Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Đặc khu kinh tế: Nhiều nước rơi cảnh “được ăn cả, ngã về không”

Đặc khu kinh tế: Nhiều nước rơi cảnh “được ăn cả, ngã về không”

Ngọc Linh (tổng hợp)
TP - Lợi ích của việc thành lập các đặc khu kinh tế đã thể hiện qua sự phát triển của hơn 3.000 đặc khu kinh tế trên khắp thế giới. Nhưng bên cạnh những thành công, nhiều nước “ngậm đắng nuốt cay” khi các đặc khu kinh tế thất bại như ở châu Phi.

Đặc khu kinh tế tạo ra hơn 500 tỷ USD
Mô hình khu kinh tế hiện đại đầu tiên được thành lập tại Puerto Rico (vùng quốc hải ở phía Đông Bắc biển Caribe thuộc chủ quyền của Mỹ) năm 1942. Từ cuối những năm 1960, các mô hình khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế, đặc khu hành chính, thành phố tự do phát triển mạnh ở nhiều quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, UAE, Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan, Malaysia…
Số lượng các đặc khu kinh tế tăng nhanh qua từng thời kỳ. Sự phát triển của các đặc khu kinh tế góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại toàn cầu, tạo ra trên 70 triệu việc làm trực tiếp và hơn 500 tỷ USD doanh thu.
Theo Bộ KH&ĐT, 5 yếu tố tạo nên sự thành công của các đặc khu kinh tế gồm: vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược (gần cảng biển quốc tế, các tuyến giao thông quan trọng của đất nước, kết nối dễ dàng với khu vực và quốc tế); Chiến lược và mục tiêu phát triển rõ ràng với ngành, nghề ưu tiên phát triển và có lợi thế so sánh vượt trội; Môi trường đầu tư kinh doanh và chính sách ưu đãi; Có sự hỗ trợ ban đầu của Chính phủ để đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng và phát triển nguồn nhân lực; Bộ máy quản lý hành chính tinh gọn và hiệu quả.
“Các khu vực Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đáp ứng các yếu tố quyết định thành công đặc khu kinh tế theo kinh nghiệm quốc tế”, Bộ KH&ĐT cho biết.
66% đặc khu ở Ấn Độ thất bại
Để tránh rơi vào “vết xe đổ”, Ban soạn thảo Dự thảo luật cũng nghiên cứu nguyên nhân thất bại của một số đặc khu kinh tế trên thế giới. Theo nghiên cứu Quốc tế của FIAS (2008), Pakistan, một số đặc khu kinh tế của Ấn Độ, một số quốc gia ở châu Phi (Senegal, Namibia, Liberia, Bờ Biển Ngà, Công gô, Nam Phi), Ukraine, Moldova thất bại khi xây dựng mô hình đặc khu kinh tế.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại như vị trí không thuận lợi khiến chi phí đầu tư lớn; Chính sách cạnh tranh chỉ dựa vào ưu đãi thuế, lao động cứng nhắc; Giá thuê và các dịch vụ mang tính bao cấp; Mô hình quản lý và tổ chức bộ máy cồng kềnh, có quá nhiều cơ quan tham gia vào việc quản lý đặc khu.
Từ năm 2000-2014, Ấn Độ đã cấp phép cho 564 đặc khu kinh tế, nhưng tính đến tháng 6/2014, chỉ có 192 khu là còn hoạt động, chiếm 34%. Bộ Thương mại Ấn Độ đã tìm ra nguyên nhân thất bại do Chính phủ Ấn Độ đã dành các ưu đãi cho các đối tượng nằm ngoài đặc khu kinh tế và rút bớt ưu đãi cho các đặc khu kinh tế khi ký các thỏa thuận mậu dịch tự do.
Nguồn: https://www.msn.com/vi-vn/money/topstories/%C4%91%E1%BA%B7c-khu-kinh-t%E1%BA%BF-nhi%E1%BB%81u-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-r%C6%A1i-c%E1%BA%A3nh-%E2%80%9C%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-%C4%83n-c%E1%BA%A3-ng%C3%A3-v%E1%BB%81-kh%C3%B4ng%E2%80%9D/ar-AAr0wqR

Đặc khu kinh tế + Thuê đất trăm năm – mồi ngon cho Trung Cộng

Đặc khu kinh tế + Thuê đất trăm năm – mồi ngon cho Trung Cộng

Đỗ Ngà
https://scontent.fsgn5-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-1/p50x50/19105931_1122999911134042_1533508611422559358_n.jpg?_nc_cat=0&oh=fbc98bb97af3c3183e0ff55c2c79c58e&oe=5B80083F
Đặc khu là gì? Là khu đơn vị hành chánh - kinh tế đặc biệt. Khu này được thành lập để hưởng những ưu đãi riêng mà các khu khác không có. Có 2 loại, đặc khu hành chính và đặc khu kinh tế.
Đặc khu hành chính là một nơi có quy chế quản lí nhà nước riêng, khác biệt với phần chung của đất nước đó. 

Hồng Kông là một ví dụ, năm 1997 Hồng Kông trở về với Trung Quốc và giữ nguyên mô hình quản lý nhà nước kiểu Anh trong vòng 50 năm. Vì thế nên mới có từ "một quốc gia hai chế độ". Hệ thống pháp luật hoạt động như thời thuộc Anh, hệ thống tòa án theo mô hình thông luật của Anh Quốc, đơn vị tiền tệ vẫn giữ nguyên như thời thuộc Anh thuộc... Chỉ có đặc khu trưởng là người của chính quyền Bắc Kinh.
Đặc khu kinh tế là nơi có những ưu đãi về những chính sách kinh tế khác với khung pháp luật áp dụng chung cho toàn quốc. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều đặc khu như thế. Tại nơi đó, người ta cho những nhà đầu tư được hưởng những ưu đãi đặc biệt như: miễn thuế vài năm đầu, rồi nhiều năm tiếp theo được hưởng mức thuế suất thấp, được miễn thuế nhập thiết bị, được ký hợp đồng thuê đất ưu đãi vượt ra khỏi quy định chung của luật pháp... Mục đích là chính phủ muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài vào bằng mọi giá, bất chấp những thiệt hại lâu dài.
Đặc khu kinh tế tốt hay xấu? Để biết tốt hay xấu thì nên đặt ngược câu hỏi, tại sao chính quyền không cho mọi thành phần kinh tế, bất kể nhà đầu tư trong ngước hay FDI đều hưởng những ưu đãi đó? Mà sao lại chỉ gói gọn lại một khu nào đó để cho một số đối tượng có đặc quyền đặc lợi riêng? Từ đó chúng ta thấy, đặc khu kinh tế là một loại cởi trói cho một nhóm nhà đầu tư trong khi hầu hết là bị trói. Tại những đặc khu, chủ yếu là nhà đầu tư nước ngoài đến và hưởng lợi. Mà nếu ưu đãi cho những doanh nghiệp nước ngoài hơn trong nước thì đấy là giết chết con ruột ưu đãi người dưng. Một chính sách cần phải loại bỏ vì nó bất công.
Hiện nay nhà đầu tư Trung Cộng vào đây với cường độ ngày càng mạnh như những cuộc xâm lăng thầm lặng. Nếu đặc khu có nhiều nhà đầu tư Âu, Mỹ, Nhật, Hàn thì không nguy hiểm, nhưng nếu Trung Cộng chiếm lĩnh những đặc khu đó thì sao? 
Hiện nay nhà đầu tư Mỹ, Nhật trên đất Việt chịu lép vế trước những nhà đầu tư Trung Cộng. Formosa vỏ Đài ruột Trung Cộng đã chiếm lĩnh nguyên một khu của riêng nó như là một khu tự trị trong lòng Việt Nam. Phái đoàn cấp bộ của Bộ TNMT không được phép vào, và mọi thứ hoạt động bên trong chính quyền không thể kiểm soát. Nhiều những đặc khu như thế này thì chắc chắn đấy là những nơi mà Trung Cộng nhắm đến để chiếm lĩnh và xây dựng lãnh địa riêng ngay trên đất nước này.
Với một nền chính trị kém minh bạch, những hợp đồng riêng dành cho phía Trung Cộng là những bí mật quốc gia, cộng vào đó là phía nhà đầu tư Trung Cộng được "thuê" đến 99 năm ngang bằng với thời gian Anh Quốc sở hữu Hồng Kông thì điều gì xảy ra? Trung Quốc nhờ sự hùng mạnh của mình, đồng thời nhờ sự tử tế của nước Anh mà Hồng Kông về lại Trung Cộng. Nhưng Việt Nam - Trung Quốc khác Anh Quốc - Trung Quốc. 100 năm sau, ai sẽ thu hồi lại trong khi những hợp đồng ký tá dân không hề biết?
Đặc khu kinh tế là những cửa mở cho phía Trung Cộng vào chiếm lĩnh. Họ rải khắp bờ cõi và sở hữu những đặc khu với ưu đãi trăm năm. Đất nước đã rất bất an. Kẽ hở đó dân còn nhìn thấy thì không lý gì Bắc Kinh không nhìn ra cả. Với GDP 11.000 tỷ USD lớn hơn 50 lần GDP Việt Nam, Trung Cộng đầu tư sang Việt Nam không thèm kiếm lời cũng được, mục đích là chiếm lĩnh với thời hạn 100 năm bằng mọi giá. Kinh tế phụ thuộc Trung Cộng, mở cửa cho Trung Cộng hết cỡ thì đất nước này sẽ ra sao?
Mấy ngày nay, Quốc hội bàn cho ra quy chế đặc khu và thêm vào đó là luật cho thuê đất 99 năm. Ai cũng biết chỉ thị này từ ĐCS, nhưng cái gốc của điều này không phải ở ĐCSVN, nó ở xa hơn. Hãy đặt câu hỏi ai có lợi nhất khi 2 điều luật này thông qua thì biết. Ai cũng thấy 2 điều luật này là 2 điều luật dọn đường. Quốc hội vỗ ngực tự xưng là đại diện cho dân nhưng đang bán đứng dân tộc. Rõ ràng là như vậy.
Đ.N.
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1423505334416830&id=100002721323393

CỨU NƯỚC KHỎI HỌA BÀNH TRƯỚNG CỦA TÀU CỘNG!

CỨU NƯỚC KHỎI HỌA BÀNH TRƯỚNG CỦA TÀU CỘNG!

Hà Sĩ Phu
Kính gửi tất cả quý vị trên Diễn đàn Cứu nước.
1/ Một kẻ ngu độn nhất cũng biết “chủ trương cho người nước ngoài thuê đất tới 99 năm” chính là tiếp tay cho mưu đồ bành trướng của Tàu Cộng củng cố thêm một bước quan trọng để biến VN chính thức thành một chư hầu nô lệ của họ. Chủ trương như vậy là phản quốc một cách có ý thức, dù ngụy trang bằng mục đích kinh tế.
2/ Trước tình hình Hán hóa và Bắc thuộc đã trầm trọng và khẩn thiết như thế, nếu làm ba việc sau đây chính là mắc tội phản quốc, phải bị loại ngay ra khỏi hàng ngũ Dân tộc và trừng trị kịp thời:
      - tiếp tay cho Trung quốc lấn thêm những bước vào lãnh thổ, nhân sự, kinh tế, văn hóa.
      - bày ra những cuộc vận động rùm beng (dù có vẻ chính đáng và hợp lòng dân như vụ “nhóm lò vĩ đại” chống Tham nhũng) để làm lu mờ hoặc quên đi quốc nạn Bắc thuộc đang rất khẩn trương và nhu cầu đoàn kết chống giặc.
      - làm suy yếu sức đề kháng của Dân tộc bằng những cuộc đàn áp tinh thần Dân chủ hóa và tinh thần chống Tàu cứu nước, đồng thời tô vẽ cho hữu nghị Việt-Trung.
3/ Nếu Quốc hội thông qua chủ trương “cho người nước ngoài thuê đất làm đặc khu dài hạn” (chắc chắn sẽ để Tàu Cộng lợi dụng) thì tôi xin phép kết luận một cách khẩn thiết như sau:
Hiện nay không biết đặt mối lo Bắc thuộc lên hàng đầu thì hoàn toàn không xứng đáng là một người Việt NamNếu đa số đại biểu Quốc hội mà đồng tình với chủ trương tai hại như vậy thì cũng có nghĩa tuyệt đại đa số trong Quốc hội VIệT NAM CS bây giờ lại ‘không phải, không đáng là người VIỆT NAM’!? Vậy thực chất nó là một Quốc hội của người nước nào vậy?! Ôi, nghĩ thế mà đau lòng!
Không lo cứu nước một cách thích đáng lúc này là uổng công giữ nước của Tiền nhân và có tội với sinh mệnh muôn đời con cháu sau này.
Với một thư yêu cầu hay tuyên bố với tinh thần cứu nước như vậy  tôi xin ký tên!
29-5-2018
H.S.P.
Tác giả gửi BVN

Một nửa sự thật của nhà báo Hoàng Hải Vân

Một nửa sự thật của nhà báo Hoàng Hải Vân

Lê Anh Hùng
Cách lý giải cặn kẽ, phân minh, về thực chất vai trò của ông Trần Quốc Vượng trong việc “giải thoát” cho các nhà báo bị ông Ba X toan tính đẩy tiếp vào tù sau 2 nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải trong vụ PMU18 hồi 2008, là lý do khiến chúng tôi trân trọng đăng bài viết dưới đây của nhà báo Lê Anh Hùng. Còn những điều gì khác thuộc quan điểm, cách nhìn và thông tin của tác giả, xin nhường quyền bạn đọc thẩm định.
Bauxite Việt Nam
Đầu năm 2006, chỉ vài tháng trước khi diễn ra Đại hội lần thứ X của Đảng CSVN, vụ bê bối tham nhũng diễn ra tại Ban Quản lý Dự án 18 (PMU18) thuộc Bộ GT-VT đã khiến dư luận Việt Nam rúng động.

Hệ luỵ của vụ PMU18 lớn đến mức suýt nữa nó đã lật nhào chiếc ghế Tổng Bí thư của Nông Đức Mạnh (Giám đốc PMU18 Bùi Tiến Dũng là đệ tử của Nông Đức Mạnh, trong khi con rể Nông Đức Mạnh – Đặng Hoàng Hải – lại làm việc tại PMU18).
Tuy nhiên, thông qua những màn dàn xếp tại hậu trường, Nông Đức Mạnh đã “thoát hiểm” một cách ngoạn mục, để rồi khi Đại hội X kết thúc, báo chí đã được lệnh ngưng đưa tin về vụ PMU18.
Chiến thắng của phe cánh Nông Đức Mạnh tại Đại hội X cũng báo hiệu một tương lai đầy u ám cho những cá nhân và tổ chức đã tích cực phanh phui vụ bế bối này. Không lâu sau đó, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án “Lộ mật” và hàng chục phóng viên nội chính của một loạt tờ báo đã bị triệu tập và thẩm vấn. Đỉnh điểm của chiến dịch “rửa hận” do Nông Đức Mạnh chỉ đạo là sự kiện phóng viên Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh niên và phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi trẻ bị bắt ngày 12/5/2008.
Người trong cuộc tiết lộ
Vừa qua, nhân 10 năm sự kiện đáng nhớ này, một số nhà báo từng tham gia vụ PMU18 đã công bố nhiều thông tin liên quan. Và một trong những bài viết được nhiều người quan tâm là bài “‘Phải trả tự do cho các nhà báo chân chính’, 10 năm nhìn lại” của nhà báo Hoàng Hải Vân, người bị mất chức Tổng Thư ký Toà soạn báo Thanh niên giai đoạn “hậu PMU18”.
Từ những thông tin lần đầu được tiết lộ đó, một số trang mạng độc lập, chẳng hạn như trang Dân Quyền hay Blog Huỳnh Ngọc Chênh, đã đăng lại bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân với dòng tít khiến độc giả không khỏi tò mò: “Tiết lộ: Ai từng ‘chống lệnh’ nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để giúp nhiều nhà báo thoát bị bắt trong đại án tham nhũng PMU18?” 
Và bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân đã được các trang mạng này giới thiệu như sau:
Nhân 10 năm ngày hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải bị bắt tạm giam vì “đánh” tham nhũng vụ PMU18, nhà báo Hoàng Hải Vân – nguyên Tổng Thư ký tòa soạn báo Thanh niên đã chia sẻ nội tình sự việc chấn động khi đó.
Nhà báo Hoàng Hải Vân: "Điều tôi muốn nói khi kể lại câu chuyện này, là Việt Nam ta pháp quyền đã bị xé bỏ dưới thời ông Nông Đức Mạnh và ông Nguyễn Tấn Dũng, cho nên cơ quan an ninh chỉ làm theo ‘ý kiến của các cụ’ chứ không làm theo luật pháp. Tuy vậy, cũng còn có chút may mắn là khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo bắt tiếp 4 nhà báo là anh Quốc Phong và tôi ở Báo Thanh niên, anh Bùi Thanh và anh Đà Trang ở Báo Tuổi trẻ, tôi có nghe nói là Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao lúc đó là ông Trần Quốc Vượng đã không đồng ý, vì vậy mà chúng tôi mới thoát tù".
Nghĩa là, bài viết trên Facebook cá nhân của nhà báo Hoàng Hải Vân cũng như khi nó được một số trang mạng độc lập khác đăng lại đã giúp chuyển tải một thông tin quan trọng đến với độc giả: chính nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trần Quốc Vượng là người đã “chống lệnh” cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và qua đó giúp 4 nhà báo thoát khỏi tù tội.
C:\Users\x360\Downloads\Ai chống lệnh 3X giúp 4 nhà báo thoát tù 2.jpg
Ảnh chụp màn hình bài báo trên trang Dân quyền. Screenshot by Lê Anh Hùng
Vậy sự thật thế nào?
Liên minh quyền lực “vô địch thiên hạ”
Cách đây hơn một năm, nhà báo Nguyễn Công Khế, người từng mất chức Tổng Biên tập báo Thanh niên trong giai đoạn “hậu PMU18”, đã tiết lộ là chính Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng là 2 kẻ đứng đằng sau chiến dịch trả thù những người đã phanh phui vụ PMU18. Những thông tin mà một số nhà báo vừa tiết lộ nhân 10 năm “biến cố 12/5” cũng khẳng định sự thật đó.
Điều này đồng nghĩa với việc Nông Đức Mạnh và Nguyễn Tấn Dũng là đồng minh của nhau, bởi ai cũng biết PMU18 là vụ bê bối gắn liền với “tên tuổi” Nông Đức Mạnh, chứ không dính dáng gì đến Nguyễn Tấn Dũng. 
Tại sao lại như vậy? Chẳng phải dư luận xưa nay đều coi Nông Đức Mạnh là nhân vật cầm đầu phe phái bảo thủ, thân Trung Quốc, còn Nguyễn Tấn Dũng thì được nhiều trí thức tung hê là thủ lĩnh phe phái cấp tiến, chống Trung Quốc, thân phương Tây trong bộ máy hay sao? Hai nhân vật đại diện cho hai lập trường chính trị đối chọi nhau như thế sao lại có thể là đồng minh của nhau?
Xin thưa, lời giải đáp cho thắc mắc nói trên đã xuất hiện từ ngày 21/4/2008, khi tôi (Lê Anh Hùng) lần đầu tiên tố cáo những tội ác khủng khiếp của liên minh Nông Đức Mạnh - Nguyễn Tấn Dũng - Hoàng Trung Hải. Trong câu chuyện tố cáo, tôi đã nêu rõ là trước Đại hội X, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải đã bắt tay nhau và hình thành một liên minh chính trị hùng mạnh. 
Khi vụ bê bối PMU18 nổ ra, chiếc ghế Tổng Bí thư của Nông Đức Mạnh bị lung lay dữ dội. Nhiều tờ báo chính thống đã bóng gió kêu gọi người đứng đầu Đảng CSVN đứng sang một bên, nhường vị trí cầm lái cho người khác. Và với sự hậu thuẫn của các “thái thượng hoàng” Đỗ Mười và đặc biệt là Lê Đức Anh, một trong những người nhòm ngó chiếc ghế TBT của Nông Đức Mạnh thời điểm đó chính là Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, ưu thế trong cuộc cạnh tranh chiếc ghế TBT lúc bấy giờ lại thuộc về Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Minh Triết. Trong khi đó, mục tiêu thực tế hơn của Nguyễn Tấn Dũng là chiếc ghế Thủ tướng cũng chưa được đảm bảo trước sự cạnh tranh của Phó Thủ tướng Vũ Khoan, người vốn được đào tạo bài bản hơn. 
Trong bối cảnh ấy, liên minh Nông Đức Mạnh - Nguyễn Tấn Dũng - Hoàng Trung Hải chính là nhân tố quyết định giúp Nông Đức Mạnh “thoát hiểm” vụ PMU18, giúp Nguyễn Tấn Dũng cầm chắc chiếc ghế Thủ tướng, còn Hoàng Trung Hải thì nắm giữ vị trí quan trọng thứ hai trong Chính phủ là Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế. Theo “thoả ước” của bộ ba này, tại Đại hội XI, Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước, còn Hoàng Trung Hải sẽ tiếp quản chiếc ghế Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng. 
Và đến hồi thất thế
Liên minh chính trị hùng mạnh nhất Việt Nam bắt đầu suy yếu sau khi tôi gửi đơn thư hàng loạt tố cáo những tội ác khủng khiếp của họ vào ngày 21/4/2008, đặc biệt là sau khi tôi làm việc với Công an Quảng Trị và khẳng định những cáo buộc của mình trong biên bản làm việc ngày 5/8/2008. Chỉ ít ngày sau, ngày 12/8/2008, Ban Bí thư đã họp và cách hết mọi chức vụ của trong đảng của Nguyễn Việt Tiến, đệ tử thân cận của Nông Đức Mạnh, người trước đấy đã “trắng án” trong vụ PMU18 và tưởng như chỉ ngày một ngày hai là sẽ giành lại chiếc ghế Thứ trưởng Bộ GT-VT. Và từ tháng 4/2009 cho đến hết nhiệm kỳ Đại hội X, Nông Đức Mạnh trên thực tế chỉ còn sắm vai “ông phỗng” trên sân khấu chính trị Việt Nam. 
Thời gian sau đó, quyền lực của Nguyễn Tấn Dũng xuống thấp đến mức ngay cả chị gái của ông ta cũng bị chính quyền tỉnh Bình Dương cưỡng chế thu hồi đất vào ngày 17/4/2009. 
Trong bài “Thêm thông tin Wikileaks rò rỉ về Việt Nam” trên BBC Tiếng Việt ngày 13/1/2011, tác giả cho biết:
Bức điện của ông Michalak nói bản thân ông Mạnh thời gian gần đây đã rút lui khỏi việc làm quyết sách mà chuyển sang công tác xây dựng nội bộ Đảng.
Bức điện dẫn lời Đại sứ Nhật Bản lúc đó là Mitsuo Sakaba, người tháp tùng ông Mạnh sang Nhật hồi tháng Tư [từ 19-22/4/2009], nói rằng ông tỏ ra hờ hững trong cuộc gặp Thủ tướng Nhật Taro Aso, không nói chuyện nhiều mà chỉ đọc bằng một giọng đều đều từ đầu đến cuối diễn văn dài 30 phút đã được trợ lý chuẩn bị trước.
Nhưng sau đó khi đi thăm một cơ sở nông nghiệp ở ngoại ô Tokyo thì trông ông sinh động hẳn lên.
Lý do có lẽ là, theo nhận định mà Sứ quán Mỹ có, ông Sang đã đảm nhận nhiều công việc của ông Mạnh.
Trong hệ thống hiện hành ở Việt Nam, hai vị trí quyền lực nhất là Tổng Bí thư (người đứng đầu bộ máy đảng) và Thủ tướng (người đứng đầu bộ máy hành pháp). Vì thế, một Uỷ viên Trung ương Đảng mà dám chống lại ý chí của hai nhân vật quyền lực nhất nước thì chẳng khác gì chuyện động trời.  
Thông tin thiếu đầy đủ của nhà báo Hoàng Hải Vân khiến độc giả dễ lầm tưởng ông Trần Quốc Vượng là một người khảng khái, cương trực, dám đối đầu với những thế lực hắc ám và hùng mạnh nhất Việt Nam để bảo vệ lẽ phải. Đây là một sự hiểu nhầm rất tai hại, bởi ngài Viện trưởng Viện KSND Tối cao năm xưa nay đã nắm giữ một vị trí rất quan trọng trong bộ máy: Thường trực Ban Bí thư. Nếu nhân vật vẫn đang quán xuyến công việc hàng ngày trong Đảng CSVN mà như vậy thì ngay từ đầu hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải đã không bị bắt rồi bị kết án tù một cách phi pháp, bất nhân và đất nước này quả là còn hồng phúc. 
Trong khi đó, như tôi đã trình bày ở trên, lý do chủ yếu khiến nguyên Viện trưởng Viện KSND Tối cao Trần Quốc Vượng “không đồng ý” với chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (đồng nghĩa với ý muốn của Nông Đức Mạnh) là vì lúc bấy giờ bộ đôi Nông Đức Mạnh - Nguyễn Tấn Dũng đã gần như mất hết quyền lực (Sau khi tôi bị bắt ngày 25/12/2009, vụ tố cáo của tôi bị ém nhẹm, Nguyễn Tấn Dũng đã lật ngược tình thế và dần dần giành lại quyền lực, còn Nông Đức Mạnh thì không bao giờ trở lại được ngôi vị số 1).
Xem bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân rồi chứng kiến hình ảnh thành viên Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng tiếp đón Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc Tống Đào ngày 1/11/2017 hẳn độc giả sẽ không khỏi bật ra câu hỏi: “Chẳng lẽ lại có hai Trần Quốc Vượng?” 
Người Nga có một câu thành ngữ chí lý: “Một nửa cái bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật.” Và một nửa sự thật trong bài viết của nhà báo Hoàng Hải Vân quả là một nửa sự thật tai hại.
L.A.H.
Tác giả gửi BVN

Dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc là phản ánh chính sách phát triển công nghiệp không chiến lược của Việt Nam

Dự án luật về ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc là phản ánh chính sách phát triển công nghiệp không chiến lược của Việt Nam

Vũ Quang Việt
Hiện nay Quốc hội đang bàn về dự án Luật về ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc, còn tôi lại đang viết bài đánh giá về chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam mà tôi tạm gọi là chính sách phát triển không chiến lược. Vì thấy Quốc hội hiện nay có vẻ muốn thông qua nên tôi thấy cần đưa ra vài kết quả có liên quan trong bài đang viết, hy vọng Quốc hội tạm dừng việc thông qua để nghiên cứu và trao đổi thêm về mặt lợi hại, ít nhất là về mặt kinh tế. Đơn giản là để đưa đến quyết định nghiêm chỉnh, bất cứ một dự án luật nào về kinh tế, cơ quan đề xuất mà ở đây là Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng phải trình bày cho dân đánh giá định lượng lợi và hại về mặt kinh tế. Điều này không thấy có.

Dự luật trên không chỉ là cho phép nước ngoài thuê đất 99 năm, với quyền bán lại và giao thừa kế, có thể được giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập rất nhiều năm, lại cho phép người Việt chơi bạc và trao quyền quá lớn cho chủ tịch đặc khu như vua con, và lại giao đặc khu quyền quyết định chi vượt thu 70%, có thể đưa đến tình trạng mất khả năng trả nợ. Đây là một số điều tóm tắt từ dự luật trên:
1. Điều 33. Chủ tịch đặc khu được cho người nước ngoài thuê đất 70 năm và đặc biệt 99 năm nếu được Thủ tướng đồng ý. 
Vậy luật này vượt luật đất đai (50 năm) và cũng cho phép thủ tướng vượt luật đất đai. Điều 126 của luật đất đai hiện nay cho phép trường hợp đặc biệt tăng lên 70 năm: "Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm."
2. Điều 43. Thuế được ưu đãi. 
Vừa thấp (10%), lại được miễn thuế 4 năm, giảm thuế 50% trong 9 năm tiếp.  Chỉ có đầu tư bất động sản là chịu thuế 17%. Cũng không có thuế nhập khẩu hàng hóa đầu tư. Điều 40 miễn thuế thu nhập cá nhân trong 5 năm và giảm 50% sau đó. Vậy thì chính quyền đào đâu ra tiền?
3. Điều 39. Đặc khu được quyền bội chi không vượt quá 70% ngân sách thu.
Như vậy phải đi vay để chi. Nếu vỡ nợ, ai trách nhiệm? 
4.  Điều 45. Chủ tịch đặc khu được quyền cho miễn thuế thuê đất 30 năm. 
5. Điều 46. Người nước ngoài được làm việc dưới 90 ngày và cộng dồn 180 ngày một năm không cần giấy phép lao động.
6. Điều 47. Chủ tịch đặc khu được giao rất nhiều quyền: Được ký hợp đồng lao động, tuyển công chức, được  quyết định hệ số tiền lương tăng thêm; ban hành quy chế tiền thưởng thực hiện tại đặc khu và quyền cho miễn thuế nói ở trên. Và theo điều 36 chủ tịch đặc khu được quyền chọn thầu.
7. Điều 53.   Người Việt Nam được phép vào chơi casino tại điểm kinh doanh casino tại đặc khu theo quy định của pháp luật về casino.
8. Điều 56. Chỉ cần bỏ ra 11 tỷ đồng đầu tư (tức là 5 triệu USD) thì được cấp thẻ tạm trú 10 năm.
Ba cái gọi là đặc khu trên khó mà thu hút được bất cứ hình thức công nghệ cao không bẩn nào (vì bẩn có ảnh hưởng tới du lịch) bởi vì nó không nằm trong khu vực có khả năng phát triển tri thức. 
Bỏ qua vấn đề chính trị và an ninh, dự luật trên về mặt kinh tế chủ yếu là nhằm phát triển lợi ích của lợi ích địa ốc và đánh bạc trong và ngoài nước. Điều này không khác gì chiến lược thu hút đầu tư có vốn nước ngoài nói chung hiện nay, rất cần được đánh giá lại.  
Tình trạng chung là vì đặt lợi ích nhóm lên đầu, việc chọn lựa đầu tư nước ngoài và quyết định vay nợ nước ngoài đã không dựa trên khả năng ảnh hưởng lan toả, bỏ qua ngay cả khả năng sinh lợi, thậm chí bất kể khả năng sinh lợi như trường hợp đầu tư vào Bôxit ở Tây Nguyên và nhiều dự án điện than hiện nay. Cho nên, dù dựa vào đầu tư và vốn nước ngoài như thế, năng suất lao động tính theo GDP trên một lao động tăng thấp, tăng bình quân năm trong thời gian 2000 đến nay chỉ đạt 4,0%.
Tính toán chi tiết hơn cho thấy một hiện tượng kỳ lạ là năng suất lao động trong khu vực công nghiệp tăng bình quân năm những năm qua (2011-2016) ở Việt Nam rất thấp, chỉ đạt 2,9%, thấp hơn cả tốc độ tăng của nông nghiệp và dịch vụ (coi biểu 1) [1].
Biểu 1. Tốc độ tăng năng suất lao động theo năm tính kép
Năng suất ngành (tính theo tăng kép giữ hai năm 2016 và 2010) 
·        Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (GTTT trên 1  lao động)
4,3
·        Công nghiệp và xây dựng (GTTT trên 1 lao động)
2,9
·        Dịch vụ (GTTT trên 1 lao động)
3,1
Năng suất lao động của nền kinh tế (GDP trên 1 lao động) bình quân 2005-2016 
4,0
Nguồn: TCTK: GDP, số liệu giá trị tăng thêm theo ngành và lao động.
Chú thích: Năng suất lao động cả nên kinh tế có thể tính bình quân năm từ 2005-2016. Tuy nhiên, không thể tính cho từng hoạt động vì lý do là TCTK chỉ tính giá trị tăng thêm (GTTT) theo giá cơ bản kể từ năm 2010 đến 2016 (đúng theo khuyến nghị quốc tế nhằm tách thuế và bù lỗ sản phẩm, nhằm loại trừ ảnh hưởng của chính sách đến giá trị sản xuất). Tuy nhiên vì số liệu trước 2010 không được điều chỉnh nên không thể so sánh với số liệu trước đó. Chính vì thế nếu so sánh, mà không có hiểu biết về ý niệm dùng trong thống kê kinh tế, ta thấy điều vô lý xảy là năng xuất công nghiệp giảm 16% năm 2010 và dịch vụ giảm 13% cùng năm, chỉ vì thuế sản phẩm năm 2010 bị loại.  Để nghiên cứu năng suất lao động theo chuỗi thời gian dài hơn, TCTK cần tính lại số liệu từ trước năm 2010 theo giá cơ bản.
Với tình trạng trên, do dân số và lực lượng lao động tăng không hơn 1,0% một năm cho đến 2025[2] và sau đó giảm xuống khoảng 0,7%, khả năng tăng GDP bình quân năm sẽ không hơn 5,0% năm nếu như năng suất lao động không tăng cao hơn 4,0% một năm. 
Với tốc độ tăng trưởng năng suất lao động công nghiệp hiện nay ở mức 2,9% một năm, thấp hơn mức tăng trong nông nghiệp thì việc chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp thì năng suất lao động tính theo số tuyệt đối sẽ cao hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp đi. 
Việt Nam cần tính lại chiến lược phát triển công nghiệp trong đó cần đặc biêt xem lại chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, mà câu hỏi cần được trả lời khi quyết định: liệu đầu tư đó có sức lan tỏa tạo thêm công nghiệp phù trợ không, có thu hút lao động trí thức và có tay nghề không và cuối cùng có  làm tăng năng suất lao động nói chung không? 

[1] Trong một bài viết trên Kinh tế Sài Gòn (2018), tác giả cho rằng mức tăng của GDP và dịch vụ công là cao hơn thực chất ít nhất 0,36% nên năng suất thực con thấp hơn số liệu trong biểu 2 (coi Tăng trưởng GDP: Thống kê cao hơn thực tế). Tuy nhiên ở đây tác giả vẫn dùng thông tin của TCTK.
[2] Dự báo dân số của Liên Hợp Quốc.
V.Q.V.
Nguồn: http://www.viet-studies.net/kinhte/VuQuangViet_DuLuatDacKhu.html

Luật Trưng cầu Ý dân đã có, sao không thi hành?

Luật Trưng cầu Ý dân đã có, sao không thi hành?

Thảo Vy
Bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cần trả lời vì sao Luật Trưng cầu Ý dân đã ký ban hành vào ngày 25 tháng 11 năm 2015, nhưng cho mãi đến nay, hai địa chỉ “Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ” vẫn chưa ban hành văn bản quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật Trưng cầu Ý dân, và hướng dẫn việc thi hành Luật này?
Ý dân
Trong ngày 29-5-2018, có 2 bản tuyên bố được lập bởi một số nhóm xã hội dân sự đều liên quan đến đất đai. Một tuyên bố yêu cầu cần phải có quyền tư hữu đất đai, công bố vào rạng sáng ngày 29-5, và một tuyên bố vào cuối giờ chiều ngày 29-5 về thời gian ‘bán đất’ trong 99 năm của dự luật đặc khu.

Trong “Tuyên bố về quyền tư hữu đất đai của công dân qua trường hợp Thủ Thiêm” do nhóm linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn khởi xướng, sau khi viện dẫn Điều 53, Điều 54 của Hiến pháp 2013, đã đưa ra ba yêu cầu (trích): “Phải thay đổi Hiến pháp, chuyển từ “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân”, thành “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản thuộc sở hữu cá nhân, sở hữu tổ chức, sở hữu cộng đồng quy ước và sở hữu toàn dân”.
Mọi việc giải tỏa theo quy hoạch phải vì lợi ích phát triển của dân cư tại chỗ trước tiên, và họ phải là người được hưởng lợi nhiều nhất trong quy hoạch phát triển mới, chứ không thể để quan chức hay các công ty thuộc nhóm lợi ích hay ăn chia lợi nhuận với quan chức được hưởng lợi chính.
b5Bốn vấn đề sẽ phải trưng cầu dân ý 
Trường hợp điển hình tại bán đảo Thủ Thiêm, phải giữ nguyên địa giới cùng cơ sở Nhà thờ và Tu viện mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Nhất là phải tính toán đền bù lại cho hơn 1.000 hộ gia đình đã bị giải tỏa và bị buộc phải nhận tiền đền bù với giá rẻ mạt”. (hết trích)
Mặc dù chỉ đăng tải qua trang facebook cá nhân, song Tuyên bố nói trên nhanh chóng thu hút sự hưởng ứng của các hội đoàn xã hội dân sự, cùng nhiều tầng lớp nhân dân.
Người viết cho rằng nội dung Tuyên bố yêu cầu cần có sự thay đổi về Hiến pháp của nhóm linh mục Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn (và cả bản Tuyên bố do Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng khởi xướng, công bố vào cuối giờ chiều ngày 29-5), là phù hợp với Điều 6 của Luật Trưng cầu Ý dân: “Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây: 1. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; 2. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; 3. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước; 4. Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước”.
Điều 28 của Hiến pháp đã bảo hộ về ‘quyền ý kiến’ của cả hai nhóm khởi xướng nói trên: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Cần thực thi Luật Trưng cầu Ý dân
Luật Trưng cầu Ý dân được chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng ký ban hành ngày 25-11-2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân kế nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng từ ngày 31-3-2016, và bà đã làm không tròn trọng trách của mình khi mãi cho tới nay vẫn không thực hiện điều cuối cùng của Luật Trưng cầu Ý dân: “Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật và hướng dẫn việc thi hành Luật này” (Điều 52).
Nếu chưa thể thực thi Luật Trưng cầu Ý dân, thì cần dừng ngay dự Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (gọi tắt là Luật Đặc khu). 
Lý do: “Thời hạn thuê đất 99 năm thực sự đặt ra mối quan ngại về an ninh quốc phòng mà chúng ta không thể phớt lờ, vì nó hoàn toàn có thể bị lợi dụng để thực hiện các kế hoạch chiếm giữ những vị trí xung yếu về quân sự tại ba vùng đất và biển chiến lược ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, nhất là trước hiểm họa thôn tính biển đảo và đất liền thường trực của nhà cầm quyền Trung Quốc hiện nay. Bài học người Trung Quốc mua đất đai hàng loạt với diện tích lớn ở Đà Nẵng vẫn còn nóng hổi tính thời sự, xét dưới góc độ và mưu toan mở rộng “biên giới mềm” mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang thực hiện” (trích Tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng).
Có thể thấy rằng khi người dân vẫn còn niềm tin vào công lý, người ta mới mạnh dạn đưa ra những kiến nghị, yêu cầu cho ích nước – lợi nhà. Nói theo ngôn ngữ tuyên giáo, Đảng đã khôi phục quyền phúc quyết (trưng cầu dân ý) của người dân đối với Hiến pháp và các vấn đề quan trọng của đất nước. Vậy tại sao Quốc hội vẫn còn chần chừ trong thực thi?
Hiến pháp là đạo luật do nhân dân tạo nên. Nhân dân, với tư cách là chủ thể gốc của quyền lực nhà nước, tự mình đưa ra những giới hạn cho hoạt động của chính quyền. Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước nói chung, quyền lực của Quốc hội nói riêng, chỉ là quyền lực được ủy nhiệm. Nếu Quốc hội tự mình làm ra Hiến pháp, sửa đổi và thông qua nó mà không có sự tham gia, phê chuẩn của chủ thể quyền lực gốc là một việc làm mang tính đơn phương, không đúng với tinh thần “mọi quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân”.
Quyền phúc quyết là quyền được quyết định trực tiếp của người dân. Tất nhiên, người dân không thể quyết định trực tiếp mọi vấn đề. Do tính chất của Hiến pháp là đạo luật cơ bản quy định quan hệ của nhà nước với người dân, do vậy, quyền phúc quyết đối với Hiến pháp (cũng như các sửa đổi Hiến pháp) cần được xem như là dấu hiệu cơ bản nhất của quyền làm chủ, của sự đồng thuận, tự nguyện tuân thủ quyền lực do chính người dân ủy nhiệm. 
Ngoài quyền phúc quyết Hiến pháp, người dân có thể có quyền phúc quyết đối với một số vấn đề lớn, trọng đại khác liên quan đến vận mệnh quốc gia như dự Luật Đặc khu, dự Luật An ninh mạng… Và để thực thi các quyền đó, nếu như các vị đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ vẫn chưa đồng thuận được với nhiều ý kiến của người dân – đơn cử như hai bản Tuyên bố nói ở trên, cần thiết thực thi ngay quyền trưng cầu ý dân.
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu”… Lời dạy ấy luôn là một chân lý cho những nhà quản trị quốc gia.
T.V.
VNTB gửi BVN

Biển Đông từ trên không

Biển Đông từ trên không

Phan Trinh dịch và tổng hợp từ nguồn AMTI/CSIS
Xin ông Trọng và toàn bộ BCT ĐCS Việt Nam hãy mở to mắt mà nhìn cho thật tỏ tường món quà “4 tốt” và “16 chữ” đầy đủ lệ bộ của lão họ Tập đem tặng nhân dân Việt Nam trong hơn chục năm nay, với sự thỏa thuận của ông và đám tiền bối của ông kể từ Nguyễn Văn Linh – kẻ dẫn đầu một đoàn CS sang Thành Đô (trong đó có ông trong đám thư ký tùy tòng) rạp đầu ký vào văn bản thỏa thuận tốt đẹp này.
Bauxite Việt Nam


Những không ảnh trong bài này giúp độc giả thấy rõ hơn Trung Quốc đã quân sự hoá Biển Đông ra sao trong vài năm gần đây. Để tiện xem, hình ảnh được gom lại theo từng thực thể: Đá Vành Khăn, Đá Xu Bi, Đá Chữ Thập và Đảo Phú Lâm (Bài này đi kèm bài “CHÚNG QUẪY BIỂN ĐÔNG” đăng cùng kỳ).
ĐÁ VÀNH KHĂN (Mischief Reef):
Hai máy bay quân sự Xian Y-7 cạnh đường băng sân bay Đá Vành Khăn, 6/1/2018. Ảnh do Philippines Daily Inquirer cung cấp.
Tàu chở dầu Fubai AOT tại Đá Vành Khăn, 6/5/2018.
Hai tàu hộ tống Jiangdao, loại 056, dài 90 m, neo tại Đá Vành Khăn, 28/6/2017.

A Type 073A landing ship medium at port in Mischief Reef, May 6, 2018.

Tàu đổ bộ tầm trung, loại 073A, dài 87 m, neo tại Đá Vành Khăn, 5/6/2018.
Thiết bị gây nhiễu sóng, được che phủ, tại Đá Vành Khăn, 6/5/2018.
ĐÁ XU BI (Subi Reef):
Máy bay vận tải và thám thính quân sự Shaanxi Y-8, tại sân bay Đá Xu Bi, 28/4/2018.
Tàu tuần duyên mới loại 718B, #46122, tại Đá Xu Bi, 7/12/2017.
Tàu tuần tra Lớp Zhongyang, dài 108 m, neo tại Đá Xu Bi, 28/4/2018.
ĐÁ CHỮ THẬP (Fiery Cross Reef):
Một chiếc tàu, được cho là tàu hỗ trợ, Loại 904B Danyao AF, neo tại Đá Chữ Thập, 3/9/2017.
Tàu vận tải Lớp Dayun, Loại 904, bên trái, đi kèm tàu kéo Lớp Hujiu, neo tại Đá Chữ Thập, 15/4/2017.
Tàu Đổ bộ tăng, Loại 072A, dài 121 m, có thể chở 10 xe tăng, 250 lính trang bị đầy đủ, 4 thuyền đổ bộ, một trực thăng cỡ trung, và các xuồng đệm hơi, neo tại Đá Chữ Thập, 8/4/2017.
ĐẢO PHÚ LÂM (Woody Island):
Chiến đấu cơ J-11 trên sân bay Đảo Phú Lâm, 12/5/2018.
Máy bay vận tải và thám thính quân sự Shaanxi Y-8 tại Đảo Phú Lâm, 15/11/2017.
Chiến đấu cơ J11B tại Đảo Phú Lâm, 26/4/2016.
Máy bay trực thăng và máy bay không người lái tại Đảo Phú Lâm, 26/4/2016.
Trung Quốc triển khai các trang thiết bị quân sự mới tại Đảo Phú Lâm, toàn ảnh, 12/5/2018.
Chi tiết của ảnh trên, cho thấy các trang thiết bị được che phủ bằng bạt, 12/5/2018.
Các ụ trang thiết bị được che bạt tại một góc khác của Đảo Phú Lâm, 12/5/2018.
Những triển khai trang thiết bị quân sự mới tại Đảo Phú Lâm, 20/5/2018.
Những triển khai trang thiết bị quân sự mới tại Đảo Phú Lâm, 20/5/2018.
Nguồn bản gốc: amti.csis.org (Website của Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS), Washington. Xem thêm tại link này.
Dịch giả gửi BVN

Cần làm gì để Đối thoại nhân quyền không là số 0?

Cần làm gì để Đối thoại nhân quyền không là số 0?

Phạm Chí Dũng /VOA
b8
Ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thuộc văn phòng phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền, và lao động.
Vào những lần đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ trước đây, phía Việt Nam luôn hứa, thậm chí hứa hẹn rất nhiều về đủ thứ ‘Việt Nam luôn quan tâm và bảo vệ quyền con người’ như tự do tôn giáo tự do báo chí, tự do hội họp, quyền của người lao động, tù nhân chính trị… Chỉ có điều lịch sử của các kỳ đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ vẫn thường khá trắc trở và luôn bị biến dạng ngay sau cái bắt tay kết thúc một kỳ họp. Bởi sau đó, chính thể độc đảng và giới công an trị ở Việt Nam đã không thực hiện hứa hẹn của mình, hoặc thậm chí làm ngược lại hứa hẹn, nghĩa là gia tăng đàn áp và bắt bớ người bất đồng và nhà hoạt động nhân quyền. 

Lại số 0?
Còn trong Đối thoại nhân quyền thường niên lần thứ 22 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ diễn ra ngày 17/5/2018 tại Washington DC, ấn tượng đáng ghi nhận nhất là thậm chí còn không có nổi một lời hứa nào của phía Việt Nam được đưa ra trong cuộc đối thoại này – theo thông tin của ông Scott Busby, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ thuộc văn phòng phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền, và lao động cho Đài Á Châu Tự Do (RFA).
Cho dù Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục nêu quan ngại về tình trạng nhân quyền Việt Nam và nêu một số trường hợp đặc biệt, yêu cầu phía Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức, trong đó có hai trường hợp đặc biệt mà Hoa Kỳ nhấn mạnh là blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – người đã nhận giải ‘Phụ Nữ Quả Cảm’ từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào năm 2017, và Luật sư Nguyễn Văn Đài cùng những người cùng cộng tác trong Hội Anh em Dân chủ…
Có lẽ không thái quá khi cho rằng về thực chất, kết quả của Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ năm 2018 chỉ là con số 0.
Nhìn lại 2017
Vào năm 2017, kết quả của Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ thậm chí còn bị âm.
Cuộc Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt trong bối cảnh năm 2017 thậm chí còn có lợi thế khá lớn so với Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt 2018 khi giới chóp bu Việt Nam đã phải chủ động bắn tiếng về một chuyến thăm Mỹ dành cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, với mục đích quan trọng là nhằm đạt được Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ – một nhu cầu quá thiết thân được giới chóp bu Việt Nam đặt lên ưu tiên hàng đầu trong chính sách đu dây chính trị và làm tất cả để giữ được “sự tồn vong của chế độ”, trong tình cảnh nền kinh tế đang hội tụ khá nhiều dấu hiệu khủng hoảng.
2017 cũng là bối cảnh mà giới nghị sĩ Mỹ, đặc biệt là nhóm “Vietnam Caucus” bao gồm vài chục nghị sĩ Mỹ quan tâm đến vấn đề Việt Nam – gia tăng áp lực đòi hỏi cải thiện nhân quyền đối với Hà Nội để đổi lấy thương mại với Mỹ. “Tùy Việt Nam thôi” – những thủ lĩnh của nhóm này như Thượng nghĩ sĩ Alan Lowenthal đã tuyên bố như vậy.
Nhưng từ giữa năm 2016, chiến dịch bắt bớ người hoạt động nhân quyền đã được chính quyền và công an đẩy cao và liên tục.
Kết quả Đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt 2017 đã đánh dấu một thực tế mà khó dùng từ nào khác hơn là “thất bại” đối với phái đoàn đối thoại của bà Virginia Bennett – Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về dân chủ, nhân quyền và lao động, một chính khách mới trong chính quyền Donald Trump và có lẽ chưa có mấy kinh nghiệm về các thủ thuật trả treo nhân quyền của giới lãnh đạo Việt Nam.
Kết quả mà bà Bennett nhận được bằng những lời hứa hẹn chung chung và xảo ngôn của Trưởng đoàn đối thoại nhân quyền Việt Nam –- một quan chức chỉ ở cấp Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và năm nào cũng có nhiệm vụ thông báo những lời hứa hẹn không hề được bảo chứng như thế – là sau cuộc đối thoại này đã không có gì được cải thiện.
Thậm chí sau khi Thủ tướng Phúc kết thúc cuộc gặp với Tổng thống Trump ở Mỹ mà đã không nhận được tín hiệu nào về Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, thậm chí còn bị Trump “đòi nợ” về tình trạng nhập siêu quá nhiều của Mỹ đối với Việt Nam trong lúc Trump lại gần như không quan tâm đến vấn đề nhân quyền, giới cầm quyền Việt Nam đã bắt bớ đến gần ba chục nhà hoạt động nhân quyền chỉ riêng trong năm 2017, đồng thời đưa ra xử tù cực kỳ nặng nề đối với họ.
Trước tình trạng chính quyền Việt Nam gia tăng đàn áp người bất đồng, có vẻ phía Mỹ đã phải tạm ngưng đàm phán nhân quyền, dù cơ chế đối thoại nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam được duy trì 2 lần mỗi năm. Vào cuối năm 2017, đã không có đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ nào diễn ra.
Cần làm gì?
Sau Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, ông Scott Busby trả lời đài RFA: ‘Chúng tôi đã nói với họ như đã nói trước kia rằng nếu không có sự tiến bộ và hợp tác trong vấn đề nhân quyền, bao gồm tự do tôn giáo và quyền của người lao động, mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam không thể đạt được triển vọng toàn bộ’.
Nhưng cụ thể là cần làm gì? Cần làm gì để Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ không thể bế tắc?
Một dấu hỏi lớn đang được nêu ra là vì sao đã có trong tay một vũ khí nhân quyền rất sắc sảo là Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) – đã được Quốc hội Mỹ chính thức thông qua vào ngày 8/12/2016, người Mỹ lại chưa hề áp dụng những biện pháp chế tài thích đáng của đạo luật này đối với giới quan chức Việt nam kể từ đó đến nay?
Theo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, những quan chức vi phạm nhân quyền sẽ bị chế tài theo hai cách. Thứ nhất, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ kể cả đi công vụ. Nếu muốn được miễn trừ lệnh cấm này thì Tổng thống phải có sự miễn trừ đặc biệt và phải giải thích với Quốc hội. Thứ hai, chính phủ Mỹ đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân vi phạm nhân quyền, cho dù họ che giấu bằng bất kỳ hình thức nào hay gửi gắm ai đứng tên.
Tại rất nhiều các nước độc tài, kẻ vi phạm nhân quyền cũng chính là những tay tham nhũng lớn, giấu của cải ở các nước phương Tây. Quan trọng hơn, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu áp dụng với tất cả các loại nhân quyền được quốc tế công nhận. Theo luật này, những người cưỡng đoạt tài sản của nhân dân cũng bị xem là những kẻ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tình trạng dân oan bị mất đất ở Việt Nam lại rất phổ biến. Những giới chức tham nhũng mà trừng trị những người tố cáo tham nhũng cũng bị xem là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Từ năm 2015, một Dân Biểu Mỹ là Ed Royce cũng đã đệ trình ra Quốc hội dự luật về chế tài nhân quyền Việt Nam, và hiện thời dự luật này đang được đưa ra Hạ viện xem xét. Theo dự luật này, vấn đề chính yếu không chỉ là hạn chế những khoản tín dụng và viện trợ có tính cách ưu đãi từ phương Tây, mà cả thực hiện những biện pháp chế tài đối với những trường hợp quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Nếu Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, sẽ tương tự tình trạng chế tài nhân quyền đối với Nga và Syria khi hàng loạt nhân vật cao cấp và kể cả trung cấp của giới lãnh đạo Việt Nam bị đưa tên vào “sổ đen nhân quyền” của Mỹ và Liên minh châu Âu, để từ đó những người này sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ, cùng lúc tài khoản, tài sản của họ, kể cả của người thân của họ, sẽ bị Mỹ và Liên minh châu Âu phong tỏa tại bất kỳ ngân hàng hoặc địa điểm quốc tế nào mà nước Mỹ có thể với tay tới.
Cũng từ năm 2015 đến nay, Ủy hội Tự do tôn giáo Hoa Kỳ và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cùng nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã đòi Chính phủ Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo). Nếu Việt Nam đã được Mỹ nhấc khỏi Danh sách này vào năm 2006, thì nay lại đang khá gần với triển vọng “tái hòa nhập” CPC. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm, sẽ càng dễ sa chân sụp đổ. Cơ chế cấm vận này cũng sẽ khiến con đường để Việt Nam tiếp cận Hiệp định thương mại song phương với Mỹ là chông gai hơn hẳn hiện thời, nếu không nói là vô vọng.
Hoa Kỳ có khá đầy đủ ưu thế để thiết lập biện pháp chế tài nhân quyền trên cơ sở cán cân thương mại với Việt Nam.
Có một điểm khác biệt cơ bản giữa năm nay và năm ngoái: vào năm 2018, tình hình kinh tế và ngân sách của Việt Nam còn tồi tệ hơn cả năm 2017.
Bởi Việt Nam vẫn đang cần đến Mỹ hơn bao giờ hết trên phương diện thương mại, nhất là làm sao để duy trì được số xuất siêu hơn 30 tỷ USD vào Mỹ mỗi năm để bù đắp cho hơn 40 - 50 tỷ USD Việt Nam phải nhập siêu từ Trung Quốc cứ sau 12 tháng.
Sau nhiều năm quần quật nếm trải với Việt Nam về nhân quyền, rốt cuộc có vẻ người Mỹ đã rút ra một bài học đắt giá: đặc tính của chính quyền Việt Nam là luôn dùng tù nhân lương tâm để mặc cả về các hiệp định kinh tế, thương mại và viện trợ. Nhưng khi đạt được mục đích của mình, chính quyền Việt Nam lập tức trở mặt và bắt bớ người hoạt động nhân quyền.
Nếu không ở vào thế cùng quẫn về kinh tế và ngân sách, nếu không bị chế tài về lợi ích cá nhân, bản chất sẵn sàng vi phạm nhân quyền của chế độ toàn trị và giới quan chức ở Việt Nam sẽ không bao giờ thay đổi.
Một trong những bài học kinh nghiệm thành công nhất của người Mỹ chính là Miến Điện.
Nhiều thông tin cho biết sự hiện diện của một bản danh sách của Mỹ bao gồm tới 5000 cái tên quan chức quân đội và dân sự Miến Điện – liên đới đàn áp nhân quyền và tham nhũng mà phải bị chế tài về nhập cảnh vào Mỹ và phong tỏa tài sản cá nhân – đã góp phần không nhỏ khiến thể chế quân phiệt của Miến Điện phải chuyển đổi sang bầu không khí dân chủ hóa kể từ năm 2011.
P.C.D.
Tác giả gửi BVN

Đối thoại Shangri-La: VN 'khó phát biểu chung chung'

Đối thoại Shangri-La: VN 'khó phát biểu chung chung'

b9
An ninh được thắt chặt trước giờ diễn ra Đối thoại Shangri-La. AFP/ ROSLAN RAHMAN
Ý kiến nói đại diện Việt Nam tại Hội nghị Đối thoại Shangri-La "sẽ rất khó phát biểu chung chung" trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường gây sức ép ở Biển Đông.
Tin cho hay đại tướng Ngô Xuân Lịch, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore từ ngày 31/5 đến 3/6.
Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch "sẽ có bài phát biểu quan trọng" và "các cuộc tiếp xúc song phương với bộ trưởng quốc phòng các nước", theo báo Thanh Niên.
Trung Quốc 'không coi trọng'
Hôm 30/5, trả lời BBC, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Sài Gòn (SCIS), nói: "Thứ nhất là Đối thoại Shangri-La là đối thoại an ninh Track-1 (đối thoại kênh 1), cho nên mang tính nghiêm túc và thường hay bàn về những chủ đề mang tầm chiến lược ở cấp cao. Trung Quốc đã cố gắng gây ảnh hưởng lên Shangri-La nhưng không thành công."
"Dĩ nhiên vì do Track-1 nên các nước "tấn công" chính sách Biển Đông của Trung Quốc khá nhiều, vì thế Trung Quốc dần dần đang muốn tổ chức một Đối thoại an ninh đối trọng khác ở Trung Quốc mà ở đó họ có thể kiểm soát được chương trình nghị sự như Diễn đàn Hương Sơn ở Bắc Kinh (đây là một đối thoại an ninh Track-1.5).
Trung Quốc không coi trọng Shangri-la lắm trong thời điểm hiện tại, các chính sách của Trung Quốc thì mọi người ai cũng có thể hiểu được. Shangri-La giờ là nơi để Mỹ và đối tác làm rõ hơn chính sách an ninh trong giai đoạn mới - Nguyễn Thế Phương
"Trung Quốc có khả năng sẽ không cử các quan chức cấp cao nhất tới Shangri-La. Đây là điều có thể dự đoán trước được và thực sự là nếu vắng mặt các quan chức an ninh cấp cao nhất của Trung Quốc thì tầm bao phủ về mặt chính sách của Shangri-La có thể giảm sút. Suy cho cùng thì nếu muốn "đối thoại" thì cũng cần phải có đầy đủ các bên liên quan".
"Biển Đông chỉ là một trong những vấn đề nóng của Shangri-La thôi. Đối với Việt Nam thì Biển Đông quan trọng nhưng sẽ có những vấn đề khác được nêu lên và nóng không kém là vấn đề Triều Tiên, vấn đề Myanmar và các loại an ninh phi truyền thống. Tuy nhiên cũng phải nhấn mạnh lại là Shangri-La là diễn đàn đa phương được đánh giá là quan trọng để Việt Nam có thể thảo luận chính sách an ninh ở cấp cao với các đối tác.
"Nói tóm lại, Trung Quốc không coi trọng Shangri-La lắm trong thời điểm hiện tại, các chính sách của Trung Quốc thì mọi người ai cũng có thể hiểu được. Shangri-La giờ là nơi để Mỹ và đối tác làm rõ hơn chính sách an ninh trong giai đoạn mới".
b91
Tàu tuần dương mang tên lửa USS Antietam (CG-54) đi vào vùng biển bên trong 12 hải lý gần Hoàng Sa. U.S. NAVY
Cùng thời điểm, cây bút tự do Nguyễn An Dân ở TP.Hồ Chí Minh nói với BBC: "Đối thoại Shangri-La năm nay rất quan trọng vì nó thể hiện chính thức lập trường mỗi nước có liên quan đến tranh chấp và tự do, an ninh hàng hải ở Biển Đông, nhưng đa phần các nước sẽ chỉ tham gia ở cấp bộ trưởng, vì sách lược lớn thì hầu như đã quyết từ lâu rồi."
Năm nay, với việc quân sự hóa hải quân, không quân ở khu vực tranh chấp, các điều kiện cần cho Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã có. Nó nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ giàn khoan. Vậy Việt Nam cần thể hiện lập trường cứng rắn bằng hoặc hơn bối cảnh Shangri-La 2014 - Nguyễn An Dân
"Từ phát biểu của các đoàn tham dự, chúng ta sẽ thấy rõ lập trường trung lập hay đứng về phía nào của các nước nhỏ giữa hai bên Trung-Mỹ. Các nước nhỏ không liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông có quyền giữ "tế nhị ngoại giao", nhưng các nước liên quan trực tiếp như Việt Nam sẽ rất khó phát biểu chung chung nữa".
"Năm 2014, sự kiện giàn khoan HD 981 trực tiếp phá vỡ chủ quyền lãnh hải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ an ninh quốc phòng, cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở thế "không thể lùi" đã buộc phải tuyên bố cứng rắn về lập trường để tranh thủ sự ủng hộ khi Việt Nam thực sự cần đến".
"Năm nay, với việc quân sự hóa hải quân, không quân ở khu vực tranh chấp, các điều kiện cần cho Bắc Kinh tuyên bố ADIZ đã có. Nó nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ giàn khoan. Vậy phái đoàn Việt Nam cần thể hiện lập trường cứng rắn bằng hoặc hơn bối cảnh Shangri-La 2014".
"Nếu năm nay phái đoàn Việt Nam tuyên bố chung chung thì trong tương lai khi xảy ra xung đột, các nước ủng hộ Việt Nam sẽ khó có lý do hợp lý để ủng hộ Việt Nam".
Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44288254

TUYÊN BỐ VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI, CHÙA LIÊN TRÌ, NHÀ THỜ VÀ TU VIỆN DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở THỦ THIÊM

TUYÊN BỐ VỀ TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI, CHÙA LIÊN TRÌ, NHÀ THỜ VÀ TU VIỆN DÒNG MẾN THÁNH GIÁ Ở THỦ THIÊM

(Bản tổng hợp cuối cùng)

SỰ VIỆC VÀ NHẬN ĐỊNH
Tuần qua việc bạch hóa thông tin về tình hình giải tỏa đất đai ở bán đảo Thủ Thiêm suốt 20 năm qua đã khiến toàn xã hội choáng váng. Giữa thành phố lớn nhất nước, lợi ích thiết thân của hàng ngàn cư dân là quyền sống, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo đã bị xâm phạm nghiêm trọng.
Chính quyền ở một thành phố trực thuộc trung ương ngang nhiên bác bỏ hiệu lực của một văn bản lập quy của Thủ tướng Chính phủ. Điều đó không chỉ bộc lộ rõ nạn vô pháp trong thể chế độc tài toàn trị của nhà nước đương quyền, mà còn một lần nữa phơi bày rõ gốc rễ của vấn đề là đất đai bị đặt dưới chế độ sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý. Theo đó, những dự án đầu tư phát triển đô thị trở thành cơ hội cho quan chức hối mại quyền thế, làm giàu bằng tước đoạt đất đai của người dân với giá đền bù rẻ mạt.
Sự tước đoạt hoang dã không chỉ diễn ra ở Thủ Thiêm. Khắp nơi trong cả nước hàng vạn dân oan đã đội đơn và giăng biểu ngữ đòi quyền sống và đòi công lý trước trụ sở Quốc hội, văn phòng các cơ quan hành pháp trong hơn hai chục năm qua. Thế nhưng, tiếng dân oan không được lắng nghe và nạn vô pháp vẫn ngang nhiên bất trị.

YÊU CẦU
Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi – các tổ chức xã hội dân sự và người Việt trong và ngoài nước – đồng lòng đưa ra những yêu cầu sau:
- Trả lại cho dân, Chùa Liên Trì, Nhà Thờ và Tu Viện Dòng Mến Thánh Giá ở Thủ Thiêm… phần đất không có trong Quy hoạch ban đầu theo văn bản lập quy của Thủ tướng, và đền bù thoả đáng cho những nạn nhân đã bị cưỡng chế oan ức.
- Nghiêm trị các tổ chức và cá nhân vô trách nhiệm, lộng quyền, chà đạp đời sống của dân, luật pháp và đạo lý dân tộc.
- Chấm dứt ngay việc cưỡng bức thu hồi đất trái nguyện vọng của người dân mà chính quyền ở các địa phương đang thực hiện.
- Lập ban thanh tra có sự tham gia của cộng đồng xã hội (đại diện những người có quyền sử dụng đất), rà soát lại toàn bộ quá trình thực hiện quy hoạch phát triển đô thị trên cả nước.
- Công nhận và hiến định chế độ đa sở hữu đối với đất đai trên cả nước.
- Công nhận và cho đăng ký các Hội đồng đại diện quyền lợi và ý nguyện của người sử dụng đấttrên khắp cả nước, và trả lại cho toàn dân quyền tự do lập hội.
Lập ngày 19 tháng 5 năm 2018
Quí tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên vào Tuyên bố này, xin ghi rõ tên tổ chức và người đại diện/ họ tên cá nhân và nghề nghiệp, chức vụ (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành phố, quốc gia), gửi về địa chỉ: tuyenbothuthiem2018@gmail.com.
Kết thúc nhận chữ ký vào lúc 18 giờ ngày 27 tháng 5 năm 2018 giờ Việt Nam.
DANH SÁCH TOÀN BỘ CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN KÝ TÊN
(24 tổ chức, 491 cá nhân)
Tổ chức:

1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà báo Lê Phú Khải, Sài Gòn
2. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm & GS Nguyễn Huệ Chi
3. Nhóm Vì Môi Trường. Đại diện: Nguyễn Thị Bích Ngà, nhà báo tự do, Sài Gòn
4. Khối tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
5. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải, Lm Nguyễn Công Bình
6. Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi
7. Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện: Ngô Kiến Huy, Nguyễn Chí Phong và LM Nguyễn Văn Lý
8. Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện: Hoàng Lê Hy Lai và Nguyễn Trung Kiên
9. Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Đại diện: Hòa Thượng Thích Không Tánh, Thượng Tọa Thích Vĩnh Phước
10. Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Thạc sĩ Vũ Quốc Ngữ
11. Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức. Đại diện: Chủ tịch Bs Hoàng Thị Mỹ Lâm, Berlin
12. Hội Thân Hữu Cố Đô Huế. Đại diện: Dược sĩ Nguyễn Mậu Trinh
13. Hội Bầu Bí Tương Thân (BBTT). Đại diện: ông Nguyễn Lê Hùng
14. Phong trào Lao động Việt (Công đoàn độc lập). Đại diện: Chủ tịch, Đỗ Thị Minh Hạnh
15. Ủy ban chống Văn hóa Tôn giáo vận Cộng sản. Đại diện: Ms Nguyễn Công Chính
16. Hội hỗ trợ nạn nhân bạo hành. Đại diện: Bs, Ts Đinh Đức Long
17. Hội Dân đòi Quyền sống. Đại diện: Hồ Thị Bích Khương
18. Hội Thánh Tin lành Mennonite Cộng Đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng
19. Phong trào Liên đới Dân oan VN. Đại diện: Trần Ngọc Anh, Dân oan, Xuyên Mộc, BR-VT
20. Nhóm Đáp lời Sông núi Na-Uy. Đại diện: Hiệp Nguyễn
21.Hội Dân Oan Ba Miền. Đại diện: Ông Nguyễn Trường Chinh
22. Hội Phụ Nữ Nhân Quyền. Đại diện: Bà Trần Thị Hài
23. Diễn Đàn Dân Chủ Đuốc Việt. Đại diện: Lưu Hoàn Phố, Thái Hằng
24. Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại. Đại diện: Phạm Hồng Lam, Điều hợp viên
Cá nhân:

1. Nguyên Ngọc, Nhà văn, TP Hội An, Quảng Nam
2. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu, Cựu cán bộ Ban dân vận TW, Hà Nội
3. Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TpHCM
4. Nguyễn Quang A, TS, Diễn đàn Xã hội dân sự, Hà Nội
5. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công An, Hà Nội
6. Võ Văn Thôn, nguyên CB Khu đoàn Sài Gòn – Gia Định- Chợ Lớn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TpHCM
7. Hoàng Hưng, Nhà thơ-nhà báo tự do, Sài Gòn
8. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo tự do, CLB LHĐ, Hội An
9. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, Hưu trí, CLB LHĐ
10. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo tự do, CLB LHĐ, Sài Gòn
11. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, CLB LHĐ, Sài Gòn
12. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, CLB LHĐ, Sài Gòn
13. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt, Lâm Đồng
14. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang, Khánh Hòa
15. Phan Đắc Lữ, Nhà Thơ, CLB LHĐ, Sài Gòn
16. Nguyễn Bá Tùng, Tiến sĩ, nguyên Điều hợp Mạng lưới Nhân quyền VN, Cali, Hoa Kỳ
17. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
18. Trần Văn Bang, Kỹ sư, CLB LHĐ, Sài Gòn
19. Phạm Đỗ Chí – Chuyên gia kinh tế – Florida Hoa Kỳ
20. Vũ Trọng khải, PGS, TS, chuyên gia kinh tế nông nghiệp ở Tp HCM
21. Tôn Quang Trí, nguyên PGĐ Sở Công Thương TpHCM
22. Trần Minh Thảo, Nhà văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng (CLB Phan Tây Hồ)
23. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ, Đà Lạt, Lâm Đồng
24. Phan Thị Hoàng Oanh, TS. Hoá, Sài Gòn
25. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn, Đà Lạt, Lâm Đồng
26. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
27. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội
28. Nguyễn Thị Khánh Trâm, Hưu trí, Sài Gòn
29. Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo, CLB LHĐ, Sài Gòn
30. Phạm Toàn, Nhà nghiên cứu giáo dục, Hà Nội
31. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư danh dự trường Đại học Liège, Bỉ, sống ở Sài Gòn
32. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội.
33. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
34. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
35. Trần Rạng, Nhà giáo hưu trí, CLB LHĐ, Sài Gòn
36. Phạm Đình Trọng, Nhà văn. Sài Gòn
37. Phạm Bá Hải, Cựu Tù nhân lương tâm, Sài Gòn.
38. Lê Bảo Nhi, Nhà báo tự do, Sài Gòn
39. Nguyễn Thị Phương Thảo
40. Bùi Nghệ, Hưu trí, Sài Gòn
41. Võ Hồng Ly, Q2, Sài Gòn
42. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, Sài Gòn
43. Nguyễn Thanh Loan, Giáo viên tự do, Sài Gòn
44. Trịnh Toàn, làm nông nghiệp, Bình Dương
45. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó TBT báo Sài Gòn Giải Phóng, TpHCM, CLB LHĐ
46. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại Học Kinh Tế, TpHCM
47. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Ủy viên UB TW MTTQ, cư trú tại TpHCM
48. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu
49. Nguyễn Thanh Tâm, cựu Phó Chủ Tịch BCHCĐVN Oregon, Hoa Kỳ
50. Bùi Diễm Hằng, Q9, Sài Gòn
51. Văn Thị Khinh, Kinh doanh, Bình Thuận
52. Đặng Bích Phượng, Hưu trí, Hà Nội
53. Lê Văn Thiệu, Nhạc sĩ (Triệu Mây), Sài Gòn
54. Nguyễn Hoài Sơn, Kỹ sư điện tử, An Phú, Q2, TpHCM
55. Nguyễn Quốc Quân, Bác sĩ, Falls Church, VA22042, Hoa Kỳ.
56. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
57. Nguyễn Ngọc Sơn, Bác sĩ nghỉ việc, Long Điền, Bà Rịa-VT
58. Nguyễn Thị Mùi, Giáo viên, Biên Hòa, Đồng Nai
59. Nguyễn Hữu Nhiên, Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, Sài Gòn
60. Phan Khai, Kỹ sư hệ thống (System engineer), Atlanta, Hoa Kỳ
61. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Đắk Lắk
62. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Đại học Compiegne, Cộng hóa Pháp
63. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên UVBCH Hội Ngôn ngữ học VN, Hà Nội
64. Phùng Chiến, Công nhân, Cựu tù chính trị, Seattle, Wa, Hoa Kỳ
65. Nguyễn Trung Dân, Nhà báo, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, CN phía Nam
66. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo tự do, Hội nhà báo Độc lập, Hà Nội
67. Nguyễn Trọng Chức, Nhà báo tự do, Sài Gòn
68. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn-Nhà báo, Sài Gòn
69. Cao Xuân Lý, Nhà văn, Australia
70. Đoàn Khắc Xuyên, Nhà báo, TpHCM
71. Lê Bá Diễm Chi (Song Chi), Nhà báo độc lập, Thạc sĩ Điện ảnh và Truyền hình, Oslo, Na Uy
72. Nguyễn Thế Quang, Giáo Viên, San Jose, CA, Hoa Kỳ
73. Ngọc Linh Hoàng, Hưu trí, Canada
74. Võ Ngọc Anh, Cựu phóng viên Saigon Times Group, Sinh viên Tacoma, Washington, Hoa Kỳ
75. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng Giáo Phận Sài Gòn
76. Nguyễn Quốc Thái, Nhà báo, Sài Gòn
77. Nguyễn Đình Đầu, Nhà nghiên cứu, Sài Gòn
78. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Cựu tù Chính trị, Paris, Công hòa Pháp
79. André Menras–Hồ Cương Quyết, Nhà giáo Pháp-Việt, Pháp
80. Nguyễn Thái Minh, Kinh doanh, Khánh Hòa
81. Tân Nguyễn, Oakland, California, Hoa Kỳ
82. Ngô Thị Thứ, Giáo viên, Sài Gòn
83. Chí Thảo, Nhà báo tự do, Sài Gòn
84. Đinh Văn Hải, Kinh doanh, Lâm Đồng
85. Đỗ Thị Ngọc Quyên, Long Khánh, Đồng Nai
86. Đoàn Công Nghị, Kinh doanh, Khánh Hòa
87. Đại gia dình Nguyễn Ngọc Huy. Đại diện: Giáo sư Trần Minh Xuân Elk Grove, CA, Hoa Kỳ
88. Trần Kim Thập, Giáo chức, Perth, Australia (Úc)
89. Huỳnh Thu Nguyên, Hưu trí, Úc Châu
90. Phaolô Lê Xuân Lộc, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT), Sài Gòn
91. Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí, Đà Lạt
92. Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí, Đà Lạt
93. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành Ủy Đà Lạt
94. Cao Quang Nghiệp, Giảng viên Đại học, Hamburg, CHLB Đức
95. Lê Khánh Luận, TS Toán, nguyên giảng viên Đại học Kinh tế TpHCM, CLB LHĐ
96. Nguyễn Thiên Nghĩa, P17, Q. Bình Thạnh, TPHCM
97. Nguyễn Trọng Bách, Kỹ sư, Nam Định
98. Lê Phước Sinh, Giáo viên, Sài Gòn
99. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn
100. Huỳnh Công Thiên, Giáo viên hưu trí, Sài Gòn
101. Thiếu Khanh, Nhà thơ, Dịch giả, Sài Gòn
102. Đinh Đình Điệp, Cựu máy trưởng tàu biển, Đồ Sơn, Hải Phòng
103. Cao Minh Tâm, Nhà báo, nguyên Trưởng văn phòng miền Nam báo Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia Việt Nam)
104. Van H Pham, Kỹ thuật viên IT, Brisbane, Australia
105. Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội
106. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội
107. David Tran, GS Nhà báo, Chicago-IL, Hoa Kỳ
108. Nguyễn Thị Nguyệt, Giáo viên, Nghệ An
109. Trần Thanh Triều, Bảo vệ DCCT, Sài Gòn
110. Nguyễn Kế Quang, Kỹ sư XD, P. Đống Đa, Tp Quy Nhơn, Bình Định
111. Nguyễn Văn Chinh, Tu sĩ Công giáo, Thừa Thiên Huế
112. Tô Lê Sơn, Kỹ sư KT, TV CLB LHĐ, TpHCM
113. Hà Quang Vinh, Hưu trí, Q11, Sài Gòn
114. Đoàn Văn Tiết, Nhà giáo, Sài Gòn
115. Hoàng Thanh Hoài, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TpHCM
116. Võ Lam Duy, Nhà khoa học, Hoa Kỳ
117. Triệu Sang, Thương binh VNCH, Sóc Trăng
118. Lê Đỗ Tuân, Kỹ sư, CCB, Hà Nội
119. Lê Trung Thực, Thương binh, Hưu trí, Đồng Nai
120. Đặng Hữu Nam, Lm Giáo xứ Mỹ Khánh, GP Vinh, Yên Thành, Nghệ An
121. Văn Thị Nghĩa, Giáo viên hưu trí, Tp Phan Thiết, Bình Thuận
122. Nguyễn Đông Yên, GS, TSKH, Hà Nội
123. Ong Văn Việt, Kinh doanh, Sài Gòn
124. Nguyễn Duy Tân, Lm Nhà thờ Thọ Hòa, GP Xuân Lộc, Đồng Nai
125. Văn Phú Mai, Cựu Giáo chức, Quảng Nam
126. Nguyễn Văn Tạc, Giáo học hưu trí, Hà Nội
127. Mạc Thái Vũ, Kỹ sư thủy sản, Hóc Môn, Sài Gòn
128. Nguyễn Thu Giang, Nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TpHCM
129. Uyên Vũ, Nhà báo tự do, Garden Grove, Cali, Hoa Kỳ
130. Tuấn Khanh, Nhạc sĩ, Sài Gòn
131. Nguyễn Viện, Nhà văn, Sài Gòn
132. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, Sài Gòn
133. Nguyễn Mạnh Hùng (Nhà văn Nam Dao), GS TS, Đại học Laval, Quebec, Canada
134. Huỳnh Ngọc Chênh, Nhà báo, Hà Nội
135. Nguyễn Thúy Hạnh, Nhà báo tự do, Hà Nội
136. Đặng Thành Phùng, Sinh viên, Hà Tĩnh
137. Đỗ Thị Minh Hạnh, Nhà hoạt động công đoàn, Di Linh, Lâm Đồng
138. Nguyễn Lưu Gia, Sài Gòn
139. Kiều Việt Hùng, Kiến trúc sư, Ninh Bình
140. Vũ Thị Vân Mơ, Kinh doanh, Lâm Đồng
141. Phượng Khánh Đinh, định cư tại Australia (Úc)
142. Hà Yến Trần, Nội trợ, Dusseldorf, CHLB Đức
143. Lê Công Bằng, Lao động tự do, Sài Gòn
144. Đỗ Hồng Thành, Nghiên cứu độc lập, Hà Nội (quê Hưng Yên)
145. Cao Lập, Hưu trí, California, Hoa kỳ
146. Ngô Đình Thúc, Khánh Hòa
147. Lê Kim Oanh, làm tại Schnipke SWLCC in Tucson, Arizona, USA (Hoa Kỳ)
148. Hà Thúc Huy, TS Hóa học, Sài Gòn
149. Trương Hồng Liêm, Toulouse, Cộng hòa Pháp
150. Võ Thị Kiều Ái, Nghề tự do, Đà Nẵng
151. Đặng Xuân Diệu, Paris, Cộng hòa Pháp
152. Peter Trần Văn Thành, Lm quản xứ Tam Tòa, GP Vinh, Đồng Hới, Quảng Bình
153. Vũ Tuân, Kiểm định viên Cơ khí, Strasbourg, Cộng hòa Pháp
154. Trần Thanh Giang, An Giang
155. Trần Vũ Anh Bình, Q3, Sài Gòn
156. Trương Hùng Thái, Nhà văn, Sài Gòn
157. Dương Thị Tân, Q3, Sài Gòn
158. Phan Ngoc, Toronto, Canada
159. Lê Dũng Vova, Nhà báo, CHTV, Hà Nội
160. Vũ Hoàng Danh, Q. Gò Vấp, Sài Gòn
161. Nguyễn Thái Lai, Tp Nha Trang, Khánh Hòa
162. Phêrô Nguyễn Văn Hùng, Linh mục, Đào Viên, Đài Loan
163. Hiep Nguyen, Nhóm XHDS Đáp lời sông núi, Na Uy
164. Lưu Thành, Nhà thơ, CCB chống TQ, Phước Long, Bình Phước
165. Nguyễn Hạnh Vy, Cali, Hoa Kỳ
166. Loc Pham, Philadelphia, Hoa Kỳ
167. Nguyễn Bích Thúy Vy, Ban QT chung cư Phúc Lộc Thọ, Thủ Đức, Sài Gòn
168. Trần Công Thạch, Nhà giào hưu trí, Sài Gòn
169. Nguyễn Thị Tố Loan, Thanh Lưu, Thanh Liêm, Hà Nam
170. Nguyễn Hoàng Tuấn, Bà Rịa-VT
171. Phan Ngọc Bửu Châu, ấp Giồng Nhã, xã Hiệp Thành, Tp Bạc Liêu
172. Antôn Nguyễn Thanh Hà, Sài Gòn
173. Trần Duy Khánh, Giáo xứ Mân Côi Bình Thuận, Sài Gòn
174. Vũ Quốc Vân, Gia sư tự do, Q10, Sài Gòn
175. Thanh Ngo, KP2, P. Tân Thới Nhất, Q12, Sài Gòn
176. Nguyễn Văn Diệu Linh, Kinh doanh, Q. Thủ Đức, Sài Gòn
177. Lê Quốc Quân, Luật sư, Hà Nội
178. Lê Hồng Phong, Q12, Sài Gòn
179. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Biên Hòa, Đồng Nai
180. Nguyễn Viễn, Thủ Đức, Sài Gòn
181. Đỗ Thị Nhung, Giáo xứ Ngưỡng Nhân, Giao Thủy, GP Bùi Chu
182. Nguyễn Thái Học, Chủ tịch Liên doàn Cử tri Người Mỹ gốc Á tại Hoa Kỳ, Hội đồng Giám định tư vấn Tiểu Bang Texas, Hoa Kỳ.
183. Lanh Pham, Portland, Oregon, Hoa Kỳ
184. Huỳnh Ngọc Tuấn, Nhà báo, Hà Lan, Buôn Hồ, Đắk Lắk
185. Nguyễn Thị Ngọc Lan, Hội trưởng GHPGHH thuần túy TP Cần Thơ
186. Nguyễn Thành Trung, Kỹ sư máy tính, Biên Hòa, Đồng Nai
187. Hiếu Tân, Dịch giả, Vũng Tàu
188. Phêrô Trần Văn Tiến, Linh mục, F11, KP4, P. Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai
189. Nguyễn Thị Tuyết Nga, Q. Tân Phú, Sài Gòn
190. Lê Dũng, CCB, Sài Gòn
191. Trương Tuấn, Giáo xứ Thánh Tâm, Biên Hòa, Đồng Nai
192. Nguyễn Cao Tuyết, San Jose, California, Hoa Kỳ
193. Philipphe Đỗ Ngọc Hải, Tp Kon Tum
194. Phạm Tuyết Linh, Giáo xứ Đồng Tâm, GP Xuân Lộc, Đồng Nai
195. Nguyễn Tiến Sỹ, làm việc tại Đài Loan
196. Huyen Trang Vu, Garden Grove, California, Hoa Kỳ
197. Nguyễn Hải Sơn, Công nhân, CHLB Đức.
198. Nguyễn Công Danh, Nam Hồng, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh
199. Đỗ Duy Tuấn, Họa sĩ, Sài Gòn
200. Nguyễn Huy Anh, Sài Gòn
201. Minh Trang, Toronto, Canada
202. Vũ Thị Tuyết Mai, Giáo xứ Tân Mai, GP Xuân Lộc, Đồng Nai
203. Phạm Thị Bích Lan, Hưu trí, Thủ Đức, Sài Gòn
204. Nguyễn Thị Thu Hiền, Hà Nội
205. Vũ Đại Trường, Trung An, Vũ Thư, Thái Bình
206. Trần Đức Châu, Đức Yên, Đức Thọ, Hà Tĩnh
207. Phạm Quốc Tuân, Sài Gòn
208. Đặng Hoàng Hương Giang, Gia Lai
209. Nguyễn Thị Thanh Trúc, TPHCM
210. Nguyễn Hoàng Vân, Dân oan ở Giáo xứ Thủ Thiêm, Q2, Sài Gòn
211. Nguyễn Ánh Phượng, Kỹ thuật IT, TpHCM
212. Nguyễn Thị Thủy Tiên, Tp Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
213. Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Cộng hòa Pháp
214. Nguyễn Chính Nghĩa, Kỹ sư điện, Sài Gòn
215. Nguyễn Thanh Nga, Giáo viên, Q9, Sài Gòn
216. Lê Thị Ngọc, Giáo viên, Q6, Sài Gòn
217. Trần Thọ, Cựu chiến binh (CCB), Dân Oan, Bình Định
218. Lê Quang Huy, Cựu Giáo chức, Sài Gòn
219. Cao Trinh Philadelphia, USA (Hoa Kỳ)
220. Thuan Do, Anaheim, California, USA (Hoa Kỳ)
221. Trần Niệm, nhà thầu xây dựng, Tp Buôn Mê thuột, Đắk Lắk
222. Lý Đăng Thanh, Người chép Sử, Sài Gòn
223. Hà Dương Tuấn, Hưu trí, Nguyên chuyên gia CNTT, Cộng hòa Pháp
224. Nguyễn Bá Dũng, Hưu trí, Hà Nội
225. Đặng Đình Cung, Kỹ sư tư vấn, Hưu trí, Cộng hòa Pháp
226. Hương Nam, Sydney, Australia (Úc)
227. Lê Phú Khải, Nhà báo, CLB LHĐ, Sài Gòn
228. Thùy Linh, Nhà văn, Hà Nội
229. Phạm Lưu Vũ, Nhà văn, Hà Nội
230. Nguyễn Đức Tùng, Nhà thơ, Canada
231. Bắc Phong, Hưu trí, Canada
232. Nguyễn Tuyết Lan, Nha Trang, Khánh Hòa
233. Bùi Hiền, Nhà thơ, Canada
234. Nguyễn Ngọc Giao, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
235. Trần Long, Kỹ sư, Hội Thanh niên Dân chủ, San Jose, USA (Hoa Kỳ)
236. Hoàng Lan, Kế toán (Accountant), San Jose, USA (Hoa Kỳ)
237. Nguyễn Văn Lịch, Kỹ sư nghỉ hưu, Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
238. Lê Đức Quang, TS, Giảng viên, Huế
239. Nguyễn Minh Toàn, Giáo viên, Hà Nội
240. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý Hòa bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam
241. Trần Quyết Tiến, Ngư dân, Hà Tĩnh
242. Phạm Văn Lộc, Trảng Bom, Đồng Nai
243. Nguyễn Huy Hoàng, Dân đen, Q1, Sài Gòn
244. Trần Minh Nhật, Nhà báo tự do, Sài Gòn
245. Nguyễn Thiện Nhân, Nhà báo độc lập, Bình Dương
246. Đinh Đức Long, Ts. Bác sĩ, Sài Gòn
247. Vũ Văn Hưng, Mục sư, Sơn Nguyễn, Sơn Hòa, Phú Yên
248. Đinh Tấn Lực, Blogger, Hoa Kỳ
249. Nguyễn Anh Tuấn, nhà thơ, Nghệ An
250. Tống Văn Công, cựu TBT báo Lao Động, TPHCM
251. Trần Thị Thanh Vân, Cán bộ nghỉ hưu, Moscow, Liên bang Nga.
252. Nghĩa Bùi, nhà báo, Dallas, Hoa Kỳ
253. Nguyễn Quang Nhàn, Cán bộ hưu trí, Clb Phan Tây Hồ, Đà Lạt
254. Antôn Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT, Sài Gòn
255. Hạ Đình Nguyên, Cựu tù Côn Đảo, Nhà báo, CLB LHĐ, Sài Gòn
256. Hoàng Cảnh Hồng, Hưu trí, Nghệ An
257. Lê Khánh Hùng, TS Công nghệ Thông tin, Hà Nội
258. Thái Khác Phú, Rửa xe, KDC Kiến Á, P. Phước Long B, Q9, Sài Gòn
259. Lưu Ngọc Điệp, Làm vườn, Tuy Hòa, Phú Yên
260. Lại Nguyên Ân, Nhà nghiên cứu Văn học, Hà Nội
261. Nguyễn Văn Đức, Lao động, Q12, Sài Gòn
262. Nguyễn Mạnh Thưởng, Công nhân, Norderstedt, Germany (CHLB Đức)
263. Bùi Bình Thoại, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
264. Tô Oanh, Giáo viên THPT nghỉ hưu, Tp Bắc Giang
265. Đỗ Ngọc Quỳnh, Giáo viên nghỉ hưu, TpHCM
266. Trần Tuần Dũng, Hưu trí, Montreal, Quebec, Canada
267. Đoàn Minh Đạo, Nhà thơ, California, USA (Hoa Kỳ)
268. Lê Văn Tâm, Nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
269. Đặng Văn Tiến, Sài Gòn
270. Cecille Bùi Thị Nam Phương, Dược sĩ, Q Bình Thạnh, Sài Gòn
271. Trần Trung Sơn, Tiến sĩ, Giảng viên, Tp Nha Trang, Khánh Hòa
272. Quan Vinh, Chuyên viên tin học, Roma, Italia (Ý)
273. Trương Thế Kỷ, Korbinianplatz, Munchen, Gemany (CHLB Đức)
274. Trần Viết Tuyên, Kiến trúc sư, Hamburg, CHLB Đức
275. Uông Đắc Đạo, Cử nhân Luật SG71, Hưu trí, Hòa Kỳ
276. Nguyễn Huỳnh Mai, Nhà xã hội học, Vương quốc Bỉ
277. Nguyễn Vũ Thế Cường, TS cơ khí, Munchen, CHLB Đức
278. Nguyễn Thị Hiền, Munchen, CHLB Đức
279. Phạm Tư Thanh Thiện, Nhà báo nghỉ hưu, Paris, Pháp
280. Nguyen Thi Cam, Police Crossing Guard, San Jose, CA 95111, USA (Hoa Kỳ)
281. Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, Linh mục Quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình,Giáo phận Vinh
282. Vương Đình Chữ, Nhà báo, Sài Gòn
283. Hà Trọng Tần, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn
284. Phạm Thanh Sơn, Hưu trí, Melbourne Australia (Úc)
285. Trần Đức Thạch, Nhà thơ, Cựu TNLT, Nghệ An
286. Ngô Thị Hồng Lâm, BTV nghiên cứu LSĐ, Rạch Dừa, TP Vũng Tầu
287. Hồ Quang Huy, Kỹ sư đường sắt, Tp Nha Trang, Khánh Hòa
288. Đỗ Hoàng Phương, Lao động tự do, An Khê, Gia Lai
289. Đào Tấn Phấn, Lao công trường THPT Trần Quốc Tuấn, Hòa Định Đông, Phú Hóa, Phú Yên
290. Trần Thiện Kế, Dược sĩ, Hà Nội
291. Lê Văn Oanh, Kỹ sư XD, Hà Nội
292. Nguyen Anh Dung (Vinh Anh), Cựu chiến binh, Hà Nội
293. Đồng Quang Vinh, CCB, Nha Trang, Khánh Hòa
294. Nguyễn Mai Oanh, chuyên gia Nông nghiệp và Kinh tế xã hội nông thôn, Sài Gòn
295. Dương Quốc Huy, Cựu chiến binh, Hà Nội
296. Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Lao động tự do, Q12, TPHCM
297. Ngụy Hữu Tâm, Dịch giả, Hà Nội
298. Trần Ngọc Anh, Dân oan, Hòa Hội, Xuyên Mộc, Bà Rịa-VT
299. Trần Hải Hạc, Nhà giáo về hưu, Paris, Pháp
300. Nguyễn Kim Huân, Lao động tự do, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
301. Đào Văn Bình, Kỹ sư, Hà Nội
302. Bui Viet Dung, Kỹ sư, Sài Gòn
303. Nguyễn Trần Hải, Cựu sĩ quan Hải quân NDVN, đường Hai Bà Trưng, Q. Lê Chân, Tp Hải Phòng
304. Lê Xuân Thiêm, Kỹ sư XD, Sài Gòn
305. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris, Cộng hòa Pháp
306. Nguyễn Minh Tấn, Luật sư, TP HCM
307. Nguyễn Xuân Hoài, Cựu quân nhân về hưu, TP HCM
308. Phan Thạch Bích, Hưu trí, đường Huỳnh Văn Bánh, Q. Phú Nhuận, TPHCM
309. Lê Hải, Nhà nhiếp ảnh, TP Đà Nẵng
310. Dương Kim Khải, Mục sư Tin Lành, Thủ Đức, Sài Gòn
311. Bùi Thị Thành, Giáo viên, Dân oan, Thủ Đức, Sài Gòn
312. Phùng Thị Ly, Dân oan, Thạnh Hóa, Long An
313. Đào Bá Lê, đại diện Thuyền nhân đang lưu vong tại Thái Lan
314. Chu Mạnh Sơn, Nhà báo tự do, Nghệ An
315. Nguyễn Thị Kim Thanh, Bến Cát, Bình Dương
316. Cao Hà Trực, P.6, Q. Tân Bình, Sài Gòn
317. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Tin Lành, Thủ Đức, Sài Gòn
318. Vũ Thị Thương Huyền, Xóm Mới, Q.Gò Vấp, Sài Gòn
319. Huỳnh Bửu Dũng, Sa Đéc, Đồng Tháp, Giáo phận Vĩnh Long
320. Lanney Tran, Hội Phụ Nữ Vì Nhân Quyền, California, USA
321. Nguyễn Thị Trí, TT Phước Vĩnh, Phú Giáo, Bình Dương
322. Huỳnh Công Thuận, Nhà báo độc lập, Sài Gòn
323. Võ Thị Thanh Hải, Giáo viên, Q2, Sài Gòn
324. Trương Dũng, Hội Bầu bí Tương thân, Hà Nội
325. Phạm Nam Hải, Quản trị kinh doanh, Tây Hồ, Hà Nội
326. Nguyễn Ngọc Tiến, Nhà thơ tự do, Sài Gòn
327. Khổng Hy Thiêm, Suối Tân, Cam Lâm, Khánh Hòa
328. Hùng Sơn, Nhà Văn, San Jose, California, USA
329. Dương Hòa. Melbourne. Australia
330. Vũ Luyện, Kinh doanh, Oklahoma, USA
331. Tina Pham, California, USA
332. Bùi Thị Hồng Hạnh, Dân oan, Phường Bình Khánh, Q2, TPHCM
333. Maria Mai Anh, A8, Vĩnh Hồ, Đống Đa, Hà Nội
334. Lê Thị Xuân, Nghề tự do, Kon Tum
335. Bùi Hồng-Mạnh, Cử nhân Hoá học (73), Blogger, Biên khảo tự do, TP Mu-ních, CHLB Đức
336. Phạm Thị Quý, đường Trường Chinh, Hà Nội
337. Giuse Ngô Hồng Hải, đường Thích Quảng Đức, Giáo xứ Phú Hạnh, Sài Gòn
338. Su Bach Dao, P22, Q. Bình Thạnh, Sài Gòn
339. Nguyễn Thị Thanh Trúc, Buôn bán, TPHCM
340. Elisabeth Pineau, Amilly France Infirmiere, France
341. Vũ Duy Trinh, Nội trợ, California, USA
342. Huỳnh Quốc Huy, Ký giả tự do
343. Phêrô Nguyễn Ngọc Phi, Giáo xứ Thánh Tâm, Nhà thờ Chính tòa Buôn Mê Thuột
344. Nguyễn Như Vinh, Hải Sơn, Phước Hòa, Tân Thành, Bà Rịa-VT
345. Nguyễn Khanh, Nhà báo, Viginia, USA
346. Đinh Khác Trường Diện, Kỹ sư XD, Giáo xứ Phát Diệm, GP Sài Gòn
347. Trần Trường Hạnh, Kỹ sư XD, TT Ngã Bẩy, Châu Thành, Hậu Giang
348. Lý Anh Thiện, Chạy xe ôm, Q.7, TPHCM
349. Giuse Võ Tá Trung, nghề XD, Giáo xứ An Nhiên, Giáo Phận Vinh, TP Hà Tĩnh
350. Vũ Hoàng Quang, Cựu TNLT, Giáo xứ Đăng Cao, Giáo Phận Vinh
351. Trịnh Thùy Mai, Doanh nhân, Malmoe, Thụy Điển
352. Võ Tá Ý, Kỹ thuật viên CNTT, Thạch Hạ, Tp Hà Tĩnh
353. Bùi Tín, Nhà báo tự do sống tại Pháp
354.Thái Văn Dậu, KP 3, phường Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
355. Nguyễn Văn Danh, Ấp Vĩnh Trường, xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương
356. Huỳnh Văn Nghiệp, Ấp Vĩnh Trường, xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương
357. Thái Văn Thiện, KP 3, phường Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
358. Thái Thị Hò, KP 3, phường Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
359. Võ Văn Tấn, KP 3, phường Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
360. Võ Thị Thu, KP 3, phường Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
361. Lê Văn Việt, Ấp Vĩnh Trường, xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương
362. Nguyễn Văn Giới, Ấp Vĩnh Trường, xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương
363. Lê Thị Muôn, Ấp Vĩnh Trường, xã Tân Vĩnh Hiệp, Tân Uyên, Bình Dương
364. Nguyễn Thị Bẩn, KP 3, phường Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
365. Phan Thị Lập, KP 3, phường Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
366. Nguyễn Thị Bân, KP 3, phường Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
367. Nguyễn Ngọc Thạch, KP 3, phường Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
368. Nguyễn Ngọc Trí, KP 3, phường Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
369. Bùi thị Nhung, ấp Bình Quới, TT Bình Chuẩn, Thuận An, Bình Dương.
370. Nguyễn Văn Trợ, Sài Gòn
371. Nguyễn Đức Quỳ, cựu Giáo chức, Hà Nội
372. Uông Đình Đức, Kỹ sư cơ khí, Nguyễn Cư Trinh, Q1, TPHCM
373. Nguyễn Thị Phương Thảo, Hưu trí, Sài Gòn
374. Đoàn Viết Hiệp, Kỹ sư, Hưu trí, Antony, Cộng hòa Pháp
375. Nguyễn Quang Tuyến, Nghệ sĩ thị giác, USA (Hoa Kỳ)
376. Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư Ký Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn (1966), nguyên Phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS tp HCM (1975), nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Saigon Tourist, Chủ Tịch HĐQT Pacific Airline, Giám đốc SAVIMEX.
377. Trần Thị Hài, Dân oan, Tp Thủ Dầu Một, Bình Dương
378. Nguyễn Thanh Bình, Hưu trí, Sài Gòn
379. Nguyễn Nam, Kỹ sư, Oslo, Na-Uy
380. Nguyen Hoang Phiet, Làm việc tự do, CC Him Lam, P7, Q8, TPHCM
381. Đặng Q Vinh, Round, Texas, USA
382. Ngo My Linh, Owner of Mill Creek Pho Mama’s, live in Lynnwood, Washington USA
383. Hoàng Vũ, Công nhân, Windsor lake Columbia SC, USA
384. Chu Văn Hải, cựu Công chức Liên bang, Washington DC, USA
385. Nguyễn Hiên, Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật, Garden Grove, CA, USA
386. Nguyễn Văn Khanh, Nhà báo tự do, Tam Dị, Lục Nam, Bắc Giang
387. Huỳnh Hưng Thịnh. Giáo xứ Phước Lý, Giáo phận Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Đồng Nai
388. Hoàng Văn Khấn, Tiến sĩ Sinh hóa học, Geneve, Thụy Sĩ
389. Hoàng Quốc Khánh, Sài Gòn
390. Đặng Văn Sinh, phường Bến Tắm, TX Chí Linh, Hải Dương
391. Nguyễn Ngọc Xuân, Nông dân, Bà Rịa-VT
392. Nguyễn Thị Liên Anh, Chung cư Dreamhome, P14, Gò Vấp
393. Đỗ Tuyết Khanh, Thông dịch viên, Geneva, Thụy Sĩ
394. Bùi Xuân Văn, Kinh doanh tự do, đường Đông Hưng Thuận 6, P.Tân Hưng Thuận, Q12, TPHCM
395. Bích Thủy Nguyễn, Bà Rịa-VT
396. Đỗ Thị Ngọc Nguyên, Dân oan, Long Khánh, Đồng Nai
397. Mai Thị Nguyệt, dân oan Long An.
398. Phạm Thị Quẩn, dân oan Long An.
399. Trần Văn Đức, dân oan Long An.
400. Nguyễn Thị Kim Thủy, Tiền Giang.
401. Đoàn Thị Nữ, dân oan Tiền Giang.
402. Trần Thị Liễu, dân oan Tiền Giang.
403. Trần Thị Thật, dân oan Tiền Giang.
404. Trần Thị Hoàng, dân oan Tiền Giang.
405. Hồ Thị Đậy, dân oan Bến Tre.
406. Đặng Thị Kính, dân oan Bến Tre.
407. Lê Thị Ghi, dân oan Bến Tre.
408. Nguyễn Thị Đuột, dân oan Bến Tre.
409. Phan Thị Đẹp, dân oan Bến Tre.
410. Lê Thị Kẽn, dân oan Bến Tre.
411. Nguyễn Thị Xuân Tâm, dân oan Bến Tre.
412. Đỗ Thị Giỏi, dân oan Bến Tre.
413. Võ Thị Lệ, dân oan Bến Tre.
414. Huỳnh Thị Hường, dân oan Bến Tre.
415. Nguyễn Thị Cảnh, dân oan Bến Tre.
416. Nguyễn Thị Trí, dân oan Bình Dương.
417. Đặng Doan, Gia Nghĩa, Đăk Nông
418. Phạm Ngọc Hoa, dân oan Sài Gòn.
419. Ngô Văn Hiền, Kỹ sư XD, huyện Nhà Bè, Sài Gòn
420. Nguyễn Chí Thành, Thợ hồ, Sài Gòn
421. Phêrô Dương Trọng Văn, Kỹ sư Công chánh, St Louis, Missouri, USA
422. Nguyễn Trung Trực, phường Trung Mỹ Tây, quận 12, TPHCM
423. Võ Chí Cường, Kinh doanh, đường Phạm Ngọc Thạch, P9, TP Vũng Tàu
424. Ý Nhi, Nhà thơ, TPHCM
425. Bùi Tiến An, Tù chính trị Côn Đảo trước năm 1975, Chuyên viên Ban Dân vận Thành ủy tp HCM
426. Tương Lai, cựu Viện rnnng Viện Xã hội học TP HCM
427. Nguyễn Đình Cống, GSTS, Hà Nội
428. Nguyễn Thanh Cường, Kỹ sư điện, CHLB Đức
429. Vũ Thị Kiều Hạnh, Kinh doanh, CHLB Đức
430. Nguyễn Anh Thư, Kỹ sư điện toán, CHLB Đức
431. Nguyễn Anh Thy, Sinh viên, CHLB Đức
432. Phạm Khiêm Ích, Nghiên cứu khoa học, Hà Nội
433. Lê Thị Công Nhân, Luật gia, TNLT, A7, khu Văn phòng Chính phủ, Phương Mai, Hà Nội
434. Ngô Duy Quyền, Luật gia, A7, khu Văn phòng Chính phủ, Phương Mai, Hà Nội
435. Lê Kim Oanh, Tucson, Arizona, USA
436. Nguyễn Tuyết Mai, Công nhân, Tucson, Arizona, USA
437. Nguyễn Văn Thông, Công nhân, Tucson, Arizona, USA
438. Nguyễn Hữu Hạnh, Công nhân, Tucson, Arizona, USA
439. Nguyễn Vũ Anh Thư, Melbounrne, Australia
440. Thái Văn Dung, TNLT, Nghệ An
441. Huỳnh Thị Cúc, Nguyễn An Khương, P13, quận 5, TPHCM
442. Huỳnh Mẫn Giang, Kỹ sư, P. Bình Khánh, Q 2, TPHCM đại diện Dân oan Thủ Thiêm (443-450)
443. Lê Thị The, A1/3G, KP1, P. Bình An, Q2, TPHCM
444. Hồ Tấn Thiện, KP1, P. Bình Khánh, Q2, TPHCM
445. Hồ Thăng Long, KP1, P. An Khánh, Q2, TPHCM
446. Lê Văn Lung, KP1, P. Bình An, Q2, TPHCM
447. Nguyễn Thị Hịa, KP1, P. Bình An, Q2, TPHCM
448. Lê Thị Mến, KP1, P. Bình An, TPHCM
449. Nguyễn Văn Quang, đường Vũ Tông Phan, P. An Phú, Q2, TPHCM
450. Nghiêm Việt Anh, Kỹ sư, Hưu trí, Đống Đa, Hà Nội
451. Trần Văn Quyền, Thủ Đức, TPHCM
452. Trần Thị Đông, Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh
453. Võ Thanh Hòa, Sài Gòn
454. Luan Nguyễn, Medical Technician, Lakewood, Washington State, USA
455. Lê Trần Hải Âu, CHLB Đức
456. Trần Khắc Đạt, Đà Lạt, Lâm Đồng
457. Vũ Thị Xuân Yến, P.13, Q. Tân Bình, TPHCM
458. Jane Pham, Melbourne, Victoria 3125, Australia (Đại diện STT 459-463)
459. May Dang, Melbourne Australia
460. Thao Nguyen, Melbourne Australia
461. Hoa Nguyen, Melbourne Australia
462. Tallys Tran, France
463. Nguyễn Đăng Vũ, hoạt động XH, P. Cô Giang, Q.1, Sài Gòn
464. Đaminh Lê Thanh Trưởng, Linh mục GP. Xuân Lộc, Đồng Nai
465. Trần Văn Thành, Kỹ sư thông tin, Ngoại ô Paris, CH. Pháp
466. Bùi Văn Chương, Dân oan, Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa
467. Phạm Vương Anh, Kỹ sư Kinh tế, Cựu sĩ quan QĐNDVN, Nghệ An
468. Đặng Minh Liên, Nhà nghiên cứu và sáng tác phim, Hưu trí, Hà Nội
469. Đỗ Nguyễn Chương, Houston, Texas, USA.
470. Nguyễn Ngọc Thương, Phước Thọ, xã Tân Phước, TX La-gi, Bình Thuận
471. Thái Quang Sa, Kỹ sư về hưu, Hà Nội
472. Nguyễn Mê Linh, TS, Hưu trí, An Phú, Q2, TPHCM
473. Lê Hoài Nguyên, Nhà thơ, Hà Nội
Thay mặt Ban Đại diện khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài, STT 474-476:
474. Chánh Trị Sự (CTS) Hứa Phi, Đức Trọng, Lâm Đồng
475. Chánh Trị Sự (CTS) Nguyễn Kim Lân, TP Vĩnh Long
476. Chánh Trị Sự (CTS) Nguyễn Bạch Phụng, Tỉnh Vĩnh Long
477. Trương Văn Kim, cựu TNLT, Dinh Linh, Lâm Đồng
478. Bạch Ý, Dân Oan, Đức Trọng, Lâm Đồng
479. Nguyễn Hoàng Hoa, Mục sư, Hội trưởng Giáo hội Cộng Đồng Lutheran VN-HK
480.Trần Ngọc Báu, Hưu trí, Fribourg, Switzerland (Suisse)
481. Nguyễn Minh Sơn, Hưu trí, En Gout, Vaudreuille, France
482. Đỗ Thu Thủy, Nội trợ, Sài Gòn
483. Trịnh Phương Hòa (cùng gia đình), Doanh nhân, P. Bình Khánh, Q2, TPHCM
484. Nguyễn Hoàng Hoa, Mục sư, Hội trưởng Giáo hội Cộng Đồng Lutheran VN-HK
485. Chu Sơn, Nhà thơ, hẻm 740, QL13, Thủ Đức, TPHCM
486. Nguyễn Thị Kim Thoa, Bác sĩ, hẻm 740, QL13, Thủ Đức, TPHCM
487. David Ho, MA, USA
488. Trần Ngọc Danh, Tiến sĩ Toán, Banff Mountain Trail, Houston, Texas 77038, USA
489. Nguyễn Thế Hùng, GS. TS. Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy Khí Việt Nam
490. Nguyễn Đức Phố, Nông dân, Đà Lạt, Lâm Đồng
491. Nguyễn Văn Bảy, Hưu trí, Q12, Sài Gòn
clip_image002

BẢN TIẾNG ANH:
Thủ Thiêm Petition Announcement Regarding Land Issues in Thủ-Thiêm, Including Liên-Trì Temple and Lovers Of The Holy Cross
.
SITUATION
Last week, the shocking revelation of new information regarding land grab in Thủ-Thiêm, which has been going for twenty years, has left many people stunned. In the middle of the largest city in the country, the rights to live and to worship for of thousands of denizens have been seriously violated. A city administration operating under the jurisdiction of the central government has in fact overriden an official decision issued by the Prime Minister’s office. This brazen act not only showed how lawlessness has severely infected the current totalitarian regime, it also revealed that the root of the problem is the constitutionalized notion that all lands “belong to all people” but shall be “managed by the state”. This has led, not surprisingly, to land use and investment projects becoming opportunities for government officials to buy and sell information and influence, to enrich themselves by forcing homeowners out of their ancestral lands at dirt cheap prices. Needless to say, Thủ-Thiêm is not the only victim of this state-sanctioned savagery. For decades, thousands of land grab victims all across the country have been taking their grievances to the doors of Congress and other government offices. All to no avail.
REQUESTS
In the face of this grave situation, civil societies and individuals inside Vietnam as well as abroad formally issue the following requests: – Give back to Liên-Trì Temple and Lovers of the Holy Cross Convent their properties which never were part of the urban expansion plan in the first place, according to the original Prime Minister directive; pay restitution to those whose properties were unfairly or illegally taken. – Stop immediately all illegal land grabs being carried out by local authorities against rightful owners. – Prosecute to the maximum extent of the law those responsible for destroying people’s lives, for flouting the rule of law, and for desecrating our national values. – Create an Inspection Panel that includes members of civil societies (representatives for land grab victims) to thoroughly review the process of urban planning and monitor its execution across the country. – Amend the Constitution to allow both public and private ownership of land. – Allow the formation of organizations representing land owners in order to protect their interests; give back to the citizens their constitutional right to association.
Organizations who wish to sign this petition please email your organization’s official name as well as its representative. Individuals please put your full name, occupation and/or title (if applicable), city and country of residence. Send your information to: tuyenbothuthiem2018@gmail.com
BẢN TIẾNG PHÁP
DECLARATION
sur la question de la propriété de la terre,
la restitution de la pagode Liên Trì, de l’église
et du couvent de l’ordre des Amantes de la Croix
de Thủ Thiêm
FAITS ET ANALYSE
La publication d’informations sur l’état des expropriations de terres au cours des deux dernières décennies dans la péninsule de Thủ Thiêm a provoqué, depuis une semaine, une grande onde de choc dans la société vietnamienne tout entière. Le droit de vivre, la liberté de croyance de milliers d’habitants de la plus grande métropole du pays ont été gravement violés.
Les autorités d’une ville relevant du gouvernement central ont ouvertement invalidé un un texte règlementaire du Premier ministre. Tout en manifestant l’absence de toute légalité dans un régime totalitaire, cette violation a mis en lumière l’origine de la question, à savoir : le régime de propriété foncière qui considère que la terre est « propriété de la nation toute entière ». Sa conséquence est que les projets de développement urbain constituent une source de corruption et d’enrichissement pour les hommes au pouvoir qui exproprient la population contre des dédommagements dérisoires.
Ces expropriations sauvages ne se sont pas produites que dans le quartier de Thu Thiem.
Partout dans le pays, les victimes d’expropriation ont porté leurs plaintes, avec des banderoles réclamant le droit de vivre et à la justice, devant le siège de l’Assemblée Nationale, les organes exécutifs depuis plus deux décennies et plus. Leurs réclamations n’ont trouvéaucun écho dans le règne de l’illégalité insolente.
REQUETES
Etant donnée la gravité de la situation, nous – organisations et personnes issues de la société civile, au Vietnam comme à l’étranger – formulons unanimement les demandes suivantes :
- Rendre à la population, au temple bouddhique Liên Trì, à l’Eglise et à l’Ordre des Amantes de la Croix de Thủ Thiêm toutes les terres… non prévues à la réquision dans le Plan initial d’aménagement du territoire entériné par le Premier Ministre; dédommager de manière appropriée les victimes de l’expropriétation abusive.
- Punir sévèrement les organes et individus irresponsables qui ont commis des abus de pouvoir, foulant au pied la vie des gens, la loi et l’éthique de la nation.
- Mettre fin sans tarder aux expropriations contraires à la volonté de la population, et auxquelles des autorités locales continuent de procéder.
- Constituer des commissions d’inspection avec la participation de la communuté (représentant les personnes possédant le droit d’usage des terres), ré-examiner les procédures d’exécution de tous les plans d’aménagement urbain dans l’ensemble du pays.
- Reconnaitre et inscrire dans la Constitution le droit de propriété plurielle de la terre dans le pays tout entier.
- Reconnaitre et enregistrer les Conseils représentatifs des intérêts et aspirations des usagers des terres dans tout le pays, et rendre au peuple la liberté d’association.
Le 19 mai 2018
Les organisations désirant s’associer à cette déclaration sont priées de préciser leur représentant, les particuliers de donner leur nom entier, profession et fonction, lieu de résidence, et de les envoyer à l’adresse email suivante:
tuyenbothuthiem2018@gmail.com
Hạn chót nhận chữ ký là 18 giờ ngày 27/5/2018, xin gửi về: tuyenbothuthiem2018@gmail.com