Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

VÌ SAO ĐỒ THỜ Ở ĐỀN HÁT MÔN TOÀN SƠN MÀU ĐEN?

VÌ SAO ĐỒ THỜ Ở ĐỀN HÁT MÔN TOÀN SƠN MÀU ĐEN?


VÌ SAO ĐỒ THỜ Ở ĐỀN HÁT MÔN TOÀN SƠN MÀU ĐEN?

ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ

Đền Hai Bà Trưng
Ở địa phận xã Hát Môn huyện Phúc Thọ.


Vương là người huyện Mê Linh thuộc châu Phong (nay là xã Hạ Lôi huyện Yên Lãng), nguyên trước là họ Lạc, bà chị huý là Trắc, vì Thái thú Tô Định giết mất chồng nên cùng với bà em huý là Nhị dấy quân, đánh phá lị sở Giao Châu, bình định được 65 thành ở Lĩnh Nam, tự lập làm vương và đổi họ là Trưng. Sau khi bị Mã Viện đánh bại [hai bà tự vẫn]. Sau khi mất nhân dân nhớ mến lập đền thờ ở cửa sông Hát Môn. Hai xã Yên Cư và Hạ Lôi huyện Yên Lãng cũng có đền thờ, thường được các triều phong tặng.

Sử chép: Trưng Vương kháng cự Mã Viện, thế không địch nổi phải rút quân giữ Cấm Khê (có sách chép là Kim Khê). Thuỷ kinh chú chép: Cấm Khê là đất Cấm (Kim) Khê ở phía tây nam huyện Mê Linh. Nam Việt chí của Thẩm Hoài Viễn nói: Trưng Trắc chạy vào trong khe Kim Khê, 2 năm mới bắt được.

Lại xét: Trong đền thờ Bà Trưng, phàm kỷ án và các đồ tự khí hết thảy sơn then, tuyệt nhiên không dùng màu đỏ, dân địa phương không dám dùng sắc đỏ, những người đến lẽ hoặc xem, ai mặc sắc đỏ đều phải cởi ra. Tương truyền thần mất về binh khí, nên kiêng màu đỏ giống máu.

Trích: Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu văn hiếnĐịa chí. Nguyễn Thúy Nga và Nguyễn Kim Sơn chủ biên. Nxb. Hà Nội, 2010. và Huyện Phúc Thọ - Làng xã và những di sản văn hóa. Nguyễn Xuân Diện chủ biên, Hà Nội, 2010.
___________

Sử gia Vũ Ngọc Đình viết:

Sách Hậu Hán Thư còn viết tiếp: “Mã Viện chém Trưng Trắc, Trưng Nhị gởi đầu về Lạc Dương vào tháng Giêng năm 43…”.

Các sử gia của ta không nói đến cái chết của Hai Bà, hoặc thi vị hóa nó đi, thật ra cái chết bi thảm của Hai Bà cũng phải xem là cái chết “hùng vĩ của bậc hào kiệt vị quốc vong thân vô cùng đáng kính trọng, phải được cả dân tộc kính cẩn khóc thương và nhớ mối hận này”, chứ không nên lẩn tránh sự thật khiến làm suy yếu mất tinh thần quật cường của dân tộc ta. Cũng vì cái chết bi thảm của hai Bà mà các sử gia tránh không nói đến, nhưng ở đền thờ hai Bà ở địa phận xã Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây, bàn thờ và tất cả đồ tự khí hết thẩy đều sơn then, tuyệt nhiên không dùng màu đỏ, những người đến lễ hoặc xem, ai mặc áo đỏ cũng phải cởi bỏ. 

Người địa phương nói: “Tương truyền, Thần mất về binh khí, nên kiêng màu đỏ giống máu”. Đây cũng là một cách gián tiếp chứng nhận sự thật về cái chết của hai vị Vua Bà lẫy lừng này. 

Với cái chết của hai chị em Bà Trưng, sử gia Trần Gia Phụng trích dẫn các tài liệu, dẫn đến đoạn viết kết quả cuộc khởi nghĩa theo Hậu Hán Thư: “Khi Mã Viện được vua Hán cử sang Giao Châu năm 41, thì vào mùa xuân năm sau, Mã Viện đụng trận với Hai Bà Trưng tại vùng Lãng Bạc (theo Cương Mục Lãng Bạc là vùng hồ Tây Hà Nội ngày nay). Bà Trưng Trắc cùng chồng thua chạy. Mã Viện đuổi Bà Trưng đến Cẩm Khê, đánh thắng mấy trận, quân Bà Trưng bị tan rã (theo Cương Mục thì Cẩm Khê là vùng Sơn Tây ngày nay).

[Theo Nghiên cứu lịch sử]


Hình ảnh đồ thờ ở đền Hát Môn. Ảnh của Nguyễn Xuân Diện chụp năm 2011.
 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét