Bài đăng nổi bật

Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện

  Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện 13/04/2024 The code has been copied to your clipboard....

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

Mỗi người một ước mơ

Mỗi người một ước mơ

Đi cùng với sự hình thành nền văn minh nhân loại, là những giấc mơ. Những ước mơ riêng của mỗi con người đã tạo nên một thế giới đầy khát vọng và kỳ diệu của loài homo sapiens, so với các loài khác cùng tồn tại trên hành tinh. Lịch sử đã ghi lại rằng, đôi khi chỉ cần một ước mơ của Gandhi hay của Luther King, thế giới phải chuyển mình.
Và cũng có vô số những giấc mơ nhỏ bé và giản đơn, dù thành công hay thất bại, nhưng đã góp phần tạo dựng nên một hình dạng độc đáo khác thường của giống loài duy nhất trên địa cầu – loài động vật có khả năng ngôn ngữ và mơ ước.
Ai biết được những người Việt tử nạn trên chiếc xe thùng đông lạnh, tìm cách vượt biên giới vào Anh đã ôm ấp những ước mơ gì. Mỗi số phận là một câu chuyện. Và những câu chuyện đó phác thảo hình ảnh về nơi chốn mà họ đang sống.
Những đoàn người Kurd hôm qua tất tả chạy dạt khỏi vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, phác thảo một số phận dân tộc long đong và cam chịu. Họ không có bạn, chỉ có đồng minh giai đoạn và kẻ thù luân phiên.
Một người tài xế Uber người Armenia kể với tôi về quê hương của anh, và lý do anh lưu lạc đến Úc. Câu chuyện đời và ước mơ ra đi của anh, phác thảo về vùng đất Artsakh tuyệt đẹp cổ xưa, mà nay những người thương buôn quằn mình chịu nạn băng đảng đến từ Nga.
Đi theo dòng người im lặng tràn vào Châu Âu, đặc biệt là vào Anh Quốc, rất nhiều người Việt đã cùng người Trung Quốc, Eritrea, Ethiopia, Sudan, Afghanistan… lẻn vào để làm đủ thứ nghề, từ làm móng tay đến giữ trẻ, quét dọn… và cả trồng cần sa cho các đường dây buôn bán ma túy. Những câu chuyện đó phác thảo một phần của thế giới nghèo đói, bất an, không tương lai đang giẫy giụa, túa ra và chạy về hướng mà họ tin rằng sẽ tìm thấy sự khác biệt.
Những ngày xuất hiện câu chuyện 39 người tử nạn ở Anh Quốc, bất kỳ ai theo dõi cũng nhận ra dư luận người Việt chuyển động dữ dội. Một vài ngày đầu, sự kinh hoàng và thương cảm xuất hiện, rồi sau đó xuất hiện sự chỉ trích và miệt thị đầy chủ đích nhằm định hướng dư luận, kéo theo sự đồng ý của không ít người. Mục đích có thể là xô ngã mọi sự thương tâm, nhằm đánh lạc hướng việc xã hội đang nghĩ đến lý do vì sao nhiều thanh niên ở Hà Tĩnh, Nghệ An phải ra đi, vốn là nơi đời sống khó khăn, và nay lại càng khó khăn hơn kể từ khi Formosa xả độc ra biển, hủy diệt việc mưu sinh của hàng triệu người.
Ai có quyền đánh giá ước mơ hay phẩm giá của những người trẻ đó? Ai có quyền gọi họ là liều lĩnh hay ngu xuẩn vì không chấp nhận hiện tại? Nếu giả sử chẳng may trong lịch sử, chiếc tàu buôn Latouche-Tréville chở anh thanh niên Văn Ba bị đắm ngoài khơi năm 1911, hôm nay, tên gọi về Nguyễn Tất Thành là gì, nhất là khi anh ta không chịu yên phận và chấp nhận cuộc đời một thầy giáo dạy chữ Hán ở trường Dục Thanh của Hội Liên Thành?
Dù là vô danh, nhưng chắc những thanh niên Việt qua đời trên chiếc xe thùng đông lạnh cũng đã ôm ấp những ước mơ thầm kín của họ. Dù có là nhỏ bé hay nghèo hèn, nhưng đó là lựa chọn và sự chấp nhận đánh đổi trong khả năng của họ. Họ không đổ lỗi nơi chốn của họ, không căm ghét hay phỉ báng quê hương mình, cho dù nơi đó, có thể là những ngày tháng họ sống mòn, với những đầy đủ quẩn quanh vô vị… Nếu họ muốn ra đi để thay đổi cuộc đời nghèo khó, điều đó đã đau xót. Nhưng nếu họ đủ sống mà vẫn muốn ra đi, điều đó lại càng đau xót hơn, đáng chất vấn hơn, đặc biệt số lượng người ra đi và muốn ra đi gấp nhiều lần 39 người từ nạn, suốt nhiều năm qua.
“Đừng đổ lỗi cho chế độ” – những luận điệu hoảng hốt, chối bỏ đang vang lên từ nhiều hướng, dù các nạn nhân hay gia đình của họ vẫn còn chưa nói đến điều này. Ngay những dòng tin nhắn cuối cùng, cô gái trẻ nạn nhân chỉ nói xin lỗi mẹ mình. Những bia mộ chưa được dựng, người ta đã nghe thấy tiếng phủi tay. Tương tự như sau năm 1975, hàng triệu người miền Nam Việt Nam ra đi, họ cũng đã bị chối bỏ trước khi họ kịp lên tiếng nói về chế độ. Trong sách Bên Thắng Cuộc của tác giả Huy Đức, có ghi “ngày 20-7-1979, Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc triệu tập một hội nghị về thuyền nhân Việt Nam tại Geneva với sáu mươi quốc gia tham dự. Tại hội nghị, Quốc Vụ khanh Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Cơ Thạch, nói “thuyền nhân” chỉ là “những phần tử bất mãn của chế độ cũ, những kẻ có nợ máu với nhân dân, những thành phần đĩ điếm, trốn tránh lao động”.
Trên đất nước được quảng cáo đầy những chỉ số hạnh phúc, 45 năm sau ngày thống nhất địa lý, con người vẫn cứ ra đi. Mỗi người vẫn bí mật mang một ước mơ của mình. Quan chức thì thực hiện giấc mơ cho con cái của mình định cư, tạo tài sản ở nước ngoài. Những người giàu thì mua quốc tịch, chờ một chuyến ra đi, hoặc đi du lịch rồi trốn ở lại. Người quyền thế thì nhẹ nhàng đi cùng chuyên cơ quốc gia để nhập cư lậu. Còn những con người nghèo khó thì chọn lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc, nộp đơn bán sức lao động hoặc chọn hành trình bí mật để với tới ước mơ.
Giờ đây, đất nước tôi, rộn rịp những ước mơ mang hình giai cấp.

Đối diện ma quỷ

Đối diện ma quỷ

30-10-2019
Mai là lễ hội ma quỷ. Chưa bao giờ tôi hứng thú với lễ hội Halloween. Trò vui bên trời Tây ấy không làm hài hước hoá nổi những sự thật đang tồn hiện ngày càng nhiều trong xã hội. “Ma quỷ” đang hiện diện khắp nơi.
Những vườn trái cây ngập ngụa mùi thuốc trừ sâu, đến mức những nhân công đi xịt chúng đã chảy máu mũi khi đang thực hiện công việc; chẳng phải đáng sợ hơn tất cả trái bí ngô khoét lỗ, tạo hình ư? Những dòng nước sinh hoạt có styren ảnh hưởng cả triệu người chẳng phải đáng sợ hơn bất cứ thứ nước màu hoá trang hay sao? Và không gian nguỵ dị nào được tạo hình so sánh sao nổi với không gian sống “đặc sệt” bụi mịn PM2.5 (PM1.0 và PM0.3 hoàn toàn chưa công bố!)?
Hoá trang thành những con zombie ghê rợn lại càng không thể cho tôi cái cảm giác của đám “xác sống” thực sự sẵn sàng nói Formosa vô tội, sẵn sàng cho rằng thuỷ ngân nhiệt sinh cháy Rạng Đông không độc… Chúng sẵng sàng gieo rắc cảm giác “yên tâm” chờ đợi những bệnh tật do ô nhiễm và lây lan căn bệnh sợ hãi, im lặng, chịu đựng, vô cảm.
Và thậm chí là đẩy con người đến những vùng đất khác dưới vỏ bọc mỹ miều mang tên xuất khẩu lao động. May còn sống và không bị trục xuất thì sẽ là nguồn tiền kiều hối. Không may, chết kinh hoàng trong những container đông lạnh; thì chúng gọi đấy là “sự đáng tiếc”.
Chẳng phải ma quỷ đã vào sâu cửa thiền để “xin tí khí”, để biến chùa chiền thành nơi kinh doanh siêu lợi nhuận? Chẳng phải đám u linh phương Bắc đã leo cao, trèo sâu phá hoại linh khí quốc gia này bao năm hay sao? Có cái chết trong phim ảnh nào kinh hoàng bằng những đứa trẻ chết lưu khi chưa kịp thành hình, những đứa trẻ biến dị khi sinh ra đời chết rúm ró vì ô nhiễm, những công nhân ho rũ rượi bật máu và chấm dứt đời mình nơi bệnh viện ung bướu, những nông dân mất đất châm xăng tự thiêu, những ngư dân nát bét thi thể khi “tàu lạ” dồn đâm,…
Chẳng phải những khốc hình đấu tố đã làm đứt gãy văn hoá, tan nát lòng tin và tha hoá con người suốt nhiều năm dài đấy ư?
Ma quỷ đầy rẫy xung quanh đấy!
Chúng lần lượt “hiện hình” dưới ánh sáng của sự thật-khoa học. Như cách bầy dư luận viên hô hào làm sao nhiễm độc biển khi hải lưu chảy từ Nam ra Bắc; trong khi, nếu hải lưu chảy đúng hướng chúng nói thì mặt trời mọc… đằng Tây. Như cách một thằng học phiệt (mà nếu gặp ngoài đời tôi tin dân Vĩnh Tân sẽ đập chết nó) nói rằng không khí quanh nhiệt điện Vĩnh Tân sạch lắm, làng nghề nuôi tôm khá lắm, mẫu nước an toàn lắm. Trong khi sự thật hiển hiện dân Vĩnh Tân 2 lần bạo loạn vì sự thật trần trụ đến mức 100% trẻ con mắc bệnh phổi, người dân không chỉ nuôi tôm bị khánh kiệt và nước giếng bò uống còn chết.
Và hễ có ai chống lại ma quỷ thì bị chính bọn quỷ ma lẫn đám đông u mê gọi là… phản động!

Bản tin ngày 30-10-2019

Bản tin ngày 30-10-2019

Chuyện chất vấn trong kỳ họp Quốc hội
Chuyện “đúng quy trình” ở VN: Đại biểu chất vấn Bộ trưởng mà bị Bí thư tỉnh phê bình “cháy mặt”, theo Petro Times. Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga thừa nhận: “Tôi đã từng chứng kiến, khóa trước, một đại biểu địa phương chất vấn Bộ trưởng Công Thương mà ngay lập tức, trưa đó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh đó gọi điện nói đại biểu gay gắt, phê bình ‘cháy mặt’. Mà chuyện đó không phải hiếm”.
Đúng là chuyện như vậy không thể hiếm, bởi vì quan chức CSVN vẫn đang “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Những màn chất vấn ở nghị trường chủ yếu là diễn cho dân xem, nhưng diễn mà không tập dợt, chỉ làm cho có, cho qua chuyện, nên các màn chất vấn, họ diễn dở quá, chẳng có gì là bất ngờ cả. Tất cả chỉ là đóng kịch, đôi khi làm lộ hết bí mật của nhau thì còn gì chế độ nữa.
Báo Dân Trí dẫn lời ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm: Có đại biểu Quốc hội còn bị chỉ đạo “nên và không nên nói gì”! Bà Tâm thừa nhận, ngay ở thành Hồ, “giờ muốn phát biểu về bộ, ngành nào đó cũng cân nhắc lắm chứ”, thậm chí có địa phương lãnh đạo còn chỉ đạo, “việc gì nên nói, việc gì không nên nói”.
Mặc dù bà Tâm quen diễn các màn kịch dân túy, như vụ khóc lóc đòi giảm giờ làm, nhưng lần này có vẻ như bà Tâm nói thật lòng. Các vấn đề như vụ lãnh đạo CSVN “đi đêm” với TQ, đánh đổi chủ quyền lấy “tình đồng chí” thì họ sẽ không bao giờ nói. 
Dự án phá núi ở Lũng Cú
UBND tỉnh Hà Giang vừa quyết định thành lập đoàn liên ngành để kiểm tra toàn diện công trình tâm linh gần di tích Cột cờ Lũng Cú, báo Dân Trí đưa tin. Nguồn tin từ UBND tỉnh này cho biết:
“Đoàn liên ngành sẽ kiểm tra toàn diện hồ sơ của các dự án. Riêng đối với Dự án khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú sẽ tạm thời đình chỉ để phục vụ quá trình kiểm tra. Đồng thời, tỉnh sẽ làm rõ chủ trương đầu tư, vốn xã hội hóa ngoài hồ sơ của dự án này. Tiếp đến là ý kiến của tất cả các cơ quan chuyên môn đã đưa ra nhưng thực tế chủ đầu tư đã triển khai như thế nào”.
Quần thể kiến trúc thuộc khu tâm linh chùa Lũng Cú nhìn từ trên cao. Ảnh: DT
Trước đó, Bộ VH-TT&DL lưu ý, vị trí của Dự án khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú nằm trong lòng Công viên Cao nguyên đá Đồng Văn, là công viên đã được UNESCO ghi danh trong danh mục Công viên địa chất toàn cầu năm 2010. 
Báo Giao Thông dẫn lời nguyên ĐBQH Bùi Thị An: Cần làm rõ trách nhiệm vụ “xẻ núi’ tại Lũng Cú. Bà An đặt câu hỏi rất nhạy cảm: “Với vị trí đang được xây dựng nằm ngay chân cột cờ Lũng Cú (một di tích được Luật di sản bảo vệ), hơn nữa dự án này lại nằm trong lòng Công viên Cao nguyên đá Đồng Văn (công viên đã được UNESCO ghi danh trong danh mục Công viên địa chất toàn cầu) thì cần phải làm rõ ai là người phê duyệt và giám sát dự án đó?”
Báo Giáo Dục và Thời Đại bàn về hai dự án phát triển du lịch ở Công viên Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang: Xử nghiêm vì chưa tuân thủ quy hoạch. Dự án thứ nhất chính là công trình “tâm linh” phá núi ở trên, còn dự án thứ hai là dự án Thang máy ngắm cảnh, tham quan di tích Đồn Cao, có vốn đầu tư gần 20 tỉ đồng của ông Nguyễn Văn Dần ở TP Hà Giang, được thi công từ tháng 4/2019, dù chưa có trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Bài báo nhận định, “chỉ từ quyết định cấp phép của các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang, các dự án này đang được các chủ đầu tư cố ý làm bừa mà không tuân theo các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.
Cán bộ cắm “sừng” lên đầu dân
Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Cao Lãnh, Đồng Tháp vừa họp bất thường để kiểm điểm sâu bí thư xã bị tố ‘tòm tem’ vợ nhân viên bảo vệ, VietNamNet đưa tin. Ông N.V.H, Bí thư Đảng uỷ xã Phong Mỹ, cựu Chánh văn phòng Huyện ủy Cao Lãnh bị tố có quan hệ bất chính với vợ của ông N.T.M, nhân viên bảo vệ văn phòng HĐND – UBND huyện này.
Ban thường vụ thành lập đoàn thẩm tra xác minh nhưng nhận định, “việc tố ông H. có hành vi ôm ấp, quan hệ tình dục với chị N. là chưa đủ cơ sở để kết luận”. Ban chấp hành đảng bộ huyện vẫn thừa nhận ông H “có một số hạn chế, khuyết điểm, bản thân ông là huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Phong Mỹ, là người đứng đầu nhưng lại thiếu tiêu biểu, gương mẫu trong thực hiện trách nhiệm nêu gương và tu dưỡng rèn luyện lối sống”.
Báo Tổ Quốc đặt câu hỏi về vụ tố nguyên Chánh VP Huyện ủy nhắn “em có nhớ anh không” cho vợ bảo vệ: Vì sao lộ danh tính người tố cáo? Ông Nguyễn Văn Út, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Tháp cho biết, “về chi tiết người tố cáo cáo buộc UBKT Huyện ủy Cao Lãnh tiết lộ danh tính của ông trong quá trình giải quyết vụ việc… người tố cáo bị lộ danh tính là do sơ suất nghiệp vụ của tổ UBKT Huyện ủy Cao Lãnh trong quá trình giải quyết vụ việc”. Chứ không phải có người cố tình để lộ người tố cáo, vì họ đứng về phe của kẻ cắm “sừng” lên đầu dân?
Vụ 1,8 triệu tấn nhôm TQ đội lốt nhôm VN
Báo Tiền Phong đặt câu hỏi về vụ 1,8 triệu tấn nhôm suýt tuồn sang Mỹ: Công ty nào nhập khẩu? Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, doanh nghiệp nhập khẩu 1,8 triệu tấn nhôm là Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu VN, trụ sở tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Cuối năm 2016, báo Wall Street Journal của Mỹ đã có bài điều tra về 500.000 tấn nhôm đùn, là nguyên liệu sản xuất nhôm được chuyển từ San José Iturbide, Mexico đến VN, có liên quan tới doanh nghiệp này.
Mặc dù tên công ty này có chữ “VN”, nhưng do hai người quốc tịch Úc gốc TQ là ông Jacky Cheung và ông Wang Tong góp vốn làm chủ đầu tư. Thời hạn hoạt động của dự án là 37 năm, kể từ năm 2011. Trong dự án này, ông Jacky Cheung góp vốn gần 500 tỉ đồng, còn ông Wang Tong góp gần 4.500 tỉ đồng. Toàn bộ hàng hóa sản xuất ở nhà máy này sẽ được xuất khẩu, với quy mô 200.000 tấn/năm.
Tin giáo dục
Vụ trên mạng xã hội lan truyền tờ đơn “Xin ở lại lớp” được cho là của một phụ huynh ở tỉnh An Giang, báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Người trong cuộc lên tiếng về đơn ‘xin ở lại lớp’. Ông Lê Hoài Hận, người được cho là chủ nhân của lá đơn cho biết, ông “rất bất ngờ trước thông tin này, bởi lẽ bản thân ông không biết chữ thì làm sao viết được đơn. Ông cũng khẳng định những nội dung trong đơn và cả chữ ký đều không phải của ông”.
Ông Hận kể thêm: “Thật ra tôi chỉ nói qua điện thoại với người quen này ở tận Đồng Nai nhưng không hiểu sao lại ra được cái tờ đơn như thế nữa. Lời lẽ cũng như chữ ký trong đơn đó không phải là của tôi, tất cả là do người ta tự bịa ra thôi”.
Nhà báo Trương Châu Hữu Danh cho biết, ông Hận biết chữ và viết chữ đẹp. Ông Danh viết: “Sáng nay tôi có hỏi thì được biết, anh Hận đọc viết ngon lành. Anh cũng không hiểu vì sao báo chí nói anh không biết chữ. Chỉ có điều, từ chiều qua đến giờ quá nhiều cán bộ hỏi thăm anh, công an cũng hỏi thăm. Đến trưa nay thì anh… tắt máy. Vậy anh biết chữ không? Biết! Vì cán bộ đã tới nhà để lập biên bản, và anh ký tên, ghi tên, nét chữ… hơi bị đẹp. Có vẻ như người ta mong muốn anh ‘không biết chữ’ là để nhẹ cho địa phương“.
Ông Danh cho biết thêm, “anh Hận rất thương con, vì không chỉ ở câu chuyện bé học yếu, mà còn vì tâm lý của bé không ổn. Đi học về bé hay vào phòng tắm để khóc. Khi cha mẹ kêu, bé lấy nước xối lên để giấu cha mẹ. Anh Hận thương con, kể cho nhiều người nghe. Anh còn nhiều lần nhờ luật sư tư vấn để làm thủ tục cho con ở lại lớp… Riêng cán bộ, họ chỉ sợ ‘mất thành tích’, và cố gắng thuyết phục người cha tội nghiệp cho bé học tiếp lớp 2. Họ đưa nhiều lực lượng đến, chỉ nhằm mục đích, che đi câu chuyện bé học yếu vẫn bị lên lớp“. 
Biên bản có chữ ký và tên của ông Hận. Nguồn: TCHD
Ông Đinh Bằng My, Hiệu trưởng xâm hại tình dục 9 nam sinh ở Phú Thọ lĩnh án 8 năm tù. Vụ việc đình đám năm ngoái về ông Đinh Bằng My, khi làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, dâm ô gần chục em học sinh nam, bằng cách gọi các em lên phòng làm việc riêng, “hỏi thăm” tình hình học tập nhưng mục đích chính là sờ mó các em, rồi cho các em tiền bạc, bánh kẹo…
Báo chí lúc đó đưa tin, một số thầy cô giáo trong trường biết vụ bê bối này nhưng không dám lên tiếng. Có cô giáo còn trêu chọc các em khi bị thầy hiệu trưởng gọi lên văn phòng “làm việc”. Vụ việc chỉ bị phát hiện năm 2018, khi một số học sinh tố cáo, kêu cứu đến các cơ quan báo chí.
Phiên tòa diễn ra hôm qua, tuyên phạt ông Đinh Bằng My tổng cộng 8 năm tù, cho hai tội: “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” và “Thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”. Các thầy cô trong trường, không ai bị truy tố về tội đồng lõa hoặc che giấu tội phạm.
Cựu hiệu trưởng Đinh Bằng My tại phiên tòa hôm qua. Ảnh: PLTP
Hiệu trưởng Trường THPT Cao Lãnh, Đồng Tháp vừa kỷ luật cô chủ nhiệm bắt học sinh nộp quỹ riêng, theo Zing. Cô M.T.T, GV chủ nhiệm lớp 12CB1 bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Trước đó, cô T bị một số học sinh phản ánh thu thêm quỹ ngoài quy định và đề nghị đổi giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường đã thừa nhận cô này thu một số khoản không đúng quy định từ học sinh và phụ huynh.
Tin môi trường
Báo Tiền Phong đưa tin: Nhà máy sông Đuống chưa nghiệm thu đã bán nước cho dân là vi phạm lớn. Về nhà máy sông Đuống chưa đủ điều kiện nghiệm thu, đã bán nước dân, PGS.TS Trần Chủng bình luận: “Việc công trình chưa được chấp nhận nghiệm thu mà đã đưa vào sử dụng là vi phạm. Luật đã quy định như vậy rồi mà chủ đầu tư không tuân thủ thì đương nhiên vi phạm mà là vi phạm lớn. Một nhà máy nước lớn như nhà máy sông Đuống chưa được nghiệm thu đã cung cấp bán nước cho dân thì không được, là không ổn”
Con số biết nói nhưng vẫn chưa đủ lay động người dân Hà Nội: Mỗi ngày các dòng sông Hà Nội nhận 600.000 m3 nước thải, theo báo Dân Trí. Dữ liệu tổng hợp của Ngân hàng Thế giới (World Bank) chỉ ra, mỗi ngày các con sông như Tô Lịch, Sét, Lừ, Kim Ngưu, Nhuệ, quanh TP Hà Nội “phải nhận tới 600.000 m3 nước thải và trở thành nguồn ô nhiễm lộ thiên nguy hiểm. Đặc biệt, mới chỉ có 22% lượng nước thải được xử lý, còn lại vẫn chưa qua xử lý và xả trực tiếp ra các sông, hồ trên địa bàn thành phố”.
Cho nên, vụ cháy nhà máy Rạng Đông, hay vụ nước sông Đà nhiễm dầu là một số sự kiện nổi bật, mà người dân làm ồn ào lên vài ngày rồi đâu lại vào đấy. Kể cả khi các vụ đó không bị phát hiện, từ lâu thủ đô CSVN đã là một vùng đất ô nhiễm nặng cả về đất, nước và không khí. Nhưng miễn là còn “ổn định chính trị” thì người dân ở đó còn chịu được, bất kể tương lai con cháu họ sẽ sống ra sao tại thủ đô đầy ô nhiễm này. 
***
***

Diễn biến vụ 39 người chết ở Anh

Diễn biến vụ 39 người chết ở Anh

BTV Tiếng Dân
30-10-2019
Báo Lao Động có bài: Lời khai sốc của tài xế chở container có 39 thi thể trước khi vào Anh. Tài xế đề cập trong bài này không phải tài xế Maurice “Mo” Robinson, là người đã phát hiện 39 thi thể sau khi tiếp nhận container ở cảng Purfleet rạng sáng 23/10, mà là tài xế Bắc Ireland đã lái xe đầu kéo mang theo container này tới cảng Zeebrugge của Bỉ, trước khi container được chuyển sang cho tài xế Robinson. 
Ảnh minh họa: Các di dân lậu trong thùng xe container được phát hiện ở Mỹ năm 2018. Ảnh trên mạng
Nghi phạm này hiện đang bị giam tại Ireland và chưa được công bố danh tính. Công tố viên phía Bỉ cho biết, tài xế xe tải tại Zeebrugge nói với giới chức cảng là đang chuyển bánh quy. Vì thế, phần làm lạnh của container không cần phải bật lên. Cho nên, “trái ngược với những bản tin trước đó nói rằng các nạn nhân bị chết cóng, hiện có thông tin cho rằng nguyên nhân chính dẫn tới các nạn nhân tử vong là do ngạt thở”.
Thêm một gia đình báo con trai mất tích khi trên đường sang Anh, theo báo Người Lao Động. Ông Nguyễn Văn Lào, Chủ tịch UBND xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình xác nhận, địa phương vừa nhận đơn trình báo của một gia đình có người thân mất tích khi sang Anh làm việc, nghi liên quan đến vụ 39 người thiệt mạng trong thùng container. Gia đình ông N.X.G đã trình báo lên UBND xã Thanh Trạch về việc con trai ông là N.N.H mất liên lạc gần 10 ngày nay.
Bên hành lang QH sáng 29/10/2019, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thông tin mới liên quan vụ 39 người chết trong container ở Anh, VietNamNet đưa tin. Ông Minh cho biết, Tổng đài Bảo hộ công dân thuộc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã tiếp nhận thông tin phản ánh của 14 gia đình đề nghị tìm kiếm, xác minh việc người thân mất tích tại Anh, nhưng vẫn “chưa thể khẳng định điều gì vào thời điểm hiện tại mà phải đợi đối chiếu từ Anh”.
Về hồ sơ 4 trường hợp đầu tiên cảnh sát Anh lập được, chuyển cho cơ quan chức năng Việt Nam ngày 28/10, ông Minh nói: “Bộ Ngoại giao chưa tiếp cận cụ thể với những hồ sơ này nhưng được biết đó là toàn bộ những thông tin về sinh trắc học của các nạn nhân tử vong trong thùng container để Việt Nam tiến hành đối chiếu”.
_______

Bốn tuyến đường 12 nghìn tỉ đồng gây thiệt hại ra sao?

Bốn tuyến đường 12 nghìn tỉ đồng gây thiệt hại ra sao?

30-10-2019
Các con đường ‘dát vàng’ trong dự án BT do Đại Quang Minh thực hiện ở Thủ Thiêm. Ảnh: Báo VNN
Theo thông báo 1041/2019 (Thanh tra Chính Phủ) giá đề xuất bán đất cho dự án ở Thủ Thiêm là khoảng 52 triệu đồng/m2 trở lên (giá 52 triệu đồng là giá cầm hòa). Tuy vậy UBND thành phố HCM lại giao đất cho các doanh nghiệp không thông qua đấu thầu với giá khoảng 26 triệu đồng/m2. Với giá giao đất 26 triệu đồng/m2, ngân sách lỗ sơ sơ chưa tính kĩ hơn 26 nghìn tỷ đồng. Người dân thì bị ép giá đền bù thấp bằng một phần ba giá thị trường.
Đi sâu vào phân tích, dễ dàng nhận ra một nhân vật được giao đất rẻ hơn cả cái hạn mức 26 triệu đồng/m2. Công ty Đại Quang Minh, chủ đầu tư khu Đô Thị Sa La nghìn tỷ tại khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm. Đại Quang Minh kí kết thực hiện 4 tuyến đường vào khu Đô thị mới Thủ Thiêm với giá 12.000 tỷ đồng cho 12km đường. Vị chi, mỗi mét là 1 tỷ đồng. Đổi lại Đại Quang Minh sẽ nhận 79 hecta đất ở khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Giá làm đường đã khủng khiếp nhưng thiệt hại trong giao đất còn khủng khiếp hơn.
Với 12.000 tỷ đồng, Đại Quang Minh đổi được 79 hecta đất, vậy mỗi mét đất chỉ có giá tầm 15 triệu 200 nghìn đồng. Thấp hơn cả giá bán lỗ vốn 26 triệu đồng/m² ban đầu. Với giá giao đất này, cả ngân sách và người dân đều chịu lỗ chung mỗi m² tầm 36 triệu 800 nghìn đồng/m². Tính tròn 36 triệu đồng/m². Trong khi mỗi mét vuông đất người dân Thủ Thiêm bị đền bù với giá 75 nghìn đồng đến cao nhất là 19 triệu 800 nghìn đồng thời điểm 2014. Thấp hơn giá thị trường khu vực tại chỗ 6 lần, thấp hơn giá khu vực cuối quận 3 lần. Thì Đại Quang Minh lại được du di giảm 36.800.000 đồng/m². Gây thất thoát khoảng 28.000 tỷ đồng.
Chỉ 12 km cầu đường giá 12.000 tỷ đồng đã choáng váng, được giao đất với hình thức đổi BT (dùng đất thay tiền) còn choáng váng hơn. Số tiền thất thoát đó chính là số đáng ra dân được nhận nhưng đã bị thắt bớt lại ưu tiên cho doanh nghiệp. Từ khi nào trên đất nước này quyền lợi của doanh nghiệp được đặt cao hơn quyền lợi của người Dân? Từ khi nào người Dân luôn là vật hi sinh trong những cuộc đổi chác?
Đơn vị tư vấn nào đã định giá giao đất cho Đại Quang Minh, tổ chức nào đã bỏ phiếu thông qua hoán đổi đất trong trường hợp này? Tất Thành Cang chỉ là đại diện kí kết, nếu chỉ truy đuổi một mình Cang sẽ để lọt cửa nhiều con người “đạo đức” khác.
Đơn vị nhận đất đã trả bao nhiêu để đơn vị giao đất luồn dây thắt cổ dân mình, đổi rượu ngon, mỹ nữ?

Tin Biển Đông: Lãnh đạo VN “đấu tranh rất hiệu quả”, Hải Dương 8 rút lui?!

Tin Biển Đông: Lãnh đạo VN “đấu tranh rất hiệu quả”, Hải Dương 8 rút lui?!

BTV Tiếng Dân
30-10-2019
Báo Tiền Phong có bài: Ðồng thuận để giữ vững chủ quyền trên biển Ðông. Vụ tàu Hải Dương 8 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đại biểu Nguyễn Anh Trí ở Hà Nội cho rằng, đó là kết quả đấu tranh rất hiệu quả của Việt Nam. Ông Trí nói: “Phải xác định đây là cuộc đấu tranh lâu dài, đừng nóng vội. Vấn đề quan trọng là giữ được biên giới, lãnh thổ, chủ quyền trên biển Đông”.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí. Nguồn: Quochoi.vn
Vẫn không nghe ông Trí nói phương pháp đấu tranh của Việt Nam là gì, phải chăng đó là những lời phát biểu lặp đi lặp lại của bà Lê Thị Thu Hằng, hay phát biểu của Bộ trưởng Phạm Bình Minh tại Đại hội đồng LHQ không dám gọi tên Trung Quốc? Nhờ “đấu tranh rất hiệu quả” đó nên hơn 3 tháng, Trung Quốc “sợ” mà rút lui chăng?!
VTC dẫn lời Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình: Ủng hộ Nga mở rộng thăm dò, khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Chiều 29/10, khi tiếp Phó Thủ tướng LB Nga Maxim Akimov, PTT Bình phát biểu, lĩnh vực khai thác dầu khí là “lĩnh vực hợp tác chiến lược đối với quan hệ Việt-Nga. Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dầu khí Nga mở rộng thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế”. Vẫn là thái độ trông đợi vào Nga, hy vọng Nga giữ biển giùm Việt Nam?!
Bà Marie Damour, Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP HCM thông báo, Mỹ sẽ đối chất Trung Quốc về Biển Đông, VnExpress đưa tin. Bà Damour nói: “Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) cần được vận hành và tuân thủ… Chúng tôi cho rằng Trung Quốc thiếu trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế… Chúng tôi đặt trọng tâm vào việc đảm bảo thực thi luật pháp quốc tế và quyền lợi của tất cả các nước, hướng đến tự do hàng hải”.
Bản đồ “đường lưỡi bò” xâm nhập các ấn phẩm Việt
Báo Phụ Nữ TP HCM đưa tin: ‘Đường lưỡi bò’ Trung Quốc lọt vào triển lãm ô tô Việt Nam. Hình bản đồ “đường lưỡi bò” chiếm lấy hầu hết Biển Đông hiển thị trên màn hình trong mẫu xe SUV Volkswagen Touareg trưng bày tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2019. “Điều đáng nói là mẫu xe có hình ảnh bản đồ phi pháp này được trưng bày trong suốt 5 ngày khiến không ít khách tham quan bức xúc”.
Phải đến khi khách thăm quan bất bình, ngày 27/10 Volkswagen đã khoá cửa mẫu xe này lại. Đồng thời chế độ định vị bản đồ đã được ngắt kích hoạt. “Do nhà sản xuất ở châu Âu hết mẫu xe Touareg nên hãng phải mượn xe của đối tác tại Trung Quốc mang về Việt Nam tham gia trưng bày”.
Bản đồ định vị có “đường lưỡi bò” trên xe của Volkswagen được một khách tham quan ở Sài Gọn chụp được tại Vietnam Motor Show 2019. Nguồn: PNTP
VnExpress có bài: Những cái lưỡi bò. Theo bài viết, VN đang… thua trong cuộc chiến truyền thông về chủ quyền. Năm 2016, khi Philippines thắng TQ trong vụ tranh chấp chủ quyền biển Đông tại Toà án Quốc tế, nhiều nghệ sĩ Trung Quốc nổi tiếng đã đưa hình ảnh đường lưỡi bò lên trang cá nhân. Một số fan VN vẫn ủng hộ các nghệ sĩ này, có người còn bình luận: “Ước gì em được sinh ra ở đất nước của anh, em sẽ không phải áy náy khi yêu quý và ủng hộ anh nữa”.
Không chỉ thế, các bộ phim cổ trang TQ đã thành công trong chuyện “lấy lòng” các fan Việt. Các fan này có thể rất chật vật với lịch sử VN, nhưng lại rất rành các chi tiết của… lịch sử TQ thời Minh – Thanh. “Nếu thế hệ trẻ không nhận ra họ cần nói ‘không’ với những sản phẩm cài cắm tư duy bành trướng chủ quyền thì làm sao họ ý thức đầy đủ về chính tổ quốc, đất đai, biển đảo ông bà tổ tiên mình để lại?”