Bài đăng nổi bật

CHÂN DUNG NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG

 CHÂN DUNG NHÀ VĂN DƯƠNG THU HƯƠNG  Tác giả : Nguyễn Đăng Mạnh Tôi không nhớ rõ đã quen Dương Thu Hương từ bao giờ. Có lẽ từ hồi chị học trư...

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Tất cả đang chết dần, chết mòn

 

Tất cả đang chết dần, chết mòn

Đỗ Tùng

27-3-2021

Trong khi người dân đang tối mặt tối mũi lo miếng cơm, lo giữ mạng khỏi bọn cướp đất, thì đám hủ Nho u mê ôm khư khư cái mớ Mác-Lê mà nhân loại đã bỏ vào sọt rác, đám quan tham đang ngày đêm bàn mưu sâu kế hiểm giành ghế để tham nhũng, đám Tuyên giáo thì hết ngậm máu phun người lại tung ra đủ các trò chơi nhảm nhí để ngu dân và phân tán lòng người, đám rỗi hơi thì bàn chuyện bầu cử Cuốc hội, …

Dân chẳng thèm bàn về bầu với cử làm gì cho phí lời vì chưa bầu đã biết đứa nào “trúng cử”. Bọn chúng đã chia nhau ghế xong rồi, không thằng phải gió thì con thổ tả “trúng cử”. Đó chỉ là một vở hài nhạt mà tốn tiền nhân dân.

Nhưng, tất cả đang quên đi những hiểm họa phạm vi quốc gia đe dọa tính mạng không chừa một ai.

Hiểm họa thứ nhất: Ô nhiễm môi trường

Về thảm họa ô nhiễm môi trường, trong bài Thật đau lòng, nhà báo Đỗ Cao Cường viết: “Nhiều người sống cạnh các nhà máy nhiệt điện cho biết, ban ngày là khói trắng, tối mới là khói đen, từ khi các nhà máy nhiệt điện mọc lên, số người mắc các bệnh về mắt, ung thư phổi, ung thư vòm họng… tăng cao. Sông suối đen kịt, mặt nước có váng, bụi mịn phát tán, bụi phủ kín đường làng, bụi phủ kín nhà dân, bụi đi vào tuổi thơ, bụi trùm lên nghĩa địa”.

Thực tế thì không chỉ ở mấy địa phương nhà báo nêu ra có thảm họa môi trường như vậy. Thảm họa này xảy ra ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam đang quằn quại vì ô nhiễm. Bệnh ung thư tại VN năm sau cao hơn năm trước.

Tại quê tôi, khu vực Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào, … KCN Phố Nối A nhiều năm nay, ngày đêm bơm vào phổi người dân nơi đây không biết bao nhiêu tro bụi công nghiệp, không kém gì những nhà máy điện than mà anh Đỗ Cao Cường mô tả. Trong khu CN này, Hòa Phát vẫn là doanh nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất.

Các nhà máy thép của Hòa Phát, Việt Ý, Inox Hòa Bình, nhà máy nhựa Song Long, Minghui (của Tàu) v.v… cũng thực hiện đúng cách bọn phá họa môi trường trên khắp đất nước, “ban ngày là khói trắng, tối mới là khói đen”, như mô tả trong bài của nhà báo Đỗ Cao Cường.

Mỗi khi đêm xuống, mùi nhựa, mùi xỉ sắt, mùi hôi thối của cám Con cò, … nồng nặc. Cả một vùng trời đỏ rực cùng khói, bụi rơi rát mặt. Mỗi khi trời mưa xuống, từ giọt ranh mái nhà là những dòng nước đen ngòm.

Nhánh sông Bắc Hưng Hải dẫn nước về tưới đồng ruộng … nay trở thành dòng nước đen ngòm hôi thối. Dòng nước đen ngòm đầy chất độc ấy được bơm lên những cánh đồng tưới hoa màu.

Từ hạt gạo đến cây cỏ, … đều nhiễm độc từ gốc rễ, như thế, hỏi sao không ung thư từ khi còn rất trẻ! Không khí ngày đêm bị đầu độc, hỏi sao dân không ung thư!

Tất cả các huyện, thị nói trên đều có công an môi trường, nhưng tình trạng phá hoại môi trường và tàn phá sức khỏe người dân vẫn ngày một trầm trọng.

Tại sao đảng CS “lãnh đạo toàn diện, triệt để” và chính quyền các huyện này câm lặng khi những doanh nghiệp này đặt lợi nhuận lên trên tính mạng của người dân địa phương?

Câu trả lời là đây: Hàng tháng CA môi trường đều đặn vào “kiểm tra” các xí nghiệp. Người của các nhà máy cho biết, CA môi trường vào chỉ để … “thu phế tháng” (tức là tiền bảo kê), chứ chẳng quan tâm đến chuyện có xử lý chất thải hay không và để mặc xí nghiệp tự tung tự tác. Tiền lẽ ra phải đầu tư vào hệ thống bảo vệ môi trường, nhưng các doanh nghiệp đút cho lũ bảo kê. Rẻ hơn nhiều.

Đã từng có những thanh niên có ý thức về môi trường chụp ảnh cảnh khói bụi, dòng sông nước thải công nghiệp, … nhưng bị xã hội đen (?) đe dọa và CA gọi điện “nhắc nhở giữ trật tự an ninh”. Môi trường tất nhiên tiếp tục bị hủy hoại.

Về an ninh, anh em bảo vệ ở các xí nghiệp Hòa Phát, Việt Ý, … cho biết, ngoài “thu phế bảo kê”, để mặc doanh nghiệp tàn phá môi trường, CA huyện Yên Mỹ còn thu phế bảo kê cho người Trung Quốc lao động lậu tại đây. Trong khi đó, các gia đình có công nhân trọ tại các làng xã xung quanh thì bị CA làm khó về chuyện khai tạm trú, kể cả ở xã nhà ông cố TBT Nguyễn Văn Linh. Mục đích là “làm khó để … ló ra tiền”.

Cũng vận hành nhà máy ở khu CN Phố Nối B, nhưng người Nhật tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường và đầu tư xử lý thải, nên khu của họ xanh, sạch và đẹp. Họ mời CA môi trường vào kiểm tra nhưng chẳng tên nào muốn vào, vì họ … không cần lũ bảo kê.

Con cháu các quan huyện tại xứ này sẽ đi đâu sống? Đã mua nhà ở Thủ đô rồi chăng? Thủ đô cũng ngập tràn ô nhiễm. Đi các nước tư bản giãy chết chăng? Cơ hội đó chỉ dành cho số ít quan CS trên cao và vài đại gia mafia Đỏ mà thôi.

Hiểm họa thứ nhì: Thuốc giả, phân bón giả

Ngoài đạo đức giả, giá trị giả, … xã hội Việt Nam thời XHCN chứng kiến những vụ giết người hàng loạt một cách gián tiếp bằng THUỐC giả, thực phẩm giả, giống giả, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật … và còn cơ man thứ giả khác. Tin tức đầy trên mặt báo.

Tương tự như bọn canh cổng ngăn chặn đánh bạc, chống buôn bán ma túy,… tiếp tay cho đánh bạc, buôn ma túy, bọn canh giữ cổng thuộc Bộ Y tế, thì tiếp tay cho bọn buôn thuốc ung thư giả, trong đó có gia đình nhà chị cựu Bộ trưởng.

Ấy vậy mà chị cựu Bộ trưởng vẫn an nhiên vì có cái ô to tướng che cho. Nhưng cái ô ấy có to mấy cũng không che nổi sự trừng phạt của lương tâm và quả báo.

Người dân bị bọn như Hòa Phát v.v… đầu độc, vào bệnh viện để chữa chạy thì lại bị bọn bất lương đẩy họ đến chỗ chết và đẩy gia đình họ vào cảnh nghèo túng thêm, qua thuốc giả.

Người nông dân chỉ biết trông vào cây lúa để sống. Bọn bán phân bón giả, giống giả, … bằng sự bất lương, đẩy họ đến chỗ đói nghèo chồng nghèo đói.

Nếu cái đảng này, nhà nước này không xử thật nặng tội giết người này thì nó chính kẻ đồng lõa với lũ giết người.

Hiểm họa thứ ba: …

Hiểm họa thứ n: …

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét