Năm 1944, tôi được học bài “Mưa phùn vui cho ai, buồn cho ai”, đến bây giờ còn nhớ.
Vừa qua, nói về việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN tôi cho rằng đó là một điều xấu, không nên làm. Nhưng rồi nghĩ lại, xem nó xấu cho ai và có tốt cho ai không.
Với đảng CSVN, đó là xấu toàn tập. Xấu như thế nào thì nhiều người biết. Người ở đây là nói đến những đảng viên có hiểu biết, những công dân có ý thức.
Một số người reo mừng, cho rằng ông Trọng được đại hội tái cử là tốt cho đảng, và như vậy tốt cho cả nước. Họ trông chờ vào công việc “đốt lò” của ông. Đó chẳng qua là ngụy biện của những kẻ nịnh hót, của những bồi bút, của những người quen quỳ gối, khom lưng, cúi đầu.
Với bản thân ông Trọng thì tốt ít mà xấu nhiều. Tốt ở chỗ thỏa mãn được thói tham quyền nhất thời, xấu ở chỗ tự chuốc thêm nghiệp chướng cho tuổi già, để lại vết nhơ trong lịch sử, làm cho nhiều người khinh bỉ. Đối với ông, rất nhiều người tỏ ra bằng mặt mà không bằng lòng, nay thì thêm căm ghét.
Dư luận rộng rãi và bản thân ông Trọng cho rằng, Tổng Bí thư đương chức có trách nhiệm lựa chọn, bồi dưỡng người kế vị. Nghe đâu ông Trọng giới thiệu người kế nhiệm, nhưng không được BCH Trung ương nhất trí, nên ông đã ép và ép được người ta chấp nhận ông ở lại. Đây không phải là cách “bắn súng không nên, phải đền đạn” như câu ngạn ngữ dân gian mà là sai trái từ nguyên lý đến việc làm cụ thể.
Sai về nguyên lý ở chỗ: Người đứng đầu chuẩn bị người thay mình chỉ xảy ra trong các chế độ độc tài nhằm tạo nên sự kế tục. Làm như vậy chủ yếu tạo ra thế càng ngày càng tụt lùi. Trong thể chế dân chủ người đứng đầu cần tạo môi trường thuận lợi để cho tài năng phát triển, càng nhiều càng tốt, rồi phải để cho các tài năng tranh cử và cử tri lựa chọn. Có thế mới tạo đà phát triển.
Đổi mới quan trọng nhất là đổi mới tư duy, bằng cách dùng người có tư duy mới thay cho người có tư duy cũ, chứ không phải trang trí cho người có tư duy giống với mình.
Khi người do ông Trọng chuẩn bị và giới thiệu không được chấp nhận thì đúng ra nên để cho người khác ứng cử, giới thiệu và tranh cử. Đàng này ông Trọng tranh lấy. Thật quá đáng.
Đối với dân tộc và đặc biệt đối với phong trào dân chủ hóa đất nước thì có thể vừa xấu, vừa tốt. Xấu ở chỗ còn phải chịu đựng thêm một thời gian con người bảo thủ, huyênh hoang, hèn với giặc, ác với dân.
Tốt ở chỗ, qua việc này càng có nhiều người thấy rõ bản chất độc tài và sự thối nát của cộng sản. Đây là một cú hích mạnh làm cho chế độ cộng sản nhanh bị sụp đổ hơn. Mà cộng sản có sụp đổ thì mới cứu được dân tộc, phát triển được đất nước.
Nếu công khai danh sách để “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra, Dân góp ý” thì nhiều chuyện “thâm cung bí sử” của nhiều đồng chí sẽ toé loe ra, không khéo “bung”, “toang” thì nguy. Bí mật nên “Lòng Dân” mới không biết “Ý Đảng” ra răng mà mần!
Nếu để dân ý kiến, tôi tin rằng mấy vị sau đây khó lòng ở lại UV BCH Trung ương:
1. Cụ Nguyễn Phú Trọng: Cứ cho là sự nghiệp “đốt lò” của Cụ được nhiều người khen; Cụ gương mẫu với các đảng viên; Cụ có công củng cố Đảng… nhưng nghe trong Dân có nhiều ý kiến về Cụ đấy:
– Nhiều người thương yêu Cụ, bảo Cụ già yếu, bệnh tật thế kia, để Cụ phải gánh vác công việc nặng nề nom rất tội. Nghe nói Cụ bà cũng khuyên can Cụ nghỉ hưu thôi. Nhiều người quý Cụ mà muốn Cụ được an nhàn tuổi già. Cũng có người bảo cụ Biden bên Mỹ còn già hơn, nhưng cụ ấy chưa bị bệnh, còn đi lại nhanh nhẹn; còn cụ Trọng thì tai biến rồi, đi phải có người dắt, tuổi càng cao, sẽ càng yếu… Cụ ở lại mang tiếng “tham quyền, cố vị”; ở ĐH XII, hứa là làm nửa nhiệm kỳ, thế rồi kéo dài cả nhiệm kỳ, nay lại kéo tiếp nhiệm kỳ thứ 3. Thế là vi phạm Điều lệ Đảng, mà thân làm tội đời, chứ được gì!…
– Lại có người bảo, sao Cụ không tin vào người kế cận do chính Cụ tuyển chọn, bồi dưỡng mà cứ cố ôm đồm? Tre già măng mọc chứ, ôm sao được mãi? Cụ từng chọn ông Phạm Quang Nghị làm “thế tử”, thế rồi cũng đi “tong”; rồi ông Đinh Thế Huynh, Cụ tâm đắc lắm, thế mà cũng cho “ngồi chơi xơi nước” mất tăm! Rồi khoá này, ông Trần Quốc Vượng được chọn là Thường trực Ban bí thư, “dưới một người, trên vạn người”, quyền sinh, quyền sát bấy lâu nay, thế mà cũng cho “tuột dốc không phanh”.
Vậy là sao? Có kẻ độc mồm, theo “thuyết âm mưu”, nó bảo, Cụ chỉ giả vờ “lú” thôi, chứ thâm nho lắm: Chọn người kế vị “có vấn đề”, để Cụ phế đi và tiếp tục nắm quyền… Thôi thì miệng tiếng “Dân biết, Dân bàn”… phức tạp lắm!
– Còn cái bọn “thế lực thù địch, cơ hội, bất mãn”, đòi Tam quyền phân lập, Xã hội dân sự, mà Cụ gọi là “những kẻ bất hảo”, chúng nó chê Cụ kinh lắm, chả dám nhắc ở đây làm gì. Nhưng bọn ấy cũng là Dân đấy, chúng vẫn là công dân, thực hiện theo điều 25 của Hiến Pháp CHXHCN VN (2013). Dù Cụ bảo: Hiến pháp là quan trọng lắm, chỉ dưới Cương lĩnh của Đảng, nhưng bọn này không thèm biết Cương lĩnh là gì, cứ Hiến pháp là tối thượng! Cụ mà bắt bọn này đi tù hết thì nhà tù đâu mà chứa?
2. Ông Nguyễn Hoà Bình: Trong vụ án Hồ Duy Hải ông đóng cả 3 vai: Công an, Viện Kiểm sát, Chánh tòa tối cao; suốt 12 năm cứ kết án tử hình Hồ Duy Hải chỉ căn cứ vào lời khai do bức cung, không hề thu thập các chứng cứ khách quan đủ để kết án. Vụ án này đã gây bức xúc trong toàn Dân, nhất là nghe ông báo cáo giải trình ở Quốc hội thì không ai có chút lương tri có thể chấp nhận. Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện KSND tối cao cũng phản bác kết luận của ông. Chung quanh vụ án Hồ Duy Hải còn biết bao điều mờ ám, mà ông là trung tâm của mọi chuyện bí mật. Vậy có “LÒNG DÂN” nào ưa ông? Nhưng ông lại là “Ý Đảng” trọng dụng đấy!
3. Ông Bùi Văn Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk. Riêng cái chuyện có 2 người tố ông “đạo văn” trong cái luận án tiến sĩ “Chân vịt tàu chạy trên vùng biển Hải Phòng”, ông liền cho tay chân đến bắt cóc người ta về tra khảo, để “đối tượng” nhận tội “nói xấu lãnh đạo”… đã bị xã hội lên án dữ dội. Nếu người ta “tố điêu” hay “nói xấu” thì ông phải kiện ra Tòa để xét xử, chứ sao lại hành xử như phường “lục lâm thảo khấu” vậy? Nếu dân “góp ý” thì ông toi rồi. Nhưng ông lại được “Ý Đảng” coi là “hạt giống đỏ” thì “Lòng Dân” đành cam chịu rồi!
TÓM LẠI, nếu Đảng tin dân thật, dám công khai danh sách ứng viên bầu vào BCHTW Đảng khoá XIII để “Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra, Dân góp ý”… thì không biết Danh sách 200 UVTW vừa trúng cử đã có bao nhiêu vị “bung”, “toang” rồi!
Cụ TBT Nguyễn Phú Trọng nói “Dân tinh lắm, hỏi dân biết cả”. Ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư nói: “Dân là người giám sát, không ai qua mắt được dân”, đều đúng sự thật, là chân lý đó. Nhưng Đảng nói vậy mà lại sợ hãi, trốn tránh, che giấu SỰ THẬT! Bầu bán xong rồi mới dám công khai, thì Dân còn biết làm gì!?
Đảng Cộng hòa muốn theo “dân chủ tập trung” của Cộng sản?
Jackhammer Nguyễn
30-1-2021
Sau thất bại trong cuộc bầu cử ngày 3/11/2020, đảng Cộng hòa ở Mỹ đã mất quyền hành pháp và mất luôn cả hai viện của Quốc hội, cơ quan lập pháp liên bang.
Đảng Cộng hòa đã không chịu thua ý chí của người dân Mỹ, muốn lật lại chiến thắng của phe Dân chủ bằng nhiều biện pháp rất phản dân chủ, đi ngược lại Hiến pháp Mỹ.
Hành động mới nhất thuộc loại này của đảng Cộng hòa diễn ra hôm thứ Năm, ngày 29/1/2021. Bà Shawnna Bolick, một dân biểu của đảng Cộng hòa thuộc Quốc hội tiểu bang Arizona đề xướng một dự luật, cho phép các dân biểu Quốc hội tiểu bang có quyền hủy bỏ việc chứng nhận thắng cử của một ứng cử viên tổng thống ở tiểu bang này.
Điều hiển nhiên có thể thấy lâu nay là, Quốc hội sẽ quyết định nghiêng về ý kiến của phe đa số ở Quốc hội. Mà Quốc hội Arizona hiện do đảng Cộng hòa kiểm soát lưỡng đảng: Hạ viện Arizona có 60 ghế, Cộng hòa nắm 31 ghế, Dân chủ nắm 29 ghế; Thượng viện có 30 ghế, Cộng hòa nắm 16 ghế, Dân chủ nắm 14 ghế.
Nếu dự luật này được quốc hội Arizona thông qua, thì từ bây giờ về sau, bất cứ chiến thắng nào của một ứng cử viên không thuộc phe đa số ở quốc hội Arizona sẽ bị loại bỏ.
Điều này có nghĩa là ý muốn của đa số dân chúng đi bầu cử bị loại bỏ bởi ý kiến của một nhóm người. Điều này không khác về thực tế là “Đảng cử Dân bầu” trong các chế độ cộng sản. Nghĩa là dân bầu thì mặc dân, đảng có quyền cho người khác thắng cử.
Dự luật này không bác bỏ việc thắng cử của dân biểu tiểu bang, nhưng khi đã bầu cử tiểu bang xong rồi, biết được phe nào đã chiếm đa số rồi, thì mất công làm gì để đi bầu tổng thống, trong khi ứng cử viên của phe đa số luôn chiến thắng?
Việc chứng nhận kết quả bầu cử tổng thống của một tiểu bang do viên Bộ trưởng Hành chính của tiểu bang công bố. Hành động này là một hành động nghi thức để thể hiện ý chí của cử tri. Tương tự như vậy, khi ông phó tổng thống Mike Pence đếm số phiếu đại cử tri tại điện Capitol vào ngày 6/1, cũng là một hành động mang tính biểu trưng cho ý chí của dân chúng.
Những người bênh vực cho dự luật này của bà Bolick có thể nói rằng, việc đưa ra luật là để chống gian lận, nhưng khi có một bên tri hô lên là gian lận, bên kia bảo rằng không, thì làm sao mà biết là có gian lận hay không, nếu không kiện ra tòa? Thể chế dân chủ Mỹ hơn 200 năm qua đâu có thiếu câu trả lời cho những việc tranh cãi: Đem nhau ra tòa!
Arizona là một trong những bang mà phe của cựu tổng thống Trump cho rằng có gian lận bầu cử. Các bang kia là Georgia, Michigan, Wisconsin, Pennsylvania và Nevada. Họ đã thực hiện hơn 60 vụ kiện ở tòa án các cấp, từ tiểu bang, liên bang, cho đến Tối cao Pháp viện, nhưng đều không đưa ra được bằng chứng nào chứng minh rằng bầu cử có gian lận.
Cần ghi nhận rằng, tòa án là cơ quan độc lập ở Mỹ, cũng như ở các nền dân chủ phương Tây, chứ nó không thuộc đảng Cộng sản như ở Việt Nam. Tổng thống không thể cách chức quan tòa được, mặc dù ông ta có quyền bổ nhiệm. Hơn 60 vụ kiện của ông Trump liên quan đến vụ bầu cử vừa qua, có nhiều quan tòa do chính ông ta bổ nhiệm, nhưng không có vụ nào có thể gọi là thắng cả. Xin nhắc lại: Không thắng là vì không cung cấp bằng chứng, hoặc bằng chứng không thuyết phục.
Tuy nhiên đảng Cộng hòa (khoảng 100 dân biểu liên bang, 17 thượng nghị sĩ liên bang) và Trump vẫn không hài lòng với sự vận hành độc lập đó của nền dân chủ Mỹ. Họ liên tục lên tiếng cáo buộc, dù không có chứng cớ, nhưng vô vàn thuyết âm mưu, rằng bầu cử bị đánh cắp. Tất cả những hành động này đạt đến tận cùng bằng lời kích động bạo lực của Donald Trump vào ngày 6/1/2021, đưa đến cuộc bạo loạn, tấn công điện Capitol làm 5 người thiệt mạng.
Tại sao?
Việc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa thay nhau cầm quyền ở Mỹ cả trăm năm qua diễn ra rất đổi bình thường, thế tại sao lần này đảng Cộng hòa có vẻ cay cú, “ăn vùa thua giật” như thế?
Có lẽ câu trả lời nằm ở sự biến đổi kinh tế xã hội và cư dân Mỹ, làm cho họ cảm thấy tuyệt vọng, như lời của Donald Trump là, nếu để bầu cử mở rộng qua thư, thì đảng Cộng hòa không bao giờ thắng nữa.
Xã hội Mỹ đang thay đổi theo hướng cần nhiều an toàn xã hội hơn, sau một thời gian để cho các nhóm tài phiệt lũng đoạn, tạo khoảng cách kinh tế quá lớn giữa các tầng lớp dân chúng. Bên cạnh đó, dân chúng ngày càng lai tạp với nhau, khiến cho sắc dân thuần da trắng ngày càng ít đi, đi tới chỗ không còn chiếm đa số nữa. Mà cả hai điều này, an toàn xã hội và đa dạng sắc tộc đều không nằm trong nghị trình của đảng Cộng hòa (chính Mike Pompeo, ngoại trưởng vừa mãn nhiệm của đảng Cộng hòa nói rằng, nước Mỹ không phải là quốc gia đa văn hóa).
Để kềm hãm khuynh hướng này, các nhà chiến lược đảng Cộng hòa thực hiện những biện pháp rất phản dân chủ, đó là tìm cách hạn chế số cử tri người thiểu số, người nghèo đi bầu, vì những cử tri này có khuynh hướng bầu cho đảng Dân chủ.
Đảng Cộng hòa đã đi ngược lại với nguyên tắc của một nền dân chủ là cử tri đi bầu càng đông càng tốt. Họ chống lại việc đi bầu bằng thư, với lý do “chống gian lận”, họ tìm cách thu hẹp thời gian bầu cử sớm, giới hạn số lượng các phòng phiếu, các thùng phiếu. Tất cả những điều này nhằm mục đích ngăn người nghèo và người thiểu số đi bầu.
Các phong trào dân chúng vận động cử tri nghèo và sắc tộc thiểu số đi bầu đã đánh bại biện pháp phản dân chủ của đảng Cộng hòa. Phong trào vận động cử tri thiểu số ở Georgia của bà Stacey Abrams, và người tiếp nối là cô Bee Nguyễn, đã đưa đến thắng lợi hai ghế Thượng viện, đại diện Georgia thuộc về đảng Dân chủ. Thắng lợi này đưa đến phe Dân chủ chiếm đa số ở thượng viện, tạo điều kiện thuận lợi cho tổng thống Biden mạnh dạn thúc đẩy nghị trình của mình.
Dự luật của bà Bolick đưa ra chưa chắc đã thành công dù đảng Cộng hòa vẫn đang chiếm đa số ở quốc hội Arizona. Một số dân biểu đảng Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, vì đơn giản, nó phản dân chủ.
Sự sợ hãi mất quyền lực của đảng Cộng hòa làm cho họ ngày càng lún sâu vào những suy nghĩ và hành động phản dân chủ, không khác xa bao nhiêu mô hình gọi là dân chủ tập trung của những người cộng sản, loại bỏ ý chí của toàn dân, loại bỏ lá phiếu của cử tri.
Đặng Thái Sơn – Nghệ sĩ dương cầm đầu tiên là dân châu Á đạt giải nhất Cuộc thi Piano quốc tế Frederic Chopin (1980) – vừa từ Canada về Việt Nam để thăm mẹ (Nghệ sĩ Thái Thị Liên) và giới thiệu Tuyển tập Thơ, Họa đầu tiên của cha (Nhà thơ, Nhạc sĩ Đặng Đình Hưng).
Tâm tình của Đặng Thái Sơn về những trải nghiệm của ông với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như số phận của ông Đặng Đình Hưng khiến nhiều người buộc phải ngẫm nghĩ kỹ hơn, nhiều hơn về thân phận con người dưới lá cờ vẻ vang của đảng! Đặc biệt là khi đảng đang tổ chức đại hội 13 và tiếp tục huyên thuyên về… nhân tài!
***
Từ những tâm tình mới nhất của Đặng Thái Sơn với tờ Tuổi Trẻ, có người như Đào Tuấn, ngậm ngùi viết trên facebook về… Con mèo tam thể của Đặng Thái Sơn. Theo Đào Tuấn, bài phỏng vấn “Tôi không cần đàn bà, không cần đàn ông, chỉ cần một cây đàn” (1) có những chi tiết độc, đắt, và đau…
Năm 1980, khi Đặng Thái Sơn giành Giải Nhất Cuộc thi Piano quốc tế Chopin lần thứ 10 ở Warszawa (Ba Lan), báo Nhân Dân đưa tin bài trong ba ngày liên tiếp. Trang nhất hẳn hoi, đến bây giờ Đặng Thái Sơn vẫn nhớ đó là: “Những bài báo rất chi tiết về tiểu sử, cuộc sống của tôi, đến cả con mèo tam thể trong nhà cũng được nhắc đến, nhưng tuyệt nhiên không có một chữ nào về bố tôi”.
Cha Đặng Thái Sơn là Đặng Đình Hưng – một nạn nhân trong vụ Nhân văn Giai phẩm. Đi chăn bò mấy năm ở nông trường Chí Linh, không được in bất cứ thứ gì suốt 30 năm và đến ngày con trai chơi piano trong chung kết cuộc thi thì ông nhập viện lao vì u phổi “coi như chờ chết”. Năm 1990, khi nhà thơ Đặng Đình Hưng mất, Đặng Thái Sơn nói ông “không dám về” trước dư luận… “Đặng Thái Sơn di tản kiểu mới”.
Năm 1993 khi Đặng Thái Sơn về lần đầu, vẫn hãi: “Lần đó tôi diễn ở Nhà hát lớn Hà Nội. Vừa diễn xong, đi ra cánh gà tôi đã thấy đầy nhà báo. Tôi cứ tưởng họ đợi đó để chúc mừng buổi diễn của tôi nhưng không phải, câu hỏi đầu tiên mà tôi nhận được là: Hiện nay ông đang mang quốc tịch gì?”.
Chủ nghĩa lý lịch vẫn là cái gì đó như một định kiến rất nặng nề. Một người như họ Đặng, tự nhận lựa chọn sống tự do nhưng “không được ảnh hưởng đến ai”, “không thích xung đột, chiến tranh” và không bao giờ phản bội đất nước… cuối cùng mưu cầu hạnh phúc nơi xứ người.
Hôm qua, vang trên hội trường là mấy chữ “nguồn nhân lực”, là trọng dụng nhân tài… như một đột phá. Nhưng làm sao chúng ta giữ được nhân tài nếu cách đối xử khiến 40 năm sau họ vẫn không thể quên được “đến cả con mèo tam thể trong nhà cũng được nhắc đến, nhưng tuyệt nhiên không có một chữ nào về bố”. Làm sao giữ được nếu Olympia về nước cũng chỉ pha trà vì đồng chí này không phải là con đồng chí nào (2)?
***
Thật ra không phải tới bây giờ những người Việt sử dụng facebook mới chia sẻ thông tin, suy nghĩ về thân phận con người dưới lá cờ vẻ vang của… đảng qua những chi tiết liên quan đến Đặng Thái Sơn. Khoảng giữa năm ngoái, họ đã chuyền cho nhau bài “Đặng Thái Sơn và mặt sau tấm huy chương Chopin” mà Son Nguyen đăng trên facebook…
Mình đang nghe André Rieu thì chợt nhớ tới Đặng Thái Sơn, nhớ tới ngày báo chí đất nước thi nhau uôm oạp chuyện anh vợt được cái giải âm nhạc ở Ba Lan, về nước “vinh quy” ở Nhà hát lớn Hà Nội, ngày mà “các cụ” đi xem đều …ngủ cả.
Cũng giống như Ngô Bảo Châu, người Việt được chăm bón, vun trồng ở tận đẩu tận đâu rồi thành quả, về “báo công” cho nhà nước hít hà, phả ra đầy khí quyển những lời hào sảng hết cỡ, đưa tất cả lên đỉnh, tưởng chừng như thế gian này chỉ còn có người Việt; người Việt sẽ làm cho thế giới thăng hoa…
Và rồi nền âm nhạc, toán học ở VN vẫn vậy, vẫn những nốt lặng trầm hùng dai dẳng, vẫn những dấu trừ đều tăm tắp lan tỏa về chân trời…
Xin mời các bạn xem qua về một quá trình “dấm quả” của người Việt:
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1956 tại miền Bắc Việt Nam, nhiều nhà văn, nghệ sĩ đã đứng lên tham gia một phong trào văn học có tên là Trăm hoa đua nở, là chữ dịch từ “Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng”, thời kỳ “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” của mao xủ xí.
Ngày đó, rất đông văn nghệ sĩ đã tham gia phong trào này. Nổi tiếng nhất có các ông Phan Khôi – Chủ nhiệm tạp chí Nhân Văn, Trần Duy – Thư ký tòa soạn, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung, Phùng Quán, Văn Cao, Nguyễn Tuân, bà Thụy An… Có nhiều trí thức, không phải văn nghệ sĩ, như Đào Duy Anh, Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Trương Tửu cũng tham gia phong trào này và mọi người biết đến nó dưới cái tên là nhóm “Nhân văn Giai phẩm”.
Trong nhóm Nhân văn Giai phẩm có một nhà thơ tên là Đặng Đình Hưng. Ông chính thức làm thơ từ cuối những năm 1950 cho đến khi qua đời, hoạt động nghệ thuật của Đặng Đình Hưng về chữ nghĩa gồm sáu tập thơ, với những vần thơ khó hiểu, rất khác người. Ông còn đuợc biết đến như một kiến trúc sư, nhạc sĩ, hoạ sĩ.
Năm 1957 Đặng Đình Hưng lấy bà Thái Thị Liên, một nhạc sĩ dương cầm (piano) nổi tiếng đương thời. Bà Thái Thị Liên đã có hai đời chồng trước – khi bà ở hải ngoại (Pháp, Tiệp Khắc) và đã có ba người con. Năm 1958, vợ chồng họ Đặng và họ Thái sinh được một cậu con trai, họ đặt tên là Đặng Thái Sơn.
Niềm vui vầy con cái chẳng được bao lâu thì tai họa ập đến. Chính quyền cộng sản, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp đã ra tay dẹp phong trào Trăm hoa đua nở và nhóm Nhân văn Giai phẩm. Nhiều văn nghệ sĩ bị đưa đi nông trường, nặng hơn nữa thì bị khép án, tù tội. Bị xử nặng nhất là bà Thụy An và ông Nguyễn Hữu Đang – quả chanh mọng nước trước và sau cái gọi là cách mạng tháng 8.
Về người quyết định “đánh” Nhân Văn Giai Phẩm, chính thức được nêu danh thì là Xuân Khu và Tố Hĩu. Nhưng theo ông Nguyễn Hữu Đang, người rất thân cận và là quả chanh bị Hồ chí Minh vắt cho kiệt nước trong thời kỳ cộng sản mới cướp được chính quyền thì cho rằng nếu không có sự đồng ý hay cho phép của Hồ chí Minh thì Nhân văn Giai phẩm không thể bị dẹp.
Với một ông chồng là một nhân vật trong Nhân văn Giai phẩm, bị coi là một tay phản động chống đảng, bà Thái Thị Liên bị sức ép, phải chia tay với Đặng Đình Hưng. Và thế là bà Liên cùng với ba người con riêng-chung, trong đó có cậu quý tử Đặng Thái Sơn phải ra ở riêng, dạy nhạc kiếm sống, chấp nhận, chịu đựng một cuộc đời cực nhọc vất vả.
Cũng từ đó, kể cả nhiều năm tháng đi sơ tán ở các vùng quê xa Hà Nội, Đặng Thái Sơn học âm nhạc, học chơi dương cầm với mẹ. Cuộc đời khốn khó nhưng bà là một nhà sư phạm nghiêm khắc, khó tính và ít khi đưa ra lời khen, thậm chí Đặng Thái Sơn còn bị “đối xử” rất khắt khe nữa.
Năm 1974, một chuyện bất ngờ đã xẩy ra làm cho cuộc đời của Đặng Thái Sơn bước sang một khúc ngoặt: Một vị giáo sư âm nhạc người Nga, gốc Do Thái tên là Isaac Katz, sang dạy cho Trường Âm nhạc Hà Nội đã tình cờ phát hiện ra Đặng Thái Sơn.
Chuyện kể rằng một buổi chiều nọ, ông Katz đang tản bộ trên con đường gần nhà bà Thái Thị Liên, ông nghe thấy tiếng đàn dương cầm rất hay, rất đáng chú ý. Lần hồi ông Katz đã tìm được đến nhà bà Thái Thị Liên và gặp cậu con trai Đặng Thái Sơn, một học sinh Trường Âm nhạc Hà Nội, năm nào cũng đứng đầu lớp.
Sau vài lần chứng nghiệm khả năng của người học sinh này, giáo sư Isaac Katz chính thức yêu cầu Trường Âm nhạc Hà Nội cho ông được đích thân truyền dạy cho người học sinh xuất sắc đó, mặc dù trên nguyên tắc ông Issac Katz chỉ dạy những học sinh năm cuối trước khi thi tốt nghiệp và Đặng Thái Sơn năm sau mới hội đủ điều kiện này.
Năm 1975 giáo sư Isaac Katz về nước. Trước khi về ông đã đề nghị cho Đặng Thái Sơn được theo học dương cầm tại Liên Xô. Lời đề nghị này không được chấp thuận, bởi vì với chính quyền, Sơn là con của một người dính vào Nhân văn Giai phẩm, bị coi là một loại phản động nguy hiểm cho nhà nước.
Lời đề nghị không có phản hồi, giáo sư Isaac Katz đã phải yêu cầu lần thứ hai, kèm theo lời đề nghị này là thái độ khó khăn với những du học sinh con ông cháu cha, thiếu khả năng thật sự. Ông tạo một sức ép đủ mạnh để người học trò ông chọn phải được dạy dỗ đến nơi đến chốn.
Thế là năm 1976, Đặng Thái Sơn được phép đi học âm nhạc tại Liên Xô. Anh tạo thành tích ngay lập tức là thi đậu vào Học viện Âm nhạc Tchaikovsky. Trước anh chưa có một người nào vào được học viện này mà không qua một năm dự bị. Năm đó anh mới 18 tuổi.
Khi vào học tại Học viện Âm nhạc Tchaikovsky, Đặng Thái Sơn gặp một vị danh sư khác. Đó là giáo sư Natanson. Nếu như Isaac Katz là người khám phá ra tiếng đàn Đặng Thái Sơn, tìm mọi cách mang anh về Liên Xô để có thể tìm đúng thầy thì Natanson chính là ông thầy này, một thầy dạy tận tâm và rất giỏi.
Sơn được cấp học bổng 60 rúp một tháng. Số tiền này chẳng nhiều nhặn gì, nếu tính theo hối đoái thời đó thì chỉ tương đương với khoảng 20 USD. Sơn có hai người bạn thân trong thời gian này, cả ba góp gạo thổi cơm chung, dè sẻn từng đồng mới có thể tạm đủ ăn và thỉnh thoảng vẫn phải đi làm thêm để kiếm tiền chi dụng hàng ngày.
