Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2020

Mùa Covid-19, đột nhiên nhiều người bị ngã xuống chiến trường!

Mùa Covid-19, đột nhiên nhiều người bị ngã xuống chiến trường!

31-7-2020
Cả nước đang dồn sức chống dịch, không phải lúc tranh cãi hay phản biện. Thế nhưng, có những thông tin cần phải “nói lại cho rõ” ngay.
Nhân 90 năm thành lập ngành Tuyên giáo, Thủ tướng có bài phát biểu chào mừng tại buổi gặp mặt văn nghệ sĩ tổ chức ở Hà Nội. Báo Tuổi Trẻ đã in toàn văn, có đoạn như sau:
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, không ít văn nghệ sĩ ngã xuống chiến trường trong tư thế người chiến sĩ như nhà văn Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Sáng, Phan Tứ, Nguyễn Trung Thành, Trần Hiếu Minh, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý… tạo nên “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ” (Thơ Lê Anh Xuân), tô thắm hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ”, “anh giải phóng quân”.
Bài đưa lên lúc 7h47′ đến chiều 31/7 thì vẫn còn y nguyên*. Chứng tỏ nội dung trên được mặc định chính xác.
Ảnh: Báo Tuổi Trẻ
Xin thưa, có 4 nhân vật lừng lẫy được liệt kê “ngã xuống chiến trường”, vẫn còn sống sau ngày đất nước thống nhất.
Thứ nhất, nhà văn Anh Đức, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông sinh năm 1935, đến năm 2014 mới qua đời ở tuổi 79.
Thứ hai, nhà văn Nguyễn Sáng (bút danh khác Nguyễn Quang Sáng) được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông sinh năm 1932, đến năm 2014 mới qua đời ở tuổi 82. (Còn có một Nguyễn Sáng nữa là họa sĩ Nguyễn Sáng, cũng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, sinh năm 1923, đến năm 1988 mới qua đời ở tuổi 65).
Thứ ba, nhà văn Phan Tứ, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông sinh năm 1930, sau năm 1975 còn làm Đại biểu Quốc hội của Đà Nẵng, đến năm 1995 mới qua đời ở tuổi 65.
Thứ tư, nhà văn Nguyễn Trung Thành. Nghe có vẻ lạ, nhưng Nguyễn Trung Thành là một bút danh khác của nhà văn Nguyên Ngọc, được dùng giai đoạn viết tác phẩm nổi tiếng “Rừng Xà Nu”. Nhà văn Nguyên Ngọc sinh năm 1932, hiện nay vẫn còn sống khỏe mạnh và minh mẫn. Ông tự rút tên đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh, nên nhắc đến ông trên báo chí chính thống thì bút danh Nguyên Ngọc được thay bằng bút danh Nguyễn Trung Thành.
Thủ tướng bận trăm công nghìn việc. Thủ tướng không có thời gian biên soạn, chỉ có thể đọc bài phát biểu chào mừng do người khác viết sẵn. Đồng chí trợ lý nào đã chấp bút cho Thủ tướng, mà lại thiếu cẩn trọng như vậy?
Đề nghị, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương có ý kiến yêu cầu báo Tuổi Trẻ đính chính dùm…
*Ghi chú của Tiếng Dân: Đến 21h45′ ngày 31/7/2020, nội dung trên báo Tuổi Trẻ đã được cắt bỏ:
Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét