Bạn của cha, bạn của tôi và người anh hùng ngưỡng mộ
Dương Tự Lập
31-3-2019
Bác Lê Ba, Thứ trưởng Bộ Điện và Than khi ngồi nói chuyện với cha tôi thường tỏ ý không thích đi máy bay như bác nói:
– Ô tô hỏng giữa đường thì còn dừng lại để sửa chữa được, chứ máy bay ở trên không mà có sự cố gì thì biết làm sao. Giống đời cứ ghét của nào thì trời trao của nấy.
Đầu xuân Kỷ mùi 1979 vừa lên chơi chúc tết cha tôi thì tháng ba năm đó bác bị tai nạn máy bay nổ rơi ở bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng. Cuộc họp quân sự khẩn cấp tại Đà Nẵng chống bọn bành trướng Trung Quốc xâm lược đang diễn ra ác liệt ở phía Bắc có các ngành liên quan mà bác là người thay mặt Bộ. Trong chuyến máy bay quân sự rơi hôm đó có năm Thứ trưởng của các ngành khác nhau. Phía Nga bị mấy sĩ quan cao cấp và một Thiếu tướng.
Mọi chuyện rơi vào quên lãng ngay vì ngày ấy không có thông tin như bây giờ. Khi đấy tôi đang trong quân ngũ. Thằng Thành “nháy” viết thư cho tôi báo tin dữ về bố Hưng “kem” tử nạn. Chúng tôi chỉ đọc được mấy dòng ngắn tin này trên báo Nhân Dân, nói rằng tai nạn xảy ra là do khí hậu và thời tiết xấu.
Sau này cha tôi mới kể lại cho tôi nghe chuyện người bạn số đen đủi của ông bị chết vì rơi máy bay rõ ràng hơn thư của Thành viết. Phía Nga ngay sau vụ nổ máy bay đã có phản ứng dữ dội vì họ bị mất cả người lẫn của (máy bay Nga).
Họ chỉ trích gay gắt Việt Nam đã để lộ bí mật nên mới có bàn tay của kẻ thù thò vào gây tổn thất to lớn như thế. Bằng chứng là ngay sau sự vụ cũng hãng máy bay quân sự như thế, cùng một “sê-ri” như thế, thời tiết lại còn xấu hơn thế. Nga đã cho phi công của họ diễn lại bay lượn mấy vòng trên vùng trời Sơn Trà rồi hạ cánh an toàn để dằn mặt Việt Nam.
Hưng “kem” là con trai út bác Lê Ba, cùng tuổi với tôi, nó cũng mê bóng bàn như tôi. Nhưng vào cuộc chơi bất kể nó được se vít “service” trước hay sau tôi thì kết cục năm “séc” nó phải thua tới ba, bốn “séc”. Trong khu tập thể bọn tôi thời đó chỉ có một chiếc bàn bóng bằng gỗ, chiếc kia là bàn đá thì chẳng đứa nào thích chơi. Đã đúng dân “nghiện” bóng bàn thì ai đời nào chịu xài bàn đá. Độ nẩy của bóng không thật. Những cú se vít ghìm bóng hay những quả “tiu” quả “ve” sẽ mất hay, nên bàn gỗ lúc nào cũng đông tay vợt.
Lũ trẻ chúng tôi tự ra luật bất thành văn: Thua ra được vào. Tôi lúc nào cũng loại được bốn, năm đối thủ mới chịu thua để trao vợt. Không phải tôi chơi giỏi mà do các đối thủ chơi không tốt hơn tôi. Như Hưng nói, chính vì thua tôi, Hưng “kem” càng thân tôi hơn để học cách đánh và giết lại Lập “con”.
Ngày đó, ngay sau thống nhất đất nước 1975, sao nó khó khăn đến vậy. Một quả bóng bàn mua ngoài giá tới hai hào, các cửa hàng mậu dịch nhà nước bán một hào nhưng chẳng khi nào mình mua được vì bọn con buôn móc ngoặc đón mua hết. Lũ trẻ tôi lấy đâu ra tiền. Trong khi nếu đi với Hưng “kem” vào cửa hàng Vân Hồ gần cuối phố Lê Đại Hành (chỉ dành cho cán bộ cao cấp) nó chìa sổ đỏ của bố nó ra là mua được ngay quả bóng bàn giá năm xu.