Năm 1980, Sơn tốt nghiệp Học viện Âm nhạc Tchaikovsky với hạng tối ưu. Tòa Đại sứ Việt Nam tại Moskva chắc được chỉ thị của Hà Nội nên đã coi như không biết, không để tâm đến thành tích của người đồng hương này mà còn có ý muốn truy nã, gây khó khăn cho Sơn chỉ vì bố anh thuộc “thành phần phản động Nhân văn Giai phẩm”!
Tốt nghiệp song phải làm gì? Giáo sư Natanson thúc đẩy anh phải nộp đơn và hoàn tất thủ tục xin dự thi, nhân kỷ niệm Chopin hàng năm tại Ba Lan. Đặng Thái Sơn bèn làm đơn với tòa Đại sứ Việt Nam xin được giới thiệu là một ứng viên Việt Nam đi thi Chopin và xin cấp ít tiền lộ phí vì đường từ Moskva đến Warszawa, thủ đô Ba Lan quá xa, mà anh làm gí có tiền. Đơn của anh bị bác.
Khi ấy Liên Xô cũng chuẩn bị cử một số nhạc sĩ đi Warszawa. Họ tổ chức một kỳ thi tuyển lựa cả trăm người để tìm ra mươi người đại diện cho Liên Xô. Những người này sẽ được chính phủ Liên Xô giúp đỡ. Đặng Thái Sơn cũng thi “ké” vào đó. Anh được chấm điểm cao nhất, nhưng anh không ở trong danh sách đại diện Liên Xô để đi thi được. Anh phải dự thi với tư cách tự do, vô tổ quốc và không được chính quyền Liên Xô giúp đỡ.
Không những thế ban tổ chức kỳ thi ở Ba Lan còn toan bác đơn xin dự thi của Đặng Thái Sơn vì đơn dự thi của anh không một lời giới thiệu, chẳng biết anh là ai, nhưng rồi họ cũng thông qua, vì Sơn là người Việt Nam đầu tiên xin dự thi từ trước đến giờ. Vả lại anh có sau lưng cả một học viện âm nhạc làm chứng cho khả năng của mình, khả năng hạng tối ưu khi ra trường.
Giáo sư Natanson thấy vậy lại phải ra tay giúp đỡ vì ông biết người trò cưng đầy tiềm năng của ông rất có hy vọng thắng giải. Ông phải bỏ tiền ra cho Đặng Thái Sơn mua vé xe lửa đi Warszawa, thuê nhà trọ, thuê cả dàn nhạc đệm cho anh đánh đàn – Một số tiền không nhỏ.
Không có tiền mua vé máy bay, và chỉ đủ tiền mua vé xe lửa hạng nhì, Sơn không có người thân nào ra tiễn tại sân ga Moskva, cũng chẳng có người bạn nào đến đón khi tới Warszawa. Hành lý của anh thì thật nhẹ, vài bộ quần áo tạm lành lặn. Anh không có cả một bộ đuôi tôm để lúc hữu sự dùng đến… Buồn quá, Sơn đã phải dốc bầu tâm sự với ông bố Đặng Đình Hưng.
Trong thư gửi cho cha mình, Đặng Thái Sơn viết:
“Con bị ốm nặng bố ạ, có lẽ vì hành trình đi Vác-sa-va quá dài mà con đi bằng xe lửa. Sứ quán bác đơn xin tiền lộ phí của con để đi thi, họ cũng khước từ bảo hộ cho danh xưng của con trong cuộc thi. Nhưng con quyết định liều và giáo sư Na-tan-xon một lần nữa lại giúp con, ông ấy cho con tiền đi đường, tiền thuê dàn nhạc đệm và tiền trọ…
Trong cơn sốt 39.5 độ, con đã chảy nước mắt ròng: Các nước tham dự cuộc thi đều được chào cờ và cử quốc ca của mình mà Việt Nam thì không có – con tham dự với tư cách thí sinh tự do… Nhưng cũng nhờ sự cay đắng đó mà con gặp được Chopin – Những nỗi đau giao thoa với nhau đã bật lên tiếng đàn của hồn ông…”
Và hình như thế, Sơn đã được Chopin chọn, anh qua được vòng loại một cách dễ dàng, loại hầu hết 149 đối thủ thuộc 37 quốc gia trên toàn thế giới, rồi tiến lên vào vòng chung kết. Để vào vòng chung kết, Sơn bị kẹt một điều là thí sinh phải mặc áo đuôi tôm. Anh có hai ngày chuẩn bị cho buổi chung kết nhưng làm sao có áo đuôi tôm bây giờ? Người gỡ rối cho anh lại là giáo sư Natanson.
Ông thầy phải lôi anh đến một cái tiệm, sắm cho anh một bộ, nhưng tìm cả nửa ngày không có chiếc nào vừa với thân thể nhỏ thó của anh. Thế là đành may một chiếc, lấy trong vòng 24 giờ. Anh bước vào phòng thi với cái áo còn chưa được nhặt sạch chỉ.
Kết quả anh đã thắng giải đầu là giải quan trọng nhất; anh còn đoạt thêm 11 giải phụ nữa, trong đó có một giải của hãng truyền hình NHK Nhật Bản, chính hãng NHK sau này mở cho anh con đường ra khỏi nước!
Tin Đặng Thái Sơn đoạt giải Chopin ở Warszawa đã như một làn sóng chấn động giới âm nhạc cổ điển thế giới. Khi tin này về tới Việt Nam thì báo Nhân Dân của nhà nước Việt Nam – những người từng không muốn anh ra khỏi nước, không muốn anh học dương cầm tại Liên Xô, lại còn tìm cách cản trở anh đi Warszawa tham dự kỳ thi Chopin – đã đăng tin này lên trang nhất trong ba ngày liền, với những lời ca tụng quá lố đến nỗi cả tháng sau, khi về nước thăm ông cụ thân sinh, anh ngượng khi đọc…
Cuộc sống sau “Nhân văn Giai phẩm”, nhà thơ Đặng Đình Hưng bị ung thư phổi. Khi Đặng Thái Sơn tham dự cuộc thi âm nhạc năm 1980 tại Ba Lan, Đặng Đình Hưng đang phải sống ở gầm cầu thang nhà ông bạn, không nhà không cửa, chỉ nằm chờ chết.
Đặng Thái Sơn về nước kịp thời. Cha anh bị bệnh đã khá lâu và không được điều trị đúng mức. Cha anh cần phải mổ ngay, một cái bướu trong phổi. Anh về nhà hôm trước, vài ngày sau cha anh nhập viện, một bệnh viện dành cho các cán bộ cấp cao cỡ thứ trưởng trở lên. Cha anh được bác sĩ Tôn Thất Tùng, người bác sĩ số một của y khoa Hà Nội khám bệnh và được giải phẫu bởi một bác sĩ lừng danh về phẫu thuật. Nhờ vậy mà anh cứu ông cụ sống thêm được mười năm nữa.
Năm tháng qua đi, dù cả cuộc đời “sau Chopin” Đặng Thái Sơn chỉ ở Nhật và du diễn khắp thế giới rồi định cư ở Canada, nhưng anh vẫn được nhà nước “lôi” về gắn lên ve áo danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân – cho dù phần lớn nhân dân chẳng biết anh là ai, và cũng chẳng bao giờ nghe – hiểu nổi thứ âm nhạc mà anh đánh ra!..
Có lẽ chính người nhạc sĩ cũng không để tâm đến danh hiệu này vì ngay sau đó ông cùng với mẹ, bà Thái Thị Liên xin định cư tại Montreal và xin nhập quốc tịch Canada (3).
***
Thiên hạ luận tuần này xin phép không tập hợp – giới thiệu nhận xét của những người Việt sử dụng facebook quanh vấn đề chúng tôi lựa chọn như thông lệ. Trong bối cảnh đảng lại ra rả về thu hút – sử dụng nhân tài, song song với việc tiếp tục lựa chọn – sắp đặt nhân sự lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương, suy nghĩ của từng độc giả trước những thông tin mà họ tiếp nhận, đối chiếu với thực tế mà họ trải nghiệm mới là điểm đáng chú ý nhất
Tuyệt mật nhưng bà bán rau chợ Đồng Xuân đã biết từ lâu, rằng Nguyễn Phú Trọng sẽ làm Tổng Bí thư cả đời. Nguyễn Xuân Phúc mất chức Thủ tướng, nhưng được an ủi chức Chủ tịch nước. Phạm Minh Chính, tên bị tình nghi là gián điệp, sẽ thành Thủ tướng. Vương Đình Huệ nuôi mộng đế vương.
Vậy, xin có đôi lời.
Nguyễn Phú Trọng: Đặc biệt và ngoại lệ
Trọng 77 tuổi là trường hợp “đặc biệt” và “ngoại lệ”; hay nói cách khác, Trọng hưởng nhiều đặc ân mà không một đảng viên nào có được.
Nhiều cán bộ phải “hưu non”, chưa tới tuổi, ép buộc phải về. Nhưng Trọng đã quá nhiều tuổi vẫn không chịu về.
Không ai được phép giữ chức Tổng Bí thư quá hai nhiệm kỳ, nhưng Trọng chơi ba.
Phe bênh Trọng cãi: Phiếu tín nhiệm của Trọng cao, không tìm được người thay thế. Mấy con mẹ đồng nát ở ga Hàng Cỏ bảo: Bác chết còn có người thay.
Một trong những vũ khí lợi hại để các đối thủ chính trị thanh toán lẫn nhau là “Sức khoẻ”. Sức khỏe trở thành “bí mật quốc gia”. Nhiều cán bộ “giấu bệnh” để được “cơ cấu”. Trọng bị tai biến mạch máu não, bán thân bất toại, đi còn chưa vững. Đúng ra, Trọng bị loại ngay ở vòng đầu.
Nhưng không! Trọng đã qua mọi cửa ải: Sức khoẻ – Giới hạn nhiệm kỳ – Giới hạn tuổi tác. Trọng trở thành trường hợp đặc “đặc biệt” ôm cả hai chức “Tổng bí thư” và “Chủ tịch nước” cùng lúc. Trọng là trường hợp “ngoại lệ” giữ chức Tổng bí thư ba nhiệm kỳ. Trọng là người duy nhất, đã từng nắm đến ba chức danh trong “Bộ Tứ”: Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư, Chủ Tịch nước.
Nguyễn Xuân Phúc: Thăng hay giáng?
Người Việt Nam nào chẳng biết chức “Chủ tịch nước” là thứ danh hão. Có cho oai, mà không có cũng chẳng chết ai.
Phúc đang là Thủ tướng, có uy tín với cả quốc nội và quốc tế. Nền kinh tế, y tế, xã hội Việt Nam đang khởi sắc sau đại dịch. Chính phủ mà Phúc điều hành gặt hái được chút thành tựu. Phúc quá tuổi, nhưng có uy tín. Lý ra, Phúc hoặc tại vị, hoặc lên chức Tổng Bí thư.
Nhưng không, Phúc bị loại và được bố thí vào vị trí vô thưởng vô phạt. Từ nay cho tới ngày hạ cánh an toàn, Phúc chỉ còn biết ngồi chơi xơi nước, ký thiệp “Chúc mừng năm mới”, tặng quà cho các vị lão thành, đánh cờ tướng, hay sửa xe đạp theo gương bác Tôn đã từng làm suốt hai mươi năm tại vị.
Thoáng nhìn, người ta tưởng Phúc được thăng nhưng thật ra là bị giáng chức rất nặng nề và cay đắng. Thà về “làm người tử tế” như Ba X sướng hơn.
Phạm Minh Chính: Kẻ gian hùng
Phạm Minh Chính sinh 1958, quê Thanh Hóa. Ông ta sở hữu một gương mặt ma quái. Chính học xây dựng tại Rumania, nhưng bỗng biến thành tiến sỹ luật, mang hàm Trung tướng, giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an, lãnh đạo ngành gián điệp công an.
Đại hội XI, năm 2011, đàn anh Tô Huy Rứa, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đồng hương Thanh Hóa (di sản của chiến dịch Thanh Hóa hóa toàn bộ Trung ương của Lê Khả Phiêu) đưa Chính vào Trung ương và cài làm Bí thư tỉnh Quảng Ninh. Chính biến Quảng Ninh thành một huyện của Tàu. Người tàu cầm đầu nhóm buôn lậu, than tặc, khai thác vô tội vạ. Chính lọt vào mắt Tàu.
Năm 2015, Rứa sắp về hưu. Rứa rút Chính về Hà Nội làm phó, rồi thay mình trở thành Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Hiển nhiên, Chính trở thành Ủy viên Bộ Chính trị ở Đại hội XII, cùng với Đinh La Thăng.
Chính âm thầm với nhiều âm mưu lớn. Thăng ồn ào với màn trảm tướng. Thăng được bổ nhiệm Bí thư Sài Gòn, và sẽ là ứng cử viên cho chức thủ tướng tương lai. Chính lập mưu giết Thăng không chút xót thương.
Mượn củi, mượn lửa, mượn lò của Trọng, nhân danh Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Bảo vệ Nội bộ, Phó Trưởng ban Chống tham nhũng, Chính ném vào lò tất cả những ai Chính muốn. Chính ký giấy khai trừ, cách chức, điều tra, truy tố Thăng chỉ trong vòng một tháng.
Thăng chơi thân với bọn văn nhân, miệng hùm gan sứa, viết lách, to mồm, kêu oan khóc mướn giúp Thăng. Chính điên tiết đưa Thăng trở lại Sài thành hạ nhục ngay tại nơi Thăng từng vang bóng một thời. Thăng phải chịu những bản án oan khuất. Án chồng án, Thăng thành ma tù. Chính thành Thủ tướng.
Thăng gào thét trước tòa: “Hãy đối xử với tôi như một con người!” Nhìn Thăng, số phận Thăng, cuộc đời Thăng, chúng ta sẽ hiểu thêm về sự tàn nhẫn, độc ác của Chính, của Trọng, và của Đảng Cộng sản mà thế hệ đàn anh thời Lê Duẩn, Lê Đức Thọ dù khét tiếng nhưng cũng chưa đạt tới. Chúng ta đang được chứng kiến lịch sử. Sự dã man của chính trị đến khôn cùng.
Cũng như Trọng, Chính hưởng nhiều “đặc cách”, “đặc biệt”. Chính đặc biệt là bởi vì chưa từng là bộ trưởng nhưng lại nhẩy thẳng vào ghế Thủ tướng. Chính cả gan loại bỏ toàn bộ Thủ tướng và hàng Phó Phủ tướng trẻ, tài năng, đủ tiêu chuẩn, rồi ngang nhiên, trơ trẽn tư đặt mình vào vị trí đó.
Chính là Trưởng Ban Bảo vệ Đảng, được cho là trùm gián điệp. Nghề nghiệp dạy cho Chính lối tư duy: Nghi ngờ, bí mật, theo dõi, cài cắm, mưu mẹo, điều tra, nghe lén, nghi binh, tung tin giả, tung hỏa mù, giăng bẫy, mặc cả, hù dọa, mua chuộc, thủ tiêu. Nay, Chính nhảy qua làm người đứng đầu một cơ quan hành pháp. Cỡ như Lê Đức Thọ cũng chưa lộng hành đến như vậy.
Vương Đình Huệ: Thì tương lai
Nếu phải chia động từ Vương Đình Huệ, hãy chia nó ở thì tương lai. Chủ tịch Quốc hội hay Chủ tịch nước cũng chỉ là thứ “chủ tịt”. Ăn theo. Nói leo. Nhai lại những gì Đảng đã mửa ra. Hợp hiến hóa những gì Đảng muốn. Hợp pháp hóa những gì Đảng thèm.
Quốc hội là vật trang chí cho Đảng, thêm chút xôm tụ mang dáng vẻ đoàn kết, thêm chút cầu kỳ cho Đảng tăng phần hào nhoáng. Quốc hội Cộng sản Việt Nam chỉ là sân khấu với những diễn viên tồi, trưởng giả và hãnh tiến. Màn ngoạn mục nhất là được nghe đại biểu Bắc kỳ phát biểu, vừa giáo điều vừa nói ngọng. Quốc hội Cộng sản Việt Nam chỉ là con đĩ già của Đảng.
Những tay cộm cán chính trị cộng sản thế giới như Lenin, Stalin, Brezhnev, Mao, Kim Nhật Thành, Pol Pot, Fidel Castro hay những tay anh chị Cộng sản Việt Nam như Hồ, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ … chẳng ai màng đến hay dừng lại ở chức danh này.
Huệ từng là Bộ trưởng Tài chính thời Ba X. Huệ đã là Phó Thủ tướng cho Phúc. Đáng lý ra, Huệ nên giữ chức Thủ tướng. Nhưng hắn từ chối. Lộ trình của Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, giành được chức Tổng Bí thư từ Chủ tịch Quốc hội, mang cho Huệ nguồn cảm hứng dạt dào. Giữa nhiệm kỳ, Trọng về, Huệ sẽ lên thay. Chính và Huệ đang hình thành một liên minh ma quỷ.
Xây dựng Đảng là xây dựng tình huống
Đại hội XII, phe cánh Trọng tung ra thứ âm luật người miền Bắc giỏi “ní nuận” phải giữ chức Tổng Bí thư.
Tại đây, Trọng, Rứa và Chính đã xây dựng Đảng bằng cách xây lên một tình huống cho hai đồng chí miền Nam, Tư Sang và Ba Dũng thề không đội trời chung. Nội bộ mất đoàn kết. Thế lực thù địch khắp nơi. Đảng lâm nguy. Trọng đành phải ở lại gánh vác trọng trách Đoàn kết nội bộ và Chuyển giao thế hệ.
Đại hội XIII, Trọng và Chính lại thành công, xây dựng Đảng bằng cách xây lên một tình huống hiểm nghèo hơn. Tham nhũng khắp nơi. Suy thoái chính trị. Tự diễn biến. Tự chuyển hoá. Ra ngõ là gặp phản động. Nhìn đâu cũng thấy âm mưu lật đổ chính quyền. Nông dân vùng lên. Vụ Đồng Tâm với hàng trung đoàn cảnh sát cơ động phải đánh úp trong đêm, khói lửa mịt mù, súng nổ, người chết, mổ bụng, thiêu thân, tòa án khắp nơi, tử hình, chung thân la liệt. Đảng lại lâm nguy. Đất nước can qua. Trọng không nỡ lòng về nghỉ, đành ở lại gánh vác sơn hà.
Sau Đại hội XII, Trọng muốn truyền ngôi cho Đinh Thế Huynh. Huynh bỗng lăn ra thập tử nhất sinh. Trọng chọn Trần Quốc Vượng. Vượng bỗng không đủ phiếu tín nhiệm. Lạ nhỉ? Thiên hạ tự hỏi. Tại sao Trọng lại chọn toàn những người hoặc sắp chết, hoặc bất tín nhiệm?
Trọng là chuyên gia xây dựng Đảng. Chính là chuyên gia tổ chức Đảng. Họ đang xây lên và tổ chức ra những tình huống đều có lợi cho chính bản thân mình.
Rồi đây, “hội đồng ní nuận trung ương”, sẽ tô vẽ cho việc Trọng ở lại là hợp điều lệ, hợp hiến, hợp pháp, hợp đạo đức… Thế nhưng, Trọng vĩnh viễn trở thành biểu tượng của kẻ ngồi xổm lên Điều lệ Đảng, tham quyền cố vị, lú lẫn đến mức không còn liêm sỉ.
Khốn nạn cho Đất Nước tôi
Tại sao Thủ tướng Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh bị gạt ra khỏi ghế Thủ tướng Chính phủ?
Liệu Trọng có về giữa nhiệm kỳ? Liệu những đảng viên còn chút lương tâm có dám tố cáo Trọng đã nhiều lần vi phạm Điều lệ Đảng? Đám bồi bút của Trọng sẽ bao biện cho hắn ra sao?
Liệu điều lệ Đảng có cần phải sửa? Nếu sửa, thì sửa thế nào? Nếu không sửa, những đồng chí khác sẽ theo gương Trọng ra sao?
Phạm Minh Chính, một tên trùm mật vụ, tác giả của ba “đặc khu” dâng Tàu, kẻ giết và hạ nhục Thăng để làm hài lòng Tàu sẽ thao túng chính trường Việt Nam trong những năm tới. Liên minh hay đối đầu Chính – Huệ sẽ đi về đâu?
Tại sao Đỗ Mười, nghề hoạn lợn, vượt ngục bằng cách chui qua ống cống số Mười ở nhà tù Hỏa Lò, có tiền sử tâm thần phân liệt, mặc quần đùi, cầm gậy trèo lên ngọn cây bàng múa hát, đã bước thẳng từ chức Thủ tướng Chính phủ lên Tổng Bí thư một cách quang vinh. Trong khi Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, và Nguyễn Xuân Phúc dập mày vỡ mật cũng không thể làm được?
Không tìm ra câu trả lời. Tương lai mờ mịt. Thật khốn nạn cho Đất Nước tôi.
“Luật Hải cảnh mới của Trung Quốc là một bước nâng cao mới của nhà nước Trung Quốc về chính sách độc chiếm Biển Đông của họ. Họ đưa ra một phép thử, tức đưa ra một tuyên bố để họ khẳng định rằng họ có thể sử dụng vũ lực trong việc giải quyết mọi tranh chấp hoặc để thể hiện quyền lực của họ trên Biển Đông, tiếp tục đe dọa nhân dân và nhà nước của những quốc gia nằm trên Biển Đông mà theo họ là có tranh chấp với họ”.
Một chủ tàu cá ở Vũng Tàu có ngư dân từng bị Indonesia bắt giữ cho biết: “Hiện nay trong vùng anh đánh bắt thì ít gặp tàu của Trung Quốc. Nghe những người ngư dân khác thì thường đổ ra từ Nha Trang, miền Trung thì gặp nhiều. Anh ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì ít gặp”.
VnExpress đưa tin: Chuyên gia Trung Quốc đề xuất dùng UAV tuần tra biển tranh chấp. Một báo cáo của các chuyên gia “diều hâu” TQ nhận định: “Thiết bị không người lái thông minh có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau với những lợi thế riêng biệt mà các phương tiện có người lái không sở hữu. Chúng đang cho thấy tiềm năng tham gia các hoạt động thực thi pháp luật hàng hải”.
VTC đặt câu hỏi: Tàu sân bay trực thăng thứ ba Trung Quốc hạ thủy có gì đặc biệt? Hôm qua, TQ hạ thủy tàu tấn công đổ bộ Type 075 thứ 3, là một tàu sân bay trực thăng với khả năng thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ. Hoàn Cầu thời báo nói rằng, tàu này “có sàn đáp phẳng để chở trực thăng vận tải, giúp nhanh chóng đưa quân từ các vị trí xa trên biển đến chiến tuyến ven biển hoặc vào sâu trong các vị trí phòng thủ”.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Gần 30 máy bay Trung Quốc vừa hướng đến Đài Loan, USS Theodore Roosevelt tiến vào Biển Đông. Cơ quan Phòng vệ Đài Loan thông báo tình hình căng thẳng trong tuần vừa qua: Liên tiếp trong 2 ngày 23 và 24/1, TQ đã điều động tổng cộng 28 lượt máy bay các loại xâm nhập phía nam “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ) của Đài Loan. Trong số này, có 8 máy bay ném bom H-6K cùng các tiêm kích J-16, J-10 và Su-30, những máy bay hiện đại nhất trong biên chế TQ.
Hãng thông tấn AP của Mỹ gọi diễn biến này là “một cuộc phô trương vũ lực quy mô hiếm thấy” từ Bắc Kinh. Các vụ xâm nhập của máy bay quân sự TQ diễn ra gần như mỗi ngày, riêng hai ngày nói trên ghi nhận nhiều máy bay TQ nhất.
Báo Người Việt có bài: Biển Đông, Trung Quốc và Tổng Thống Biden. Tác giả chỉ ra, bốn năm ông Trump khiến nước Mỹ chia rẽ với đồng minh “tạo khoảng trống quyền lực mà Bắc Kinh nhanh chóng lấp vào. Điều đó thấy rất rõ ở Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả vấn đề Biển Đông. Cho rằng chỉ có ông Trump mới chống Trung Quốc, làm lợi cho Việt Nam là một sự ngộ nhận rất đáng tiếc”.
Ông Joe Biden sẽ không lặp lại sai lầm của người tiền nhiệm: “Ông Biden sẽ không đơn thương độc mã đấu với ông Tập Cận Bình mà sử dụng sức mạnh tổng hợp của một khối liên minh các nền dân chủ Châu Á”.
Mỹ cam kết giúp Philippines nếu bị tấn công vũ trang ở Biển Đông, theo báo Thanh Niên. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã khẳng định với Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin rằng, Hiệp ước Phòng thủ chung năm 1951 giữa hai quốc gia “sẽ áp dụng cho các cuộc tấn công vũ trang (tiềm tàng) chống Philippines”.
Báo Giáo Dục VN đưa tin: Sở Nội vụ bác đề xuất của Sở Giáo dục Thanh Hóa, 20 giáo viên trượt tuyển dụng. Ngày 31/12/2020, Sở Nội vụ Thanh Hóa nhận được công văn của Sở GD&ĐT tỉnh này, về việc công nhận thí sinh trúng tuyển giáo viên Trung học phổ thông công lập tỉnh Thanh Hóa, nhưng gần đây mới phản hồi, trong đó không công nhận kết quả trúng tuyển bổ sung 20 thí sinh.
Sở Nội vụ Thanh Hóa cho rằng, “không đủ cơ sở pháp lý để thống nhất kết quả trúng tuyển bổ sung đối với 20 thí sinh theo đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo“. Vậy là, sau nửa năm chờ đợi mòn mỏi, từ tháng 7/2020 đến nay, 20 giáo viên có trong danh sách dự kiến trúng tuyển của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa “không được Sở Nội vụ chấp nhận”.
Ủy ban Kiểm tra Thị ủy Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình vừa kỷ luật nữ Hiệu trưởng dọa “mang xăng sang xử Trưởng phòng Giáo dục”, theo VTV. Hiệu trưởng Đinh Thị Phương Nhạn của Trường Tiểu học số 2 Quảng Văn, đã bị kỷ luật sau vụ việc nhắn tin dọa sẽ “mang xăng sang xử Trưởng phòng Giáo dục”.
Tin cho biết, bà hiệu trưởng trường tiểu học nhưng có máu “giang hồ” này đã gửi những tin nhắn bạo lực đến Trưởng phòng GD&ĐT thị xã Ba Đồn, vì hai người không đồng tình về công tác thi đua khen thưởng.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Sương mù dày, không khí tại Hà Nội lại ô nhiễm. Tin cho biết, lúc 8h sáng nay, ứng dụng VN Air của Tổng cục Môi trường, thuộc Bộ TN&MT, cho thấy nhiều điểm quan trắc ở Hà Nội đều có màu đỏ với chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức 153-180, mức có hại cho sức khỏe của con người.
Có 10 địa điểm quan trắc có chỉ số AQI ở mức tím, rất có hại cho sức khỏe gồm huyện Sơn Tây, huyện Thạch Thất, huyện Hoài Đức, huyện Sóc Sơn, huyện Đông Anh, huyện Long Biên, quận Hai Bà Trưng, quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm. Riêng điểm quan trắc Ngọc Thụy, ở quận Long Biên có AQI lên tới mức nâu, số đo 305, là mức không khí bị ô nhiễm nặng nề, dễ làm phát sinh các bệnh lý hô hấp và dị ứng nghiêm trọng.
VnExpress có bài: Hồn nhiên ‘ăn sạch, hít bẩn’. Đối với tình trạng ô nhiễm, người VN chỉ “đối phó” chứ không “giải quyết”: “Chúng ta chi rất nhiều tiền để mua thực phẩm sạch, thực phẩm organic, mua nước khoáng đóng chai, mua thuốc bổ, các loại thực phẩm chức năng…, nhưng dường như chưa có sự đầu tư đúng mức để đối phó với ô nhiễm, chứ chưa nói đến chuyện cải thiện chất lượng không khí, ngay cả trong nhà mình”.
Các ứng dụng kiểm tra AQI đối với khu vực ở VN thường ít khi cho kết quả ở ngưỡng màu xanh, có lợi với sức khỏe: “Còn lại hầu hết là mức vàng, đỏ thậm chí là tím – ngưỡng cực kỳ nguy hại. Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội, TP HCM thường được xếp vào nhóm những đô thị ô nhiễm nhất thế giới”.
VOA có bài: Biden ‘đã thực hiện đúng cam kết về khí hậu’ khi tranh cử. Tổng thống Biden phát biểu sau khi ký sắc lệnh tạm dừng cấp phép khai thác dầu khí trên đất công: “Chúng ta đã chờ đợi quá lâu để đối phó với khủng hoảng khí hậu và chúng ta không thể chờ đợi thêm được nữa”.
Nhà hoạt động môi trường Hiếu Lê nói về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu với người dân Mỹ: “Những vụ cháy rừng dữ dội hồi năm ngoái ở bang California khiến nhiều người gốc Việt bị mất hết nhà cửa và tài sản là do ‘nhiệt độ Trái đất tăng do sự phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính quá mức vào môi trường’. Cháy rừng đã gây thiệt hại kinh tế hàng tỷ đô la cho nước Mỹ và nhiều khả năng sẽ tái diễn trong nhiều năm nữa”.