Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Chưa “Mất an ninh”, miền Tây đã ùn ứ lúa gạo, nông dân khổ…

Chưa “Mất an ninh”, miền Tây đã ùn ứ lúa gạo, nông dân khổ…

28-3-2020
Cảnh thu mua lúa trên kênh Xà No, Hậu Giang ngày 24/3 nay không còn nữa. Ảnh: internet
10g sáng hôm nay, bài báo của vnexpress.netvừa được post lên. Thực tế (thấy trước) này không hề do tôi “tưởng tượng”. Sau stt tôi vừa viết sáng nay, tôi nhận hàng loạt inbox. “Chị đói thì ăn tiền hay ăn gạo?”, “Đừng xúi dại, dich bệnh thế, chị bỏ tiền vào nồi nấu à?”, “Chị chưa biết nạn đói 1945 nên cứ chém gió thế”. “Mạnh vì gạo, bao vì tiền chị biết không, kho phải đầy gạo, mới yên tâm”. Tôi thấy cãi cũng vô ích. Chỉ mong họ hiểu một thực tế đau lòng đang diễn ra ở miền Tây. Khổ cho nông dân rồi, thấy không, phản ứng rất nhanh của thị trường, bây giờ, ai chịu khổ cho nông dân đây? Vừa ăn cơm xong, tôi xin tóm lược nhanh bài báo.
CÁC ÔNG CHÍNH QUYỀN TỈNH, GIÁM ĐỐC CÁC SỞ NÔNG NGHIỆP SAO CHƯA KÊU?
Hàng trăm nghìn tấn lúa của nông dân các tỉnh miền Tây khả năng bí đầu ra khi mấy hôm nay thương lái tạm ngưng mua. Giá sẽ rớt mạnh nếu không được xuất khẩu. Và vụ hè thu, nhiều diện tích ruộng sẽ bỏ trống. Lão nông Lê Văn Lam, 69 tuổi, 50 năm làm ruộng ở Tân Hồng, Đồng Tháp cho biết, vụ Đông Xuân nông dân làm giống chất lượng cao (lúa thơm) đạt năng suất trên 7 tấn mỗi ha. Giá lúa đang nhích lên… Ông cho biết mấy ngày qua do thông tin chưa rõ ràng liên quan việc tạm ngưng xuất khẩu gạo, giá lúa bất ngờ giảm 300-500 đồng một kg và rồi không có người mua. “Cái đà này, vụ Hè Thu tới tôi có thể bỏ trống 30 ha đất”, ông nói.
Nông dân tỉnh Đồng Tháp hiện thu hoạch hơn 97% trong tổng diện tích 200.000 ha, năng suất bình quân 7,1 tấn mỗi ha và “với tình hình này, 40.000 ha lúa Đông Xuân sẽ thu hoạch tiếp trong tháng 4 sẽ bí đầu ra hoặc giá rớt thấp”, ông Nguyễn Phước Thiện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp nói. Mỗi năm, Đồng Tháp sản xuất 3,5 triệu tấn nên nhu cầu xuất khẩu gạo rất lớn.
Ông Nguyễn văn Tâm, GĐ Sở Nông nghiệp Kiên Giang cho biết, miền Tây hiện dư thừa lúa gạo. Tình hình nông dân không bán lúa được, lúa bị rớt giá chắc chắn khiến hè thu sẽ còn khó hơn nữa…
GẠO ĐANG THỪA, SAO CỨ LO CHẾT ĐÓI?
Giáo sư Võ Tòng Xuân cho biết, với hơn 1,5 triệu ha vụ Đông Xuân này, miền Tây thu được khoảng 11 triệu tấn lúa, tương đương 5,3 – 5,5 triệu tấn gạo. “Giải pháp hài hòa nhất hiện nay là chỉ dự trữ 1,5 triệu tấn gạo, 4 triệu tấn còn lại xuất khẩu để nông dân được hưởng lợi”. Vì sao xuất “liều” vậy? Trời, phải biết thực tế sản xuất. Vì 3 tháng nữa lại có lúa hè thu rồi.
Mỗi năm Việt Nam sản xuất 40-43 triệu tấn lúa, tức hơn 20 triệu tấn gạo và lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 6-7 triệu tấn, 90% nguồn gạo xuất khẩu là từ ĐBSCL. Nhưng nói rõ, mình không đấu tranh cho xuất hay không xuất cụ thể, chỉ muốn ai nấy hiểu thực tế sản xuất đồng bằng và nghe nông dân nói. Còn với đồng bằng, định hướng đúng đã thành văn bản: Chuyển hướng “Thuận thiên”, thích ứng biến đổi khí hậu là quan điểm đúng, chứ không thể ích kỷ buộc nông dân miền Tây gánh mãi cái gánh “An ninh lương thực” cho cả nước (mà thực sự họ gánh tốt và gạo không thiếu) trong khi đất đai miền Tây đang chết dần chết mòn, con người thì thu nhập kém, khó khăn, nghèo khổ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét