Chủ tịch Trung Quốc gặp sức ép xét xử người tiền nhiệm khi tới Pháp
11:00, 31/03/2019

Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp, một số cư dân đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris, để phản đối những vi phạm nhân quyền đối với những người tập luyện môn khí công ôn hòa Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp.
Trái ngược với chính phủ Pháp và hơn 100 quốc gia trên thế giới, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp môn tu luyện theo Chân – Thiện – Nhẫn này từ năm 1999, dưới thời đại của người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình: Cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.
Vào lúc 2.30 chiều ngày 25/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ra đón ông Tập cùng phu nhân tại Khải Hoàn Môn. Cùng lúc đó, một số học viên Pháp Luân Công địa phương và những người ủng hộ đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris để phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và tội ác mổ cướp nội tạng sống các học viên Trung Quốc trong suốt 20 năm qua.
Đài truyền hình NTD đưa tin, các học viên tại Pháp kêu gọi ông Tập đưa ông Giang Trạch Dân, người ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, cùng các thủ phạm khác ra xét xử. Các học viên cũng hy vọng Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron sẽ đề cập đến vấn đề này trong cuộc gặp với ông Tập.

Phát biểu bên cạnh các học viên tại Paris, luật sư Alexandre Gabard nói rằng: “Pháp là nơi hỗ trợ tất cả những cuộc đấu tranh vì nhân quyền, hiển nhiên bao gồm cả sự kiện ngày hôm nay. Tôi cảm tưởng rằng họ đã chứng minh sự kiên định và bền bỉ cho cuộc chiến này. Thật là tốt khi thấy họ đã không từ bỏ và tiếp tục”.

Trả lời phỏng vấn của đài truyền hình NTD, nữ luật sư Jeanne nói: “Tôi nghĩ rằng điều này tuyệt đối không thể chấp nhận được. Nó thật đáng sợ và trái với tất cả các nguyên tắc nhân đạo của chúng tôi”.

Sau khi biết được thông tin về cuộc đàn áp, chị Jouise Fel, một sinh viên đại học, chia sẻ cảm xúc: “Tôi cảm thấy như mình không sống ở thế kỷ 21, nó thực sự làm người ta chấn động, (không ngờ) lại có chuyện như thế. Phải có thêm nhiều thông tin, để cho tất cả mọi người biết đến và biểu lộ sự ủng hộ, hỗ trợ đối với họ”.

Cô Sandrine, một giám đốc dự án, phát biểu: “Tôi vô cùng xúc động khi một nhóm người như vậy lại bị đàn áp. Tôi thấy rằng cần phải nói ra và phơi bày nó, bởi vì đây là điều rất động chạm đến chúng ta nơi đây – tại nước Pháp, từ khía cạnh nhân quyền mà nói. Tôi hy vọng người ta sẽ không còn phải nghe về những hành vi và bức hại như vậy nữa, nó vĩnh viễn sẽ không tồn tại nữa”.

Cùng ngày, nhiều kênh truyền thông như Europe 1, La Croix và Báo cáo 20-Minutes đã đăng tin với tiêu đề: “Chấm dứt mổ cướp nội tạng”, mô tả các hoạt động của học viên Pháp Luân Công trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Paris trong chuyến thăm Pháp của ông Tập Cận Bình.

Báo cáo còn trích dẫn Nghị quyết của Nghị viện châu Âu được thông qua vào tháng 12/2013, trong đó nêu rõ việc châu Âu: “Quan ngại sâu sắc về một số lượng lớn các báo cáo điều tra liên tục và đáng tin cậy, chứng minh rằng có nạn thu hoạch nội tạng, một cách có hệ thống và được nhà nước chấp thuận, của các tù nhân lương tâm ở Trung Quốc mà không được họ chấp thuận. Đa số tù nhân là các học viên Pháp Luân Công, những người đã bị giam giữ vì đức tin của mình”.

Báo cáo cho biết, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố mình đã gặp ông Tập Cận Bình hôm 25/3 và bày tỏ rằng Pháp và châu Âu quan ngại về vấn đề tôn trọng nhân quyền của Trung Quốc.
Mỹ Khúc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét