Bài đăng nổi bật

Minh Nhựa và Vương Đình Huệ

  Minh Nhựa và Vương Đình Huệ. Quá trình công tác từ bộ tài chính, tổng kiểm toán, phó thủ tướng, bí thư Hà Nội của Vương Đình Huệ là quãng ...

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

Dối trá là gốc

 

Dối trá là gốc

Nguyễn Đình Cống

31-10-2021

Sinh hoạt câu lạc bộ của mấy ông bà già, các cụ than thở, làm sao mà bây giờ xã hội dối trá nhiều quá.

Trước đây có khẩu hiệu: Người người thi đua, nhà nhà thi đua, ngành ngành thi đua. Bây giờ tuy không ai hô hoặc viết khẩu hiệu nhưng đã thành phong trào nói dối. Người người nói dối, ngành ngành nói dối, mọi cấp nói dối, dối từ trên xuống, dối từ dưới lên.

Tôi nói với các cụ rằng, xin đừng than thở vì dối trá là cơ sở của cuộc sống. Biết mà ngăn ngừa, mà hạn chế, mà vạch trần ra thì tốt, còn cứ để bình thường thì nó tự do nảy nở, phát triển tràn lan. Mà xã hội ta bây giờ, lãnh đạo ấy, dân ấy đang là môi trường tốt cho dối trá. Phải dối trá mới có thành tích dỏm để được khen thưởng trong phong trào thi đua, có dối trá mới lừa được người ta đi theo.

Một cụ phê phán tôi là bịa đặt, căn cứ vào đâu mà nói dối trá là cơ sở cuộc sống. Tôi nói rằng, đây là phát hiện của người Anh đã nhiều ngàn năm. Nước Anh có thời đã thống trị gần khắp thế giới với câu “Mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh”. Ngày nay tiếng Anh là thông dụng nhất. Trong tiếng Anh, dối trá được viết là LIE. Hay các chữ tương tự như LIFE là đời sống, LIVE: phát âm [liv] động từ, là sống; còn LIVE: phát âm [laiv] nghĩa là trực tiếp, như live-stream.

Một cụ nghe xong, bổ sung, rằng LIE còn có từ tương tự là LIKE và LINE. Like: động từ, nghĩa là thích, còn tính từ nghĩa là giống nhau. Người ta giống nhau ở chỗ hay nói dối. Line là vạch đường chỉ lối. Trong việc vạch đường cho người khác đã có sự dối trá.

Các cụ biết tiếng Anh cười khà khà, khen hay hay. Các cụ không biết nói: Thế à, thế à. Một cụ đề nghị rằng, chúng ta đều đã sức cùng lực kiệt rồi, không đủ năng lực để cải tạo xã hội, chỉ còn tự xét lại mình, xem trong đời có tránh khỏi nói dối hay không. Cụ nào cũng nhận là không tránh khỏi, trong đời không nhiều thì ít cũng đã từng nói dối, và người được nghe các cụ nói dối nhiều nhất, không ai khác ngoài “bạn đời thân yêu, nằm cùng giường, đắp cùng chăn”.

Nhiều cụ hứa sẽ thành tâm sám hối để được thanh thản khi trút hơi thở cuối cùng. Hy vọng được như vậy. Sẽ tốt hơn khi các cụ gọi con cháu lại, tự kiểm điểm trước mặt chúng là đã phạm những dối trá nào để lại hậu quả cho chúng nó. Tốt hơn nữa khi lãnh đạo đất nước biết nhận ra sự dối trá, thành tâm sám hối, tự thú trước Bàn thờ Tổ quốc và nhân dân.

Khúc gân Đài Loan

 

Khúc gân Đài Loan

Vụ VTV cắt tiếng quốc ca Đài Loan trong trân đấu U23 diễn ra hôm 27.10 tại Kirgyzstan có vẻ đã chìm xuồng, với tôi thì không. Tôi đã xem kỹ video để xác định sự việc và vô cùng tức giận. [1] (phút 43’18”).

Tôi không ngạc nhiên vì đã quá quen các tiểu xảo đểu này khi còn làm việc ở VTV. Tôi tức giận vì bọn họ đang tâm làm điều đó vào chính lúc này.

Những kẻ chủ trương cắt quốc ca Đài Loan chắc sẽ thà rút Việt Nam ra khỏi FIFA, hơn là phải đá với đội bóng này tại sân nhà. Trong khi đó Đài Loan không phải là kẻ thù, ngược lại còn là bạn tốt. Hành động này chỉ có thể hiểu là một sự thần phục, khiếp nhược.

Trung Quốc đang trỗi dậy, không chỉ với tư cách là một siêu cường, mà còn là một thách thức cho văn minh nhân loại bởi mô hình: Phát triển kinh tế bằng thể chế độc tài. Phương Tây lúng túng, Các nước nghèo mắc bẫy.

Đối với Việt Nam, Trung Quốc còn là mối đe dọa trực tiếp và toàn diện, cả về lãnh thổ, kinh tế, văn hóa, quân sự.

Trong khi đó, Đài Loan đang chứng minh hùng hồn rằng: Chủ nghĩa Xã hội mang mầu sắc Trung Hoa không phải là con đường đi lên của các quốc gia chậm tiến, của các xã hội Á châu phong kiến như nhiều người vẫn rao giảng.

Hơn thế nữa Đài Loan còn cho thấy: Một xã hội từng rên xiết dưới ách độc tài vẫn có thể chuyển sang văn minh mà không đổ máu.

Phải nói là không ở đâu mà sự thịnh vượng lại phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc như Đài Loan. Cùng xuất phát điểm nhưng không bị nền kinh tế XHCN phá hoại nên Đài Loan công nghiệp hóa trước lục địa khoảng 25 năm. Do vậy khi Trung Quốc mở cửa đầu những năm 1980 Đài Loan trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào đó. Những người cộng sản Trung Quốc đã cúi mọp người đón tư bản Đài Loan vào “bóc lột sức lao động giá rẻ”. Giới chủ Đài Loan không bỏ lỡ cơ hội. Chính nhờ vào sức lao động rẻ của Trung Quốc mà Đài Loan đã tiến vọt thành một quốc gia hậu công nghiệp hùng mạnh. Từ 1993 đến nay, đầu tư của Đài Loan vào TQ luôn nằm ở mức 70-85% tổng giá trị đầu tư của họ ra nước ngoài (xem biểu đồ). Đối với Đài Loan, quan hệ kinh tế với Trung Quốc cực kỳ quan trọng.

Đầu tư của tư bản Đài Loan vào Hoa Lục luôn ở mức cao, nhiều năm vượt quá 10 tỷ USD, chiếm tỷ lệ xấp xỷ 80% đầu tư ra quốc tế của nước này. Ảnh tư liệu

Cũng không ở đâu mà sự đe dọa của Trung Quốc về lãnh thổ, về quan hệ quốc tế lại nặng nề như Đài Loan. Trước khi chính quyền Nixon công nhận Trung Quốc là thành viên chính thức của LHQ trong năm 1971, Đài Loan là đại diện duy nhất cho cái tên China trong toàn bộ các tổ chức và dự án quốc tế. Từ chỗ gần 100 nước, nay chỉ còn 14 nước nhỏ giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Họ phải ngậm đắng từ bỏ cái tên China để khi thì bị gọi là Taipei, khi thì là Taiwan. Gân cổ lên cãi mới tránh được từ “Province of China” (Tỉnh của Trung Hoa). Về Địa lý, Trung Quốc chỉ cách các đảo nhỏ của Đài Loan 2-3 km. Đã có thời gian, ngày nào hai bên cũng nã pháo sang nhau.

Các bãi chống tank được xây dựng từ 1958 trên đảo Quế Môn, cách bờ biển Trung Quốc chỉ 2km. Ảnh trên mạng

Mối đe dọa của Trung Quốc không chỉ từ bên ngoài, mà còn trực tiếp từ bên trong. Bắc kinh đã thành công trong việc sử dụng chủ nghĩa dân tộc để xây dựng lực lượng của họ tại Đài Loan (cũng như ở Hong Kong). Đó chính là nguy hiểm lớn cho nền dân chủ Đài Loan.

Tất cả các mối đe doa trên đã tạo ra phản ứng tự vệ khiến cho Đài Loan luôn chủ động chấp nhận các thách thức trên. Chưa bao giờ họ đổ lỗi cho lịch sử, cho cộng đồng quốc tế. Không cho tham khảo tài trực tiếp liệu về Covid 19 ư? Không sao, chúng tôi sẽ cho ngược WHO kinh nghiệm chống dịch của chúng tôi. Bắt phải mua Vaccin qua Trung Quốc ư? Xin lỗi, chúng tôi đã có cách…

Đăc biệt về kinh tế và công nghệ, Đài Loan khác với phương Tây ở chỗ luôn chơi trên trướng Trung Quốc, không bao giờ cho Trung Quốc lợi dụng hay qua mặt.

Nạn khan hiếm chip toàn cầu hiện nay đã biến thành ngữ “Phố Wall hắt hơi, Tài chính thế giới chao đảo” thành: “Công nghiệp điên tử Đài Loan hắt hơi, kinh tế toàn cầu lên cơn sốt”. Dịch Covid buộc các hãng sản xuất chip ở Đài Loan phải giảm công suất. Các siêu thị đồ điện ở Đức trống trơn. Toàn bộ các hãng xe hơi đều phải giảm tốc độ sản xuất. Công ty tôi đặt Server HP cho khách hàng từ gần 4 tháng nay không có.

Chuỗi cung ứng toàn cầu xuất phát từ Công ty TSMC (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company) [2] bị gián đoạn là một ví dụ.

TSMC là một trong ba nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới (sau Intel và Samsung), nhưng là nhà chế tạo bán dẫn thành phẩm đứng đầu thế giới với doanh thu 2020 là 1.339 tỷ Đài Loan Dollar (48 tỷ USD) lãi ròng 580 tỷ Đài Loan Dollar. “Công xưởng của thế giới mang tên China” phụ thuộc vào nguồn chip nano của TSMC nên dù năng lực sản xuất của Trung Quốc không còn vướng Covid nữa thì cũng nằm ngáp chờ các miếng bánh chip từ bên kia eo biển.

Một trong những mục tiêu của của “Made in China 2025” là đuổi kịp công nghệ chip của TSMC. Do vậy hãng SMIC (Semiconductor Manufacturing International Corporation), nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc nhận được hàng trăm tỷ UDS hỗ trợ của nhà nước. Hiện TSMC đang ở trình độ xử lý chip 5nm, trong khi SMIC đang chết dí ở 14nm. Khoảng cách hiện là 4-5 năm, trong khi chỉ cần ai đi trước vài tháng là xong. Toàn thế giới: từ Apple, AMD, Intel đến Samsung… đã nhập và định hình dây chuyền theo chip nào ra trước.

Điều đáng nói là TSMC có vài nhà máy ở lục địa, nhưng ông chủ chỉ thuê nhân công giá rẻ để gia công hộ mà không tiết lộ tý công nghệ nào.

Trường hợp Foxconn, nhà lắp ráp bị điện tử số một thế giới cũng vậy. Công ty Đài Loan này hiện đang nắm chặt khâu sản xuất thiết bị cao cấp của Hoa Lục. Thành phố Foxconn City ở Thẩm Quyến, được coi như lãnh thổ hải ngoại của Đài Loan với toàn bộ hạ tầng cơ sở khép kín cho 450.000 công nhân, bao gồm cả hệ truyền hình cable Foxconn-TV. Thành phố Foxconn thứ hai ở tỉnh Hải Nam với 120.000 thợ cũng đang ra sức bóc lột sức lao động Trung Quốc, đẩy dòng tư bản về Đài Loan. Vì vậy hàng tỷ thiết bị cao cấp tuy là “Made in China”, nhưng thực ra là của Đài Loan [4].

Đối với tôi, Đài Loan là một tấm gương sáng cho tinh thần độc lập dân tộc, cho đối sách đúng đắn đủ để chung sống với kẻ thù hung ác mà vẫn chống lại được ý đồ thanh toán của nó.

Đối với đảng cộng sản Trung Quốc, Đài Loan là một cái gân hóc trong cuống họng. Nó vừa dai, vừa dài, vừa nhằng nhịt, nhưng khôn như rận. Trong quá khứ, quân đội Trung Quốc đã hai lần ôm đầu máu bỏ chạy khi tấn công vào đây (1954, 1958) [3]. Từ đó đến nay Trung Quốc luôn khoe khoang việc hiện đại hóa quân đội. Đài loan cũng làm rất nhiều nhưng thầm lặng. Một cuộc tấn công mới, nếu xảy ra sẽ tàn phá cả hai bên. Rất có thể vai trò “công xưởng thế giới “của Trung Quốc sẽ biến mất.

Đối với thế giới, Đài Loan là một “nỗi nhục tế nhị”. Tất cả các cường quốc phương Tây đều than phiền về sự lấn át và thách thức của Trung Quốc, đều có thiện cảm với Đài Loan. Nhưng chưa bao giờ họ đồng lòng được với nhau về đối sách với “Hai Chinas”. Chưa nguyên thủ phương tây nào dám chính thức đón tiếp Tổng thống Đài Loan. Hận Trung Quốc như Úc mà cũng không dám nâng quan hệ với Đài Loan lên hơn mức “Văn phòng đại diện”. Nhiều nước nhỏ có quan hệ kinh tế với Đài Loan tốt hơn với Trung Quốc cũng vẫn “tế nhị” trong các nghi thức lễ tân với Đài Loan.

Nhưng hèn hạ đến mức cắt quốc ca của Đài Loan, kéo theo cả quốc ca nước mình thì chỉ còn là nỗi nhục ê chề.

_____

[1] https://www.youtube.com/watch?v=Dn6ieTgD1Ag&t=2775s

[2] https://de.wikipedia.org/wiki/TSMC

[3] https://history.state.gov/milestones/1953-1960/taiwan-strait-crises

[4] Foxconn từng bị tố cáo là bóc lột nhân công các nước nghèo. Đáng nói là mọi tố cáo này đều đến từ các phong trào nhân quyền “thân phương tây”, chứ không phải từ công đoàn của đảng cộng sản.

Tấn công RFA, VOA, BBC, chính phủ Việt Nam bỗng nhiên có… cờ!

 

Tấn công RFA, VOA, BBC, chính phủ Việt Nam bỗng nhiên có… cờ!

RFA

Đồng Phụng Việt

30-10-2021

Cả ba trang FB của RFA, VOA, BBC bị đổi tên vào sáng ngày 30/10/2021. Ảnh trên mạng

Sự kiện ba trang facebook của Ban Việt ngữ ba cơ quan truyền thông quốc tế là RFA, BBC, VOA bị tấn công và bị đổi tên: RFA trở thành “Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm”, VOA thành “Đông Lào muôn năm”, BBC thành “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” đã đặt cờ vào tay chính phủ Việt Nam. Đây là tình huống mà người Việt thường ví von: “Cờ đến tay ai người đó… phất”. Vấn đề là chờ xem họ sẽ phất loại cờ nào!

***

Dẫu cam kết tôn trọng và thực thi luật pháp quốc tế về nhân quyền, bao gồm ba văn kiện: Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa – song hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam vẫn thường xuyên chỉ trích RFA, VOA, BBC chỉ vì thông tin, nhận định không giống với quan điểm của Đảng, Quốc hội, Nhà nước Việt Nam. Thậm chí hệ thống truyền thông chính thức vốn là những cơ quan ngôn luận của các cơ quan chính trị, cơ quan công quyền tại Việt Nam còn liên tục kêu gọi… “đấu tranh, vạch trần” cả ba cơ quan truyền thông quốc tế vừa kể. Tên mới mà những kẻ xâm nhập vào ba trang Facebook Việt ngữ của RFA, VOA, BBC đã chọn, phản ánh một cách… trung thực cả tuyên bố lẫn việc vận động cho thái độ, cách hành xử thù địch đó!         

Tuy nhiên trong sự kiện này, đó không phải là điểm cốt lõi. Điểm cốt lõi nằm ở chỗ Chính phủ Việt Nam sẽ làm gì? Nếu quan sát cuộc tấn công – xâm nhập vào cả ba trang Facebook Việt ngữ vừa kể ngay từ đầu, có thể nhận ra vài điều đáng chú ý:

Thứ nhất, dường như đây là một cuộc tổng tấn công có xung kích dọn đường và có lực lượng trừ bị hờm sẵn để tràn vào mục tiêu. Trong vòng chưa đầy hai giờ sau khi những trang Facebook Việt ngữ của RFA, VOA, BBC bị đổi tên, trên mỗi trang có hàng ngàn lời tán thưởng hành vi dù phạm pháp nhưng… kiên định về lập trường ấy. Về logic, người có thể tán thưởng việc đổi tên trang Việt ngữ của RFA, VOA, BBC như đã thấy, đã biết, ắt sẽ không bận tâm, cũng chẳng theo dõi thường xuyên những trang Facebook đó, thành ra việc xuất hiện hàng ngàn lời khen trong vòng hơn một tiếng chỉ có thể xảy ra khi… có  hẹn từ trước!

Hình chụp từ một trang Facebook thân chính phủ ca ngợi vụ tấn công. FB: Cùng troll phản động

Thứ hai, thông thường, nạn nhân hoặc các nạn nhân – ở đây là RFA, VOA, BBC – chỉ có thể báo với Facebook và chờ giải quyết hậu quả của việc bị tấn công, xâm nhập. Thời gian chờ đợi thường không ngắn, nhưng trên thực tế, chỉ khoảng hai giờ sau khi bị đổi tên, những trang Facebook này đã được trả lại tên cũ. Cả ba (RFA, VOA, BBC) sớm giành lại được quyền kiểm soát trang Facebook của họ (?), bộ phận điều hành Facebook phát giác cả ba vụ chiếm đoạt nhanh bất thường nên điều chỉnh ngay lập tức (?), hay hacker giật mình do chợt nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề (?). Ít nhất đến giờ này đã có một Facebooker tên Nguyễn Tuấn Khải – người khoe đã tấn công trang Facebook Việt ngữ của RFA, VOA, BBC (1), xóa sạch tất cả các dấu vết của đương sự trên Facebook.

***             

RFA, VOA, BBC không chỉ là các cơ quan truyền thông quốc tế mà còn liên quan hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến Chính phủ Mỹ, Chính phủ Anh. Tấn công – xâm nhập – sửa đổi trang Facebook Việt ngữ của các cơ quan truyền thông này chắc chắn sẽ không được xem là trò đùa của… quần chúng, nhân dân kính “Bác”, yêu Đảng, trung thành với chế độ ta. Đây rõ ràng là cơ hội để các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan ngoại giao của các chính phủ, các tổ chức đa phương về an toàn thông tin, an ninh mạng của thiên hạ thúc ép Chính phủ Việt Nam thực thi không chỉ các cam kết mà còn chứng minh thiện chí khi kêu gọi thiên hạ hỗ trợ bảo vệ an toàn thông tin, an ninh mạng.

Tuyên bố Luật An ninh mạng mà Quốc hội Việt Nam thông qua hồi tháng 6 năm 2018 không trái với thông lệ cũng như luật pháp quốc tế vì cũng xử lý các hành vi… gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt trên không gian mạng sẽ trở thành khoác lác…

Chỉ thị số 14/CT-TTg do Thủ tướng Việt Nam ban hành hồi tháng 6 năm 2019, yêu cầu các cơ quan hữu trách tại Việt Nam phải… gia tăng hợp tác, tham gia các tổ chức, thỏa thuận quốc tế song phương, đa phương trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng (2) sẽ trở thành trò hề…

Những cam kết kiểu như cam kết của một Thứ trưởng Công an – người thay mặt chính phủ Việt Nam tại AMCC (Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về an ninh mạng) lần thứ 5 hồi tháng 10 năm 2020 – tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các cơ chế hợp tác ASEAN về đảm bảo an ninh, an toàn không gian mạng (3)… sẽ khiến thiên hạ bật cười…

Hay những đề nghị như đề nghị của đại diện Việt Nam tại AIPA (Đại hội đồng Liên nghị viện các nước ASEAN) lần thứ 42 cách nay hai tháng (tháng 8 năm 2021): Thành lập các cơ chế hợp tác khu vực qua kênh nghị viện, chia sẻ kinh nghiệm trong hoàn thiện chính sách, giám sát triển khai an toàn an ninh mạng (4)… sẽ bị rẻ rúng…

… nếu Chính phủ Việt Nam làm ngơ vụ tấn công trang Việt ngữ của RFA, VOA, BBC, bất kể có không ít cá nhân hoặc dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến vụ này đang ồn ào khoe… chiến tích như khoe… công trạngtrên mạng xã hội.

Chưa có bằng chứng nào về việc Chính phủ Việt Nam có đứng sau những kẻ tấn công, xâm nhập như thiên hạ đã từng vạch mặt, chỉ tên hay không, song trên thực tế, đến giờ, ít nhất, thiên hạ, kể cả những quốc gia thường xuyên đối đầu với nhau như Mỹ – Nga đã đồng thuận: Không tấn công hệ thống kết cấu hạ tầng mạng của nhau. Không tấn công hệ thống phản ứng an ninh mạng của nhau và HỖ TRỢ NHAU ĐIỀU TRA CÁC CUỘC TẤN CÔNG MẠNG VÀ TỘI PHẠM MẠNG ĐƯỢC TIẾN HÀNH TỪ LÃNH THỔ CỦA MÌNH – là ba quy chuẩn chung làm nền tảng cho không gian mạng. Dù muốn hay không, hacker cũng đã ấn cờ vào tay Chính phủ Việt Nam. Cứ chờ xem đó là loại cờ nào?

_____

Chú thích:

(1) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=598321324934436&set=p.598321324934436&type=3

(2) https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/tim-van-ban.aspx?keyword=14/CT-TTg

(3) https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-tham-gia-tich-cuc-trong-hop-tac-asean-ve-dam-bao-an-ninh-mang/668009.vnp

(4) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/quoc-hoi/viet-nam-de-nghi-aipa-co-co-che-hop-tac-an-ninh-mang-va-ho-tro-chong-dich-768684.html

(5) https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/fanpages-of-three-media-rfa-voa-bbc-have-all-been-renamed-by-tricker-10302021012604.html

Chữa tắc đường ở Hà Nội: Dời đô hành chính hay thu phí xe vào nội đô?

 

Chữa tắc đường ở Hà Nội: Dời đô hành chính hay thu phí xe vào nội đô?

Ảnh: FB tác giả

Với thực trạng kiến trúc tạp nham, đường xá uốn éo, xe hơi, xe máy tràn ngập trong ô nhiễm khói bụi với hàng chục triệu dân gốc từ nền văn minh lúa nước của Hà Nội, thì mọi giải pháp cấm, xây thêm đường, thu phí, đào hầm dưới đất, thậm chí dùng cả máy bay đi lại, cũng không thể giải quyết bài toán trải dài hai thế kỷ.

Như dân thời @ nói, bó tay com Chấm hết.

Có một thời, mấy anh chàng ở quê ra Hà Nội tìm việc, tìm vợ, lấy hồ Hoàn Kiếm làm tâm và quay quanh 3-4km để thực hiện kế ở lại lâu dài.

Nếu từ Hà Giang, anh ấy sẽ mang một ít “văn minh vùng cao” về Hà Nội: Đổ đất làm đồi để trồng táo mèo, tam giác mạch hay đào Tây Bắc, cho đỡ nhớ núi rừng.

Chị Thanh Hóa về quê nổ mìn, cưa đá để mang ra Hà Nội lát vỉa hè, đóng góp xây dựng thủ đô cho đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Anh Ninh Bình với tâm thế của người cố đô cũ sẽ cố cải tạo thành phố này như Hoa Lư có đủ chợ Rền (cho giống Trường Yên) bên cạnh chùa Một Cột phảng phất chùa Nhất Trụ.

Chưa kể Nghệ An, Quảng Bình, Sài Gòn, Huế, sẽ mang ra Hà Nội những gì nữa. Hàng chục triệu dân các tỉnh đổ về đã làm cho Hà Nội là thủ đô của muôn phương cùng sát cánh tiến lên, chỉ có điều thiếu sự hài hòa.

Có trách thì tự trách mình. Ra Hà Nội làm gì, sao không ở quê cho sướng?

Khổ nỗi, ở quê thì làm sao hội nhập, cơ hội đâu công bằng về y tế, giáo dục, về văn hóa. Về mọi phương diện, đã ở quê thì không bằng ngồi lê thành phố.

Chuyện di chuyển thủ đô trên thế giới

Chuyện của xứ Việt cũng giống chuyện thế giới. Manila, Jakarta, Bangkok cũng quá tải và ô nhiễm không kém Hà Nội.

Trong lịch sử đã có nhiều nước đã, đang và sẽ nghĩ cách chuyển thủ đô về nơi mới để giải bài toán tắc tị nơi đô thị. Để cho một thủ đô trụ lại được vài trăm năm quả là khó vì sự phát triển khó lường trước.

Bắc Kinh có hàng ngàn năm vì các vị hoàng đế xa xưa đã nhìn thấy khu đất đó tồn tại vĩnh hằng. Người Nhật khó chuyển Tokyo đi đâu vì chỗ nào trong nước họ cũng động đất nên đành sống chung với thiên tai bằng cách xây nhà thật phù hợp với địa tầng hay gặp dư chấn.

Nếu ai hỏi thủ đô của Malaysia ở đâu thì ai cũng nghĩ là Kuala Lumpur. Thật sự họ đang chuyển về Putrajaya cách 25km theo mô hình Canberra (Úc) hay Washington DC (Mỹ) – thủ đô chỉ dành cho các cơ quan chính trị và hành chính. Kuala Lumpur trở thành trung tâm kinh tế, tha hồ xây building chọc trời.

Ngay tại nước Mỹ, có thủ đô kinh tế là New York, Washington DC là thủ đô hành chính – chính trị có từ khi thành lập nước cách đây hơn 200 năm.

Sau 1999, người Đức bắt đầu chuyển thủ đô từ Bonn về Berlin như trước chiến tranh. Dân Kazachtan đã bỏ thành phố xinh đẹp Almaty về trung tâm đất nước Akmola từ năm 1997.

Cách đây hơn chục năm (2006), thấy Yangon bị nạn kẹt xe, gần biển hay bị lụt lội đe dọa, rồi sợ phương Tây đổ bộ xâm lược, mấy nhà thống chế Myanmar quyết định rời đô về Naypyidaw cách Yangon khoảng 300km.

Thành phố được xây dựng từ đầu nên có thiết kế đâu vào đó, đường rộng mênh mông, nhà cách xa đường, khu các bộ, các ngành riêng biệt, liên kết với nhau. Khu nhà ở rộng rãi, khang trang và chính quyền thành phố rất gắt gao trong việc quản lý phát triển đô thị có kế hoạch và tầm nhìn.

Tôi đã đi cao tốc từ Yangon đến thủ đô mới, đường thẳng băng, xe ít đi lại vì dân vẫn thích ở Yangon. Nhưng mấy ông tướng về Naypyidaw thì quân phải theo. Tướng ngồi phố cổ xua quân ra ngoại thành đâu có được.

Nhiều gia đình một chốn đôi nơi, dần dần thấy không tiện, đành nuốt nước mắt về nơi mới. Nhưng hôm nay xứ này đã nhộn nhịp và hiện là một trong thủ đô phát triển nhanh nhất thế giới.

Mở rộng Hà Nội hay chuyển chức năng ra nơi hợp lý?

Ta thường tự hào “Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, quân sự, hành chính, kinh tế, thương mại và văn hoá của cả nước”.

Chính cái phần “kinh tế thương mại” kia đã làm cho Hà Nội mang đủ thứ thập cẩm như hôm nay, phá luôn “văn hoá” và ảnh hưởng không nhỏ đến “kinh tế” và các yếu tố còn lại.

Bắc Kinh, Bang Kok, Manila hay Jakarta đang chịu cảnh ô nhiễm ngột ngạt và tắc đường triền miên cũng chỉ vì tuyên ngôn “Thủ đô là trung tâm…”.

Ý tưởng không tồi nếu đưa “chính trị, quân sự và hành chính” lên Hoà Lạc, chuyển “kinh tế, thương mại” về phía bắc Thăng Long và Gia Lâm hay đâu đó, giữ nguyên “văn hóa” ở phố cổ quanh bờ Hồ và Quảng trường Ba Đình với Hoàng thành Thăng Long.

Như thế ít nhất, “các bác địa phương” ra Trung ương sẽ đi thẳng lên Sơn Tây, đỡ tắc đường dịp lễ tết. Chúng ta đồng thuận mở rộng thủ đô làm gì nếu nội thành không được thư giãn về mật độ?

Nếu vẫn khư khư thủ đô là “trung tâm của tất cả”, chúng ta sẽ có Hà Nội như hôm nay với đủ các lệnh cấm, phạt, thu phí, nhưng một số thứ vẫn là cái “làng” theo đúng nghĩa đen, thiếu chỉn chu như những ngôi nhà lắp ghép Giảng Võ với lồng sắt chuồng cọp lợp tấm nhựa bảy sắc cầu vồng.

Bỏ ra 50 hay 100 tỷ đô la để chắp vá Hà Nội vốn đã chật hẹp, manh mún và lộn xộn để rồi nó càng chắp vá thêm hay để bắt đầu một cuộc đời mới về phía Hoà Lạc hay đâu đó?

Nếu “Tây tiến” mới được bắt đầu lại với kỹ thuật hiện đại chắc chắn sẽ không kém thủ đô Canberra (Úc). Hà Nội cũ vẫn đẹp lãng mạn nằm bên cạnh sông Hồng với cái hồ thơ mộng dù không có cụ Rùa.

Quyết định đó có thể sẽ làm đau lòng những người tìm nhiều cách sở hữu tấc đất tấc vàng quanh hồ Gươm, mua villa hóa giá rẻ như cho, hoặc “quân sư quạt mo” giảm xe máy, cấm xe ngoại tỉnh, thu phí, số chẵn lẽ, xây metro hay “cầu treo” vào nội thành. Cơ quan đầu não ra ngoại thành mà còn đi xe hơi vào phố cổ thì thu phí là đúng.

Lần ngược lịch sử, có thể thấy, năm 1010 Lý Thái Tổ quyết định dời đô vì nhận thấy cố đô Hoa Lư bị những dãy núi đá vôi bao quanh, chỉ thuận tiện cho việc phòng thủ, không thích hợp cho việc phát triển kinh tế.

Cách đây 1000 năm, các tiên đế làm gì có ảnh vệ tinh hay máy định vị toàn cầu để nhìn được toàn cảnh Đại La. Thế mà họ thấy được mảnh đất Thăng Long cho nghìn năm sau: Xuyên lịch sử, xuyên không gian và vượt qua thời gian.

Lúc này rất cần những tầm nhìn xa như Lý Thái Tổ, để Thủ đô không khựng lại trên những con đường kẹt xe cộ và bao nhiêu vật cản khác.

Các bậc hào kiệt ngày nay chịu khó lên trực thăng để nghiên cứu và định hướng phát triển Thủ đô cho vài chục, vài trăm năm sau, may ra hy vọng họ sánh được với tiền nhân nhà quê Ninh Bình dùng thuyền nan tìm đất dời đô.

Nếu ngồi bờ Hồ bàn cãi và lo qui hoạch để cho nhà mình ra ngoài mặt đường, mang kiến trúc làng quê ra thủ đô, rồi nghĩ cách cấm xe, thu phí, thì rồng Thăng Long chỉ vùng vẫy quanh mấy cái “ao làng” tựa anh chàng mang đá Thanh Hóa ra lát đường để tìm vợ ở Hà thành.

Gặp gỡ tại Nghi Tàm (Phần 2)

 

Gặp gỡ tại Nghi Tàm (Phần 2)

Viet-Studies

Nguyễn Thế Hùng

29-10-2021

Tiếp theo Phần 1

Sau buổi gặp gỡ tại Nghi Tàm ngày 6-10-2021, mấy anh em chúng tôi lại gặp nhau lần 2. Sự bức xúc về các cuộc tháo chạy của hàng ngàn người bằng xe máy, xe đạp, thậm chí cả bằng chân trần nữa khỏi Sài Gòn vẫn thôi thúc chúng tôi. Như TS Trần Đình Thiên đã nói, ai không đau khổ về cuộc “di tản mới” này có lẽ không còn là người Việt nữa.

Lần trước GS Vương đã nhấn mạnh “chỉ có an cư mới lạc nghiệp”, mới tránh được các cuộc tháo chạy, như định mệnh của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử. Ông nhấn mạnh vào các vấn đề:

– An cư lạc nghiệp- những khái niệm và điều kiện cho an cư lạc nghiệp.

– Những kinh nghiệp thất bai: Các khu công nghiệp (KCN), các dây chuyền công nghệ tự động cao, các khu nhà trọ xập xệ, mỗi phòng mười mấy mét vuông, các lớp mẫu giáo lùa gió,… những hình ảnh này không phải đều không phải là nông thôn mới an cư lạc nghiệp.

– Các cơ hội còn lại: Quy hoạch phát triển nông thôn, xây dựng các làng công nghiệp hóa quy mô nhỏ, giảm tải cho các thành phố lớn (megacities).

Anh có xem bóng đá không?

Lần này bạn Đại mời được TS. Đặng Kim Sơn, chuyên gia cao cấp về nông nghiệp. TS Sơn hôm nay là diễn giả chính. Ông vóc người nhỏ mà thanh mảnh, mái tóc đã bạc nhiều, nhưng dáng vẻ rất nhanh nhẹn. Khi ông bước vào, Đại sứ Đinh Hoàng Thắng hồ hởi chào và hỏi sao ông học trường Trỗi mà hiền thế, không gấu như tôi tưởng. TS Sơn chỉ một bạn gần đấy nói, anh này cũng trường Trỗi mà cũng hiền khô.

TS Đặng Kim Sơn là con trai một vị tướng nổi tiếng ở Điện Biên Phủ, tướng Đặng Kim Giang. Ông là một nhà nghiên cứu lão luyện trong nông nghiệp, là người luôn có những suy nghĩ về nông dân, về thân phận của họ và ước mơ “mưu cầu hạnh phúc” của nông dân.

Ông kể vào khoảng những năm 1990, một lần đi dự hội nghị ở Brazil. Khi bước vào phòng họp, mọi người hoan hô ầm ầm, ông quay phải quay trái nhìn xem họ hoan hô ai, không có ai ngoài ông. Và ông thực sự lúng túng. Họ hỏi “anh có xem bóng đá không?”

Ông bảo có. Vậy nếu một ngày nào đó, mà đội Việt Nam thắng đội Brazil thì có đáng được hoan hô không? Ông bảo không thể tin đội Việt Nam có thể thắng đội bóng hàng đầu thế giới. Họ bảo các anh đang thắng, thắng đậm đấy. Các anh chỉ quen uống trà ngàn năm nay, chưa bao giờ trồng cafe, mà mới mấy năm các anh đã trở thành nhà xuất khẩu cafe hàng đầu thế giới rồi.

Lời khen ấy như cứa vào tim ông. Sao nhỉ? Nông dân Việt Nam làm được nhiều cafe, nhiều tiêu, nhiều điều,… lại cả cá, tôm, lúa, chè… mà vẫn khổ, vẫn phải “chạy vô-nhào ra” các KCN và chưa bao giờ có thể tự tin bước lên một đẳng cấp mới. Cũng như đội tuyển bóng đá Việt Nam đã thắng vài trận nhưng vẫn là đội bóng đẳng cấp dưới.

Các anh có máy chiếu không?

Khi bắt đầu buổi thuyết trình, TS Sơn hỏi “các anh có máy chiếu không?” Thật không may hôm đó máy chiếu hỏng. Loay hoay mãi không sửa được, đành dùng một máy tính có màn hình lớn để ông trình bày. Ông bảo không có máy chiếu ông không thể trình bày được, vì bài nói của ông phải có số liệu.

Ông nhấn mạnh, khi chúng ta chỉ trích người điều hành yếu kém, nhưng bản thân mình lại phản biện cảm tính, thiếu số liệu thì lỗi lại ở chúng ta. Và ông đã làm điều ngược lại, từng câu nói, từng góc nhìn của ông đều được dẫn chứng bởi các số liệu từ những nguồn nghiên cứu, điều tra khoa học tin cậy. Những con số thực sự đã biết nói, đôi khi còn khiến người nghe phải tự phủ nhận lại những quan điểm trước đây của chính mình khi nhìn vào số liệu, bảng biểu.

Một phần những số liệu này cũng đã được ông xuất bản trong cuốn sách mới đây mà ông làm chủ biên “Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam”. Bài của ông khá dài, khá nhiều số liệu và chúng tôi sẽ cố gắng tóm tắt tinh thần chính (về số liệu cụ thể thì những ai quan tâm có thể liên hệ với tác giả để trao đổi chi tiết hơn). Logic trình bày của ông bắt đầu từ thực trạng, sau đó tìm nguyên nhân, và đề xuất giải pháp. Ông có so sánh với những nước xung quanh, để nhìn rõ hơn mô hình cần xây dựng ở Việt Nam.

Nói về thực trạng hiện tại ở Việt Nam, ông lại bắt đầu từ góc nhìn khá xa mà sau đó mới thấy gần gũi và sắc bén. Để bước vào sân chơi của nước có thu nhập trung bình cao thì Nhật Bản đã phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng 8.5% trong 11 năm, Hàn Quốc 9.5% trong 14 năm và Trung Quốc 10% trong 15 năm liên tục. Với Việt nam, đã 4 kỳ kế hoạch liên tiếp, các chỉ số tăng trưởng luôn đạt thấp hơn những mục tiêu đề ra.

Muốn tăng tốc, Việt Nam đang áp dụng mô hình ưu tiên đầu tư vào các nhóm ngành chính có tốc độ tăng trưởng cao. Dù là nước nông nghiệp “rừng vàng biển bạc” nhưng đầu tư toàn xã hội vào Nông lâm thủy sản suốt 20 năm (1995-2015) lại thấp hơn rất nhiều so với ưu tiên đầu tư cho các khu vực Công nghiệp-Xây dựng và Dịch vụ bởi hai mảng này có khả năng đem lại tỉ lệ tăng trưởng cao.

Chúng ta đôi khi chỉ nhìn thấy giải cứu nông sản (dưa hấu, xoài, cam,…) mà ít nói tới giải cứu công nghiệp, giải cứu xây dựng. Thực tế thì chính khu vực kinh tế đô thị cũng là nơi có nhiều sản phẩm dư thừa do chênh lệch cán cân đầu tư, do thị trường trong nước có sức mua yếu vì đa số cư dân sống ở nông thôn chỉ có mức thu nhập bằng nửa số nhỏ hơn dân cư đô thị.

Sự chênh lệch thu nhập của lao động tại thành thị cao hơn ở nông thôn đã tạo ra một làn sóng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, theo đúng quy luật giá cả của tài nguyên. Sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị càng lớn dần khi một bên nhiều việc làm, điều kiện sống tốt, quá tải dân số, sản xuất dư thừa với một bên là thu nhập thấp, điều kiện sống kém, thiếu nhân lực và sức mua kém.

Chúng ta đã cố gắng nhiều trong các chương trình nông thôn mới, tái cơ cấu nông nghiệp nhưng nhìn vào những con số thống kê mới thấy tuy nông thôn được phát triển nhưng thành phố lại tiến nhanh hơn rất nhiều. Và ông đã đưa ra những con số, cứ khô khan phần trăm, chấm phẩy nhưng lại làm rõ nguyên nhân của những dòng dịch chuyển ngầm của tảng băng mà ta đang mới nhìn thấy phần nổi các con số cụ thể về sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị.

Đó là người thanh niên nam và nữ ở nông thôn đều có chiều cao, cân nặng kém hơn ở đô thị; trình độ học vấn, năng lực tay nghề, năng suất lao động của lao động nông thôn thấp hơn đô thị; tỉ lệ chết non, suy dinh dưỡng của trẻ em nông thôn cao hơn đô thị; tỉ lệ đói nghèo, thu nhập trung bình, tiền để dành thành thị cao gấp 2 lần nông thôn. Một thống kê đáng kinh ngạc là tỉ lệ tự tự ở Tây Nam Bộ cao nhất nước.

Hai hàng rào đối với người di cư

Dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị là qui luật nhưng lại bị “hai hàng rào cản” chia thành hai dòng người: Trình độ chuyên môn khác nhau mở cho “lao động chính thức” được đóng bảo hiểm, được tuyển dụng, có công đoàn bảo vệ ra khỏi nông thôn nhưng đưa dòng lao động yếu thế sang “phi chính thức”, làm chui không hợp đồng, không bảo hiểm và không tham gia bất cứ nghiệp đoàn nào.

Cả hai dòng người này ra khỏi nông thôn, lại bị hàng rào “khả năng cung ứng dịch vụ tại đô thị” chặn lại. Vì đô thị không đủ chỗ ở, giao thông ùn ứ, trường học, bệnh viện quá tải,… và việc làm chính thức hạn hẹp nên chỉ những người  may mắn có việc làm tại chỗ hoặc nhập được hộ khẩu, còn số đông trở thành “lao động di cư” sống trong các khu nhà trọ, không được hưởng đầy đủ các dịch vụ như trường học, bệnh viện, văn hóa,… chấp nhận làm “công dân hạng hai”, không có cơ hội định cư trên mảnh đất họ đổ mồ hôi xây dựng.

Như vậy, lực lượng thanh niên thoát khỏi nghề nông may mắn nhất là vào được các KCN, cơ quan, doanh nghiệp có lương mỗi tháng vài triệu, chịu đựng làm việc tăng ca, chấp nhận trạng thái “di cư”, ở trong các khu trọ tồi tàn chấp nhận bị loại thải ở tuổi 35 – 45. Còn đa số lao động làm mọi nghề “phi chính thức” xe ôm, cửu vạn, thợ xây, ô sin,… không được bảo vệ, không có tương lai. Không được “an cư” nơi đất mới nên cái nghiệp họ đang hành không thể gọi là “lạc nghiệp”.

Ảnh tư liệu

Tại sao người lao động lại phải đánh đổi bằng mọi giá để vượt qua các rào cản kia nhằm tìm bằng được việc làm cho mình? Hỏi đã là trả lời, chính họ đã không tìm thấy cơ hội việc làm cho mình trong mảng nông nghiệp không được đầu tư tại quê hương mình. Các dòng đầu tư công nghiệp và chế tạo, các dòng vốn FDI tập trung vào khu vực lân cận trong 11 tỉnh phía bắc (đóng góp 30% ngân sách) và 6 tỉnh phía nam (đóng góp 42% ngân sách).

Nền kinh tế đất nước như một đoàn tàu có hai đầu (đẩy và kéo) là Sài Gòn và Hà Nội (kèm một số tỉnh ĐBSH và ĐNB) còn các toa là những tỉnh thành khác thì thụ động, đóng góp âm (thu 43% nhưng chi 71%) vào lực đẩy phát triển. Mô hình tăng trưởng kinh tế này tiềm ẩn những nguy cơ khôn lường nếu những biến cố tương tự như Covid-19 xảy ra trong tương lai.

Bệnh viện 5 sao, trường học 5 sao, nhà vườn 5 sao ở nông thôn

Giải pháp nào cho thực trạng trên? Nguyên nhân nằm ở chênh lệch cán cân đầu tư thì giải pháp liệu có đơn giản là phân bổ đều đầu tư, hay còn gọi là phân bổ kinh tế như một số người thích dùng từ này? Chưa kể sự chạy đua đầu tư giữa các địa phương lại bị đánh đổi bằng những cái giá về môi trường, tài nguyên và năng lượng. Những hệ lụy lại bị trả giá ở nhiều thế hệ sau.

Ông Sơn đưa ra mô hình phát triển bao trùm, hai tập hợp nông thôn và thành thị giao thoa chung nhau để biến cả nước là thị trường, sức mua là toàn dân.

Tổ chức lại một số dịch chuyển mới để tạo cơ hội đem đô thị về nông thôn. Phát triển cả nông thôn và đô thị gắn kết nhau về cảnh quan, môi trường, cơ sở hạ tầng, dịch vụ (như xây dựng hệ thống giao thông, các khu đô thị thấp tầng có sân vườn, bệnh viện, trường học cao cấp), tăng đầu tư công nghiệp và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, phát triển sinh kế phi nông nghiệp ở nông thôn, xì hơi bớt “quả bom” 40% lao động nông thôn không có việc làm.

Với tốc độ đô thị hóa đạt 3,2%/năm thì sau 2035-40 tỉ lệ đô thị hóa sẽ đạt 50%. Khi sự chênh lệch mức sống nông thôn và thành thị được thu hẹp, thì mỗi người nông dân sẽ có cơ hội phát triển trên chính mảnh đất nơi mình sinh ra và đất nước toàn dụng lao động. Đó là mô hình giao thoa đô thị-nông thôn mà những nước có một số điều kiện khởi đầu như Viêt Nam đã phát triển thành công như Hàn Quốc, Đài Loan, Israel.

Ông cũng phân tích kĩ hơn cơ hội “cửa sổ vàng” về dân số. Cái cửa sổ này sẽ mở ra cho mỗi nước có 1 lần trong quá trình phát triển trong vài chục năm. Các nền kinh tế đi trước đã tận dụng cơ hội vàng về lao động kịp thời bằng toàn dụng lao động và nay dân họ bắt đầu già thì đã kịp giầu. Còn Việt Nam chúng ta, cửa sổ vàng về lao động đã mở, có lẽ đã được nửa thời gian, chúng ta chưa giầu và sắp già. Có thể chúng ta sẽ mất cơ hội và một người trẻ sẽ phải lao động nuôi vài người già, quỹ bảo hiểm sẽ vỡ, cả ở quy mô gia đình và quy mô quốc gia.

Chắc hẳn giải pháp nào cũng không bao giờ có kết quả nếu thiếu sự trao đổi, nhận thức cùng nhau để đi tới những hành động chung. Nếu cả xã hội, từ người lãnh đạo, đến các chuyên gia, và cả người nông dân nữa, đều nhận thức được về cơ hội, về giải pháp, thì có thể giải phóng một năng lượng to lớn, dẫn đến những thay đổi lớn. Ông mong muốn mỗi người ở vị trí của mình sẽ đóng góp công sức, dù nhỏ cho công cuộc chung này.

Sau đó, TS Phạm Gia Minh nói về bèo hoa dâu và những tiềm năng của nó trong nông nghiệp như có thể làm phân bón, làm thức ăn chăn nuôi, cải tạo môi trường. Bèo hoa dâu có năng lực hấp thụ và chuyển hóa CO2 gấp 3 lần các loại cây khác. Theo ông bèo hoa dâu là một tác nhân quan trọng của cuộc cách mạng nông nghiệp mới.

Cuối cùng TS Nguyễn Ngọc Chu nhận xét rằng Đặng Kim Sơn đã đưa ra lời giải cho một mô hình kinh tế mới, không chỉ an cư lạc nghiệp, mà cho một bài toán tổng thể làm sao phát triển đất nước hài hòa hơn, hạnh phúc hơn. Đó là giải pháp giao thoa đô thị và nông thôn thành một miền phát triển đồng nhất, cung cấp việc làm toàn dụng cho hơn 30 triệu lao động phi chính thức. Họ sẽ trở thành những người lao động chính thức, đầy sáng tạo. Nhưng ông cũng bảo ngay cả minh quân (nếu có), có chấp nhận giải pháp của TS Sơn, cũng chưa biết bắt đầu từ đâu. Do đó, phải nghiên cứu tiếp, cụ thể hơn, khả thi hơn

Việt Nam cần một nền văn minh tổng hợp Đông Tây kim cổ

 

Việt Nam cần một nền văn minh tổng hợp Đông Tây kim cổ

Tạ Dzu

29-10-2021

Trong cuốn Triết Lý Lý Đông A, Tiến sĩ Phạm Khắc Hàm nhận định rằng, thế kỷ 20 là một thế kỷ “bản lề” của lịch sử con người, “đánh dấu một nếp gãy trong cách thức sống và tư duy của nhân loại”. [1]

Ông đưa ra giản đồ tri thức giải thích tư duy trải hàng vạn năm chỉ la đà ngang ngang trục hoành. Đầu thế kỷ 20, đường biểu diễn tri thức cong dần rồi vọt thẳng lên theo trục tung, với “Thuyết Tương Đối Đặc Biệt nêu lên tính chất tổng thể của không-thời gian và phá sập nền tảng của cơ học Newton. Thuyết Tương Đối Tổng Quát mô tả Vũ trụ bằng hình học 4 chiều Riemann, và mở đường cho các nhà khoa học nghiên cứu bản thể Vũ trụ, một lãnh vực xưa kia thuộc siêu hình học. Thuyết Cơ học Nguyên Lượng nghiên cứu bản thể của Vật chất, một lãnh vực khác của siêu hình học và thêm một lần nữa, tàn phá những gì còn sót lại của nền tảng tư duy…”, tựa như một “cơn bão trong thời gian và trong tâm thức” với sức “tàn phá kinh khủng”. Bởi theo ông, “các chuyện mà cách đây khoảng trăm năm, chỉ có các thần linh mới có thể làm được thì bây giờ đã trở thành chuyện tầm thường đến nỗi ai nấy đều cho là chuyện đương nhiên, như mắt nhìn xa vạn dặm (thiên nhãn thông), tai nghe xa vạn dặm (thiên nhĩ thông), bay trên trời như chim (thần túc thông)…”

Thế kỷ 20, nhân loại cũng chứng kiến hầu như toàn Á châu và Phi châu đều nằm “trong vòng nô lệ. Bây giờ tất cả đã được giải phóng và con đường dân chủ là bất khả phản hồi…”

Nhưng “nô lệ” và “giải phóng” đều nằm trong thế tương tranh quốc tế giữa tư bản và cộng sản, cả hai đều thoát thai từ phương Tây, kéo dài từ cuộc ganh đua duy vật-duy tâm tranh chấp nhau, kéo cả nhân loại vào cuộc chiến mà nước ta là nạn nhân bi thảm nhất.

Tất cả các biến cố xảy ra trong thế kỷ 20, từ xã hội, chính trị, quân sự đến khoa học, triết học… liên quan với nhau “như những mắt lưới”. Vẫn theo Tiến sĩ Phạm Khắc Hàm, chúng thay đổi, nổ tung đến mức tạo ra những cơn địa chấn làm “rung chuyển địa cầu.”

Nhưng nếp gãy tăng trưởng của tri thức lại ứng với “khủng hoảng tư duy” vì “kiến thức ào ào đổ tới như thác lũ, tâm thức phải đổi thay cho phù hợp với sự hiểu biết mới. Nếu không thay đổi kịp thời, người ta sẽ cảm thấy bất an…” Nhưng thay vì thay đổi tâm thức, cả nhân loại lại phải lao theo phương Tây trong cuộc tranh chấp ý thức hệ tả hữu, cộng sản và tư bản.

Tộc Việt với nền văn minh lúa nước, thấm nhuần nguyên lý âm dương (hèm Tiên Rồng), biết cách thống nhất các khác biệt đối lập, hợp tan, tranh chấp tả hữu của cuộc sống qua nhiều câu chuyện trong huyền sử, ca dao tục ngữ, được thể hiện ngay trong ngôn ngữ và cuộc sống hằng ngày, hẳn có khả năng đưa ra một tầm nhìn mới hợp thời đại, mở ra nước Đại Việt thời 2000, tiếp nối Đại Việt 1000 (Lý-Trần), tương xứng với bề dày lịch sử và văn hoá trải dài hàng vạn năm, từ huyền sử sang chính sử.

Việt Nam hết thoát Hán thì lệ thuộc Pháp. Thoát Pháp lại quay cuồng trong cơn lốc tương tranh Nga-Mỹ. Giờ lại đang bị Hán hoá dưới vỏ bọc chủ nghĩa cộng sản của hai đảng anh em, và đang kẹt trong tương tranh mới Mỹ-Trung.

Làm thế nào để Việt tộc thoát khỏi các gọng kìm nguy hiểm có thể dẫn tới diệt vong, không chỉ về mặt thể chất mà cả về tinh thần? Bởi nếu không độc lập về văn hoá sẽ không tạo được độc lập chính trị, tức không có nền độc lập siêu nhiên.

Với những thay đổi triệt để khốc liệt nêu trên, nếu không loại bỏ được tranh chấp giữa những người trong tộc Việt với nhau để cùng chống lại cuộc Hán hoá mới, lồng trong thế tranh hùng Mỹ-Trung thì họa diệt vong đã rất cận kề.

Nhưng loại bỏ tranh chấp không có nghĩa bên này phải theo bên kia, nhưng là cùng trở về với cái nôi dân tộc, nơi dung chứa mọi dị biệt và cũng là nơi dễ tạo được một mẫu số chung cần thiết. Bởi trong thế kỷ vừa qua, hai miền Nam Bắc đã bị lôi cuốn vào cơn lốc tương tranh quốc tế của hai tầm nhìn phiến diện, hoặc nghiêng về tinh thần (duy tâm), hoặc thiên về vật chất (duy vật), trong khi văn hoá Việt đã hoá giải được các khác biệt để thống nhất đối lập từ ngàn xưa (truyện Gậy Thần và Sách Ước).

Lý Đông A, tên thật là Nguyễn Hữu Thanh (1920-1946?), Thư ký trưởng Đảng Đại Việt Duy Dân, nhà cách mạng mang tâm chất của một nhà tư tưởng và nhà thơ, kết tinh của dân tộc Việt đã làm công cuộc kiểm thảo lại toàn bộ tri thức nhân loại từ cổ chí kim, dựa trên nền tảng văn hoá dân tộc, đã tập đại thành (đại tổng hợp), sáng tạo triết thuyết Nhân Chủ, bổ khuyết cho cả tâm-triết lẫn vật-triết. Ông trình bày triết thuyết của ông trong một bộ sách mà ông đặt tên là “Việt Duy Dân Quốc Sách Thảo Án Toàn Pho”.[2]

Tiến sĩ Phạm Khắc Hàm cho rằng triết học phương Đông được xem như đã hoàn chỉnh từ hai ngàn năm trước và gần như nằm toàn bộ trong các tác phẩm cổ điển như Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bách Gia Chư Tử… của Trung Quốc, hay Áo Nghĩa Thư, Kinh Vệ Đà của Ấn Độ, hoặc Tam Tạng kinh điển của Phật giáo, với số lượng từ giới hạn và những thuật ngữ quen thuộc nên tương đối dễ hiểu. Trái lại, triết Tây có thể xem như luôn “trong tình trạng đang hình thành”, họ tìm những ý niệm, đề tài mới, vùng hoang vu của tri thức nên phải tạo ra những từ ngữ mới. Lý tiên sinh có sự tương đồng là cũng “rời bỏ các đường mòn để khai phá những lãnh vực hoang sơ của tư tưởng”, vì thế mà ông cần có từ vựng riêng, ngoài những Hán tự có thể tìm trong các từ điển.

Vì soạn thảo gấp rút trong một thời gian quá ngắn, lại còn phải lập đảng chống Pháp và cộng sản, Lý Đông A chưa có thì giờ triển khai tư tưởng của ông. Như một triết gia, ông phải sử dụng những thuật ngữ mới, từ ngữ rất chính xác, lý luận khúc chiết và mạch lạc, nhưng cách hành văn quá súc tích và câu văn thường quá tóm gọn nên tài liệu của ông rất khó đọc. Tuy nhiên, trong một câu văn thường có những chữ chủ yếu, ở cả ba vị trí chủ từ, động từ hoặc túc từ, hãy đọc lướt cả câu và nắm bắt những chữ chủ yếu đó, sắp xếp lại cho hợp lý, câu văn sẽ sáng tỏ. Đó là kỹ thuật đọc bằng trực giác hay vô thức mà cách phân tích theo khoa học thường không thực hiện được.

Ông đi trước thời đại và thuận chiều chứ không ngược thời đại, và vì học thuyết của ông tổng hợp cả ba ngành học sử-khoa-triết[3] (từ quá khứ đến tương lai) một cách thống nhất, nên càng tham chiếu nhiều sách báo theo ba khoa trên mà ông gọi là “căn bản học” (sử, khoa, triết), càng dễ tìm hiểu tư tưởng Lý Đông A.

Để khởi đầu đi vào tư tưởng của ông, trước hết cần tìm hiểu người là gì? Những điều nào tạo nên con người? Người khác vật ở chỗ nào? Có thấu đáo người là gì mới thiết kế được một xã hội theo cách sống của loài người.

Thế nào là người?

Đông tây kim cổ, các triết gia đều cố gắng tìm hiểu xem người là gì, khác biệt với các giống khác ra sao? Chẳng hạn tư tưởng Đông phương xem người là “đức của trời đất”, được xem như ngang hàng với trời đất trong ba ngôi vị trời-đất-người. Khổng Tử tuy không định nghĩa rõ rệt nhưng cho rằng người quân tử phải làm điều chân chính; tu thân tề gia; giữ mối cương thường (tam cương ngũ thường) và cai trị bằng đạo đức. Mạnh Tử cho rằng người có tính thiện (nhân chi sơ, tính bản thiện); quân tử phải có hạo nhiên chính khí, lấy đức thu phục người.

Bên trời Tây, Aristotle cho rằng người là sản phẩm của xã hội. René Descartes quan tâm đến tư tưởng nên ông phát biểu: Tôi tư duy; do đó tôi hiện hữu (I think; therefore I am). Cũng thế, Blaise Pascal cho người là một cây sậy có tư tưởng. Karl Marx chi tiết hơn, ông cho rằng người là sự thống nhất và chịu sự tác động giữa hai mặt sinh vật và xã hội. Marx sáng tạo thuật ngữ “lao động” và cho rằng qua lao động mà vượn thành người.

Tóm lại, qua sự tìm hiểu của các triết gia đông tây kim cổ, tuy mỗi người nhận ra một khía cạnh khác nhau nhưng tựu trung, có thể tóm kết như sau: con người là loài sống trong thiên nhiên, chịu sự tác động của thiên nhiên, có tư tưởng và có xã hội tính.

Tự nhiên, Tư tưởng và Xã hội thống nhất

Đây là cái nhìn tổng hợp của Lý Đông A khi ông cho rằng ba phạm trù tự nhiên, tư tưởng và xã hội thống nhất nơi con người.[4]

Tương tự với tầm nhìn của Lý tiên sinh, nhà vật lý và lý thuyết hệ thống (system theorist) Fritjof Capra trong cuốn The Systems View of Life[5] nêu lên một tầm nhìn hệ thống có tính thống nhất (unified systemic vision) của đời sống bao gồm các khía cạnh sinh học [tự nhiên], nhận thức [tư tưởng], xã hội và sinh thái (intergration of life’s biological, cognitive, social and ecological dimensions).

Khoáng sản, động vật, thực vật… thuộc phạm trù tự nhiên, nuôi dưỡng con người. Văn học, nghệ thuật, lòng can đảm, tình yêu nước… thuộc phạm trù tư tưởng. Người không thể sống một mình mà sống chung với những người khác, thuộc phạm trù xã hội. Vậy người là một tổng hợp của cả ba phạm trù tự nhiên, tư tưởng và xã hội. Điều này giúp người nhận ra rằng khi khai thác thiên nhiên để làm phong phú đời sống thì cũng phải tìm cách bảo tồn thiên nhiên, bởi huỷ hoại thiên nhiên, con người cũng tàn lụi.

Tất cả mọi hiện tượng sống liên quan đến người đều bao gồm ba phạm trù trên, chẳng hạn “cái bàn”. Bàn được làm bằng gỗ hay sắt, thuộc phạm trù tự nhiên. Thiết kế bàn như thế nào, ba hay bốn chân, thuộc phạm trù tư tưởng. Danh từ “cái bàn” do xã hội đặt tên, thuộc phạm trù xã hội.

Lý Đông A còn đi xa hơn khi tìm hiểu về con người. Ông thấy rằng ngoài ba phạm trù thống nhất nơi mỗi người nói trên, người còn có khả năng tu chỉnh tự nhiên để thành người.

Khả năng tu chỉnh tự nhiên

Con người khởi đầu bằng cuộc sống hoang sơ. Từ hoang sơ, người tiền sử đã dần biết sáng tạo các dụng cụ đơn giản. Các nhà nhân chủng tìm thấy các viên đá được đẽo cho sắc bén, các mảnh đá nhọn và búa đá cách đây hai triệu năm. Họ còn biết di chuyển đá từ nơi này đến nơi xa khác để săn bắt. Dù chỉ là các dụng cụ thô sơ, chúng đánh dấu những giai đoạn đầu tiên về khả năng người tiền sử có thể thay đổi (đẽo đá cho nhọn sắc) và sắp xếp lại môi trường chung quanh (alter and rearrange the surroundings).[6]

Khả năng biến đổi môi trường cho thuận tiện và phù hợp với mình đã trở thành nền tảng cho đời sống nhân loại mà Lý Đông A gọi là sự tu chỉnh tự nhiên. Nhận xét này tương đồng với quan sát của nhà Cổ Sinh học (Paleoanthropologist) Rick Potts khi ông ta cho rằng: “Sự khác biệt giữa con người ngày nay với các giống người [tiền sử] thân cận đã tuyệt chủng là những sự thích nghi cơ bản của chúng ta dựa nhiều vào khả năng thay đổi môi trường chung quanh. Đây là phương thức sống còn của chúng ta”[7].

Nhìn sâu xa hơn Rick Potts, Lý tiên sinh nhận thấy khả năng thay đổi môi trường sống (tu chỉnh tự nhiên) không chỉ là “phương thức sống còn” mà còn làm cho con người thành tựu và tiến hoá luôn mãi: “Loài người thành tựu được là bởi sự tu chỉnh tự nhiên, nó là cuộc cách mạng tối sơ của loài người, nó là động cơ tiến hóa không dứt, nó là nét phác cần yếu nhất của cương thường[8]. Hàng triệu năm qua, nếu tổ tiên chúng ta chỉ biết săn bắt hái lượm thôi thì không thể tạo được nền văn minh như ngày nay.

Một trong những khả năng tu chỉnh tự nhiên là trồng trọt. Hạt cây từ trái chín rụng xuống đất thì chỉ thụ động chờ mưa thuận gió hoà mới mọc lên. Con người trái lại, chủ động đem hạt đi trồng, không chỉ tại chỗ mà còn ở những nơi thời tiết thích hợp, vun tưới bón phân để thu hoạch cao hơn. Lý tiên sinh gọi đó là “tái sinh sản bởi loài người đối với tự nhiên sinh sản[9]. Thuần hóa súc vật, dùng lửa nấu chín thức ăn, biết giữ vệ sinh… cũng mang ý nghĩa tương tự.

Đất trời hiện hữu từ muôn thuở nhưng chỉ người mới biết phân chia thời gian cho có đầu có cuối, xuân hạ thu đông, rồi cứ thế tiến hoá. Sự xuất hiện của người đã làm cho đời sống có ý nghĩa. Người “lập tâm cho trời đất, lập mệnh cho nhân sinh, kế vãng khai lai”.

Lý  tiên sinh nhận thấy người còn khác các động vật khác ở nhân tính, trái ngược với thú tính.

Xã Hội Tự Tính                                

Lý Đông A cho rằng xã hội được thành lập thông qua xã hội tự tính, bao gồm: sắc tính (nhu cầu duy trì và phát triển nòi giống), nhu yếu tính (ăn, ở, mặc…), và xã hội tính (nhu cầu hợp quần). Qua ba ‘tính’ này, người quần tụ với nhau mà thành xã hội. Bất cứ xã hội nào khi được thành lập đều từ các tính trên, được ông gọi là xã hội tự tính. Ngoài ra còn tự vệ tính là thuộc tính của tính xã hội trong giai đoạn đầu đấu tranh với tự nhiên.[10]

Nhân Tính

Nhưng nếu chỉ dừng ở đó, ta chưa thấy rõ nhân tính. Xã hội tự tính mới chỉ là ‘thiên tính’. Con ong, cái kiến cũng đều có các tính đó. Vậy đâu là nhân tính?

Khởi đầu, do bộ óc chưa triển nở, nhận thức thấp nên người sống như các động vật khác: cũng ăn lông ở lỗ, ăn sống nuốt tươi, đực cái lẫn lộn, ỷ mạnh hiếp yếu v.v… Dần dà, người nhận ra rằng không thể sống như động vật mà cần phải tiến hoá, hướng thượng thăng hoa để sống một đời người thay vì là kiếp vật.

Về sắc tính, người chuyển từ quan hệ đực cái sang nam nữ, vợ chồng, và thiết lập các nghi thức kèm theo. Sự trung trinh với nhau trong cuộc sống hôn nhân được chọn làm tiêu chuẩn, không còn là đực cái nữa.

Với nhu yếu tính (ăn, ở, mặc…, quy mô lớn hơn được gọi là kinh tế), người thấy rằng tranh đoạt hơn thua về vật chất không phải là cách sống của loài người mà cần phải tạo bình đẳng về cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc tạo dựng và hưởng dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như của cải tạo ra.

Khi cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi càng bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo trong xã hội càng ít cách biệt, mọi người không phải quá lo cho cơm áo gạo tiền bởi thành quả lao động được phân chia tương đối đồng đều (bình đẳng về quyền lợi).

Tại Mỹ, hệ thống đại học có một số trường nổi tiếng và mắc mỏ (ivy league schools), nhiều trường không tiếng tăm với học phí rẻ. Tạm thời loại bỏ những yếu tố ảnh hưởng đến việc nhập học thì hai người tốt nghiệp ở hai trường với cùng một ngành sẽ được trả lương khá cách biệt, có khi gấp đôi. Như vậy cơ hội giáo dục chưa bình đẳng, đem đến cơ hội tiến thân trong xã hội sẽ rất khác nhau. Các nước Bắc Âu đã giải quyết việc này khá ổn thoả bằng cách thiết lập một hệ thống đại học bình đẳng. Sinh viên học sinh không phải trả chi phí giáo dục từ tiểu tới đại học.

Giả sử sinh viên tốt nghiệp từ trường không mấy tiếng tăm, sau một thời gian cố gắng học tập và làm việc đã vươn lên mức lương tương đương với người tốt nghiệp từ trường nổi tiếng. Hai người này sẽ phải đóng một mức thuế thu nhập như nhau (same tax bracket). Như vậy nghĩa vụ đóng thuế có thể xem như không bình đẳng bởi sự phát xuất của hai sinh viên đến từ hai ngôi trường rất cách biệt.

Tại Nhật, người ta quy định lương giám đốc chỉ hơn lương công nhân một mức nào đó thôi. Bắc Âu cũng tương tự, có quốc gia còn dành quyền quyết định các mức lương bổng cho sự thương lượng giữa hiệp hội chủ nhân và đại diện nghiệp đoàn. Nhờ đó, cách biệt giàu nghèo không cao như ở Mỹ.

Nếu là công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán, người ta có thể làm nhiều hơn thế để giới hạn cách biệt, chẳng hạn hai giới chủ nhân và công nhân có thể thương lượng để công nhân, tuỳ theo tài năng và mức thâm niên mà được hưởng bao nhiêu cổ phiếu của công ty, bởi sự thành đạt của công ty có phần đóng góp rất lớn của tầng lớp công nhân.

Điều này là quan trọng để chính người dân quyết định lấy đời sống kinh tế, giảm bớt sự can thiệp của nhà nước hoặc lũng đoạn của các đảng phái.

Nhân nói về người dân quyết định lấy đời sống mình (dân chủ nhân chủ) xin mở một dấu ngoặc. Xã hội Việt trong giai đoạn cường thịnh nhất (Lý-Trần), hệ thống chính trị được phân chia khá rõ rệt: những gì liên quan đến cả nước, thuộc trách nhiệm của trung ương thì triều đình quyết định (trung ương tập quyền). Chẳng hạn việc tổ chức hệ thống phòng thủ chống giặc (tức quốc phòng – toàn dân vi binh, toàn địa vi phòng), ngoại giao, an toàn xã hội… Nhưng những gì thuộc về địa phương thì địa phương tự quản (địa phương phân quyền) đến độ phép vua cũng phải dừng lại trước cổng làng (phép vua thua lệ làng).

Điều này là hợp lý bởi triều đình xa xôi, không biết những thuận lợi cũng như khó khăn của từng địa phương nên địa phương quyết định là hiệu quả nhất. Xem như thế thì hệ thống chính trị thời Lý-Trần và Lê Thánh Tôn – trung ương tập quyềnđịa phương phân quyền – gọi là đan quyền[11] (tạm hiểu quyền trung ương và địa phương đan xen nhau) rất thuận lợi cho nền dân chủ hiện đại, với sự phân công hợp lý, mỗi người mỗi việc, hợp tác với nhau để công việc chung được hoàn thành mãn nguyện (thay cho hệ thống phân quyền mà giằng co đảng phái hiện nay).

Chúng tôi trích lại một đoạn trong Việt Sử Thông Luận (trang 28) của Lý Đông A về chính trị thời Lê Thánh Tôn dưới đây, và qua thể chế liên bang hiện hành (một chính quyền trung ương mạnh, địa phương phân quyền – nhìn theo hàng dọc), ta có thể hình dung phần nào cơ chế đan quyền: “…Đến đời Lê Thánh Tôn, sự kiến thiết mới quy định và thực hiện, các làng được tự trị (theo Lạc Chế), ruộng đất cùng chia đều (công điền) nhưng cũng cho những người có tiền tậu để làm tư sản; chính trị vừa phân quyền (làng) vừa trung ương tập quyền (triều đình), pháp luật làm mới lại và rất rộng rãi kỹ lưỡng, giáo dục mở rộng (24 điều giáo hóa ra khắp dân chúng).”

Trong tài liệu Duy Dân Cơ Năng (trang 31), hệ thống đan quyền cho nước Việt tương lai được đề xuất vận hành theo Thuyết Bản Vị, tinh tế và hữu hiệu hơn thể chế phân quyền, tức tam quyền phân lập của các nền dân chủ hiện đại.

Điểm cần lưu ý là “trung ương tập quyền” không phải “dân chủ tập trung” kiểu cộng sản. Tập quyền là để có những quyết định nhanh gọn mà hiệu quả, hợp tình hợp lý, phù hợp với tình thế và quyền lợi quốc gia, thực sự được quyết định bởi các ‘đại biểu quốc dân’ (các quan từ các địa phương trong triều). Dân chủ tập trung do các đại biểu của đảng (không phải của dân) quyết định. Bầu bán chỉ là hình thức. Do đó quyền lợi đảng đi trước quyền lợi dân, và nếu muốn, đảng có thể ngồi trên luật pháp quốc gia.

Khi đại đa số người dân đều có cuộc sống ổn định khá giả (gọi là ‘tư bản xã hội hoá’), lương bổng và tài sản được phân bổ tương đối đồng đều (bình sản) thay vì ngày càng tập trung vào 5, 10% ít ỏi trên đỉnh, khi đó các nhà nước phúc lợi (welfare states) không phải mang gánh nặng nợ nần cho những khoản trợ cấp xã hội to lớn. Hơn nữa, văn hoá Việt cổ suý sự cùng sống (bầu bí chung giàn) chứ không tranh sống, nên thành công của xã hội là thành quả chung của cả tập thể và cộng đồng; do vậy bình đẳng cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi lại càng thích hợp với văn hoá Việt.

Tại châu Âu, các nước lớn như Pháp, Đức, Ý hay Tây Ban Nha, trong một hai thập niên tới dân số sẽ già đi, không đủ người trẻ đi làm để đánh thuế nuôi người lớn tuổi và chi phí cho các chương trình xã hội khác. Họ chỉ có hai giải pháp: hoặc đánh thuế luỹ tiến rất cao với những ai đang trong tuổi lao động, vốn đã chịu mức thuế cao, hoặc phải cắt giảm trợ cấp xã hội tối đa. Cả hai giải pháp đều rất khó thực hiện. Khi gặp giải pháp khó sẽ dễ tạo ra các chính khách mị dân, hứa nhiều để thắng cử chứ không giải quyết được bao nhiêu, trong khi quyền lực và quyền lợi lại thường là hưởng nhiều hơn người dân bình thường. Trung Cộng cũng sẽ phải đối phó với tình trạng dân số già nua trước khi thực hiện được giấc mơ cường quốc đứng đầu thế giới.

Trong cuốn Capital in the Twenty-First Century,[12] Kinh tế gia Thomas Piketty nhận xét rằng trong thời đại toàn cầu hoá, những người có bằng cấp và tay nghề cao mới theo kịp các phát minh công nghệ mới để kiếm được việc làm trả lương cao. Họ có đời sống khá giả, đầu tư vào nhiều lãnh vực khác nhau nên ngày càng khấm khá hơn. Thu nhập qua đầu tư rất cao, có thể lên tới 30-40% một năm, trong khi lương bổng của thành phần trung lưu vừa và thấp chỉ tăng khoảng 5% trong ba thập niên qua, sau lạm phát. Họ chỉ đủ sống và do giá cả mọi thứ, nhất là tiền thuê nhà tăng cao nên ngày càng gặp khó khăn.

Chỉ những người khá giả, giàu có mới có tài sản để lại cho con cháu. Do đó qua một vài thế hệ, của cải ngày càng tập trung vào 10-20% giàu có nhất. Điều này tạo ra hai giai cấp giàu nghèo khá rõ rệt trong xã hội, mà giai cấp lại là ‘kẻ thù’ của dân chủ.

Chúng tôi chỉ nêu ra một vài ví dụ điển hình trong hàng trăm vấn đề mà các nước tiên tiến hàng đầu đang gặp phải để chúng ta suy nghĩ đến vấn đề thực hiện bình đẳng cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc thiết kế nền kinh tế “bình sản” trong tương lai.

Về mặt tự vệ và xã hội tính, ở tự nhiên giới (động vật) là mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé. Người không thể cư xử với nhau như tự nhiên giới mà luôn muốn sống an hoà bên nhau, và chỉ người mới có khả năng nghị hoà. Hoà là tiêu chuẩn của xã hội tính để trở thành nhân tính.

Nhờ ba tiêu chuẩn của xã hội tự tính là trinh(trên sắc tính), bình (trên nhu yếu tính), và hoà(trên tự vệ và xã hội tính) mà con người có nhân tính.

Theo Lý Đông A, chính trị là điều lý nhân tính[13] – không phải là tranh đoạt quyền hành dù trong thể chế đa hay lưỡng đảng – để người được sống theo nhân đạo (đường sống, lối sống người). Con người càng gần với ba tiêu chí trên, xã hội ngày càng thăng hoa và càng tiến hoá hướng thượng.

Duy Nhiên, Duy Nhân, Duy Dân thống nhất

Ngày nay, ai cũng nhận ra rằng nhân loại là một, dân tộc là nhiều. Hiểu cách khác thì nhân(loại) là gốc của dân (tộc). Cả nhân và dân đều dựa vào tự nhiên, cải biến nhiên mà sống nên ‘ba tầng’ nhiên, nhân, dân có liên hệ mật thiết với nhau, không thể vì tư kỷ khai thác thiên nhiên quá mức gây nguy hại cho môi trường sống chung của loài người; hoặc chỉ biết mình, dân mình mà xây hết đập này đến đập khác dẫn đến hạ nguồn bị cạn nước. Cho nên hiến pháp mỗi quốc gia phải nêu bật được cương thường (nguyên lý sống, không phải tam cương ngũ thường) của cả nhân loại, không chỉ là giao kèo giữa nhà nước với nhân dân.

Nếu không thấy được sự nhất quán giữa duynhiênduy nhân và duy dân (gọi tắt là nhiên, nhân, dân) thì không đưa dân về được với nhândân hoà vào nhân khiến dân luôn tranh chấp, khó kiến tạo được một cộng đồng nhân loại vui sống bên nhau trong một môi trường lành mạnh.

Nhưng chân lý ở mỗi tầng nhiên, nhân, dân mỗi khác, cần phải thấu triệt và tôn trọng, hoặc điều chỉnh cho phù hợp khi ứng dụng chân lý ở tầng này vào tầng khác. Nếu không, sẽ tạo ra hỗn loạn hoặc chiến tranh, như những người cộng sản đã áp dụng quy luật đối lập hủy diệt (mạnh được yếu thua) trong tự nhiên giới (động vật) của tầng tự nhiên vào tầng nhân loại và tầng dân tộc; hoặc giới tư bản chỉ mong lợi nhuận cao, bất chấp có thể gây nguy hại cho người/dân tộc khác như trong vụ giới này rút vốn ra khỏi Thái Lan năm 1997, Nam Âu năm 2010 gây khủng hoảng kinh tế cho cả khu vực; hoặc do làm ăn cẩu thả, chỉ nghĩ đến lợi nhuận phần mình mà gây tai họa cho biết bao người đã bị tiêu tán nhà cửa và tiền tiết kiệm trong vụ khủng hoảng tài chánh năm 2007-2008 tại Mỹ. Hẳn mọi người còn nhớ những cuộc biểu tình Chiếm lĩnh giai đoạn đó (Occupy 2011) với phương châm “We are the 99%” (main treet) chống đối 1% tài phiệt Wall Street vì sự bất bình đẳng về lương bổng và tài sản.

Vũ trụ tự nhiên hiện hữu không biết đâu là đầu, đâu là cuối, trùng trùng duyên khởi và trùng trùng cứu cánh. Do đó chân lý của tầng Duy Nhiên là vô nguyên tương đối. Khoa học khám phá tới đâu, sự hiểu biết của con người về tự nhiên được nâng cao tới đó.

Vật chất có tính tương đối như nước có lúc ở thể lỏng, đặc hoặc hơi. Một phân tử oxy kết hợp với hai phân tử hydro sẽ tạo thành nước, nhưng oxy cũng là yếu tố làm hao mòn sắt. Những nhà duy vật chọn vật chất làm tiền đề triết học, vậy chọn ở “thời điểm” nào? Lúc oxy kết hợp với hydro thành nước hay khi oxy phá huỷ sắt? Chọn nguyên tử với tính chất riêng biệt hay vũ trụ mang tính bao quát? Cũng vậy, các nhà duy tâm chọn ý chí tuyệt đối (tinh thần) làm tiền đề. Nhưng không có vật chất, làm thế nào để tinh thần phát triển?

Hàng ngàn năm trước, Việt tộc đã biết cách thống nhất âm và dương, tả với hữu, tinh thần và vật chất để làm phong phú và cân bằng cuộc sống qua biểu tượng Tiên Rồng.

Trong một thế giới luôn tranh chấp và miệt mài đuổi bắt theo cuộc sống vật chất ngày nay, tìm lại đời sống quân bình cha ông truyền lại cho chúng ta là điều quan trọng và cấp thiết.

Như đã trình bầy ở trên, không có sự xuất hiện của người, vũ trụ hiện hữu cũng thành vô nghĩa. Vậy chỉ người (Duy Nhân) là nhất nguyên tuyệt đối.

Người phải là trọng tâm của triết học. Mọi công trình kiến thiết cần xoay quanh con người: người làm chủ hoàn cảnh và xã hội (nhân chủ), dựa vào gốc người (nhân bản), theo đuổi thực hiện phạm trù người cho ‘tính người’ (ba tiêu chuẩn trinh, bình, hoà) ngày càng thăng hoa và hướng thượng (nhân tính). Vậy nhân chủnhân bảnnhân tính (tam nhân) cần trở thành mục tiêu theo đuổi trong việc xây dựng xã hội người cho mỗi dân tộc.

Do nhiều yếu tố khác nhau (văn hoá, lịch sử, ngôn ngữ, địa phương cư trú…) mà nhân-nhất-nguyên trở thành dân-đa-nguyên. Chân lý của dân (Duy Dân) là đa nguyên tương đối, cần phải được tôn trọng. Những người cộng sản đã sai lầm khi muốn phá bỏ dân để chỉ còn lại nhân trong thế giới đại đồng cộng sản.

Tuy phân ra ba tầng duy nhiên, duy nhân, và duy dân cho dễ nhận diện, trong thực tại đời sống, mọi hiện tượng sống đều bao gồm cả ba, cũng như mọi hiện tượng sống bao gồm: tự nhiên, tư tưởng và xã hội. Chúng luôn luôn thống nhất – ba trong một – như mỗi người đều có ‘ba con người’: con người cá nhân, con người dân tộc, và con người nhân loại. Khi ai ai cũng nhận ra trong ta có ba con người như thế thì cách suy nghĩ, cách sống và cách cư xử với nhau nhân bản hơn, dễ đưa đến một cộng đồng nhân loại vui sống hoà hài bên nhau hơn.

Vì không nhận ra chân lý ở mỗi tầng và đặt định mỗi người, mỗi đoàn thể cho đúng với chức năng và trách nhiệm mà Lý Đông A xét thấy “các hiến pháp cũ, ước pháp trước chỉ có thể gọi được là những ước lệ, ước luật lâm thời… Tự nó bị hạn chế trong nền tảng và các điều kiện đương thời… nên ta phải kiểm thảo lại một lượt hết thảy để mà tung hợp một cách khách quan lại thành những căn tính đồng nhất, những sự lệ tối đồng nhất của loài người [nhân loại nhất nguyên], lập định những cương thường… cho nay mai.[14]

Qua sự lập định những cương thường đó, ông cho rằng có thể phục hồi lại sinh mệnh loài người – người tự làm chủ lấy mình, xã hội và môi trường, gọi là nhân chủ; dân tự làm chủ lấy mình, gọi là dân chủ nhân chủ (hay dân chủ trên nhân chủ) – không để bị các thế lực kinh tế, chính trị thao túng hay thế lực siêu hình trói buộc, hoặc biến dân thành vong bản, vong thân.

Thấu triệt tất cả những điểm quan trọng bầy bên trên, mỗi người, mỗi tập thể sẽ hoạt động ra sao nhằm đạt được một xã hội ổn định, hoà hài và cùng thăng tiến? Cần có mô hình để thực hiện. Đó là lý do cho sự ra đời của học thuyết Bản Vị.

Học thuyết Bản vị

Bản vị là một hệ thống thống nhất, một tổng thể (whole, unit) bền chặt và ổn định, có tính chất đặc thù, kết hợp bởi các cơ năng thành phần.

Cơ năng là một cơ cấu có chức năng riêng biệt trong một hệ thống thống nhất (bản vị). Một hệ thống bản vị được cấu thành bởi nhiều cơ năng thành phần (parts). Mỗi cơ năng thành phần này có bản sắc và chức năng hoạt động đặc thù nhưng tác động với nhau một cách hoà điệu mà kết hợp nên hệ thống bản vị. Mỗi cơ năng tự nó lại phải được cấu thành bởi nhiều yếu tố, do đó bản thân mỗi cơ năng lại là một hệ thống bản vị. Như thế, mỗi bản vị đồng thời là một cơ năng và mỗi cơ năng đồng thời lại là một bản vị (ĐNHX).

Lý thuyết Hệ thống (Systems Theory), Phân tích Hệ thống (Systems Analysis) và Cơ cấu luận (Structuralism and Functionalism) là những khám phá của khoa học hiện đại, phù hợp với Học thuyết Bản Vị của Lý tiên sinh.

Khi chưa thấy được chân lý ở mỗi tầng và chưa biết cách thống nhất các mặt đối lập giữa tả và hữu, giữa tâm và vật để tạo quân bình, kiến thiết xã hội dễ bị lệch lạc, đưa đến sự thất điệu giữa các cơ năng thành phần (quốc gia/hội đoàn, chức nghiệp, gia đình, cá nhân) trong một bản vị chung (quốc tế/dân tộc).

Cơ năng cần phân công và hợp tác. Bản vị cần hiệp điệu và thống nhất, như các ngón tay (cơ năng) trên một bàn tay (bản vị). Mỗi ngón tay tự nó lại là một bản vị bao gồm da, gân, xương… Đến phiên bàn tay lại trở thành cơ năng, kết hợp với các cơ năng khác để trở thành bản vị cánh tay. Quá trình vận động và kết hợp này được gọi là cơ năng hoá.[15]

Chúng ta có thể hình dung sự vận hành của các cơ năng thành phần chức nghiệp, hội đoàn như những bánh xe răng cưa ăn khớp với nhau, vận hành nhuần nhuyễn trong một bộ máy, hay các cơ phận trong cơ thể. Nếu các cơ năng không được phân công đúng chỗ, hoàn thành trách nhiệm và hợp tác với nhau thì cả guồng máy không còn hiệp điệu, vận hành nhịp nhàng thống nhất nữa.

Mỗi cá nhân vận động và kết hợp với các cá nhân khác để thành lập hội đoàn, tổ chức. Các hội đoàn vận động và kết hợp với nhau để trở thành xã hội. Trên bình diện quốc tế, thế giới đang đi vào mô hình cơ năng-bản vị: các quốc gia Đông Nam Á hay tại châu Âu hợp tác với nhau để trở thành các tổ chức khu vực như ASEAN hay Liên Hiệp Châu Âu. Các nơi khác cũng đều vận động để đi đến kết hợp như thế (NAFTA, CPTPP…).

Vậy vận động và kết hợp là hỗ tương nguyên nhân, như bản vị với cơ năng cũng hỗ tương nguyên nhân.

Khi cả thế giới áp dụng mô hình cơ năng-bản vị sẽ dễ dàng xây dựng được “đại đồng nhân loại” một cách ổn định, chân thực và bền vững. Các quốc gia sẽ tiến lên từ tiểu đại đồng dân tộc, sang trung đại đồng khu vực rồi đại đại đồng thế giới. Không thể tạo được quốc tế đại đồng bằng cách loại bỏ bản vị dân tộc hay ‘áp đặt dân chủ’ như tại Iraq hoặc Afghanistan.

Trong quá trình vận động và kết hợp để các cơ năng trở thành bản vị sẽ tạo ra một trung tâm bản vị, điều hành bản vị để tiếp tục vận động và kết hợp với các cơ năng khác hầu trở thành bản vị lớn, mạnh mẽ ổn định hơn. Trung tâm bản vị thực hiện công việc điều hành và phối hợp chứ không cai trị để các cơ năng phát huy hết khả năng và tiềm lực, đóng góp vào sự thịnh vượng tiến bộ của bản vị mới.

Phân công thay phân quyền                                                                                                 

Nhìn như thế thì vai trò của nhà nước cần thay đổi để trở thành trung tâm điều phối mọi hoạt động quốc gia, giúp dân tự phân chia bổn phận (self-regulating), tạo điều kiện để mọi cơ năng hợp tác với nhau hoàn thành trách nhiệm (self-governing) trong công việc chung, không còn là nhà nước cai trị (ruling) nữa.

Mỗi cơ năng bị tổn thương hay không hoàn tất nhiệm vụ đều ảnh hưởng đến sự ổn định và thăng tiến của cả bản vị. Một hay nhiều ngón tay bị trầy xước sẽ ảnh hưởng đến cả bàn tay, không còn cấm nắm một vật gì chắc chắn. Cũng vậy, bất cứ cơ phận nào (tim, gan, phổi, thận…) không làm đúng chức năng hay không hợp tác với cơ phận khác hoặc bị yếu đi, cả cơ thể sẽ đổ bệnh. Bộ óc không ‘cai trị’ nhưng điều phối mọi hoạt động để cơ thể ổn định và phát triển. Muốn vậy, dân phải được tự do hầu thực hiện chức năng của mỗi cơ năng, không bị gò ép chờ ‘trên’ quyết định giùm.

Như thế, phân công được thay thế cho phân quyềnQuyền đi theo công để hoàn thành công việc mình phụ trách chứ công không theo quyền. Quyền lúc đó có thể xem là rights thay vì power để các phe phái phải cố giữ hay giành giựt như hiện nay. Trong cấu trúc cơ năng-bản vị thì quyền lực không còn là trọng tâm, mà công việc và hoàn thành công việc chung là quan trọng.

Bản vị học thuyết rất tương hợp với các khám phá của ngành quản trị, hay các học thuyết hiện đại như holacracy và systems theory.[16]

Bản vị học thuyết mở ra một cách điều hành và quản lý mới, rất phù hợp với đời sống hiện đại hoá và toàn cầu hoá ngày nay, từ tập thể nhỏ đến những tổ chức có quy mô lớn, từ quốc gia đến quốc tế.

Điều này đòi hỏi cần có một nền giáo dục nhân bản, phát triển con người toàn diện, để không cần phải ép buộc răn đe mà mỗi người vẫn có thể tự chủtự giác và tự động hoàn thành trách nhiệm, góp sức với các cơ năng khác hầu công việc chung được thực hiện, hợp với lợi ích của cả tập thể, cũng rất phù hợp với văn hoá ‘cùng sống’ thay vì tranh sống của dân tộc ta từ ngàn xưa.

(Tựa được thay đổi từ Giới thiệu sơ lược về tư tưởng Lý Đông A).

_____

Độc giả có thể tham khảo các tài liệu của Lý Đông A trên trang Thắng Nghĩa Lý Đông A, mục Tuyển tập Lý Đông A: https://thangnghia.org/tuyen-tap-ly-dong-a/

Độc giả cũng có thể đọc thêm các bài viết diễn giải về tư tưởng Lý Đông A trong mục Diễn đàn Thắng Nghĩa trên trang Thắng Nghĩa Lý Đông A: https://thangnghia.org/ddtn-moi/

[1] Phạm Khắc Hàm (1997). Triết Lý Lý Đông A. Nhóm Diễn đàn Địa lý Nhân văn Việt Nam, Ch. 1.

[2] https://thangnghia.org/tuyen-tap-ly-dong-a/

[3] Sử-khoa-triết (sử học, khoa học, triết học): Đúng ra là sử học, khoa học, đạo học. Đạo học cao sâu hơn và bao gồm cả triết học.

[4] Lý Đông A (không ghi năm). Chìa Khoá Thắng Nghĩa. Học hội Thắng Nghĩa 2020 (4899 T.V.), tr. 5: https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2021/01/chiakhoathangnghia.pdf

[5] Fritjof Capra and Pier Luigi Luisi (2014). The Systems View of Life: A Unifying Vision. Cambrige University Press.

[6] Rick Potts. The Moral Dilemma We Face in the Age of Humans. Smithsonian.com, dated October 7, 2014, accessed 26 January 2018: https://www.smithsonianmag.com/smithsonian-institution/moral-dilemma-we-face-age-of-humans-180952909/?no-ist

[7] Rick Potts. The Moral Dilemma, Oct. 7, 2014.

[8] Lý Đông A (1943). Duy Nhân Cương Thường. Học Hội Thắng Nghĩa 2016 (4895 T.V.), tr. 25.

Cương thường không phải là ‘tam cương ngũ thường’, mà là đời sống đặc thù của loài người: https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2018/03/duynhancuongthuong-version-layouted-apr2016.pdf

[9] Lý Đông A (1943). Sđd, tr 24: https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2021/03/duynhancuongthuong-version-layouted-apr2016-rev.pdf

[10] Lý Đông A (1945). Bình Sản Kinh Tế. Học hội Thắng Nghĩa 2017 (4896 T.V.), tr. 2-3: https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2020/01/binhsankinhte-version-layouted-nov2017.pdf

[11] Lý Đông A (1943). Việt Sử Thông Luận. Học hội Thắng Nghĩa 2016 (4895 T.V.), tr. 28: https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2019/02/vietsuthongluan-version-layouted-may2016-1.pdf

Lý Đông A (1942). Duy Dân Cơ Năng. Học hội Thắng Nghĩa 2018 (4897 T.V.), tr. 31: https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2019/01/bo5duydanconang-versionlayoutedjan2018.pdf

[12] Thomas Piketty (2017). Capital in the Twenty-First Century. Belknap Press: An Imprint of Havard University Press. Reprint Edition.

[13] Lý Đông A (1945). Bình Sản Kinh Tế. Học hội Thắng Nghĩa 2017 (4896 T.V.), tr. 3: https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2020/01/binhsankinhte-version-layouted-nov2017.pdf

[14] Lý Đông A (1943). Duy Nhân Cương Thường. Học Hội Thắng Nghĩa 2016 (4895 T.V.), tr  6. Chúng tôi giản lược câu văn gốc cho dễ đọc: https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2021/03/duynhancuongthuong-version-layouted-apr2016-rev.pdf

[15] Trong tài liệu Duy Nhân Cương Thường, trang 33, Lý Đông A đã biên soạn cách thiết lập Hiến pháp theo cơ năng hoá. Ông gọi là Cơ Năng Hiến Pháp: https://thangnghiadotorg.files.wordpress.com/2021/03/duynhancuongthuong-version-layouted-apr2016-rev.pdf

[16] Holarcracy: https://www.holacracy.org/

https://www.investopedia.com/terms/h/holacracy.asp

Systems Theory: https://www.sciencedirect.com/topics/psychology/systems-theory

https://www.onlinemswprograms.com/social-work/theories/systems-theory-social-work/