Hội nghị San Francisco 1951 và vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa
16-1-2021
Mình thấy thông tin về hội nghị này trên web tiếng Việt nói chung là không đầy đủ, kể cả Wikipedia cũng chỉ viết dưới dạng sơ khai, có thể làm cho nhiều người hiểu chưa rõ. Vừa rồi có chuyện Myanmar phủ nhận phán quyết của PCA, có thể cũng có nguyên nhân sâu xa từ hội nghị này.
Thông tin cơ bản, mình cho là chính xác, nhưng chưa đầy đủ, các bạn có thể xem ở trang web “siêu chính thống” bên dưới, của Quân ủy Trung ương!
Mình bổ sung thêm một số thông tin, có thể nhiều người chưa biết hoặc biết chưa rõ, để thấy được sự phức tạp trong việc giành chủ quyền hai quần đảo nói trên.
Quốc gia VN, là chính thể đồng thời tuyên bố chủ quyền trên toàn lãnh thổ VN với VNDCCH. Chính thể này được phe tư bản công nhận trong khi VNDCCH được phe XHCN (trong đó có TQ, LX) công nhận. Số quốc gia công nhận hai chính thể trên đông ngang nhau. VNDCCH được Tàu Mao đặt quan hệ ngoại giao đầu tiên vào tháng 1/1950, sau đó khoảng một tháng Mỹ, Anh công nhận QGVN.
Tất nhiên các nước tư bản thì không công nhận VNDCCH, còn phe XHCN không công nhận QGVN và hai chính thể trên cũng không công nhận nhau. Tại hội nghị này, thủ tướng Trần Văn Hữu của QGVN tuyên bố chủ quyền HS – TS, không có nước nào tham gia hội nghị phản đối, ngược lại, họ phản đối ý tưởng HS – TS thuộc về TQ.
Hai nước TQ không tham gia hội nghị, lý do là vì CHND Trung Hoa của Mao mới chiếm được đại lục năm 49, chưa đủ chính danh để đại diện cho toàn bộ TQ, trong khi Trung Hoa dân quốc của Tưởng vẫn tồn tại ở Đài Loan. Hơn nữa, Dân quốc vẫn đang có ghế tại LHQ, đại diện cho TQ trên lý thuyết. Như vậy, đồng nghĩa với việc TQ (Tàu Mao) hay Đài Loan bây giờ có quyền bác bỏ hiệp ước San Francisco và tuyên bố của Thủ tướng Trần Văn Hữu, vì họ không tham gia ký kết hiệp ước.
Chính vì chuyện này nên sau đó, năm 1958, thủ tướng Chu Ân Lai của Tàu cộng mới ra một tuyên bố khẳng định chủ quyền một số đảo trong đó có quần đảo Bành Hồ, Đài Loan và Tây Sa, Nam Sa (lúc đó do VNCH quản lý) và rất tiếc là thủ tướng Phạm Văn Đồng ra công hàm ủng hộ. TQ không tham gia hội nghị là một thiếu sót lớn bởi vì TQ là lãnh thổ rộng nhất đã bị Nhật chiếm đóng.
VNDCCH không được tham dự hội nghị San Francisco. Có lẽ vì lúc đó VNDCCH không hề quản lý hành chính đa số diện tích nước VN, mà chỉ quản lý chiến khu Việt Bắc là chính, trong khi đó QGVN đang quản lý toàn bộ các đô thị của VN và hai quần đảo, nên được coi là đại diện của VN. Trong các link trên đều dùng từ “chính quyền Bảo Đại” để chỉ QGVN. Như vậy có thể hiểu QGVN bị coi là Ngụy quyền. Vậy sẽ rất khó chấp nhận để viện dẫn căn cứ được tuyên bố bởi Ngụy quyền tới một nước, như TQ, cũng coi QGVN là Ngụy quyền! Trong khi cả hai nước VN và TQ lại không được tham gia hội nghị.
Nhật Bản tuyên bố từ bỏ chủ quyền một số đảo và lãnh thổ, như link trên đã nói, nhưng lại KHÔNG HỀ nói là sẽ trả những lãnh thổ, hải đảo đó cho bên nào. Chính vì điều đó nên mới xảy ra tranh chấp sau này, ví dụ như Philippines tuyên bố chủ quyền một số đảo/đá thuộc TS với lý do vì Nhật “từ bỏ” trong khi họ tham gia đồng minh đánh Nhật.
Myanmar không tham dự hội nghị San Francisco với lý do là dự thảo hiệp ước “xử tội” quá nhẹ cho Nhật Bản. Ấn Độ cũng không tham gia với lý do ngược lại, tức là xử quá nặng cho Nhật bản. Có thể đó là một phần lý do lịch sử mà hiện nay Myanmar cũng không công nhận phán quyết của tòa trọng tài PCA.
Như vậy, cách duy nhất để tạo chính danh cho việc tuyên bố chủ quyền HS – TS là VN phải công nhận hai chính thể đang bị coi là Ngụy. Nhưng mà như thế thì phải viết lại lịch sử cũng rất mệt mỏi. Có thể vì lẽ đó mà VN đang chọn chính sách câu giờ, để con cháu chúng ta đòi (PTT Vũ Đức Đam).
Mấy hôm trước có tin nói là Lào, Campuchia bác bỏ phán quyết của PCA, nhưng tối qua VTV lại nói là Lào mới phát ngôn, đại khái là 3 phải, kêu gọi các bên kiềm chế! Coi như không bày tỏ quan điểm. Campuchia cũng tương tự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét