Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Bản tin ngày 29-1-2021

 

Bản tin ngày 29-1-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc ra luật cho phép bắn tàu nước ngoài ở Biển Đông, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Bà Lê Thị Thu Hằng nói: “Trong việc ban hành và triển khai văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến biển, các quốc gia có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp quốc tế, các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Báo Thanh Niên có bài: Dự án phục vụ mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là dự án xây đường hầm kết nối lục địa TQ với đảo Hải Nam, được Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc Ngô Sĩ Tồn đề xuất đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm hiện nay hoặc 5 năm tới của nước này. 

Ý đồ đằng sau dự án: “Việc xây dựng một đường hầm kết nối đảo Hải Nam với bán đảo Lôi Châu có thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông bằng cách cung cấp các kết nối vận tải được cải tiến để phân phối vật liệu và hỗ trợ hậu cần”. Ông Ngô Sĩ Tồn nói, đường hầm sẽ “hỗ trợ Trung Quốc bảo vệ chủ quyền, an ninh và các lợi ích phát triển”.

RFA đưa tin: Trung Quốc xây nhà cho 400 dân ở đảo Phú Lâm. Các tài liệu cho thấy, giới chức TQ ở đảo Phú Lâm bắt đầu lên kế hoạch cho các cơ sở nhà ở vào giữa năm 2020. “Đây là công trình lớn thứ 5 như vậy được xây dựng trên đảo Phú Lâm kể từ năm 2012, khi Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm để quản lý Hoàng Sa, Trường Sa, và các khu vực còn đang tranh chấp khác ở Biển Đông”Đây là thủ thuật pha lẫn yếu tố dân sự vào các công trình quân sự. 

Hình chụp vệ tinh ngày 14/12/2021: Công trường xây dựng nhà ở mới trên đảo Phú Lâm và các cơ sở khác. Ảnh: Planet Labs/RFA

VTC dẫn tin từ báo The Guardian: Australia tuyên bố tiếp tục hoạt động tuần tra trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Australia thông báo: “Các tàu và máy bay Australia sẽ tiếp tục thực hiện các quyền theo luật pháp quốc tế về tự do hàng hải và hàng không (ở các vùng biển quốc tế), bao gồm Biển Đông, và chúng tôi ủng hộ các bên khác làm điều tương tự”.

RFI có bài: Ba điểm nóng làm cơ sở định hình chiến lược của Biden đối với Trung Quốc. Điểm nóng thứ nhất là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, gồm Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tại Biển Đông: “Hoa Kỳ không công nhận các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu hết diện tích khu vực. Số cuộc tuần tra tự do lưu thông hàng hải (FONOPS), vốn dĩ đã tăng mức kỷ lục (10 chiến dịch trong năm 2020) rất có thể sẽ còn được tăng cường thêm”.

Điểm nóng thứ 2 là khu vực Đài Loan, nơi TQ liên tiếp đe dọa là sẽ “thống nhất” với đại lục. Điểm nóng thứ 3 là khu vực biển Nhật Bản, nơi Nhật có tranh chấp chủ quyền với TQ về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. “Liên minh Mỹ – Nhật trong khu vực là một mối hợp tác quan trọng nhất“.

Mời đọc thêm: Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc thông qua Luật Cảnh sát biển (LĐ). – Trung Quốc tiếp tục đe dọa các nước ở Biển Đông (RFA). – Trung Quốc đe dọa chiến tranh nếu Đài Loan độc lập (RFI). – Thủy thủ tàu ngầm Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông gặp vấn đề về tâm thần (TN). – CNN: Trung Quốc đang thử “lằn ranh đỏ” dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden (DV). – Biển Đông sẽ là ưu tiên trong chính sách của tân Chính quyền Mỹ (TG&VN). – Liên minh Mỹ đối trọng Trung Quốc ở biển Đông (NLĐ). – Hẹn với em sang năm tới Hoàng Sa (FB Người Đà Lạt Xưa). 

Ngày làm việc thứ 5 của Đại hội 13

Đại hội 13 đã bước sang ngày thứ 5, trọng tâm vẫn là vấn đề nhân sự. Sáng nay, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục thực hiện công tác nhân sự, trang Kinh Tế Đô Thị đưa tin. Theo chương trình, Đại hội “dành cả ngày để thực hiện công tác nhân sự. Các đại biểu thảo luận tại Đoàn về tiêu chuẩn, cơ cấu Ban chấp hành T.Ư khóa XIII; nghiên cứu danh sách giới thiệu ứng cử, đề cử Ban chấp hành T.Ư khóa XIII”

VnEconomy cập nhật diễn biến Đại hội XIII của Đảng: Thảo luận, xem xét về nhân sự được dự kiến giới thiệu. Buổi sáng, các đại biểu tiếp tục thảo luận về các nhân sự được dự kiến giới thiệu vào Ban Chấp hành TƯ đảng khóa 13, ghi phiếu ứng cử, đề cử (bổ sung) vào BCH TƯ đảng khóa 13. Tiểu ban Nhân sự nhận báo cáo của các đoàn về việc ứng cử, đề cử. Còn Đoàn Chủ tịch nghe các trưởng đoàn báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử (bổ sung) vào BCH TƯ khóa 13.

Chiều nay, các đại biểu xem xét trường hợp xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử vào Trung ương, Zing đưa tin. Đoàn Chủ tịch họp để xem xét các trường hợp xin rút khỏi danh sách. Còn Đoàn Thư ký xin ý kiến Đoàn Chủ tịch về những vấn đề cần biểu quyết trong các văn kiện Đại hội 13. Kết thúc ngày làm việc, Đại hội đã hoàn thành ứng cử, đề cử bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương khoá XIII, theo báo Đầu Tư.

VTC có clip: Ngày 29/1, Đại hội Đảng XIII tiếp tục thực hiện công tác nhân sự.

Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà cho biết: “Vòng đấu” quyết định “tứ trụ” Đại hội 13 vẫn theo hướng ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm Tổng Bí thư, ông Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch nước, ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng, ông Vương Đình Huệ làm Chủ tịch QH. Trở ngại lớn nhất là điều lệ đảng: “Liên Đoàn Bóng Đá qui định, cầu thủ số #1 Đông Anh cho dù đoạt nhiều quả bóng vàng thuộc trường hợp siêu đặc biệt, cũng không được ngồi quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp!”

Đối với phương án sửa điều lệ để ông Trọng có thể làm thêm nhiệm kỳ Tổng Bí thư thứ 3: “Việc này khá phức tạp vì không phải cả liên đoàn ai cũng đồng thuận; chưa kể là sẽ gây nên nhiều hệ lụy nguy hiểm. Các lãnh đạo về sau sẽ lợi dụng để làm quá 02 nhiệm kỳ, có khi ngồi tới chết hổng chịu xuống”.

BBC bàn về diễn biến Đại hội 13: Không có phản cảm gì nhiều về ‘trường hợp đặc biệt’. PGS. TS Nguyễn Hoàng Ánh bình luận về kế hoạch “bám ghế” của ông Trọng: “Về dư luận chung, tôi thấy là trường hợp đặc biệt này không gây ra một sự khó chịu hay phản cảm gì nhiều… Lý do là tại vì mọi người nhìn thấy rằng ông Nguyễn Phú Trọng cũng có thành tích chống tham nhũng và người Việt Nam cũng khá là ưa thích chuyện này”.

***

Từ ngày làm việc thứ 3 (ngày 27/1) tới nay, xuất hiện 2 sự kiện lớn có dấu hiệu ngăn trở kế hoạch của Tổng – Chủ Trọng. Thứ nhất là vụ “kiểm duyệt” ngày 27/1, các báo “lề đảng” đồng loạt sửa tin, bài, xóa thông tin thông báo ông Trọng là “trường hợp đặc biệt” để tái cử. Thứ 2 là vụ bùng phát dịch Covid-19 vào ngày 28/1 ở khu vực Quảng Ninh – Hải Dương, với quy mô được cho là chưa từng có ở VN. 

Về mặt dịch tễ thì sự kiện này chưa quá nghiêm trọng nếu so với các nước đang bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch, nhưng về mặt chính trị thì vụ bùng dịch đang có khả năng dẫn tới diễn biến không thể lường trước. Hai ngày qua lẽ ra phải là thời gian ông Trọng bắt đầu thực hiện kế hoạch định hình “tứ trụ” nhiệm kỳ mới, ép ông Phúc vào vị trí “hữu danh vô thực” là Chủ tịch nước, nhưng đã bị dịch cản trở. 

Vụ bùng dịch đã tạo cơ hội để ông Phúc tổ chức buổi họp khẩn của Chính phủ ngay trong sáng 28/1, khi có tin về 82 ca nhiễm cộng đồng mới, rồi ông Phúc lại danh chính ngôn thuận chủ trì họp khẩn lần 2 vào chiều nay, ở ngay Trung tâm hội nghị Quốc gia – nơi diễn ra Đại hội Đảng 13, sau khi có tin về 63 ca nhiễm cộng đồng mới trong cả ngày nay. Cũng do dịch, mọi người có thể nhìn thấy hình ảnh ông Trọng chìm nghỉm, ông Phúc cùng PTT Vũ Đức Đam nổi lên trông thấy.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp về phòng, chống dịch Covid-19, chiều nay 29/1. Cuộc họp diễn ra ngay sau khi ngày làm việc thứ 5 của Đại hội 13 kết thúc, ở ngay nơi tổ chức Đại hội. Ảnh: VOV

Có thể thấy, ông Phúc bỏ chuyện đại hội qua một bên để lo chống dịch, trong khi Đại hội 13 đã diễn ra quá nửa thời gian. Chỉ trong 2 ngày, chủ đề “Đại hội 13” từ vị trí “chiếm sóng” trên toàn bộ các kênh truyền thông của bộ máy tuyên truyền, buộc phải nhường chỗ cho chủ đề “Covid-19”. Các tin, bài về Đại hội 13 phải nhường vị trí đứng đầu trên các trang báo cho các thông tin cập nhật về dịch bệnh, hình ảnh ông Phúc như một “tổng chỉ huy” của “chiến dịch” chống Covid-19 một lần nữa tràn ngập trên các báo “lề đảng”. 

Đó chắc chắn không phải là diễn biến có lợi cho kế hoạch đưa ông Phúc rời khỏi vị trí Thủ tướng, để ông Phạm Minh Chính ngồi vào thay. Nhìn lại Đại hội 12, ông Trọng có thể dàn xếp để buộc “đồng chí X” rời chính trường một phần là vì tai tiếng “phá chưa từng có” khiến cả người trong đảng cũng bất mãn. 

Ông Phúc không bị tai tiếng đó, bây giờ còn sở hữu uy tín mà ông Dũng chưa từng có, ngay cả ở thời điểm đỉnh cao quyền lực, là uy tín của người “dẫn dắt” chế độ trong chiến dịch chống lại đại dịch. Dĩ nhiên, có một số yếu tố cho thấy bộ máy tuyên truyền đã bưng bít thông tin bất lợi về dịch bệnh ở VN, nghĩa là “chiến dịch” chống Covid-19 ở VN không thành công vượt bậc như nó được “tô vẽ”, nhưng ông Phúc vẫn thành công trong việc biến bộ máy tuyên truyền thành công cụ quảng bá hình ảnh của ông. 

Truyền hình Cần Thơ có clip: Thủ tướng họp khẩn về dịch Covid-19 ngay tại Đại hội XIII của Đảng.

Báo Người Việt có bài: Dịch COVID-19 nguy cấp nhưng CSVN vẫn ‘đảm bảo thành công đại hội đảng’. Bài báo lưu ý chi tiết: “trong lúc công luận rúng động vì có thêm 100 ca COVID-19 được công bố là lây lan trong cộng đồng từ ổ dịch Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng CSVN, được ghi nhận tổ chức cuộc họp khẩn ngay cạnh khán phòng họp Đại Hội 13”. Hai cuộc họp khẩn của ông Phúc  diễn ra trong lúc Đại Hội 13 có phiên thảo luận về phương án nhân sự BCH TƯ và các “trường hợp đặc biệt” tái cử ghế “tứ trụ”, là một “điều oái oăm”. 

Ảnh hưởng của Covid-19 lên chính trị, có thể thấy rõ ràng ở Mỹ. Thất bại hoàn toàn của ông Donald Trump do chính trị hóa việc chống dịch, nên chẳng bao lâu, Mỹ không thể kiểm soát đại dịch, khiến nước Mỹ trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới, số người tử vong vì Covid-19 cao hơn cả tổng số người Mỹ thiệt mạng trong Thế chiến thứ 2, là một trong các nguyên nhân khiến ông Trump thất bại thảm hại trước ông Joe Biden, là người luôn đề cao mục tiêu bảo vệ người dân Mỹ trước đại dịch. 

Nhìn lại tình hình VN, nếu ổ dịch Quảng Ninh – Hải Dương không được kiểm soát trước khi Đại hội 13 kết thúc, liệu ông Trọng có chắc chắn ép được ông Phúc đi theo kịch bản nhân sự “tứ trụ” như ông đã dàn xếp trước Đại hội? Hôm nay, ngay cả trên Thông Tấn Xã VN cũng chỉ có rất ít hình ảnh của ông Trọng, trong khi hình ảnh của ông Phúc thì xuất hiện dày đặc. Ngay cả ông Vũ Đức Đam, là người không còn nằm trong danh sách ứng cử vào Bộ Chính trị, cũng nổi hơn hình ảnh các nhân vật có tên trong danh sách

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi bên lề cuộc họp chiều nay về tình hình Covid-19 ở VN. Ảnh: Viễn Sự/TT

Mời đọc thêm: Ngày 29/1, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục làm việc về công tác nhân sự(ANTT). – Xem xét các trường hợp xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử BCH TƯ Đảng XIII (VTC). – Đã có báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử vào BCH Trung ương Đảng khóa XIII (GDTĐ). – Các đồng chí quy hoạch BCH TW là nguồn nhân sự hết sức quan trọng cho công tác nhân sự Đại hội XIII(PLVN). – Đại biểu đánh giá rất cao công tác nhân sự tại Đại hội XIII của Đảng (LĐTĐ). – 1,500 đại biểu Đại Hội 13 xách cùng một chiếc cặp đen (NV). 

 – Thủ tướng họp khẩn về COVID-19 tại nơi tổ chức Đại hội XIII của Đảng  (MoH). – Thủ tướng triệu tập cuộc họp khẩn lần 2 về tình hình COVID-19 (LĐ). – Thủ tướng yêu cầu mua vaccine Covid-19 trong quý I (VNE). – Thủ tướng đề nghị “nhanh chóng dập dịch hiệu quả trước Tết” (TTXVN). – Chính phủ họp khẩn: Khoảng 8 ngày nữa chặn được dịch (TT). – Nhiều tỉnh xin ý kiến Đại hội Đảng cho cán bộ về chống dịch (PLTP). – Lãnh đạo nhiều tỉnh, thành rời Đại hội Đảng về địa phương chống dịch (Zing). 

Tin nhân quyền

RFA đưa tin: Tù chính trị Hoàng Đức Bình lại bị không cho gặp người nhà. Ông Hoàng Đức Nguyên, em trai ông Bình kể về buổi thăm gặp sáng nay: “Sáng nay vào, tôi nộp giấy tờ và sổ thăm gặp. Chờ cũng tương đối lâu, khoảng hơn nửa tiếng đồng hồ thì phía trại giam họ kêu tôi lại, và nói gia đình không được gặp ảnh. Họ có đưa ra cho tôi hai biên bản họ đã lập, một văn bản là ảnh không ký, còn một văn bản nữa là họ lập với người làm chứng là anh không chịu ký vào văn bản, mà thôi”.

VOA có bài: Nhóm dân biểu Đức, EU nêu quan ngại về việc tuyệt thực của ông Thức, ông Truyển.  Dân biểu Đức Renate Künast, cùng với ba dân biểu khác, gửi thư ngỏ gửi đến chính phủ VN thông qua Đại Sứ Việt Nam tại Đức về trường hợp hai tù nhân lương tâm VN là ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Nguyễn Bắc Truyển.

Trong thư, Các dân biểu “yêu cầu chính phủ Việt Nam cho hai ông Thức và Truyển được tiếp cận các dịch vụ y tế để bảo đảm sức khoẻ và tính mạng của hai ông cũng như bãi bỏ mọi cáo buộc liên quan và trả tự do ngay lập tức cho hai nhà bảo vệ nhân quyền này”.

Mời đọc thêm: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy xé bỏ đơn kháng cáo trong trại giam (RFA). – Anh cấp visa đặc biệt cho người Hong Kong, Bắc Kinh nói giấy tờ vô giá trị (BBC). – Anh cấp visa dài hạn cho người Hồng Kông có hộ chiếu hải ngoại (RFI).

***

Thêm một số tin:Tràn ngập hoa lan từ Trung Quốc, dân lo ngại COVID – 19 (TP).  – Kết luận ban đầu về cái chết của Trưởng Chi cục THADS Bình Tân (PLTP). – Kiến nghị thu phí khí thải đối với xe máy: thiếu hợp lý! (RFA). – Chạy đua với COVID: Điều chỉnh vaccine để chống biến thể là điều không đơn giản(VOA). – Các biến chủng virus Covid-19 đang thay đổi tình thế đại dịch như thế nào(Hành Tinh Titanic). – Vac-xin chống Covid-19: Anh Quốc bị cuốn vào cuộc tranh chấp giữa Bruxelles và AstraZeneca — Cộng đồng quốc tế cảnh báo Miến Điện trước nguy cơ đảo chính (RFI).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét