Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

Vlog ‘Chính trị Việt Nam’ của Nguyễn Đức Anh gây tranh cãi

Vlog ‘Chính trị Việt Nam’ của Nguyễn Đức Anh gây tranh cãi

a Flying AndrewBản quyền hình ảnhFACEBOOK
A Flying Andrew là trang video của Nguyễn Đức Anh, một du học sinh đang sống ở Châu Âu, nói rằng giới trẻ Việt "không nên phàn nàn" về tình hình chính trị xã hội Việt Nam, mà nên làm gì đó cho bản thân và cho đất nước.
Hôm 1/3, trang Facebook A Flying Andrew với 92.000 lượt theo dõi của Đức Anh đăng một video tiêu đề: "Chính trị Việt Nam cho người trẻ – Điều cần biết".
Trả lời BBC qua email hôm 6/3, chàng trai trẻ này nói, "Mình muốn làm clip này để chia sẻ với những bạn trẻ ở Việt Nam về quan điểm của mình về tình hình xã hội kinh tế.
"Và đây là những gì mình nhận ra sau nhiều năm sinh sống, học hỏi về lịch sử và nhìn thấy bạn bè khởi nghiệp thành công ở Việt Nam. Mình cảm thấy người Việt nên trân trọng đất nước mình hơn và cố gắng làm tốt nhất trong hoàn cảnh của mình thay vì chỉ phàn nàn".
A Flying Andrew đã nói gì?
Cuối Facebook tin bởi A Flying Andrew
"Vlog dành cho những bạn nào đang phàn nàn về tình hình chính trị, về tình hình đất nước Việt Nam. Để mình kể cho các bạn một điều mà chắc hẳn ai cũng biết là những bài là bạn chia sẻ trên Facebook thậm chí là một cái vote của bạn cũng không có ý nghĩa gì lắm đâu," Đức Anh nói mở đầu clip.
Du học sinh này nói tiếp rằng tình hình kinh tế chính trị ở Việt Nam "tốt hơn" anh nghĩ rất nhiều và những người hay phàn nàn trên mạng, "thay vào đó là đi làm một điều gì đấy thực sự có ích cho bản thân mình và cho đất nước".
Đức Anh sau đó dẫn chứng về chỉ số GDP tăng hàng năm của Việt Nam, việc Việt Nam thường xuyên được tổ chức các sự kiện lớn của thế giới trong thời gian gần đây và trong mắt bạn bè thế giới, qua quan sát của Đức Anh trên Youtube, Việt Nam là một đất nước "ôn hòa và không có nhiều tỷ lệ tội phạm cao và chất lượng cơ sở vật chất ngày càng được nâng lên".
Sau đó, phần lớn nội dung còn lại vlog, anh dẫn chứng về tình trạng bất ổn xã hội ở các quốc gia khác.
Như tình trạng bị cướp giật, phóng uế bừa bãi, biểu tình đập phá tại Pháp, hay cướp giật và tội phạm bằng súng ở Nam Mỹ hay tình trạng thực phẩm không đảm bảo ở Châu Phi và những bất cập về tự do tôn giáo, nữ quyền ở Trung Đông.
"Tất nhiên là Việt Nam vẫn luôn có những cái vấn đề cần phải giải quyết ví dụ như là vấn đề môi trường, vấn đề ô nhiễm, nhưng những vấn đề này dần dần dần dần sẽ được giải quyết," Đức Anh nói ở gần cuối clip.
"Nếu bạn thực sự quan tâm về tình hình chính trị ở Việt Nam thì tại sao bạn không tham gia vào bộ máy chính trị và góp phần thay đổi theo một hướng mới hơn và góp phần trẻ hóa bộ máy chính trị của Việt Nam?" Đức Anh đặt câu hỏi.
Chia sẻ rằng bản thân mong muốn khởi nghiệp một công ty online, Đức Anh nói anh không đam mê chính trị nên "sẽ chăm lo phát triển bản thân, sẽ chăm lo đầu tư tạo ra những business, tạo ra giá trị cho xã hội."
Châu Ngô, 23 tuổi nói khá thích Andrew vì cách nói không quá căng thẳng, giọng cũng ấm áp nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người nhưng clip trên thì không nghĩ là hay, nhưng đáng xem để biết thêm một góc nhìn khác.Bản quyền hình ảnhCHÂU NGÔ/UGCImage captionChâu Ngô, 23 tuổi nói khá thích Andrew vì cách nói không quá căng thẳng, giọng cũng ấm áp nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người nhưng clip trên thì không nghĩ là hay, nhưng đáng xem để biết thêm một góc nhìn khác.
"Khi bạn tạo ra giá trị cho xã hội thì bạn sẽ tạo ra việc làm mới, bạn sẽ nâng cao đời sống của nhân dân bằng những sản phẩm, những mô hình kinh doanh, những ngành công nghiệp."
"Và khi người Việt Nam có nhiều tiền hơn, tất cả mọi thứ ở Việt Nam sẽ tốt lên rất nhiều. Bởi vì đồng tiền rất quyền lực. Khi bạn có tiền thì bạn có những quyền lực khác là đi kèm," Đức Anh nhấn mạnh.
Đức Anh cũng khuyên các bạn trẻ nên đam mê đọc sách hơn để mở mang tầm mắt và tìm kiếm cơ hội du học để trải nghiệm, và để hiểu rằng nhiều quốc gia "không hoàn hảo như bạn nghĩ".
"Hy vọng các bạn cũng bớt phàn nàn đi trong cuộc sống và dành thời gian công sức để làm điều gì để có ích hơn cho mình cho bản thân và xã hội nhé," Đức Anh để lại lời nhắn cuối cùng.

Những bạn trẻ khác nghĩ gì?

Sau khi video được đăng tải đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều, trong đó có một vlog phản hồi của một bạn trẻ khác tên Nguyễn Quốc Huy, 27 tuổi đang sinh sống ở Mỹ.
Anh nói rằng khá là thất vọng vì "tiêu đề là về chính trị việt nam nhưng toàn bộ video của [Đức Anh] lại chẳng có chút gì về chính trị Việt Nam cả".
"Điều này cũng dễ hiểu vì chuyện này cũng không lạ vì chúng ta không được quyền nói về chính trị ở Việt Nam. Bạn không được quyền nghi ngờ năng lực lãnh đạo của cũng như đặt dấu chấm hỏi về những chính sách của họ," Huy nói tiếp.
Huy phản đối quan điểm cho rằng "một cái vote của bạn thì cũng không làm được gì cả."
Cuối Facebook tin bởi Huy
"Rất nhiều chuyện nhờ cộng động mạng, chung tay 1 vote 1 like mà tìm được công lý. Ý bạn là chúng ta nên dửng dưng trước cái xấu?
"Bạn trả tiền cho một bữa ăn và bạn nhận được thái độ phục vụ tồi tệ, và đồ ăn rất dở, tất cả những gì bạn nên làm là không nên phàn nàn mà nên cầm đống chén đĩa của mình rửa giùm tụi nó luôn đi?"

‘Nên đọc sách và quan tâm chính trị’

Ông Nguyễn Trường Sơn, 28 tuổi, người vận động cho khu vực Đông Nam Á của tổ chức Ân xá Quốc tế nói anh rất đồng tình với quan điểm của Đức Anh về việc nên đọc sách, tham gia chính trị và các bạn trẻ nên đi du học để mở rộng hiểu biết.
Cũng không đồng tình với quan điểm "những bài mà bạn chia sẻ trên Facebook, thậm chí là những cái vote của bạn cũng không có ý nghĩa gì lắm đâu" .
Nguyễn Quốc Huy, 27 tuổi đang sinh sống làm việc và học tập tại Texas, Hoa KỳBản quyền hình ảnhNGUYỄN QUỐC HUY/UGCImage captionNguyễn Quốc Huy, 27 tuổi đang sinh sống làm việc và học tập tại Texas, Hoa Kỳ
"Trước hết thì chúng ta cần phải làm rõ rằng việc bày tỏ quan điểm cá nhân, từ những cái like, thả tim hay phẫn nộ trên mạng xã hội, cho tới việc viết báo, diễn thuyết… đều nhằm mục đích bày tỏ quan điểm và cảm xúc của một cá nhân trước một vấn đề gì đó, mà trong lĩnh vực nhân quyền thì nó được gọi là quyền tự do biểu đạt."
"Chúng ta thấy rằng trên thực tế đã có nhiều chính sách của nhà nước Việt Nam đã phải thay đổi hơn với ý dân, thông qua mạng xã hội, từ việc chặt hạ cây xanh ở Hà Nội, việc quy định phụ nữ có vòng ngực nhỏ thì không được lái xe, tới chuyện gần đây nhất là việc quấy rối tình dục trong thang máy ở Hà Nội.
"Việc người dân bày tỏ sự không đồng tình của mình, vừa có thể mang lại sự thay đổi trong việc làm chính sách, vừa góp phần thay đổi định kiến của toàn xã hội về một vấn đề nào đó. Và tự chung là nó vô cùng có ý nghĩa."
Ngoài ra, anh cũng không thấy thuyết phục khi Đức Anh thường mang những vấn đề tiêu cực nhất ở các quốc gia và khu vực khác để so sánh với Việt Nam.
"Việc đem những điều tệ hại của người khác ra để so sánh với nước mình, và từ đó tự cho phép mình cảm thấy hài lòng, theo tôi đó là một cách so sánh và suy nghĩ không tích cực.
"Bởi, nếu chúng ta muốn Việt Nam trở thành một quốc gia giàu có hơn, văn minh hơn, thì chúng ta phải nhìn vào những điều tích cực ở các nước khác và lấy đó làm mục tiêu phấn đấu, chứ nếu chỉ nhìn xuống và tự an ủi bản thân rằng mình vẫn hơn khối nước, thì sẽ khó có thể giúp Việt Nam tiến bộ được, nó chỉ giúp chúng ta cảm thấy đỡ tệ hơn, chứ không giúp chúng ta nhận thấy tiềm năng thực sự của mình."
Bạn nữ Châu Ngô, 23 tuổi nói bạn đã biết đến A Flying Andrew từ lâu và đồng tình với 80% quan điểm của anh nhưng có một số điểm không đồng tình.
"Mình khá thích anh Andrew vì cách nói không quá căng thẳng, giọng cũng ấm áp nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người. Clip trên thì mình không nghĩ là hay. Nhưng mình nghĩ đáng xem để biết thêm một góc nhìn khác."
"Đầu tiên là cách lập luận của anh ấy khá là phản tác dụng so với thông điệp mà anh ấy muốn truyền tải. Andrew muốn giới trẻ tham gia vào chính trị và hành động để thay đổi xã hội thay vì chỉ ngồi cào bàn phím.
"Nhưng việc đưa ra những ví dụ tiêu cực về những vấn đề của các nước phát triển có khả năng khiến mọi người nghĩ là ‘Ôi giời các quốc gia hàng đầu thế giới còn be bét thế thì mình cố làm quái gì’.
Nguyễn Trường Sơn, 28 tuổi, người vận động cho khu vực Đông Nam Á của tổ chức Ân xá Quốc tếBản quyền hình ảnhNGUYỄN TRƯỜNG SƠN/FACEBOOKImage captionNguyễn Trường Sơn, 28 tuổi, người vận động cho khu vực Đông Nam Á của tổ chức Ân xá Quốc tế
"Mặc dù mình hiểu ý định của anh Andrew là tốt nhưng cách truyền tải hơi u ám và dìm hàng chuyện phát biểu quan điểm trên mạng là không cần thiết vì ‘cào bàn phím’ không nhất thiết 100% là xấu. Bản thân anh ấy và cái clip này cũng là một cách ‘phàn nàn’ qua mạng thôi".

Giới trẻ có thật quan tâm đến chính trị xã hội?

"Giới trẻ Việt Nam vẫn còn ngây ngô về chính trị và dễ bị truyền thông dắt mũi. Mình nghĩ giới trẻ Việt Nam quan tâm đến chính trị ở tầm vi mô chứ ko phải vĩ mô. Tức là nếu có hot news thì sẽ đổ xô vào comment này nọ. Nhưng nếu hết hot rồi thì trong đời sống bình thường cũng không chủ động tìm hiểu về chính trị xã hội. Đấy là những gì mình quan sát," Châu Ngô nói.
Còn Trường Sơn thì nói, "Tôi nhận thấy rằng các bạn trẻ ở Việt Nam đang càng ngày càng quan tâm hơn đến chính trị, cần phải làm rõ rằng, chính trị không phải là vấn đề gì to tát như ngoại giao, làm luật hay điều hành nền kinh tế cả.
"Nó xuất phát từ những việc hết sức gần gũi; như thái độ của công chức, chất lượng của nền giáo dục, y tế, giao thông, an ninh, môi trường, thực phẩm.. Đó đều là những vấn đề chính trị cả. Và thông qua theo dõi thì tôi nhận thấy rằng người trẻ ở Việt Nam càng ngày càng mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ sự quan tâm của mình đối với các vấn đề chính trị. Và như thế là một dấu hiệu tích cực."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét