Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Luật an ninh mạng: Nhiều điều vô nghĩa

Luật an ninh mạng: Nhiều điều vô nghĩa

1-1-2019
Nhiều bài viết và góp ý cho dự thảo Luật An Ninh Mạng (LANM) đã phân tích một số điều vi hiến, vi phạm nhân quyền, vi phạm những cam kết quốc tế của Việt Nam,… vân vân. Stt này chỉ nêu sự vô nghĩa của một vài điều của LANM.
Thí dụ, khoản 1 Điều 16 của LANM quy định phải ngăn chặn, xử lý “Thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”.
Chỉ bàn về khái niệm nhà nước. Lãnh đạo của ĐCSVN thường dùng những khái niệm lẫn lộn (thí dụ nhà nước thay cho chính quyền trong việc sao chép và gây ô nhiễm câu “chính quyền của dân, do dân, vì dân” rất có ý nghĩa của Abraham Lincoln thành câu “nhà nước của dân, do dân, vì dân” hoàn toàn vô nghĩa) và bằng cách ấy làm ô nhiễm nghiêm trọng tiếng Việt.
Hãy xem nhà nước là gì và chính quyền là gì để hiểu rõ thủ thuật gây ô nhiễm ngôn ngữ một cách có chủ ý này.
Đại thể, nhà nước [thí dụ, xem Bob Jessop, Nhà Nước-quá khứ, hiện tại, tương lai, 2016 [bản tiếng Việt 2018], chương 2 và 3] là một khái niệm để chỉ một hệ thống gồm 4 yếu tố sau đây và các mối quan hệ giữa chúng:
1) Lãnh thổ nhà nước (một lãnh thổ với các đường biên giới ít nhiều ổn định).
2) Dân cư nhà nước: dân sống trên lãnh thổ đó.
3) Bộ máy nhà nước.
4) Ý tưởng (dự án) nhà nước.
Người ta hay lầm lẫn (hay cố tình lầm lẫn) nhà nước với bộ máy nhà nước, thực ra với chỉ một phần của nó là chính quyền. Bộ máy nhà nước gồm 2 phần:
3.a) phần khung, thí dụ bộ nọ, uỷ ban kia… và
3.b) phần con người (tức là những con người cụ thể được bầu hay chỉ định đứng đầu các cơ quan đó và những người làm công việc chính ở đó).
Cái tập hợp những người nói trong phần 3.b) này được gọi là CHÍNH QUYỀN.
Trong tất cả những người tạo thành chính quyền thực ra phải phân biệt đội ngũ công chức (các nhà quan liêu theo nghĩa của Weber), viên chức, các chuyên gia [những người làm công ăn lương và làm việc tận tuỵ này là rất quan trọng và thường không biến động khi thay đổi chế độ, hay khi chính quyền bị lật đổ] và phần nhỏ của chính quyền là các CHÍNH TRỊ GIA nắm giữ các vị trí lãnh đạo của các cơ quan nhà nước (rất nhiều khi các ông vua bà chúa và vua tập thể này hay cố ý đồng nhất mình với NHÀ NƯỚC).
Và việc lật đổ, chống chính quyền thực ra là việc chống hay lật đổ các ông bà vua chúa này chứ không phải đội ngũ công chức, viên chức, chuyên gia làm công ăn lương trong bộ máy nhà nước.
Nếu hiểu rạch ròi như vậy thì thấy tội chống NHÀ NƯỚC (dù là nhà nước x, y, z) là hoàn toàn VÔ NGHĨA, nhưng việc chống CHÍNH QUYỀN lại rất có ý nghĩa.
Và khi chính quyền (tức là những con người nhất định, chủ yếu là các ông vua bà chúa nêu trên) làm bậy (chính quyền không còn là của dân, do dân, vì dân nữa) thì dân nhất thiết phải chống họ, PHẢI LẬT ĐỔ HỌ (trong các nền dân chủ bằng cách không bỏ phiếu cho họ nữa, tức là lật đổ chính quyền một cách văn minh, ôn hoà; hoặc cả bằng bạo lực thông qua các cuộc cách mạng bạo lực nữa thường trong các chế độ độc tài).
Ông Hồ Chí Minh có nói đại ý “nếu chính phủ làm không tốt thì dân phải đuổi chính phủ đi” chính là nói đến việc lật đổ chính quyền theo nghĩa đó.
Có thể kể ra vô vàn sự ô nhiễm ngôn ngữ do họ gây ra mà nhiều người cũng gọi là đánh tráo khái niệm (như sự đánh đồng chính quyền = nhà nước nêu trên, hay đưa ra những khái niệm vô nghĩa như sở hữu toàn dân,…). Tại sao họ lại cố tình lẫn lộn như vậy? Vì trong ngôn ngữ do họ gây ô nhiễm ấy, họ có thể dễ dàng hơn để nắm giữ quyền lực.
Chính vì thế việc tẩy chay những điều vi hiến, vi phạm nhân quyền, vi phạm các cam kết quốc tế của Việt Nam và những điều VÔ NGHĨA của LANM và tất cả các luật khác phải là NGHĨA VỤ và TRÁCH NHIỆM của mọi công dân Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét