Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Ai muốn cấm xuất khẩu gạo?

Ai muốn cấm xuất khẩu gạo?

Trung Bảo
27-3-2020
Chưa có quyết định cuối cùng về việc xuất khẩu gạo, phải đợi đến ngày 28/3, tuy nhiên chiều 26/3 Chính phủ đã mở ra một lối thoát cho thị trường lúa gạo. Đồng ý cho xuất đi hợp đồng cũ, hạn chế xuất khẩu gạo 504. Các thứ còn lại: gạo thơm, nếp, gạo Nhật được xuất.
Trước đó, cuộc họp chiều 23.3 của Chính Phủ về đảm bảo An ninh lương thực chỉ có hai công ty xuất khẩu gạo tham gia là Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc và Tổng Công ty Lương thực Miền Nam. Chính từ cuộc họp này đã xuất hiện quyết định ngừng xuất khẩu gạo.
Ngay lập tức, thị trường lúa gạo lẫn dư luận xôn xao với quyết định này. Thị trường phản ứng ngay tức thì với việc sụt giảm giá thu mua gạo từ nông dân. Giá lúa ở các tỉnh miền Tây lập tức tụt 200 đồng/kg đối với mỗi loại. Có nghĩa, mỗi tấn lúa người nông dân sẽ mất đi 200.000 đồng (tương đương 8,5 USD). Cần biết thêm, cứ 2 tấn lúa tương đương 1 tấn gạo.
Các công ty xuất khẩu gạo chắc chắn không thiệt hại gì với điều này vì các hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với đối tác theo mức giá (tạm tính) trước khi có quyết định ngưng xuất khẩu. Thậm chí, họ còn thu lợi.
Hãy trở lại với đoạn đầu bài viết, chúng tôi nhắc đến việc có chỉ đạo không xuất loại gạo 504. Tên đầy đủ của loại gạo này là IR50404, là loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc tính cho năng suất cao nhưng chất lượng gạo rất kém. Người nông dân trồng để bán chứ họ cũng không ăn loại này. Giá bán loại này trên thị trường đang ở mức 400$/tấn. Thế nhưng, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc đã “lỡ” ký với Cuba giá 365$/tấn, với Malaysia giá còn rẻ mạt hơn, 334$/tấn. Có sự chênh lệch này là bởi yếu tố dịch bệnh làm giá gạo tăng khiến các hợp đồng đã ký đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng nề.
Đến đây hẳn bạn đã hiểu tại sao có người muốn Thủ tướng ra quyết định ngưng xuất khẩu gạo bằng lý do rất hệ trọng: An ninh lương thực. Đi kèm với đó là hệ thống truyền thông tung tin dùng chiêu bài rất cũ để lừa bịp người không quan tâm: Bài Trung Quốc. Khi đọc những thông tin về nhu cầu mua gạo tăng 700% từ Trung Quốc được đưa không kèm con số để đối chiếu, người “thính mũi” sẽ thấy ngay có mùi thao túng dư luận ở đây.
Báo Sạch liên tục dùng các số liệu từ các cơ quan Chính phủ để chứng minh lượng gạo sản xuất ra và dự trữ luôn đảm bảo an ninh lương thực, yếu tố Trung Quốc cũng không phải chuyện quá quan trọng khi lượng gạo được nước này thu mua trong 2 tháng qua chỉ chiếm chừng 1% lượng gạo xuất đi trong 1 năm của Việt Nam.
Cho đến lúc này, phải khẳng định rằng có những kẻ đứng sau sử dụng truyền thông “bẩn” để thực hiện cho được việc chi phối quyết định ngưng xuất khẩu gạo của Thủ tướng. Có ngưng xuất gạo thì mới ép giá nông dân mua vào, thì mới tránh được thua lỗ hàng chục triệu USD, tránh được bị cách chức, đi tù.
Chỉ có người nông dân lại è lưng ra gánh khoản lỗ này với nhiệm vụ rất ư cao cả: Đảm bảo an ninh lương thực.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét