Bài đăng nổi bật

Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện

  Kênh đào Phù Nam: Việt Nam kêu gọi chia sẻ thông tin, Campuchia quyết tâm thực hiện 13/04/2024 The code has been copied to your clipboard....

Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Về lực lượng Hamas



Về lực lượng Hamas

Nguồn:NCLS
Hamas là tên gọi tắt của “Phong trào kháng chiến Hồi giáo”, tuyên bố thành lập ngày 15-12-1987 trùng với thời gian phát động cuộc nổi dậy (Intifada) lần thứ nhất. Tuy nhiên, người ta cho rằng mầm mống của Hamas đã có từ những năm cuối thập niên 1940, khi Hamas được coi là tiếp nối tổ chức “Anh em Hồi giáo” của Ai Cập, bởi lúc ấy Ai Cập cai quản vùng Gaza sau khi nhà nước Israel thành lập.

Hoàn cảnh ra đời

Phong trào Hồi giáo Sunni Vũ trang Hamas được thành lập ngày 14/12/1987 dưới sự lãnh đạo của Sheikh Ahmed Yassin - vị lãnh tụ tinh thần của Hamas và là người có ảnh hưởng lớn đến tổ chức và nhân dân Palestin cũng như những tín đồ hồi giáo. Sự ra đời của Hamas được coi như một thay thế cho PLO. Ông Yassin và các nhà hoạt động khác có quan hệ với Tổ chức Anh em Hồi giáo (Muslim Brotherhood), tổ chức đối lập chính trị lớn nhất ở nhiều nước Ảrập, đã tạo ra một mạng lưới các tổ chức từ thiện, trường học và trạm y tế ở Bờ Tây của Jordan và Gaza trong thập niên những năm 1960, 1970 và 1980.

Một năm sau đó, năm 1988, Hamas công bố Hiến chương hoạt động. Hiến chương này là sự kết hợp chủ nghĩa dân tộc Palestine với chủ nghĩa trào lưu chính thống Hồi giáo với quyết tâm tiêu diệt Israel; thay thế thẩm quyền Palestine (PA) bằng nhà nước Hồi giáo ở Bờ Tây và Gaza.

Vào năm tiếp theo, thủ lĩnh Yassin bị bắt và bị tòa án Israel kết án với tội danh "Tổ chức bắt cóc và giết hại 2 lính Israel". Năm 1997 ông được trả tự do. Năm 2004, ông bị thiệt mạng trong 1 cuộc không kích của Israel.

Từ đó, Hamas bắt đầu thực hiện những vụ đánh bom tự sát vào các mục tiêu dân sự và quân sự của Israel vào giữa những năm 90. Theo số liệu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, tính từ năm 1993, Hamas đã sát hại hơn 500 người trong hơn 350 vụ tấn công khủng bố.

Mục tiêu của Hamas

Mục tiêu cao nhất của họ là tiêu diệt Nhà nước Israel và xây dựng các chuẩn mực hồi giáo Allah trên toàn lãnh thổ Palestine với khẩu hiệu: "Giương cao ngọn cờ đức Allah trên mỗi một tấc đất của Palestine".

Thủ lĩnh chính trị của Hamas Khaled Meshaal trước đó đã đưa ra tuyên bố: “Hamas sẽ luôn hỗ trợ nhà nước Palestine”.

Việc Hamas không công nhận Nhà nước Israel là một trong những lí do tại sao họ bị loại trừ khỏi các cuộc đàm phán hòa bình. Năm 1993, họ kịch liệt phản đối việc Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) kí kết Hiệp định Hòa bình Oslo với Chính phủ Israel.

Phát ngôn viên của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Mark Regev đã nói: "Hamas là kẻ thù của hòa bình. Mục đích của họ là phá hủy Nhà nước Israel. Với họ, bất cứ người Palestine nào có ý định đàm phán hòa bình với Israel đều là kẻ thù".

Tuy nhiên, các thành viên của Hamas nhấn mạnh rằng, họ chỉ cố gắng giải phóng các vùng lãnh thổ Palestine đang bị người Israel chiếm đóng.

Cái chết của Ahmed al-Jaabari lãnh đạo lực lượng vũ trang Hamas sau một cuộc không kích của quân đội Israel như thổi lên sự căm hờn trong hàng ngũ lực lượng Hamas và chính những người dân ở Gaza. Hamas đưa ra cảnh báo rằng "Sự chiếm đóng của Israel đã mở ra một cánh cửa địa ngục".

Các thủ lĩnh của Hamas tại Gaza

Lãnh tụ tinh thần của Hamas là Sheikh Ahmed Yaseen. Vị giáo sĩ này chính là người sáng lập Hamas năm 1987. Ông bị Israel bắn tên lửa từ máy bay lên thẳng ám sát chết thảm khốc tại Gaza ngày 23-3-2004. Người kế nhiệm là bác sĩ Abdu al-Azeez Rantisi cũng bị ám sát tương tự tại Gaza chưa đầy một tháng sau đó (ngày 17-4).

Người thay thế Rantisi tại Gaza, không được công bố danh tánh nhằm tránh bị ám sát. Nhiều nguồn tin cho rằng đó là bác sĩ Mahmoud al-Zaha’r, hiện có vai trò như một ngoại trưởng của chính phủ Hamas tại Gaza. Ông này từng bị Israel ám sát hồi tháng 9-2003 bằng tên lửa bắn từ máy bay chiến đấu F18 phá hủy ngôi nhà của ông. Tuy nhiên, ông chỉ bị thương trong khi con trai trưởng của ông và một đồng sự thiệt mạng.

Isma’il Huniyah - thủ tướng chính phủ Hamas hiện nay - có thể là phó của Mahmoud Zaha’r trong Phong trào Hamas tại Gaza. Ông này từng là chánh văn phòng và cánh tay đắc lực của Sheikh Yasin. Ông cũng từng thoát chết cùng Sheikh Yasin trong một lần bị Israel ám sát hụt năm 2003. Nhân vật thứ ba của Hamas tại Gaza hiện nay có thể là Sa’eed Sayyam - người phát ngôn chính thức của chính phủ Hamas.

Từ chống đối trở thành cầm quyền

Mục tiêu công khai không thay đổi của Hamas là giải phóng hoàn toàn “lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng”, tiến tới xây dựng một chính thể Hồi giáo tại lãnh thổ này. Theo quan điểm của Hamas, “lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng” là bao gồm toàn bộ lãnh thổ Israel hiện nay cùng với Gaza và Bờ Tây. Họ hoàn toàn bác bỏ việc thành lập nhà nước Israel năm 1948 và công khai phấn đấu để xóa bỏ “thực thể Do Thái Israel” hiện nay. Đây không phải là vấn đề “không công nhận Israel”, mà là “không công nhận sự tồn tại của Israel”.

Với lập trường này, Hamas dứt khoát không chấp nhận những văn bản pháp lý mà chính quyền Palestine của Yaser Arafat trước đây và Mahmoud Abbas hiện nay đã ký với quốc tế cũng như với Israel. Điều này cũng có nghĩa là Hamas không công nhận PLO là đại diện của Palestine trên tất cả cấp độ.

Tháng 9-2005, cựu thủ tướng Israel Ariel Sharon thực hiện việc đơn phương rút bỏ khỏi Gaza, để lãnh thổ này cho chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas và Phong trào Fatah quản lý. Đến cuộc tổng tuyển cử bầu hội đồng lập pháp Palestine đầu năm 2006, Hamas chính thức tham gia và bất ngờ giành đa số ghế trong hội đồng này, được quyền đứng ra lập chính phủ. Fatah lần đầu tiên mất quyền lãnh đạo Palestine và trở thành lực lượng vừa hợp tác vừa tranh chấp với Hamas.

Hamas cầm quyền mà không được sự ủng hộ rộng rãi của phương Tây và các nước Ả Rập ôn hòa. Mặc dù tham gia chính quyền, nhưng Hamas vẫn kiên trì lập trường chống lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa chính quyền Palestine với Israel, do Mỹ và quốc tế bảo trợ.

Trong thời gian cầm quyền cùng Phong trào Fatah, Hamas có điều kiện thuận lợi để nhận trợ giúp mọi mặt từ bên ngoài, nhất là từ Iran. Hamas đã phát triển lực lượng nhanh chóng về cả quân sự, chính trị và quần chúng, bất chấp sự ngăn cản của chính quyền do Mahmoud Abbas làm tổng thống.

Tháng 6-2007, Hamas làm cuộc chính biến vũ trang tiếm quyền tại Gaza, đẩy chính quyền Palestine của Tổng thống Mahmoud Abbas sang chỉ còn cầm quyền trên thực tế tại Bờ Tây mà thôi. Từ đó, có thể nói đã hình thành trên thực tế hai thực thể Palestine. Một của Tổng thống Mahmoud Abbas tại Bờ Tây, và một của Hamas tại Gaza.

Nguồn tài trợ của Hamas

Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ngân sách hàng năm của Hamas là 70 triệu USD. Phần lớn những nguồn hỗ trợ tài chính của tổ chức này đều xuất phát từ những người Palestine ở nước ngoài, các nhà tài trợ tư nhân ở Trung Đông và các tổ chức từ thiện Hồi giáo phương Tây.

Ngoài ra, họ cũng nhận được sự hỗ trợ đáng kể về kinh tế cũng như vũ khí từ phía Iran. Thêm vào đó, kể từ khi họ chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2006 và nắm được vị trí chính quyền, nên họ có thể sử dụng nguồn tài chính công.

Hamas còn nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ dân chúng tại Gaza nhờ vào chương trình phúc lợi xã hội và tỏ ra ít tham nhũng.

Mối quan hệ với Fatah

Fatah được ông Arafat thành lập cùng những người đồng chí hướng cuối những năm 1950. Họ muốn vận động người Palestine tiến hành các cuộc đột kích sang phía Israel. Fatah bắt đầu hoạt động công khai năm 1965.

Dưới sự lãnh đạo của ông Arafat, tổ chức này đã trở thành lực lượng mạnh và có tổ chức quy củ nhất ở Palestine. Ông Arafat biến việc Israel đánh bại liên minh các nước Ảrập năm 1967 thành lý do đấu tranh chống Israel của người Palestine. Đồng thời, nhà lãnh đạo quyên được những khoản tiền viện trợ lớn từ các nước Ảrập. Những nước này, cũng như ông Arafat, ủng hộ một phong trào đấu tranh thuần tuý theo tư tưởng dân tộc.

Ông Arafat trở thành Chủ tịch PLO năm 1969. Năm đó Fatah đã tiến hành được 2.432 cuộc tấn công du kích chống Israel. Sau sự kiện “Tháng chín đen tối”, quân Palestine bị bật ra khỏi Jordan năm 1970 và ông Arafat chuyển căn cứ tới Nam Libăng. Năm 1982, Israel chiếm Libăng, nhóm lãnh đạo Fatah lại phải phiêu bạt sang nước Tunisia xa xôi.

Nhưng ở khu Bờ Tây và Dải Gaza, cuộc đấu tranh chưa kết thúc. Những người trung thành với ông Arafat, Những con chim ưng Fatah, đã đóng vai trò chủ chốt trong phong trào intifada đầu tiên ở Palestine, nổ ra vào năm 1987.

Tiến trình hoà bình Oslo những năm 1990 đã đưa nhiều thành viên lão thành Fatah trở lại quê hương để lãnh đạo PA (Nhà nước Palestine) mới thành lập. Nhóm Những con chim ưng Fatah bị giải tán. Vào năm 1995, giới lãnh đạo Fatah đã thành lập nên lực lượng dân quân của riêng mình, nhóm Tanzim.

Theo các nhà phân tích, mục đích thành lập Tanzim là nhằm đối trọng với các nhóm dân quân Hamas và Jihad Hồi giáo. Lực lượng này cũng chống lại sự chiếm đóng của Israel và đã tiến hành khá nhiều cuộc đối đầu vũ trang gần đây.

Không rõ con số các thành viên Tanzim đích xác là bao nhiêu, nhưng họ có thể lên tới hàng chục nghìn người. Hầu hết trong số họ trưởng thành từ phong trào intifada 1987-1992.

Các nhà phân tích cho rằng Tanzim là hiện thân của các nhóm từng lập nên Fatah: Những con chim ưng Fatah, Lực lượng 17, Khu vực phía Tây và một nhóm mới xuất hiện, Lữ đoàn Aqsa.

Chính quyền Israel tố cáo Fatah đã tiến hành những cuộc tấn công khủng bố, kể từ khi phong trào intifada hiện giờ bắt đầu hồi tháng 9 năm ngoái, và cho rằng ông Arafat phải chịu trách nhiệm. Trên thực tế, các hoạt động của Fatah đang ngày càng xa vòng kiểm soát của Chủ tịch Nhà nước Palestine. Những lời kêu gọi kiềm chế của ông nhiều lúc bị phớt lờ, thậm chí chê bai.Nhà nước Palestine (PA) coi Hamas là một đối thủ nặng ký trong việc tranh giành quyền lực. Tuy vậy, Chủ tịch Arafat đã nhiền lần cố gắng đưa lực lượng này vào phong trào chính trị chính thống. Nhưng Hamas cho đến nay vẫn chưa chấp nhận yêu cầu của ông Arafat coi PA là tổ chức quyền lực duy nhất ở Palestine. Hamas cho rằng chấp nhận PA cũng có nghĩa là công nhập hiệp ước Oslo, theo họ, vốn chỉ là một thoả thuận an ninh giữa PA, Israel và Mỹ, với mục tiêu cuối cùng là loại trừ họ.

Mặc dù năm 1996, PA khá mạnh tay với Hamas, bắt khoảng 1.000 người Palestine và chiếm một số nhà thờ Hồi giáo ở Gaza, Nhà nước Palestine rất thận trọng để không dồn Hamas đến chỗ phải hoạt động bí mật bởi điều này có thể dẫn đến phản ứng tức giận trong dân chúng. Sự ủng hộ của Hamas đặc biệt mạnh mẽ ở Gaza, nơi đây điều kiện kinh tế yếu kém hơn khu Bờ Tây và dân chúng cũng dễ bất mãn hơn.

Kể từ sau sự kiện năm 1996, những người theo đường lối ôn hoà trong Hamas bắt đầu đặt ra câu hỏi là liệu các cuộc đánh bom cảm tử có đáng với cái giá bị trấn áp hay không. Nhưng những thành viên khác vẫn cho rằng cánh quân sự vẫn cần phải được duy trì. Các nhà lãnh đạo trong phong trào cố gắng thống nhất một chính sách, một mặt chống lại Israel, một mặt chấp nhận cùng tồn tại với PA. Họ cho rằng vì sự thống nhất Palestine, không nên tham gia vào một cuộc nội chiến với PA.

Nhà lãnh đạo tinh thần của Hamas, Ahmad Yassin, 64 tuổi, tuy hay có những lời lẽ đao to búa lớn, trên thực tế là một gương mặt ôn hoà của dân quân Hồi giáo Palestine. Năm 1997, ông được thả khỏi nhà tù Israel, theo yêu cầu của Vua Jordan Hussein, để đổi lấy việc trả tự do các nhân viên của Israel. Những nhân viên này đã tìm cách ám sát nhà lãnh đạo Hamas ở Jordan, Khaled Meshal, nhưng không thành. Sau khi được tự do, ông Yassin dành hết tâm huyết vào việc cứu vãn những cơ sở giáo dục và từ thiện, vốn đã bị hư hại sau sự kiện năm 1996.

Mặc dù về danh nghĩa, Hamas “đóng đô” ở Palestine, từ lâu các nhà lãnh đạo nhóm này tại Amman (thủ đô Jordan) đã là bộ óc điều khiển cánh quân sự trong Hamas. Trước đây, họ được vua Hussein cho phép hoạt động ở Jordan, nơi gần nửa dân số là người Palestine. Vua Hussein lợi dụng điều này để gây ảnh hưởng với Arafat. Tuy nhiên, kể từ khi ông qua đời, con trai của ông, vua Abdullah, đã đóng cửa các trụ sở của nhóm và các nhân vật cấp cao Hamas bị trục xuất sang Qatar.

Xung đột với Israel

Ngày 9/6/2006, bãi biển Gaza xảy ra 1 vụ nổ làm 9 thường dân thiệt mạng. Hamas cho rằng việc này là do phía Israel làm nhưng phía Israel phủ nhận. Do đó, Hamas chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn với Israel.

Ngày 25/6, Hamas tấn công lực lượng Israel, giết 2 binh sĩ và bắt giữ hạ sĩ Gilad Shalit.

Ngày 28/6, Israel trả đòn vào Gaza để giải thoát tù binh. Không quân Israel oanh tạc một số cơ quan của Palestine như Bộ Nội vụ, Văn phòng của Thủ tướng Ismail Haniya.

Ngày 29/6, Israel bắt giữ 64 viên chức Palestine. Trong số đó có 8 Bộ trưởng, 20 Dân biểu trong Quốc hội, cùng một số viên chức các hội đồng dân cử địa phương, Thị trưởng và Phó thị trưởng của Qalqilyah.

Ngày 6/8, Israel bắt giữ Chủ tịch Quốc hội Aziz Dweik tại nhà riêng ở Bờ Tây.

Đến ngày 20/5/2012, Hamas và Fatah đã ký thỏa thuận cho phép Tổng thống Palestin Mahmoud Abbas thành lập chính phủ lam thời và thống nhất về thời gian biểu thực thi thỏa thuận chia sẻ quyền lực được ký hồi tháng 2 và do Qatar làm trung gian.

Ngày 19/11/2012, hai phe đối lập này đã quyết định chấm dứt giao tranh. Đây là một động thái thể hiện tình đoàn kết tại Bờ Tây giữa lúc chiến sự tại Dải Gaza đã làm thiệt mạng ít nhất 109 người.

Nguồn trích dẫn :

- tuoitre.vn
-dantri.com.vn
-vnexpress.net

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Hai Bà Trưng đánh giặc nào?


Hai Bà Trưng đánh giặc nào?
Theo:vietnamnet

Trước ngày nhập học, cháu gái tôi hầu như không rời mấy cuốn SGK còn thơm mùi giấy mới. Đang đọc say sưa bỗng nó chạy đến bên tôi, chỉ vào bài tập đọc Hai Bà Trưng (Tiếng Việt 3, tập 2, trang 4, 5) nói ông ơi, cháu đọc hoài mà vẫn không hiểu Hai Bà Trưng đánh giặc nào.
Biết ngay “mặt mày” kẻ xâm lược nhưng nghĩ con bé đọc lớt phớt nên không nắm được nội dung, tôi chưa vội chia sẻ mà tranh thủ dạy cho cháu cách đọc sách. Rằng phải đọc từ từ cho thấm, kết hợp đọc với suy nghĩ, đừng đọc theo kiểu lấy được, lướt con mắt cho xong… Giờ cháu đọc lại đi. Làm gì có chuyện viết về khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không nêu đích danh giặc ngoại xâm.
Con bé nhăn mặt nói cháu đọc kỹ lắm rồi, vẫn không biết hai Bà đánh bọn xâm lược nào. Tôi nhổm dậy, cầm quyển sách, giương mục kỉnh lên. Và chợt ngớ ra: Lời con trẻ đúng quá. Bài học tuyệt không một chữ nào vạch mặt chỉ tên kẻ cướp mà toàn những danh từ nhợt nhạt, mập mờ, chung chung: tướng giặc, quân thù, giặc ngoại xâm, kẻ thù, quân xâm lược.
Viết về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc (năm 40 - 43) gắn với tên tuổi Hai Bà Trưng lừng lẫy nhưng SGK không hề dám nửa lời chỉ đích danh bọn xâm lược. Thậm chí cụm từ có tính hàm ngôn “phương Bắc” sách cũng không dám đặt sau cụm từ “kẻ thù”.
Vì sao SGK không cho các cháu biết quân giặc nào đã bắt tổ tiên của chúng lên non tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai, để phải làm mồi cho hùm beo, thuồng luồng, cá sấu?
Vì sao SGK không cho các cháu biết giặc ngoại xâm nào đã khiến “lòng dân oán hận ngút trời”?
Và vì sao SGK không nói rõ cho các cháu biết Hai Bà Trưng đã lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân xâm lược nào, chúng từ đâu đến?
Cốt lõi của lịch sử là sự thật. Mỗi dòng lịch sử nước ta đều được viết bằng mồ hôi và máu của nhiều thế hệ. Nên có thể nói mỗi trang sử là một mảnh hồn thiêng sông núi. Không thể chấp nhận bài học lịch sử… nửa vời với cách trình bày ngắc ngứ, lấp lửng, loanh quanh, thiếu minh bạch, nếu không muốn nói là né tránh, bưng bít như thế.
Ở Lạng Sơn từng xảy ra chuyện tấm bia kỷ niệm chiến thắng của bộ đội ta bị đục bỏ những chữ điểm tên chỉ mặt quân thù. Người ta đã đổ thừa cho mưa nắng, cho sức tàn phá của thời gian. Còn với SGK Tiếng Việt 3, người làm sách đổ thừa như thế nào? Người lớn sao lại làm khuất lấp tên tuổi kẻ thù của Hai Bà Trưng để trẻ con phải băn khoăn? Thật khó giáo dục HS niềm tự hào, lòng yêu nước khi SGK đã thiếu công bằng, thiếu trung thực đối với lịch sử.
Trong lúc hy vọng bài học này sẽ được các nhà làm sách trả lại sự phân minh trắng đen sòng phẳng, tôi phải nói ngay trước đôi mắt mở to của cháu tôi rằng bọn giặc xâm lăng nước ta bị Hai Bà Trưng đánh không còn manh giáp chính là giặc Hán (Trung Quốc).
Theo Trần Cao Duyên(Thanh Niên) 

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

ĐỪNG HOÀI CÔNG TƯỚI NƯỚC LÊN GỐC CÂY RÃ MỤC

"một Việt Nam văn minh dân chủ với một nền kinh tế cường thịnh, một hệ thống khoa học kỹ thuật hiện đại là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn chận không những Trung Cộng mà bất cứ một thế lực xâm lăng nào muốn thách thức đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam" - Tác giả

ĐỪNG HOÀI CÔNG TƯỚI NƯỚC LÊN GỐC CÂY RÃ MỤC

(Sau khi đọc bài viết “Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹ” của Gs Tương Lai)

Trong bài viết mới đây Vietnam’s Overdue Alliance With America đăng trong mục Ý Kiến của Nytimes.com và bản tiếng Việt Những Cơ Hội Bị Bỏ Lỡ cho Một Liên Minh Việt Mỹ do Liêm Nguyễn dịch đăng trên nhiều trang web tiếng Việt, giáo sư Tương Lai lấy làm tiếc khi nhiều cơ hội đã bị bỏ qua cho một liên minh Việt Mỹ. Lần đầu do cơ quan tình báo chiến lược Mỹ OSS (tiền thân của CIA) “giúp huấn luyện và thành lập đơn vị du kích Mỹ-Việt đầu tiên vào cuối năm 1944” và cơ hội khác khi TT Truman không phúc đáp các lá thư của Hồ Chí Minh “bày tỏ lòng ngưỡng mộ của người Việt Nam” đối với “dân tộc Mỹ vì sự đấu tranh cho những lý tưởng cao đẹp của Công lý và Nhân đạo quốc tế, vì những thành tựu kỹ thuật hiện đại mà người Việt Nam cảm thấy bị lôi cuốn”.

Tôi không dám phê bình trình độ chính trị học của giáo sư Tương Lai nhưng sẽ ngạc nhiên nếu ông thật sự tin rằng nếu lúc đó Truman đáp ứng lời kêu gọi của Hồ Chính Minh và quân đội Mỹ, giống như OSS từng làm, yểm trợ Việt Nam để phục hồi nền độc lập, xây dựng đất nước thì Việt Nam đã là một quốc gia dân chủ, tự do chứ đâu phải bị nô lệ trong ý thức hệ CS và bị Trung Cộng đè đầu cưỡi cổ như hiện nay.

Giáo sư Tương Lai bỏ qua mối quan hệ “tuy hai mà một” giữa Hồ Chí Minh và đảng CSTQ như vô số tài liệu cho thấy và cũng không nhắc đến những khả năng gì sẽ xảy ra với liên minh Mỹ Việt sau khi CSTQ có chiếm hết lục địa Trung Hoa năm 1949.

Quan điểm của giáo sư Tương Lai cũng có thể gây cho người đọc hiểu lầm rằng Hồ Chí Minh không hẳn là người Cộng Sản và chỉ trở thành người CS khi không có chỗ dựa nào khác trong cuộc chiến chống Thực Dân Pháp mà quên đi sự kiện chính Hồ Chí Minh từ tháng 2 năm 1920 đã “vui mừng đến phát khóc” khi đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin.

Lý do TT Truman không đáp ứng thư của Hồ Chí Minh

Theo tài liệu lưu trữ trong văn khố Mỹ, tổng số gồm 11 lá thư Hồ Chí Minh gởi TT Truman, Ngoại trưởng James Byrnes và Bộ Ngoại Giao Mỹ. Lá thư thứ nhất ký ngày 17 tháng 10 năm 1945 và lá cuối cùng vào ngày 28 tháng Hai năm 1946.

Ngày 12 tháng 9 năm 1946, George M. Abbott, lúc đó là Đệ nhất Tham Vụ Tòa Đại Sứ Mỹ tại Paris đã điện đàm với Hồ Chí Minh. Dĩ nhiên quan tâm hàng đầu của Mỹ vẫn là gốc gác của họ Hồ. Theo báo cáo của George M. Abbott cho đại sứ Mỹ tại Pháp, Hồ Chí Minh không thừa nhận ông ta là Cộng Sản. Không những thế, ông Hồ còn chỉ ra cho George M. Abbott thấy “không một người nào trong nội các của ông ta là Cộng Sản”. Trong thực tế, các chức vụ then chốt gồm Chủ tịch (Hồ Chí Minh), Bộ trưởng Quốc Phòng (Võ Nguyên Giáp), Bộ trưởng Tài Chánh (Lê Văn Hiến), Bộ trưởng Tư Pháp (Vũ Đình Hòe) trong nội các liên hiệp kháng chiến đều do các đảng viên đảng CS hay đảng Dân Chủ nắm giữ.

Khi George M. Abbott hỏi có hay không có một đảng CS tại Việt Nam, Hồ Chí Minh thừa nhận là trước đây có nhưng đã giải tán mấy tháng trước rồi. Dĩ nhiên, như viết trong báo cáo, George M. Abbott cũng biết những câu trả lời của Hồ Chí Minh chỉ là những câu nói dối.

Ngày 12 tháng Ba năm 1947, TT Harry Truman xin quốc hội chuẩn chi ngân sách 400 triệu đô la để viện trợ vũ khi cho chính phủ Cộng Hòa Hy Lạp để đánh bại phiến loạn CS và để giúp hiện đại hóa quân đội Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với đe dọa quân sự của Liên Xô. Ngăn chận làn sóng CS trên phạm vi thế giới là trọng tâm của Chủ thuyết Truman (Truman Doctrine). Lẽ ra, những lá thư của Hồ Chí Minh là cơ hội hiếm hoi để Truman đóng nút sự bành trướng của chủ nghĩa CS ở Đông Nam Á qua ngã Trung Quốc. Nhưng không. TT Truman không đáp ứng vì chính phủ Mỹ biết rõ rằng Hồ Chí Minh và đảng CS Việt Nam là một bộ phận Đông Dương của đệ tam quốc tế CS chứ chẳng quốc gia dân tộc gì.

Với đảng CS, việc thay tên đổi họ, từ một người hay thâm chí cả đảng, theo nhu cầu chiến lược mỗi thời kỳ là chuyện bình thường. Đảng CS tổ chức tinh vi và chặt chẽ đến mức dù dùng tên gì vẫn hoạt động thống nhất và tuân chỉ triệt để một cương lĩnh. Từ ngày thành lập cho đến nay, hoạt động dưới nhiều danh xưng (Đảng Cộng sản Đông Dương, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, đảng Lao động Việt Nam, đảng Nhân dân Cách mạng ở miền Nam, đảng Cộng sản Việt Nam) nhưng hoàn toàn nhất quán về tư tưởng và mục đích cuối cùng là CS hóa toàn cõi Việt Nam như đã khẳng định nhiều lần trong các cương lĩnh đại hội của đảng CSVN. Vào thời điểm 1946, trước khi CSTQ chiếm toàn lục địa Trung Hoa, nếu Mỹ viện trợ Hồ Chí Minh sẽ nhận và nếu Mỹ lên tiếng phản đối Pháp Hồ Chí Minh sẽ cám ơn nhưng chắc chắn không bao giờ có chuyện “giải tán đảng CS” hay thành thật từ bỏ đảng CS.

Niềm tin tuyệt đối vào chủ nghĩa CS đã đóng đinh vào nhận thức của các tầng lớp lãnh đạo CSVN. Cộng sản hóa Việt Nam là canh bạc của đời họ. Dòng lịch sử đầy tang thương của đất nước diễn ra từ đó đến nay qua các đợt khủng bố tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia, Cải Cách Ruộng Đất, đày ải nhiều trăm ngàn công nhân viên chức VNCH, đưa đất nước vào ngỏ tối độc tài lạc hậu đã cho thấy nhận định của chính phủ Truman về Hồ Chí Minh và đảng CSVN là đúng.

Năm 1954, vừa chiếm được nửa nước, chưa có một ngày ổn định và đời sống người dân miền Bắc còn quá sức nghèo, trung ương đảng CSVN đã nghĩ đến việc chiếm nửa nước còn lại. Có tổng tuyển cử? Tốt, đảng sẽ chiếm miền Nam mà không tốn nhiều xương máu. Không có tổng tuyển cử? Không sao, đảng vẫn chiếm miền Nam nhưng bằng súng đạn Nga, Tàu. Dù qua phương cách gian lận bầu cử, khủng bố cử tri hay phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” mục tiêu toàn trị vẫn không thay đổi. Sinh mạng của nhiều triệu người Việt, tương lai bao nhiêu thế hệ Việt Nam, viễn ảnh một Việt Nam nghèo nàn thua sút phần lớn nhân loại không nằm trên bàn tính của Bộ Chính trị Trung ương Đảng CSVN.

Trung Cộng muốn gì?

Hôm nay, hoàn cảnh chính trị thế giới đã thay đổi. Việt Nam đang đứng trước một đế quốc thực dân mới và lần này là chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng. Như người viết đã phân tích trong các bài trước, Trung Cộng muốn Việt Nam:
Hoàn toàn lệ thuộc về cơ chế chính trị, tư tưởng.
Một phần không thể tách rời trong toàn bộ chiến lược an ninh châu Á của Trung Cộng.
Trung Cộng độc chiếm toàn bộ các quyền lợi kinh tế vùng biển Đông bao gồm cả các vùng biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang tranh chấp.
Nội dung của mật ước Thành Đô không được công bố, tuy nhiên, các diễn biến kinh tế, chính trị và quốc phòng cho thấy ba điểm nêu trên là ba yêu sách chính mà Trung Cộng đã đưa ra trong các phiên họp vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên .

Về mặt kinh tế chính trị. Khi thỏa hiệp bán nước Thành Đô vừa ký kết xong, ngày 25 tháng 2 năm 1992, Quốc vụ viện Trung Cộng thông qua “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” quy định lãnh hải rộng 12 hải lý, áp dụng cho cả bốn quần đảo ở Biển Đông trong đó có quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa). Ba tháng sau đó, Trung Cộng ký hợp đồng khai thác dầu khí với công ty năng lượng Crestone, cho phép công ty này thăm dò khai thác dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và hứa sẽ bảo vệ công ty Creston bằng võ lực. Ngoài ra, Trung Cộng còn ra lịnh cấm đánh cá, thành lập các đơn vị hành chánh cấp huyện tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Về mặt quốc phòng. Việt Nam theo đuổi một chính sách quốc phòng “ba không”: (1) không tham gia các liên minh quân sự, (2) không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, (3) không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Đây là một chính sách quốc phòng tự sát vì chỉ có lợi cho Trung Cộng. Việt Nam là một nước nhỏ, và cũng chính vì là một nước nhỏ, những người lãnh đạo lẽ ra phải biết từng bước hội nhập vào cộng đồng nhân loại, biết nâng cao vị thế quốc gia trong bang giao quốc tế, biết linh động trong việc mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương, gần và xa để tạo thế đứng thuận lợi trong hòa bình và chiến lược trong chiến tranh.

Trong thế chiến thứ hai, trong số 20 quốc gia châu Âu tuyên bố trung lập chỉ có 6 quốc gia là không bị lôi kéo vào chiến tranh. Sáu quốc gia này may mắn không phải nhờ Hitler tôn trọng lời tuyên bố mà chỉ vì không nằm trên trục tiến quân của các sư đoàn Panzer Đức, rất tốn kém để chinh phục như trường Thụy Điển hay vì vị thế chính trị có lợi cho khối trục mà không cần đánh chiếm như trường hợp Tây Ban Nha dưới chế độ độc tài Francisco Franco.

Để làm nhẹ áp lực Trung Cộng, Việt Nam cần có liên minh. Vâng, nhưng liên minh được với Mỹ trong vị trí tương xứng với Nam Hàn, Nhật Bản chỉ là giấc mơ ngày. Mỹ có quyền lợi ở vùng Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương? Có. Mỹ có xung đột với Trung Cộng về ảnh hưởng kinh tế chính trị và cả quân sự trong vùng Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương? Có. Mỹ có phê bình, lên án chính sách bá quyền Trung Cộng đối với các nước nhỏ trong vùng Nam Thái Bình Dương? Có. Tuy nhiên, với quan hệ kinh tế tài chánh quá lớn và vô cùng phức tạp giữa hai cường quốc như hiện nay, ngoại trừ xung đột sâu sắc, trầm trọng và trực tiếp về quyền lợi của Mỹ trong khu vực, Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp song phương giữa Trung Cộng và Việt Nam hay Trung Cộng và một quốc gia nào đó của ASEAN. Trung Cộng hiểu được điều đó nên theo đuổi chính sách gặm nhấm từng mảnh nhỏ tài nguyên của Việt Nam, bao vây kinh tế Việt Nam, và tránh né việc quốc tế hóa các xung đột với Việt Nam và các nước trong vùng.

Nỗi sợ lớn nhất của Trung Cộng

Như người viết đã phân tích trong bài Để thắng được Trung Cộng, chính sách tuyên truyền thâm độc và bưng bít thông tin tuyệt đối tại Trung Cộng cho thấy mối lo sợ lớn nhất của lãnh đạo CSTQ là ánh sáng dân chủ. Trung Cộng không ngại mấy chiếc tàu ngầm kilo mà rất lo “sân sau” CSVN trở thành một nước dân chủ. Việt Nam có dân chủ trước Trung Cộng là cách tốt nhất để vô hiệu hóa sự lệ thuộc vào Trung Cộng về mặt cơ chế chính trị và tư tưởng. Độc lập chính trị là tiền đề dẫn đến độc lập chủ quyền lãnh thổ.

Với Trung Cộng, việc giải quyết xung đột lãnh thổ gắn liền với nhu cầu ổn định nội bộ. Theo nghiên cứu của M. Taylor Fravel trong tác phẩm Strong borders, Secure Nation: Cooperation and Conflict in China‘s Territorial Disputes, trong thập niên 1960, lãnh đạo Trung Cộng nhân nhượng lãnh thổ với hàng loạt quốc gia nhỏ như Burma, Nepal, Mongolia, Bắc Hàn, Pakistan và Afghanistan chỉ vì họ cần tập trung vào việc ổn định vùng biên giới phía bắc sau cuộc xâm lăng Tây Tạng và giải quyết nạn đói sau chính sách Bước tiến nhãy vọt đầy thảm họa của Mao.

Con đường giành lại được Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là con đường dài, đầy kiên nhẫn, khai thác mọi khó khăn, mọi nhược điểm của Trung Cộng, nhưng dù làm gì cũng phải bắt đầu từ độc lập về cơ chế chính trị. Không có con đường nào khác. Như người viết đã nhấn mạnh nhiều lần, một Việt Nam văn minh dân chủ với một nền kinh tế cường thịnh, một hệ thống khoa học kỹ thuật hiện đại là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn chận không những Trung Cộng mà bất cứ một thế lực xâm lăng nào muốn thách thức đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Đừng hoài công tưới nước lên gốc cây rã mục

Ba mươi chín năm qua, không chỉ đất nước đứng trước ngã ba mà nhiều người Việt quan tâm cho đất nước cũng đang đứng trước ngã ba. Không ít người, dù ngoài miệng lớn tiếng phê bình đảng trong đáy lòng vẫn nghĩ chỉ có đảng CS mới thay đổi được hướng đi của đất nước. Vì thế họ mãi lay hoay, hy vọng, chờ đợi trong mỏi mòn một bình minh không bao giờ đến.

Thay vì tìm cách cứu đảng hãy chung lưng góp sức để đẩy mạnh cuộc cách mạng dân chủ được diễn ra và thành công trong hòa bình, thuận lợi, ít lãng phí tài nguyên dân tộc. Con đường dân chủ có thể làm cho một số người chưa quen cảm thấy bở ngỡ lúc ban đầu hay ngay cả gây ít nhiều đau nhức nhưng đó là con đường của thời đại. Hãy đi cùng dân tộc và thời đại. Ý thức hệ CS chưa bao giờ lỗi thời và lạc hậu hơn hôm nay. Đừng hoài công tưới nước vào một gốc cây đang rã mục mà hãy dành để tưới lên những mầm xanh hy vọng của tương lai đất nước.

Trần Trung Đạo
Nguồn: https://www.facebook.com/notes/trần-trung-đạo/trần-trung-đạo-đừng-tưới-nước-lên-gốc-cây-rã-mục/821254537898534

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Nhà văn Tô Hoài, người ra đi để Dế Mèn ở lại

Nhà văn Tô Hoài, người ra đi để Dế Mèn ở lại

Sáng 17/7, bạn đọc, văn nghệ sĩ đã không quản mưa gió, tới đưa tiễn tác giả "Dế Mèn phiêu lưu ký" về nơi an nghỉ cuối cùng.
nh-avan-to-hoai-1-8798-1404703-3617-9147
Nhà văn Tô Hoài qua đời ngày 6/7, hưởng thọ 95 tuổi. Ông tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920, trong một gia đình thợ thủ công ở huyện Thanh Oai, Hà Đông, Hà Nội. Ông lớn lên ở làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Tô Hoài nổi tiếng với sự nghiệp văn chương đồ sộ. Ông được đánh giá là "có năng lực quan sát và miêu tả tinh tường, sắc nhạy, vốn hiểu biết đời sống và phong tục các dân tộc khá phong phú, lối văn giàu hình ảnh và biến đổi nhịp điệu nhanh hoạt, những tìm tòi sáng tạo mới mẻ, độc đáo về từ ngữ, về phương ngữ...". Tác phẩm nổi tiếng nhất của Tô Hoài là Dế Mèn phiêu lưu ký - cuốn sách dành cho thiếu nhi từng được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ảnh: An Thành Đạt.
DSC-0815-9537-1405568088.jpg
Hà Nội mưa trắng trời trong buổi sáng diễn ra tang lễ nhà văn, gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức cũng như những người đến tham dự.
DSC-7831-4710-1405563211.jpg
Tang lễ nhà văn Tô Hoài được tổ chức cấp thành phố tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Hà Nội, vào sáng 17/7. Ông sẽ yên nghỉ tại Nghĩa trang Thanh Tước (Mê Linh, Hà Nội).
2-6545-1405562485.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Nội - ông Phạm Quang Nghị - chia buồn cùng gia quyến.
DSC-7939.jpg
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhìn mặt nhà văn Tô Hoài lần cuối. Đánh giá về sự nghiệp văn học của Tô Hoài, Phạm Xuân Nguyên cho rằng: "Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. Ông cũng nổi tiếng từ rất sớm với tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. Văn chương của ông hướng về những con người, số phận, cuộc đời lấm láp, đời thường".
DSC-7924.jpg
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân ghi những lời tiễn biệt trong sổ tang. Đánh giá về tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn quá cố, Lại Nguyên Ân từng viết: “Trước năm 1945, các tác phẩm văn học thiếu nhi Việt Nam, tiêu biểu là Dế Mèn phiêu lưu ký, hướng đến tính nhân loại, nhờ đó mà có giá trị lâu dài. Các tác phẩm về sau của ta không được như thế”.
DSC-7952-3932-1405566410.jpg
Vợ cố nhà văn nhận lời chia buồn từ khách đến viếng.
22.jpg
Con cháu nhà văn trong giờ phút nhìn mặt ông lần cuối.
a111-4265-1405573126.jpg
 
11.jpg
Tô Hoài ra đi ở tuổi 95, sau hơn 70 năm cống hiến không mệt mỏi cho nền văn học Việt Nam.
aDSC-8376-3032-1405570803.jpg
Ban tổ chức sử dụng ảnh bìa cuốn sách nổi tiếng của nhà văn bên cạnh ảnh chân dung tác giả khi rước trước đoàn xe đưa ông về nơi an nghỉ. Tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu ký" cũng chính là "gương mặt", là "linh hồn" của văn nghiệp Tô Hoài.
aDSC-8327-2607-1405570803.jpg
Vợ và các con của nhà văn Tô Hoài đau đớn bên cạnh linh cữu.
Thu Hiền
Ảnh, Video: Quý Đoàn - Thanh Tùng
 

CHUYỆN XƯA - NAY MỚI NÓI - KỲ 28 - Hội nhà văn của nước ta - KỲ 6

CHUYỆN XƯA - NAY MỚI NÓI - KỲ 28 - Hội nhà văn của nước ta - KỲ 6

Theo:blog nhà văn Nhật Tuấn.

               Hội nhà văn mình không có… tiền.

                                                     
Lời than não lòng này không thốt ra từ một nhà văn tầm tầm mà từ một ông đẳng cấp “kiểng quốc gia” - nhà văn Nguyễn Quang Sáng tại cuộc Hội thảo văn thơ trẻ tổ chức tại Sàigòn trung tuần tháng 10 năm 2007 quy tụ hơn 100 nhà văn nhà thơ tiêu biểu của nền văn học TP Hồ Chí Minh. 

Lâu nay đề tài “tình dục” dường như tràn ngập trong văn thơ trẻ tới mức ông nhà văn già Đoàn Minh Tuấn phải kêu lên giữa một cuộc họp phê bình lý luận
:” thứ văn chương viết về sex ở Việt Nam không ra gì cả, nhầy nhụa và bẩn thỉu".
 Ý kiến của ông Đoàn Minh Tuấn không phải là không có lý .
Một dạo kế hoạch tổ chức chuyến xe thơ chạy dọc Hà Nội - Sàigòn của Hội đồng Anh bị Nhà nước cấm, các nhà  thơ trẻ nảy sáng kiến tổ chức “chuyến xe mini”  - đi ngắn hơn chỉ từ Sàigòn đi Vũng Tàu. Lý Đợi  đưa tin trên Talawas và viết nguyên si chữ l…không thèm viết tắt :

 Lúc 10h nhà thơ Nguyễn Quán bắt đầu chương trình trình diễn giọng tụng kinh với bài thơ “Cái l.., vô tận” của Trần Wũ Khang. Tiếp đến Ngô Văn Lực và 46 người trên xe trình diễn 4 chữ “ăn - ngủ - đụ - ỉa” trong Từ điển thi X/X loại [chúng sinh] của Đặng Thân, Hà Hùng tiếp nối với bài “Đố biết điều gì” viết về l.. bà Tèo của Vương Văn Quang.”

Rồi đó  trên Tiền Vệ lại có “sáng tác mới toanh” của nữ  thi sĩ Lê Ngân Hằng :

Đêm nay mùa đông (xứ sở) mưa dầm
Em nép sát mình vào bộ lông ấm áp của anh (tin cậy)
Áp tai lên dương vật (nóng) của anh (tin cậy)
Nó luôn (cương cứng) và (đập âm thầm) như một trái tim




Xem vậy  đủ biết  văn thơ  trẻ cho dù “chữ nghĩa bề bề” cũng đang bị “thần l. ám ảnh” làm “mê mẩn đời” tới mức nào. Bởi vậy, ngoài chuyện “tính dục”, bạn đọc  còn chờ đợi nhiều vấn đề "nóng" của văn chương sẽ được đem ra bàn luận, phân tích, đánh giá tại hội thảo văn chương hiếm hoi này như  thơ truyền thống, thơ cách tân; về nhà văn, nhà thơ trẻ và cuộc sống trên blog .
Tuy nhiên , lo sợ các nhà văn thơ trẻ làm “ô uế” diễn đàn  , bà Thế Thanh, Phó Giám đốc Sở VHTT TP Hồ Chí Minh phải lên tiếng răn dậy :

 "Việc sáng tạo của chúng ta không thể là hành động vứt rác ra đường và vứt cả sang nhà hàng xóm". Và người cầm bút có lẽ cũng nên ý thức rằng: "Thông qua nghệ thuật, ta nói điều gì với đời sống? Để tránh tình trạng mọi người đang trân trọng mình, bỗng dưng tự mình hạ thấp mình xuống bằng những hành động mà mình ngộ nhận là làm nghệ thuật".
Sợ ràng ý kiến bà Thế Thanh có thể làm các nhà văn trẻ nhụt chí,  nhà văn lão thành Nguyễn Quang Sáng vội vuốt ve :

Anh em văn thơ trẻ bây giờ giỏi lắm. Họ có nhiều thông tin, họ biết nhiều điều mà người viết thế hệ tôi không có cơ hội biết. Nhưng điều tôi còn băn khoăn là họ chưa tập trung theo đuổi đề tài của mình đến tận cùng. Đầu óc của anh em còn nhiều phân tán. Mà muốn thành công thì phải đeo đuổi đề tài đến tận cùng và sống trung thực với đề tài đó.”

Xem ra ý kiến “trấn an” này cũng chẳng ép phê mấy, không biết có phải do sợ bà Phó Giám đốc Sở VHTT không, mà Hội nghị chỉ cho phép các nhà văn nhà thơ thảo luận trong có…15 phút vậy mà tuyệt nhiên không có cây bút nào dám lên “mở miệng” trên diễn đàn ngoài 30 tham luận viết sẵn và duyệt  sẵn .
Đề cập tới sự phát triển của thơ trẻ, nữ thi sĩ Nguyệt Phạm – một trong 5 con ngựa trời , đổ lỗi cho các bác già :
” Trở ngại chính là sự e dè, kém quan tâm của các nhà thơ thế hệ đi trước! Ví dụ: khi tiếp xúc với một tác phẩm của chúng tôi, họ tiếp nhận với một thái độ dè chừng, cảnh giác, nên dẫn đến những nhận định không khách quan, người đọc không đồng hành chia sẻ cùng tác giả. Thậm chí còn có những ý kiến cho rằng những bạn trẻ theo dòng thơ này viết lấy tiếng, chơi nổi".

Nhà văn Nguyễn Hồng Lam tỏ vẻ bi quan về thơ văn trẻ :

“ Đọc qua tuyển tập Thơ văn trẻ TP HCM, tôi nhận thấy, văn chương của người trẻ hôm nay còn mãi luẩn quẩn với chuyện riêng tư của họ chứ chưa có gì bật lên cả. Liệu văn chương của chúng ta có nghèo trí tưởng tượng quá chăng? Bản thân tôi từ lâu đã chuyển sang nghề làm báo và chuyên viết ký sự, vì tôi rất thích cái vốn sống đang cuộn chảy trong cuộc đời ngoài trang văn.”

Thực ra các nhà văn nhà thơ trẻ chẳng đến nỗi nghèo trí tưởng  tượng , họ cứ “mãi luẩn quẩn chuyện riêng tư” chính là vì họ …nhát sợ, không dám mon men tới những vấn đề thế sự  dễ bị ăn đòn và dứt khoát là không được in.
Nhà văn Dương Thụy , tác giả truyện “Oxford thương yêu” chỉ thấy “lạc quan” về số lượng  tác phẩm của lớp trẻ mà không động tới chất lượng cuả nó :

Tôi rất xúc động khi tham dự hội thảo vì lâu lắm rồi mới có một dịp để chúng tôi gặp gỡ nhau, để biết nhà văn, nhà thơ trẻ còn nhiệt tình với văn học. Mấy năm qua, những gương mặt trẻ của TP HCM rất chịu khó viết, tập truyện ngắn và thơ phát hành nhiều. Chưa nói đến chất lượng, nhưng chỉ nhìn số lượng cũng thấy sự xôm tụ này là đáng mừng. Vì quả thật, trong giai đoạn hiện nay, người trẻ phải rất vất vả để theo nghề viết. Cuộc sống hiện tại có quá nhiều công việc, nhiều thú vui khác lôi kéo nhà văn và cả độc giả ra khỏi trang sách. Để có thể viết, tôi thấy mình như còn "ăn cắp" thời gian của công việc chính mình đang làm, của gia đình. Nhiều khi tôi rất áy náy khi không dành trọn vẹn cho văn chương. Nhưng có khó khăn thế nào, tôi luôn tự hứa với bản thân là phải gắn bó với công việc viết lách, vì đó là tình yêu của tôi.”
Ngày trước, các nhà văn thường coi văn chương là cái “nghiệp”, là cái sứ mệnh thiêng liêng phải dâng hiến cả cuộc đời cho nó thì bây giờ các văn thi sĩ trẻ chỉ coi là “trò chơi” đến độ việc sáng tác trở thành một thứ như là “ ăn cắp thời gian” thì làm sao mà viết hay ?.
Nhà văn Bùi Anh Tấn nêu ra những chuyện tầm phào trong văn học :

“ Tôi không muốn phát biểu nhiều. Chuyện văn chương mỗi người một ý, nên tôi nghĩ đến 100 năm sau vẫn chưa nói hết. Nhưng có một điều tôi thắc mắc "Tại sao một hội như Hội nhà văn TP HCM mà không có một trang web riêng để giới thiệu hoạt động và bộ mặt của mình?". Nếu mà có mặt của chủ tịch hội tại đây, tôi sẽ hỏi ông câu này.”

Một cuộc hội thảo quan trọng đến thế, 4 năm mới có một lần mà ông Chủ tịch Hội nhà văn lại đi vắng , lãnh đạo cao nhất tới dự lại chỉ có bà Phó Giám đốc Sở văn hoá thông tin , tuyệt nhiên không thấy bóng dáng đồng chí Trưởng hay Phó ban văn hoá thành uỷ nào thì đủ thấy thời nay Đảng không coi trọng văn chương cho bằng…vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì mức độ quan tâm của Đảng với văn học đã bị sút giảm đến vậy nên tiền bạc Sở tài chánh rót cho các nhà văn  cũng eo hẹp khiến nhà văn Nguyễn Quang Sáng phải đổ lỗi mọi chuyện là tại …Hội nhà văn không có tiền.
Vậy không lẽ các nhà văn nhà thơ Sàigòn sáng tác đều vì tiền cả sao ?  Có đúng vì không có tiền, các nhà văn nhà thơ ít đi thực tế nên sáng tác chưa hay không ?
Thực ra cứ nhìn vào hàng ngũ các nhà văn thơ trẻ thì thấy họ hoặc công tác tại các Toà Soạn báo, các nhà xuất bản, các Công ty nước ngoài…toàn những chỗ béo bở , bởi thế họ đâu có nghèo. Họ không nghèo tiền nghèo bạc mà chỉ nghèo lòng dũng cảm . Biết bao sự kiện nóng bỏng xảy ra ngay giữa Sàigòn : nào dân oan đi khiếu kiện rầm rập trên đường phố, nào chỉ một đêm nhà cầm quyền dẹp cả mấy trăm dân oan trên đường Hồ Văn Huê, nào những vụ tham ô, tham nhũng nổi cộm ngay giưã lòng thành phố như cầu Văn Thánh, đất Thủ Thiêm , biệt thự nguy nga của Bí thư thành uỷ Lê Thanh Hải …Tất cả những bức xúc, chướng tai gai mắt đó tuyệt nhiên không được cảm nhận trong sáng tác văn thơ của lớp trẻ. Họ bưng mắt bưng tai  như những con lạc đà rúc đầu vào bụi trong cơn bão cát. Họ nhát sợ tới mức cán bộ tuyên huấn của Đảng cũng coi khinh và không thèm thắt chặt quản lý như đối với các nhà văn thế hệ đàn anh của họ.
Nhà báo Lam Điền báo Tuổi Trẻ đã có nhận xét khá xác đáng về cuộc Hội thảo :

Và như thế, hội thảo chỉ mới bàn đến lớp vỏ của văn chương, tức là những hình thức chuyển tải và các mối quan hệ trong giới nhà văn. Trong khi đó, mối quan hệ giữa nhà văn và trang viết, giữa hiện thực cuộc sống hôm nay và tư duy của nhà văn trẻ bây giờ, tuyệt nhiên không đề cập đến. Có thể đó là những khoảng rất riêng, tự mỗi nhà văn chiêm nghiệm và viết. Nhưng một lần hội thảo tổ chức sau bốn năm, không hề đúc kết những thành tựu và khiếm khuyết gì thì cũng đáng suy nghĩ.”

Và cái mà người ta chờ đợi :  sự trào vọt của những biểu hiện khát vọng dân chủ, những bức bối về chế độ độc Đảng dẫn  tới quốc nạn tham nhũng và suy thoái toàn diện – cái đó  tuyệt nhiên không xuất hiện trên diễn đàn.
Và thế là phép mầu đã không xảy ra, thế hệ trẻ ngày nay đã bị thuần hoá tới mức đánh mất bản năng phản kháng. Tham dự cuộc Hội thảo của các nhà văn trẻ tháng 10- 2007,  người ta không khỏi nhớ tới câu chửi của lãnh tụ cộng sản Mao Trạch Đông :” trí thức không bằng cục…cứt”

NT







Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

CSVN lặng lẽ bỏ các chương trình giỗ tổ Hùng Vương trên cả nước

CSVN lặng lẽ bỏ các chương trình giỗ tổ Hùng Vương trên cả nước

T2, 07/14/2014 - 04:00
Trong một công văn đã được phê duyệt gửi đi đến các cơ quan chính phủ, cho biết rằng từ năm 2015, tất cả các chương trình kỷ niệm, giỗ tổ Hùng Vương cấp Quốc gia... sẽ bị Hà Nội huỷ bỏ, và chỉ được tổ chức tượng trưng ở tỉnh Phú Thọ, miền bắc, nơi có di tích Đền Hùng.
Di tích Đền Hùng là nơi vốn quanh năm có người đến viếng. Học sinh cũng được đưa lại đây để tìm hiểu và nhận thức rõ Việt Nam là một dân tộc độc lập, trị vì ở phía Nam, từ ngàn đời nay.
Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Được coi là ngày quốc tổ của Việt Nam, nhắc lại ý thức người Việt con rồng cháu tiên, tự do và độc lập. Cả nước vẫn tổ chức lễ giỗ tổ như một cách giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ. Thế nhưng chiếu theo công văn của Hà Nội, thì từ năm 2015, các lễ này sẽ bị huỷ bỏ, chỉ duy nhất một nơi được thực hiện mang tính hình thức mà thôi.
Trong công văn số 1063/QĐ-TTg, ký ngày 2 tháng 7 năm 2014, có tiêu đề phê duyệt kế hoạch tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2015, quyết định này ghi rõ rằng lễ giỗ tổ Hùng Vương chỉ tổ chức ở tỉnh Phú Thọ tổ chức mà thôi.
Các nhà sử học và xã hội học trong nước đang hết sức ngạc nhiên về quyết định này của Hà Nội. Vì việc nhấn mạnh nguồn gốc và nâng cao tinh thần dân tộc của người Việt Nam lúc này hết sức quan trọng, đặc biệt lúc hoạ xâm lăng từ phía Bắc đang ngày càng rõ. Nhưng không hiểu sao các quan chức lãnh đạo chóp bu lại nhấn mạnh việc phải bỏ đi ngày lễ quan trọng này mà không giải thích lý do.
Ngược lại, trong khi đó, công văn từ Ba Đình, Hà Nội lại nhấn mạnh phải tổ chức rầm rộ các lễ kỷ niệm ngày sinh các quan chức cộng sản như Trần Phú, Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt. Đặc biệt quan trọng phải tổ chức kỷ niệm lớn 125 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh.
Lâu nay người Việt trẻ trong nước đang ngày càng thờ ơ với sử sách nước nhà, thậm chí, tên tuổi cha ông bị lãng quên rất nhiều do chính sách xâm lăng văn hoá từ Trung Cộng. Trẻ con hôm nay có thể thuộc tên một diễn viên điện ảnh Trung Cộng hay sử Tàu, tốt hơn là nhớ được một danh nhân trong lịch sử Việt Nam.
Rất nhiều người đang đặt câu hỏi rằng việc cố tình làm quên lãng nguồn cội cha ông, quên lịch sử của dân tộc Việt có là một trong những thoả ước của chính quyền CSVN với Bắc Kinh trong tiến trình bán nước hay không. (N. Khanh)

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Giáo Dục: Sức Mạnh Thực Sự Của Quốc Gia

Giáo Dục: Sức Mạnh Thực Sự Của Quốc Gia

Theo:gocnhinalaphan
Tự do học thuật
Lycée-Pétrus-Ký
Nguyễn Hưng Quốc (Blog VOA) 4 July 2014 Ở Việt Nam, những người tranh đấu cho dân chủ thường đặt ra các vấn đề tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do thành lập hội đoàn và tự do biểu tình, nhưng lại rất hiếm khi đặt vấn đề tự do học thuật. Cũng ở Việt Nam, hầu như ai cũng thấy nền giáo dục càng ngày càng bị thoái hóa, càng suy đồi cả về chất lượng giảng dạy lẫn tư cách đạo đức từ thầy đến trò, nhưng ít ai nhấn mạnh, ít nhất đối với giáo dục đại học, không có sự thay đổi nào có thể phát huy tác dụng nếu không có tự do học thuật.
Như vậy, tự do học thuật có hai quan hệ chính: Một, đó là nền tảng của giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học; và hai, đó cũng là một trong những nền tảng để xây dựng một xã hội dân chủ, đặc biệt ở khía cạnh khoa học và văn hóa, vốn là nền tảng để xây dựng một nền kinh tế hiện đại.
Ở đây, tôi chỉ giới hạn tự do học thuật trong quan hệ với giáo dục đại học.
Ðầu tiên, hầu như ai cũng biết mức độ phát triển của khoa học, kỹ thuật và từ đó, của kinh tế cũng như của xã hội được xây dựng trên nền tảng của giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học. Giáo dục ở Mỹ, chẳng hạn, gặp khá nhiều khó khăn ở cấp tiểu học và trung học, nhưng cho đến nay, vẫn rất thành công ở cấp đại học: Theo bất cứ một cuộc điều tra hay xếp hạng nào, những đại học giỏi nhất bao giờ cũng thuộc về Mỹ, và sau đó, thuộc các quốc gia nói tiếng Anh. Khi dẫn đầu ngành giáo dục đại học, Mỹ cũng đồng thời dẫn đầu trên các phương diện nghiên cứu, và từ đó, trong các lãnh vực khoa học kỹ thuật nói chung.
Sự thành công của giáo dục đại học Mỹ cũng như của các quốc gia Tây phương tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng trong đó, quan trọng nhất là tự do học thuật.
Trong cái gọi là tự do học thuật ấy có nhiều cấp độ, trước hết và quan trọng hơn hết, là tính chất tự trị và độc lập của các đại học. Chính phủ trợ cấp tài chính cho các đại học nhưng lại hoàn toàn không can thiệp đến, một, nhân sự (bao gồm chức vụ các cấp), hai, chính sách, ba, việc quản lý ngân sách, và bốn, chương trình và nội dung giảng dạy ở các đại học. Không có bất cứ ông/bà bộ trưởng hay thủ tướng hay tổng thống nào có quyền can thiệp vào các sinh hoạt ở đại học. Họ cũng không được quyền lợi dụng ngân sách để gây sức ép lên các đại học hầu biến đại học thành con rối của chính phủ. Tuyệt đối không.
Mức độ thứ hai của cái gọi là tự do học thuật ấy là, trong phạm vi từng trường, bộ máy hành chính (bao gồm từ viện trưởng, viện phó xuống đến khoa trưởng, khoa phó) hầu như hoàn toàn không can thiệp vào chương trình và nội dung giảng dạy của bộ phận chuyên môn (các giáo sư và giảng viên). Tôi xin lấy trường hợp của tôi làm ví dụ cho dễ hiểu. Là chủ nhiệm Ban Việt Ngữ và Việt Học, tôi có toàn quyền trong việc thiết kế chương trình, mở lớp này thay lớp nọ; trong từng lớp, việc dạy gì là tùy thuộc ở tôi. Khi cần mở lớp mới, tôi chỉ cần chứng minh với trường về tính chất khoa học cũng như nhu cầu về kiến thức và, phần nào, nhu cầu “thị trường” của lớp ấy. Vậy thôi. Tuyệt đối không có ai can thiệp phải thêm phần này hay bớt phần nọ. Bộ phận hành chính, nếu muốn đánh giá lớp học nào đó, chỉ căn cứ vào, một, số lượng sinh viên ghi danh, và hai, gần đây, các bản nhận xét của sinh viên vào mỗi cuối học kỳ.
Thấp hơn nữa, trong quan hệ giữa thầy và trò, các thầy cô giáo cũng phải tôn trọng quyền tự do học thuật của các nghiên cứu sinh và sinh viên. Khi hướng dẫn sinh viên làm luận án, tôi chỉ để ý đến vấn đề kiến thức, lý luận và phương pháp luận chứ không can thiệp vào các kết luận: Ðó là công việc của các nghiên cứu sinh. Ðối với bậc cử nhân cũng vậy, ví dụ trong môn Nhiều Nước Việt Nam: Văn Hóa Chiến Tranh và Ký Ức, tôi không quan tâm đến việc sinh viên bênh ai và chống ai. Ðó là quyền tự do của mỗi sinh viên.
Nếu họ ca ngợi Hồ Chí Minh hay đảng cộng sản, tôi cũng không phê phán. Tôi chỉ đòi hỏi hai điều: Kết luận sao cũng được nhưng phải, một, tham khảo đầy đủ, biết cách phân tích và tổng hợp các tài liệu chính liên quan đến đề tài; và hai, chứng minh, với các bằng chứng và lập luận vững chắc, để bênh vực cho quan điểm của mình. Vậy thôi.
Tất cả những điều kể trên không phải là do cá tính hay thói quen làm việc.Mà là một nguyên tắc. Phần lớn các đại học ở Tây phương đều có bản chính sách về tự do học thuật được viết thành văn bản hẳn hoi, trong đó, người ta nhấn mạnh đến quyền tự do của các giáo sư và giảng viên cũng như của sinh viên, đồng thời cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm của mỗi người trong việc hành xử các quyền tự do học thuật của mình.
Ở Việt Nam, ngược lại, ngay từ lúc mới giành được chính quyền, đảng cộng sản đã chi phối toàn bộ chương trình và nội dung giáo dục ở đại học. Không kể các trường đại học thời kháng chiến chống Pháp vốn mới manh nha; kể từ lúc cầm quyền ở miền Bắc về sau, bàn tay của đảng hầu như lúc nào cũng thọc sâu vào các sinh hoạt học thuật ở đại học. Tất cả những người tham gia vụ Nhân Văn Giai Phẩm, dù trí thức cao ngất, như Trần Ðức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu, nếu đi lệch ra ngoài quan điểm chính trị của giới cầm quyền đều bị loại trừ. Ngay cả một số người, mới chỉ là sinh viên, còn rất non trẻ, chỉ vì dính líu một chút vào Nhân Văn Giai Phẩm, vẫn bị đày đọa cả hàng mấy chục năm, như trường hợp của Cao Xuân Hạo, Phan Ngọc và Văn Tâm, v.v…
Gần đây nhất, nổi bật nhất là vụ Trường Ðại Học Sư phạm Hà Nội tước bằng thạc sĩ của nhà văn Nhã Thuyên Ðỗ Thị Thoan chỉ vì, trong luận văn ấy, Nhã Thuyên viết về nhóm Mở Miệng, một nhóm văn học ngoài luồng của một số nhà thơ ở Sài Gòn. Thật ra, đó chỉ là vụ gây ồn ào nhất. Nhưng không phải là duy nhất. Tôi biết, trước đây, có một số người, trong đó, có người từng viết lách và khá có tiếng tăm, xin làm luận văn thạc sĩ về Thanh Tâm Tuyền hay nhóm Sáng Tạo ở Sài Gòn, cũng bị bác bỏ, chỉ với một lý do duy nhất: “nhạy cảm.”
Từ sau vụ Nhã Thuyên, tôi nhận được email của một số sinh viên và nghiên cứu sinh cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc làm luận văn về các nhà văn và nhà thơ ở miền Nam trước năm 1975. Trong đó, có hai trường hợp: Một, có người mới nộp đề tài đã bị giáo sư hướng dẫn từ chối chỉ vì lý do “nhạy cảm”; hai, một số người đã bắt đầu từ 1,2 năm trước, viết luận văn sắp xong, nhưng dưới áp lực của nhà trường, cả thầy lẫn trò đều phải thay đổi đề tài để tránh bị chính quyền trừng phạt, như trường hợp của Nhã Thuyên.
Tất cả những sự can thiệp và trả thù … của chính quyền trong lãnh vực học thuật như vậy là một biểu hiện của việc chà đạp lên các quyền căn bản của con người, từ quyền tự do tư tưởng đến quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận. Tác hại của những sự chà đạp ấy nhiều và rất nghiêm trọng. Khi học thuật không có tự do, khoa học, cả khoa học xã hội và nhân văn, không thể nào phát triển; khi khoa học không phải triển, người ta không thể có một sự thông thái đích thực, hơn nữa, thậm chí, không thể nâng cao được trình độ dân trí, không phát huy được sức mạnh văn hóa trong việc phát triển kinh tế. Khi cả trình độ dân trí lẫn kinh tế thấp, cả dân tộc, may lắm, chỉ có thể làm những công việc lặt vặt như gia công và lắp ráp cho thế giới.

Bài cùng chủ đề

Để lại một nhận xét

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Bàn về Nội Ma&Ngoại Ma trong tâm lý con người

BÀN VỀ NỘI MA & NGOẠI MA TRONG TÂM LÝ CON NGƯỜI.

Trong chúng ta chắc ai cũng biết, dòng đời là vô thường luôn thay đổi. Do đó bất cứ cái gì từ bên ngoài dòng đời tác động vào trong tâm lý chúng ta, thì cũng đều là “ngoại ma”. Kể cả hình tượng Phật, hay ngôn ngữ kinh sách và khung cảnh chùa chiền tự viện gì cũng vậy. Vì tất cả những cái đó cũng đều là “ngoại ma” hết.

Vậy thì tâm lý của chúng ta thì sao? Và nếu tâm lý chúng ta luôn bị lôi kéo vì choáng ngợp bởi cái bên ngoài, thì đó chính là “nội ma” phát tác rồi. Do đó sống trên đời thì con người không sao tránh được đau khổ cả. Vì chính tâm lý chúng ta sinh ra yêu ghét, thì nó cũng là vô thường, là giả. Vì nó cũng luôn thay đổi. Và nó lại bị thu hút bởi mọi cái giả tạo bên ngoài nữa, thì làm sao con người chúng ta bình yên cho được…

Vì những gì thuộc hiện thực đời sống nếu nó là một. Thì khi nó tác động vào tâm lý chúng ta, thì nó sẽ sinh ra cả ngàn, cả tỷ cái hình bóng khác nữa. Và tất cả cái kho hình bóng chìm này, thì nó luôn lưu lại tại tiềm thức của chúng ta. Và chính nó đã làm cho chúng ta đau khổ vô cùng. Vì chúng ta “cảm thấy” mọi cảm xúc của mình y như là máu thịt của mình vậy. Chúng ta luôn nhìn thấy dòng suy nghĩ của mình là chính xác trong đầu mình rồi. Chúng ta cảm thấy mọi cơn đau của mình cũng là sự thật. Vì nó làm cho chúng ta đau đớn quá, thì làm sao nó là giả được. Vì chúng ta thấy rằng yêu người là mạnh hơn cả cái chết. Nên khi mất tình yêu rồi thì chúng ta thấy trời đất quay cuồng, như tất cả đã sụp đổ vậy. Và chúng ta nghĩ như vậy là bởi chúng ta đang bị chìm sâu trong nó rồi. Là chúng ta đang giẫy giụa trong vũng lầy suy tư và cảm xúc của mình rồi. Vì sự thật thì những cái đó chỉ là cảm giác, và cũng là vô thường mà thôi.

Vậy cái vô thường có ở bên ngoài, và có cả trong tâm trí của chúng ta nữa. Hai cái này chạy đuổi theo nhau, như bánh xe chạy trên đường ray tóe khói tóe lửa. Nó cứ cọ xát ma sát với nhau mãi, làm thành những âm thanh đinh tai nhức óc trong đầu. Và nhiều khi trong thinh lặng. Dường như chúng ta luôn nghe thấy cả ngàn tiếng nói của bọn quỷ sứ ùa về réo gọi. Và đó chính là tiếng nói của nội ma, phát sinh từ trong tâm tính của chúng ta vang lên đó thôi.

Vậy làm người sống trên đời, thì không ai thoát được cái nỗi ám ảnh kinh hoàng này hết. Vì nó là những giá trị không thực, nhưng chúng ta luôn nghĩ rằng nó là sự thật. Nên nó đã làm cho chúng ta phải nhận lãnh đau khổ vô biên. Vì chính sự phát triển đi cùng với sự vận động của đời sống, thì chúng ta phải đi học và mở rộng các mối quan hệ của cuộc sống. Chúng ta càng học tập và đọc sách cho nhiều, thì càng đổ thêm nhiều cái ngoại ma vào trong đầu mình nữa. Rồi danh lợi kích thích lòng tham của chúng ta càng ngày càng lớn. Thì chúng ta càng ngày càng phải chạy mãi trên những con đường nghiệp chướng của mình. Vì đó tất yếu chính là con đường mà mình phải đi qua. Vui buồn sướng khổ gì cũng phải dấn bước. Vì số phận đã dẫn dắt chúng ta như vậy rồi. Và chỉ khi nào sinh mệnh điêu linh của bạn được giải thoát. Thì khi đó chính bạn mới vượt qua được cái nghiệp lực do nội ma thúc đẩy bên trong, để đến nơi sáng lạng an toàn. Đó chính là lúc bạn đã nhận ra tâm tánh vốn có của mình, hòa chung với cuộc đời rộng mở này.

Vậy mới đầu thực tại vốn không, và vạn pháp là vô ngã. Nhưng trong cái nhìn vô minh của con người, thì nó hóa thành ngoại ma. Ngoại ma tràn vào trong tâm lý chúng ta hóa thành nội ma. Và bằng cách nào con người tu của chúng ta có thể quét sạch nội ma và ngoại ma đây, để nhìn thấy thế gian chính là quốc độ thanh tịnh. Chứ không thôi cỏi đời này cứ mãi là cái lò lửa đỏ vô cùng thãm thiết. Vì ngọn lửa tham sân si thiêu đốt tinh chất nội tâm chúng ta từng ngày từng giờ không ngừng nghỉ. Vì chúng ta nhận thức thế gian theo cái nhìn tà kiến. Nên dù chúng ta có đầy đủ danh tiếng và vật chất, thì ngọn lữa ma quái kia nó cũng không bao giờ tắt. Vì chúng ta không có cách gì chế phục được lòng tham lam của mình. Vì chúng ta không biết cách chế phục được con ma bên trong tâm lý của mình, nên chúng ta đau khổ hoài không nguôi.

Và sở dĩ cuộc đời vốn hổn loạn nên mới cần lễ nghi và pháp luật. Cũng như tình người là tráo trở, lật lọng và phản bội, nên mới cần tình nghĩa và lòng thủy chung. Chính những kẻ đầy nội ma trong tâm, nên suốt đời mong cầu tình nghĩa, chung thủy và những giá trị về đạo đức. Và điều đó sẽ đúng với tất cả những kẻ đầy tội lổi suốt ngày vô chùa khấn vái cầu xin mãi. Còn thật sự con người đã siêu thoát tự tại rồi, thì họ sống đúng như sự sống vốn trong sáng và đầy tràn ân tình như thế. Cho nên những khái niệm về tình nghĩa hay đạo đức đối với họ là thừa. Vì những cái đó chỉ có thể dành cho bọn người mang nhiều tội lổi mà thôi.

Do đó đứng trước cuộc đời, thì chúng ta phải biết chuyễn hóa mọi vật bên ngoài thông qua cái tâm vô lượng của mình. Thì lúc đó nhìn đâu cũng thấy là quốc độ thanh tịnh huy hoàng. Và đồng thời nội ma cũng đã khắc chế được. Mà thay vào đó là cái nội tâm tràn đầy Phật chất, rộng thoáng mênh mông như bầu trời. Vì cuộc đời này vốn rộng rãi hay nhỏ hẹp là do tâm. Tâm hẹp hòi khổ đau thì lúc nào cũng thấy khó chịu mệt nhọc. Nhìn ai cũng thấy ghét. Còn tâm rộng mở thì nhìn ai cũng thấy thương. Vì khi thương mình, thì mới biết thương người. Và biết thương mình thì có nghĩa là phải biết giải cứu cái tâm của mình, thoát ra khỏi cái ngục tù cố hữu bởi nghiệp chướng muôn trùng phủ vây kia đi. Vì khi chúng ta đã tự do tự tại rồi, thì sẽ thấy được gương mặt cuộc đời đích thực của nó là tươi đẹp huy hoàng như thế nào. Và bên trong nổi khổ niềm đau của chúng ta, cũng sẽ luôn có tất cả gương mặt của mọi người như thế. Chứ không phải chỉ thấy cái khó của mình mà thôi, rồi than trời trách đất mãi…

Nguy khốn hay bình yên cũng là tự tâm. Cái đó gọi là sự màu nhiệm của tâm hồn, chứ ý thức không thể làm được cái này. Sự giàu có của tâm hồn là vô lượng. Đại bi tâm là bất diệt trên đời. Vậy cái thân xác và cuộc sống ngắn ngũi này, cũng chỉ là phương tiện. Để chúng ta khai mở và nuôi dưỡng cái đại bi tâm đó. Vì nó mới thật sự vĩ đại. Còn tất cả những cái khác, đều nhỏ bé và thay đổi thôi. Đại bi tâm là phá tan nội ma ngoại chướng, để nhận thấy đại pháp của Phật trong tự nhiên hiện lên trong tâm mình. Để nhìn thấy cây cỏ lá hoa trên đời lung linh vô lượng nghĩa xứ. Vì trên đời này cái gì cũng có nghĩa hết, nếu chúng ta nhận biết và đọc được nó. Và những bài học của những cái cây đang rung lên trong gió, hay hoa cỏ thì thầm ngã nghiên trong mưa, thì đều có giá trị như những bài pháp lớn cao thượng nhất trên đời. Và muốn làm được điều đó, thì chúng ta phải có một tấm lòng chân thành và rộng mở đến vô lượng trước cuộc đời, thì mới làm được.

Còn lòng tham dục mê đắm của con người, vốn đưa chúng ta đi vào con đường bế tắt. Vì thế đối với con người. Chúng ta luôn luôn phải có những cuộc đấu tranh để phá vỡ những vách ngăn định kiến này, để khai thông bế tắc cho nhau. Vì bản tánh tham dục của con người, là luôn luôn dựng lên những vách ngăn muôn trùng, để chia cách chúng ta ra xa nhau. Và nó sẽ làm cho chúng ta nhỏ bé và mờ nhạt đi, với chính cái ý nghĩa tồn sinh của mình. Vì thế đối với những kẻ đầy định kiến cố hữu, thì không thể nói chuyện được. Vì ma chướng trong lòng nó quá nhiều rồi. Vì định kiến chính là những vách ngăn, chia cắt thế giới này ra làm nhiều mãnh vụn khác nhau, trôi lênh đênh trên dòng đời đầy ắp đau thương này…

Do đó đi tu là phải đi vào dòng của tâm. Là phải cố gắng gạt qua bên đường những vụn vặt tranh chấp của cuộc đời. Và phải cố ngoi lên giữa dòng đời đầy rác rưởi này để mà sống. Vì thế người tu là phải biết nhân quả nghiệp chướng để đối trị vô thường. Cho nên khi nghiệp chướng tới, thì phải bình tỉnh đối mặt để vượt qua, và sau đó là phải tránh tạo nghiệp. Vì thế nhất thiết phải khơi thắp từ tâm. Phải tìm cho được chánh niệm là ngọn lửa Phật tâm của mình, để xua tan bóng tối trong tâm. Có như thế nội ma mới đẩy lui được, và mới sống được, rồi mới tu được. Và như thế mình mới làm chủ được mình. Còn không chúng ta cứ mở cửa các căn, cho ma quỷ tràn vào mua vui cho cái thân xác này mãi, thì đó là con ma làm chủ chúng ta rồi. Và lúc đó chúng ta cũng đi tu, nhưng do ma sai khiến hết mọi việc. Chúng ta cũng làm Phật sự và tụng kinh gõ mõ vang trời, nhưng sao chúng ta cứ đau khổ mãi. Và trong lòng lúc nào cũng khó ăn khó ở khốn đốn mãi, thì việc tu hành này phỏng có ích gì đâu…

Vì mỗi người là có mỗi duyên phận, và nghiệp chướng khác nhau. Nên phải tùy nghi vận động mà sống, sao cho phù hợp với con đường tâm thênh thang của mình. Chúng ta phải suy nghĩ phóng khoáng tự do trong nội tâm, nhưng bên ngoài không buông lung làm càn. Chúng ta phải luôn nuôi dưỡng nguồn tâm của mình, để mỗi ngày nó càng lớn mạnh hơn. Nhưng ứng xử bên ngoài phải khéo léo tùy duyên, và không nên chấp vào phương tiện. Chúng ta không lo cái tâm rối bời nghèo nàn của mình đi, mà suốt ngày cứ muốn kiểm soát việc của người khác mãi. Tu hành mà không đẩy lùi được nội ma, thì không có cách nào tránh được ngoại ma tác động vào, rồi mang khổ nhiều thêm. Và như thế việc đi tu chỉ thấy khó khăn đau khổ thôi, chứ đâu có sung sướng gì. Vì chúng ta sống chung với ma cho nó hành hạ mình mà. Chứ làm sao chúng ta tìm được nguồn phúc lạc vô bờ, để mà sống trong quốc độ thanh tinh được.

Vì ô trược cũng là đây, và quốc độ thanh tịnh cũng là đây. Cũng là cảnh vật này, nhưng mỗi người sống với nó mỗi khác. Vì có người làm chủ cuộc đời mình, nhưng có người lại làm nộ lệ cho thân xác ma quỷ này. Chứ thiên đường hay địa ngục gì, thì cũng không có chỗ nào khác ngoài chỗ này cả. Vì chúng ta chìm đắm trong biển tham dục đau khổ nhiều quá, nên chúng ta mới mơ ước lên thiên đàng. Và cỏi Cực Lạc gì đó thì cũng chỉ là miếng mồi để dụ dỗ bọn người phàm phu ngu ngốc thôi. Chứ người tu cần gì về đó sau khi chết. Vì người tu chính là đại trượng phu có đầy phép màu trong tay mình rồi. Và chúng ta tu tập làm sao biến hóa cái cỏi đời ngũ trược ác thế này, biến thành cỏi Cực Lạc thì mới gọi là tu đúng đường. Vì tu là tận lực tri thiên mệnh. Là không mong cầu gì hết cho mệt. Không khấn vái xin sỏ ai hết. Vì nhân quả nghiệp chướng của ai náy lo, trời Phật cũng không giúp được gì đâu mà xin sỏ. Anh em cha mẹ thân thiết cũng không thể gánh nghiệp cho nhau được đâu. Và muốn làm được điều đó thì phải đẩy lùi nội ma trong tâm mình đi cái đả. Vì con ma đó ngày đêm rình rập chúng ta không rời. Do đó chúng ta phải phòng hộ tâm thật chắc, như người lính giữ thành vậy. Phải giữ giới để phòng ngoại ma. Và phải đốt lên ngọn đuốc chánh niệm soi đường mà đi trong bóng tối của tâm lý chúng ta vốn có đầy ma chướng…

Vậy làm sao chúng ta đi vào dòng được, trong khi nội ma và ngoại ma áp đảo chúng ta mỗi ngày đầy tràn như thác lũ. Và nếu bạn nhận thức theo kiểu lánh nặng tìm nhẹ, thì quả là không bao giờ chạy thoát khỏi bàn tay của ma vương rồi. Vì ma vương mà bao vây ai nhiều nhất, thì Phật cũng sẽ chú ý tới người đó nhiều nhất. Và nếu ai có sứ mệnh của một người con Phật cao cả nhất, thì ma vương cũng sẽ nhắm đến người đó nhiều nhất. Do đó cây cao thì gốc rễ phải sâu. Nếu không cành lá tốt tươi quá, thì chỉ cần một cơn gió thổi qua là đã bật gốc rễ lên rồi, thì làm sao sống được đây, nói gì là tu. Cành lá tốt tươi xung mãn chính là để che chở cho muôn loài. Còn gốc rễ mạnh mẽ là để hút những dòng nước mát sâu thẳm trong lòng đất để nuôi dưỡng cây đời. Là để nuôi dưỡng mạng mạch Phật pháp cho đời. Và đó chính là một cuộc chiến đấu lẫy lừng của người con Phật với ma vương, để tìm đường về đất Phật. Vì đất Phật cũng chính là tâm Phật của mình đây. Đó chính là sự giác ngộ nhìn thấy bản lai diện mục của mình. Chứ việc đi tu không phải chỉ sống nhàn nhã qua ngày ê a một vài câu kinh là xong. Cũng như mỗi người mỗi hạnh, và hãy làm hết phận sự của mình với cuộc đời đi, chứ đừng so sánh nhiều quá. Vì giá trị của cái hữu hình có to lớn đến đâu, thì cũng hoại diệt. Còn cái đại pháp kia thì sẽ mãi trường tồn bất diệt với nhân gian....

Vì thế người đi tu nên biết rằng. Nếu chúng ta càng khốn khổ, thì đó chính là nghiệp chướng tới rồi thì phải trả thôi. Chúng ta có tâm nguyện càng lớn, thì nghiệp lực càng lớn theo, nên như thế thì tránh sao khỏi gian nan đây. Và chính cái dòng nghiệp lực này sẽ đẩy chúng ta đi tới mãi. Nhưng chúng ta phải biết sáng tỏ chỗ nào là chỗ nào, để dừng lại trước khi quá muộn. Chúng ta phải cố gắng xét tâm mình thật kỷ, thật sâu từng ngày từng giờ, để chuyễn đổi tâm trở nên thiện lành an lạc. Thì lúc đó trí tuệ cũng bừng sáng, và chúng ta có thể hiểu được mọi chuyện trên đời. Vì chúng ta phải biết cuộc đời này vốn dĩ không có kẻ nào là kẻ thù của của mình hết. Có chăng là nghiệp duyên oan gia trái chủ phải gặp trên đường đời vậy thôi. Và khi giáp mặt với sự nhỏ nhen ích kỷ của người đời, thì đó cũng là việc bình thường. Vì thánh nhân sẽ có chỗ của thánh nhân, còn phàm phu thì cũng có chốn lui về của nó. Chúng ta phải giữ tâm hoan hỷ tất cả, vì chúng ta có trí tuệ và tình thương. Chúng ta biết, hiểu và thương rồi thông cảm được. Do đó chúng ta đã tự giải thoát cho mình rồi, và cũng để biết yêu thương cuộc đời này nhiều hơn nữa…

Và rõ ràng là nếu chúng ta vượt qua được khổ đau điêu linh, ly kỳ gây cấn của cuộc đời mình, thì mới đến bến bờ yên vui được. Vì Phật sẽ không cho không ai cái gì mà xin sỏ, hay dùng phương tiện để đổi chác đâu. Chúng ta phải rơi vào những hoàn cảnh khốn cùng, thì mới thật sự biết phía ngoài kia, là một thế giới rộng mở bao la và thật đáng quý xiết bao. Chúng ta phải lên tới đỉnh buồn, thì mới thấy được gương mặt Phật rạng ngời như ánh quang minh chói sáng trên cao. Chúng ta phải chìm sâu dưới đáy của khổ đau dập vùi, rồi mới thấy được an lạc bên kia cái chết. Chúng ta phải bị đem nấu trong lò lửa bát quái rồi, thì mới có phép màu và trường sinh bất tử được.

Vì thế khổ đau trên đời nói chung thì không ai tránh khỏi cả. Nhưng người tu chính là người phải đối mặt với khổ đau mà vượt qua nó, chứ không phải than trời trách đất và chịu đau khổ mãi trong tham lam sân hận thì thật khó coi quá đi. Vì đó chính là sự tự lực trong ý chí chiến quyết chiến quyết thắng của mình. Chúng ta bị nội ma phát tác phá hoại nội tâm mình đau đớn quá, thì chúng ta phải cố gắng hiểu nó, chứ không chạy quanh bên ngoài tìm đường khác mà đi. Tuy nhiên cái gì cũng cần trợ duyên và tha lực. Nếu chúng ta có nhiều phước đức, và có được sự trợ duyên và tha lực của người khác, thì hãy xem đó là cơ hội để vươn lên. Và hãy nghi nhớ và mang ơn điều đó, để làm động lực cho mình sau này, mà đáp đền cuộc đời. Nhưng nếu mình thoát khổ não rồi, thì bất cứ giá nào cũng phải liều mình cứu người khác vậy. Vì đó là trách nhiệm làm người của chúng ta.

Con người tu hành chân chánh là luôn khiêm hạ nhường nhịn. Mình sống không nên tranh hơn người khác, mà phải nhường nhịn cho người khác được vừa lòng như ý. Còn riêng mình thì phải thấu hiểu và tự thắng giải tự tâm đau khổ của mình đi. Đàng này đi tu thì lười biếng ngu si dốt nát, kinh kệ không thuộc. Vậy mà trong cuộc sống cứ giành phần hơn, rồi thích ra lệnh sai khiến người khác. Ngu hơn người khác mà lúc nào cũng giành phần thắng hơn người khác mới thật lạ. Sở dĩ người ta nhường nhịn mình, là vì cái hạnh khiêm hạ phải giữ gìn, chứ không phải người ta sợ mình hay ngu hơn mình. Do đó người tu bây giờ phần nhiều là có tâm nhận thức như người đời. Gặp những kẻ tu hành lừa đảo kiểu này thật khổ. Nói thì đủ thứ lung tung chẳng đâu vào đâu. Hành thì giãi đải lười nhác, nhưng luôn kiếm chuyện hãm hại người thực tâm tu hành. Nhiều khi mình muốn yên thân để tu cũng không được. Vì những kẻ này cứ kiếm chuyện phá quấy mình riết thôi. Vì cái đầu của nó không hiểu một cái gì hết. Và mình có nói ra cũng vô ích vậy…

Điều nguy hại nhất của người tu là hiểu sai những giá trị của tâm. Từ chổ khiêm hạ nhường nhịn hy sinh cho người khác. Mà kẻ ngu lại hiểu rằng sự hùng hổ chiến thắng sát hại người khác, mà cảm thấy hay ho mới thật quái gỡ lạ lùng. Vì cái tâm người đời nó khác, còn tâm người tu thì phải lấy từ bi làm gốc. Xét việc thì phải có chánh kiến không hùa theo lũ tiểu nhân nhỏ mọn. Đàng này người tu mà lấy sự thắng thua chửi rũa người khác làm hay. Và xem đó là giá trị sống thì thôi rồi. Sống với nhau như cái bóng vật vờ trong chùa, không có một chút tình nghĩa gì hết. Đi tu mà mỗi người ôm một khối đau khổ tột cùng, không nói năng gì được hết. Nói ra là tự ái giẩy nảy cả lên thì tu sai đường rồi. Mình không có lòng với người khác, thì chẳng ai có lòng với mình được. Người tu phải luôn phòng hộ cái tâm mình cho sáng lạng, còn những việc khác tùy duyên mà đối trị. Nhiều khi mình thấy trái tai gai mắt, nhưng mình không có duyên tham gia vào đó, thì nên đứng ngoài mà quên đi thì hơn. Chớ chuyện bình yên mà mình lại lao vào kiếm chuyện gây rối suốt ngày, thì thật là quá đáng lắm…

Vì nói cho cùng, đừng nghĩ chuyện bên ngoài nhiều quá mà phức tạp. Và nguyên nhân của nó, là do nội ma của mình phát tác ra, nên mới thấy nhiều chuyên như vậy thôi. Người ta sống sao cũng không bằng lòng mình được, nếu mình lúc nào cũng sân hận, ấm ức và ganh ghét oán thù. Vì xét cho cùng đó là vì tâm mình xấu, và thông qua cái nhìn tiêu cực của mình, thì mới thấy xấu như vậy. Vì tu hành mà chất chứa ma pháp ma đạo đầy nhóc trong tâm, vẫn không biết rồi cứ nói sằng bậy lung tung. Tham lam ích kỷ và hiểu sai các giá trị của đạo Phật hết, thì làm sao nói là người tu Phật cho được đây. Nội ma ngoại ma thả cửa hoành hành, buông lung tứ xứ rong chơi gian tà đủ kiểu, thì thử hỏi còn gì là Phật nữa. Lúc đó nhìn Phật, lạy Phật nhưng chẳng qua đó chỉ là hình tướng. Vì ông Phật này chỉ nói với mình toàn những điều ma đạo, ganh ghét đâm thọc hơn thua mà thôi…

Tu hành là sự dấn thân đấu tranh nội tâm vô tận bên trong. Vì nội ma nó cũng tấn công mình vô tận bên trong như vậy. Cho nên những kẻ không ý thức được con đường gian nan này là vô tận, thì không thể nào đủ dũng khí để tu hành đâu. Vì vô chùa đâu phải chỉ làm xong bao nhiêu đó việc là được. Vì nghiệp chướng là vô hình, và nó đâu chỉ giới hạn bằng các sự việc ngắn ngũi bên ngoài, để cho chúng ta so sánh, so bì và đánh giá được. Kẻ nào không biết nhìn vào tâm mình mà sửa sai, thì tu muôn đời cũng loanh quanh một chỗ. Cho nên từ đó cứ so đo tính toán mãi với những thứ bên ngoài. Rồi từ đó cứ hơn thua, gây gổ kiếm chuyện cho bằng được, với những cái lý do vô minh như thế. Những loại người “sa lầy” này là mệt mõi lắm. Vì bản thân họ mệt mõi rồi thì thôi. Đàng này còn kiếm chuyện đủ thứ, vì không hề biết mình biết ta là gì mà. Việc tu hành không lo, mà suốt ngày cứ lo hơn thua với người khác ở bên ngoài thì thật là đáng tội. Và cái hậu quả lớn nhất, là mấy người này coi như đã đầu hàng ma vương rồi. Cho nên bên ngoài thì tỏ ra ta đây, rồi làm đủ trò để che dấu tà tâm. Nhưng bên trong thì khốn khổ vô cùng, vì nội ma phát tác quá lớn rồi không thể ngăn chặn được nữa. Cho nên thấy cái gì bên ngoài cũng ham và chạy theo nó mãi. Và với lòng từ bi vô lượng của đức Phật, thì Ngài sẽ vô cùng yêu thương và đùm bộc những người này trước hết đó…

Việc tu hành không khó, mà khó là nhận thức phải biết linh hoạt và nhẫn nhịn là được. Là phải tiến thoái lưỡng nan đi về thông suốt, chứ không mắc kẹt vì cái tính tuyệt đối của mình. Vì có người tu từ tiền kiếp rồi, nên kiếp này gặp Phật là tỏ ngộ sáng đạo luôn, và cứ thế thẳng đường mà đi luôn. Còn có người tu cả đời mà cứ theo tà đạo mãi, nên vẫn ở ngoài cửa mà thôi. Và điều này là sự thật. Vì Phật và Tổ đều đã nói rồi. Vấn đề là phải đi vào dòng được là đi nhanh lắm. Còn nếu cứ loanh quanh chìm đắm trong ba cái thứ rác rưởi trên đời mãi, thì nói sao có được cái gì. Phật nói một đàng mà tu một nẽo thì cả đời không được gì hết, thì cũng đúng thôi. Phật nói vô thường thì phải nhận thức vô thường là gì? Phật nói khổ thì phải biết khổ là gì? Chứ không Phải khổ là la làng lên thôi. Phật nói tấm thân này là giả tạm, thì phải có pháp trong tâm để thấy pháp, rồi mới thấy thân này là giả tạm được. Còn tu cả đời mà trong tâm chẳng có gì, mà chỉ thấy toàn ma chướng vọng tưởng không, thì bảo sao thấy lời Phật nói là đúng được đây…

Vì hành trình tư tưởng trong tâm của con người là rất dài và rất sâu. Nó rất nguy hiểm và cũng rất vinh quang, khi chúng ta nhận thức được hạnh phúc từ nó. Mà điều này là tự mình biết để xem nó như nền tảng để mình sống trên đời. Vì khi cái bên trong mình lớn mạnh lên rồi, thì chúng ta sống rất an lạc hạnh phúc. Cho nên chúng ta rất sáng suốt và làm việc không biết mệt. Còn khi nội ma to tổ chảng trong tâm rồi, thì nhìn thấy cái gì cũng ngán và không dám làm. Người có trí tuệ làm việc thong dong mà cái gì cũng xong, và có xảy ra điều gì, thì họ cũng đều dự trù được hết. Còn nhìn một kẻ ngu si làm việc thì thật là vất vã vô cùng. Vì ngu ngốc cứ làm việc này thì nó lòi tiếp ra việc kia mãi. Trong chùa có vài ba việc ngày nào cũng làm như thế, mà cứ than khổ rồi nói làm không hết việc. Mình ngu si làm lung tung cho rối việc lên rồi lấy đó so bì. Trong khi mọi việc chính đáng trong chùa người ta âm thầm làm xong hết rồi, mà vẫn không biết. Tuy nhiên những bài học mà những kẻ ngu si này mang lại, thì cũng rất đáng giá trị đó. Vì có như vậy để chúng ta thấy rằng. Tu hành là tu chính trong những việc nhỏ nhất, tầm thường nhất, tồi tệ nhất mà mình đã trãi qua, thì sau đó mới nói đến những việc hoành tráng lớn lao được.

Phật nói cỏi Ta Bà này là ngũ trước ác thế thì chẳng khác nào nhà lửa. Vì thế Phật nhìn thấy chúng sanh chìm ngập trong nhà lửa đau đớn khổ sở vô cùng. Và đức Phật đã quên mình để hoằng hóa cứu độ chúng sanh. Và tài sản lớn nhất của Ngài trao cho chúng ta chính là đại pháp bất sinh bất diệt. Vì thế người con Phật khi xuất gia tu hành, bỏ nhà bỏ cửa mà đi, thì phải đi theo con đường bất sinh bất diệt đó. Phải có ý chí mạnh mẽ và sức chịu đựng thật lớn, thì mới đủ sức mạnh để nhận lấy đại pháp của Phật được. Và khi chúng ta nhận thấy trong pháp thân mình bừng sáng ngọn lửa Phật tánh thiên thu, thì sự an lạc hạnh phúc đầy tràn sẽ có mặt. Lúc đó là lúc chúng ta đã có đại pháp đầy đủ. Và đó chính là có đầy đủ lòng từ bi và trí tuệ. Có đủ sức mạnh để chịu đựng gian nan khốn khó trên đời. Có đủ hiểu biết và tình thương với mọi người. Lúc đó có gì xảy ra đi nữa thì chúng ta cũng thông cảm được, và luôn biết mang ơn cuộc đời tươi đẹp này…

Hãy hoan hỷ vui cười bừng sáng dưới ánh mặt trời tõa rạng…

………………………………………………

Dòng đời vốn hỗn loạn, mà trong tâm cũng rối bời thì đó chính là lò lửa đỏ thiêu đốt chúng sanh rồi. Vậy chúng ta hãy tìm về bản tâm vốn thanh tịnh của mình, để từ đó biến đổi dòng đời hỗn loạn trở thành quốc độ thanh tịnh trang nghiêm cỏi Phật….