Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

Kẻ cắp cũng được bảo mật thông tin cá nhân?

Kẻ cắp cũng được bảo mật thông tin cá nhân?

27-7-2020
Báo Thanh niên, ở phần box sau bài viết, dẫn lời ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành về Bí mật thông tin tác giả:
Một điểm “nghẽn” khiến công chúng thắc mắc là không biết danh tính thật của các tác giả từ điển sai, đạo nhái. Về điều này, ông Nguyễn Nguyên cho biết theo bộ luật Dân sự, tác giả được đứng tên của mình hoặc đứng bút danh. Vì thế, tùy theo hợp đồng ký kết, nếu NXB công bố thông tin về tên thật của tác giả có thể vi phạm quyền riêng tư. Cũng theo ông Nguyên, khi sách sai thì NXB hoàn toàn chịu trách nhiệm, trừ trường hợp liên quan đến điều 10 luật Xuất bản quy định những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản.” (hết trích).
Cuốn Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam (nhóm tác giả với bút danh Dương Thị Dung, Đặng Thúy Hằng, Nguyễn Thảo Nguyên) đã đạo rất nhiều nghiên cứu từng được công bố của Hoàng Tuấn Công, bị phát hiện vào tháng 2 năm 2020, cho đến nay vẫn nhì nhằng. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội vẫn kiên quyết không công bố tên thật, nơi ở và làm việc của các tác giả trên. Kẻ cắp vẫn bị giấu kín tung tích.
Trả lời của ông Cục trưởng như trên khác nào công bố cho thế giới biết rằng, ở Việt Nam, luật pháp bảo vệ cả quyền riêng tư, cụ thể ở đây là danh tính, của kẻ cắp? Vậy thì khác nào che giấu, dung túng cho kẻ cắp? Vậy thì khác nào khuyến khích kẻ cắp cứ tự do ăn cắp và yên tâm không ai dám tiết lộ danh tính thật của mình vì đó là “quyền riêng tư”?
Trong lịch sử tư pháp của nhân loại và Việt Nam, ăn cắp được xếp vào một trong những thứ tội lỗi xấu xa, bẩn thỉu nhất cần bị vạch trần và xử nghiêm. Ở nước văn minh hiện nay, ăn cắp có thể bị phạt tù rất nặng. Ở Việt Nam và Trung Quốc ngày xưa, tội ăn cắp không chỉ bị tù đày mà còn bị thích chữ 盜, “Đạo” (Ăn cắp) vào mặt và mang cái dấu thích ấy suốt đời. Nhiều người nhầm tưởng là hạ nhục, thực chất là để mọi người cảnh giác, vì “Ăn cắp quen tay…”
Tôi phản đối quyết liệt, nếu Việt Nam hiện nay có cái thứ đạo luật bảo vệ danh tính của kẻ cắp!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét