Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Gạo dư không lo thiếu

Gạo dư không lo thiếu

30-3-2020
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản xuất lúa năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn, trong đó: Vụ Đông Xuân sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn, sản lượng ĐBSCL ước đạt 10,8 triệu tấn; Vụ Hè Thu ước đạt 11 triệu tấn, riêng ĐBSCL ước đạt 8,7 triệu tấn (đã xuống giống được 0,3 triệu héc ta, tập trung ở vùng không bị ảnh hưởng hạn mặn); Vụ Thu Đông tại ĐBSCL ước đạt 4,2 triệu tấn; Vụ mùa ước đạt 8,2 triệu tấn, tập trung ở ĐB sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.
Riêng ĐBSCL, vụ Đông Xuân đã thu hoạch được 1,3 triệu héc ta/1,54 triệu héc ta gieo trồng, sản lượng thu hoạt được 9 triệu tấn/10,8 triệu tấn dự kiến.
Về nhu cầu sử dụng, nhu cầu trong nước năm 2020 (đã bao gồm cả dự trữ) là 29,96 triệu tấn thóc, trong đó nhu cầu để ăn là 14,26 triệu tấn, dự trữ 3,8 triệu tấn. Như vậy, lượng thóc còn dư có thể xuất khẩu là 13,54 triệu tấn, tương đương 6,5 – 6,7 tấn gạo.
Về thị trường xuất khẩu, Philippine là số 1 trong 2 tháng đầu năm 2020, đạt hơn 357.000 tấn, chiếm 38,44% tổng lượng xuất khẩu. Châu phi là thị trường lớn thứ 2, đạt hơn 105.000 tấn, chiếm 11%.
Đáng chú ý, xuất khẩu sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm 2020 đạt 66.222 tấn, tuy tăng tới 595% về lượng (do 2 tháng đầu năm 2019 nhập rất ít) nhưng chỉ chiếm 7,13 tổng lượng xuất khẩu. Như Báo Sạch đã thống kê trong các bài viết trước, Trung Quốc chỉ nhập nếp và tấm nếp là chính, gạo thường rất ít.
Vì tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc Bộ Công thương và Chính phủ đề nghị thực hiện rà soát lượng lúa gạo dự trữ, kiểm soát chặt các đơn hàng xuất khẩu là cần thiết để đảm bảo an ninh lương thực, không gây xáo trộn đời sống xã hội như những ngày đầu tháng 3/2020 vừa qua tại Hà Nội.
Tuy nhiên, như đã thông tin, việc sử dụng chiêu bài “bài Tàu”, đăng tải các thông tin chưa đầy đủ về tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo 2 tháng đầu năm 2020 đã tiếp tục khiến dư luận hoang mang, quyết định tạm ngưng xuất khẩu gạo của Chính phủ (chuẩn y đề xuất ban đầu của Bộ Công thương) đã khiến giá lúa đảo chiều, tạo cơ hội cho thương lái ép giá mua của người nông dân (cấm xuất khẩu thì các doanh nghiệp không dám mua vào, có lẽ chỉ Vinafood mua cho các đơn hàng rẻ mạt đã ký từ trước, người nông dân trong thời đại internet cũng bị thu hẹp cơ hội “ngã giá” với thương lái).
Trong một diễn biến liên quan, theo Bộ NN&PTNT, diện tích lúa Đông Xuân 2019-2020 bị thiệt hại bởi hạn hán – xâm nhập mặn là không đáng kể do Bộ và các địa phương đã chỉ đạo xuống giống sớm. Bên cạnh đó, vụ Đông Xuân năm nay được mùa, năng xuất bình quân 7 tấn/héc ta, nên đã bù đắp được tác động của hạn mặn.
Sản lượng thóc gạo tại ĐBSCL vì vậy dự kiến tương đương năm 2019.
Theo tìm hiểu của Báo Sạch, vì “thích ứng” với biến đổi khí hậu bằng cách thức như trên (xuống giống sớm), cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng hạn hán – xâm nhập mặn tại ĐBSCL năm nay khốc liệt hơn.
Như đã nói, trồng lúa tiêu tốn rất nhiều nước ngọt, việc dẫn nước vào các kênh nội đồng phục vụ “xuống giống sớm” cũng là nguyên nhân nhiều sông/nhánh sông tại ĐBSCL khô cạn, hình ảnh trong và ngoài nhiều cống ngăn mặn kiệt nước, đáy sông nứt toác gây ám ảnh.
Đây lại là vấn đề về thích ứng với biến đổi khí hậu, về trút bỏ gánh nặng an ninh lương thực trên vai người nông dân trong tương lai mà Báo Sạch đã và đang đề cập và thực hiện.
Riêng chuyện “bài Tàu”, cổ vũ việc cấm xuất khẩu gạo của một số Facebooker thời gian qua cho thấy họ chưa đủ thông tin, hoặc “hỗ trợ” cho doanh nghiệp muốn thu gom gạo ngay khi vụ Đông Xuân kết thúc, vụ Hè Thu tại ĐBCL đang tới gần với giá rẻ mạt.
Việc làm đó gián tiếp gây thiệt hại cho người nông dân ĐBSCL đang quay quắt giữa cơn hạn mặn, khi giá lúa đảo chiều gần như lập tức khi có thông tin ngưng cho xuất khẩu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét