung Kiên, kỹ sư, kinh doanh tự do, TP HCM
    16. Nguyễn Thị Hiền, công nhân, Bắc Ninh
    17. Nguyễn Kim Điện, kỹ sư, Sài Gòn
    18. Hoàng Văn Hồng, London, Anh Quốc
    19. Nguyễn Văn Quỳnh, nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Hàn Quốc
    20. Lê Văn Hiệu, hưu trí, quận 5, TP HCM
    21. Nguyễn Văn Khải (Ông già Ozone), CCB, TS, Hà Nội
    22. Đặng Công Thiệu, kinh doanh, Nha Trang
    23. Ngô Lê Trung, Xây dựng, Nhà Bè, TP HCM
    24. Nguyễn Hoàng Công, Thạc sĩ, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, Hà Nội
    25. Mạc Văn Trang, TS, Hà Nội
    26. Nguyễn Minh Vương, kỹ sư, Đức Hòa, Long An
    27. Ngô Huy Tấn, kỹ sư, Hà Nội
    28. Nguyễn Văn Đình, đi lính VNCH, đi bộ đội, nghề buôn bán nhỏ
    29. Trần Việt Hùng, cựu TNXP
    30. Hoàng Trọng Nghĩa, kinh doanh tại thành phố Hải Dương
    31. Hoàng Toàn Thắng, giảng viên đại học về hưu, Viện Y học Bản địa
    32. Nguyễn Quốc Phòng, Biên Hòa
    33. Lê Đình Nam, kỹ sư nghỉ hưu tại TP HCM
    34. Lều Thọ Quân, Hà Nội
    35. Trần Quyết Tiến, ngư dân, Hà Tĩnh
    36. Nguyễn Thanh Quang, kỹ sư, Chủ trang Chiếu Làng
    37. Hoàng Quý Thân, PGS TS, Hà Nội
    38. Nguyễn Văn Trấn, CHLB Đức
    39. Mai Văn Võ, cựu binh biên giới phía Bắc, Nam Định
    40. Nguyễn Quang Hải, giáo viên, TP HCM
    41. Trần Thị Hà Yến, đang định cư ở CHLB Đức
    42. Võ Văn Dân, giảng viên, Sài Gòn
    43. Nguyễn Thị Ngọc Lan, giáo viên, quận 10, Sài Gòn
    44. Trịnh Đình Hòa, hưu trí, Hà Nội
    45. Yen Pham, cán bộ nghỉ hưu tại Hà Nội
    46. Mạc Quốc Vương, CNES, Hải Dương
    47. Mạc Đình Trưởng, Đà Nẵng
    48. Vũ Thị Nho, Hà Nội
    49. Huỳnh Văn Thắng, quận 3, TP HCM
    50. Hà Minh Hiển, đã về hưu, sống tại Warszawa, Ba Lan
    51. Đỗ Hữu Thao, cựu giáo chức, cựu chiến binh, Thanh Hóa
    52. Bùi Thị Ánh Tuyết, quản lý, quận 2, TP HCM
    53. Đặng Lâm, thông dịch viên, British Columbia, Canada
    54. Hoàng Kim Châu, hưu, Texas, Hoa Kỳ
    55. Phạm Thị Xuân, hưu, Texas, Hoa Kỳ
    56. Trương Thị Yến, dân oan, quận 2, TP HCM
    57. Nguyễn Thị Hạnh, hưu trí, Bình Thạnh, TP HCM
    58. Trần quý Phúc, cựu SVSQ Đà Lạt, Bình Thuỷ, Cần Thơ
    59. Chử Thị Hương, nhiếp ảnh, Hà Nội
    60. Từ Ngàn Phố, nhà thơ, Hà Nội
    61. Nguyễn Phượng, nhân viên văn phòng, Sài Gòn
    62. Lê Xuân Thành, kỹ sư, Nha Trang, Khánh Hoà
    63. Nguyễn Văn Khoát, điêu khắc gia, Perth, Australia
    64. Nguyễn Kiều Phong, Nottingham, Anh Quốc
    65. Nguyễn Thế Nghiêm, cán bộ hưu trí, Phú Nhuận, TP HCM
    Đợt 8
    1. Vĩnh Thảo, nhân viên văn phòng, quận 1, Sài Gòn
    2. Cù Huy Hà Vũ, TS Luật, Hoa Kỳ
    3. Nguyễn Thị Dương Hà, luật sư, Hoa Kỳ
    4. Nguyen Hai Son, công nhân, CHLB Đức
    5. Nguyễn Quốc Bình, kỹ sư Xây dựng đã nghỉ hưu tại phường An Phú, quận 2, TP HCM
    6. Lê Xuân Diệu, buôn bán, Buôn Mê Thuột, Daklak
    7. Đinh Vạn Vĩnh Phát, kỹ sư Công nghệ Thông tin, Sài Gòn
    8. Đỗ Văn Thành, TS Tin học, Cầu Giấy, Hà Nội
    9. Nguyễn Đình Ánh, nhân viên văn phòng Tổng công ty vàng Agribank Việt Nam
    10. Nguyễn Đức Vũ Quyên, TS Hoá học, Huế
    11. Nguyễn Xuân Phong, kinh doanh tự do, Hương Thủy, Huế
    12. Nguyễn Huy Hoàng, cựu SQ.TQLC/VNCH ở quận 1 Sài Gòn
    13. Nguyễn Hoàng Hiệp, du học sinh Đại học Sư phạm Đài Loan
    14. Ngô Xuân Vũ, hưu trí, Anaheim City, California, Hoa Kỳ
    15. Thu Phong, nhà văn, hiện cư ngụ Sài Gòn
    16. Vũ Đức Cường, công dân Việt Nam, Hưng Thịnh, Bình Giang, Hải Dương
    17. Trần Duy Hưng, hưu trí, Tây Hồ, Hà Nội
    18. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu văn học, Hà Nội
    19. Triệu Thị Kim Loan, giáo viên hưu ở TP HCM
    20. Đặng Chương Ngạn, viết văn, Sài Gòn
    21. Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, TS Sử học, Sáng lập Quỹ Văn Hóa Giáo Dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Trưởng Đề Án bếp Việt - Bếp của Thế Giới
    22. Bùi Duy Thiện, kỹ sư Công nghệ Thông tin, TP HCM
    23. Phạm Văn Hải, Biên kịch/Đạo diễn/Nhà sản xuất phim thuộc Phú Hải Movies TP HCM
    24. Minh Cận, công dân Việt Nam, hiện trú tại thành phố Đà Nẵng
    25. Trần Văn Quảng, Hà Nội
    26. Phạm Đình Trọng, nhà văn, nhà báo, Hoa Kỳ
    27. Lê Anh Dũng, quận 10, Sài Gòn
    28. Quy Dinh Bach, công dân Hoa Kỳ, California, Hoa Kỳ
    29. Bùi Tuấn Dương, Đắk Glong, Đắk Nông
    30. Nguyễn Giáng Vân, Hà Nội
    31. Nguyễn Tấn Tài, TP HCM
    32. Đặng Phước, San Jose, California, Hoa Kỳ
    33. Tuan Le, Brisbane, Queensland, Australia
    34. Nguyễn Sơn, Hà Nội
    35. Bùi Như Lạc, Ứng Hòa, Hà Nội
    36. Phạm Vy Long, cử nhân Luật, TPHCM
    37. Văn Đoàn, sinh viên báo chí, Hà Nội
    38. Phạm Long, TP HCM
    39. Nguyễn Xuân Ngữ, bộ đội phục viên hưu trí, dân oan mất đất Khu Công Nghệ Cao TP HCM
    40. Trần Sơn, Bồng Sơn, Bình Ðịnh
    41. Duong Duc Hai, kỹ sư Điện toán, CHLB Đức
    42. Duong Tu, Thạch Hà, Hà Tĩnh
    43. Lê Văn Thảo, hưu trí, Hà Nội
    44. Nguyên Trương Hai, nghề tự do, Sài Gòn
    45. Minh Trí Phạm, Thủ Dầu Một, Bình Dương
    46. Nguyễn  Đức Nhuận, hưu trí, nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển SEDET Université Paris 7/ CNRS
    47. Đoàn Minh Hùng, thi sĩ tự do, TP Tuy Hòa, Phú Yên
    48. Quốc Dũng, nhạc sĩ, TP HCM
    49. Bảo Yến, ca sĩ, TP HCM
    50. Nguyễn Kim Tuấn, nhạc sĩ, TP HCM
    51. Nhã Phương, ca sĩ, TP HCM
    52. Khải Ca, nhạc sĩ, TP HCM
    53. Quốc Bảo Châu, nhạc sĩ, TP HCM
    54. Khánh Hà, nhạc sĩ, TP HCM
    55. Quốc Tuấn, nhạc sĩ, TP HCM
    56. Quốc Đạt, nhạc sĩ, TP HCM
    Đợt 9
    1. Lương Xuân Bằng, cựu chiến binh chống Tàu, Cần Thơ
    2. Phạm Văn Vượng, kỹ sư, sinh sống tại Thái Bình
    3. Vũ Huy Tiến, cựu quân nhân chuyên nghiệp, nhạc sĩ, Sài Gòn
    4. Phạm Thị Lâm, Hưu trí tại Hà Nội
    5. Võ Quang Thái, kỹ sư nghỉ hưu, sống tại Sài Gòn
    6. Lương Việt Anh, lao động tại Nhật
    7. Nguyễn Quốc Việt, hiện ở Hà Nội
    8. Trịnh Thị Hồng Loan, TP HCM
    9. Mai Quốc Huy, sống ở Hà Nội
    10. Vũ Chí Dũng, kỹ sư, Hà Nội
    11. Hoàng Văn Khởi, Hà Nội
    12. Hong Ha Tran, ở tại Vũng Tàu
    13. Lê Thị Ngọc, giáo viên tại TP HCM
    14. Nguyễn Thị Huyền, Cát Bi, Hải Phòng
    15. Nguyễn Thị Tâm, Hà Nội
    16. Đoàn Hà, cựu sĩ quan không quân, Sài Gòn
    17. Nguyễn Xuân Liên, hưu trí tại Hà Nội
    18. Nguyễn Đình Thích, lao động tự do tại Lào
    19. Phạm Tuấn Anh, bác sĩ, TP Hải Phòng
    20. Trần Phi Thường, cựu chuyên viên cao cấp đã nghỉ hưu, Hà Nội
    21. Nguyễn Hồng Nga, làm tự do, sống tại Sài Gòn
    22. Nguyễn Chí Trung, cựu chiến binh, Đà nẵng
    23. Bùi Duy Lượng, sống tại Daklak
    24. Nguyễn Văn Thường, Biên Hòa, Đồng Nai
    25. Đinh Công Sản, sống tại Sài Gòn
    26. Dương Bảy, công tác tại Trường THPT chuyên ở tại Hội An, Quảng Nam
    27. Trần Trung Kiệt, Kon Tum
    28. Vũ Ngọc Dũng, công dân Hà Nội
    29. Đào Thị Ngọc Trâm, giáo viên hưu trí, Sài Gòn
    30. Trịnh Hồng Kỳ, cựu quân nhân chiến trường K, hiện ở TP HCM
    31. Trần Mạnh Quyền, giáo viên, Hà Nội
    32. Vũ Chí Dũng, kỹ sư, Hà Nội
    33. Trần Lan Ngọc, giáo viên, hưu trí, Vũng Tàu
    34. Phạm Bá Quang, Phu Son Resort, Bắc Ninh
    35. Đặng Thuỷ Tâm, giáo viên, Ninh Thuận
    36. Trần Quốc Phú, Phnom Penh, Campuchia
    37. Nguyễn Đức Thắng, hưu trí, Ninh Thuận
    38. Hoang Tuyen Quang, Giáo xứ Lạc Quang, TP HCM
    39. Nguyễn Thị Thu Nga, TP HCM
    40. Trần Trọng Châu, giáo viên hưu trí, quận 9, TP HCM
    41. Đỗ Hồng Thành, nghiên cứu tự do, TP HCM
    42. Nguyễn Ngọc Dũng, cựu chiến binh Campuchia, Thanh Khê, Đà Nẵng
    43. Hoàng Cường, kỹ sư Giao thông, Hà Nội
    44. Đỗ Thị Bắc Giang, kế toán, Sài Gòn
    45. Đỗ Việt Anh, kinh doanh tự do, Sài Gòn
    46. Vũ Văn Sim, nghề nghiệp tự do, Đồng Nai
    47. Tiêu Thùy Anh, kế toán trưởng, Hà Nội
    48. Trần Đình Phương, nghề nghiệp tự do, Đà Nẵng
    49. Nguyễn Công Vượng, đạo diễn, diễn viên, Hà Nội
    50. Phạm Văn Chung, thạc sĩ tài chính ngân hàng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
    51. Ngô Tuyết, hưu trí, TP HCM
    52. Trần Hải Hạc, nhà giáo nghỉ hưu, Paris, Pháp
    53. Đỗ Việt Anh, kinh doanh tự do, Sài Gòn
    54. Trịnh Kim Thuấn, huyện Chợ Mới, An Giang
    55. Dương Thị Xuân, viết báo tự do, Hà Nội
    56. Trần Hữu Xuân Hồng, hưu trí
    57. Ngô Dzu, nghề nghiệp tự do, Tân An, Long An
    58. Phạm Đình Tiệp, Buôn Đôn, Đak Lăk
    59. Nguyễn Thị Tuyết Hồng, hưu trí, Đan Mạch
    60. Nguyễn Thanh Tuấn, kỹ sư, Vũng Tàu
    61. Nguyễn Quang Vinh, kỹ sư Xây dựng, Tân Phú, TP HCM
    62. Phan Hoàng, cựu chiến binh chống Tàu 1979, CHLB Đức
    63. Trần Thị Hoan, Thủ Đức, Sài Gòn
    64. Nguyễn Sỹ Lựu, kỹ sư, Hà Nội
    65. Trịnh Xuân Thủy, kinh doanh, TP HCM
    66. Đỗ Uyên Phong, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng
    67. Nguyễn Anh Quân, công nhân, Lương Sơn, Hòa Bình
    68. Nguyễn Thái Minh, TP Nha Trang
    69. Phạm Văn Hiền, hưu trí, trường Chính trị Tô Hiệu, Hải Phòng
    70. Lê Nam Cảnh, tài xế, TP Hà Tĩnh
    71. Ngô Đình Thẩm, nghề nghiệp tự do, Gò Vấp, TP HCM
    72. Nguyễn Hữu Toàn, PGS TS BS, Đà Nẵng
    73. Võ Thị Mai Nhung, nhà báo, Đà Nẵng
    74. Nguyễn Quang Tuyến, nghệ thuật thị giác, San Francisco, Hoa Kỳ
    75. Trần Văn Minh, thương binh, Cộng hòa liên bang Đức
    76. Phan Minh Vương, Quế Sơn, Quảng Nam
    77. Đỗ Minh Thủy, giáo viên nghỉ hưu, Vũ Thư, Thái Bình
    78. Vũ Ngọc Phúc, kỹ sư, Århus, Đan Mạch
    79. Lý Quốc Huy, công nhân, Thuận An, Bình Dương
    80. Trương Kì Thương, Đồng Xoài, Bình Phước
    81. Trịnh Tiến Hồng, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
             
    Tổ chức, cá nhân tham gia ký tên LỜI KÊU GỌI xin ghi rõ họ tên, chức danh, nghề nghiệp, tỉnh, thành phố cư trú; với người ở nước ngoài chỉ cần ghi quốc gia.
    Hộp thư nhận chữ ký: chongtqxamluocvn@gmail.com
    Đồng thời, có thể ký trực tuyến tại đây (đã có 273 cá nhân ký tên).