Hưng hẹn tôi nếu có tiền nó sẽ mua hộ cho một hai quả hoặc nếu thích thì đi cùng nó. Cũng vì con nhà nghèo muốn biết cửa hàng dành cho người giầu của thời bao cấp ra sao nên dịp ấy tôi tiết kiệm được một hào lên nhà Hưng “kem” để đi một lần cùng nó cho biết thế nào là tiêu chuẩn Vân Hồ. Lúc về tôi cứ xuýt xoa giá trong túi mình có năm hào thì được chục quả bóng bàn chơi bét nhè. Càng thấy giá trị câu thơ quán nước ngoài hè dân dã:
Tôn Đản chợ của vua quan
Vân Hồ chợ của trung gian nịnh thần
Đồng Xuân là chợ thương nhân
Vỉa hè chợ của người dân anh hùng
Vân Hồ chợ của trung gian nịnh thần
Đồng Xuân là chợ thương nhân
Vỉa hè chợ của người dân anh hùng
Cũng chỉ dám nghĩ thầm trong đầu thôi, chứ đọc ra mồm nhỡ đâu bác Lê Ba nghe được chẳng nhổ nước miếng vào giữa cái mặt thớt của tôi không biết chừng.
Cùng khu tập thể Khương Thượng, nhà Hưng ở A7 phía trong, nhà tôi A8 phía ngoài đường. Bố Hưng “kem” là Thứ trưởng nên tiêu chuẩn được phân hai căn hộ liền nhau trên tầng hai, tầng lý tưởng nhất của thời đó, không lên cao mỏi chân, chẳng dưới thấp bụi bặm bẩn cẳng.
Lần đầu tiên bước vào phòng nhà nó, tôi thấy ngay tấm ảnh đen trắng to, lồng trong khung kính treo trang trọng giữa bức tường ngang trước mặt khi khách vào nhà. Tôi đến gần xem rồi đọc hàng chữ ghi dưới ảnh: Kỷ niệm ngày họp mặt các đoàn viên ưu tú Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tại Thành đoàn Hà Nội.
Trong tấm ảnh chụp khoảng năm sáu chục thành viên nam nữ trẻ. Hàng thứ nhất ngồi, hàng thứ hai chống gối, hàng thứ ba hơi khom người cao hơn, hàng thứ tư đứng thẳng. Ở hàng đứng thẳng cuối này, rìa ngoài cùng bên phải thấy người nam thanh niên trong bộ quân phục xắn tay áo khỏe mạnh, nhưng hình như một bên con mắt của anh bị tật sao đó. Rìa bên trái người nữ thanh niên nhìn hơi liếc phải cười tươi. Tôi hỏi Hưng “kem”:
– Ảnh này là thế nào hả Hưng?
– Ảnh kỷ niệm của chị Đào tao.
Tôi chưa biết mặt chị ruột Hưng bao giờ nhưng buột miệng nói bừa:
– Chắc đây là chị mày (chỉ tay vào người nữ thanh niên rìa trái nhìn hơi liếc phải cười tươi) sẽ lấy người này (chỉ tay vào người nam thanh niên rìa bên phải có con mắt bị tật trong bộ quân phục xắn tay áo mạnh khỏe).
– Lập “con” nói mò đúng thế. Chị Đào tao mới cưới anh Lương năm trước.
– Lương nào tao đâu biết.
– Anh hùng quân đội Lê Mã Lương.
– Thế à, đây là anh hùng quân đội Lê Mã Lương? Tôi buột miệng:
Tuổi xuân hát bài ca ra trận
Mỗi chàng trai, một Lê Mã Lương. Thơ “Xin gửi miền Nam” của Tố Hữu. Rồi nhắc lại câu nói của anh:
– “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.
– Không phải thế, Hưng lắc đầu. Ngày ở mặt trận Đường 9 – Nam Lào, anh rể tao bị thương hỏng mắt, mấy ông nhà báo quân đội Cao Tiến Lê, Khánh Vân vào, được đọc nhật ký của anh tao rồi sửa lại một chút cho chỉnh để đăng báo chứ đúng là tao đã xem cuốn nhật ký đó của anh viết: “Cuộc đời đẹp nhất là ở phía trước, ở mặt trận, ở chiến trường miền Nam đánh Mỹ“.
Mấy chục năm qua đi, không còn tuổi thơ như ngày nào để đấu bóng bàn với Hưng nữa. Cũng mấy chục năm rồi không gặp lại Hưng “kem”. Theo dòng thời gian vật lộn cuộc sống, tôi cũng chẳng có thì giờ đâu nhớ đến anh rể Lê Mã Lương của Hưng với những chiến công vang dội Đường 9 – Nam Lào, Khe Sanh, Tà Cơn, Quảng Trị, Cửa Việt, Đông Hà, Trường Sơn…1969, 1970, 1971…
Rồi gần mười năm sau anh xuống Tây Nam đánh bọn Pol Pot Cam-pu-chia. Rồi 1979 anh lên biên giới phía Bắc đánh bọn Trung Quốc tàn ác xâm lược… Hai mươi mốt tuổi đã là anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trẻ nhất của cuộc chiến chống Mỹ.
Hơn chục năm lại đây tôi rất chú ý đọc được nhiều bài viết về anh trăn trở biển đảo của đất nước đã và đang bị bọn giặc Trung Quốc xâm lấn cướp dần, mất dần, mà giới lãnh đạo Việt Nam cứ câm miệng không dám ho he. Vẫn gượng cười tươi, vẫn gọi chúng là bạn, là đồng chí, là tình hữu nghị anh em.
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương.
Thơ “Đường sang nước bạn” – Tố Hữu.
Cũng có những vị tướng tâm huyết lên tiếng vạch mặt bọn giặc cướp Bắc Kinh như các tướng Lê Duy Mật, Nguyễn Quốc Thước, Phạm Xuân Thệ… (Quân đội). Trương Giang Long, Lê Văn Cương… (Công an) nhưng trong số đó có người đã mất hoặc đã nghỉ hưu.
Còn anh Lương, day dứt chuyện hệ trọng này mấy chục năm qua khi anh đương chức, đương quyền, khi anh đeo lon tướng, mười hai năm giữ chức Giám đốc bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Anh vạch tội ác bọn giặc Tầu trong các cuộc họp và nói chuyện ở Cung Văn hóa Hà Nội, ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, ở buổi tọa đàm Minh triết Biển Đông diễn ra tại Khách sạn Công Đoàn – Hà Nội. Ở chùa Vĩnh Nghiêm – Sài Gòn, tại lễ cầu siêu tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma tháng 7 năm 2015.
Ở khắp mọi miền Bắc – Trung – Nam, nghĩa là bất cứ nơi nào anh đặt chân tới với tấm lòng yêu nước thiết tha nồng nàn. Đi đến đâu anh cũng được mọi người kính trọng đón tiếp và ngợi ca hết lời. Anh là người chủ biên cuốn sách ” Gạc Ma – Vòng tròn bất tử “. Tập hợp các cây bút viết đi tìm nhân chứng, gia đình những người lính nằm xuống trong trận hải chiến Gạc Ma rất công phu.
Cuốn sách đã hoàn thành năm 2014 và đi qua mười ba nhà xuất bản nhưng không nhà xuất bản nào dám nhận in với lý do cần phải được các cơ quan có trách nhiệm thẩm định lại. Anh phản biện:
– “Không hội đồng thẩm định nào thay thế được nhân chứng Gạc Ma”. Anh phẫn nộ: “Nỗi đau lớn nhất về Gạc Ma là sự lãng quên”.
Chính vì lòng nhiệt tình yêu nước của anh đã làm nóng mắt bọn chóp bu. Chúng cho một số kẻ tướng tá, kể cả bọn bồi bút quốc doanh nói xấu, vu khống, thóa mạ anh. Lộ tẩy bản chất của lũ súc sinh hèn mạt trước giặc Tầu.
Thật ra Gạc Ma có chiến đâu mà gọi là hải chiến. Bọn giặc Tầu xả súng giết chết 64 người lính của ta và cướp không đảo thật dễ dàng chỉ vì người lính đã được lệnh cấp trên quán triệt bằng bất cứ giá nào cũng không được nổ súng.
Ai ra cái lệnh hèn hạ kia? Chính là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh lúc đó (trong quân đội thường gọi ‘Anh chột’). Nói như tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Minh triết Nguyễn Khắc Mai thì tay Lê Đức Anh chỉ là thằng cai đồn điền thời Pháp và thằng phản động của đất nước được “Sáu búa” Lê Đức Thọ kéo lên vù vù.
“Anh chột” là kẻ đầu tiên tiếp kiến Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy ở Bộ Quốc phòng làm cầu nối cho Hội nghị Thành Đô 1990. Một Hội nghị bán nước đầy mờ ám, cái thòng lọng đã tròng vào cổ Việt Nam để Trung Quốc giật chết bất cứ lúc nào.
“Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân” – Trời không phụ lòng tốt của người. Cuối cùng trời đã thấu lòng người chiến binh Lê Mã Lương. Sau bốn năm chạy vạy ngược xuôi, công khai chứ không lòng vòng giấu diếm, “Gạc Ma vòng tròn bất tử” được ra mắt sách ngày 10/7/2018 tại thành phố Sài Gòn. Độc giả cả nước chưa kịp hân hoan mừng đón xem thì ngày 16/7/2018 nhà xuất bản Văn Học, đơn vị liên kết với Công ty Trí Việt – First News xuất bản cuốn “Gạc Ma vòng tròn bất tử” ra thông báo tạm dừng phát hành để chỉnh sửa lại. (Đây là lần chỉnh sửa thứ bao nhiêu rồi không ai đếm xuể), chỉ biết rằng số lượng bản nháp chỉnh sửa xếp lại có lẽ không dưới hai mét giấy. Ngày 11/9/ 2018 ông quyền Bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng ra thông báo thu hồi sách.
Sao lại có sự đê tiện thế này. Mọi khốn kiếp bắt đầu từ thằng cha vơ chú váo nào đó có cái tên Hoàng Kiền. Nó vỗ ngực là thiếu tướng cùng con mụ vợ Ngô Thị Khiếu đang sở hữu một “Biệt phủ” núp dưới danh nghĩa bảo tàng Đồng quê (museum of Country) “mu zi um” mu rùa, mu… gì đó ở Giao Thủy, Nam Định trị giá hơn triệu Dollars Mỹ. Nó cũng chưa từng đọc cuốn sách mà mới chỉ xem vi đéo (video). Đ^o cha đ^o mẹ nhà nó, nó kéo bè kéo cánh thêm thằng cha Võ Tiến Trung, thằng Nguyễn Thanh Tuấn.
Những thằng tướng không số má, vô danh tiểu tốt, không biết bọn chúng chui từ lỗ nào ra đây. Toàn loại c^t nát cứ đòi có chóp để sánh với anh hùng Lê Mã Lương. Võ Tiến Trung ngoác mồm thối chửi anh Lương rằng: Lương chỉ còn một con mắt sống ở chiến trường. Giọng điệu của Trung chẳng khác thằng lưu manh du đãng xó chợ đầu ga chứ tướng tá gì loại mặt chó này. Ngoài biển khơi tầu Trung Quốc đâm nát tầu ngư dân mình kia sao Trung không dám chửi hả Trung, sư bố Trung.
Mười năm nay, các cuốn sách của Đặng Tiểu Bình như: “Đặng Tiểu bình, một trí tuệ siêu việt”. “Đặng Tiểu Bình, nhà kinh tế chính trị lỗi lạc”. “Con đường phi thường của Đặng Tiểu Bình”. “Cha tôi Đặng Tiểu Bình”. Kẻ Đặng này đã từng đạp vào mặt Đảng cộng sản Việt Nam. Tên Đặng này đã từng đánh nhân dân Việt Nam (dạy cho Việt Nam một bài học 1979).
Sách vào Việt Nam của nó chưa đi qua tới ba nhà xuất bản, cũng chẳng có hội đồng nào đứng ra thẩm định. Được in tràn ngập, tái bản nhiều lần, số lượng cực lớn, phát hành khắp nước Việt. Sách không bị kiểm soát kiểm duyệt. Không có thằng quan nào, cũng chẳng có thằng tướng nấy dám tru mõm chó đòi thu hồi sách Đặng Tiểu Bình. Thử nói xem, nó lại chẳng đánh cho què người hỏng ngợm.
Thật tởm lợm, có dân tộc nào nhục nhã hơn dân tộc này nữa không? tôn vinh đưa một kẻ lên bàn thờ nhà mình để thờ khi mà kẻ ấy đã từng ị vào mặt mình. Chính những thằng gọi là tướng hèn mạt này tự ị vào mặt chúng. Chúng sợ Tầu cộng vào cướp mất “Biệt phủ” triệu dollars Mỹ như thằng Hoàng Kiền. Hay “Biệt phủ” tâm linh, tâm địa, tâm xà hàng triệu dollars của thằng trung tướng công an bàn giấy Hữu Ước ở Sóc Sơn, Hà Nội theo di nguyện con mụ vợ Nguyễn Thị Lý của nó như nó nói.
Nếu mà “Dùng ngòi bút làm đòn xoay chế độ / Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền” – lời Đặng Xuân Khu, để phất giầu lên như tay Ước này thì hắn quả là đứa con ngoan của gia đình, niềm tự hào của dòng họ, tấm gương sáng của đất nước. Mặt những thằng tướng này xem ra không bằng mảnh quần lót của Bà Trưng đánh quân Đông Hán. Cũng chẳng bằng đũng quần trong của Bà Triệu đánh bọn Đông Ngô.
Lòng tự nhủ lòng nếu còn sống để trở về, thế nào Lập “con” này cũng tìm gặp bằng được Hưng “kem”. Sẽ đấu với hắn theo đúng luật bóng bàn ba “séc” liền để phân lại cao thấp cho Hưng đỡ hậm hực. Sẽ bảo Hưng dẫn đến thăm gia đình anh chị Lê Thị Bích Đào – Lê Mã Lương của nó. Người anh, người lính, người cựu chiến binh mà tôi hằng quý mến ngưỡng mộ từ lâu.
Không chỉ có tôi, mà anh còn được nhân dân cả nước quý trọng ngưỡng mộ, nói thế mới là đúng. Bác Lê Ba ở bên kia thế giới hẳn phải tự hào có cậu con rể Lê Mã Lương lắm lắm, nói thế mới là đúng hơn nữa.
Munich – Germany
Tháng 3/1979 — tháng 3/2019
Dương Tự Lập
©Copyright Tiếng Dân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét