Bài đăng nổi bật

CHÂN DUNG NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG

 CHÂN DUNG NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG  Tác giả : Nguyễn Đăng Mạnh Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trư...

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Năng lực dự báo đúng đỉnh dịch: Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong chống dịch Covid-19

Năng lực dự báo đúng đỉnh dịch: Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong chống dịch Covid-19

29-3-2020
Chỉ một tuần sau khi chính phủ nhận định “Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19” nằm ở “làm tốt việc cách ly những người từ nước ngoài trở về Việt Nam”, thì nguy cơ “ổ dịch nội địa” lại phát sinh ở ngay bệnh viện công, đa khoa lớn nhất Việt Nam, khiến phải “nội bất xuất, ngoại bất nhập”!
Điều này minh chứng cho nhận định, ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19 lúc này, không phải chỉ là làm tốt “cách ly người đi từ nước ngoài về”! (và từ 25/3 Việt Nam đã thực hiện phương án ngừng tiếp nhận các chuyến bay về Việt Nam!)
Nó nằm ở chỗ khác!
Đấy là khả năng của Ban Chỉ Đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 có nhận ra được hay không tầm quan trọng của việc phải có được một nhận định đúng mang tầm chiến lược: “ĐỈNH DỊCH COVID-19 ở Việt Nam” rơi vào thời điểm nào: Đang xẩy ra? Hai tuần tới? Một, hai, hay ba tháng nữa? Hay lại là “đã qua rồi!”?
Bởi có nhận ra được tầm quan trọng của việc xác định cho đúng đỉnh dịch, mới có động thái huy động nguồn lực tốt nhất dồn vào hoạt động “mô tả thực trạng diễn biến dịch và dự báo đỉnh dịch” cho thật chính xác, càng sớm càng tốt.
Mà muốn dự báo được chính xác “đỉnh dịch” rơi vào thời gian nào, thì cần có những số liệu dịch tễ học phản ánh thực tế thật khách quan, khoa học, về diễn biến lây truyền trong cộng đồng cùng các yếu tố nguy cơ tồn tại từ hoạt động của hệ thống phòng chống dịch cũng như từ phía người dân!
TẦM QUAN TRỌNG MÔ TẢ CHO ĐÚNG THỰC TRẠNG NGUY CƠ LÂY TRUYỀN TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ DỰ BÁO ĐỈNH DỊCH
Về mặt y tế, đỉnh của một dịch bệnh truyền nhiễm như COVID-19, được hiểu là quãng thời gian mà dịch bùng phát mạnh nhất, lây nhiễm trong cộng đồng nhiều nhất. Số lượng người nhiễm lên cao nhất, kéo theo, số người có biểu hiện lâm sàng cao nhất, và số phải cần hỗ trợ y tế cũng cao nhất. Tóm lại, là lúc “người bệnh” đổ đến các cơ sở y tế nhiều nhất! Ngành y tế phải “tổng động viên nguồn lực” ở mức cao nhất có thể!
Không dự báo được để có kế hoạch đối phó “khủng hoảng” nhân lực, trang thiết bị, sinh phẩm… chắc chắn xẩy ra, như đã thấy với COVID-19 ở cả một số nước có tiềm lực tốp đầu thế giới! Chất lượng chăm sóc y tế đi xuống, tỷ lệ “chữa bệnh thêm họa” phát sinh, gây tăng lây nhiễm, dịch bệnh thêm kéo dài, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí chăm sóc y tế…
Về mặt kinh tế – chính trị – xã hội, dự báo được “đỉnh dịch” giúp điều chỉnh chọn lựa chiến lược phòng chống chủ động cho phù hợp nhất với thực tế và chủ động định lại kế hoạch “ổn đinh xã hội” sớm nhất có thể. Tâm lý xã hội phụ thuộc nhiều vào thời gian dự báo “đỉnh dịch” xẩy ra, và tính chính xác của dự báo. Đỉnh dịch được thông báo “trong 2 tuần tới” khác hoàn toàn với “2 tháng”, hay “3 tháng nữa”!.
ĐÁNH GIÁ ĐÚNG THỰC TRẠNG DIỄN BIẾN VÀ DỰ BÁO ĐỈNH DỊCH: DỰA VÀO ĐÂU?
Câu trả lời là dựa vào các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng chuẩn mực, và chạy chương trình toán dự báo dịch tễ, vốn đã có sẵn.
Khoa học đã có cả test kháng nguyên (phát hiện sự có mặt vi rút ở người nhiễm), và cả test kháng thể (đã nhiễm và đã vượt qua; không bị nhiễm lại).
(A) Dùng test phát hiện kháng nguyên, chỉ ra tỷ lệ trong cộng đồng đang có nhiễm vi rút. Kết hợp với điều tra tính hệ số lây nhiễm Ro, cùng các yếu tố nguy cơ khác đến từ hệ thống thực thi phòng chống dịch và hành vi của người dân tuân thủ, làm đầu vào cho dự báo mức độ lây lan, theo các phương án tuân thủ khuyến cáo y tế khác nhau.
(B) Dùng test phát hiện kháng thể trong huyết thanh, chỉ ra tỷ lệ đã nhiễm và đã có miễn dịch. Kết hợp với kết quả từ điều tra (A) làm đầu vào nhân định chính xác tình hình dịch hiện tại đang có trong cộng đồng, và thực hiện dự báo đỉnh dịch theo các phương án tuân thủ lời khuyên phòng chống dịch đạt được ở người dân.
Nên làm các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng (A) và (B) với các mẫu độc lập, nhưng cho cùng một khu vực (tỉnh/thành phố), khu trú ở nhóm từ 15 tuổi trở lên, với thiết kế mẫu nhiều bậc, ngẫu nhiên phân tầng cân xứng (mutistage, stratified random sampling) cho phép nhận định đến từng nhóm tuổi (khoảng cách 10 năm), cỡ mẫu tối thiểu khoảng 2.000 trở lên cho một nghiên cứu.
Nếu tốt nữa, làm nhắc lại nghiên cứu đó thêm một vài tỉnh, thành, cho phép nhìn ra diễn biến dịch và dự báo nguy cơ đỉnh dịch thêm độ tin cậy cho toàn quốc.
LIỆU ĐỈNH DỊCH ĐANG Ở PHÍA TRƯỚC HAY ĐÃ Ở PHÍA SAU?
Mặc dù các nghiên cứu dịch tễ học cộng đồng nêu trên chưa được thực thi. Nhưng nhìn diễn biến dịch xẩy ra trên thế giới và ở Việt nam, cũng có thể đưa ra nhận định lý giải một cách logic để trả lời câu hỏi trên.
Đây là một câu hỏi rất thú vị. Tôi tin Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 mong mỏi, và họ phải đã có nhận định của họ. Chưa bàn vấn đề chính xác đến đâu!
Bởi toàn cầu hóa, nên các bạn đều đã có thông tin trong tay, về diễn biến dịch ở mỗi nước, các bạn đều có thể đưa ra những nhận định của riêng mình cho câu hỏi trên.
Không ai cấm chúng ta tư duy, nhất là tư duy khoa học nhận định cho vấn đề diễn biến dịch bệnh đang xẩy ra. Vấn đề không phải là chính xác ta mới nói! Mà là mức độ tư duy khách quan đến đâu ta có.
Còn tôi, sẽ viết trong một bài tiếp theo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét