Việt Nam có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc?
Diễm Thi/RFA
Phóng đồ hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Một năm 1974. Courtesy Blog Bui Van Bong
Sau 50 năm sẽ mất Hoàng Sa?
Ngày 19 tháng Một năm 1974, một trận hải chiến xảy ra ở vùng biển Quần đảo Hoàng Sa giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân VNCH. Ngày 20 tháng Một năm 1974, Trung Quốc đã dành được quyền kiểm soát tất cả các đảo từ phía VNCH. 74 thủy thủ VNCH tử trận, 16 thủy thủ bị thương và 48 thủy thủ bị bắt làm tù binh. Phía Trung Quốc có 18 thủy thủ tử trận, 67 thủy thủ bị thương.
Trong những năm đầu thế kỷ 20, quần đảo Hoàng Sa do người Pháp quản lý. Trong Đệ nhị thế chiến từ năm 1941 đến năm 1945, người Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương, người Nhật quản lý quần đảo Hoàng Sa.
Tại Hiệp ước hòa bình San Francisco năm 1951, người Nhật tuyên bố từ bỏ chủ quyền với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1956, chính quyền VNCH tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Năm 1958, Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa tuyên bố quản lý toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trên thực tế, VNCH chỉ kiểm soát nhóm đảo phía Tây là nhóm Trăng Khuyết với trung tâm là Đảo Hoàng Sa.
Khi Chính quyền VNCH trao quyền thăm dò, khai thác dầu khí cho các công ty nước ngoài ở nhóm đảo Trăng Khuyết vào giữa năm 1973, hải quân VNCH và Trung Quốc bắt đầu có những vụ đụng độ trên biển. Cao điểm là trận hải chiến đầu năm 1974.
Đến nay đã 47 năm trôi qua, nhiều người Việt Nam quan ngại rằng, chiếu theo luật quốc tế, nếu sau 50 năm mà Việt Nam không lấy lại được Hoàng Sa thì những đòi hỏi về chủ quyền lãnh thổ sẽ trở nên vô hiệu. Điều này có nghĩa Việt Nam sẽ mất vĩnh viễn Quần đảo Hoàng Sa về tay Trung Quốc.
Trả lời với truyền thông Nhà nước, ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng cho biết, theo luật quốc tế, nếu như một quốc gia giữ, trực tiếp quản lý một lãnh thổ suốt 50 năm không có tranh chấp thì lãnh thổ đó coi như thuộc về quốc gia đó. Nhưng quần đảo Hoàng Sa không nằm trong trường hợp này bởi Trung Quốc đã dùng vũ lực để cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa, chứ không phải giành được bằng biện pháp hòa bình.
Điều đó không thể hiện ở bất cứ văn bản nào trên công pháp quốc tế hết. Mà thực tế là khi có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải hay những hòn đảo của hai cơ chếquyền lực, nước nào giữ càng lâu thì chắc chắn nước kia càng khó lấy lại. Nhất là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nước.
Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên
Luật sư Nguyễn Hoàng Duyên, từng có 7 năm làm Phó khoa trưởng Lincoln Law School of San Jose, nói với RFA sáng 19 tháng Một năm 2021:
“Điều đó không thể hiện ở bất cứ văn bản nào trên công pháp quốc tế hết. Mà thực tế là khi có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải hay những hòn đảo của hai cơ chế quyền lực, nước nào giữ càng lâu thì chắc chắn nước kia càng khó lấy lại. Nhất là vấn đề tương quan lực lượng giữa hai nước.
Nếu ngay bây giờ Việt Nam đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra tòa án quốc tế để lên tiếng về chủquyền thì ít ra mình có cái mốc về pháp lý để nói chuyện. Nhưng nói rằng cái mốc đó nó có giá trịkhẳng định mạnh tới cỡ nào thì phải nhìn nhận thực tế là kẻ mạnh luôn trấn áp kẻ yếu.
Ngoài ra, sau năm 1945 Liên Hiệp Quốc có một nguyên tắc chung, là không công nhận bất kỳ một lãnh thổ hay lãnh hải nào mà được chiếm bằng võ lực. Đó là một nguyên tắc căn bản”.
Ngày 14 tháng Mười năm 1970, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ra Nghị Quyết 2625 tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Nghị quyết 2625 quy định rõ, lãnh thổ quốc gia không thể bị chiếm đóng quân sự do việc sử dụng vũ lực trái với những điều khoản của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Lãnh thổ quốc gia không thể bị một quốc gia khác chiếm đoạt là kết quả của việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực. Không một sự chiếm đóng lãnh thổ do việc sử dụng hoặc đe dọa dùng vũ lực nào được công nhận là hợp pháp.
Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng quy định, các nước thành viên Liên Hiệp Quốc trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của Liên Hiệp Quốc.
Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc bình luận:
“Một điểm nên nhớ là Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi họ là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Đáng lẽ họ phải làm gương trong việc không dùng vũlực xâm chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủquyền. Họ vi phạm Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hiệp Quốc”.
Ông Đinh Kim Phúc nói thêm rằng, là một người nghiên cứu về lịch sử Biển Đông, ông chưa thấy điều khoản quốc tế nào liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo có ghi thời lượng đấu tranh là 50 năm.
Tưởng niệm các chiến sĩ hải quân VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. AFP
Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã tin rằng, Việt Nam một ngày nào đó sẽ đủ mạnh để lấy lại Hoàng Sa cho dù đã mất bao nhiêu năm chăng nữa. Ông giải thích:
“Tôi đã từng nói rằng nếu cần như thời kỳ Bắc thuộc, bị đô hộ một ngàn năm thì Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh để giành độc lập. Thế thì Hoàng Sa cũng thếthôi. Tôi cho rằng một trong cái tốt nhất của người Việt Nam hiện nay là coi việc mất Hoàng Sa là ‘chất men yêu nước’. Khi có chất men này thì người Việt ởtrong và ngoài nước sẽ cùng nhau thể hiện lòng yêu nước của mình.
Người ta nghĩ rằng theo luật quốc tế, khi mất Hoàng Sa mà mình không nói gì thì coi như công nhận đã mất. Thế còn Nhà nước Việt Nam hiện nay, trong bất cứ dịp nào cũng luôn luôn khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa. Khi cả hai bên cùng khẳng định chỉquyền tức là còn đang tranh chấp. Ngàn năm mình bịđô hộ mà mình còn lấy lại được, huống hồ chỉ mấy chục năm?".
Nhờ đồng chí giữ hộ
Trong một bài viết của Nhà báo Bùi Tín có tựa “40 năm trận Hoàng Sa Oanh Liệt” được VOA đăng hôm Chín tháng Một năm 2014, nhà báo này chia sẻ rằng, ông cảm thấy xấu hổ khi nhớ lại 40 năm trước ông từng phụ họa với sự giải thích của ông Lê Đức Thọ và Ban Tuyên giáo trung ương rằng: “Hãy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung Quốc còn hơn là trong tay ngụy quyền tay sai của đế quốc Mỹ”.
Đây là chuyện mà tôi là một người nghiên cứu lịch sử và dạy lịch sử, tôi không thấy một cơ sở khoa học nào hết. Tôi chưa thấy bất cứ một văn bản nào hay một sựkiện nào bàn đến vấn đề này.
Ông Đinh Kim Phúc
Tiến sĩ Nguyễn Nhã nhận định:
“Theo tôi thì trước 1975 ở miền Nam có đồng minh, ởmiền Bắc thì có đồng chí. Khi mà hai miền phân tranh đánh nhau như vậy thì nếu có đồng chí chiếm hộHoàng Sa hay Trường Sa thì miền Bắc họ nghĩ để các đồng chí giữ hộ. Tâm lý đó không phải chỉ có ở miền Bắc đâu.
Thế nhưng sau 1975 thì đồng chí có trả lại cho mình đâu. Cứ tưởng đồng minh, đồng chí sẽ giúp mình, nhưng thực tế thì họ chỉ vì quyền lợi của họ thôi chứđâu phải họ vì Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đâu”.
Hàng năm, mỗi khi tưởng niệm ngày mất Hoàng Sa, cư dân mạng xã hội vẫn nhắc lại câu nói của ông Lê Đức Thọ được ông Bùi Tín dẫn lại. Họ cho rằng, mất Hoàng Sa là cái giá phải trả cho thứ ngoại giao kiểu đồng chí của người cộng sản.
Ông Đinh Kim Phúc nhận xét:
“Một vấn đề cần phải đặt ra là cứ mỗi năm đến ngày 19 tháng Một, ngày 18 tháng Ba đều xuất hiện cái tin cho rằng ông Lê Đức Thọ từng nói Hoàng Sa, Trường Sa ở trong tay Việt Nam Cộng Hòa thì để người bạn Trung Quốc giữ. Sau ngày đất nước thống nhất sẽtính sau. Đây là chuyện mà tôi là một người nghiên cứu lịch sử và dạy lịch sử, tôi không thấy một cơ sởkhoa học nào hết. Tôi chưa thấy bất cứ một văn bản nào hay một sự kiện nào bàn đến vấn đề này”.
Theo ông Phúc, cái tinh thần quốc tế cộng sản nó quá lớn trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Các lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của mình để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung Quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của Trung Quốc. Họ đưa ra rất nhiều dẫn chứng là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đồng ý trước năm 1975.
D.T.
Nguồn: rfa.org/vietnamese
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét