'Cải tạo' xong còn bề thế hơn, yêu cầu Mã Pì Lèng Panorama dỡ mái, hạ chiều cao
8B Lê Trực, ngay Ba Đình rực nắng mà còn sống dai thì Mã Pì Lèng là cái gì.
TTO - Trước phản ánh của báo chí và dư luận về việc công trình Mã Pì Lèng Panorama sau cải tạo lại bề thế hơn trước, công trình này vừa được tháo mái để hạ chiều cao, theo yêu cầu của chính quyền địa phương.
Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online tại huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang cho hay, công trình Panorama trên đèo Mã Pì Lèng vừa được tháo dỡ mái để hạ độ cao vài ngày trước.
Trước khi dỡ mái sửa chữa, công trình này đã đưa vào hoạt động vài tháng và thu hút rất đông khách, đặc biệt là vào các ngày cuối tuần và các dịp nghỉ lễ.
Nhà hàng, điểm dừng chân chỉ đón khách dừng chân ngắm cảnh, chụp ảnh "check in" với phong cảnh hùng vĩ của đèo Mã Pì Lèng nơi hẻm vực Tu Sản và bán vé thuyền du lịch trên dòng Nho Quế, chứ không phục vụ nghỉ đêm, nhưng bảng biển cho thuê phòng nghỉ vẫn được treo ở quầy bar, dù không có thông tin giá phòng.
Nhà hàng chỉ sử dụng tầng giật cấp đầu tiên cho khách ngắm cảnh, chụp hình, và phần công trình trên mặt đất gồm tầng 1 để bán quà, đồ lưu niệm, lễ tân, quầy bar. Hai tầng trên được dùng làm phòng nghỉ cho nhân viên, theo nhân viên ở đây.
4 tầng giật cấp xuống sườn đèo khóa cửa, không sử dụng.
Đợt nghỉ lễ Tết dương lịch vừa qua, nơi đây mỗi ngày thu hút hàng ngàn người đến ngắm cảnh với giá 50.000 đồng/người, bao gồm một đồ uống. Ba (3) nhân viên của nhà hàng cùng với người quản lý luôn tất bật tiếp khách ra vào không ngớt. Cuối ngày, điểm ngắm cảnh la liệt cốc nhựa chưa kịp thu dọn, và những túi nilông cỡ đại chứa cốc nhựa dùng một lần.
Nhân viên bán vé ở đây cho biết, ngày 2-1, điểm dừng chân này bán ra khoảng 5.000 vé tham quan.
Nhà hàng mở cửa tới 18h, nhưng hôm đó nhân viên đã phải cáo lỗi với khách, xin đóng cửa sớm hơn nửa giờ vì "nhà em cháy đồ uống, không còn bất cứ đồ uống gì".
Trong khi đó, trạm thông tin du lịch về con đường Hạnh phúc chỉ cách đó khoảng 2km cũng có điểm ngắm cảnh đẹp không kém, lại không bán vé mà chỉ thu 5.000 đồng để hỗ trợ xử lý môi trường, nhưng không thu hút đông khách như nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama.
Có thể thấy, do quản lý tư nhân hiệu quả và hiệu ứng truyền thông đã làm cho nhà hàng Mã Pì Lèng Panorama hút đông khách hơn. Với sự "nổi tiếng" của nó, khách du lịch qua đây, bất kể người yêu người ghét, có lẽ ai cũng muốn được "check in" một bức hình với điểm "nổi tiếng" hoặc muốn biết nó ra sao.
Thực tế, khi nhà hàng này đã thông báo đóng cửa vì "cháy" đồ uống hôm 2-1 thì nhiều người vẫn xin được vào chụp hình "check in" trước biển tên công trình này.
Trước đó, như Tuổi Trẻ Online đã đưa tin, dù được UBND tỉnh Hà Giang yêu cầu cải tạo hài hòa với thiên nhiên và văn hóa bản địa, đập bỏ bớt 1 tầng trên mặt đất, nhưng công trình Panorama trên đèo Mã Pì Lèng lại cao hơn công trình cũ.
Theo các kiến trúc sư từng được mời đóng góp ý kiến phương án cải tạo công trình này thì chủ đầu tư đã cố gắng trả lại màu xám của đá, của núi cho công trình, nhưng còn phần kiến trúc tầng nổi thì vẫn lớn so với một công trình trạm dừng chân ngắm cảnh cần có, vẫn lấn át cảnh quan xung quanh.
Sau phản ánh của báo chí thì ngày 24-12-2020, Cục Di sản Văn hóa đã có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hà Giang cung cấp thông tin về việc cải tạo công trình Mã Pì Lèng Panorama đang được báo chí phản ánh là sau cải tạo lại bề thế hơn trước.
Nguồn: Tuổi trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét