Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Ông Phúc sẽ là Chủ tịch nước, nhưng liệu ông có là nguyên thủ quốc gia thực chất?

 

Ông Phúc sẽ là Chủ tịch nước, nhưng liệu ông có là nguyên thủ quốc gia thực chất?

Lưu Trọng Văn

30-3-2021

Yếu tố nào để xác định ông Phúc trên cương vị chủ tịch nước thật sự quyền lực hay chỉ lễ nghi hình thức?

Việt Nam đã có 11 chủ tịch nước, đó là Hồ Chí Minh, Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Võ Chí Công, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng và hai quyền chủ tịch nước là Nguyễn Hữu Thọ, Đặng Thị Ngọc Thịnh.

Người duy nhất là chủ tịch nước mà không phải đảng viên cộng sản là cụ Huỳnh Thúc Kháng.

Có 4 cấp khác nhau của vị trí chủ tịch nước này:

1. Thực sự là lãnh đạo tối cao, quyền lực nhất: Đó là Hồ Chí Minh và Nguyễn Phú Trọng vì vừa là lãnh tụ tối cao của đảng cầm quyền vừa là đứng đầu nhà nước.

2. Có thực quyền cao hơn thủ tướng: Đó là Trường Chinh vì là nhà sáng lập đảng, từng là lãnh tụ cao nhất của đảng. Và Lê Đức Anh vì là người có vai trò rất cao trong quân đội.

3. Quyền hành giới hạn, xếp sau thủ tướng: Đó là Võ Chí Công, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Trần Đại Quang.

4. Vai trò tượng trưng: Đó là Huỳnh Thúc Kháng, Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Thọ, Đăng Thị Ngọc Thịnh.

Bốn nhân vật này mang tính hình thức do cụ Huỳnh không là đảng viên đảng cầm quyền, cụ Tôn, bà Thịnh chỉ là uỷ viên trung ương đảng, không phải thành viên BCT quyền lực, cụ Thọ không là thành viên BCH Trung ương đảng.

Vậy Nguyễn Xuân Phúc sẽ ở khung bậc nào trong bốn khung bậc kia?

Với vị thế là nhân vật số hai của đảng chỉ sau TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thì khả năng ông Phúc khó có thể tụt lui là nhân vật số ba được.

Ông Trọng rút lui chức chủ tịch trao cho ông Phúc, như vậy trên danh nghĩa khi không còn là Chủ tịch nước, ông Trọng không thể là nguyên thủ quốc gia. Vậy, với vai trò vẫn là nhân vật số hai trong đảng và từng là Thủ tướng, với cương vị mới Chủ tịch nước, ông Phúc sẽ chính danh là nguyên thủ quốc gia.

Để là nguyên thủ quốc gia theo luật quy định Chủ tịch nước, ông Phúc sẽ phải được có thực quyền trực tiếp lãnh đạo quân đội, công an, lực lượng an ninh, ngoại giao và khối nội chính, gồm Toà án tối cao và Viện kiểm sát tối cao.

Với các trách nhiệm này, Chủ tịch nước sẽ có thực quyền như nguyên thủ quốc gia đúng nghĩa. Thủ tướng sẽ là nhân vật quyền lực thứ ba phụ trách lãnh đạo kinh tế, xã hội, các chính quyền địa phương…

Đó là suy luận của tôi dựa trên thực tế ông Phúc đang còn là nhân vật quyền lực thứ hai trong đảng cầm quyền.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét