Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Thiếu không gian tự do tư tưởng, Việt Nam khó lòng có triết gia

 

Thiếu không gian tự do tư tưởng, Việt Nam khó lòng có triết gia

Lý Minh

Theo Bộ Công an, nước ta có "gần 750.000 dân phòng, công an bán chuyên trách". Cộng với khoảng 300.000 công an chuyên trách nữa (theo tính toán của chuyên gia thống kê Vũ Quang Việt), vị chi là hơn một triệu công an, hơn số giáo viên của cả ba cấp tiểu, trung và đại học cộng lại.

Nói cái nước này là "công an trị" thì lại bảo rằng phản động!

Hà Dương Tường

Thế mà nay ở một nước “công an trị” như thế lại nẩy ra một Hội Triết học đàng hoàng kia đấy, nghe có oách không! Nhưng xin hỏi các ngài: cụ Lê Đình Kình đảng viên lão thành, suốt đời tranh đấu cho quyền sử dụng đất đai đúng như luật pháp và Hiến pháp, cụ không hề đòi tư hữu đất đai là điều trái với nguyên lý công hữu của Marx. Cụ là một đảng viên thực hành đường lối duy vật lịch sử đúng nghĩa đấy chứ? Rồi Võ sư TS Phạm Đình Quý, Giảng viên ĐH Tôn Đức Thắng, người có bề dày đáng nể trong việc bảo lưu truyền thống võ thuật của nước nhà; ông chỉ viết lá đơn khởi kiện vị Bí thư tỉnh ủy Đắc Lắc về tội đạo văn luận án Tiến sĩ, nghĩa là ông muốn cho luật pháp nước CHXHCN Việt Nam phải dược tuân thủ một cách công minh. Ông cũng là người thực hành đường lối mácxit đúng nghĩa, có phải không? 

Vậy mà các ngài đã đối xử với hai con người Việt Nam cố gắng đi theo đường lối duy vật lịch sử của Marx đó như thế nào? 

Một người thì đang đêm bị hàng ngàn cảnh sát cơ động kéo tới bắn ngay tại Đồng Tâm rồi moi gan móc ruột. Một người nữa thì cũng đang đêm bị công an mật kéo tới ngay giữa Sài Gòn bắt cóc đem về Đắc Lắc giam cầm. Đó có phải là cách thực hiện đường lối nghiên cứu triết học ưu việt của “đảng ta” hay không?  Trả lời sao cho xác đáng thật không phải dễ. Bởi vậy, nghe tin đảng ta thành lập Hội Triết học, thực lòng chúng tôi hoang mang quá. Không biết trong cái hội danh giá nọ, có bao nhiều nghìn người được tuyển vào để trao đổi triết học theo cái cách trao đổi với cụ Kình và ông Võ sư TS Phạm Đình Quý? Nếu được cho biết tường tận mà không có điều gì úp mở hay giấu giếm như thói quen trước nay chúng tôi vẫn thường thấy và chỉ biết có tắc lưỡi, thì… rất đội ơn các ngài.

Bauxite  Việt Nam  

  

Một cảnh sát canh gác khu vực diễn ra Đại hội Đảng Toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 25/1/2016. Ảnh: Hoang Dinh Nam—AFP/Getty Images

Việt Nam vừa mới tổ chức thành lập Hội Triết học Việt Nam. 

Trong bài phát biểu tại đại hội thành lập, ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, với tư cách một người học triết, có một mong muốn là Việt Nam có những triết gia tầm cỡ. Đó là một mong muốn hoàn toàn chính đáng của một người học triết ra, những nhà nghiên cứu triết học  những người yêu thích triết học. 

Tuy nhiên, với cương vị của Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Thưởng có lẽ sẽ hiểu rằng đó là một mong muốn rất khó trở thành hiện thực ở Việt Nam trong bối cảnh hệ tư tưởng chính thống của Việt Nam hiện nay vẫn chỉ là hệ tư tưởng Marx-Lenin. Chính Ban Tuyên giáo do ông lãnh đạo sẽ tìm mọi cách để loại bỏ hoặc hạn chế các hệ tư tưởng triết học khác có khả năng cạnh tranh với hệ tư tưởng chính thống của đảng ông.

Trong lịch sử nhân loại, có một số thời kỳ mà các tư tưởng của các triết gia xuất hiện như thời Hy Lạp cổ đại với sự xuất hiện của nhiều triết gia với đủ các trường phái đối lập nhau. Mỗi trường phái có một cách giải thích khác nhau về sự hình thành và vận hành của thế giới. Có trường phái cho rằng vũ trụ do nước tạo ra, có trường phái lại cho rằng vũ trụ do lửa tạo ra, có trường phái có quan điểm duy tâm, có trường phái lại có quan điểm duy vật. Vấn đề mấu chốt là xã hội Hy Lạp cổ đại thời bấy giờ có một không gian tự do về tư tưởng để tất cả các triết gia thuộc nhiều trường phái khác nhau có thể suy nghĩ và bày tỏ suy nghĩ của mình.

Trung Quốc cổ đại cũng có một thời kỳ “trăm hoa đua nở” về tư tưởng tương tự như Hy Lạp cổ đại, đó là thời Xuân Thu Chiến Quốc. Đó là thời kỳ Trung Quốc được tự do tư tưởng, do đó, nhiều nhà tư tưởng khác nhau xuất hiện như Khổng Tử với tư tưởng trung dung, Lão Tử với tư tưởng vô vi, Hàn Phi tử với tư tưởng pháp trị…

Hai thời kỳ rực rỡ về tư tưởng của Hy Lạp cổ đại và Trung Quốc cổ đại cho thấy rằng các triết gia chỉ có thể xuất hiện trong một môi trường đảm bảo tự do về tư tưởng. Nếu Việt Nam muốn xuất hiện một triết gia tầm cỡ như lời ông Võ Văn Thưởng đã nói thì điều cần làm đầu tiên không phải là thành lập Hội Triết học Việt Nam mà chính là đảm bảo về quyền tự do tư tưởng.

Một triết gia tầm cỡ là triết gia sáng tạo ra một tư tưởng độc nhất mà chưa có ai nghĩ ra. Để làm được điều đó, triết gia đó cần một môi trường để tư tưởng độc nhất đó có thể được lên tiếng, thông thường thông qua việc viết sách để công bố học thuyết của mình. Một học thuyết triết học được xem là mới thông thường sẽ phê phán các học thuyết cũ. Ví dụ như học thuyết xã hội chủ nghĩa của Marx đã phê phán tư tưởng tư bản chủ nghĩa. Một triết gia tầm cỡ chắc chắn sẽ tìm cách phủ nhận các học thuyết cũ, mở ra một chân trời mới cho nhân loại về tư tưởng.

Liệu Ban Tuyên giáo mà ông Võ Văn Thưởng là trưởng ban có chấp nhận sự xuất hiện của một học thuyết triết học hoàn toàn mới, vượt ra ngoài suy nghĩ và nhận thức của những người đang đảm trách việc giám sát hệ thống tư tưởng của Việt Nam? 

Nếu chấp nhận tự do tư tưởng thì tư tưởng triết học mới có thể xuất hiện, các triết gia tầm cỡ mới xuất hiện.

Từ quan điểm trên, nếu để góp phần tạo ra một triết gia Việt Nam tầm cỡ thì việc lập Hội Triết học Việt Nam theo tôi là việc làm không cần thiết. 

Mặc dù vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ quyền tự do lập hội của tất cả mọi người với điều kiện các hội được thành lập không sử dụng ngân sách nhà nước mà phải tự thân vận động về kinh phí. 

Một trong những lý do quan trọng trong việc độc lập về kinh phí của Hội Triết học so với các hiệp hội khác đó là độc lập về kinh phí sẽ dẫn tới độc lập về hoạt động, sau đó là độc lập về tư tưởng. Khi đó, các thành viên trong Hội Triết học Việt Nam mới có thể tự do trong suy nghĩ, từ đó mới có thể tạo ra những tư tưởng mới, những tư tưởng mới cọ xát với nhau để tạo nên những trường phái triết học mới. Khi đó, những triết gia tầm cỡ mới có thể ra đời.

Là một người hoài nghi, cũng là một người yêu thích triết học, tôi cho rằng thiếu một không gian tự do tư tưởng, Việt Nam khó lòng có triết gia, mặc dù trong thâm tâm của những người Việt yêu mến triết học, ai cũng mong muốn Việt Nam xuất hiện một triết gia tầm cỡ.

L.M.

Nguồn: luatkhoa.org/2020-09

Lưu Hiểu Ba và vấn đề Hồng Kông

 

Lưu Hiểu Ba và vấn đề Hồng Kông

Tetsushi Takahashi

Đỗ Đặng Nhật Huy dịch 

Ba năm đã trôi qua kể từ khi nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Lưu Hiểu Ba chết trong tù vào ngày 13 tháng 7 năm 2017. Và cũng đã 10 năm kể từ khi ông được trao giải Nobel Hòa bình khi đang ở tù.

Tuy nhiên, ngược lại mong muốn của Lưu, chính phủ Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo đã thẳng tay ban hành Luật An ninh Quốc gia mới cho Hồng Kông, trong nỗ lực chứng minh tính ưu việt của mô hình độc đảng so với mô hình dân chủ.

Tối ngày 8 tháng 10 năm 2010, tôi đứng chờ tin công bố người thắng giải Nobel Hòa bình năm đó cùng với gần 100 phóng viên của các tổ chức truyền thông nước ngoài trước tòa nhà chung cư ở Bắc Kinh, nơi ở của Lưu Hà, vợ Lưu Hiểu Ba.

Khi ai đó la lên “Ông ấy thắng rồi!”, mọi người reo hò và vỗ tay. Tôi nhớ có một người đàn ông Trung Quốc khoảng 50 tuổi đã nói trong nước mắt: “Lưu Hiểu Ba là niềm hy vọng của Trung Quốc”. Mặc dù Lưu Hà không bước ra, nhưng người đại diện của bà đã đọc một thông điệp có nội dung: “Giải thưởng không thuộc về riêng Lưu Hiểu Ba. Nó thuộc về tất cả những người ủng hộ ‘Hiến Chương 08′”.

Người ta kỳ vọng giải Nobel sẽ tạo ra cơ hội để Trung Quốc lắng nghe cộng đồng quốc tế và thay đổi, dù chỉ một chút. Nhưng Trung Quốc không thay đổi. Ngược lại, họ siết còn chặt hơn.

Lưu Hiểu Ba là một trong những trí thức tuyệt thực ở Quảng trường Thiên An Môn trước khi Giải phóng Quân Nhân dân nghiền nát phong trào ủng hộ dân chủ vào ngày 4 tháng 6 năm 1989. Ông được cho là đã kêu gọi sinh viên và những người biểu tình khác rời quảng trường để tránh đổ máu.

Lưu tiếp tục được tôn trọng ở trong và ngoài nước bởi vì ông chọn ở lại Trung Quốc và vẫn chỉ trích Đảng Cộng sản TQ, mặc dù ông hoàn toàn có thể đi nước ngoài. Năm 2008, ông và các nhà hoạt động dân chủ khác đã soạn thảo “Hiến chương 08”, trong đó kêu gọi bãi bỏ chế độ độc đảng của Đảng Cộng sản TQ và xây dựng nền tư pháp độc lập.

Cuối năm đó, ông bị bắt giam và bị kết án 11 năm tù vì tội âm mưu lật đổ chính quyền vào tháng 2 năm 2010. Tháng 10 năm đó, ông được trao giải Nobel Hòa bình.

Khi Lưu bị chẩn đoán mắc ung thư gan giai đoạn cuối ở trong tù và qua đời ở tuổi 61, nhiều người Hồng Kông đã tiếc thương ông. Nhìn lại, chắc hẳn nhiều người đã thấy tương lai của họ trong tương lai của Lưu. Nỗi lo của họ đã trở thành hiện thực khi luật an ninh quốc gia bắt đầu có hiệu lực từ cuối tháng 6 vừa rồi.

Lưu cho rằng tương lai của Trung Quốc nằm ở giáo dục. Ông nói về tầm quan trọng của dân chủ khi còn là giảng viên Đại học Sư phạm Bắc Kinh hồi giữa những năm 1980, truyền cảm hứng cho nhiều sinh viên tham gia phong trào ủng hộ dân chủ. Những lý tưởng của ông đã được truyền lại cho các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông.

Tôi ghé qua Đại học Sư phạm Bắc Kinh vào thứ Hai. Tôi không thể vào khuôn viên trường vì các biện pháp phòng chống coronavirus, và cả khuôn viên yên lặng như tờ. Tôi ước gì có thể hỏi Lưu xem ông nghĩ gì về tình hình Hồng Kông hiện nay.

T.T.

Tetsushi Takahashi là trưởng văn phòng của Nikkei ở Trung Quốc.

Nguồn: hnghiencuuquocte.org/2020/09/27

Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng rõ nét, nhưng rõ nét gì?

 

Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng rõ nét, nhưng rõ nét gì?

Võ Hàn Lam

Ông Nguyễn Văn Bình tuyên bố: “Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét”

Mô hình chưa có tiền lệ

Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ban Kinh tế Trung ương (30/9/1950 – 30/9/2020), ông Nguyễn Văn Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có các phát biểu được chuẩn bị bằng văn bản, được thể hiện bằng hình thức “cuộc trao đổi với báo chí về một số đóng góp của Ban Kinh tế Trung ương trong việc tham mưu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị (khóa XII), nhiệm kỳ 2016 - 2020 ban hành một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nói rằng: “Đảng ta đã xác định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong suốt 35 năm đổi mới, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng chăm lo xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và coi đây là nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa đột phá”.

(Mở ngoặc về ý kiến của người viết ở đoạn phát biểu trên: việc ông Nguyễn Văn Bình dùng từ “nhân dân ta không ngừng chăm lo xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là áp đặt ý chí chủ quan của ông, vì nếu thực sự có việc “nhân dân ta không ngừng chăm lo” thì chắc chắn khó thể nào loay hoay suốt 35 năm rồi mà mô hình này vẫn dừng ở chuyện “ngày càng rõ nét”!).

“Đến nay, có thể khẳng định rằng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng rõ nét hơn, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đồng bộ, đầy đủ và hoàn thiện hơn. Nhờ đó, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và xem là hình mẫu của các nước đang phát triển mà như đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nói chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ tốt đẹp như ngày nay”- Trích lời của ông Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bình, đây là mô hình chưa có tiền lệ trên thế giới, do vậy, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không thể tránh khỏi các ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, có lúc khá gay gắt. Trong khi đó, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên chống phá, xuyên tạc, kích động. 

Mô hình kinh tế là gì?

Xin thưa với ông Nguyễn Văn Bình, người từng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011-2016) về câu từ “mô hình kinh tế”.

Theo “Giáo trình Kinh tế học vi mô” của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, thì “mô hình” (model) là sự đơn giản hóa hiện thực một cách có chủ định. Nó cho phép nhà nghiên cứu bỏ qua các mặt thứ yếu để tập trung vào phương diện chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng đối với vấn đề nghiên cứu.

Ví dụ, mô hình xác định sản lượng cân bằng bỏ qua nhiều yếu tố tác động vào tổng sản lượng của nền kinh tế, chỉ giữ lại các thành tố lớn của tổng cầu, nhưng rất hữu ích đối với việc nghiên cứu nguyên nhân gây ra tình trạng suy thoái, vì trong nhiều trường hợp, tình trạng suy thoái có nguyên nhân ở sự biến động trong các thành tố của tổng cầu, đặc biệt đầu tư.

Cần chú ý rằng xét về bản chất, mô hình kinh tế cũng là lý thuyết kinh tế, vì cả hai đều bỏ qua những mặt thứ yếu, tập trung vào mối quan hệ giữa các yếu tố chủ yếu.

Mô hình kinh tế (Economic model) là mô hình liên kết hai hay nhiều biến số kinh tế. Mô hình kinh tế được sử dụng cho ba mục đích: Một là mô tả mối quan hệ tồn tại giữa các biến số kinh tế. Hai là xác định kết cục kinh tế rút ra từ các mối liên hệ của các biến số kinh tế. Ba là dự báo ảnh hưởng của những thay đổi trong các biến số kinh tế đối với kết cục kinh tế.

Thử điểm qua một số mô hình trong kinh tế học:

Mô hình Heckscher-Ohlin, nhiều khi được gọi tắt là Mô hình H-O, là một mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và phân công lao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia.

Mô hình IS-LM, cũng được biết đến như là mô hình Hicks-Hansen, được nhà kinh tế học người Anh John Hicks (1904-1989) và nhà kinh tế học của Hoa Kỳ Alvin Hansen (1887-1975) đưa ra và phát triển.

Mô hình IS-LM đã được sử dụng để kết hợp các hoạt động khác nhau của nền kinh tế: nó là sự kết hợp của thị trường tài chính (tiền tệ) với thị trườnghàng hóa và dịch vụ. Trong nền kinh tế đóng thì mô hình không chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài nền kinh tế: xuất khẩu ròng (NX), tỷ giá hối đoái, lãi suất thế giới...

Mô hình Solow-Swan là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, một mô hình kinh tế về tăng trưởng kinh tế dài hạn được thiết lập dựa trên nền tảng và khuôn khổ của kinh tế học tân cổ điển.

Mô hình này được đưa ra để giải thích sự tăng trưởng kinh tế dài hạn bằng cách nghiên cứu quá trình tích lũy vốn, lao động hoặc tăng trưởng dân số, và sự gia tăng năng suất, thường được gọi là tiến bộ công nghệ. Bản chất của nó là hàm tổng sản xuất tân cổ điển, thường là dưới dạng hàm Cobb-Douglas, cho phép mô hình “liên kết được với kinh tế học vi mô”.

Mô hình tổng cầu và tổng cung hay còn gọi là mô hình AD-AS. Đây là mô hình dùng để giải thích hai biến số. Biến số thứ nhất là tổng sản lượng hàng hóa và dịch vụ được đo bằng GDP thực tế. Biến số thứ hai là mức giá được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI hay chỉ số điều chỉnh GDP.

Mô hình Mundell-Fleming là một mô hình kinh tế học vĩ mô sử dụng 2 đường IS và LM để phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô được thực hiện trong một nền kinh tế mở cửa.

Hoài nghi vì chưa ai rõ thuật toán ở mô hình kinh tế của Đảng

Trở lại với ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Theo lời của ông Bình thì đang có không ít các ý kiến hoài nghi nếu vận hành đầy đủ, đồng bộ các quy luật kinh tế thị trường thì khó giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa; có ý kiến tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế nhà nước, e ngại, dè dặt đối với kinh tế tư nhân.

Ngược lại, có ý kiến lại tuyệt đối hóa vai trò của kinh tế tư nhân, cho rằng kinh tế tư nhân sẽ quyết định tất cả và do vậy phải là động lực duy nhất, trong khi nghi ngờ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, nhất là trong bối cảnh một số doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động kém hiệu quả. Có ý kiến quá đề cao vai trò của nhà nước và xem nhẹ vai trò của thị trường và xã hội; ngược lại có ý kiến lại tuyệt đối hóa vai trò của thị trường và xã hội, cho rằng thị trường quyết định tất cả, xem nhẹ vai trò quản lý, điều tiết, dẫn dắt của nhà nước…

“Do vậy, để đi đến thống nhất nhận thức” - ông Nguyễn Văn Bình lập luận – “Phải giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển, giữa kiên định và đổi mới trên cơ sở phải thấm nhuần sâu sắc những nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm xuyên suốt của Đảng nhất là cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Đồng thời, phải nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan, kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết thực tiễn đổi mới ở nước ta, bảo đảm vững chắc định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội”.

Từ yêu cầu trên của ông Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, xin được đặt câu hỏi “hồi tố” với với ông Nguyễn Văn Bình - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011-2016): Mô hình toán trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay là gì?

Lý thuyết mà sinh viên kinh tế được học trên giảng đường, là cần lưu ý một số vấn đề khi xây dựng mô hình toán trong kinh tế, như sau:

Một, trước hết là vấn đề độ đo trong kinh tế. Các đại lượng trong kinh tế rất đa dạng, vì thế để có thể khảo sát cần có một công cụ để so sánh giữa các đại lượng.

Chúng ta có thể hình dung vấn đề này qua một ví dụ đơn giản như sau: Trong mùa đông có thể bạn cần một bộ quần áo ấm hơn một thiết bị giải trí, vì thế bạn sẽ đánh giá bộ quần áo có giá trị hơn dù chúng có cùng giá thành như nhau. Nhưng khi đã có một vài bộ quần áo rồi thì bạn lại đánh giá ngược lại. Thiết bị giải trí kia có giá trị hơn bộ quần áo.

Chúng ta cần phải tìm được một công cụ trong toán để so sánh 2 đối tượng này.

Hai, bao quát được các tính chất đặc trưng. Khi muốn khảo sát một đối tượng nào đó chúng ta phải hiểu về nó. Như vậy để xây dựng được các mô hình toán trong kinh tế cần có những hiểu biết nhất định về kinh tế, các quan hệ giữa các đại lượng kinh tế, tầm quan trọng của một vài tham số đối với vấn đề chúng ta đang quan tâm.

Cần phải nắm được điều quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định tới vấn đề cần khảo sát là gì.

Ba, tính toán các tham số. Các tham số sẽ quyết định kết quả khảo sát trên mô hình nhận được. Các tham số này nhận được từ quá trình theo dõi, nghiên cứu các số liệu thực tế của vấn đề cần khảo sát. Quá trình tính toán các tham số đôi khi chiếm phần lớn thời gian trong quá trình xây dựng một mô hình toán.

Điều này đặc biệt khó khăn tại Việt Nam vì trên thực tế chưa có hệ thống các dữ liệu thống kê chuẩn phục vụ cho nghiên cứu. 

V.H.L.

VNTB gửi BVN

Khi trí thức trở thành gian thương

 

Khi trí thức trở thành gian thương

Hôm qua, BVN có đăng bài của tác giả Hoàng Hải Vân: “Gian thương giáo dục trông giống cái gì”. Hôm nay, có thêm tiếng nói của “người trong chăn” về câu chuyện này. Đọc mà tê tái. 

Tương lai đất nước sẽ đi về đâu với nguồn nhân lực được sinh ra từ nền giáo dục với những giáo sư, tiến sĩ – những con người được xã hội giao trách nhiệm kiến tạo nên nền giáo dục nước nhà nhưng lại hành động bất lương như những gì các tác giả đã nêu?

Chu Mộng Long

Tôi thú nhận từng cùng hội cùng thuyền với các giáo sư tiến sĩ trong một dự án chục triệu đô do nước ngoài cho vay. Dự án cách đây cũng đã mười mấy năm. Duy nhất một lần thôi và tôi phải thoát nhanh để giữ thiên lương của một nhà giáo. Ở trong cuộc, tôi mới thấy giới giáo sư tiến sĩ trên thiên đình kia xem lợi nhuận chia chác cao hơn chất lượng chuyên môn. Những gì mình làm ra bằng công sức trở thành món hàng cho họ kinh doanh với lợi nhuận mà Marx còn sống sẽ không biết phải đưa vào công thức nào cho đúng.

Tôi đồng ý với anh Hoàng Hải Vân, không cần phải đổ hết lỗi cho chế độ. Và cũng không cần lấy giáo dục thời ông Huyên, ông Bửu ra so sánh. Tôi ăn học từ chế độ này, may mắn là tôi học được thầy giỏi và có nhân cách. Hoàng Hải Vân không nói cụ thể là ai, chỉ trách Bộ chủ quản. Còn tôi thì cũng chẳng cần nói Bộ chủ quản, mà nói thẳng luôn, tư duy của kẻ hám lợi phải bắt đầu từ cái não của chính các giáo sư tiến sĩ tham gia cải cách giáo dục.

Anh so sánh với đinh tặc. Còn tôi nói thẳng, đinh tặc chỉ gây hoạ cho một ít người đi đường rủi ro. Còn giáo tặc thì gây hoạ cho hàng triệu trẻ em và nhiều thế hệ.

Các chiêu trò làm tiền trong giáo dục, tôi đã nói nhiều, không cần nói thêm. Chiêu của đinh tặc rải đinh là mánh vặt, còn chiêu của giáo sư tiến sĩ là cả một chiến lược làm ăn lớn, bất chấp hậu quả là trẻ em trở thành nạn nhân, mặc dù các chiến lược ấy đủ các nhân danh tốt đẹp. Trí thức cao hơn đinh tặc một cái đầu là ở chỗ đấy.

Bài này tôi nhấn vào sự đổ lỗi. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khỏi phải trách lỗi ngành giáo dục nữa, vì trước khi ông phát ngôn, các giáo sư tiến sĩ cải cách đã chạy tội bằng cách lo đổ lỗi trước rồi. Khi mới bắt đầu cải cách, các giáo sư tiến sĩ làm chương trình đã giả định rằng, nếu cải cách lần này thất bại, lỗi là do giáo viên. Nay ầm ĩ chuyện đa dạng hoá nhưng vẫn độc quyền buôn sách, họ đổ thẳng lỗi sang cho phụ huynh, rằng do phụ huynh thiếu hiểu biết, do không chịu bỏ nhiều tiền để con em mình hưởng giáo dục chất lượng cao. 

Rõ ràng là đổ lỗi cũng có chiến lược. Vì sách giáo khoa chưa làm xong, họ đã dự trù một kế hoạch đào tạo lại giáo viên để đáp ứng sách giáo khoa mới. Các bạn không thể hình dung nổi một Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục của một trường đại học mà suốt gần 5 năm của một nhiệm kỳ không tổ chức nghiên cứu gì ngoài chạy đôn chạy đáo khắp các sở, phòng, trung tâm, kể cả các đơn vị ngoài hệ thống giáo dục, tức con phe, để chào hàng, mặc cả giá cả trong đào tạo giữ hạng, nâng hạng và bây giờ là chuyển nhanh sang phi vụ đào tạo lại.

Lẽ ra, nếu giáo viên ở phổ thông đang có vấn đề về nhận thức thì trách nhiệm của những nhà cải cách là tập huấn chuyên môn chứ không phải bịa ra đủ các chiêu trò thu tiền đào tạo đủ các loại chứng chỉ. Thậm chí, tôi từng nói thẳng trong một vài hội thảo, rằng, nếu giáo viên phổ thông không đáp ứng được yêu cầu thì đuổi thẳng cổ ra ngoài hệ thống, vì mỗi năm có hàng vạn sinh viên ra trường không có chỗ làm chứ đâu có thiếu người? Mà các loại chứng chỉ từ ngoại ngữ đến giữ hạng, nâng hạng và bây giờ là đào tạo lại đó ra sao? Chỉ là moi tiền giáo viên, còn chất lượng bằng không! Tôi, người trong cuộc, khẳng đinh điều đó và chịu trách nhiệm với phát ngôn của mình.

Tôi dám chắc tệ nạn chạy chức chạy quyền, buôn danh buôn tước... đều từ giáo dục mà ra. Vì nếu không từ giáo dục với các loại bằng cấp, học hàm học vị thì trong hồ sơ có tiêu chuẩn gì để mà chạy mà buôn?

Ở bài trước tôi đã mỉa mai, liệu khi đổ lỗi cho phụ huynh ngu và nghèo, người ta sẽ làm gì để moi tiền từ phụ huynh? Có lẽ không phải đào tạo lại phụ huynh, vì người ta đã tận thu các loại phí, thu tiền sách giá cao, một số nơi thu luôn cả sổ liên lạc điện tử và đã âm mưu thu luôn cả tiền kinh doanh điện thoại di động khi có chủ trương cho phép học sinh dùng điện thoại làm phương tiện học tập.

Không trách chế độ mà trước tiên hãy trách cái não nửa đạo đức nửa con buôn của giáo sư tiến sĩ; nửa này nó nhân danh đủ thứ vì sự phát triển, tiến bộ, vì con em chúng ta, nửa kia tìm cách hết moi ngân sách đến moi tiền thầy cô giáo và moi đến đáy quần của phụ huynh nghèo. 

Một lần trao đổi với thành viên của dự án cải cách, tôi hỏi, vì sao chương trình vẫn quá tải về kiến thức, nhiều môn học gần như đều bị chính trị hoá đến thô bạo như vậy? Vị giáo sư tiến sĩ ấy đổ lỗi ngay cho bên tuyên giáo. Tôi bảo có chuyện đó à? Các anh có trình độ mà người ta bảo sao làm vậy thì khác gì nô tài? Anh ta mới dẫn chuyện lần cải cách sau đổi mới, chủ biên Nguyễn Đăng Mạnh lỡ bỏ Tuyên ngôn độc lập ra ngoài sách ngữ văn vì lý do đó là tác phẩm chính trị, hậu quả là bị tuyên giáo kết tội phản động. Tôi bật cười và nói thẳng, ông Mạnh bỏ Tuyên ngôn độc lập ra ngoài hệ thống văn chương là cực đoan và sai lè, vì văn chương có tính chính trị nhiều vô kể, như Nam quốc Sơn hà, Hịch Tướng sĩ, Bình ngô Đại cáo... Nhưng tôi nhớ, bộ sách đó sử dụng nhiều năm mới bị phát hiện từ những người ngoài tuyên giáo chứ không phải ban tuyên giáo. Tôi hình dung, nhiều lắm thì ban tuyên giáo có chỉ đạo về tư tưởng chung chung, họ không thể và không đủ trình độ để thò vào từng trang sách giáo khoa. Khi tôi hỏi ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó Ban tuyên giáo trung ương, ổng thừa nhận điều tôi nói là đúng. Sự thô thiển về chính trị là do cái đầu ươn hèn và lưu manh, vụ lợi và cơ hội của nhóm các giáo sư tiến sĩ làm cải cách.

Một cách có hệ thống từ trên cao xuống dưới hàng thấp nhất là một trường mầm non hay tiểu học đều có tệ nạn làm tiền bằng mọi giá, từ mua bán sách giáo khoa đến sách dạy thêm học thêm, từ các đồ dùng học tập cho đến quần áo, giày dép có in logo trường, từ thu các loại phí bắt buộc cho đến các phí không bắt buộc như xây dựng và bảo hiểm xã hội... Giáo dục đang nghĩ dân chúng là cái mỏ vô tận để đào mà không biết rằng, khi dân kiệt cùng thì giẻ rách cũng không có mà đào.

Giáo dục không làm cho dân giàu nước mạnh mà làm cho dân kiệt quệ, nước suy vi thì là nền giáo dục gì? Một ông Tổng chủ biên chương trình cải cách như ông Nguyễn Minh Thuyết mà dám hưởng ứng bà Nguyễn Hoàng Ánh khi bà này phát ngôn "phụ huynh là lực cản lớn nhất của giáo dục" thì rõ ràng ông đã sai từ gốc, lệch lạc cả tầm lẫn tâm. Ông khen bà "thẳng thắn và sâu sắc", có lẽ vì ông thấy ở phát ngôn đó bộc lộ một tư cách làm tiền trắng trợn như con buôn không cần nhân danh đạo đức nữa?

Đạo lý tối thiểu của giáo dục là cải thiện đời sống dân nghèo, nâng cao dân trí. Giáo dục mà làm ngược một cách vô đạo thì sao có thể giáo dục con em thành người?

C.M.L.

Nguồn: Fb Chu Mộng Long

Sao không học tập các đảng chính trị ở nước bạn?

 

Sao không học tập các đảng chính trị ở nước bạn?

Nguyễn Huyền

Đồng chí Tổng Bí thư đã có trách nhiệm cụ thể ra sao khi đồng chí đã phân công cán bộ, mà một số cán bộ ấy về sau lại là ‘củi’ được chính đồng chí ‘đốt lò’? 

“Mục đích của chúng ta, trách nhiệm của chúng ta là phải xây dựng được một Ban Chấp hành Trung ương mạnh, một Bộ Chính trị mạnh, một Ban Bí thư mạnh, thật sự đoàn kết” – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói.

Báo điện tử VietnamNet có bài “Trăn trở của Tổng Bí thư về Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII” (*)

Tư cách là đảng viên, tôi muốn qua bài viết này được chia sẻ những trăn trở của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.

Thứ nhất, tôi chọn trang Việt Nam Thời Báo để gửi bài cộng tác đây, vì qua đó tôi muốn nhấn mạnh với đồng chí Tổng Bí thư rằng trong mọi trường hợp, Đảng cần biết lắng nghe ý kiến đa chiều từ các kênh truyền thông khác nhau. Nếu đồng chí Tổng Bí thư chỉ đọc mỗi mấy trang giấy A4 về những báo cáo tóm tắt báo chí hàng ngày được đặt trên bàn làm việc của đồng chí, thì xin hãy nhớ đó là những tin tức được định hướng để báo cáo cho đồng chí đọc.

Thứ hai, đồng chí Tổng Bí thư hãy bình tâm giải thích vì sao lâu nay, và dường như đến tận lúc này đồng chí vẫn khăng khăng vào hình mẫu quản lý tương tự với Trung Quốc. Theo đó, đồng chí trung thành cơ cấu bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, công an phải là uỷ viên Bộ Chính trị?

Đồng chí nghĩ như thế nào khi lâu nay trong chính nội bộ Đảng đã bất bình ra mặt, khi có sự phân biệt quyền lực chính trị giữa bộ trưởng ngoại giao – quốc phòng – công an, với các bộ tài chính, giáo dục, công thương, nông nghiệp, văn hoá, giao thông, tư pháp…?

Không thể nói rằng bộ nào quan trọng hơn hẳn bộ nào trong việc gìn giữ Đảng. Giả dụ nếu bộ trưởng tài chính khiến nợ nần quốc gia đầm đìa, thì cách nào Đảng cũng phải chống đỡ khó khăn trong việc tồn tại, đặc biệt là lòng tin của dân chúng.

Đất nước phải có không gian phát triển bình thường như các quốc gia văn minh khác để lấy phát triển là ưu tiên số 1, chứ không phải là Ban Chấp hành Trung ương – Bộ Chính trị – Ban Bí thư. Chỉ có phát triển dân giàu, nước mạnh thì an ninh quốc phòng theo đó mà bền vững, bè bạn tôn trọng theo đó ngoại giao chỉ việc chào mừng…

Thứ ba, đồng chí cần xem lại về việc độc quyền quy hoạch cán bộ của chính đồng chí, tức của Đảng. Một đơn cử, thật khó hiểu khi đồng chí Tổng Bí thư đã chọn một Trưởng Ban Tuyên giáo mà hôm rồi có huấn thị, đại ý rằng qua việc phát triển từ “thế lực thù địch” mà đồng chí Tổng Bí thư hay nhắc đến trong các diễn văn, để tiến đến “triết học thù địch”. Đây là một chuyển biến về chất rất đáng lo ngại của ngành Tuyên giáo Đảng ta.

Thứ tư, đồng chí Tổng Bí thư có tính thử học hỏi kinh nghiệm về các đảng chính trị ở nước bạn? Theo tôi biết, không chỉ Hoa Kỳ, mà nhiều quốc gia khác cũng có Đảng Cộng sản. Việc bầu cử ở những nơi này là phổ thông đầu phiếu với sự cạnh tranh sòng phẳng giữa các đảng phái chính trị trong cơ cấu ghế quyền lực ở Quốc hội, cũng như nội các Thủ tướng hay Tổng thống.

Đồng ý Việt Nam vẫn theo mô hình quốc gia đơn đảng, song ngay cả trong đơn đảng, thì quyền phổ thông đầu phiếu của các đảng viên cũng cần tôn trọng.

Thời gian qua, cá nhân tôi thấy rằng nhân danh Bộ Chính trị, đồng chí và nhóm thân hữu của đồng chí, dường như cho mình các đặc quyền chọn lựa thay nhân sự cả về mặt Đảng, lẫn dân sự như các chức danh Giám đốc Sở, Chủ tịch Tỉnh… vốn thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân các địa phương đó.

Thứ năm, nếu thực sự trăn trở và mong muốn tìm được hướng phát triển tốt nhất cho Đảng trong nhiệm kỳ tới, tôi cho rằng đồng chí Tổng Bí thư cần có một báo cáo tổng kết thật sòng phẳng về chính cá nhân đồng chí đã làm được gì cho Đảng, cho dân trong suốt thời gian rất dài đồng chí  ở đỉnh cao chót vót quyền lực: từ chủ tịch Quốc hội cho tới Tổng Bí thư, rồi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước.

Đồng chí Tổng Bí thư đã có trách nhiệm cụ thể ra sao khi đồng chí đã phân công cán bộ, mà một số cán bộ ấy về sau lại là ‘củi’ được chính đồng chí ‘đốt lò’?

Riêng cá nhân tôi cho rằng thật tâm thì đồng chí Tổng Bí thư vẫn thủ cựu quan điểm về nhân sự. Một dẫn chứng gần nhất, vào chiều ngày 22-9-2020, báo chí đưa tin Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã triệu tập phiên họp bất thường kiện toàn nhân sự, bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND thành phố với ông Nguyễn Đức Chung, bầu ông Chu Ngọc Anh, Phó Bí thư Thành ủy, giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Ông Chu Ngọc Anh là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, được Bộ Chính trị của đồng chí Tổng Bí thư điều động, phân công, chỉ định tham gia Ban chấp hành, Ban thường vụ và giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020 vào chiều 18-9; và đây là bước thủ tục để ông Chu Ngọc Anh ngồi vào ghế Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Lời thật mất lòng, rất mong được đồng chí Tổng Bí thư lắng nghe để Đảng của chúng ta thật sự làm tốt vai trò là tôi tớ của nhân dân như di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chú thích:

(*) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tran-tro-cua-tong-bi-thu-ve-ban-chap-hanh-trung-uong-khoa-xiii-675476.html

N.H.

VNTB gửi BVN

Nếu Đại hội 13 không Cải cách Điền địa - thay đổi tận gốc Luật Đất đai thì coi như vô nghĩa

 

Nếu Đại hội 13 không Cải cách Điền địa - thay đổi tận gốc Luật Đất đai thì coi như vô nghĩa

Lưu Trọng Văn

Dương Trọng Dật khi là sinh viên năm nhất, Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội thì Nguyễn Phú Trọng là sinh viên năm cuối, cũng khoa Ngữ văn trên. 

Dương Trọng Dật như bao sinh viên khoa Văn khác, tình nguyện vào chiến trường Miền Nam ác liệt thì cử nhân văn chương “xuất sắc” Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được đào tạo tại Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc cho đến 1976 - hoà bình.

Chức vụ cao nhất của Dương Trọng Dật là Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng của thành uỷ TPHCM. 

Chức vụ cao nhất của Nguyễn Phú Trọng là TBT đảng, chủ tịch nước.

Gã phải dài dòng về Dương Trọng Dật vậy để chứng minh nhà thơ có hàng chục tập thơ ngợi ca đất nước này không thể là thế lực thù địch mà ngược lại ông còn là nhà lý luận xuất sắc không kém bất cứ nhà lý luận nào uy tín nhất của đảng.

Vấn đề chính là ở đây. Hôm nay trên facebook của Dương Trọng Dật, gã đọc bài viết này.

Gã chia sẻ để muốn nói với TBT, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng rằng, đây là lúc cơ hội cuối cùng cho ông để làm cuộc cải cách điền địa lần thứ hai - cách mạng tận gốc Luật Đất đai.

Nếu Đại hội 13 mà ông chỉ đạo không đặt vấn đề này vì sinh tồn của Dân tộc thì có thể khẳng định ngay từ bây giờ đại hội cơ bản không có vai trò gì với Đất nước.

Dương Trọng Dật viết:

"Một nhà báo nước ngoài bảo tôi: có lẽ các ông phải làm cuộc cải cách điền địa lần thứ 2. Vì sao? Vì cuộc cải cách ruộng đất các ông lấy ruộng địa chủ chia cho dân nghèo. Nhưng bây giờ các ông lại để ruộng đất nông dân rơi vào tay các ông chủ tư bản. Và lại muốn bảo đảm bình đẳng công bằng …?

“VÒNG TRÒN

Họ đi theo hàng một

lối đi rừng

Mũ cối dép lê

Mắt thất thần ngơ ngác

Bốn phía tràn ra

Cơn lũ điền trang, resot...

Những sân gol như bầy quái thú tham lam

Nuốt chửng bờ xôi ruộng mật

Đồng tiền còm đến nhanh,đi nhanh

Tan trong khói xe

Cháy trong chiếu bạc

Họ đi theo lối mòn

Những nông dân không cày bừa

Không đất đai

Không nghề nghiệp

Như bước ra từ tiền kiếp

Lo sợ trước tương lai

Chỉ còn những bàn tay chai

Không phải trời đày

Như con kiến leo cành đa

Từ nón rách chân trần đến mũ cối dép lê

Bước đi vô thức...”

L.T.V.

Nguồn: Tác giả gửi BVN

Gian thương giáo dục trông giống cái gì?

 

Gian thương giáo dục trông giống cái gì?

Hoàng Hải Vân 

Tại cuộc họp của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực hôm qua, Phó tể phụ Vũ Đức Đam rất hùng hồn đề nghị khuyến khích sử dụng lại sách giáo khoa cũ. Ngài cũng tuyên bố không được đưa sách tham khảo vào trường học, ngài còn mạnh mẽ hơn khi yêu cầu cấm cả mọi hình thức “khuyến khích” đưa sách tham khảo vào nhà trường. 

Phó tể phụ đang ở cõi trên, tuyên bố của ngài chẳng xi nhê gì đối với Thượng thơ Phùng Xuân Nhạ cùng cõi ta bà Bộ Giáo dục của ông.

Sách thì do cõi ta bà của Bộ GD in, rồi Bộ sửa. Khuyến khích dùng sách cũ chưa sửa có được không? Bộ nói từ năm nay có nhiều bộ sách giáo khoa để lựa chọn, nhưng cũng do Bộ làm, do Bộ in, lựa chọn đường nào đây?

Sách tham khảo cũng do Bộ làm, do Bộ in. Cấm mọi hình thức khuyến khích đưa vào trường học, Bộ sẽ đưa chúng đi đâu đây? 

Đi đâu cũng phải đến học trò, chẳng lẽ Bộ đưa đi bán giấy vụn à?

Lẽ ra, nhiệm vụ của nhà nước là chỉ xác lập các chương trình học cho từng cấp, cho từng lớp. Mỗi cấp, mỗi lớp cần được trang bị những tri thức gì. Sách giáo khoa chẳng qua là các tài liệu soạn ra để chuyển tải tri thức đó cho học trò. Mỗi tác giả hoặc nhóm tác giả sẽ có những cách chuyển tải khác nhau, cho nên các sách giáo khoa cùng một môn học có thể được viết theo các cách khác nhau theo tài năng của từng tác giả. Thầy giáo và học trò sẽ chọn sách nào dễ truyền đạt nhất và dễ tiếp thu nhất. Từ sau khi tiến hành công cuộc Đổi Mới đất nước tới nay, nhà nước vẫn chưa hiểu được đạo lý đơn giản đó. Cho nên, Bộ Giáo dục ôm hết, từ lập chương trình cho đến viết sách, in sách, bán sách, biến thành một nhà buôn bán tri thức, bắt buộc trẻ nhỏ và cha mẹ chúng thành khách hàng.

Buôn bán tri thức là không tốt nhưng chưa phải xấu. Cái xấu là lợi dụng vị thế nhà nước không cho người khác cung cấp để một mình mình cung cấp, gọi là buôn bán độc quyền. Nhưng việc buôn bán độc quyền đó cũng chưa phải quá xấu. Cái quá xấu là nhằm tối đa hóa lợi nhuận nên chỉ cho hàng hóa của mình tồn tại trong một thời gian ngắn để buộc khách hàng phải mua cái khác, tức là sửa sách để cho học trò không dùng sách cũ được mà buộc phải mua sách mới. Cái này là gian thương, thậm chí còn tệ hơn là gian thương.

So sánh gian thương giáo dục với bọn rải đinh cho người đi đường bị chọc lủng lốp xe để mang đến cho chúng vá thì hơi quá, nhưng về bản chất là giống nhau.

P/s : Tôi hoàn toàn không có ý nói gian thương giáo dục là sản phẩm của chế độ. Chế độ này đã từng có một nền giáo dục đáng ngưỡng mộ thời Giáo sư Nguyễn Văn Huyên làm Bộ trưởng Giáo dục và Giáo sư Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Đại học. 

H.H.V.

Nguồn: Fb Hoàng Hải Vân

Cải cách kinh tế Trung Quốc đang đi thụt lùi

 

Cải cách kinh tế Trung Quốc đang đi thụt lùi

Kevin Rudd & Daniel Rosen
Phan Nguyên dịch 

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới hiễn vẫn báo cáo tăng trưởng dương. Trung Quốc là nước đầu tiên bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và cũng là nước đầu tiên vượt qua, đạt mức tăng trưởng 3,2% trong quý gần đây nhất trong khi Hoa Kỳ giảm 9,5% và các nền kinh tế tiên tiến khác phải chịu mức giảm hai con số. Giám sát công nghệ cao, xét nghiệm toàn diện và các biện pháp ngăn chặn tích cực từ trên xuống đã giúp Trung Quốc kiểm soát được virus trong khi các nước khác vẫn đang phải vật lộn. Trung Quốc thậm chí có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế dương theo năm trong năm 2020.

Sự phục hồi này là có thật, nhưng đằng sau những con số ngắn hạn, sự khởi động lại nền kinh tế vẫn còn nhiều điều đáng ngờ. Sự bứt phá về tăng trưởng của Trung Quốc không phải là sự khởi đầu của một sự phục hồi mạnh mẽ mà chỉ là sự phục hồi không đồng đều được thúc đẩy bởi xây dựng cơ sở hạ tầng. 

Dữ liệu Quý II/2020 cho thấy sự mất cân bằng tương tự ở các quốc gia khác đang phải vật lộn với virus: Đầu tư đóng góp 5 điểm phần trăm vào tăng trưởng, trong khi tiêu dùng giảm, âm 2,3 điểm.

Kể từ năm 2017, China Dashboard, một dự án hợp tác của Tập đoàn Rhodium và Viện Chính sách Xã hội Châu Á, đã theo dõi chặt chẽ chính sách kinh tế của Trung Quốc để tìm các dấu hiệu tiến triển. Bất chấp các cam kết lặp đi lặp lại của các cơ quan chức năng Trung Quốc nhằm mở cửa hơn nữa và giải quyết tình trạng quá phụ thuộc vào nợ, China Dashboard đã quan sát thấy những nỗ lực bị trì hoãn và thậm chí là cả sự phản đối cải cách. Sự bùng phát Covid-19 tạo cơ hội cho Bắc Kinh chuyển hướng và thực hiện cải cách thị trường. Các tín hiệu từ các nhà lãnh đạo vào mùa xuân này gợi ý về việc khắc phục các cơ chế thị trường không hiệu quả. Nhưng đáng chú ý là danh sách dài các cải cách được hứa hẹn vào tháng 5 gần giống với danh sách trước đó – chẳng hạn như tách quản lý vốn khỏi quản lý kinh doanh tại các công ty nhà nước và mở cửa cho đầu tư nước ngoài đồng thời tăng “chất lượng” của đầu tư ra nước ngoài – đã được thông qua tại Hội nghị trung ương Đảng lần thứ ba vào năm 2013. Nói cách khác, những cải cách được hứa hẹn gần đây đã không xảy ra, và không có gì trong các tuyên bố mới giải thích tại sao lần này sẽ khác.

Một cái nhìn trung thực về các động lực đằng sau tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay cho thấy sự tăng cường các giải pháp do nhà nước quản lý, chứ không phải là các cải cách thực sự. Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã thúc đẩy sự phục hồi dựa vào đầu tư của Trung Quốc. Trong nửa đầu năm 2020, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, đầu tư vào tài sản cố định tăng 2,1% ở các DNNN và giảm 7,3% ở khu vực tư nhân. Tồn kho của các công ty tư nhân trong nước tăng mạnh trong cùng kỳ – một dấu hiệu cho thấy khó bán hàng – trong khi tồn kho của các DNNN giảm nhẹ, cho thấy bản chất tăng trưởng không đồng đều của Trung Quốc.

Có lẽ minh chứng quan trọng nhất cho sự không tin tưởng vào thị trường là chương trình “lưu thông nội bộ” do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra lần đầu tiên vào tháng Năm. Nhìn bề ngoài, sáng kiến mới này được cho là nhằm mở rộng nhu cầu trong nước để bổ sung, chứ không phải thay thế nhu cầu bên ngoài. Tuy nhiên, Bắc Kinh đang cố gắng thúc đẩy tiêu dùng trong nước bằng cách coi đây là một ưu tiên chính trị. Do nhu cầu của các hộ gia đình vẫn đang giảm, chúng ta có thể sẽ chứng kiến nhiều trợ cấp hơn cho các nhà sản xuất và các biện pháp can thiệp khác của chính phủ, thay vì các biện pháp trao quyền cho người mua. Canthiệp thị trường theo ý muốn và ra lệnh bằng nghị quyết rằng tiêu dùng sẽ tăng không phải là dấu hiệu của một nền kinh tế tiên tiến.

Đại dịch đã buộc mọi quốc gia phải đặt sự ổn định ngắn hạn lên trên những lo ngại trong tương lai, nhưng không quốc gia nào khác chịu gánh nặng lớn như Trung Quốc. Hồi tháng 6, Quốc vụ viện đã ra lệnh cho các ngân hàng “từ bỏ” 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 220 tỷ USD) lợi nhuận, đòn bẩy duy nhất mà nhà nước có để giảm chi phí vay nợ (cho doanh nghiệp) và hỗ trợ tăng trưởng. Vào tháng 8, cơ quan lập kế hoạch kinh tế của Trung Quốc đã ra lệnh cho sáu ngân hàng dành một gói tài trợ cho xây dựng cơ sở hạ tầng bằng các khoản vay dài hạn với lãi suất thấp hơn thị trường. Những giải pháp tạm thời này đe dọa đến sự ổn định tài chính của một hệ thống vốn đã quá nhiều nợ, dẫn đến nhiều vụ vỡ nợ và tái cơ cấu ngân hàng trong tương lai.

Trung Quốc cũng phải đối mặt với chi phí gia tăng ở nước ngoài. Bằng cách tăng cường sản xuất trong sáu tháng qua trong khi nhu cầu trong nước đình trệ, Bắc Kinh đã làm thặng dư thương mại của mình gia tăng, thúc đẩy phản ứng dữ dội của quốc tế chống lại chủ nghĩa tư bản nhà nước, không chỉ ở Washington mà còn các nơi khác. Hoa Kỳ đã chặn một số kênh nhập cư, đầu tư và hợp tác công nghệ. Không nêu tên Trung Quốc, nhưng một tài liệu chính sách của Ủy ban Châu Âu hồi tháng 6 đã chỉ trích “các khoản trợ cấp do các chính phủ không thuộc EU cấp cho các công ty ở EU”. Chính phủ và các tập đoàn công nghiệp ở Đức, Hà Lan, Pháp và Ý cũng đang thúc đẩy Trung Quốc thay đổi.

Sự nghi ngờ về hướng đi của Bắc Kinh đã thể hiện rõ ngay cả ở các công ty nước ngoài đã đầu tư hàng nghìn tỷ đô la vào Trung Quốc trong những thập niên gần đây. Một cuộc khảo sát của UBS Evidence Lab vào tháng 7 năm 2020 với hơn 1.000 giám đốc tài chính trong nhiều ngành khác nhau ở Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Á cho thấy 75% số người được hỏi đang cân nhắc chuyển một số hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc hoặc đã làm như vậy. Gần một nửa số giám đốc điều hành người Mỹ có kế hoạch rời đi cho biết họ sẽ chuyển hơn 60% hoạt động sản xuất tại Trung Quốc sang nước khác. Đầu năm nay, Bắc Kinh đã thực hiện các cải cách kinh tế nhằm ngăn chặn sự rời đi của các công ty nước ngoài nhưng vẫn chưa có kết quả.

Trong nhiều năm, thế giới đã theo dõi và chờ đợi Trung Quốc trở thành một nền kinh tế thị trường tự do hơn, từ đó giảm bớt lo ngại về an ninh của Mỹ. Vào thời điểm căng thẳng sâu sắc trên toàn cầu, nhiều thước đo cải cách mà chúng tôi đã thực hiện thông qua China Dashboard cho thấy chiều hướng ngược lại. Các chuẩn mực kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng khác biệt thay vì hội tụ với phương Tây. Những thay đổi được hứa hẹn từ lâu được trình bày chi tiết lúc ông Tập mới lên nắm quyền đã không thành hiện thực.

Mặc dù Bắc Kinh nói về hiệu quả “phân bổ thị trường”, nhưng điều đó không được định hướng bởi những gì mà các nhà kinh tế học chính thống gọi là nguyên tắc thị trường. Nền kinh tế Trung Quốc thay vào đó là một hệ thống chủ nghĩa tư bản nhà nước, trong đó “trọng tài” là một cơ chế chính trị không thể kiểm soát. Điều đó có thể hoặc không thể hiệu quả đối với Trung Quốc, nhưng đó không phải là điều mà các nền dân chủ tự do nghĩ rằng họ sẽ nhận được khi mời Trung Quốc đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế thế giới.

K.R. và D.R. 

Ghi chú

- Kevin Rudd, chủ tịch Viện Chính sách Xã hội Châu Á, từng là thủ tướng Australia giai đoạn 2007-10 và 2013. 

- Daniel Rosen là đối tác sáng lập của Rhodium Group.

Nguồn: nghiencuuquocte.org/2020/09/23

Bài 3: Tìm về đầu nguồn của Sông Cam Ly

 

Bài 3: Tìm về đầu nguồn của Sông Cam Ly

Thời gian qua BVN đã cho đăng những ghi chép rất công phu của ông Mai Thái Lĩnh, thể hiện cái nhìn trăn trở, đầy trách nhiệm của ông với mảnh đất Đà Lạt.

Xin mời độc giả BVN xem tiếp câu chuyện của ông.

Logo - Ghi_chep_DL.jpg

Cao nguyên Lang-Bian với độ cao trung bình 1.500 m là nơi phát nguyên của ba dòng sông: dòng chính là Sông Da Deung (có khi được ghi là Da Dung, Da Dong, Da Dâng) và hai phụ lưu: Cam Ly và Da Nhim. Sông Da Deung chảy gần đến đồng bằng thì hợp lưu với Sông La Ngà thành Sông Đồng Nai. Dòng Cam Ly nằm trên địa bàn Đà Lạt thường được gọi là Suối Cam Ly (Source de Cam Ly), gồm hai nhánh chính: một nhánh bắt nguồn từ một dãy đồi núi ở phía Đông-Bắc  – trong đó cao nhất là Hòn Bồ (Lap Bé Sud), và nhánh thứ hai bắt nguồn từ Hòn Ông (Lap Bé Nord). Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu đầu nguồn của nhánh thứ hai - liên quan đến Hồ Than Thở và Hồ Mê Linh. 

Bản_đồ LapBe Nord & Sud.jpg

Hình 1 : Trích bản đồ Đà Lạt 1965

Những bản đồ Đà Lạt do Nha Địa dư Quốc gia phát hành trước năm 1975 – kể cả những bản đồ với tỷ lệ 1/10.000 và 1/12.500 đều không cho thấy đầu nguồn của Suối Cam Ly. Vì vậy nhiều người đã lầm tưởng Hồ Than Thở là hồ đầu nguồn. Thật ra, cách hồ này khoảng 3,5km về phía bắc còn có một hồ nước khác: Hồ Thái Phiên (xem hình 1). Đây mới là hồ đầu nguồn, như chúng ta thấy trong bản đồ tỷ lệ 1/50.000 phát hành năm 1965, tờ Đà Lạt, 6632-I. [1]

Phần I: Hòn Bồ

1. Tình trạng hiện nay của vùng đầu nguồn Suối Cam Ly:

Đường tỉnh lộ 723 (ngày nay là quốc lộ 27C) nối liền Đà Lạt với tỉnh Khánh Hòa đã mở ra một hướng phát triển mới cho thành phố về phía Đông-Bắc. Con đường dài 121 km này được khởi công vào năm 2004 và hoàn thành năm 2007, nối liền Đà Lạt với quốc lộ 1 tại thị trấn Diên Khánh (thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa dưới thời Nhà Nguyễn). Báo chí trong nước hết lời ca tụng đây là “Con đường nối Biển và Hoa”, vì nó giúp rút ngắn đoạn đường nối liền hai thành phố du lịch nổi tiếng Đà Lạt và Nha Trang, không cần phải đi qua Phan Rang. Nhưng trong khi tán tụng một chiều sự phát triển du lịch và xu hướng đô thị hóa vùng phía bắc cao nguyên Lang-Bian, truyền thông đại chúng cũng như giới nghiên cứu khoa học hầu như làm ngơ trước nguy cơ tiềm ẩn: công cuộc khai phá và phát triển vùng này nếu không dựa trên các khảo sát, nghiên cứu thật sự khoa học và không được điều hành một cách nghiêm ngặt có thể dẫn đến sự hủy hoại môi trường sinh thái của vùng đầu nguồn Sông Đồng Nai. 

Đường Đà Lạt- Nha Trang.jpg

Hình 2: Quốc lộ 27C (tên cũ: Tỉnh lộ 723)

Chỉ tính riêng hệ thống hồ - suối liên quan đến Sông Cam Ly chảy ngang qua thành phố Đà Lạt, kể từ khi con đường nối liền quốc lộ 20 (tức quốc lộ 11 cũ) với quốc lộ 27C – ngày nay được đặt tên là đường Huỳnh Tấn Phát, các hoạt động phá rừng và mua bán đất đai đã diễn ra như một cơn sốt điên cuồng. Bên cạnh xu hướng “bê-tông hóa” tại khu trung tâm thành phố mà báo chí quốc nội đã nhiều lần nhắc đến trong những năm qua, cần phải kể đến xu hướng xây dựng hàng loạt “nhà kính” đủ loại khiến cho nhiều chuyên gia phải lên tiếng báo động, nhất là trong những năm gần đây, mỗi khi mùa mưa đến, nạn ngập lụt trên “thành phố ngàn thông” nổi tiếng này trở thành thường xuyên và ngày càng trầm trọng hơn. Vào tháng 8 năm 2019, trang báo Zing đã phải báo động: “Nhà kính trồng rau, hoa bao vây Đà Lạt tứ phía. Hàng nghìn công trình màu trắng phủ kín những đồi thông được cho là nguyên nhân gây ngập úng khi mưa lớn.”[2]

Cách giải thích dễ dãi và vô trách nhiệm nhất là đổ lỗi cho người dân, như tuyên bố của ông Phạm S., Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Lâm Đồng: “Đã có những khuyến cáo từ sớm về việc cải tạo cây xanh, đất dốc thì không nên làm nhà kính. Tuy nhiên, nông dân không ai nhường ai cả. Yếu tố lợi nhuận đã chi phối họ trước biến đổi môi trường.”[3] 

Muốn biết nguyên nhân chính: do người nông dân chạy theo “lợi ích riêng” hay do các đại gia địa ốc được sự tiếp tay của chính quyền, hoặc do chính chủ trương của Đảng và Nhà nước,… thiết tưởng không thể kết luận một cách vội vàng như lời ông S. vừa nói, mà cần phải chịu khó tìm hiểu thực tế.

2. Hòn Bồ ngày nay

Đường Huỳnh Tấn Phát.jpg

Hình 3: Đường Huỳnh Tấn Phát nhìn về phía suối

Photo_04 Đường Huỳnh Tấn Phát nhìn về phía suối.jpg

Hình 4: Đường Huỳnh Tấn Phát nhìn về phía núi

Ngày nay, nếu đi từ trung tâm Đà Lạt đến Hòn Bồ bằng con đường Huỳnh Tấn Phát, độc giả sẽ hết sức ngạc nhiên vì hai bên “đại lộ” này đều có lề đường lát gạch xi-măng khá tốt (còn tốt hơn nhiều con đường trong thành phố) mặc dù không có ai đi bộ để hóng mát hay tập thể dục. Vào mùa khô, lề đường còn được dùng để phơi nông sản (!). Nhìn về phía bên trái con đường (tức phía suối), chúng ta thấy toàn bộ đất đai ở vùng trũng men theo chân núi đều là đất sản xuất nông nghiệp. Dọc theo hai bên dòng suối chảy từ Hồ Thái Phiên xuống Hồ Than Thở, “nhà kính“ đủ loại mọc san sát, có chỗ không thể nhìn thấy được dòng nước chảy. Về phía bên phải (tức phía núi), nhiều khu đất ven đường đã bị chiếm dụng để làm cơ sở sản xuất hay dịch vụ thương mại – du lịch một cách ngang nhiên, tuồng như đã được cấp phép (hình 3 và 4).

Nếu tiếp tục đà phát triển này dựa theo “tầm nhìn đến 2030” hoặc “tầm nhìn đến 2050”, có lẽ trong tương lai hai bên đường sẽ mọc lên vô số biệt thự, “biệt phủ” … thậm chí những “cao ốc 10 tầng” để làm khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị cao cấp, … Cũng cần lưu ý: đường Huỳnh Tấn Phát không chạy men theo chân núi mà cắt ngang lưng núi, nhiều chỗ rất cao so với mặt bằng của dòng suối. 

H:\Hòn Ông - Hòn Bồ\IMG_1724.jpeg

Hình 5 : Hòn Bồ bị xâm chiếm

Photo_07 Hòn Bồ bị lấn chiếm - Satellite.jpg

Hình 6 : Đồi Vàng Xanh (Hình ảnh vệ tinh)

Hãy thử quan sát một cơ sở sản xuất xâm chiếm Hòn Bồ mệnh danh là “farm shop” Đồi Vàng Xanh (hình 5 và 6). Đây là một vị trí có thể trở thành điểm ngoạn cảnh (look-out, point de vue panoramique). Đứng ở đây nhìn ngược về phía thành phố, chúng ta sẽ hiểu thế nào là một “Đà Lạt của bê-tông và ny-lông” (hình 7). 

Từ chân Hòn Bồ nhìn về Đà Lạt.JPEG

Hình 7 : Đà Lạt  nhìn từ đường Huỳnh Tấn Phát

3. Làng hoa Thái Phiên

Lần đầu đi tìm Hồ Thái Phiên (tháng 4 năm 2019), tôi đã bắt đầu đi từ Ấp Thái Phiên (Phường 12). Ấp Thái Phiên ngày xưa giờ đây đã thật sự trở thành một khu đô thị. 

Nếu nhìn vào bản đồ cũ, chúng ta thấy từ Ấp Thái Phiên đến Hồ Thái Phiên, người ta có thể đi dọc men theo bờ suối. Nhưng trong thực tế, khi đi theo cách này, tôi đã lạc vào một thứ “mê hồn trận”. Cả một khu vực rộng lớn trở thành một “thành phố nông nghiệp” chen chúc những “nhà kính” san sát nhau gần như không còn một chỗ hở. Gọi là “nhà kính”, nhưng phần lớn không phải là nhà kính trên thế giới (greenhouse, serre) vì đầu tư cho nhà kính như thế rất tốn kém. Vì vậy phát sinh ra đủ loại “nhà kính” kiểu thô sơ, “đặc thù Đà Lạt”. Điều đặc biệt là các nhà kính này nằm sát nhau, chen chúc nhau tương tự như một “thành phố nhà kính” mà trong đó đường đi lối lại quanh co phức tạp chẳng khác gì một thứ “trận đồ bát quái”! (hình 8 và 9)

25 năm phát triển nhà kính của Đà Lạt: Qua hân hoan là mất mát

Hình 8 : Làng hoa Thái Phiên 

Kinh đô ánh sáng - Bazan Travel.png

Hình 9 : “Tự do” làm đường trong Làng hoa 

Vào tháng 10 năm 2019, tờ Tuổi Trẻ công bố một bài báo nhằm tổng kết “25 năm phát triển nhà kính của Đà Lạt” (1995-2000), trong đó có đoạn viết: 

“Ở Đà Lạt, nói đến những chủ nông trại đi làm vườn bằng xe hơi là nhắc đến hai làng hoa nổi danh: Vạn Thành (P.5) và Thái Phiên (P.12). Đây là vùng lấy nilông che trời đã hơn 15 năm qua. Toàn bộ khu vực phủ một màu trắng gắt gỏng của nilông này quả thực đã mang về rất nhiều tiền: chiếm gần 50% doanh thu từ nông nghiệp của Đà Lạt. Giai đoạn 2004 - 2010, khi Đà Lạt chính thức vào sản xuất nông nghiệp dùng nhà kính, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 70 triệu đồng/ha/năm, đến năm 2019, giá trị này đã là 170 triệu đồng/ha/năm.”

Sau giai đoạn “hân hoan” là giai đoạn “mất mát”: “Nhiều chuyên gia có kinh nghiệm trong các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái, nông nghiệp nói với TTCT nỗi lo ngại của họ về tốc độ phát triển nhà kính hiện nay ở Đà Lạt và vùng lân cận, điều mà họ cho rằng đang mở đường cho những vùng đất chết bởi những tác động khôn lường của nhà kính đến hệ sinh thái, đất đai, khí hậu.”

Tác giả viết tiếp: “… cũng chính từ lúc này, Bộ NN&PTNT đã đưa ra cảnh báo “Đà Lạt bị hâm nóng bởi nhà kính”. Mà đấy là khi Đà Lạt chỉ mới có khoảng 2.700ha nhà kính và khoảng 1.300ha nhà lưới, bằng 1/2 tổng diện tích nhà kính của Đà Lạt hiện tại.” [4]

Câu hỏi đặt ra là: Tại sao trước khi nhận thức được sự “mất mát”, tất cả các cơ quan ngôn luận lẫn các nhà khoa học đều đồng ca bài “hân hoan”? Hơn thế nữa, tại sao khi đã có lời cảnh báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mà Lâm Đồng - Đà Lạt vẫn tiếp tục phát triển diện tích nhà kính lên gấp đôi? 

Vào giai đoạn “hân hoan”, trên trang web của Công ty Du lịch Bazan Travel có bài giới thiệu “Làng hoa Thái Phiên”.[5] Tác giả viết: “Mỗi khi đêm về, toàn cảnh làng hoa Thái Phiên sẽ được rực sáng bởi hàng trăm ánh điện được bật sáng lung linh. Đứng ở trên cao, vườn hoa Thái Phiên hiện ra trước mắt du khách hệt như một kinh đô ánh sáng ở Paris. Những hiệu ứng chiếu sáng đó đã tạo nên nét đẹp đặc trưng của vùng đất cao nguyên này”.

Hãy so sánh hai tấm ảnh minh họa: một tấm của Trang Bazan Travel chụp cảnh “kinh đô ánh sáng” về đêm (hình 10) và một tấm của tờ Tuổi Trẻ Làng hoa Thái Phiên vào ban ngày (hình 11) để thấy được sự đối lập giữa ảo và thực

Kinh đô ánh sáng (ban đêm).jpg

Hình 10 : “Kinh đô ánh sáng” ảo

Kinh đô ánh sáng (ban ngày).jpg

Hình 11 : Thực tế của “Kinh đô ánh sáng”

Nhưng không có gì tiêu biểu cho thứ tuyên truyền lừa bịp này cho bằng một tấm ảnh kèm theo bài viết của Thu Mơ, trong đó một cô gái trẻ xinh đẹp biểu lộ cảm xúc “hân hoan”: “Được đến làng hoa Thái Phiên sẽ là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời.” (hình 12). Cô gái trẻ xinh đẹp (và ngây thơ) này không hề biết: cái gọi là “Tổ dân phố Hòn Bồ” đó nằm ngay trên một khu vực đầu nguồn Suối Cam Ly – nơi đáng lẽ phải được bảo vệ theo quy chế của “rừng đầu nguồn phòng hộ”, nghĩa là một vùng bất kiến tạo (zone non ædificandi). Và cũng như biết bao thanh niên nam nữ khác, cô đã bị ảnh hưởng của tuyên truyền lừa bịp nên không hiểu được cái giá mà thành phố Đà Lạt phải trả để đổi lấy cái “trải nghiệm vô cùng tuyệt vời” đó!

Làng hoa Thái Phiên (3).png

Hình 12 : Cổng chào của “Tổ dân phố Hòn Bồ”

Ở đây, tôi không đi sâu vào việc phân tích “lợi và hại của nhà kính trong sản xuất nông nghiệp“, xin nhường lại cho các cuộc tranh luận giữa các nhà khoa học và các quan chức đang cầm quyền. Chỉ xin nhắc lại sự hình thành của Ấp Thái Phiên. Dựa theo cuốn Địa chí Đà Lạt xuất bản năm 2008, Ấp Thái Phiên hình thành vào khoảng năm 1956, sau khi người Pháp đã rút khỏi Đông Dương và Hoàng Triều Cương Thổ bị bãi bỏ (sđd, tr. 115). Việc thành lập Ấp Thái Phiên bên ngoài Đường Vòng Lâm Viên– gần khu vực đầu nguồn của Suối Cam Ly (hình 13) [6], nhưng lại được phép trồng cây ngắn ngày (rau) có phù hợp với các thiết kế đô thị ban đầu của Đà Lạt hay không? 

Vào năm 1971, trong một bài báo đăng trên Tập san Sử Địa  số “đặc khảo Đà Lạt”, giáo sư Thái Công Tụng đã đăng tải một công trình nghiên cứu về sinh-môi (môi trường sinh-thái) của Đà Lạt, để báo động về nạn xói mòn và trầm tích (xói mòn và bồi lắng) đang đe dọa các hồ nước nhân tạo tại Đà Lạt – nhất là hai hồ Xuân Hương và Than Thở. Kèm theo bài viết là một sơ đồ so sánh diện tích Hồ Xuân Hương trong 10 năm để làm rõ tác hại của việc trồng rau cải – là những loại cây hàng năm (ngắn ngày) trên các dòng nước thượng lưu của Hồ Xuân Hương (Hình 14). 

Ấp Thái Phiên 1958.JPG

Hình 13:  Trích bản đồ Đà Lạt 1958

Thái Công Tụng - Sơ đồ.png

Hình 14: So sánh Hồ XH 1958-1968

Về nguyên nhân, giáo sư viết: “Lý do của tất cả các sự việc trên là vì nạn phá rừng bừa bãi, nạn sử dụng quá độ đất đai ở thượng lưu của một lưu vực để sự xói mòn có thể xảy ra trên đồi và hiệu quả là có sự trầm tích các chất mịn xuống hồ nước ở hạ lưu”. Ông cũng cho rằng biện pháp nạo vét hồ không giải quyết được tận gốc vấn đề vì:“sự phá rừng lập ấp ở các vùng sát thượng lưu của Hồ Xuân Hương, Hồ Than Thở, sự trồng trọt các loại cây hằng niên như rau cải không thể nào che chở đất đai chống nạn xói mòn, sự làm rẫy trên các đất quá dốc, vấn đề khai thác gỗ thông mà không có chương trình trồng cây lại; tất cả các yếu tố trên đã khiến cho vấn đề “xói mòn và trầm tích” càng ngày càng ảnh hưởng đến đời sống dân đô thị Đà Lạt”.

Vì vậy, ông đề nghị giải pháp:“… thay vì trồng rau cải là những hoa màu không thể nào chống cự được nạn xói mòn vì hệ thống rễ quá cạn, vì tàn lá quá ít…, nếu trồng các loại cây ăn trái miền ôn đới như mận, hồng và giữa các hàng cây trồng cỏ dày thì chắc chắn nạn xói mòn đất đai sẽ giảm thiểu rất nhiều. Ngoài ra, trên các đồi trọc, hiện chưa trồng trọt, thì phải cấp tốc trồng thông 3 lá để tránh sự xói mòn và giữ được đất khỏi trôi; sự xói mòn ở Đà Lạt làm đất trôi từng mảng, và nhiều rãnh lớn hiện ra trên các triền dốc.” [7]

Điều đáng nói là những giải pháp mà Giáo sư Thái Công Tụng (một nhà khoa học tốt nghiệp ở Pháp) nêu ra từ nửa thế kỷ trước đến nay vẫn còn nguyên giá trị.  Ta thử so sánh với những giải pháp mà các nhà khoa học hiện nay đề xuất. Điển hình là ý kiến của kiến trúc sư người Pháp Thierry Huau (kiến trúc sư trưởng đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung Đà Lạt đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”):

“Chúng ta cần nhìn lại về việc phát triển nông nghiệp trong lòng đô thị. Đà Lạt tương lai phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sạch, cải tạo lại đất đai đã bị ô nhiễm. Tái tạo những thung lũng nhà kính thành những thung lũng hoa, thung lũng nông nghiệp xanh. (…) Trong đồ án, chúng tôi đã nhấn mạnh đến mảng xanh, ít nhất trong bán kính 300m phải có một mảng xanh. Mảng trắng quá lớn chứa nhiều rủi ro khí hậu của nhà kính đã vi phạm điều này khiến cấu trúc cảnh quan bị vỡ. Những thung lũng của Đà Lạt phải là hoa, rau xanh công nghệ cao nhưng không phải được phủ lên trên toàn là nhà kính. Một số vùng của nước Pháp khi phát triển nông nghiệp đã mắc phải sai lầm này, sau gần 40 năm mới khắc phục xong để có vùng du lịch canh nông thân thiện với môi trường”. [8]

Bất cứ độc giả nào có chút ít kiến thức về môi trường cũng có thể đặt câu hỏi với ông Thierry Huau: nếu chủ trương “tái tạo những thung lũng nhà kính thành những thung lũng hoa, thung lũng nông nghiệp xanh”, nếu tiếp tục duy trì quan điểm “những thung lũng của Đà Lạt phải là hoa, rau xanh công nghệ cao”, thì làm sao giải quyết nạn “xói mòn và trầm tích” mà Giáo sư Thái Công Tụng đã nêu? 

Cần ghi nhớ một điểm khác biệt căn bản: Đà Lạt nằm trên một cao nguyên 1.500 mét so với mặt biển, với những thung lũng gắn liền với những dòng nước đầu nguồn, hoàn toàn khác với Paris. Về mặt địa hình, mặc dù thủ đô nước Pháp có một số đồi cao trên 60 mét – trong đó cao nhất là đồi Montmartre (130 mét) nhưng về căn bản vẫn là một vùng bằng phẳng với cao độ trung bình 35 m so với mặt biển. Tại sao lại đem mô hình của một thành phố đồng bằng áp dụng vào một thành phố trên cao nguyên – lại là một cao nguyên có nhiều dòng suối đầu nguồn? 

(còn tiếp)

GHI CHÚ:

[1] Nha Địa dư Quốc gia Việt Nam, Map Information as 1965, Vietnam 1:50,000, Series 7014, Sheet 6632-I (Đà Lạt), Edition 1-AMS, Ấn hành lần thứ tư 12-1974.

[2] Lê Quân và Hoài Thanh, “Nhà kính phủ trắng đồi khiến Đà Lạt thành sông”, Zing News 11/08/2019: https://zingnews.vn/pho-nui-da-lat-ngap-nang-do-vo-quy-hoach-nha-kinh-post976228.html

[3] “Nhà kính bao vây Đà Lạt, màu trắng ảm đạm lấn lướt màu xanh”, Tuổi Trẻ 25/06/2018:

https://tuoitre.vn/nha-kinh-bao-vay-da-lat-mau-trang-am-dam-lan-luot-mau-xanh-20180625083110606.htm

[4] Mai Vinh, “25 năm phát triển nhà kính của Đà Lạt: Qua hân hoan là mất mát”, Tuổi Trẻ Cuối Tuần, 14.10.2019: https://cuoituan.tuoitre.vn/tin/20191014/25-nam-phat-trien-nha-kinh-cua-da-lat-qua-han-hoan-la-mat-mat/1545257.html

[5] Thu Mơ, “Làng hoa Thái Phiên Đà Lạt”, Bazan Travel: https://bazantravel.com/lang-hoa-thai-phien-da-lat/

[6] Đường Vòng Lâm Viên: Vạch đỏ trên bản đồ là do tôi tô màu (MTL).

[7] Thái Công Tụng, “Các điều kiện đất đai và vài cảm nghĩ về sinh-môi bất quân bình tại vùng Đà Lạt”; trong Tập san Sử Địa số 23&24 đặc khảo Đà Lạt, 1971, tr. 159-174.

[8] “Nhà kính bao vây Đà Lạt, màu trắng ảm đạm lấn lướt màu xanh”, bài đã dẫn.

M.T.L.

Tác giả gửi BVN

Tạm hoãn động thổ Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

 

Tạm hoãn động thổ Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ

Vĩnh Long 

Giới trí thức Việt Nam cho hay ngày 23/9/2020, lễ động thổ Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ đã không diễn ra như dự kiến. Chủ đầu tư đưa ra lý do tạm hoãn vì dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Dự án do Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (CTC) làm chủ đầu tư, Tập đoàn Vingroup nắm số vốn chi phối (97,15%).  

Dự án khu đô thị lấn biển chỉ cách vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ 18 km, cách Khu du lịch sinh thái Vàm Sát 17,5 km. (Nguồn: Tư liệu dẫn qua tài khoản Gaspard L/avaaz.org; được Việt hóa)

Ngày 23/9/2020, người sáng lập Nhà Chống lũ và Quỹ Sống – chị Phạm Thị Hương Giang (thường gọi là Jang Kều) cho biết trên trang cá nhân: Tập đoàn VinGroup đã hoãn lễ động thổ Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ với lý do dịch bệnh COVID-19.

Trước đó vài ngày, tại thông báo số 7276 do Văn phòng Chính phủ gửi UBND TP.HCM, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chính quyền TP này xem xét, trả lời những kiến nghị xung quanh Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ.

Chỉ đạo này là động thái trả lời cho kiến nghị xem xét lại và đánh giá độc lập toàn bộ Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, TP.HCM của một số cá nhân và tổ chức xã hội được gửi tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, UBND TP.HCM ngày 16/7/2020.

Mặc dù vậy, trong văn bản chỉ đạo chính quyền TP.HCM trả lời các kiến nghị, ông Phúc cũng đồng thời nhắc lại việc dự án này được ký phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư trước đó là dựa trên cơ sở tham vấn của nhiều Bộ và tổ chức chính quyền, tổ chức đảng tại TP.HCM.

“Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ đã được Thành ủy, HĐND, UBND TP.HCM xem xét rất kỹ lưỡng, họp nhiều lần và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ đã xử lý kiến nghị của TP.HCM tổng thể, đầy đủ, theo đúng quy định của pháp luật, nhất là vấn đề về môi trường.

Trên cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nêu trên.” – theo nội dung Thông báo 7276.

Thông báo 7276 cũng nêu rõ trong quá trình triển khai thực hiện dự án, UBND TP.HCM “chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật nếu để sai phạm”.

Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là một trong những dự án kinh tế bị vấp phải nhiều chỉ trích của các chuyên gia nhiều ngành trước những nguy cơ gây tác động xấu đến môi trường, văn hóa, và xã hội của TP.HCM – thành phố lớn nhất phía nam và các vùng lân cận.

Dự án được Thủ tướng Chính phủ thông qua Báo cáo tiền khả thi vào năm 2004, TP.HCM cấp phép xây dựng năm 2007, và đã san lấp 15,5 hécta. Năm 2019, các ý kiến phản biện được đưa ra thưa thớt nhưng đầy đủ trên cả báo trong nước và quốc tế, và thực sự nổ ra mạnh hơn khi ngày 12/6/2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (văn bản do ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng ký) điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng diện tích dự án từ 600 ha thành 2.780 ha. Ngày 3/7/2020, chủ đầu tư gửi văn bản tới UBND TP.HCM thông báo dự kiến ngày làm lễ động thổ là 23/9/2020.

Trong bản thỉnh nguyện thư (đang đạt 6.109 chữ ký trên 7.500 chữ ký mục tiêu), tập thể các cá nhân và tổ chức xã hội đồng quan điểm: “Việc xây dựng khu đô thị này là một rủi ro rất lớn về các vấn đề xói lở, ngập lụt, thoát nước, biến đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn đến môi trường và xã hội, phá hỏng quy hoạch vùng sinh thái Cần Giờ, đi ngược lại chiến lược ‘Cần Giờ là khu dự trữ sinh quyển của thế giới’, tạo sức ép vượt quá khả năng tài nguyên ở Cần Giờ có thể cung ứng, có nguy cơ trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước và xã hội trong tương lai”.

137,6 triệu m3 cát san lấp cho dự án dự kiến sẽ được khai thác tại các tỉnh ĐBSCL, gồm sông Cửa Đại (Bến Tre), sông Tiền (Đồng Tháp), sông Hậu (Sóc Trăng). “Ai phải trả giá cho số cát san lấp khổng lồ này?” là câu hỏi được đặt ra và đòi hỏi được trả lời nghiêm túc, trước bối cảnh ĐBSCL vốn đang phải đối mặt với hạn hán, nước biển dâng, xâm nhập mặn, xói lở ngày càng nghiêm trọng cùng nguy cơ bị “tan rã” do phù sa bị chặn bởi các đập thủy điện trên dòng chính Mekong.

Trong một bài báo đăng trên The Straits Times ngày 23/12/2019, PGS.TS Hồ Long Phi, nguyên Giám đốc Trung tâm Quản lý Nước và Biến đổi Khí hậu, Đại học Quốc gia TP.HCM, dự báo trong vòng 10 đến 20 năm tới, khu vực Cần Giờ sẽ thấp hơn mực nước biển ít nhất khoảng vài cm. Ông này cảnh báo rằng khi ấy, gánh nặng tài chính của việc bảo vệ vùng đất lấn biển sẽ rơi vào ngân sách quốc gia chứ không phải vào nhà đầu tư dự án. Và chi phí này có thể rất lớn.

V.L.

Nguồn: trithucvn.org

Toàn văn bài phát biểu ‘chống Trung Quốc’ của Tổng thống Trump tại Liên Hợp Quốc

 

Toàn văn bài phát biểu ‘chống Trung Quốc’ của Tổng thống Trump tại Liên Hợp Quốc

Hải Lam dịch 

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 22/9 (giờ Mỹ) đã có bài phát biểu trực tuyến hơn 7 phút tại phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ông đã phác hoạ hai hình ảnh đối lập: một Bắc Kinh vô trách nhiệm trong nhiều vấn đề, là kẻ gây hấn của thế giới và một Washington với nhiều thành tích và ưa chuộng hoà bình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (ảnh: White House/Flickr).

Dưới đây là bản tiếng Việt do DKN biên dịch dựa trên bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump:

 Tôi rất vinh dự được phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

70 năm sau khi Thế chiến II kết thúc và Liên Hợp Quốc được thành lập, một lần nữa chúng ta lại tham gia vào một cuộc chiến toàn cầu vĩ đại. Chúng ta đã phát động một cuộc chiến khốc liệt chống lại kẻ thù vô hình – virus Trung Quốc – thứ đã cướp đi sinh mạng của vô số sinh mạng ở 188 quốc gia.

Tại Mỹ, chúng tôi đã thực hiện một chiến dịch mạnh mẽ nhất kể từ sau Thế chiến II. Chúng tôi đã sản xuất nhanh số lượng máy thở kỷ lục, tạo ra nguồn cung dồi dào để chia sẻ với bạn bè và đối tác trên thế giới. Chúng tôi đi tiên phong trong các phương pháp điều trị cứu người, giảm tỷ lệ tử vong  85% kể từ tháng 4.

Nhờ nỗ lực của chúng tôi, ba loại vắc xin đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Chúng tôi đang sản xuất hàng loạt để có thể phân phối ngay lập tức khi hoàn tất.

Chúng tôi sẽ phân phối vắc-xin, chúng tôi sẽ đánh bại virus, chấm dứt đại dịch, và bước vào một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng, hợp tác và hòa bình chưa từng có.

Khi chúng ta theo đuổi tương lai tươi sáng này, chúng ta phải buộc quốc gia phát tán dịch bệnh cho thế giới chịu trách nhiệm: Trung Quốc.

Trong những ngày đầu tiên bùng phát dịch, Trung Quốc đã phong tỏa đi lại nội địa nhưng lại cho phép các chuyến bay rời Trung Quốc và lây lan dịch bệnh ra thế giới. Trung Quốc lên án lệnh cấm đi lại của tôi đối với họ, trong khi chính họ lại hủy các chuyến bay nội địa và yêu cầu người dân ở trong nhà.

Chính phủ Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới WHO – gần như đã bị Trung Quốc kiểm soát – tuyên bố sai lệch rằng không có bằng chứng lây nhiễm từ người sang người. Sau đó, họ lại tuyên bố sai lệch rằng những người không có triệu chứng sẽ không lây nhiễm dịch bệnh.

Liên Hợp Quốc phải buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho các hành vi của họ.

Ngoài ra, hàng năm, Trung Quốc đã thải hàng triệu triệu tấn nhựa và rác thải ra đại dương, đánh bắt quá mức ở vùng biển các nước khác, phá hủy các dải san hô rộng lớn và thải ra khí quyển nhiều thủy ngân độc hại hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. 

Lượng khí thải carbon của Trung Quốc hiện đang gần gấp đôi Hoa Kỳ, và nó vẫn đang tăng nhanh. 

Ngược lại, sau khi tôi rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris một chiều, năm ngoái Mỹ đã giảm lượng khí thải carbon nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác tham gia hiệp định.

Những người công kích kỷ lục môi trường hiếm có của Mỹ trong khi phớt lờ tình trạng ô nhiễm tràn lan của Trung Quốc, là những người không hề quan tâm đến môi trường. Họ chỉ muốn trừng phạt nước Mỹ, và chúng tôi sẽ không chấp nhận điều này. 

Nếu Liên Hợp Quốc muốn trở thành tổ chức hiệu quả, thì nó phải tập trung vào các vấn đề thực tại của thế giới. Điều này bao gồm các vấn đề về khủng bố, đàn áp phụ nữ, lao động cưỡng bức, buôn bán ma túy, buôn bán người và cưỡng ép bán dâm, đàn áp tôn giáo và thanh trừng sắc tộc các nhóm tôn giáo thiểu số.

Nước Mỹ sẽ luôn đi tiên phong về nhân quyền. Chính quyền của tôi đang thúc đẩy quyền tự do tôn giáo, cơ hội cho phụ nữ, chống buôn người và bảo vệ thai nhi.

Chúng tôi cũng biết rằng sự thịnh vượng của Mỹ là nền tảng của tự do và an ninh toàn cầu. Trong ba năm ngắn ngủi, chúng tôi đã tạo dựng nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử và chúng tôi đang nhanh chóng lặp lại điều đó. Quân đội Mỹ đã phát triển đáng kể về quy mô. Chúng tôi đã chi 2,5 nghìn tỷ USD trong bốn năm qua để củng cố quân đội. Chúng tôi có quân đội hùng mạnh nhất thế giới, thậm chí không có nước nào theo sát được.

Chúng tôi đã chống lại hai thập kỷ Trung Quốc lạm dụng thương mại. Chúng tôi đã hồi sinh Liên minh NATO, khi các quốc gia khác đang đóng góp ngân sách công bằng hơn nhiều. Chúng tôi đã tạo dựng quan hệ đối tác lịch sử với Mexico, Guatemala, Honduras và El Salvador để ngăn chặn nạn buôn người. Chúng tôi đang sát cánh cùng người dân Cuba, Nicaragua và Venezuela trong cuộc đấu tranh chính nghĩa vì tự do của họ.

Chúng tôi đã rút khỏi Thỏa thuận Hạt nhân tồi tệ của Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ đối với nhà tài trợ khủng bố hàng đầu thế giới. Chúng tôi đã xóa bỏ hoàn toàn đế chế ISIS; tiêu diệt kẻ sáng lập và lãnh đạo của nó, Al-Baghdadi; và tiêu diệt tên khủng bố hàng đầu thế giới, Qasem Soleimani.

Trong tháng này, chúng tôi đã đạt được thỏa thuận hòa bình giữa Serbia và Kosovo. Chúng tôi đã đạt được một bước đột phá ngoạn mục với hai thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông, sau nhiều thập niên không có tiến triển. Israel, UAE và Bahrain đều đã ký một thỏa thuận hòa bình lịch sử tại Nhà Trắng, nhiều quốc gia Trung Đông khác sắp tới sẽ tiếp bước họ. Họ sẽ có hành động sớm, họ biết điều đó là tuyệt vời cho họ và tuyệt vời cho thế giới.

Những thỏa thuận hòa bình có tính đột phá này là bình minh cho một Trung Đông mới. Bằng cách áp dụng một cách tiếp cận khác, chúng tôi đã đạt được những kết quả khác biệt – những kết quả vượt trội hơn nhiều so với trước đây. Biện pháp của chúng tôi đã có hiệu quả. Chúng tôi sẽ sớm thực hiện nhiều thỏa thuận hòa bình hơn nữa và tôi lạc quan trước tương lai của khu vực hơn bao giờ hết. Máu sẽ không còn đổ. Những ngày phải đổ máu ấy đã qua rồi.

Như đã nói, Mỹ cũng đang nỗ lực để chấm dứt chiến tranh ở Afghanistan, và chúng tôi đang đưa quân về nhà. Nước Mỹ đang hoàn thành sứ mệnh kiến tạo hòa bình, nhưng đó là sự hòa bình thông qua sức mạnh. Chúng tôi đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chúng tôi sở hữu vũ khí tối tân chưa từng có trước đây, chúng tôi chưa từng nghĩ có thể sở hữu chúng. Và tôi cầu xin Chúa sẽ không bao giờ phải sử dụng đến những vũ khí này. 

Trong nhiều thập niên, nhiều tiếng nói yếu ớt đã đề xuất những giải pháp thất bại, theo đuổi tham vọng toàn cầu trong khi làm tổn hại đến chính người dân của họ. Nhưng chỉ khi các vị quan tâm đến người dân của mình, các vị mới tìm thấy cơ sở thực sự để hợp tác. Trên cương vị Tổng thống, tôi đã bác bỏ những cách tiếp cận thất bại trong quá khứ và tôi tự hào đặt nước Mỹ lên trên hết, và các vị cũng nên làm điều tương tự với đất nước của mình. Đó là điều các vị nên làm.

Tôi vô cùng tin tưởng rằng vào năm tới, khi hội ngộ trực tiếp, chúng ta sẽ được tận hưởng một trong những năm vĩ đại nhất trong lịch sử chúng ta – thậm chí là trong lịch sử nhân loại.

Cảm ơn quý vị. Chúa ban phước cho tất cả quý vị. Chúa ban phước cho nước Mỹ. Và Chúa ban phước cho Liên Hợp Quốc.

H.L. d.

Nguồn: https://www.dkn.tv/the-gioi/toan-van-bai-phat-bieu-cua-tong-thong-trump-tai-lien-hop-quoc.html