Bàn tay vấy máu của hai đảng Cộng sản ở Myanmar
Đỗ Ngà
29-3-2021
Để triển khai dự án ‘Vành đai Con đường’ thì năm 2017, Trung Cộng cho triển khai hàng loạt dự án con tại các nước mà Trung Cộng đã có thỏa thuận, trong đó có Myanmar và Việt Nam.
Tại Myanmar, dự án đó mang tên Hành lang kinh tế Trung Quốc – Myanmar (CMEC). Mục đích dự án là tạo con đường vận chuyển thông suốt từ Vịnh Bengal đến tỉnh Vân Nam. Còn tại Việt Nam, Trung Cộng thực hiện dự án có tên “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” và 3 Đặc khu Kinh tế.
Hai dự án triển khai ở hai nước, tuy nhiên chỉ suông sẻ ở Việt Nam, còn ở Myanmar thì không. Được biết, đến năm 2019, Việt Nam công khai tuyên bố ủng hộ dự án “Vành đai Con đường” của Trung Cộng trên báo chí. Việt Nam khác Myanmar vì ĐCS Việt Nam chỉ biết quyền lợi của nó và không xem ý kiến của dân ra gì cả, bất chấp sự lên án, dư luận ĐCS cho xúc tiến mọi dự án kết nối.
Khác Việt Nam, tại Myanmar, chính quyền bà Aung San Suu Kyi bị áp lực bởi người dân nên bà đã cho đóng băng dự án CMEC. Để gỡ rối, ngày 1/9/2020, Tập Cận Bình cử Dương Khiết Trì – Ủy viên Quốc vụ viện sang gặp bà Aung San Suu Kyi. Tuy nhiên, sau khi gặp, bế tắc vẫn hoàn bế tắc vì bà Aung San Suu Kyi chọn đứng về phía dân không đứng về lợi ích nhóm, trong đó có quân đội Myanamar.
Để giải quyết bế tắc, vào tháng 1/2021 Tập Cận Bình cử ông Ngoại trưởng Vương Nghị sang Myanamar gặp tướng Min Aung Hlaing. Đó là những gì đã diễn ra trước cuộc đảo chính quân sự.
Từ sau ngày đảo chính là những cuộc biểu tình không dứt của người dân Myanmar. Tới nay cuộc biểu tình đã diễn ra 50 ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại, điều đó cho thấy, kết quả bầu cử tháng 11/2020 mang lại chiến thắng cho đảng NLD của bà Aung Sang Suu Kyi là chiến thắng thật chứ không phải là gian lận. Đến bây giờ, chính quyền quân đội Myanmar vẫn bất chấp tất cả để giữ lấy quyền lực.
Điều đáng nói là, những biện pháp sau đảo chính của phía quân đội Myanmar đã áp dụng là rập khuôn toàn bộ những gì mà chính quyền CS thường làm: Thứ nhất là cắt internet, thứ nhì là đề xuất luật an ninh mạng kiểu Việt Nam và Trung Quốc đã áp dụng; chặn truyền thông đưa tin; dùng kênh Myawaddy TV của quân đội bóp méo sự thật, bao che cho tội ác quân đội, và cuối cùng là sẵn sàng xả súng vào dân.
Nói chung, phương pháp đối phó biểu tình của Quân đội Myanmar là những biện pháp y hệt như cộng sản đã áp dụng tại Tàu và tại Việt Nam. Rất có thể Trung Cộng đã cho xuất khẩu phương pháp kiểm soát biểu tình của họ sang Myanmar.
Cho đến nay, chính quyền Min Aung Hlaing đã giết trên 300 mạng người. Có thể nói đó là tội ác tột cùng. Ấy vậy mà phía phía chính quyền CS Việt Nam cũng hùa theo Bắc Kinh, ủng hộ chính quyền sát nhân tại Myanmar. Nếu nói Trung Cộng giúp Min Aung Hlaing một cách kín đáo thì Việt Cộng giúp công khai. Thông qua công ty Mytel, Việt Cộng đã giúp Min Aung Hlaing bóp nghẹt internet, ngăn chặn faccebook và áp dụng Luật An Ninh Mạng, đồng thời phát tán những trò vu khống, bịa đặt và bóp méo sự thật của phía chính quyền quân sự Myanmar nhắm vào dân họ.
Hẳn nhiều người còn nhớ, sau khi cho CSCĐ xả súng giết hại cụ Kình, chính quyền CS Việt Nam đã ra tay cướp tiền phúng điếu mà mọi người khắp nơi chuyển cho gia đình cụ, thông qua tài khoản Vietcombank của chị Nguyễn Thúy Hạnh?! Không biết phía Việt Cộng có xuất khẩu phương pháp này sang Myanmar hay không, nhưng hiện nay chính quyền sát nhân ở Myanmar đã áp dụng mô hình y hệt như vậy nhưng với quy mô lớn hơn nhiều.
Theo báo Nikkei Asian, hiện nay chính quyền sát nhân ở Myanmar đang kiểm soát Ngân hàng Trung ương Myanmar, bắt các giám đốc ngân hàng thương mại phải thực hiện việc chiếm giữ các khoản tiền gửi của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. Mục đích là vừa để trả thù, vừa chặt đứt nguồn lực hỗ trợ tài chính cho các tổ chức dân sự nước này. Nói chung, chính quyền sát nhân Myanmar áp dụng rất tốt bài học chính quyền CS Việt Nam đã dạy. Đã giết người còn cướp tiền của họ, là thứ mà chỉ có CS mới dám làm và chính quyền quân sự ở Myanmar lại làm được.
Được biết ngày 9/3 Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra tuyên bố chung “quan ngại sâu sắc” về các sự kiện ở Myanmar và lên án bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa, trong đó có 4 nước phản đối Liên Hiệp Quốc bênh vực cho phe sát nhân ở Myanmar, mà Việt Cộng và Trung Cộng là 2 trong 4 nước đó. Đấy chỉ là bề nổi, còn phần chìm bên trong là cả Việt Cộng và Trung Cộng đã cấu kết với quân đội Myanmar từ lâu. Bàn tay hai ĐCS ở châu Á này đã vấy máu dân Myanmar.
Rất có thể cái kết xấu cho bà Aung San Suu Kyi và đảng NLD là bởi họ dám nói không với Trung Cộng để ngã về dân. Vậy thì câu hỏi đặt ra là, đứng giữa ý dân và yêu sách của quan thầy Trung Cộng thì ĐCS Việt Nam sẽ chọn bên nào? Chắc chắn là chiều ý quan thầy.
Và đó là lý do tại sao ngày 28/3 tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt văn kiện Đại hội XIII, ông Nguyễn Xuân Phúc đã nói “Tiếp tục nghiên cứu luật Đặc khu” để dọn đường mời tàu vào làm chủ.
____
Tham khảo:
https://tuoitre.vn/viet-nam-ung-ho-vanh-dai-con-duong-cung-co-loi-20190427093754177.htm
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55903780
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-51148461
https://asia.nikkei.com/Opinion/After-50-days-in-power-Myanmar-s-junta-is-flailing-desperately
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét