Bài đăng nổi bật

CHÂN DUNG NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG

 CHÂN DUNG NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG  Tác giả : Nguyễn Đăng Mạnh Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trư...

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Những ngọn đèn báo hiệu chiến tranh

Những ngọn đèn báo hiệu chiến tranh

28-3-2020
1/ Trật tự thế giới bị đặt lại
Nếu ta tìm hiểu các nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ II, ta thấy nguyên nhân “trật tự thế giới bị đặt lại” là một điều quan trọng mà ít thấy các sử gia VN nói tới.
Trật tự thế giới đã bị “đặt lại” qua nhiều hình thức:
Hội Quốc liên đã “im lặng” trước hành vi xâm lược của Nhật đối với các vùng lãnh thổ của TQ. Mở đầu là Mãn Châu 1931, sau đó là toàn lãnh thổ TQ 1937. Định chế quốc tế này cũng bất lực trước sự xâm lược của Đức đối với các quốc gia (Áo và Đông Âu…).
Song song đó ở Châu Âu, Đức rút khỏi Hội quốc liên (1934) đồng thời tuyên bố vô hiệu lực hiệp ước Versailles ký năm 1919. Những điều khoản trong hiệp ước Versailles như bồi thường chiến tranh, hay buộc Đức phải ký nhận trách nhiệm hoàn toàn về hệ quả gây ra Thế chiến thứ nhứt, đã khiến cho nước Đức suy sụp về kinh tế trong khi lòng dân khao khát “phục thù”.
Nếu ta đối chiếu với các sự hiện hôm nay, ta cũng thấy “trật tự thế giới” bị đặt lại.
LHQ đã bất lực trước các vụ xâm lấn lãnh thổ (Nga đối với Ukraine, Do Thái đối với Palestine, Thổ đối với Syrie, TQ đối với VN (HS và các bãi đá TS…).
Luật lệ quốc tế cũng bị thách thức, nhiều hiệp ước quốc tế không được các quốc gia thi hành… TQ không nhìn nhận phán quyết của tòa Trọng tài thường trực 2016 về nội dung “giải thích và cách áp dụng Luật Quốc tế về Biển 1988 (UNCLOS), Mỹ ủng hộ Do thái trong những quyết định đi ngược lại nội dung của LHQ về các vấn đè Palestine. Mỹ cũng đơn phương rút khỏi Hiệp định Paris COP 21 về biến đổi khí hậu…
2/ Sự trỗi dậy của chủ nghĩa “phát xít”
Chủ nghĩa “phát xít” thể hiện đầy đủ qua các “hiện tượng” thấy được ở Đức, Ý, Nhật (và trong chừng mực Tây Ban Nha) trong thời kỳ 1930-1945.
Dấu hiệu manh nha của chủ nghĩa phát xít là hô hào sử dụng bạo lực để giải quyết những tranh chấp. Các phương pháp ngoại giao, thỏa hiệp, hay các nguyên tắc dân chủ đều bị đả phá, hay loại bỏ. Lãnh tụ được “suy tôn”. Lòng “hận thù” được kích động, qua các hình thức “kỳ thị chủng tộc”, hận thù chủng tộc, hay đề cao chủng tộc. “Quốc gia” được đề cao hững người theo Chủ nghĩa này chống lại phe “hòa bình”, cho rằng phe này “hèn nhát”.
Nếu ta nhìn nước Mỹ thời TT Trump, đã có những dấu hiệu của “phát xít”, tuy còn “rụt rè” vì luật pháp nước Mỹ không cho phép. Nhưng các hiện tượng “tôn sùng lãnh tụ”, “kỳ thị chủng tộc”, đả phá nền tảng dân chủ, đề cao vũ lực và coi nhẹ ngoại giao…
TQ ta cũng thấy hiện tượng tương tự, như thi đua vũ trang, chủ trương sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp, tôn sùng lãnh tụ, đề cao “dân tộc chủ nghĩa”…
3/ Khủng hoảng kinh tế
Sách sử ký của VN đặt nặng vấn đề “ý thức hệ” do đó nguyên nhân Thế chiến thứ II thường qui kết cho cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 ở Mỹ.
Thật vậy, hầu như tất cả các cuộc chiến tranh đã xảy ra trên địa cầu đều bắt nguồn từ “kinh tế”. Tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, tranh chấp lợi ích “địa chiến lược”… đều có nguyên nhân từ “kinh tế”.
Nhưng nếu đơn thuần chỉ nói “khủng hoảng kinh tế” là không nói lên được chuyện gì.
Nhưng nếu nhìn nhận khủng hoảng kinh tế 1929 bắt nguồn từ Mỹ là “nguyên nhân” Thế chiến thứ II, thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới sắp tới sẽ đặt lại “trật tự thế giới” từ lâu đã rất lỏng lẽo. Điều này tôi đã viết trong bài trước.
TQ vừa ra khỏi đại dịch cúm, trên đường hồi phục, trong khi Mỹ và các quốc gia Châu Âu bắt đầu bước vào khủng hoảng. Hầu hết (nếu không nói là tất cả) các dụng cụ y tế, thuốc men… mà Mỹ và Châu Âu sử dụng đều sản xuất từ TQ.
Nước Mỹ và Châu Âu hiện đang khủng hoảng nặng nề về y tế, nguyên nhân do thiếu chuẩn bị.
Mỹ và Châu Âu mặc dầu “biết trước” dịch sẽ đến (ngoại trừ ông Trump do dốt hay do lạc quan tếu). Tất cả đều thấy những tai hại của dịch và thấy rõ sư thiếu thốn dụng cụ y tế của quốc gia, nếu đại dịch bùng phát.
Tức là trong cơn khủng hoảng y tế, TQ, phía sản xuất dụng cụ y tế, là phe nắm “kèo trên”. Kinh tế của TQ trên đường hồi phục. Quốc phòng của TQ hiện dư sức giữ chân Mỹ đứng ngoài các xung đột Đài Loan và Biển Đông.
Qua cuộc “hội thảo” của G20 hôm qua, ta không thể không đặt vấn đề là Tập Cận Bình đã “ép” được Trump nhượng bộ.
4/ Chiến tranh thế giới, giữa hai phe Mỹ và TQ, có xảy ra hay không? Nếu không có dịch Covid-19, trước sau gì nó cũng tới. Nhiều học giả thế giới đã tiên đoán việc này.
Nhưng đại dịch Covid-19 có thể làm “khó” nước Mỹ.
Đài Loan hay Biển Đông sẽ là “lợi ích” mà Mỹ phải nhượng cho TQ để nước này cung cấp thiết bị y tế cần thiết cho Trump?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét