Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Những cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo

Những cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo

3-12-2018
Bài viết này ghi lại “bốn cái khó” của VN trong vấn đề chủ quyền HS và TS đồng thời đề nghị phương pháp “giải tỏa” những cái khó này.
Bốn cái “khó” là:
Thứ nhứt vấn đề “Estoppel” – nguyên tắc không được nó ngược. Các học giả Greg Austin và Thomas Bradford cho rằng công hàm 1958 của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhìn nhận tuyên bố hải phận 12 hải lý và chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa. Trong một thời gian dài VN có những hành vi tuân thủ nội dung tuyên bố của TQ. Bây giờ VN không thể “nói ngược”.
Thứ hai, vấn đề “Acquiescement”. Đặt ra từ học giả Monique Chemillier-Gendreau. Học giả này cho rằng VN không thể bị “Estoppel” (như kết luận của Greg Austin và Thomas Bradford), đơn giản vì lúc tuyên bố 1958 VNDCCH không phải là phía có thẩm quyền lãnh thổ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, theo học giả này, sự “im lặng” dài lâu cũng như nhiều hành vi của VNDCCH (như xuất bản sách báo, bản đồ) về HS và TS khiến cho VN có thể bị vướng “nguyên tắc Acquiescement”, tức nguyên tắc về “sự đồng thuận”.
Thứ ba là vấn đề kế thừa. Đây là nghi vấn của Giáo sư Joel Nguyen Duy Tan: làm thế nào VN hôm nay có thể “kế thừa” VNCH khi vẫn cho rằng thực thể chính trị này là “ngụy, tay sai” ?
Thứ tư, vấn đề “liên tục quốc gia”. Các học giả VN phải chứng minh rằng, trong bất cứ biến cố chính trị làm thay đổi lãnh thổ, tên nước, dân số… hoặc trong bất cứ hoàn cảnh chiến tranh nào… luôn có một “quốc gia Việt Nam” quản lý thực sự hai quần đảo hoàng Sa và Trường Sa.
Chỉ cần một trong “bốn cái khó” được xác lập, hoặc là chủ quyền của TQ tại Hoàng Sa và Trường Sa được xác định, hoặc VN mất HS và TS do việc “từ bỏ chủ quyền”. Nhiều án lệ của Tòa Công lý Quốc tế (CIJ) cho phép ta kết luận như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét