Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 31 tháng 3, 2021

Túm tùm tụp về bầu cử: Bạn luôn có lựa chọn, kể cả khi không được chọn lựa

 

Túm tùm tụp về bầu cử: Bạn luôn có lựa chọn, kể cả khi không được chọn lựa

Vì sao cần tìm hiểu về bầu cử, kể cả khi không muốn bầu và không có ai để cử.

YChan 

Minh họa: James Steinberg.

Bạn có biết vào kỳ bầu cử Quốc hội đầu tiên năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong tổng số đại biểu được bầu, có đến 43% là ứng cử viên tự do không thuộc đảng phái nào? Đúng 70 năm sau, vào kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 năm 2016, số đại biểu không phải đảng viên chỉ còn chiếm 4,2%.

Con số này, ngoài tác dụng phản ánh bức tranh quyền lực tuyệt đối mà một đảng đang nắm giữ ở Việt Nam, còn thể hiện mức độ quan tâm của người dân đối với chuyện bầu cử của đất nước: từ 10 phần ngày trước tụt còn chưa được một phần ngày nay.

Đó là một nghịch lý tréo ngoe, nếu nhớ lại việc cách đây vài tháng, hàng triệu người Việt Nam đã thức đêm thức hôm, sôi sục theo dõi, hăng say bình luận, thậm chí là mạt sát đấu đá lẫn nhau chỉ vì một cuộc bầu cử ở tận bên Mỹ – một cuộc bầu cử mà họ không hề có quyền gì quyết định.

Tất nhiên, đó là nghịch lý dễ hiểu. Dù là bầu cử ở nơi khác, nhưng họ có quyền thoải mái bàn luận. Trong khi chuyện bầu cử ở nước mình, đến một câu nói vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội cũng có thể ngay lập tức bị chính quyền tóm gáy xử lý. Còn những ai có ý định tự ứng cử mà không qua hệ thống của chính quyền, nguy cơ bị bắt giam vì các tội danh “chống chính quyền” luôn treo lơ lửng. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có hai người tự ứng cử, ông Trần Quốc Khánh và ông Lê Trọng Hùng, bị bắt giữ với lý do trên.

Nghịch lý lớn nhất nằm ngay trong bản chất của thể chế: độc đảng thì bầu cử có ý nghĩa gì?

Rốt cuộc thì “bầu cử là sự lựa chọn”. Từ tương đương của tiếng Anh “election” cũng có nghĩa gốc từ chữ Latin “eligere” với nghĩa chọn lựa. Mà chỉ có một thì chọn với lựa cái gì?

Câu trả lời là, bạn luôn luôn có sự lựa chọn.

Các gương mặt tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa này. Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh nền: Quochoi.vn. Ảnh nhân vật: nhiều nguồn.

Lựa chọn đầu tiên là hiểu những gì đang diễn ra.

Bạn có biết theo Điều 78 Luật Bầu cử 2015 hiện hành, nếu không có hơn một nửa số cử tri tham gia bỏ phiếu, kết quả bầu cử sẽ bị hủy bỏ?

Trước khi bạn nghĩ tới chuyện có thể tẩy chay để khiến cuộc bầu cử trở nên vô hiệu, Điều 80 của luật này đã có quy định về tình huống tổ chức bầu cử lại, khi đó mọi kết quả sẽ được công nhận bất kể có bao nhiêu cử tri tham gia.

Bạn có biết Việt Nam cũng có quy định về vận động tranh cử? Điều 63 của Luật Bầu cử đưa ra các nguyên tắc cho việc vận động là “dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật…”.

Trước khi bạn kịp tưởng tượng về những cuộc gặp gỡ đối thoại công khai sôi nổi giữa ứng cử viên với cử tri, các Điều 64, 65, 66, 67 tiếp theo dội ngay gáo nước lạnh cho sự háo hức đó. Chỉ có hai hình thức vận động, và đều phải theo sự sắp xếp chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan chính quyền.

Hay bạn có biết trong trường hợp nhiều người được số phiếu bầu bằng nhau và nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử, người nào già hơn sẽ được tính là thắng cử?

Hoặc bạn có biết theo luật hiện hành, tòa án ở Việt Nam không có thẩm quyền xét xử các khiếu kiện về người ứng cử, về việc kiểm phiếu, về danh sách người ứng cử, hay về kết quả bầu cử?

Nếu giống như người viết, trước đây vẫn nghĩ rằng tìm hiểu những chuyện này không có ý nghĩa gì, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết đến sự tồn tại của những điều luật trên.

Và nếu giống đa số mọi người xung quanh, bạn cần một cuốn cẩm nang ABC để giải đáp mọi thắc mắc của mình về chuyện bầu cử.

Quyển sách “ABC về bầu cử” của tác giả Lã Khánh Tùng là một lựa chọn đáng để bạn bắt đầu.

Cuốn cẩm nang nhỏ này có tổng cộng 111 câu hỏi đáp với mọi thứ bạn cần biết về bầu cử.

Phần đầu của quyển sách đi từ những câu hỏi giản dị nhất về định nghĩa, vai trò, chức năng và ý nghĩa của bầu cử. Nó giới thiệu về các hệ thống bầu cử khác nhau trên thế giới, về luật pháp quốc tế, về vai trò của Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế trong việc thúc đẩy bầu cử tự do, công bằng.

Sau khi có bức tranh tổng hợp về bầu cử trên thế giới, phần tiếp theo của sách giải đáp các thắc mắc chi tiết về hệ thống tổ chức bầu cử của Việt Nam, một hệ thống mà tác giả trong nhiều trường hợp cũng phải nhận xét là “khá phức tạp”.

Nửa còn lại của quyển sách là phần phụ lục, trong đó ngoài các văn bản luật của Việt Nam còn giới thiệu các văn bản quốc tế như “Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948” (một số ý kiến đề nghị cách dịch chính xác hơn là “Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát”), “Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966”, “Tuyên ngôn về tiêu chí bầu cử tự do và công bằng 1994”…

Việc giới thiệu các văn bản quốc tế này có ý nghĩa gì?

Việt Nam đã tham gia, phê chuẩn hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người – một việc có lẽ bạn đã biết. Điều bạn có thể chưa biết là nhà nước Việt Nam có nghĩa vụ báo cáo định kỳ đến các cơ quan Liên Hiệp Quốc về việc thực hiện quyền bầu cử ở Việt Nam (câu hỏi số 40 trong sách).

Điều này có nghĩa là chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những cam kết (và báo cáo) của họ với cộng đồng quốc tế.

Đảm bảo quyền bầu cử và tự do ứng cử của công dân là một trong những trách nhiệm đó.

***

Có những người nghĩ rằng tìm hiểu về các điều luật này là một chuyện lãng phí thời gian.

Trong khi đó, rất nhiều người Việt Nam theo dõi các cuộc đấu tranh dân chủ của người Hong Kong, đặc biệt là người Myanmar những ngày qua, thường chất vấn “khi nào người Việt Nam mới làm được vậy?”.

Không ai biết được câu trả lời, và người viết cũng không chắc đó là câu hỏi đúng. Nhưng mọi cuộc đấu tranh luôn bắt đầu bằng tri thức: biết mình đang ở trong tình trạng ra sao, phải chống lại thứ gì, vì sao phải làm vậy, làm thế để được gì, cần làm như thế nào…

Nhiều năm qua, cứ mỗi kỳ bầu cử đến, không ít ý kiến kêu gọi cần phải tẩy chay bầu cử.

Cần phải nói rõ, bầu cử là quyền, không phải nghĩa vụ. Nó là một lựa chọn. Tẩy chay – không bầu cử – cũng là một lựa chọn. Nó hoàn toàn hợp pháp, không ai có quyền ép buộc người khác làm điều ngược lại.

Tuy nhiên, giống như mọi phong trào đấu tranh, tẩy chay chỉ có ý nghĩa và tác dụng nếu thu hút được số đông.

Làm sao để thu hút thuyết phục người khác nếu như chính bạn cũng không hiểu về thứ mình đang tẩy chay?

Và khi ai đó chất vấn ngược lại, rằng bạn đang phản đối vấn đề gì trong hệ thống này, nếu không trả lời được, liệu bạn có chắc đang làm theo lựa chọn của chính mình hay cũng chỉ đơn giản nghe theo sự sắp đặt của kẻ khác?

Hiểu về bầu cử vì vậy là việc cần thiết cho tất cả mọi người, kể cả khi bạn không thấy có lý do gì để bầu hay không có ai để cử.

Y.C.

Nguồn: Luật Khoa

Tranh luận "nảy lửa" của ĐB Lưu Bình Nhưỡng và tướng công an Nguyễn Thanh Hồng về tỷ lệ oan sai

 

Tranh luận "nảy lửa" của ĐB Lưu Bình Nhưỡng và tướng công an Nguyễn Thanh Hồng về tỷ lệ oan sai

Hoàng Đan

Có tòa án độc lập ở một thể chế độc đảng sao? Nghe đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói mà thấy nhột quá, mặc dù ai cũng nhìn thấy ở ông… một gương mặt người.

Bauxite Việt Nam

Tại phiên thảo luận Quốc hội sáng 30/3, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và đại biểu Nguyễn Thanh Hồng đã có màn tranh luận 'nóng' xung quanh tỷ lệ oan sai, họp liên ngành của các cơ quan tư pháp.

Tranh luận

'Công lý làm gì có tỷ lệ'

Sáng 30/3, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban TVQH) đã nêu một số vấn đề liên quan mà ông suy nghĩ gần như toàn bộ cuộc đời và cả nhiệm kỳ vừa qua.

Thứ nhất, ông Nhưỡng băn khoăn về nhận thức, hành động trên tinh thần bảo đảm độc lập tư pháp và ông đã phát biểu tại kỳ họp thứ 4 cũng như một số kỳ họp khác.

"Về vấn đề này, chúng ta thấy rằng, vẫn tồn tại khái niệm ngành, ví dụ ngành tòa án. Thật ra không có khái niệm ngành. Mỗi tòa án là một cơ quan hoàn toàn độc lập với nhau chứ không có khái niệm tòa án cấp trên và cấp dưới.

Các thẩm phán hoàn toàn độc lập với nhau và không được can thiệp bất kỳ hoạt động nào của nhau", ông Nhưỡng nói.

Ông cũng nêu vấn đề về những cuộc làm việc liên ngành và dẫn chứng lại việc tham gia làm luật sư của vụ án nổi tiếng Tân Thanh, Lạng Sơn.

"Khi đó vị đại diện VKS nêu, 'vấn đề này chúng tôi đã có văn bản liên ngành'. Chúng tôi cho rằng cách hiểu đó rất sơ hở và trước xã hội như thế chúng ta cần khắc phục để đảm bảo tính độc lập của tư pháp', ông Nhưỡng nói.

Vấn đề thứ hai, ông Nhưỡng đặt ra là chỉ tiêu trong hoạt động tư pháp và cho rằng, chúng ta hay đặt ra chỉ tiêu về kế hoạch xét xử.

Cụ thể, tháng 9 hàng năm, các cơ quan, đặc biệt, Tòa án và Viện kiểm sát báo cáo việc thực hiện kế hoạch.

"Kế hoạch làm việc thì có nhưng kế hoạch xét xử tôi nghĩ cần nghiên cứu lại. Chúng ta xem những phiên tòa ở một số số nước có thể kéo dài hàng năm. Công lý là vậy cơ.

Trước đây có lãnh đạo Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp TƯ có nói: Nhưỡng ạ, công lý không bao giờ có giá rẻ, thậm chí nó được đổi không chỉ bằng tiền mà bằng cả xương máu.

Không có công lý giá rẻ, nên phải mất rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí xương máu mới có thể tìm ra được công lý", ông Nhưỡng đặt vấn đề.

Một vấn đề khác được ông Nhưỡng nêu ra về việc xác định tỷ lệ oan sai và cho rằng, đây là tỷ lệ "nguy hiểm".

"Hình dung xem, mình hoặc người thân ở trong 0.000001 % oan sai thì mình nghĩ thế nào. Nếu chúng ta không khắc phục chuyên này rất nguy hiểm.

Tỷ lệ oan sai có liên quan tới tỷ lệ quan trọng là liệu có hay không có tỷ lệ công lý. Công lý làm gì có tỷ lệ. Công lý là thứ gì đó vĩ đại, thiêng liêng, hoàn hảo, tròn trịa. Làm sao có tỷ lệ công lý được. Công lý là công lý.

Cho nên tôi đề nghị hết sức lưu ý vấn đề này và đề nghị Quốc hội khóa 15 xem xét", ông Nhưỡng nói thêm.

'Đại biểu Nhưỡng phân tích dễ dẫn đến sự hiểu lầm'

Giơ biển tranh luận lại với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng, (Thiếu tướng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội) cho rằng, công lý là giá trị phổ quát.

Ông nói, tất cả các nền tư pháp của các quốc gia trên thế giới đều hướng tới mục tiêu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

"Ở đây đại biểu nói công lý không có giá và có chỉ tiêu của Quốc hội về chống oan sai, tôi cho rằng cách tiếp cận chưa hợp lý vì thực tế không chỉ ở Việt Nam có oan sai.

Thời gian qua, vì có oan sai nên đưa ra giải pháp, đưa ra chỉ tiêu, mục tiêu để phấn đấu và không phải đưa ra chỉ tiêu để thừa nhận nền tư pháp chúng ta có oan sai. Khi Nghị quyết đặt ra chỉ tiêu thì đây là việc chúng ta đang làm và làm rất tốt", ông Hồng nói.

Ông Hồng cho rằng, việc đại biểu Nhưỡng lấy thời gian xét xử vụ án để đánh giá giá trị công lý là không toàn diện, không chính xác.

"Việc lấy thời gian xét xử 1 năm cho rằng đó là giá trị công lý là không khách quan, không biện chứng", ông Hồng nhấn mạnh.

Còn đối với một vụ án được đại biểu Nhưỡng dẫn ra và nêu về vấn đề họp liên ngành, đại biểu Hồng đánh giá, vụ án này chỉ là trường hợp cá biệt.

Tranh luận nảy lửa của ĐB Lưu Bình Nhưỡng và tướng công an Nguyễn Thanh Hồng về tỷ lệ oan sai - Ảnh 4.

ĐB Nguyễn Thanh Hồng.

Ông phân tích thêm, việc chúng ta họp liên ngành là để thống nhất nhận thức pháp luật, đưa ra quan điểm để giải quyết đảm bảo yêu cầu chính trị, yêu cầu pháp luật, thực tiễn trong việc xử lý vụ việc.

"Phối hợp ở đây không có nghĩa là làm giảm tính độc lập của xét xử mà vẫn đúng với nguyên tắc Nhà nước đôc lập, phân công phân quyền và có phối hợp", ông Hồng nêu ý kiến và đề nghị Chánh án và Viện trưởng VKSND tối cao có thêm giải thích điều này.

Phát biểu ngay sau đó, đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Chánh án TAND TP Hà Nội) cũng đồng tình với ý kiến của đại biểu Nguyễn Thanh Hồng.

Tranh luận nảy lửa của ĐB Lưu Bình Nhưỡng và tướng công an Nguyễn Thanh Hồng về tỷ lệ oan sai - Ảnh 5.

ĐB Nguyễn Hữu Chính.

Ông Chính cho hay, đại biểu Nhưỡng nêu ra chỉ tiêu oan sai nhưng đây không phải chỉ tiêu oan sai bởi trong tiêu chí của Tòa án ND tối cao, báo cáo nhiệm kỳ của Chánh án TAND tối cao không có chỉ tiêu oan sai mà chỉ nêu tỷ lệ án phải hủy, sửa theo quy định của pháp luật.

"Hoàn toàn không có chỉ tiêu oan sai. Từ nhận thức như vậy, đại biểu Nhưỡng phân tích dễ dẫn đến sự hiểu lầm", ông Chính nêu.

Cũng theo ông Chính, việc tham gia họp liên ngành đều ở các vụ án phức tạp, án khó. Họp liên ngành để tìm ra những giải pháp trong đó, có tình tiết buộc tội và cả tình tiết gỡ tội, nếu không đủ phải loại bỏ, đình chỉ.

"Hoàn toàn không phải để bàn nhau thống nhất truy tố, xét xử", ông Chính nhấn mạnh.

"Tôi không gán ghép điều gì, chỉ mong nghiên cứu làm sao cho kỹ lưỡng"

Tiếp tục tranh luận sau đó, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nói, có cảm giác ĐB Thanh Hồng hiểu sai ý của ông.

Ông nói, muốn đặt ra một số vấn đề băn khoăn để nghiên cứu tiếp và trong báo cáo, Nghị quyết không nói về chỉ tiêu oan sai nhưng khi nói về chỉ tiêu xét xử đúng thì còn lại là gì?

"Tất cả cử tri cả nước đều hiểu phần còn lại là oan sai. Cần gì phải nói chỉ tiêu oan sai, bởi đấy chỉ là cách nói của chúng ta thôi.

Chúng tôi có nhận thức để đảm bảo hiểu đúng câu chuyện này và cử tri cũng có đủ nhận thức để hiểu điều đó. Với chỉ tiêu xét xử đúng thì phần còn lại chắc chắn phải là oan sai. 

Cho nên tôi đã tranh luận từ kỳ trước, không nên đặt ra chỉ tiêu xét xử đúng mà chúng ta cần khẳng định phải xét xử đúng, không nên đặt ra chỉ tiêu", ông Nhưỡng nêu rõ.

Về liên ngành, ông Nhưỡng cho rằng, không nói đó là xấu nhưng trên thế giới không công nhận các cơ quan này ngồi lại với nhau.

Ông dẫn chứng, ở Đức chỉ cần chánh án hỏi thẩm phán về việc vụ đó đã xử chưa có nghĩa là đã xâm phạm vào việc xét xử độc lập.

"Nên các vị hiểu về nguyên tắc độc lập xét xử chưa thấu đáo, thế nên mới hình dung rằng vấn đề liên ngành là cần thiết.

Chỉ riêng hình thức họp liên ngành đã chưa cần thiết rồi, chưa nói tới có bàn hay không bàn vấn đề gì. Biết đâu bàn là trường hợp này phải kết tội, trường hợp này phải bỏ tù, trường hợp này phải xử từng này năm.

Vì thế dư luận mới đặt ra có hay không "án bỏ túi". Tôi không gán ghép điều gì, chỉ mong nghiên cứu làm sao cho kỹ lưỡng", ông Nhưỡng nêu thêm.

Phát biểu sau đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị sau khi đại biểu Nhưỡng, Hồng nêu thì Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao giải thích thêm khái niệm ngành, quan hệ tố tụng hay là tính độc lập của thẩm phán và Hội thẩm nhân dân.

H.Đ.

Nguồn: SOHA

Sự đồi bại của tâm hồn

 

Sự đồi bại của tâm hồn

Nguyễn Đình Ấm 

27 tháng 3 lúc 10:09

Tôi tưởng chỉ có mình, thầy Đỗ Việt Khoa phải chịu cảnh cười ra nước mắt ấy nhưng không phải. Hóa ra sự đồi bại ấy luôn song hành trong thời buổi đạo đức bát nháo, suy đồi này.

Cô giáo Nguyễn Thị Tuất ở trưởng tiểu học Sài Sơn B thành phố thủ đô Hà Nội văn hiến nghìn năm bị đày đọa, sỉ nhục bằng những trò mọi rợ, phản giáo dục mà ít kẻ thâm độc, khốn nạn nào nhất tưởng tượng ra.Từ cô giáo dạy giỏi, nhiều năm chiến sỹ thi đua, chỉ vì yêu trường tố cáo tham nhũng mà bị điều động đi làm những việc không phải nghề của mình, đặc biệt bị học sinh cỡ lên 6, lên 7 thường ngày cô dạy dỗ, âu yếm, yêu thương đánh chửi, giễu cợt, sỉ nhục..

Không hiểu những kẻ chức quyền ở cái trường khốn nạn ấy làm thế nào để "đào tạo" được những đứa trẻ thơ ngây kia thành ác thú độc địa, man rợ như vậy? Sau này chúng lớn lên nghĩ lại sẽ thấy thời thơ ngây của nó thảm hại đến chừng nào.

Đó là thiên tài của ác quỷ!

Hóa ra thời gian càng làm cho sự mọi rợ của con người "trưởng thành" hơn.

Năm 1994 tôi tố cáo, cản phá một số vụ tham nhũng của quan to ngành hàng không VN. Từ đây những biện pháp trừng phạt êm ái bắt đầu và lớn dần lên hệt như vụ cô Tuất. Đầu tiên tay Tổng biên tập tạp chí HKVN điều tôi từ loại phóng viên quan trọng của tòa soạn thành "trợ lý đời sống", cái chức danh không thấy có bao giờ.Tất nhiên tôi không thể hoàn thành cái việc mơ hồ đó.Thế là tôi liên tục bị Ban trị sự gồm những người không biết gì về nghề báo lôi ra bình xét a,b,c kiểm điểm, răn dạy. "không hoàn thành nhiệm vụ" bị cắt thu nhập chỉ còn 300K chết đói trong khi có mẹ già hơn 80 tuổi, hai con nhỏ dại, bà xã lương giáo viên mẫu giáo, tôi phải lén lút đi viết bài cho các tờ báo ở HN cầm cự cuộc sống. Tôi vẫn thoi thóp, họ phân công đi bán tạp chí dạo với số lượng phải bán không tưởng, việc chưa ai phải làm, làm được do tạp chí chuyên ngành không có khả năng thương mại. Tôi lại không hoàn thành và gửi đơn đi các nơi tố cáo trù dập. Năm 1995 tôi bị lôi ra kiểm điểm vì tội "không hoàn thành nhiệm vụ, vu khống lãnh đạo" và 10/11 người (trừ tôi) biểu quyết tôi "không còn đủ tư cách phóng viên" yêu cầu chuyển đi nơi khác, làm việc khác. Tôi không chấp hành cuối cùng ông Cục trưởng lộ mặt lại ra quyết định như trên. Tôi vẫn lỳ, họ tìm mọi cách lừa, động viên để tôi phải chuyển đi nơi khác và dọa (khéo) cứ ở lỳ sẽ bị buộc thôi việc. Tôi vẫn lỳ, tăng cường chiến đấu lôi ra nhiều vụ tham nhũng lớn hơn, đặc biệt là vụ mua 2 chiếc Fokker 70 khi hãng chế tạo đã phá sản và tôi bị khởi tố, điều tra, khám xét nhà cửa...

Cuối cùng năm 1998 khi tôi chưa chết hẳn thì anh Cục trưởng đầu trò rời chức vụ, anh khác lên không thù ghét tôi nữa. Anh em trong tòa soạn cùng tôi làm đơn tố cáo anh Tổng biên tập lộng hành nhiều sai phạm và lại 10 người trước kia biểu quyết tôi không đủ tư cách làm phóng viên thì nay biểu quyết chuyển anh TBT đi làm việc khác và OK tôi xứng đáng làm phóng viên. Cái đau là những nhà báo này đều có bằng đại học, mặc complet, váy áo hạng sang chứ không phải 6,7 tuổi mặc quần thủng đít như ở trường Sài Sơn B.

Chuyện làm báo của tôi ly kỳ đến mức tôi viết thành quyển sách trong đó có chuyện này, phản ánh đạo đức của của nhà báo quốc doanh của thời đại. Nay không ngờ những chuyện như cô giáo trên kia còn kinh ngạc hơn thời của tôi.

Có thể là hình ảnh về ngoài trời



Những người ứng cử tự do mà ĐCSVN không thích cũng đã (đang hay sẽ) bị những người lớn đấu tố như lũ trẻ này. Nhưng không vì thế mà họ nhụt chí đâu!

28 tháng 3 lúc 07:26

A Nguyen Quang

N.Đ.A.

Nguồn: FB Đình Ấm Nguyễn

Hậu Đồng Tâm

 

Hậu Đồng Tâm

1.  Cuối cùng thì bà Kình cũng được gặp con trai bà rồi

Duyên Nguyễn

27 tháng 3 lúc 20:36

Có thể là hình ảnh về 2 người và mọi người đang ngồiCó thể là hình ảnh về 2 người, mọi người đang đứng và mọi người đang ngồi

Ngày 26/03/2021 ... Gia Đình Họ Lê chúng cháu lại tiếp tục hành trình tìm người. 

Giữa nhiều thông tin xác định vị trí khác nhau thì Bà #Thành vẫn quyết định vào trại số 2 Thường Tín để tìm các con trai Mình... Sau hàng năm trời xa cách...

Trên đường đi con gái đầu lòng nhà cháu (Kiến Con) lại thốt lên 1 câu khiến mấy người lớn phải suy ngẫm: 

Nó lại bảo: “Lát nữa gặp Ông Nội cấm ai được khóc nhè trước mặt ông nhé!”

Cả nhà chỉ lặng và đợi chờ chiếc xe di chuyển thật nhanh tới trại giam số 2 tìm Bố Lê Đình Công. 

Cuối cùng thì cũng được bật tín hiệu là Bố #Công đang ở đây và nhà Cháu được xếp thăm gặp vào lúc 14h chiều... 

Nhà Cháu đi gần cả chục người bao gồm Bà và các cô, các con dâu, các cháu của Bố #Công. Nhưng nhà cháu chỉ được vào 3 người lớn và 4 đứa trẻ con...(Bao gồm Vợ - 2 con dâu và 4 đứa cháu) Bà #Thành không được vào.. 

Chờ đợi 1 lúc thì Bố #Công cũng bước ra từ cánh cửa sau tấm kính... Hình ảnh đầu tiên Chúng cháu nhìn thấy là 2 tay - 2 chân bị cùm, 1 cán bộ trẻ dìu Bố ra với thái độ lễ phép.

Nhìn thấy đám trẻ con là Ông Nội khóc liền.. 

Nhấc điện thoại lên câu đầu tiên Ông nói: 

[Ông Thương Nhớ Con Cháu Vô Cùng]

[Các Con Phải Nuôi Nấng chúng Nên Người nhé]

[Lúc Nào Bố Cũng Nhớ Các Cháu Của Bố]

Chấn an tinh thần Bố 1 lát thì bắt đầu những câu chuyện.. 

- Bố Oan hoàn toàn - Bố Không hề giết người. 

Nhưng Nếu phải chết - Bố cũng không bao giờ hối tiếc về những gì Bố Tranh đấu bao năm qua..

- Mẹ động viên bố hãy kiên cường: 

Em ở nhà buôn bán được cả làng thương ủng hộ nên anh cứ yên tâm về cuộc sống của 3 mẹ con em, anh hãy luôn nhớ rằng 3 bố con anh không giết người, kẻ giết người là kẻ tội đồ khác... 

- Bố chỉ gật đầu - khóc và kêu oan! Lúc này

#Kiến #Con (cháu gái nội) 

nghe phone và nói:

- Ông Nội ơi, đừng khóc nữa, Kiến thương nhớ Ông, Ông không khóc thì Tuần sau Kiến lại vào chơi với Ông. 

- Các cháu cứ hồn nhiên thay nhau rằng co cái phone để nói “Nhớ Ông Nội”

Đến cái thằng cu con nhà cháu #Kiến #Hưng cũng đứng lên bàn gọi “Ông ê.. Ông ê..”

Nói chung để Bố Lê Đình Công rơi nước mắt thì cảm xúc chỉ dồn nén vì thương mấy đứa cháu nội nheo nhóc ở nhà mà thôi.. chứ dù bản án thế nào thì Bố cũng kiên định từ đầu đến cuối mà.. “Cái án tử không dập tắt được ý chí của anh em Họ Lê Đình”

Đến lượt con được nói chuyện với Bố thì Con lúc nào cũng Mong Bố có ý trí tích cực cho dù ở môi trường nào.. Bố chỉ cần sống khoẻ - có niềm tin vào cuộc sống, cứ tin rằng Bố sẽ được trở về...” giống vụ án của anh Hồ Duy Hải, Toà tuyên y án tử hình nhưng anh ấy vẫn sống lạc quan suốt hơn chục năm nay trong phòng biệt giam, anh ấy có niềm tin rằng sẽ có một ngày anh được minh oan!”

Cái chết của cụ Kình đã làm thức tỉnh hàng triệu con tim những người có lương tri, bởi vậy, Bố nên mừng vì thật nhiều người trên đất nước này đã ngộ ra đâu là lẽ phải khi quan sát toàn bộ vụ án Đồng Tâm. Những kẻ trực tiếp, gián tiếp truy sát gia đình nhà ta dần dần đã phải chịu quả báo nặng nề... 

Bố chỉ gật đầu và nói: Riêng vấn đề tâm linh thì Bố hoàn toàn tin tưởng, Bố không làm gì có lỗi nên bố không cảm thấy áy náy lương tâm chút nào Trong suốt quá trình biệt giam.. 

Con hỏi bố: Tại sao tiền lưu kí Mẹ con con gửi cho Bố lại không được chi tiêu trong việc gì? Con lo quá, đó là câu hỏi con nhắn luật sư vào hỏi Bố rất nhiều lần.. 

Bố trả lời trong nước mắt: Bố sợ Mẹ con con ở nhà bị đè nén và bị tước hết mọi quyền tự do khiến công việc làm ăn gặp khó khăn, nên Bố không dám chi tiêu tiền con ạ..

Thời gian gặp Bố chỉ vỏn vẹn 15 phút... thật chóng vánh quá khi Gia đình mình còn nhiều điều muốn nói với nhau... 

Vội chào nhau qua lớp kính, Ông Nội hôn tụi nhỏ , chạm tay vào kính nơi mẹ đặt bàn tay... 

#CHÚ #LÊ #ĐÌNH #CHỨC được xếp thăm gặp vào cuối buổi chiều, Khi Chú bước ra từ cánh cửa, điều mà mọi người không ngờ được là chú lại cực kì tỉnh táo khi nhìn thấy Vợ, Các con và các chị gái... (Tất nhiên Bà #Thành không được vào vì lí do không có chứng minh nhân dân, mặc dù Bà đã nói do vụ tấn công của chính quyền đã cướp hết giấy tờ đất đai cùng giấy tờ tuỳ thân của Bà - Bà là mẹ ruột của chú #Chức) 

Mọi người oà lên khóc khi nhìn thấy Chú bước ra, nhưng chú lại là người động viên và xoa dịu nỗi đau của gia đình Mình.. Chú xua tay báo hiệu không cần khóc lóc - không cần đau khổ.. 

trong trại chú tự đòi quyền con người khi bị thiệt thòi, Chú còn nói đồ ăn, đồ uống không hợp vệ sinh hay chú đăng kí mua gì mà không được mua chú đều yêu cầu gặp ban giám thị..

Chú nói với các chị gái chú: 

- Em hát hò suốt ngày, Chị không phải lo đâu.. 

- Lúc vui em hát - Lúc Buồn em chửi ..

- Ở nhà cố gắng động viên Bà khoẻ mạnh giúp em. 

Lúc này Nhà cháu ôm ngực Bà #Thành bên ngoài nhìn con trai qua lớp cửa và hàng rào người che chắn.. 

nhìn con trai loáng thoáng nhưng tim Bà đập loạn nhịp... thở dài thương xót... 

Thi thoảng chú lại liếc mắt lên nhìn về hướng cửa để nhìn Bà 1 cái rồi lại tiếp tục chuyện với Vợ, Các con và các chị... 

Một cán bộ ra ngoài nhắc nhở, yêu cầu Bà Thành và Cháu ngồi xuống ghế chờ chứ không được đứng sát vào cửa để nhìn vào trong như vậy... 

Gần về những phút cuối do quá phẫn nộ gia đình yêu cầu Cho Bà #Thành vào nói chuyện với Chú #Chức mấy câu vì dù gì Bà cũng là Mẹ đẻ của chú, Được chấp nhận yêu cầu thì Bà mới được vào bên trong nhấc phone và nói chuyện với chú qua lớp kính... 

Bà #Thành cũng thật can đảm khi ngay từ nhà Bà đã dặn dò các con cháu không được khóc để Bố Công và chú Chức yên lòng! 

Kết thúc giờ thăm gặp, Chú đứng lên bước đi tập tễnh nhưng lại đi hàng đầu.. cùng các phạm nhân khoẻ mạnh khác đi sâu vào buồng giam.. 

- Nhìn từ xa, người đàn ông cao gầy, bị lõm 1 bên sọ não nhưng vẫn hiên ngang bước đi tập tễnh rất nhanh... khiến người ta liên tưởng đến những anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất.. bất khuất oai vệ từ ý chí đến hành động mạnh mẽ khi gặp người thân sau bao ngày cách xa.

Buổi thăm gặp 2 án tử nhà họ #Lê #Đình kết thúc vừa Chóng vánh vừa yên ả... 

- Chóng vánh vì thời gian chờ đợi rất lâu nhưng khi gặp thì chỉ được vài phút..

- Yên ả vì tưởng người kết án tử sẽ sợ hãi trước cái chết nhưng họ lại chẳng hề hối tiếc vì những gì đã tranh đấu khiến cả thế giới rung động con tim... ♥️

Soán ngôi thủ lĩnh làng Kình... Bà #Thành bây giờ là tân thủ lĩnh mới.. Từ ngày Ông mất, Bà tự nhiên minh mẫn và bình tĩnh lạ kỳ.. Không những không khóc lóc đau khổ - Bà còn động viên cả nhà phải kiên cường, tự hào vì gia đình đã hi sinh không hối tiếc cho dân làng. 

“ Bố #Công và Chú #Chức nhà cháu nhắn lời cảm ơn tới những tấm lòng của người dân cả nước,các luật sư dũng cảm, những nhân sĩ trí thức, các báo đài trong và ngoài nước đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực và tư duy khách quan, quan tâm, lên tiếng bảo vệ đến vụ án Đồng Tâm, đặc biệt là 2 án tử hình vô nhân tính dành cho 2 anh em Lê Đình Công và Lê Đình Chức.. 

Hi vọng rằng, xã hội này dù không thay đổi được bản chất thì sẽ thức tỉnh được lương tri của hàng triệu người dân cả nước, không cần phải bị cưỡng chế hay bị thiệt hại gì mà tự đánh thức được mới là điều cả thế hệ mai sau cần...”

Nguồn: FB Dzũng Hoàng

2. Trẻ con và nhà tù

Duyên Nguyễn

28 tháng 3 lúc 18:04

Có thể là hình ảnh về trẻ em, đang đứng và ngoài trờiCó thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em, mọi người đang đứng và ngoài trờiCó thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em, mọi người đang đứng và ngoài trờiCó thể là hình ảnh về trẻ em, đang đứng và ngoài trờiCó thể là hình ảnh về trẻ em và ngoài trời

Đám trẻ con này là chắt cụ Lê Đình Kình.

Chúng đều có Bố bị đi tù oan và có cụ bị Chết oan đúng ngày Rằm. 

Hồn nhiên vui đùa trong sân trại giam số 2 Thường Tín - Hà Nội. 

Chờ đợi được gặp Ông và Bố chiều thứ 6 ngày 26/03/2021. (Ngày thăm gặp dành riêng cho tử tù) 

Trong 3 đứa này - Đứa nào giống cụ Kình nhất ạ ????

Nguồn: FB Dzũng Hoàng

3. Vụ Đồng Tâm: Hai ông Công, Chức từ chối làm đơn xin ân xá từ Chủ tịch nước

RFA

Vụ Đồng Tâm: Hai ông Công, Chức từ chối làm đơn xin ân xá từ Chủ tịch nước

Hai ông Lê Đình Chức và Lê Đình Công tại phiên toà xét xử sơ thẩm ở Hà Nội vào tháng 9/2020. 

Hai người dân bị tuyên án tử hình trong vụ Đồng Tâm là ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức từ chối viết đơn xin ân xá án tử hình gửi Chủ tịch nước vì cho rằng bản thân không giết người. 

Thông tin trên được chị Nguyễn Thị Duyên, cháu dâu cụ Lê Đình Kình thuật lại từ cuộc thăm gặp hôm 26-3-2021 tại trại tạm giam số 2 - Công an thành phố Hà Nội. Chị Duyên nói qua điện thoại như sau:

"Em có hỏi thì bố có nói là bố không làm đơn xin ân xá của Chủ tịch nước, hai người đều có cùng một câu trả lời là (cán bộ trại -PV) thường xuyên xuống để khuyên nhưng bố không làm.

Chú Chức thì nói là mọi người đừng khóc lóc và đau buồn gì cả, bởi vì chú và bố sẽ kêu oan tới cùng.

Trong trại giam thì cán bộ trại giam cũng thường xuyên xuống phòng biệt giam của chú để khuyên chú làm đơn xin ân xá của Chủ tịch nước. 

Thế nhưng chú đã nói là: 'Tao không làm làm đơn xin ân xá Chủ tịch nước, tao đã tuyên bố trước tòa rồi! 

Nếu như tao mà làm (đơn xin ân xá - PV) thì chứng tỏ một điều là tao đã giết người hay sao?! Nên là thôi chúng mày không cần xuống đây để khuyên gì tao!'"

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước. 

Trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Trong cuộc thăm gặp hôm 26-3, bà Dư Thị Thành là vợ của cụ Lê Đình Kình bị từ chối cho thăm gặp hai người con trai của mình, cán bộ trại giam lấy lý do là bà không có giấy tờ tùy thân. 

Mãi đến khi cuộc gặp với ông Lê Đình Chức gần xong, người nhà đấu tranh mãi thì cán bộ quản giáo mới cho gặp. 

Chị Duyên cho biết, cả hai đều khỏe, chỉ có ông Lê Đình Công hơi xúc động khi gặp những đứa cháu. Tuy vậy ông Công đều nhất mực kêu oan:

"Bố em (ông Lê Đình Công - PV) xuyên suốt từ đầu vụ án thì bố em vẫn nói là bố bị oan hoàn toàn và bố không có giết người, bố không có chỉ đạo và cũng không giết người trong vụ Đồng Tâm. 

Bố em nói là nếu bố em giết người như vậy thì khi mà ở trong phòng biệt giam thì bố sẽ cảm thấy ăn năn và ám ảnh, thế nhưng bố không bị gặp vấn đề đấy, không gặp bất cứ một khoảnh khắc nào trong suốt quá trình biệt giam. 

Cho nên bố tin là bố không giết người, người nhà mình và người Đồng Tâm cũng không giết người nên bố không cảm thấy ám ảnh hay ai gặp bất cứ chuyện vấn đề gì về tâm linh trong trại giam."

Hôm 9-3 vừa qua, Tòa án cấp cao tại Hà Nội tuyên y án phúc thẩm đối với 6 người dân Đồng Tâm trong đó có 2 án tử hình và 1 án tù chung thân đều là con và cháu của ông Lê Đình Kình, người bị bắn chết trong cuộc đột kích của công an Hà Nội vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm lúc 3 giờ sáng ngày 9/1/2020.

Cáo trạng khẳng định ông Lê Đình Công bàn bạc, chỉ đạo còn ông Lê Đình Chức dùng dao phóng lợn đâm cho 3 cảnh sát cơ động lọt xuống giếng trời sau đó châm lửa đốt. 

Tuy nhiên không có bất kỳ hình ảnh nào được đài truyền hình Việt Nam công bố cho thấy các hành động này. 

Nguồn: RFA

WHO kêu gọi một cuộc điều tra về khả năng rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm

 

WHO kêu gọi một cuộc điều tra về khả năng rò rỉ virus từ phòng thí nghiệm

Agence France-Presse
Nguyễn Huệ Chi dịch

Đã đến lúc một nhân vật từng có lần hồ hởi chạy đến nắm tay Tập Cận Bình với nụ cười thân thiện nhất cũng không thể làm thinh được nữa, vì cái lá nho trên mặt tiên sinh họ Tập che đậy cách nào cũng không sao che nổi bộ mặt “chiến lang” khủng khiếp của ngài. Lời phát biểu bất ngờ của người đứng đầu WHO cho phép ta phỏng đoán: Trong cuộc khảo sát ở Vũ Hán vào hồi đầu năm 2021, Đoàn chuyên gia của WHO hẳn phải nắm được một nguồn dữ liệu quan trọng nào đấy khiến nhiều người nghi ngờ, buộc ông Tổng giám đốc không thể làm thinh, vì sợ khi sự việc bung ra thì mình chết đầu nước. Hãy hình dung xem, lúc ấy thì toàn thể nhân loại đang chịu cảnh chết chóc thê thảm vì đại dịch trong suốt một năm trời sẽ nổi cơn tam bành, trước khi dồn tâm lực để “cật vấn” kẻ đứng đầu một nhà nước hung hăng vào bậc nhất, nhưng cũng rất “khó chơi” vì có cả một quân đội mạnh thứ nhì thế giới, ắt hẳn phải kéo nhau đến “hỏi thăm” cái cơ quan đại diện cho Liên hợp quốc xem vì sao mọi sự lại đến nỗi này nếu không có những việc gì đó khuất tất bên trong mà WHO thế nào cũng có mối liên quan không nhiều thì ít. Chúng ta hãy chịu khó chờ xem, thế nào thì “cháy nhà cũng ra mặt chuột” chứ chẳng yên được đâu.

时机已经到了,一个曾经急切地用最友善的笑容握住习近平的手的角色再也无法闭上嘴了,因为遮盖住在习先生的脸上的葡萄叶已无法覆盖他的战狼面。世卫组织负责人的令人惊讶的声明使我们推测:在2021年初的武汉进行的一项调查中,世卫组织专家组一定掌握了一些重要数据,使许多人感到怀疑。假使发生了可怕的事情,特德罗斯·阿达诺姆·盖布里亚索斯会先死。试想一下,那时,整个人类,因大流行而悲惨地死了一年,在将其全部精力集中于“质疑”凶猛的国家元首正在努力否认这种大流行与他的国家有任何关系之前,他们必须聚集在一起“询问”联合国代表机构,以了解一切为何發生来, 因为这是一个或多或少有关, 或多或少与大流行有责任的国际组织。让我们拭目以待,“房屋大火将带动老鼠”。

Bauxite Việt Nam

(Geneva) Người đứng đầu WHO hôm thứ Ba đã kêu gọi một cuộc điều tra mới với các chuyên gia chuyên ngành về giả thuyết một vụ rò rỉ virus gây ra đại dịch COVID-19 từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc và chỉ trích việc thiếu truy cập dữ liệu thô từ các chuyên gia quốc tế.

Cuộc họp của WHO

Mặc dù các chuyên gia đã điều tra nguồn gốc của virus vào tháng 1 và tháng 2 ở Trung Quốc, coi giả thuyết về một vụ rò rỉ trong phòng thí nghiệm là ít có khả năng xảy ra nhất, "Điều này đòi hỏi phải điều tra thêm, có thể là với các nhiệm vụ mới với các chuyên gia chuyên ngành mà tôi đã sẵn sàng triển khai", Tedros Adhanom Ghebreyesus đảm bảo trong cuộc họp giao ban với các nước thành viên về báo cáo chính thức được công bố hôm thứ Ba.

Giả thuyết cho rằng virus tạo ra COVID-19 có thể đã thoát khỏi một phòng thí nghiệm đã được chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump bảo vệ mạnh mẽ, dựa trên thông tin từ các cơ quan tình báo của nước này.

Trung Quốc luôn bác bỏ mạnh mẽ khả năng này.

Tiến sĩ Tedros đã phát biểu ngay trước khi công bố chính thức báo cáo nguồn gốc và cuộc họp báo của một số trong số chuyên gia quốc tế đã đến Trung Quốc vào tháng 1 năm 2021 để tiến hành cuộc điều tra vào thời gian hơn một năm sau khi bắt đầu xảy ra đại dịch ở thành phố Vũ Hán tháng 12 năm 2019.

Khó truy cập dữ liệu

Ông cũng chỉ ra rằng các chuyên gia quốc tế "đã bày tỏ những khó khăn của họ trong việc truy cập dữ liệu thô" trong thời gian họ làm việc ở Trung Quốc. Một lời chỉ trích công khai hiếm hoi về cách Bắc Kinh xử lý cuộc điều tra chung này.

“Tôi hy vọng rằng các nghiên cứu hợp tác mới sẽ dựa trên việc chia sẻ dữ liệu rộng rãi hơn và nhanh hơn,” ông nói thêm.

Trưởng đoàn chuyên gia quốc tế, Peter Ben Embarek, đã hạ thấp vấn đề trong một cuộc họp báo, nói rằng ở Trung Quốc cũng như các nơi khác, một số dữ liệu không thể được chia sẻ vì lý do tôn trọng cuộc sống riêng tư.

"Báo cáo này là một khởi đầu rất quan trọng, nhưng nó không phải là lời cuối cùng", Tổng giám đốc WHO cũng nhấn mạnh.

Hiệp ước quốc tế về đại dịch

Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel vào thứ Ba cũng trình bày một bản dự thảo "hiệp ước quốc tế về đại dịch" nhằm mục đích đương đầu tốt hơn với các cuộc khủng hoảng sức khỏe không thể tránh khỏi trong tương lai.

“Sẽ có những đại dịch khác và những trường hợp khẩn cấp về y tế quy mô lớn khác. Không có chính phủ hoặc tổ chức đa phương nào có thể tự mình đối mặt với mối đe dọa này ", lãnh đạo của khoảng 20 quốc gia cho biết trong một bài báo đăng trên nhiều tờ nhật báo quốc tế hôm thứ Ba.

Trong số những người có mặt ký vào có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh Boris Johnson, và các Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Cyril Ramaphosa của Nam Phi, Joko Widodo của Indonesia và Sebastian Piñera của Chile.

Nguồn bản gốc: La Presse

Thời khó khăn của nền dân chủ tại châu Á

 

Thời khó khăn của nền dân chủ tại châu Á

Larry Diamond East Asia Forum Quarterly, Vol.13 No.1 January–March 2021, 15-17
Nguyễn Tuấn Anh dịch

Biểu tình chống cuộc đảo chính quân sự mới đây, diễn ra trên đường phố Yangon, Myanmar. tháng 2 năm 2021.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, mối quan tâm về dân chủ và nhân quyền đã bị hạ cấp trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Chính quyền của Trump xứng đáng được ghi nhận vì đã định hướng lại chính sách đối ngoại của Mỹ nhằm đối đầu với một Trung Quốc ngày càng độc tài. Nhưng trong khi một số quan chức Mỹ đã làm những gì có thể để thúc đẩy nhân quyền – ví dụ như phản đối việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông hoặc kỷ niệm truyền thống đấu tranh cho dân chủ của chính người Trung Quốc – thì bản thân Trump lại có cách tiếp cận mang tính mua bán, trung lập về giá trị trong các giao dịch với Trung Quốc.

Tổng thống Biden sẽ khác. Trong một bài phác thảo quan điểm chính sách đối ngoại của mình vào đầu năm 2020, Biden đã ưu tiên đổi mới nền dân chủ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, chính quyền mới sẽ phải đối mặt với những khó khăn và mâu thuẫn ghê gớm trong việc cố gắng chống lại chủ nghĩa độc tài và bảo vệ tự do ở châu Á. Điều này là do sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và tầm vóc đang giảm sút của Mỹ – do kết quả của các cuộc khủng hoảng dân chủ, kinh tế và phòng chống dịch tễ xảy ra đồng thời. Nó cũng bắt nguồn từ sự va chạm không thể tránh khỏi của logic thuyết duy thực (realist) và thuyết lý tưởng (idealist) trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Cuộc chiến về chính sách đối với Trung Quốc trong chính quyền Biden có thể sẽ xuất hiện từ hai quan điểm cạnh tranh là điều gì tạo nên lập trường ‘duy thực’ đối với Trung Quốc.

'Thuyết duy thực cũ' xuất phát từ việc Tổng thống Nixon mở cửa với Trung Quốc (và chi phối chính sách đối ngoại của Mỹ trong vài thập kỷ sau đó) cho rằng việc thu hút Bắc Kinh sâu hơn vào hệ thống quốc tế sẽ khiến nước này trở thành một 'bên tham gia có trách nhiệm', tạo điều kiện cho 'sự trỗi dậy hòa bình' và từng bước hiện đại hóa thành một hệ thống chính trị cởi mở hơn – nếu không phải là hoàn toàn dân chủ.

‘Thuyết duy thực mới’ cho rằng Trung Quốc đang theo đuổi thống trị châu Á với các mục tiêu cụ thể, bao gồm việc đẩy Mỹ ra khỏi khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, xây dựng các căn cứ quân sự, kiểm soát giao thông hàng hải qua Biển Đông, và làm xói mòn các liên minh của Mỹ. Từ góc độ này, chống lại nỗ lực thống trị khu vực của Trung Quốc là cấp thiết cho cả an ninh khu vực và bảo vệ tự do và dân chủ.

Quy mô quân sự của sứ mệnh này là rất lớn. Với việc hiện đại hóa và mở rộng quân đội Trung Quốc – được hỗ trợ bởi bốn thập kỷ trộm cắp công nghệ không ngừng và chiến dịch ‘hợp nhất quân - dân sự’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc – ngày càng đe dọa Đài Loan. Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác của Trung Quốc phát biểu những lời lẽ hiếu chiến về ý định ‘thống nhất’ Đài Loan với đại lục, họ không còn sử dụng tính từ ‘hòa bình’ để mô tả quá trình sẽ xảy ra. Chính sách kiềm chế của Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vấp phải cuộc chiến tranh tâm lý và các hình thức đe dọa khác.

Chính quyền Biden phải xem xét cách thức họ có thể triển khai lực lượng quân sự lớn hơn để phòng thủ – và hy vọng ngăn chặn hành vi cưỡng bức quân sự của Trung Quốc, đồng thời tránh đối đầu không cần thiết hoặc tiếp tục khơi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc. Và Đài Loan phải làm nhiều hơn nữa để tăng cường khả năng sẵn sàng quân sự và khả năng răn đe.

Ở châu Á, Ấn Độ là đối trọng cần thiết để cân bằng với Trung Quốc. Ấn Độ sẽ có dân số lớn hơn Trung Quốc trong vòng một thập kỷ tới. Trong khi Trung Quốc giàu gấp ba lần về thu nhập bình quân đầu người, thì Ấn Độ đang bắt kịp về kinh tế và công nghệ. Và mặc dù chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ chỉ bằng một phần tư của Trung Quốc, nhưng nước này có một trong những quân đội lớn nhất thế giới và là đối tác trong Bộ tứ Quad với Mỹ, Nhật và Úc.

Là một diễn đàn chiến lược lỏng lẻo, Bộ tứ Quad thiếu các cuộc tập trận quân sự chung nhưng đang phát triển theo hướng hợp tác quân sự nhiều hơn và chia sẻ thông tin tình báo để ngăn chặn sự xâm lược của Trung Quốc. Trong khi di sản của sự 'không liên kết' trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ ngăn cản một liên minh quân sự chính thức, các nước Nhóm Quad chia sẻ một sứ mệnh chiến lược mạnh mẽ trong việc duy trì một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Điều này dường như là một dự báo tốt cho sự hợp tác ngày càng tăng giữa các nền dân chủ có thế lực trong khu vực – nhưng ngay cả khi Ấn Độ đang trở nên quan trọng đối với tương lai của nền dân chủ ở châu Á, thì nước này đang trượt theo hướng độc đoán.

Được bầu lại bằng chiến thắng áp đảo năm 2019, Đảng Bharatiya Janata (BJP) và Thủ tướng thuộc đảng này, Narendra Modi, đang làm xói mòn tính độc lập của các thể chế chính của Ấn Độ. Đảng dân túy cánh hữu theo đường lối chủ nghĩa sô vanh tôn giáo và bất khoan dung đối với những người chỉ trích và thiểu số.

Nếu chính quyền Biden giữ im lặng khi đối mặt những xu hướng này, quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ sẽ trở nên vô nghĩa trong việc bảo vệ nền dân chủ của nước này. Mặt khác, nếu nó quá đối đầu và giao giảng đạo đức – đặc biệt là khi nền dân chủ Mỹ suy giảm rõ ràng – thì quan hệ Mỹ - Ấn có thể chệch đường ray. Không có tình huống tiến thoái lưỡng nan nào làm phức tạp nguyện vọng thúc đẩy dân chủ ở châu Á của Biden hơn tình huống này, và nó vẫn chưa được hiểu rõ ở Washington.

Chính phủ trung tả của Hàn Quốc cũng đang vi phạm độc lập tư pháp và tự do ngôn luận, khiến cho Washington lâm vào một tình thế khó xử tương tự, đặc biệt là trước sức mạnh của tình cảm chống Mỹ của cánh tả tại Hàn Quốc. Đó là một thời kỳ khó khăn cho nền dân chủ ở châu Á. Quân đội Myanmar, mặc dù đã nắm quyền phủ quyết đối với việc thay đổi hiến pháp và quyền kiểm soát các bộ trưởng quyền lực của Myanmar, đã tổ chức một cuộc đảo chính vào tháng 2, kết thúc 5 năm thử nghiệm của nước này với chế độ bán dân chủ. Ở Thái Lan, quân đội vẫn nắm quyền cùng với chế độ quân chủ, ngăn chặn bất kỳ sự trở lại dân chủ nào. Rodrigo Duterte, một người dân túy phi tự do, đã làm suy thoái một nền dân chủ đang vận hành ở Philippines.

Hy vọng về một quá trình chuyển đổi dân chủ dường như bị đình trệ ở Malaysia và trở nên xa vời ở Singapore. Hun Sen đã hoàn thành việc đẩy Campuchia rơi vào chế độ độc tài độc đảng. Việt Nam đã và đang đàn áp nặng nề về bất đồng chính kiến và không gian dân sự. Indonesia và Mông Cổ vẫn còn là những nền dân chủ thực sự nhưng đang bận tâm đến những căng thẳng nội bộ. Ngay cả ở Nhật Bản, nền dân chủ tự do lâu đời nhất ở châu Á, các chuẩn mực và thực hành dân chủ đã bị suy yếu trong gần tám năm lãnh đạo của Shinzo Abe. Trong khi nền dân chủ tự do về nhiều mặt đang phát triển mạnh ở Đài Loan, nó đang ngày càng bị đe dọa bởi Trung Quốc. Vì vậy, có rất ít hy vọng thành công trong một chiến dịch trực diện – chưa kể đơn phương – đòi hỏi sự trung thành hoàn hảo với các chuẩn mực dân chủ. Bất kỳ chiến lược nào nhằm thúc đẩy dân chủ ở châu Á sẽ cần phải tích hợp các sứ mệnh chiến lược và nhân quyền, củng cố và bảo vệ các đối tác trong xã hội dân sự và hướng tới mục tiêu trung hạn.

Rất ít người trong khu vực muốn quốc gia của họ trở thành chư hầu của một trật tự khu vực dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Lợi ích chung này có thể cung cấp đòn bẩy cho việc tham gia vào các vấn đề nhân quyền và pháp quyền. Khi xuất hiện sự phục hồi dân chủ, nó sẽ được thúc đẩy bởi các lực lượng trong xã hội dân sự. Mỹ và các đồng minh dân chủ tự do, như Úc, Canada, Liên hiệp Châu Âu và hy vọng là Nhật Bản, phải hỗ trợ thông qua ngoại giao và các dòng viện trợ để duy trì các nhóm xã hội dân sự và các phương tiện truyền thông độc lập. Các nền dân chủ này sẽ có nhiều tác động hơn nếu họ phối hợp các hoạt động của mình và ưu tiên phổ biến các công nghệ để giúp các nền dân chủ tránh được sự giám sát và kiểm duyệt kỹ thuật số. Trong một số trường hợp – và thật đáng buồn cho người Hồng Kông – các nền dân chủ tự do hiện hữu có thể cần cung cấp chỗ cư trú tạm thời hoặc thậm chí lâu dài cho các nhà dân chủ đang gặp nguy hiểm.

Trong thời gian tới, ưu tiên có thể cần là kiềm chế sự thoái lui dân chủ và chống lại sự trỗi dậy của một nước Trung Quốc độc tài. Ở một số nước, điều này có nghĩa là chỉ cố gắng giữ cho các nhà dân chủ sống sót. Nhưng yêu cầu ngày càng tăng của những người trẻ trong khu vực về một chính phủ cởi mở hơn và có trách nhiệm hơn, hy vọng sẽ tới thời điểm các thể chế độc tài này chấm dứt.

Larry Diamond là Giám đốc Trung tâm Dân chủ, Phát triển và Pháp quyền tại Đại học Stanford, Nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Hoover và Viện Freeman Spogli tại Stanford, đồng thời là tác giả của Tinh thần dân chủ (St Martin’s Griffin, 2008).

L. D.

Dịch giả gửi BVN.

“Hài độc thoại” Dưa Leo và sự đấu tranh vì danh dự!

 

“Hài độc thoại” Dưa Leo và sự đấu tranh vì danh dự!

Lê Ngọc Luân

31-3-2021

Blogger Dưa Leo – Nguyễn Phúc Gia Huy (trái) và LS Lê Ngọc Luân. Ảnh: FB tác giả

Chúng tôi vô cùng trăn trở trước số phận của một con người mà mình là luật sư bảo vệ. Trong vụ việc Báo Nhân dân duyệt đăng bài viết mà thú thực không cần là luật sư thì chắc chắn bất kỳ ai khi đọc những lời lẽ ấy sẽ thấy được sự tàn nhẫn dưới ngòi bút được ví danh là nhà báo, phóng viên dành cho một con người.

Không biết Việt Quang, tác giả bài viết và người duyệt bài nghĩ gì? Dưa Leo là con người có cùng dòng máu đỏ, da vàng như chính Việt Quang. Tác giả có suy nghĩ bài viết của mình sẽ là lưỡi dao giết chết tư cách một con người? Hay đó là sự cố tình xúc phạm?

Dưa Leo chưa từng bị cơ quan nhà nước nào xử phạt hay có bản án kết tội của toà nhưng bài viết đó tác giả Việt Quang thay chức năng của pháp luật kết tội bằng cách mô tả với những ngôn từ mà tôi cho rằng bất kỳ ai có lòng tự trọng sẽ vô cùng phẫn nộ, đó là: “ăn cắp, dốt nát, thu đồng tiền bất chính…”. Đặc biệt, người đứng ở tư cách là nhà báo, phóng viên có thể tàn nhẫn đến mức lấy khiếm khuyết cơ thể của Dưa Leo để đưa lên mặt báo.

Không biết những người không may sinh ra có khiếm khuyết đang sống tại Việt Nam họ sẽ phản ứng thế nào? Tôi cho rằng đó là sự phỉ báng.

Tôi có gửi bài viết đó cho một số anh em báo chí, họ thốt lên rằng kinh khủng quá!

Quay trở lại thời gian trước, một ngày cuối năm 2020, Dưa Leo thông qua một nhà báo uy tín đã liên hệ nhờ tôi đứng ra bảo vệ. Trong buổi gặp mặt ấy, có thể thấy ngay sự hài hước thông minh luôn hiện hữu, nhưng tôi nhận thấy đôi mắt anh đượm buồn. Anh chia sẻ không phải buồn vì những lời lẽ vu khống, nhục mạ mình mà anh buồn và cảm thấy đau đớn khi một tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đảng lại có thể duyệt đăng bài với lời lẽ khủng khiếp như thế. Anh nói, đó là anh dù mạnh mẽ như vậy nhưng không khỏi sốc, giả sử nếu một người dân bình thường có thể họ sẽ suy sụp, trầm cảm, vì đang một ngày đẹp trời có một tờ báo ví mình là kẻ “ăn cắp, dốt nát và mang bộ phận cơ thể khiếm khuyết ra để hạ nhục”.

Anh chia sẻ thêm, báo Nhân Dân là cơ quan ngôn luận của Đảng thì bây giờ họ có gỡ bài viết không? Luật sư có nhận bảo vệ không? Chúng tôi đọc qua bài viết và nhận định: vi phạm 100%, theo luật và quy tắc đạo đức nghề báo bài viết phải gỡ. Tất nhiên, điều đó không dễ vì nhiều lý do khác nhau, tôi chia sẻ đã từng bảo vệ cho các nghệ sĩ liên quan đến những bài viết vi phạm, sai sự thật, thì cơ quan chủ quản đã gỡ bài và xin lỗi. Đó là tư cách của người làm báo có tự trọng và tờ báo biết tuân thủ pháp luật. Một điều hết sức bình thường!

Chúng tôi tâm sự với nhau ngày đầu gặp và quyết định song hành để không một người dân nào bị “ngòi bút” xúc phạm bằng lời lẽ cay nghiệt như vậy. Vụ việc này không phải là để THẮNG – THUA nhưng các luật sư, anh Dưa Leo và những người yêu mến công lý, mang trái tim yêu thương của con người đặt niềm tin vào pháp luật.

Tôi tin đến tại thời điểm hôm nay, qua ý kiến phản hồi của báo Nhân dân và lập luận phản bác của luật sư ai cũng đã rõ. Tất nhiên, chúng ta chờ đợi ý kiến từ cơ quan quản lý nhà nước như Bộ TTTT, Cục Báo chí… Các cơ quan thực thi pháp luật sẽ bảo vệ người dân và xử lý vi phạm. Hãy đợi!

P/S: Vụ việc mới mấy tháng nhưng có hàng loạt “sự kiện ly kỳ và hết sức cân não”. Để đảm bảo tối đa quyền lợi cho Thân chủ xin tạm dừng ở đây. Tôi, Dưa Leo và các bạn sẽ luôn tin vào một kết quả tốt đẹp ở tương lai phía trước.

Joe Biden và Tòa án Mỹ

 

Joe Biden và Tòa án Mỹ

Minh Phạm

31-3-2021

Tổng thống Biden đang có cơ hội cải tổ ngành Tư pháp liên bang sau làn sóng bổ nhiệm kỷ lục các thẩm phán của cựu Tổng thống Donald Trump.

Có thể nói chỉ sau 4 năm tại nhiệm, Donald Trump – cùng với đảng Cộng hòa nắm quyền chuẩn nhận các chức vụ tư pháp tại Thượng nghị viện – đã cấu trúc ngành tư pháp liên bang “triệt để” đến mức, nói như cựu thủ lãnh khối đa số tại Thượng nghị viện Mitch McConnell, là “không để một ghế trống”.

Giờ thì đến lượt Tổng thống Joe Biden và đảng Dân chủ.

Joe Biden từng phục vụ suốt 14 năm trong Ủy ban Tư pháp Thượng nghị viện dưới tư cách chủ tịch hoặc tương nhiệm chủ tịch ủy ban (high ranking member), đại diện cho đảng Dân chủ để chọn thẩm phán cho các tòa án liên bang. Do vậy, có thể nói hiện không ai đánh giá chính xác “đến từng cm” vai trò của một thẩm phán liên bang đối với nghị-trình của một Tổng thống.

Mới đây, một thẩm phán Tòa sơ thẩm liên bang ở Texas đã vô hiệu hóa một qui định tạm ngưng trục xuất những người vi phạm pháp luật ở Mỹ về cố quốc, (trong số này có hơn 30 người gốc Việt) của đương kim Tổng thống Biden. Trước một phán quyết của thẩm phán Tòa sơ thẩm, Tổng thống Biden đành… “bó tay”.

Cần nhắc lại các qui định trục xuất là của ông Donald Trump. Khác với Trump, Joe Biden không “chửi mắng” các thẩm phán bất chấp địa vị tôn-kính của họ khi quyết định của mình bị bác bỏ. Trong trường hợp này, Joe Biden tỏ rõ mình là một con người… chính chắn!!!

Và nếu ông Joe Biden muốn thực hiện lời hứa lúc tranh cử là sẽ hủy bỏ chương trình trục xuất di dân của ông Trump thì chỉ còn cách là can thiệp vào ngành Tư pháp. Nói theo ngôn ngữ “phổ thông”, ông Joe Biden phải “tái định hình” (reshape) ngành Tư pháp liên bang.

Hành pháp Obama đã bị chỉ trích vì thiếu sót trong việc “chiếm giữ” hệ thống Tòa án liên bang trong 8 năm, đã “giúp” Trump – cùng với sự trợ giúp của Mitch McConnell với phương châm “không để trống một ghế thẩm phán liên bang nào hết!” – chỉ trong 4 năm đã đưa hơn 200 người vào hệ thống tòa án liên bang. Lỗi lầm này cần phải được Hành pháp Biden “sửa sai”.

***

Các cố vấn của Tổng thống Joe Biden đã và đang chuẩn bị rất kỹ cho việc bổ nhiệm các thẩm phán liên bang trên toàn nước Mỹ, ngoài việc kiện toàn bộ máy tư pháp, còn mang ý nghĩa tái lập trật tự hoạt động bình thường cho ngành Tư pháp thời hậu Donald Trump. Hoạt động chuẩn bị này cũng là một trong nhiều mục tiêu tranh cử của Biden, minh bạch và tuân thủ các nguyên tắc truyền thống lẫn luật định trong thủ tục đề cử.

Bên cạnh Biden là hai nhân vật có một “nền tảng” đáng nể trong ngành tư pháp, giúp Biden chọn lựa các ứng cử viên (đúng người, đúng việc) cho các Tòa án liên bang, đó là Chánh Văn phòng Bạch cung Ron Klain, người rà soát danh sách đề cử thẩm phán cũng từng đảm nhận vai trò này thời Bill Clinton; người còn lại là Phó Tổng thống Kamala Harris, trước đây phục vụ trong Ủy ban tư pháp Thượng nghị viện và là cựu Tổng chưởng lý tiểu bang California.

Cùng với gói hỗ trợ tài chính 1.900 tỷ dollars thì hoạt động chọn lựa nhân sự cho hệ thống Tòa án liên bang là “vốn liếng chính trị” quan trọng của tân Tổng thống Joe Biden trong 100 ngày đầu tiên, trong vai trò Tổng thống Mỹ.

Chủ nghĩa thái tử muôn năm

 

Chủ nghĩa thái tử muôn năm

Bà là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Việt Nam. Bà từng qua Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Bí thư Trung ương và Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội. Trong cộng đồng người Thái tại Việt Nam thì bà là trường hợp đạt đến “đỉnh” quyền lực và là niềm tự hào chính đáng của bà con.

Không biết tài năng của bà thế nào nhưng tài uống rượu của bà là nhất. Bà uống rượu bằng bát, ai đã từng lên công tác Sơn La được bà mời rượu thì biết. Hai Đại tá bảo vệ bà cũng tài uống rượu như bà. Bà từng tâm sự: “Hai đồng chí Đại tá của tôi từng chung thuỷ gắn bó 15, 16 năm nay. Hoàn cảnh tác nghiệp của anh em nhiều khi cũng rất gian khổ. Riêng khoản uống rượu cũng đủ chết”- Báo điện tử Dân Trí ngày 15-8-2016.

Quả là khoe khéo, bà tài uống rượu, bảo vệ bà tác nghiệp uống rượu cũng siêu, bằng cớ là họ đến nay không chết mà cũng béo tốt như bà.

Bà biết tài của bà nên khi bà Kim Ngân được vào tứ trụ, làm Chủ tịch Quốc hội, bà từng tâm sự với một nữ cán bộ cấp rất cao là bà bị “lãng quên” nên không được vào tứ trụ. Dường như thấu hiểu “tâm tư” của bà, tổ chức đưa bà làm Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội chỉ kém bà Kim Ngân tí chút.

Tại Đại hội 13, bà phải nghỉ chứ không là trường hợp đặc biệt, dù bà rất khỏe, sung sức và đang ở đỉnh cao trí tuệ. Tuy nhiên bà nghỉ nhưng bà đã kịp để lại hai tài năng lãnh đạo Quốc hội.

Đó là quí tử Lò Việt Phương (chồng bà là Lò Văn Long mất năm 2011, tang lễ to nhất Sơn La), năm 21 tuổi đã là viên chức Nhà nước, thăng tiến như tên lửa, dăm tháng, vài năm đã lên một cấp, đang là Vụ trưởng Vụ Dân nguyện, đã được chọn vào danh sách bầu cử ĐBQH khoá 15 để có thể dự kiến làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội.

Ái nữ của bà Lò Thị Việt Hà cũng thăng tiến tên lửa như anh, đã là Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể, Phó Chủ tịch Công đoàn Văn phòng QH (lãnh đạo cấp phòng) cũng vào danh sách ứng cử ĐBQH khoá 15 để lên chức cao hơn. Nghe tin như vậy là mừng nếu tin này là đúng là sự thật.

Bà tài, hai con bà càng tài. Nhưng nếu không là con bà thì chắc hai cô cậu này đang làm nương phát rừng như các bạn cùng trang lứa; hoặc chưa thi được vào công chức.

Bà còn làm rạng danh phụ nữ VN trước thế giới là phụ nữ VN không hề nhỏ bé nhẹ cân. Ngưỡng mộ bà Tòng Thị Phóng. Thảo nào bà Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc noi gương bà. Phong trào “học tập và làm theo” lo ghế cho con cháu rầm rộ từ Trung ương xuống địa phương.

Chủ nghĩa thái tử muôn năm! (Hô ba lần: Muôn năm).

Trần Huỳnh Duy Thức: “Tôi tuyệt thực để đề nghị nhà nước tôn trọng Quyền Con Người…”

 

Trần Huỳnh Duy Thức: “Tôi tuyệt thực để đề nghị nhà nước tôn trọng Quyền Con Người…”

Trần Huỳnh Duy Thức

31-3-2021

Tôi tuyệt thực để đề nghị Nhà nước tôn trọng Quyền Con Người theo những cam kết Quốc tế mà Việt Nam đã ký và trả tự do cho tôi cùng các tù chính trị, để bắt đầu một cuộc cách mạng ánh sáng cho dân tộc, tránh những bất lợị cho đất nước”.

Vừa qua vào ngày 26/3/2021 gia đình đã có buổi thăm gặp anh Thức sau một thời gian dài không được thăm gặp do dịch Covid. Tại buổi thăm gặp này, anh Thức cho biết, anh tiếp tục tuyệt thực từ ngày 20/2/2021 yêu cầu Tòa án Nhân dân Tối cao phản hồi đơn “Yêu cầu miễn hình phạt còn lại” anh đã gửi vào ngày 7/7/2018.

Anh nhắc lại và nhấn mạnh rằng, đây không phải là việc xin được giảm hình phạt mà là yêu cầu các cơ quan chức năng tuân thủ đúng các quy định pháp luật đã ban hành, đúng như những gì Việt Nam đã hứa hẹn và cam kết với cộng đồng quốc tế về vấn đề quyền con người.

Trong lúc tuyệt thực anh Thức vẫn không quên dõi theo Myanmar. Anh nhắn gửi các phân tích về cục diện thế giới trong thời gian tới và tầm quan trọng của cuộc cách mạng ánh sáng đối với Myanmar và Việt Nam thông qua hai lá thư 134 và 135. Để hiểu thêm về cuộc cách mạng ánh sáng xin mời mọi người đọc thư 134 và 135.

Vào cuối buổi thăm gặp, anh Thức dặn gia đình đừng khuyên anh dừng tuyệt thực nữa mà hãy tập trung năng lượng vào công việc khai sáng và thúc đẩy thượng tôn pháp luật. Đây là cách tốt nhất để đồng hành cùng anh vào lúc này. Gia đình đang tiếp tục các công việc cần thiết để hỗ trợ anh Thức và sẽ sớm chia sẻ thông tin đến mọi người.

Trong thời gian đó, rất mong mọi người hãy ghi nhớ và chia sẻ thông điệp của anh Thức: “Từ bạo lực vũ trang đến phi bạo lực, cách mạng ‘giải phóng dân tộc’ đến cách mạng đường phố, cách mạng màu mà không gắn với thực chất thay đổi để nâng cao dân trí đi kèm với chấn dân khí, thì các dân tộc đó vẫn chỉ chìm trong bóng tối dưới những màu sắc khác nhau. Có vùng lên được một vài năm như Myanmar rồi bóng tối vẫn cứ bất ngờ ập xuống.

Sự khai sáng này không chỉ cần thực hiện ở người dân, mà còn ở cả những người giữ vai trò lãnh đạo.

Lịch sử “cầm nhầm” thêm trang mới?

 

Lịch sử “cầm nhầm” thêm trang mới?

Vũ Kim Hạnh

31-3-2021

Áo dài, nón lá Việt Nam bị nhận là của Trung Quốc (tại Tuần lễ thời trang Xuân Hè 2019 của TQ. Ảnh trên báo Đảng China daily của TQ

Hôm nay 31/3/2021, UNESCO khóa sổ danh sách đề cử di sản văn hóa phi vật thể. Món súp tôm chua cay – tom yum kung – được chính phủ Thái Lan đề cử vào danh sách của UNESCO. Người ta còn nhớ, mới năm 2019, CPC đã đăng ký đưa món hủ tiếu Nam Vang – num banh chok – vào danh sách đề cử nhằm CẠNH TRANH VỚI MÓN PHỞ CỦA VIỆT NAM và món súp tôm chua cay nổi tiếng của người Thái – tờ trình của Bộ Du lịch Campuchia viết (CPC không thành công).

Cạnh tranh để giành thắng lợi vậy cũng là chuyện thường tình. Còn cứ giành “tài sản” dù phi vật thể của nước khác là của mình, cứ “cố ý cầm nhầm” của nước khác, thích là tuyên bố của mình tất tần tật mọi thứ trong thiên hạ, ấy mới là chuyện ly kỳ.

Mới đây, tờ Korean Herald của Hàn Quốc đã đăng bài về sự tức giận của người Hàn, trước chiến dịch mới của TQ là tuyên bố rằng Samgyetang – một loại súp gà hầm nhân sâm truyền thống của Hàn Quốc là của mình. Tờ Korean Harald cho biết: Người dân Hàn Quốc đã thấy rất mệt mỏi trước sự chiếm đoạt và khiêu khích văn hóa của nước láng giềng.

Trên công cụ tìm kiếm Baidu hôm 30/3, món ăn samgyetang được mô tả là nước súp gà có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc và sau đó mới được truyền vào Hàn Quốc. Baidu cũng nói rằng món súp này sau đó đã trở thành món ăn biểu trưng được các thành viên hoàng tộc ở xứ này ưa chuộng.

Theo Cơ quan phát triển nông thôn Hàn Quốc, người dân nước này bắt đầu nấu súp gà ít nhất là từ triều đại Joseon. Samgyetang là món phổ biến đối với nhà giàu Hàn Quốc trong giai đoạn nước này là thuộc địa của Nhật Bản và giới nhà giàu thường ăn súp gà cùng với bột nhân sâm. Thập niên 1960, người bình dân có tiền hơn để nấu món này.

Giáo sư Seo Kyung-duk của Đại học Nữ giới Sungshin đã gửi email đến Baidu, thúc giục trang này sửa đổi những thông tin sai lệch về món súp.

Baidu đã khuấy động sự tranh cãi bằng cách bóp méo lịch sử rằng món samgyetang là của họ, như năm ngoái, họ ngang nhiên nhận Kim chi của Hàn Quốc là của họ. Tôi đã lập tức gửi email đến Baidu nói rõ: ‘Trung Quốc thậm chí không biết sử dụng Hệ thống hài hòa (HS) – tức tên quốc tế và các chữ số dùng cho các sản phẩm thương mại – cho món samgyetang. Trong khi đó, Hàn Quốc đã có mã số cho món này – đó là 1602.32.1010’.”

Về các món ẩm thực, là thứ không thể cho vào tủ kính để trưng hay đem triển lãm để bán vé vào cửa mà họ cũng muốn chiếm đoạt thì phải thấy là lòng tham đã lên tới đỉnh đầu. Nhớ lại, thành tích về “cầm nhầm” đã khá dài:

– Nhận vải Batik của Indonesia là của mình;

– Áo dài và nón lá của Việt Nam cũng là của mình;

– Món Kim Chi của Hàn Quốc là của mình;

– Nay đến món súp gà hầm nhân sâm của Hàn Quốc cũng là của ông nốt.

Việt Nam thì đã thấm thía tận xương về cái tính cầm nhầm của ông, bằng súng đạn luôn với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Có điều rất lạ, có một danh hiệu đang được cả thế giới cùng thống nhất, dành cho họ thì ông ra sức chối, nhất định không chịu nhận: DIỆT CHỦNG (với người Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương). Và đang có một “đệ tử ruột” mà ông Tập từng công bố là “anh em một mẹ”, đang làm rất tốt món DIỆT CHỦNG này là quân đội Myanmar, thì cả thế giới cũng đang lên án, ông cũng chối đẩy đẩy là không liên quan, không phải tôi, không phải tôi.

Cầm nhầm khôn cha đời là vậy.