Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

Đồng bằng Sông Cửu Long (Tiếp theo)

Đồng bằng Sông Cửu Long (Tiếp theo)

2-3-2020
Tiếp theo bài trước
Nam kỳ “lục tỉnh” không hẳn chỉ có hệ thống sông “Cửu Long” bị “cạn dòng” (và Biển Đông dậy sóng), nói theo các “học giả dân tộc chủ nghĩa”. Hệ thống sông Đồng Nai (gồm nhiều con sông như sông Sài Gòn, sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ (Đông và Tây), sông Thị Vải v.v…) hiện thời cũng “tơi tả” vì hạn, mặn. Nhất là lưu vực sông Vàm Cỏ.
Lưu vực hai con sông Vàm Cỏ và sông Tiền Giang bồi đắp lên dải đất gọi là “miệt vườn”, nơi ruộng lúa phì nhiêu nhất miền Nam và cây trái thơm ngọt cung cấp cho cả nước.
Báo Long An “báo cáo” tình hình hạn mặn đất “miệt vườn” như sau:
“Hiện nay, do ảnh hưởng của kỳ triều cường kết hợp nắng nóng và gió chướng mạnh nên độ mặn trên các sông trong tỉnh như Rạch Cát, Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Tra tiếp tục tăng thêm từ 0,20-4,30 gram/lít (g/l) và cao hơn so cùng kỳ năm 2018 (theo ngày âm lịch) từ 0,20-11,7g/l.
Trên sông Vàm Cỏ Đông: Độ mặn 1,0g/l vượt qua cầu Rạch Vong, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, cách sông Soài Rạp khoảng 72km; độ mặn 4,0g/l gần đến cống Ông Bình, huyện Cần Đước, cách sông Soài Rạp khoảng 48km. Trên sông Vàm Cỏ Tây: Độ mặn 1,0g/l gần đến cống Kỳ Son, huyện Châu Thành, cách sông Soài Rạp khoảng 62km; độ mặn 4,0g/l vượt qua cống Sông Cui, huyện Châu Thành, cách sông Soài Rạp khoảng 42km (so cùng kỳ năm 2018 theo ngày âm lịch chưa xuất hiện).” Hết trích.
Nhắc lại để bà con “cuồng Trump” và các “học giả dân tộc chủ nghĩa” nhớ là lưu vực sông Đồng Nai (cùng với hệ thống kinh rạch các tỉnh “miệt vườn”) không quan hệ gì tới sông Cửu Long. Lưu vực hai hệ thống sông Cửu Long và Đồng Nai cách biệt, kiểu “nước sông không chạm tới nước giếng”.
Nhưng hạn mặn lưu vực sông Cửu Long và hạn mặn lưu vực vực sông Đồng Nai năm nay có chung một nguyên nhân. Đó là do “biến đổi khí hậu”.
Những người ủng hộ ông Trump, ủng hộ “chủ nghĩa hoài nghi” về sự hiện hữu của việc “biến đổi khí hậu”. Qua hiện tượng hạn mặn khu vực “miệt vườn” từ nhiều năm nay cần phải xét lại chính mình.
Bà con “cuồng Trump” và các học giả “dân tộc chủ nghĩa” thù Tàu cách mấy thì cũng không thể qui kết việc các con sông, kinh, rạch “miệt vườn” bị “cạn dòng” là do các con đập của TQ chặn nước ở thượng nguồn.
Oan có đầu nợ có chủ, không phải cái gì cũng đem đổ lên đầu thằng Trung Quốc được.
Học giả là những người có học nhiều. Vì có học nhiều, có hiểu biết nhiều, nên người ta gọi họ “có đầu óc thông thái”. Trước một “biến cố” đối với quốc gia, dân tộc… người ta mong đợi những “giải pháp” nơi các học giả.
Vụ cúm Vũ Hán ta thấy “lãnh đạo” VN chạy vòng vòng, nay nói thế này mai nói thế kia. Không một ai có giải pháp, từ việc nhỏ như quyết định cho học trò đi học hay không? Vì sao không đi học? Vì sao đi học?
Trong vụ cúm Vũ Hán, đến nay chỉ thấy ông Nguyễn Thành Phong Chủ tịch UBND Sài Gòn là có “tư cách” của một người “lãnh đạo có trách nhiệm”.
Vậy thì “học giả” VN có giải pháp nào cho vụ hạn mặn ở miệt vườn? Ở lưu vực sông Cửu Long?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét