Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Tin đặc biệt: Ông Ban Ki-moon là người gốc Việt Nam?

Tin đặc biệt: Ông Ban Ki-moon là người gốc Việt Nam?

Hình ảnh mạng xã hội lan truyền ông Ban Ki-moon thăm nhà thờ họ Phan Huy ở Việt Nam - Ảnh: Facebook Nguyễn Xuân Diện 


Các tin khác:
Sáng ngày 30/10, mạng xã hội tại Việt Nam lan tin bản tin và bút tích được cho là của ông Ban Ki-moon, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) trong một chuyến ông đến Sài Sơn, xứ Đoài (huyện Quốc Oai, Hà Nội) để thăm nhà thờ họ Phan Huy.

Facebook của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện có đăng bức hình ông Ban đang ghi sổ lưu niệm với chú thích: Hình ảnh đầu tiên về việc Ngài Ban Ki moon tại nhà thờ họ Phan ở Quốc Oai, Hà Nội.

Ngày ông Ban đến đây được cho là 23/5/2015.

Tiến sỹ Diện nói ông được người quen làm quan chức địa phương cho hay ông Ban đã tới "chiêm bái, dâng hương tại nhà thờ dòng họ Phan Huy và nhận mình là hậu duệ của dòng họ".

Ông cũng nói thêm tên Ban Ki-moon theo Hán tự là Phan Cơ Văn.

Trả lời phỏng vấn của BBC từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện – công tác tại viện nghiên cứu Hán Nôm, thuộc viện hàn lâm KHXH Việt Nam cho biết: “Vào lúc sáng sớm hôm nay, một Facebooker ở Mỹ có đưa một thông tin là ngài Ban Ki-moon đã về Việt Nam trong một chuyến đi âm thầm, và ngài có đến nhà thờ của dòng họ Phan Huy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ngài đến thăm, dâng hương và có để lại lưu bút.”

Ông Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết thêm, người chụp bức ảnh có trang lưu bút của ông Ban Ki-moon là học giả Lê Vĩnh Trương. Đồng thời ông nói: “Chúng tôi đã so sánh nét chữ của ngài cùng với chữ ký thì đúng là thủ bút của ngài Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon.”

Quan hệ dòng họ

Ông Diện bình luận chuyến thăm “riêng tư” của tổng thư ký LHQ cho thấy có thể có "gốc tích và mối quan hệ của dòng họ Phan của ngài với dòng họ Phan Huy ở Quốc Oai".

Lưu bút của Ngài Ban Ki-moon tại Nhà thờ dòng họ Phan Huy Chú

Nội dung của trang lưu bút của ông Ban Ki-moon tại nhà thờ họ Phan Huy tạm dịch:
“Tôi tỏ lòng cung kính sâu sắc khi đến thăm và thể hiện sự kính trọng sâu sắc đến Nhà thờ họ Phan Huy Chú và các thành viên khác của gia đình họ Phan. Cảm ơn vì đã gìn giữ ngôi nhà thờ này. Là một thành viên của họ Phan, nay làm chức Tổng thư ký LHQ, tôi cam kết với chính mình sẽ luôn cố gắng đi theo những lời dạy của tổ tiên.

Ban Ki-moon
Tổng thư ký LHQ"

Nguyên văn tiếng Anh:
I'm deeply humbled to visit and pay my deep respect to this House of worship of Phan Huy Chú and other Phan family members. Thank you for preserving this house of worship. As one of Phan family, now serving as secretary general of UN, I commit myself that I will try to follow the teachings of ancestors.

Nói về dòng họ Phan Huy tại Việt Nam, ông Diện nói "đây là dòng họ rất lớn khởi phát từ làng Thu Hoạch, tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó có một chi rời ra đến xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai nằm ngay dưới chân Chùa Thầy".

"Dòng họ này có một số điểm đáng chú ý: Rất nhiều người trong dòng họ đi sứ, như Phan Huy Ích, Phan Huy Chú. Ông Phan Huy Chú đã đi sứ Trung Quốc hai lần với vai trò phó sứ, đi Indonesia một lần.

Dòng họ này nổi bật về văn chương và khảo cứu như TS Phan Huy Ôn, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Phan Huy Sảng đều là nhà thơ, nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam.

Đặc biệt là Phan Huy Chú, người cùng với Lê Quý Đôn được gọi là hai nhà bác học trong lịch sử Trung đại Việt Nam".

Trích dẫn tư liệu, TS Diện cho biết: "Theo nghiên cứu của TS Ngữ văn Lý Xuân Chung, nghiên cứu về bang giao Việt - Hàn thời xưa thì đoàn sứ bộ của Việt Nam và Cao Ly khi đến Yên Kinh - Trung Quốc thì được bố trí ở chung một nhà khách, thì họ có giao lưu với nhau và để lại rất nhiều thơ văn hiện có lưu ở viện nghiên cứu Hán Nôm cũng như ở Hàn Quốc".

"Cũng như cuộc xướng họa của sứ thần hai nước. Đặc biệt là chuyến đi sứ cầu phong dưới triều Tây Sơn, một trong những người trong đoàn đi sứ là cụ Phan Huy Ích. Và cụ cũng đã xướng họa thơ văn với các sứ thần Triều Tiên và để lại thơ văn đến tận bây giờ."

Xem thêm bài trên báo Hà Tĩnh về Dòng họ Phan Huy.

Theo BBC

VANEWS
Ông Ban Ki-moon là người gốc Việt Nam? 

Ông Ban Ki-moon đã bí mật đến Việt Nam? 

Ngọc Thu: Có tin là ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký LHQ, đã bí mật đến Việt Nam cách đây 10 ngày. Nguồn tin này nói rằng ông Ban Ki-moon, phiên âm Hán Việt là Phan Cơ Văn, là hậu duệ mấy đời của cụ Phan Huy Chú (1782 – 1840).

Chuyến đi của ông được cho là tới thăm dòng họ nhân một sự kiện trong gia đình dòng tộc Phan Huy. Chuyến đi bí mật này được cho là tư chuyện, nhưng không rõ có dính dáng gì đến “công chuyện”, nhất là có liên quan gì tới những tình hình nóng hổi ở VN hay không.



Lê Vĩnh Trương: Ông Ban Kimoon, tức Phan Cơ Văn, TTK LHQ là hậu duệ của họ Phan Huy (VN) đến thăm nhà thờ Phan Huy Chú ở Sài Sơn.

Nguồn: FB Đinh Ngọc Thu và Lê Vĩnh Trương

Theo Blog Tễu

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Chuyện về Tổng Cục 2- Kỳ X: Trong trại Davis Tân Sơn Nhất

Chuyện về Tổng Cục 2- Kỳ X: Trong trại Davis Tân Sơn Nhất

TP - Trong các mũi, các hướng tiến công của bộ đội ta tiến vào giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 30/4/1975, có một mũi tiến công ngoại giao, quân sự ngay trong lòng địch. Đó là 2 đoàn của chúng ta ở Trại Davis.
Trại Davis là một trại quân sự nằm ở phía tây nam căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, nhưng thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là nơi đặt trụ sở của hai phái đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.
Hoạt động trong lòng địch
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tôi và đồng chí Ngô Ngân đang công tác tại Trung đoàn 75 Trinh sát kỹ thuật thuộc Cục Nghiên cứu - Bộ Tổng Tham mưu (nay là Trung tâm 75 - Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng) cùng với đồng chí Nguyễn Trọng Tô ở Phòng 72 - Cục Nghiên cứu - Bộ Tổng Tham mưu (nay là Phòng 72 - Tổng cục 2 - Bộ Quốc phòng) được thủ trưởng Cục Nghiên cứu triệu tập và giao nhiệm vụ. 
Tôi và đồng chí Ngân có nhiệm vụ trinh sát phát hiện các hoạt động quân sự, chính trị của địch để báo cáo với thủ trưởng 2 đoàn: Đoàn A (Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và Đoàn B (Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam). 
Thủ trưởng trực tiếp để chúng tôi nhận chỉ thị và báo cáo hằng ngày là đồng chí Nguyễn Đôn Tự (Đoàn A) và Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn (Đoàn B). Sau khi nhận nhiệm vụ, chúng tôi không khỏi lo lắng. Chúng tôi phải độc lập hoạt động ngay trong lòng địch. Tôi làm nghiệp vụ trinh sát toàn bộ hoạt động của quân ngụy, đồng chí Ngân phát hiện sự dính líu quân sự của Mỹ sau Hiệp định Paris, hoặc sự quay lại của quân Mỹ (nếu có).
Căn cứ Tân Sơn nhất năm 1973.
Chúng tôi nhận trang bị kỹ thuật, vận chuyển bằng máy bay C130 của Mỹ từ Hà Nội vào Sài Gòn. Chúng tôi triển khai trang bị vào cuối tháng 3/1973 và luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của cán bộ, nhân viên 2 phái đoàn, như tạo điều kiện triển khai trang bị nhanh gọn, an toàn, bí mật để có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát (lúc đó, xung quanh Trại Davis có hàng chục vọng gác cao của quân cảnh, cảnh sát, an ninh ngụy theo dõi mọi hoạt động của 2 đoàn).
Sau 3-4 ngày, chúng tôi đã có báo cáo về đầu tiên về số lượng máy bay hằng ngày của Sư đoàn 1 không quân ngụy ở Đà Nẵng với nội dung có bao nhiêu phi đoàn chiến đấu, loại gì, một phi đoàn có bao nhiêu phi đội, một phi đội có bao nhiêu phi cơ. Tiếp đến là các phi đoàn trực thăng chiến đấu, phi đoàn vận tải, phi đội trinh sát... 
Sau đó là báo cáo về số lượng máy bay đang khiển dụng (đang hoạt động), số lượng máy bay bất khiển động (bị hỏng không hoạt động)... Trong đó chú trọng số lượng máy bay của Sư đoàn 1 không quân và kế hoạch hoạt động ngày hôm sau oanh tạc, bắn phá ở đâu trong vùng giải phóng. Bản tin đầu tiên đã được gửi đến đồng chí Tự và đồng chí Tuấn. Hai thủ trưởng rất phấn khởi.
Từ kết quả trinh sát Sư đoàn 1 không quân, chúng tôi đã phát triển nhiệm vụ và phát hiện tiếp các hoạt động của Sư đoàn 2 không quân ở Pleiku chịu trách nhiệm yểm trợ cho vùng 2 chiến thuật - Quân khu 2, Quân đoàn 2 mà trực tiếp là Sư đoàn 22, Sư đoàn 23 của Quân đoàn 2 và các đơn vị khác đang hoạt động ở Quân khu 2. 
Sư đoàn 3 không quân ở Biên Hòa yểm trợ cho Quân khu 3, Quân đoàn 3 ngụy mà trực tiếp là Sư đoàn 18, Sư đoàn 5, Sư đoàn 25 thuộc Quân đoàn  3 và các đơn vị khác đang hoạt động ở vùng 3 chiến thuật. Sư đoàn 4 không quân ở Bình Thủy Cần Thơ yểm trợ cho các đơn vị vùng 4 chiến thuật, Quân đoàn 4 - Quân khu 4 mà trực tiếp là Sư đoàn 21 bộ binh, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 bộ binh và các đơn vị khác thuộc vùng 4 chiến thuật, đặc biệt là Sư đoàn 5 không quân ở ngay Tân Sơn Nhất bên cạnh Trại Davis.
Không có tin vẫn được khen
Chúng tôi tổng hợp và báo cáo thường xuyên lên thủ trưởng Tuấn và thủ trưởng Tự với nội dung - tiềm lực của không quân ngụy (không lực Việt Nam Cộng hòa) và mức độ đánh phá vùng giải phóng, khu vực địch đánh phá, yểm trợ cho những đơn vị nào, đặc biệt là những nơi địch hành quân lấn chiếm vùng giải phóng. 
Sau mục tiêu không quân, chúng tôi trinh sát đến mục tiêu, lực lượng cơ động của quân ngụy, cụ thể là sư đoàn nhảy dù và sư đoàn thủy quân lục chiến lúc đó thường xuyên cơ động trên cả 4 vùng chiến thuật. Sau đó, chúng tôi được cấp trên chỉ đạo chỉ tập trung các mục tiêu cơ động quan trọng, còn các mục tiêu khác có thể dự phòng khi cần thiết. 
Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong phiên họp 4 bên đầu tiên.

Đối với mục tiêu quân sự của Mỹ, trong tổ chúng tôi, đồng chí Ngân là cán bộ trinh sát chiến trường Mỹ ở Trung đoàn 75, đã cùng với nhiều đồng chí khác góp phần vào thắng lợi của chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm tháng 12/1972. 

Đồng chí được giao nhiệm vụ trinh sát các mục tiêu về Mỹ (lúc đó, Mỹ đã rút hết lực lượng về nước theo Hiệp định Paris). Mặc dù đã cố gắng liên tục, thay nhau bảo đảm gần như 24/24h, rà soát kỹ lưỡng nhiều lần, song chúng tôi không có một tin tức hoặc một mục tiêu quân sự nào của Mỹ.

Mỗi lần đi báo cáo thủ trưởng Tự hoặc thủ trưởng Tuấn, các thủ trưởng vẫn hỏi: “Có phát hiện gì về lực lượng quân sự Mỹ không?”. Rất may là cả hai thủ trưởng đều động viên: “Các đồng chí bảo đảm chắc chắn là không trinh sát được mục tiêu nào của quân Mỹ, thực tế các đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ rồi. Vì các đồng chí đã góp phần vào sự khẳng định của cấp trên là lực lượng Mỹ lúc này chưa dám đưa lực lượng quay lại miền Nam Việt Nam”. Đúng là sự nghịch lý của trinh sát kỹ thuật, không có tin mà vẫn được khen thưởng.
Bình ôxy để làm gì?
Khoảng đầu tháng 10/1973, chúng tôi thường xuyên nhận được các báo cáo của  f3KQ, f4KQ yêu cầu không đoàn yểm cứ Tân Sơn Nhất cung cấp đầy đủ bình ôxyzen cho các phi đoàn chiến đấu mà chủ yếu là F5 và F5E, nếu không được bổ sung kịp thời, sẽ có nhiều phi đội ngừng hoạt động. Chúng tôi cũng có tin phúc đáp của không đoàn yểm cứ Tân Sơn Nhất thông báo về vấn đề này.
Lúc đầu, chúng tôi thấy tin sự vụ này không liên quan gì để phục vụ tác chiến nên không để ý. Sau đó, Sư đoàn 1, Sư đoàn 2 không quân ở Đà Nẵng và Pleiku cũng liên tục báo cáo xin bổ sung các bình ôxy, nên chúng tôi báo cáo thủ trưởng Tự. 
Thủ trưởng hỏi ôxy dùng để làm gì, chúng tôi không rõ. Thủ trưởng Tuấn bảo: Việc này chỉ có anh Thu (Thiếu tướng Đặng Văn Thu - tức Đoàn Huyên - phó trưởng Đoàn B) là cán bộ cao cấp của Phòng không không quân của ta mới biết được. 
Tôi được phép báo cáo trực tiếp với đồng chí Thu về tin tức trên. Sau khi xem kỹ các bản tin, thủ trưởng Thu trả lời: “Đúng rồi, máy bay phản lực tốc độ cao, khi tác chiến trên không phải thường xuyên nhào lộn nên rất cần ôxy để bổ trợ nhịp thở phi công. Cho nên các máy bay A06, A37 không cần ôxy mà chỉ có F5, F5E cần. 
Việc này phải để các đồng chí biệt động, đặc công của ta xử lý ngay khu liên hợp sản xuất ôxy”. Chúng tôi rất phấn khởi vì bản tin tưởng như không có giá trị đã được cấp trên sử dụng. Sau đó, chúng tôi được biết quân giải phóng đã pháo kích sân bay Biên Hòa, trong khu vực đó có phân xưởng sản xuất ôxy.
Hoạt động bất thường của địch
Một kỷ niệm đáng nhớ nữa là tổ trinh sát chúng tôi kịp thời cung cấp tin tức về hoạt động bất thường của địch để quân ta mở chiến dịch bất ngờ giải phóng Phước Long. 
Trại Davis Tân Sơn Nhất năm 1973.
Chúng tôi đã kịp thời báo cáo các tin nổi bật cho thủ trưởng Đoàn A, Đoàn B. Đó là tin Quân đoàn 2, Quân khu 2 ngụy điều Trung đoàn 45 từ Pleiku về Tây Phú Bổn (khu vực Phước An) để giải vây cho Bộ Tư lệnh Sư đoàn 23 ở Buôn Mê Thuột. 
Đó là tin về sự hoảng loạn của tất cả các lực lượng quân sự, dân sự (tháo chạy, di tản), đặc biệt là tình hình hỗn loạn khi mắc kẹt ở quốc lộ 7... Đó là tin về việc Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 ở Mang Cá - Huế không chỉ huy được các đơn vị đang hoảng loạn tháo chạy khỏi Huế và khu vực Phá Tam Giang, Đà Nẵng thất thủ khi trung tướng Ngô Quang Trưởng - Tư lệnh Quân đoàn 1, Quân khu 1 bỏ chạy bằng trực thăng ra tàu của Mỹ. Đặc biệt là tin có nhiều mục tiêu quân sự tập trung ở Ninh Thuận, Bình Thuận (có đủ các lực lượng bộ binh, dù, thủy quân lục chiều...), sau này được xác định là tuyến phòng thủ Phan Rang...
(Viết nhân 70 năm ngày thành lập ngành Tình báo Quốc phòng)
(Còn nữa)
Ngày 12/9/2011, Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân cho 2 đoàn: Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong ban liên hợp quân sự 4 bên.

Chuyện về Tổng Cục 2 - Kỳ IX: Trinh sát kỹ thuật đấu “pháo đài bay”

Chuyện về Tổng Cục 2 - Kỳ IX: Trinh sát kỹ thuật đấu “pháo đài bay”


TP - Mỹ sử dụng B52 với dã tâm hủy diệt Hà Nội hòng lật ngược thế cờ ở cuộc đàm phán Paris. Trinh sát kỹ thuật của ta đã góp phần làm phá sản tham vọng “đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá”.
Chuyện về Tổng Cục 2 - Kỳ IX: Trinh sát kỹ thuật đấu “pháo đài bay”Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm một đơn vị Trinh sát kỹ thuật Cục 2 đêm 20/12/1972.
Đại đội 2 thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 75, Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng Tham mưu (nay là Trung tâm TSKT 75, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng), tiền thân là Trạm 75A - lực lượng chuyên trách nắm không quân, hải quân Mỹ, có nhiệm vụ tổ chức trinh sát phát hiện, nghiên cứu, khám phá kỹ thuật các hệ thống thông tin liên lạc của không quân, hải quân Mỹ.
Nghiệp vụ sơ đẳng, thiết bị lạc hậu



Lực lượng ban đầu thiếu và mỏng. Năm 1965, đơn vị tuyển được 10 sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại giao (biết tiếng Anh) và gần 20 sinh viên năm thứ ba, thứ tư khoa tiếng Anh Đại học Sư phạm Hà Nội. Một số được phân công nắm tin về lục quân và thủy quân lục chiến Mỹ, một số nắm tin về không quân Mỹ, một số khác làm định hướng. Một số cán bộ, chiến sĩ được gửi đi đào tạo cấp tốc tiếng Anh tại Đại học Sư phạm Hà Nội trong 18 tháng. Tổng cộng có 6 khóa (từ khóa A đến khóa F), với gần 300 học viên. 
Tháng 4/1967, Đại đội 2 được thành lập, do đồng chí Đường Minh Phang làm Đại đội trưởng. Biên chế gồm: Ban Chỉ huy đại đội; 3 Trung đội, 1 Đội cơ động; Phân đội mã thám, nghiên cứu tổng hợp, ra tin và Tiểu đội trinh sát. Trung đội 1 thực hiện nhiệm vụ nắm hải quân (trọng tâm là theo dõi, nắm toàn bộ hoạt động của lực lượng Đặc nhiệm 77 của Hạm đội 7); Trung đội 2 nắm hoạt động của Tập đoàn không quân số 7; Trung đội 3 nắm hoạt động của Tập đoàn không quân số 13 và lực lượng không quân chiến lược ở Guam, Utapao; Đội cơ động chặn thu sóng cực ngắn chi viện cho Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân đánh địch và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu về máy bay B52 tại địa bàn Quân khu 4; Tiểu đội trinh sát có nhiệm vụ nghiên cứu tìm các đối tượng chặn thu và hỗ trợ các đơn vị trong Đại đội tìm kiếm các đối tượng đang chặn thu đổi tần số hoặc mật danh liên lạc. Hỗ trợ Đại đội nắm địch có Tiểu đoàn định hướng 13, Tiểu đoàn rađa đối hải và bộ phận rađa phòng không. 
Trình độ ngoại ngữ, kiến thức về trinh sát kỹ thuật và đối tượng trinh sát của cán bộ, chiến sĩ thời gian đầu cơ bản còn hạn chế, chỉ có một số ít đồng chí có trình độ đại học, còn lại đa số mới qua lớp đào tạo cấp tốc tiếng Anh 18 tháng và bồi dưỡng sơ đẳng về chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, trang bị rất thiếu và lạc hậu hơn nhiều so với đối phương. Nhưng toàn đơn vị đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, có ý chí quyết tâm cao, chủ động khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ ngoại ngữ, khai thác, sử dụng trang bị kỹ thuật, kiến thức về đối tượng trinh sát, tìm ra cách đánh phù hợp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Cách đánh độc đáo 
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự đoán:“…Mỹ chỉ chịu rút quân khỏi Việt Nam khi bị thua trên bầu trời Hà Nội”. Từ tháng 6/1965, khi không quân Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay ném bom chiến lược B52 trên chiến trường miền Nam, chủ trương phải nghiên cứu cách đánh B52 được đưa ra. Trạm 75A (đơn vị tiền thân của Đại đội 2) bắt đầu lần tìm, dò nắm quy luật hoạt động của không quân Mỹ. 
Yêu cầu ngặt nghèo được đặt ra là cần phải nắm và báo tin trước về các trận đánh của địch với các yếu tố: thời gian nào đánh, lực lượng là bao nhiêu, chủng loại gì, địa điểm đánh ở đâu, hướng nào? Thời điểm đó, phía Trung Quốc đã có một số tin báo cho ta nhưng lại không chỉ cách làm thế nào để có tin, chỉ nói “phải phán đoán bằng ký hiệu (dấu hiệu) tình báo”. Vậy nên đành phải mò mẫm phương pháp ra tin dựa trên dấu hiệu tình báo. 
Ngày 17/12/1966, trong các bức điện đơn vị thu nhận được có một bức điện chỉ có một từ “Thunderstorm”, tạm dịch là “Bão có sấm”. Qua nghiên cứu kỹ lưỡng điện văn, trao đổi, hội chẩn, kết hợp với quan sát thời tiết hôm đó thuận lợi cho hoạt động của không quân, 9 giờ, đơn vị báo tin lên cấp trên: “Có thể chiều nay, không quân Mỹ từ Thái Lan vào đánh miền Bắc”. 
Đúng 13 giờ cùng ngày, 40 máy bay F105 của không quân Mỹ từ Thái Lan đánh phá Hà Nội. Như vậy, đơn vị đã báo cáo thời gian máy bay địch đánh phá trước 4 giờ. Những ngày sau, khi từ này xuất hiện, đơn vị đều kịp thời báo cáo sớm lên trên và kết quả đều đúng như tin báo. Đây là những tin tức ban đầu rất quan trọng khẳng định ý nghĩa và vai trò của việc ra tin dựa trên dấu hiệu tình báo, là cơ sở để đơn vị xây dựng được cách đánh độc đáo của lực lượng trinh sát kỹ thuật sau này.
Từ thời điểm đó đến các năm 1969, 1970, 1971, cán bộ, chiến sĩ Đại đội 2 căng mình tập luyện, nghiên cứu quyết liệt với yêu cầu: Làm thế nào để có được tin tức về hoạt động của máy bay B52 và F111 kịp thời và đầy đủ nhất? Câu hỏi đó luôn được đưa ra tại nhiều phiên họp của tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể; được quán triệt sâu sắc từ trên xuống dưới. 
Không quản ngại gian khó, cả đơn vị tập trung nghiên cứu, dấy lên phong trào thi đua đặc biệt, tạo niềm đam mê, sức cuốn hút kỳ lạ. Bằng nhiều cách khác nhau, đơn vị dần có những thông tin về B52; mới đầu dấu hiệu ít, tin tức rời rạc, lẻ tẻ; càng về sau kinh nghiệm nhiều hơn, đơn vị nắm tương đối đầy đủ và ngày càng chính xác tin tức về hoạt động của B52 và F111. 
Đơn vị thường xuyên nắm chắc về số lượng B52 và thông báo trước từ nửa giờ tới hàng giờ, có khi trước vài giờ về các đợt đánh phá của B52 trên chiến trường miền Nam, giúp nhân dân và các lực lượng vũ trang kịp thời sơ tán lực lượng, có biện pháp phòng tránh hiệu quả, tránh thương vong, tổn thất cho đồng bào, chiến sĩ của ta. 
Đầu năm 1972, đơn vị xác định được hành trình của B52 từ lúc cất cánh đến khi đánh phá xong trở về căn cứ; nắm chắc kế hoạch di chuyển của quan chức cấp cao 3 tập đoàn không quân Mỹ (số 7, số 8 và số 13) từ các căn cứ ở Thái Lan, Philippines và Nam Việt Nam. 
Từ giữa năm 1972, các báo cáo tin tức của đơn vị về hoạt động của không quân Mỹ được tiêu chuẩn hóa với độ tin cậy ngày càng cao.  Đơn vị thông báo trước nhiều giờ những trận đánh quan trọng của không quân Mỹ (có trận đã thông báo B52 tấn công trước 24 giờ); nắm chắc thông tin về các tàu sân bay, sở chỉ huy các máy bay xuất kích đánh phá miền Bắc thông qua việc nắm các khu trục hạm dẫn đường.
Tin tình báo của Cục 2 trên tấm bảng tại Tổng hành dinh Ban tác chiến Bộ Tổng Tham mưu ngày 18/12/1972.
Góp phần vào chiến thắng 
Ngày 13/12/1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố: “Hành động duy nhất để đạt được mục đích là đẩy mạnh ném bom, buộc miền Bắc Việt Nam phải chấp nhận giải pháp do Mỹ đưa ra”.
Ngày 14/12/1972, sau khi  gặp Nixon, Cố vấn An ninh Quốc gia (sau đó là Ngoại trưởng Mỹ) Henry Kissinger gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta đe dọa: “Nếu sau 72 giờ, Bắc Việt không quay lại Paris tiếp tục đàm phán, Bắc Việt sẽ phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng”. Cùng ngày, Tổng thống Mỹ ra lệnh cho Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân lập kế hoạch sử dụng máy bay B52 đánh phá Hà Nội mang tên Chiến dịch Linebacker II. 
Ngày 17/12/1972, đơn vị báo cáo: “Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương điện cho Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ đình chỉ đi phép của tất cả các phi công, tất cả các phi công ở lại căn cứ chờ lệnh”. 8 giờ ngày 18/12, đơn vị tiếp tục báo cáo: “Trong hai ngày 16 và 17/12, Mỹ không chủ trương sử dụng lực lượng không quân, chỉ có vài tốp máy bay lẻn vào đánh phá”.
Rồi tiếp tin về việc Mỹ điều 5 tàu sân bay và hàng chục tuần dương hạm, khu trục hạm di chuyển vào vùng biển nước ta, hoạt động tại khu vực trên vĩ tuyến 17 ngoài khơi vịnh Bắc bộ… Trên cơ sở đó, ta nhận định, đây là động thái báo hiệu Mỹ đang chuẩn bị cho một trận đánh lớn. Từ nguồn tin đó, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ thị cho toàn quân sẵn sàng chiến đấu. Hà Nội đã ra lệnh sơ tán toàn bộ nhân dân ra khỏi nội thành, chỉ còn lại bộ đội phòng không, tên lửa và lực lượng dân quân tự vệ; tất cả các loại xe ôtô đều được trưng dụng chuẩn bị phục vụ chiến đấu. 
11 giờ 55 phút ngày 18/12/1972, đơn vị báo cáo lên trên: “18 giờ 30 phút đến 19 giờ tối nay, khoảng 50 lần chiếc B52 và 100 lần chiếc máy bay chiến thuật vào đánh Hà Nội’’. Đến 12 giờ ngày 18/12/1972, Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân họp Đảng ủy bất thường ngay sau khi nhận được tin báo của Cục Nghiên cứu và ra lệnh báo động toàn quân chủng chuyển vào cấp một. 
15 giờ 30 phút ngày 18/12/1972, đơn vị báo cáo: ‘‘B52 đã cất cánh, dự kiến sẽ đánh vào miền Bắc, các máy bay chỉ huy và chỉ huy cấp cứu làm nhiệm vụ trực chiến vào chiều và tối lần lượt đến vị trí quy định. Máy bay tiếp dầu KC135 từ căn cứ Clark đã cất cánh’’.  Đúng 19 giờ 45, các đợt đánh phá của không quân Mỹ vào thành phố Hà Nội bắt đầu đúng như tin báo của đơn vị. Tổ quốc đã không bị bất ngờ.
Các đợt đánh phá của không quân Mỹ đều được đơn vị báo cáo sớm, ngắn nhất là trước 7 giờ, dài nhất là trước 9 giờ.  Về số lượng máy bay B52, F111 tham gia và địa điểm đánh phá, tất cả đều được đơn vị báo chính xác, kịp thời phục vụ cho trên chỉ huy tác chiến và chiến đấu thắng lợi, góp phần quan trọng vào chiến thắng chiến dịch phòng không 12 ngày đêm năm 1972.
(Viết nhân 70 năm ngày thành lập ngành Tình báo Quốc phòng)
(Còn nữa)
Lực lượng trinh sát kỹ thuật nói chung và Đại đội 2 nói riêng bước vào thực hiện nhiệm vụ nắm không quân, hải quân Mỹ với một sự chuẩn bị công phu, tinh thần tự lực, tự cường và có kế hoạch từ rất sớm, được triển khai theo cách hết sức đặc biệt, riêng có của Việt Nam.

Chuyện về Tổng Cục 2- Kỳ VIII: Đột nhập cơ quan đầu não địch


Chuyện về Tổng Cục 2- Kỳ VIII: Đột nhập cơ quan đầu não địch


TP - H67 là một trong những cụm điệp báo chiến lược quan trọng và hoạt động có hiệu quả của Phòng Tình báo Miền trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Cụm được thành lập vào tháng 8/1962 tại căn cứ Bời Lời, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh; hoạt động ở nội, ngoại thành Sài Gòn.
Chuyện về Tổng Cục 2- Kỳ VIII: Đột nhập cơ quan đầu não địchCụm tình báo H67 trong chiến dịch Mậu Thân tại nhà đồng chí Ba Lễ (điệp viên H3 - dân biểu Sài Gòn).
Nhiệm vụ của cụm là chỉ đạo một số lưới điệp báo hoạt động trong lòng địch, thu thập tin tức, tài liệu phục vụ yêu cầu của trên, đồng thời đảm nhiệm việc bảo vệ, đưa đón cán bộ ra vào nội thành Sài Gòn hoạt động và tổ chức thu mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, trang bị kỹ thuật cung cấp cho căn cứ phục vụ đánh địch lâu dài. Những thành tích, chiến công của cụm gắn liền với công lao của cụm trưởng Lê Văn Vĩnh (Bảy Vĩnh) - Anh hùng LLVTND.
Lập điện đài giữa sào huyệt Mỹ - ngụy


13 năm hoạt động và chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ, ác liệt, cụm H67 được tuyên dương: lấy được nhiều tài liệu quan trọng và nhiều tin tức kịp thời, chính xác tầm chiến lược và chiến dịch; tích cực đánh địch, diệt gần 400 tên; phá huỷ hơn 20 xe tăng và nhiều xe bọc thép; bắn rơi 9 máy bay. Ngày 3/6/1976, cụm H67 vinh dự được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng LLVTND. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tập thể H67 và các cá nhân còn được tặng thưởng nhiều Huân chương Chiến công các loại, danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”.
Khi Mỹ trực tiếp đưa quân vào miền Nam, chiến trường căng thẳng, ác liệt. Năm 1966, trong trận đánh với một sư đoàn quân Mỹ, Cụm đã tiêu diệt 40 tên trong ngày đầu tiên, 2 ngày sau mỗi trận diệt 1 xe tăng. Năm 1967, Sư 1 của Mỹ tổ chức càn quét căn cứ Bời Lời; Cụm H67 đã chiến đấu với địch 5 ngày liên tục, diệt hơn 100 tên Mỹ, 5 xe tăng và 2 chiếc trực thăng. Sau trận này, đơn vị được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Một thành tích đáng kể khác của Tình báo Miền nói chung, cụm H67 nói riêng là đã triển khai hai điện đài: Sài Gòn 1 và Sài Gòn 2 ngay trong thành phố để báo cáo tin tức địch về Bộ Chỉ huy chiến dịch. Đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục, coi đây là hai con mắt của Trung ương Cục nhìn tận sào huyệt của Mỹ - ngụy. Cán bộ của cụm đã anh dũng, mưu trí ra vào nội thành nhiều lần để điều tra các mục tiêu địch, nghiên cứu cách ém quân, cất giấu vũ khí trong quá trình chuẩn bị chiến trường.
Năm 1972, tin tức thu được về địch ngày càng nhiều, nhanh chóng, kịp thời và chính xác hơn. Chỉ huy cụm H67 đã  tích cực, chủ động nắm địch, thu thập tin tức các đơn vị địch, tổng hợp báo cáo tình hình về cho cụm nghiên cứu, đánh giá, tìm ra kẽ hở của địch để chủ động tiến công hoặc luồn lách, di chuyển tránh địch, bảo toàn lực lượng tiếp tục hoạt động, chiến đấu lâu dài. Đồng thời bám sát, theo dõi những ổ phục kích, biệt kích của địch để thực hiện các chuyến đưa đón cán bộ, vận chuyển tài liệu vào ra an toàn, góp phần bảo vệ thông suốt, an toàn các đầu mối bàn đạp tiếp nhận thông tin, đưa đón cán bộ từ nội đô Sài Gòn ra chiến khu cũng như từ chiến khu vào Sài Gòn hoạt động. Đơn vị còn tổ chức bám sát, theo dõi chặt chẽ các cuộc hành quân càn quét, đánh phá của địch ở các tỉnh Bến Tre, Mỹ Tho… Từ đó móc nối, liên kết với trinh sát kỹ thuật của tỉnh đội, thị đội, huyện đội, tỉnh ủy và huyện ủy Châu Thành cung cấp các tài liệu khóa mã thu được cho các đơn vị bộ đội địa phương tổ chức đánh lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. 
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam mùa xuân năm 1975, cụm H67 đã chuẩn bị tốt chiến trường phục vụ bộ đội ta tiến vào giải phóng thị xã và toàn tỉnh Phước Long, đồng thời lập kế nghi binh, chia lực lượng thành nhiều mũi buộc quân ngụy ở 10 đồn bốt và các chi khu quân sự hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện trước khi Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên sóng phát thanh lúc 11h45’ ngày 30/4/1975.
Phương thức sáng tạo trong chuẩn bị chiến trường
Đồng chí Lê Văn Vĩnh (tức Phạm Hữu Nghĩa, Bảy Vĩnh), Cụm trưởng Cụm H67, ba lần được tặng danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ” và được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 6/11/1978.
Lê Văn Vĩnh sinh năm 1926, quê xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Sau khi nhập ngũ (tháng 9/1945), ông được biên chế vào đội biệt động làm nhiệm vụ diệt ác, trừ gian. Bị địch bắt, tra khảo, ông một mực không khai báo, chúng buộc phải thả, ông trở về đơn vị tiếp tục nhiệm vụ... Thời gian tập kết ra Bắc, ông được cử đi học trường Sĩ quan Lục quân, ra trường được điều về làm trưởng ban trinh sát một sư đoàn pháo binh.
Năm 1962, Bảy Vĩnh trở lại chiến trường miền Nam phụ trách cụm H67, làm nhiệm vụ xây dựng đường dây giao thông tình báo từ vùng giải phóng vào nội thành. Địa bàn của cụm đứng chân luôn bị địch càn quét, máy bay đánh phá có ngày 20 lần, ông đã chỉ huy đơn vị chiến đấu bám trụ thắng lợi. Có lần bị thương, ông vẫn không rời vị trí, cùng 5 đồng chí liên tục 2 ngày đêm đánh địch. Dũng cảm, mưu trí, khôn khéo, Bảy Vĩnh sống hợp pháp ở ngay những khu vực có địch để nắm tình hình kịp thời;  nhiều lần đột nhập những cơ quan đầu não của địch như  Bộ Quốc phòng, Tổng nha Cảnh sát, Bộ Tổng Tham mưu ngụy, lấy được nhiều tài liệu quan trọng, báo cáo cấp trên kịp thời, chính xác...
Trong cuộc đấu tranh cam go giữa lòng địch, ngoài việc chỉ huy đơn vị xây dựng thành công một cụm điệp báo hoàn chỉnh (H67), gồm lưới, giao thông, căn cứ; tổ chức đánh địch, chống càn; nổi tiếng là người chỉ huy gan góc, mưu trí, táo bạo, Bảy Vĩnh đã cùng với cơ sở điệp báo chiến lược làm bình phong, dùng cả máy bay của đối phương bay hàng giờ nghiên cứu, điều tra tỉ mỉ tiểu khu Phước Long và chi khu Phước Bình trong tháng 7/1967, phục vụ kịp thời chiến dịch tiêu diệt chi khu Phước Bình để thu hút địch, mở đầu cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Hình thức kết hợp giữa cán bộ có trình độ quân sự tốt, có bản lĩnh vững vàng, mưu trí và linh hoạt như Bảy Vĩnh với cơ sở tình báo vững và khôn khéo làm bình phong, đã trở thành một phương thức sáng tạo trong công tác chuẩn bị chiến trường có hiệu quả cao của Tình báo Miền.
Xuân 1968, ngoài nhiệm vụ đưa đón cán bộ ra vào thành phố nghiên cứu tình hình, ông còn đột nhập Tổng nha Cảnh sát ngụy, Nha Cảnh sát Đô thành... lấy được nhiều tài liệu quan trọng, đáp ứng yêu cầu của trên. Sau tổng tiến công Mậu Thân 1968, địch phản kích quyết liệt, gây cho ta nhiều khó khăn. Đơn vị mất liên lạc với trên, cạn nguồn tiếp tế, ông đã kiên quyết lãnh đạo anh em bám trụ đến cùng. Để có vũ khí chiến đấu, ông cùng đồng đội tìm bãi mìn của Mỹ để tháo gỡ lấy thuốc nổ và kíp mìn… Sau một tháng chiến đấu bằng vũ khí tự tạo, đơn vị đã diệt 11 xe bọc thép của địch.
Chuyển vũ khí, đưa lực lượng lót sẵn trong nội thành

Nhà tình báo Lê Văn Vĩnh (trái) và Ba Lễ trong căn hầm chứa vũ khí.
Nhằm phục vụ tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta ở Sài Gòn, đơn vị của Bảy Vĩnh được Chỉ huy Đoàn 22 (Tình báo Miền) giao nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, điện đài cất giấu vào nội đô để tăng cường lực lượng, phối hợp đánh vào những mục tiêu quan trọng của địch. Chiều 29 Tết năm 1968, chiếc xe ô tô chở đầy ắp rau xanh che giấu vũ khí, đạn dược rời An Tịnh hướng về Sài Gòn. Bảy Vĩnh và một đồng chí đi xe máy bám sát đằng sau, vượt qua các trạm kiểm soát của địch một cách khá suôn sẻ.
Điểm tập kết vũ khí là một nơi mà có lẽ kẻ địch không bao giờ ngờ tới. Đó là nhà riêng của dân biểu Ba Lễ trên đường Triệu Đà. Khi nhận nhiệm vụ tổ chức giao, Ba Lễ đã khéo léo bố trí cho vợ con đi nghỉ Tết ở Vũng Tàu. Một mình ông ở lại, vẫn đàng hoàng lái xe đi làm, họp hành như thường lệ. 
Sáng mồng một Tết, Ba Lễ đi chúc Tết. Bảy Vĩnh và các đồng chí trong đội công tác ở lại trong nhà Ba Lễ, cất giấu vũ khí vào nơi an toàn. Xung quanh ngôi nhà dày đặc cảnh sát dã chiến, biệt động, dân vệ đi lùng sục. Mấy anh em vẫn ở yên trên tầng lầu, giữ bí mật, an toàn kho vũ khí cũng như ngôi nhà của Ba Lễ để hoạt động lâu dài. 
Sáng mồng 3 Tết, địch bất ngờ gõ cửa nhà Ba Lễ. Trong nhà lúc đó, ngoài tổ của Bảy Vĩnh còn có em rể của Ba Lễ là trung úy, bác sỹ quân y quân đội Sài Gòn, cũng là một cơ sở của ta trong lòng địch. Bảy Vĩnh và người em rể của Ba Lễ bình tĩnh tiếp đón mấy tên địch. Giữa phòng khách của ông dân biểu là một cành mai rất đẹp được trang trí bằng những tấm thiếp chúc Tết của Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và nhiều quan chức có máu mặt của chính quyền Sài Gòn. Bọn địch ra lệnh khám xét ngôi nhà, nhưng khi biết đây là nhà dân biểu, lại nhìn thấy mấy tấm thiếp, chúng đổi ý, chỉ kiểm tra giấy tờ. Bảy Vĩnh lúc này trong vai người nhà đến chúc Tết Ba Lễ, một đồng chí khác xưng là người làm công cho gia đình ông dân biểu. Xem giấy xong, chúng bắt “người làm công” giải đi vì tội trốn quân dịch, Bảy Vĩnh thoát vì đã quá tuổi quân dịch. Mưu trí, bình tĩnh, ra đến cửa, thấy đông đồng bào, dân chúng kéo đến, đồng chí này lợi dụng sơ hở của địch, nhanh chóng trốn thoát.
Kho vũ khí, điện đài được bảo vệ an toàn trong nhà Ba Lễ và sau này phát huy tác dụng to lớn trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong chiến dịch lịch sử này, Bảy Vĩnh nhiều lần ra vào thành phố nghiên cứu các mục tiêu quan trọng, có nhiều sáng kiến chuyển vũ khí và đưa lực lượng lót sẵn trong nội thành. Ông đã chỉ huy một tổ đột nhập Bộ Tổng Tham mưu ngụy, tạo điều kiện cho đơn vị bạn tiến công, hoàn toàn làm chủ mục tiêu. 
(Viết nhân 70 năm ngày thành lập ngành Tình báo Quốc phòng)
(Còn nữa)
Đại tá, anh hùng LLVTND Lê Văn Vĩnh từ trần ngày 8/10/2008. Ông được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 3; Huân chương Quân công hạng nhì, ba; Huân chương Chiến công hạng nhất, nhì; Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng nhất, 3 lần đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”;  Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Trần Xuân

Hạnh phúc của dân tộc: Thiếu nhóm chứng

Hạnh phúc của dân tộc: Thiếu nhóm chứng

bauxitevnTue 7:27 AM


Nguyễn Văn Tuấn
Những người ở vị trí lãnh đạo ở Việt Nam thường có những phát biểu làm tôi thấy ... khó lọt tai. Chẳng hạn như bà phó bí thư thành uỷ HCM, khi được hỏi về việc bổ nhiệm các "thái tử đảng" (chữ này có gốc Tàu) vào vị trí lãnh đạo, bà nói rằng "Tôi nghĩ điều đó quá là hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ sao lại nghi ngại" (1). Câu nói này, sau câu phát biểu của Phùng đại tướng, làm thế giới mạng dậy sóng. 
Tôi muốn nhìn câu phát biểu này dưới lăng kính ... khoa học. Và, khi đã nhìn dưới cái nhìn khoa học, các bạn sẽ thấy đây là một câu nguỵ biện. Trong khoa học, làm sao chúng ta biết một can thiệp hay một loại thuốc có hiệu quả? Cách thứ nhất và đơn giản nhất là cho một nhóm bệnh nhân dùng thuốc đó một thời gian, rồi quan sát hiệu quả ra sao. Cách này thoạt đầu nhìn qua thì chẳng có gì sai, nhưng thật ra là có nhiều cái sai, nhưng hai cái sai hiển nhiên là như sau: 
Cái sai thứ nhất là thiếu nhóm chứng (control), tức là nhóm bệnh nhân không dùng thuốc. Nếu không có nhóm chứng thì chúng ta không biết những gì mình quan sát trong nhóm điều trị là do thuốc hay do lí do gì khác. Chỉ có những người ngây thơ mới tin những dữ liệu từ một nhóm, vì những người am hiểu phải dùng dữ liệu của hai nhóm để so sánh rồi mới suy luận về nguyên nhân - hệ quả được. 

Cái sai thứ hai là bias, trong trường hợp này là chủ quan. Nếu bạn để cho bác sĩ giải phẫu đánh giá hiệu quả điều trị trên bệnh nhân do chính bác sĩ đó điều trị thì sẽ xảy ra tình trạng bias. Bias là vì bác sĩ cũng chịu chi phối bởi yếu tố cảm tính và chủ quan, họ muốn tin những gì họ tin. Và vì thế những gì họ đánh giá là không chính xác và cũng chẳng có độ tin cậy cao. Người có kinh nghiệm phải để cho người khác độc lập đánh giá. 
Quay lại với việc bổ nhiệm thái tử đảng mà bà Quyết Tâm cho rằng là "quá hạnh phúc cho dân tộc" cũng có hai cái sai hiển nhiên. Cái sai thứ nhất là nếu thay vì bổ nhiệm các thái tử đảng, chúng ta bổ nhiệm người NGOÀI đảng xem sao. Nếu không có nhóm ngoài đảng (tức "nhóm chứng") thì làm sao có thể biết được các thái tử đảng có tài hay bất tài. Hiện nay, bà ấy nói rằng các thái tử đảng là có tài, nhưng người ngoài đảng cũng có rất rất nhiều người có tài, và không cho họ cơ hội để thi thố tài năng & đóng góp cho đất nước phải xem là một cái tội đối với dân tộc. 
Cái sai thứ hai là bias về đánh giá. Nếu đảng bổ nhiệm thái tử đảng, rồi đảng tự đánh giá, thì chẳng khác gì bác sĩ tự đánh giá hiệu quả điều trị của họ. Kiểu như vừa đá bóng vừa thổi còi, thì sao mà đáng tin cậy được. Nếu có cơ chế để người dân đánh giá thì mới biết việc bổ nhiệm thái tử đảng vào vị trí lãnh đạo có làm cho dân tộc hạnh phúc hay không. Không có đánh giá độc lập của dân thì không thể nói như bà phó bí thư được. 
Người làm nghiên cứu khoa học mà làm thí nghiệm thiếu nhóm chứng và bias bị đánh giá là nhà khoa học tồi, dở, chẳng có uy tín gì. Tương tự, làm thí nghiệm xã hội như kiểu bổ nhiệm thái tử đảng mà không có nhóm so sánh (ngoài đảng) và chủ quan thì phải bị xem là [thôi nói bằng tiếng Anh cho nhẹ :-)] incompetent. Tôi chợt nghĩ hay là người phát biểu thấy người Bắc Hàn hạnh phúc với chế độ cha truyền con nối. Chẳng lẽ Việt Nam theo mô hình của Bắc Hàn? 
Do đó, người dân có lí do để không tin (chứ không chỉ là "nghi ngại"), vào các thái tử đảng. Hạnh phúc thế nào được khi "Con vua thì lại làm vua" còn "Con sãi ở chùa lại quét lá đa". Thật vô lí khi một nhóm người do có quan hệ huyết thống với lãnh đạo được ưu tiên hơn những người khác cũng có tài mà đành phải an phận với tình thế của kẻ bị trị. Hạnh phúc sao được trong khi các bậc tiền bối của thái tử đảng để lại cái ngân sách Nhà nước chỉ còn 45000 tỉ đồng, mà một vị bộ trưởng phải chua chát thốt lên rằng: "45.000 tỷ đồng này không biết phải làm gì, chưa nói đến phải trả nợ. Trả nợ xong gần như không có tiền để làm gì cả" (2). Ai cũng thấy, chỉ có vài người trong đảng không thấy (hay không muốn thấy) nên cứ phát ngôn gây sốc.
N. V. T.

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Chuyện đổi mới “cái đèn cù”?

Chuyện đổi mới “cái đèn cù”?

bauxitevnTue 7:34 AM


Hạ Đình Nguyên
Từ ngữ “đổi mới” khá quen thuộc với người Việt Nam, ít nhất từ ba thập kỷ qua. Nó xuất phát từ Đảng Cộng sản Việt Nam, như một khẩu hiệu, như một phương châm, và kêu vang như một mệnh lệnh không thể cưỡng lại. “Đổi mới” có sức hấp dẫn, vì nó mang ý nghĩa là sự từ bỏ cái cũ vì cái cũ không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển, tệ hại hơn, nó đang ngự trị hằng ngày, kìm hãm, nhấn chìm hiện tại lún sâu vào quá khứ lạc hậu. Khẩu hiệu đổi mới từng được nêu lên một cách quyết liệt: “đổi mới hay là chết” (vào thập niên 1980). Sau đó, từ ngữ “đổi mới” ấy đã chạy vòng quanh như một thứ khẩu hiệu đơn thuần, qua từng thời kỳ Đại hội Đảng, qua mỗi đời Tổng Bí thư. Từng lúc nó mang tên khác nhau, như có vẻ mới và chi tiết hơn, như đổi mới tư duyđổi mới kinh tếđổi mới hành chánh, đổi mới cán bộ… Người dân nói nhại theo: đổi mới tivi, đổi mới bàn ghế, đổi mới ăn mặc, đổi mới cách nói năng… Dù sao, “đổi mới” cũng đã thành một từ ngữ nổi tiếng rất được ưa dùng. 

Vừa rồi, trong dịp Đại hội Đảng sắp diễn ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã lặp lại và càng nhấn mạnh hơn: “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả ‘tư duy, kinh tế, lẫn cán bộ. Và, một điểm khác biệt quan trọng là cách biểu đạt ý tưởng cũng mới, ấy là: “Đổi mới phải đúng quỹ đạo. Từ kim khẩu của lãnh đạo nói ra thì đều mới cả.
Có thể nói không sai, đây là một cuộc “trường chinh đổi mới” vì nó đã kéo dài hơn 30 năm và đang được kêu gọi tiếp tục. Trẻ sinh ra từ lúc bắt đầu đổi mới nay đã lập gia đình và có con cái, thanh niên lúc ấy 30, nay là hơn 60 đã về hưu. Và, cuộc đổi mới không hứa hẹn một điểm tạm dừng để thở, lại ngày càng cấp bách, phải tiếp tục, như Tổng Bí thư Đảng đã chỉ đạo.
Lẽ ra, với tinh thần đổi mới thật thà, Việt Nam hôm nay đã là một Việt Nam rất mới, mới toanh. Nhưng thực tế thì ngược lại, càng đổi mới bao nhiêu nó lại cũ bấy nhiêu, mọi mặt hoạt động của xã hội đều xuống dốc, an ninh quốc gia và lãnh thổ bị xâm phạm, đến nỗi tình trạng đất nước đang “tiến lên” một cõi thiên đàng mơ hồ xã hội chủ nghĩa, lại đứng dưới hạng phát triển của Campuchia, Lào, vốn là hai quốc gia nhỏ thân thiết láng giềng, (bản xếp hạng theo một số tiêu chí của Tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc). Dù sao, lãnh đạo Việt Nam vẫn tự hào mình là một đất nước cá biệt, có cách tư duy cá biệt, nên không nhất thiết phải biết ai, hay so sánh với ai. Như lời dân gian “chế” thơ Tố Hữu với lịch sử 4000 năm: “Từ trong hang đá chui ra/Vươn vai đứng dậy rồi ta chui vào.
Nhưng vì lẽ gì mà sự nghiệp đổi mới ấy đã đem lại một kết quả ảm đạm như hôm nay? Phải chăng, vì nó phải đi theo đúng quỹ đạo đã định? Vâng, quỹ đạo, quy trình, quy định, quy cách… đều đã có sẵn, phải đổi mới trên tấm thảm ấy. 
Quỹ đạo là đường di chuyển nhất định của một vật thể trong không gian, không thể đi khác được. Nó không thể lơ lửng bạ đâu bay đó, như hạt bụi theo gió. Ví như một phi thuyền phóng lên không gian phải đi đúng quỹ đạo đã định trước, nếu không, nó biến mất vào vũ trụ và thành rác rưởi ở đâu đó. Nhưng đổi mới phải theo đúng quỹ đạo của ông Tổng Bí thư Trọng nói, là quỹ đạo gì? Nói nôm na là giống như cái đèn cù tự quay xung quanh cái trục của chính mình. Đó là cách đổi mới được xem là an toàn, cho đến khi nào cái trục ở giữa không bất ngờ bị gãy. Phải cố bám giữ cái trục giữa ấy cho vững, các hình vẽ mới về voi giấy, ngựa giấy cứ quay tít chung quanh. Nhanh đến nổi không biết đâu là hình ngựa, đâu là hình voi…
Cũng có cách hình dung khác, đổi mới là từ ngữ mang chức năng gia vị, gồm mọi loại gia vị có thể có, để làm cho thức ăn dễ nuốt hơn với mùi, vị, và màu sắc mới, nhằm che giấu cái mùi nồng nặc bốc lên từ các nguyên liệu quá đát.
Ở đây, Tổng Bí thư không chủ định nói về toán học, vật lý, hay hương liệu thực phẩm, mà nói về chính trị - xã hội, cụ thể hơn, là nói về cái cốt lõi là Đảng ta. Đảng ta lãnh đạo toàn dân ta là đương nhiên như sách Trời đã định, đã được cụ thể hóa vào Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nó là “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”. Đó là sự đánh tráo rất vĩ đại. Cái cốt lõi ấy không thay đổi, nhưng có thể cho mọi thứ chuyển động chung quanh nó. Cái đường chuyển động đó được gọi là quỹ đạo?
Thiết nghĩ, học một câu nói của người xưa là không dễ. 
Học câu nói của người đời nay càng không hề dễ. Xin cẩn trọng học tập câu nói của người đời nay! 
Cứ mặc nhiên xem là đã đổi mới 30 năm rồi – rất “thành tích” nhưng chưa đủ đô – nay phải tiếp tục. Và phải tiếp tục đổi mới một cách mạnh mẽ, vì thời gian qua chưa đủ mạnh. Điều đặc biệt khó hiểu ở chỗ, đổi mới là rời bỏ cái cũ, nhưng cái cũ nào cần bỏ thì không nêu lên rõ ràng. Đảng không bao giờ thừa nhận sai, nhưng luôn sửa sai dưới lớp son phấn đổi mới. Nói nhẹ nhàng là, từ ngữ không sòng phẳng. Không nói rõ cái sai, mà chỉ nói cái phải sửa.Chập chùng cái không minh bạch! 
Tổng Bí thư chỉ đạo có ba đối tượng bao trùm sự đổi mới: Tư duy -.Kinh tế - Cán bộ, dựa trên một nguyên tắc: đúng quỹ đạo!
1 – Đổi mới Tư duy… đúng quỹ đạo, là gì?
Tư duy, tức là suy nghĩ, mà phải suy nghĩ một cách nghiêm túc và có hệ thống – vốn là đặc điểm nổi trội của loài người so với loài vật. Đổi mới tư duy là cách suy nghĩ mới về các đối tượng của suy nghĩ. Khi đòi hỏi đổi mới, tức xác định cách suy nghĩ đã có và đang có là cũ rồi, không còn phù hợp nữa với hiện thực đang diễn ra, có nghĩa là phải thay đổi nó, rời bỏ nó. Giờ đây nó có tên hình thức là lạc hậu, hủ lậu, giáo điều, không còn lợi ích gì nữa, dẫu không nêu tên cái bản chất cốt lõi của nó. Đòi đổi mới phải đúng quỹ đạo nhưng chính cái quỹ đạo ấy có mới không? Hay nó chính là sản phẩm cũ, sản phẩm tưởng tượng, “không biết đến cuối thế kỷ này đã có hay không?”. Cái đòi hỏi đổi mới tư duy mà phải theo đúng quỹ đạo đó, hóa ra chỉ là một loại hương liệu phụ gia để ướp vào một thứ thực phẩm đã bốc mùi!
Người dân, không phải ai cũng có bằng tiến sĩ Mác-Lê, nên việc đổi mới là không khó, vì họ không có cái cốt lõi nào xa xôi đã ăn sâu vào tâm trí cả. Họ chỉ cần làm việc, ăn uống và nghĩ ngợi, thực hiện đầy đủ cái quyền công dân của mình, và đất nước phát triển là được. Họ không bị ghi dấu vết hằn sâu trong tâm, não của mình bởi cái “rực rỡ” hào nhoáng của nỗi đam mê “vẻ vang” nào cả. Nhưng các từ ngữ tuy rỗng rang ấy lại có sức quyến rũ đậm đặc của vật chất và quyền lực. Vì sao nghiện ma túy là một bệnh mãn tính? Khoa học giải thích đó là do dấu ấn “rực rỡ” của chất ma túy đã ghi sâu vào tế bào thần kinh não, không thể phai hoặc rất khó phai. Người nghiện ma túy thường có nhiều sáng kiến táo bạo, rất “đổi mới” để phục vụ cho nhu cầu cốt lõi mê say của mình. Họ có khả năng đổi mới tư duy, nhưng chỉ để ứng phó tình huống, chứ không nhằm thoát ra ngoài quỹ đạo vốn đã được cài đặt. Người nghiện tìm mọi cách để bảo vệ cái trục tư duy cốt lõi của mình và từ chối các phương thức điều trị từ bên ngoài vào. Có hai đặc điểm về tâm lý đối phó ở hai giai đoạn. Một là, người nghiện không thừa nhận là mình nghiện. Hai là, đến lúc quá ê chề về thực tế, phải thừa nhận mình là người nghiện, thì họ khẳng định mình là một người nghiện đặc biệt, không giống bất cứ người nghiện nào khác. Do đó ban đầu, họ phải bị cưỡng bức điều trị một thời gian, sau đó mọi việc sẽ được khai mở dần để đi đến sự hợp tác điều trị. Thông thường, họ chỉ đứng lên được sau khi “rơi tận đáy”. 
Chủ nghĩa Cộng sản đã ra đời và tồn tại “rực rỡ” gần một trăm năm để cuối cùng là tàn lụi, và sự lụi tàn đó là do tự nó với sức ép khách quan, và đã gây phấn khích cho thời đại. Chủ nghĩa Mác nay đã hết hạn sử dụng. Nhưng nó đã lưu lại những di chứng kéo dài dưới một số hình dạng khác, như còn đang diễn ra ở vài quốc gia nổi tiếng hiện nay (như Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên). Quỹ đạo của nó hẹp dần, lực quay yếu đi, và cái trục giữa cũng di động, không còn đứng vững ở một chỗ, nên quỹ đạo của vòng quay rối loạn, biến thiên vô lượng. Nó trở nên huê dạng với nhiều thứ đổi mới ứng phó rất tạm thời. Một nhân vật ở Đông Âu đã nói: “Chủ nghĩa Cộng sản không thể tự sửa chữa”, cho thấy chủ nghĩa cộng sản khá giống với bệnh nghiện mãn tính. Nó vẫn cứ quay đúng quỹ đạo của nó cho đến một lúc…! Giống như đặc điểm thứ hai của người nghiện, Việt Nam cho mình là trường hợp đặc biệt, ngoại lệ, không cần so sánh. Và cũng đến một lúc…! 
Đổi mới tư duy theo “đúng quỹ đạo (cũ) là không thể chữa lành bệnh. Để thoát khỏi bệnh, cần phải chuyển sang một quỹ đạo mới, từ thông dụng hiện nay thường gọi là “xoay trực”. Nhưng xoay trục thì không thể giả vờ, bằng cách chỉ thay đổi hình vẽ voi giấy ngựa giấy trên mặt giấy của cái đèn cù. Sống là hy vọng, mà hy vọng là không của riêng ai, nên vẫn mong ông Trọng cùng các Giáo sư Tiến sĩ chiến hữu của mình, cố gắng bước thêm bước nữa, ra khỏi cái đầu (ngõ) đã tan sương!
2 – Đổi mới kinh tế… đúng quỹ đạo, là gì? 
Quỹ đạo của vận động kinh tế, tuy cũng trừu tượng, nhưng kết quả thì rất cụ thể, kết quả có thể đo đếm và ghi chép được, khó bàn cãi hay lý luận mông lung. Lấy mức sống của người dân – chứ không phải mức sống của cán bộ – làm chuẩn, sẽ biết nền kinh tế của Quốc gia ra sao. Mới đây, nhà nước đang đi vay 3 tỉ đô la để “đảo nợ”. Tôi có biết đôi chút, thế nào là đảo nợ từ một vài đại gia quen biết. Nó thực sự là không vẻ vang hay rực rỡ chút nào! Vì sự “đổi mới kinh tế… đúng quỹ đạo” của 30 năm lại bị trật quỹ đạo, nên ra nông nổi này, và ai cũng đã rõ. Quỹ đạo đó, cuối cùng tự nó chứng tỏ là không thể chấp nhận ăn gian, như là sự ăn gian kinh tế thị trường có đường cong mềm mại là… định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã đến lúc người nghiện chấp nhận bệnh tình của mình, dù không công khai minh bạch, nên đã thừa nhận bước 1 (giai đoạn 1 trong tâm lý của người nghiện), là kinh tế thị trường, nhưng vẫn cho rằng mình là trường hợp cá biệt (giai đoạn 2 trong tâm lý của người nghiện) nên đã gượng ép mang theo cái định hướng. Nay cái đường cong cong mềm mại định hướng ấy đang được đào bới, dở bỏ trước áp lực của tình thế không thể đảo ngược. Mong là các vị đại biểu của quỹ đạo Thành Đô, mềm lại đi, để hợp tác điều trị mong đạt được sự thanh thản lúc cuối đời.
3– Đổi mới cán bộ… đúng quỹ đạo, là gì?
Đổi mới cán bộ, tức là nói về đổi mới con người.
Triết gia Friedrich Wilhelm Nietzsche của Đức ở thế kỷ trước, đã từng có hoài bão tốt đẹp là muốn làm mới lại con người; ông cho chủng tộc Đức là giống người nổi trội nhất, cho nên chủ trương chủng tộc Đức phải có vai trò thống trị nhân loại. Sau đó ông qua đời nên không biết ý tưởng lớn của ông đã được Hitler vĩ đại thực hiện như thế nào. Nhưng nhân loại thì đã biết thế nào là đoạn kết của nó. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có hoài bão tương tự, một thời gian khá dài đã bỏ công sức và tiền bạc để đào tạo “con người mới xã hội chủ nghĩaTôi có một người bạn có tên tuổi nổi tiếng, đã có văn bằng Tiến sĩ về đề tài này. Sau khi mang văn bằng từ Liên Xô về, anh bẽn lẽn chôn sâu nó trong lòng đất, không bao giờ nhắc lại, không muốn ai biết đến, vì anh không muốn để mình bị tha hóa. Cái quy hoạch hoành tráng ấy có lẽ bây giờ được thu nhỏ lại, khiêm tốn hơn, chỉ là “đổi mới cán bộ thôi, tất nhiên là cán bộ xã hội chủ nghĩa, cũng đương nhiên là cán bộ ấy được làm mới rồi. Họ được trui rèn, mài giũa theo hàng loạt tiêu chuẩn phẩm chất, biểu hiện bằng hàng hàng lớp lớp từ ngữ trên các văn bản, được nêu lên long trọng trong các kỳ Hội nghị chuẩn bị nhân sự của Đảng. Lần lượt, những con người mới này xuất hiện trên các điểm đứng chân, thuộc quỹ đạo đã được thiết kế rất công phu. Cả nước đang lặng ngắm cái gì mới trong cuộc đổi mới nhân sự mạnh mẽ này. Sự chuyển dịch nhiều kịch tính và ngoạn mục đang xuất hiện đó đây ở các Đại hội cấp tỉnh thành, cũng nằm trên nhiều quỹ đạo nhỏ đan xen, nhưng với người dân, thật tình thì khó biết là quỹ đạo nào
Hy vọng gì ở “đội ngũ lãnh đạo” mới, về cuộc đổi mới theo đúng quỹ đạo? 
Số đông trong họ thuộc về thế hệ Thái tử Đảng.
Họ hít thở trong bầu không khí “gia đình truyền thống”, được trang bị riêng với “nhiều tiện ích” và được đặt ngồi lên bệ phóng. Họ dám bước lên phía trước, hay quay theo lối mòn ưu thế con con? Đó là một thực tế dù muốn hay không, cho nên, là một câu hỏi nghiêm túc. 
Đất nước đang ở trong một giai đoạn gay cấn và đầy áp lực, đang kêu gào một sự thoát xác triệt để, đang đòi hỏi một cuộc đột phá thông minh và dũng cảm để thoát khỏi quỹ đạo đã hơn 70 năm được cài đặt và tẩm ướp bằng hương liệu Mác-Lê-Mao. 
Quỹ đạo nào mà họ sẽ dấn thân, là câu hỏi không chỉ để dành riêng cho “đội ngũ lãnh đạomới. Vì thế, câu trả lời là thuộc về toàn dân, đặc biệt là các thế hệ thanh niên hôm nay.
Nhà báo Kami viết rằng: “[V]iệc triệt tiêu hoàn toàn học thuyết Cộng sản ra khỏi đời sống chính trị ở Việt Nam có lẽ phải mất thời gian khoảng chừng 20 năm nữa. Khi những kẻ ăn bám vào học thuyết Cộng sản đã từ giã khỏi cõi đời này. Lúc đó dân tộc này mới hết nợ”.
Tôi nghe sóng gió Biển Đông đang gào thét, lòng dân cũng tương tự, thời đại không đứng yên, bão bùng cũng đang đe dọa phương Bắc. Cái nhìn của ông Kami có thể là bi quan. 
Tôi tin con nghiện có thể hồi phục thành người bình thường. Quỹ đạo đang dịch chuyển khỏi Quỷ đạo.
H. Đ. N.
Tác giả gửi BVN.
HĐN 22-10-2015 (Nhân dịp xem Đại hội Đảng bộ TP Hồ Chí Minh trên TV) : Tổng bí thư Đổi mới phải đúng quỹ đạo
clip_image001
Tổng bí thư tiếp tục đổi mới mạnh mẽ cả tư duy, kinh tế lẫn cán bộ

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Chuyện về Tổng Cục 2- Kỳ VII: Điệp vụ trong tù

Chuyện về Tổng Cục 2- Kỳ VII: Điệp vụ trong tù


TP - Bị địch bắt, bỏ tù, ông vẫn có những điệp vụ xuất sắc, lấy được danh sách 17.000 tù chính trị để ta chuyển đến Hội nghị Paris, cứu hàng chục ngàn đồng chí khỏi bị địch thủ tiêu...
Chuyện về Tổng Cục 2- Kỳ VII: Điệp vụ trong tùÔng Ba Quốc (Đặng Trần Đức), Lê Hữu Thúy, Trần Hiệu, Mười Hương, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Chính (từ phải sang).
Biền biệt mấy chục năm xa nhà 
Ông đã đi xa, để lại trong lòng người thân, đồng đội ánh mắt lấp lánh cười sau cặp kính trắng cùng niềm tiếc thương, kính trọng. 



Tôi nhớ mãi giọng nói bùi ngùi khi ông kể: “Tôi là con trai một trong nhà, còn lại là chị em gái. Khi đi làm cách mạng, chỉ còn mẹ. Biết tôi đi xa, mẹ chỉ mong một ngày gặp lại con. Vậy mà tôi đi mấy chục năm trời biền biệt… 
Năm 1965, khi tôi đang đối đầu với những gian khó trong Nam thì ngoài xứ Thanh xa lắc, mẹ tôi mất. Mấy ngày trời hấp hối, mẹ chỉ có một ước nguyện cuối cùng là được gặp con trai... 
Tôi hình dung trong cái lạnh buốt giá của những cơn gió mùa đông năm ấy, có người mẹ già lưng còng, tóc bạc, chiều chiều, sớm sớm ngóng về phương trời xa, cầu mong cho con mình được bình yên, mơ một ngày được ôm con trong vòng tay như ngày thơ bé...
Tôi đâu có biết,  thực tại, người mẹ yêu quý phải chịu cảnh gia đình bị quy là địa chủ lại có con trai chính là tôi - vào Nam theo giặc…”.
Ông là anh hùng tình báo Lê Hữu Thúy. Vẻ nho nhã, lịch lãm nơi ông có sức thuyết phục kỳ lạ. Trong cuốn sách giới thiệu đơn vị và cá nhân anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân ngành Tình báo Quốc phòng Việt Nam, có đoạn viết về ông:
“Suốt 50 năm hoạt động trong những điều kiện khó khăn và nguy hiểm, đồng chí luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, giữ vững khí tiết của người chiến sỹ cách mạng chủ động tiến công địch, lập nhiều chiến công xuất sắc...”.
Sinh năm 1926 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa, gia đình tuy không người theo đạo nhưng ông được cho đi học trường dòng, được học chữ Nho, giáo lý… Chính sự ngẫu nhiên đó, sau này lại như một sự sắp đặt cho nghề tình báo của ông. Khi vào Nam hoạt động, ông học thêm về triết học qua một linh mục là khoa trưởng ở một trường đại học. 
Năm 1956, về Sài Gòn, đồng chí Mười Hương chỉ thị ông đi sâu vào khối công giáo di cư. Qua các mối quan hệ quen biết với nhiều linh mục, ông dễ dàng thực hiện những bước đầu tiên nhiệm vụ được giao. Ông bắt mối với linh mục Vũ Đình Trác làm tờ báo “Di cư”; làm phụ tá chủ bút báo “Đường sống”... Những bài xã luận am hiểu sâu sắc về thời cuộc, đặc biệt là đời sống xã hội của các giáo phái lúc bấy giờ của ông gây được tiếng vang lớn, có những ảnh hưởng nhất định với công chúng.
Là một trong những thành viên của lưới tình báo H10 (thuộc Cụm A22), ông cùng đồng đội có nhiệm vụ “điều tra, thu thập tin tức, tài liệu có giá trị chiến lược và các kế hoạch chiến dịch của Mỹ, Ngụy”, và đã “chịu đựng gian khổ, bám địch lâu dài, đi sâu vào hàng ngũ địch và các giáo phái phản động, thu thập được nhiều tài liệu, tin tức về quân sự, chính trị có giá trị chiến lược cao kịp thời phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của Đảng và Quân đội...”  (Trích trong cuốn Cá nhân và đơn vị anh hùng ngành Tình báo Quốc phòng 
Việt Nam
).
Bị tù đày, vẫn có điệp vụ xuất sắc
Ngay cả kẻ địch cũng phải thừa nhận những thành tích xuất sắc của lưới tình báo trong đó có ông. Trong bộ hồ sơ ta thu được tại Tổng nha cảnh sát ngụy Sài Gòn có đoạn: “Từ trước đến nay, ngoại trừ những giai thoại giả tưởng trong tiểu thuyết trinh thám, chưa bao giờ có những tổ điệp báo thành công đến như thế... Cụm (A22) đã phát triển một hệ thống điệp viên vô cùng quan trọng và đã len lỏi vào nhiều cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng hòa. Những tin tức quan trọng mà Cảnh sát quốc gia biết họ cung cấp đều có giá trị giúp cho Hà Nội có được những dữ kiện chắc chắn khi ấn định chính sách của họ đối với cuộc chiến tranh...”.
Còn “ông cố vấn” Vũ Ngọc Nhạ có lần nói về ông: “Ông Lê Hữu Thúy khi đương chức phụ tá thông tin chiêu hồi của Nguyễn Văn Thiệu là một trong những chiến sỹ tình báo trong lưới (H10-A22) lập công đặc biệt xuất sắc”.
Có một điều hết sức đặc biệt khi nhớ đến ông. Đó là, không chỉ lập công khi đang hoạt động mà ngay cả khi đã bị địch bắt, tù đày, ông vẫn có những điệp vụ xuất sắc. Thời gian ông bị Ngô Đình Cẩn bắt giam ở Huế, ông biết giữa Ngô Đình Cẩn và Ngô Đình Nhu có mâu thuẫn, vì Cẩn như một lãnh chúa miền Trung, độc quyền bắt bớ, thao túng, nhiều lúc phớt lờ chính quyền Sài Gòn do Nhu, Diệm cầm đầu. Ông cũng hiểu rằng, nếu Cẩn bị diệt, kho hồ sơ của nhân vật này lọt vào tay bọn đảo chính thì vô cùng nguy hiểm, vì có khoảng 70-80 đồng chí cán bộ của ta sẽ bị lộ. Nếu đốt được số hồ sơ đó, những đồng chí này sẽ thoát tù và tiếp tục vị trí công tác của mình.
Nhà tình báo Lê Hữu Thúy.
Sau khi tính toán kỹ lưỡng, ông tìm cách tiếp cận Lê Văn Dư - Trưởng Ty Công an Thừa Thiên, Giám đốc trại giam. Tên này đang lo sợ, ít khi vào cơ quan, thường ở lại khu tập trung quân sự của Ngô Đình Cẩn. Khi được tin Ngô Đình Diệm bị bắt ở Sài Gòn, ông chớp ngay cơ hội để thủ tiêu số hồ sơ tù cộng sản trên. “Phải đưa ra khỏi văn phòng để đốt”, nghĩ vậy, ông rủ một đồng chí cùng thực hiện. Nhân có cuộc điện thoại của Lê Văn Dư, ông nói với bọn bảo vệ: “Ông Dư ra lệnh đốt hết hồ sơ tù!”. “Mệnh lệnh” được chấp hành không chút nghi ngờ vì Cẩn bắt tất cả các thành phần chống đối, không riêng gì cộng sản. Chúng giúp ông đưa hồ sơ ra khỏi nơi bảo vệ, đổ xăng đốt sạch. Nhìn những gốc tích chứng minh các đồng chí của mình là cộng sản đang biến thành tro bụi, ông thấy ngọn lửa cũng reo vui như chính lòng mình vậy.
Năm 1969, hoạt động của lưới bị lộ, ông bị chính quyền Sài Gòn kết án tù chung thân khổ sai, năm 1971 bị đày ra Côn Đảo. Trước khi xuống tàu, ông được trung tâm chỉ thị tìm mọi cách ra ngoài làm dịch vụ để tiếp tục nhận công tác. Sau mấy tháng bị giam, ông được người quen có chức vị ở đảo vận động được ra ngoài dạy kèm tiếng Anh cho con chúa đảo, vừa làm phụ kế toán cho một tù nhân sắp được ra tù để thay thế người này.
Thời gian này, Hội nghị bốn bên ở Paris có bàn thảo về việc trao đổi tù chính trị. Chính quyền Thiệu được Mỹ tiếp tay âm mưu chuyển tù chính trị của ta thành thường phạm, chống lại việc trao trả, lập danh sách thủ tiêu những người cộng sản kiên cường (số này lên đến hàng chục ngàn). Thiệu trắng trợn thông báo tại Hội nghị, số tù chính trị ở đảo chỉ có 5 ngàn người - ít hơn rất nhiều con số của phái đoàn ta đưa ra. Phía ta lúc ấy chưa có đủ chứng cớ, chưa thuyết phục được dư luận thế giới ủng hộ.
Đầu năm 1973, ông được trung tâm giao nhiệm vụ thu thập tài liệu, chứng cớ về số tù chính trị ở đảo để làm căn cứ cho phái đoàn ta trong Hội nghị Paris. Ngày hai buổi, ông giúp việc cho kế toán trưởng. Từ danh sách thực phẩm, ông nắm được số tù khoảng 20 ngàn, trong đó có 17 ngàn tù chính trị, 3 ngàn tù thường phạm. Nhưng như thế chưa phải là chứng cớ,  phải làm sao lấy được tài liệu gốc của chúng thì mới có sức thuyết phục. Đợi cơ hội có nhiều người qua lại, ông lên phòng quản đốc xin thêm người làm kế toán, nhân đó tận mắt quan sát tỉ mỉ vị trí tủ hồ sơ mật, những bản kê khai số liệu có dấu đỏ trên bàn viên chánh văn phòng...
Đến một ngày, lấy cớ phải làm thêm buổi tối để kịp gửi bản kết toán phân phối thực phẩm định kỳ về Nha Cải huấn Sài Gòn, ông được viên kế toán trưởng giao chìa khóa phòng kế toán. Từ phòng này, ông leo qua trần nhà lọt vào phòng quản đốc, lấy được mẫu chìa khóa tủ tài liệu mật. Ít ngày sau, một đồng chí cơ sở làm ở xưởng cơ khí nhà máy điện của đảo đánh cho ông hai chiếc chìa khóa, một của văn phòng kế toán trưởng, một của tủ tài liệu mật ở phòng quản đốc. Khi được lệnh của trung tâm, ông thực hiện nhiệm vụ một cách êm xuôi hơn cả sự mong đợi. Ông đã có trong tay văn kiện về hồ sơ số tù cùng 5 bản điện mật liên lạc giữa Sài Gòn và Côn Đảo ghi rõ số tù đất liền gửi ra, số tù chính trị bị chuyển thành thường phạm, số tù chúng định thủ tiêu...
Những tài liệu quan trọng đó đã được các đồng chí của ông chuyển về trung tâm và chúng ta có đầy đủ chứng cớ để vạch mặt chính quyền Thiệu tại Hội nghị Paris, cũng qua đó, dư luận thế giới đã lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh bên bàn Hội nghị của chúng ta. Nguyễn Văn Thiệu khi sang Roma đã bị Giáo hoàng từ chối tiếp (theo công bố của Thiệu, Giáo hoàng đã cam kết với thế giới là Thiệu chỉ giam giữ 5 ngàn tù chính trị Việt cộng).
Trong khi các đồng chí kiên trung của ta mà địch định thủ tiêu hoặc tiếp tục giam cầm được lên danh sách để trao trả, được trở về với đồng đội, ông lại bước vào một cuộc chiến đấu mới… Mật vụ không khó để tìm ra Năm Thúy. Ngay lập tức, ông bị nhốt ở chuồng bò một thời gian với những cuộc thẩm vấn, với những đòn tra tấn. Sau đó, nhờ cách biện hộ khôn khéo và địch cũng không có đủ chứng cớ để kết tội, ông thoát được cửa tử một lần nữa.
(Viết nhân 70 năm ngày thành lập ngành Tình báo Quốc phòng)
(Còn nữa)
Ngày 29/1/1996, ông Lê Hữu Thúy được Đảng, Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Ông vẫn tiếp tục công việc, viết sách, mặc tuổi già, sức yếu. Ông từ biệt cõi đời trong niềm tiếc thương của đồng chí, đồng đội và lớp cán bộ, chiến sỹ kế tiếp sự nghiệp của ông.
Cáo lỗi
Do sơ suất kỹ thuật, trên trang 9 số báo ra ngày 19/10/2015, tít dẫn “Kỳ VI” bị nhầm thành “Kỳ V”. Xin chân thành cáo lỗi cùng bạn đọc.  
TP