Nguyễn Trọng Vĩnh: SỰ THẬT VỀ CÁI GỌI LÀ "HỮU NGHỊ VIỆT - TRUNG"
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC
KHÔNG TRUYỀN THỐNG HỮU NGHỊ, CŨNG KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ CÁI GỌI LÀ "Ý THỨC HỆ"
Nguyễn Trọng Vĩnh
Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 10/2011 của đoàn Việt Nam do TBT Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu, TBT Hồ Cẩm Đào nói với TBT Nguyễn Phú Trọng câu: “Truyền thống hữu nghị giữa 2 Đảng và 2 nước là tài sản quý báu cần gìn giữ và truyền cho các thế hệ mai sau”… và từ trước đến nay trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai bên, phía Trung Quốc thường nhắc lại: “Hai nước chúng ta song núi liền nhau, văn hóa tương đồng, hai đảng cùng chúng ý thức hệ là cơ sở của tình hữu nghị bền vững…”.
Dựa trên diễn biến thực tế, thử phân tích xem có đúng thế không?
Khách quan mà nói, tình hữu nghị Việt – Trung có biểu hiện trong hai thấp kỷ từ 1950 đến 1970. Trong thời gian đó, Trung quốc giúp ta khá lớn về nhiều mặt. Trong sự giúp đỡ đó, có lợi ích trước mắt và động cơ sâu xa của họ, vừa giúp ta vừa hạn chế thắng lợi của ta. Dù sao ta cũng công nhân là có tình hữu nghị Trung – Việt. Còn ra thì sao?
Không kể Trung Quốc đã đô hộ nước ta 1000 năm, đến quân Nam Hán lại mang quân xâm lược nước ta, rồi nhà Tống, Mông Cổ sau khi chinh phục xong làm chủ Trung Quốc cũng 3 lần xâm lược nước ta, nhà Minh đem quân xâm lược, đánh bại Hồ Quý Ly, lại đô hộ nước ta 10 năm, nhà Thanh huy động 20 vạn quân chiếm đóng thủ đô Thăng Long. Năm 1974 Trung Quốc huy động hải quân mạnh tiêu diệt bộ phận lực lượng Việt Nam Cộng hòa đóng giữ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và cướp quần đảo từ tay Việt Nam Cộng hòa, lại trẹo họng nói là “thu hồi”. Tháng 2/1979, Đặng Tiều Bình huy dộng 60 vạn quân xâm lăng các tỉnh biên giới nước ta. Gần đây, dựa vào cái “lưỡi bò” bất hợp pháp thành lập cái gọi là huyện Tam Sa, thực hiện mọi thủ đoạn, chuẩn bị điều kiện hòng chiếm nốt Trường Sa của chúng ta. Thế là chỉ có 2 thập kỷ (50 – 70) nói trên tạm gọi là “hữu nghị”, còn thì suốt chiều dài lịch sử, truyền thống của Trung Quốc là truyền thống xâm lược nước ta.
Phía ta thì sao?
Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán để khẳng định nền độc lập của nước Nam.
Năm 1075, Lý Thường Kiệt đánh tan quân xâm lược nhà Tống và có bài thơ "thần" đầy khí phách hào hùng:
Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Từ năm 1258 đến 1288, quân dân nhà Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông hùng mạnh từng gây kinh hoàng cho nhiều nước từ Á sang Âu, đặc biệt năm 1288 dưới sự chỉ huy của Quốc công tiết chế Trần Quốc Tuấn, quân ta đánh thắng trận Bạch Đằng oanh liệt danh tiếng lẫy lừng khiến nhà Nguyên khiếp vía không xâm pham lần thứ tư.
Lê Lợi, Nguyễn Trãi 10 năm gian khổ chống ách đô hộ nhà Minh, cuối cùng giết Liễu Thăng, dọa Mộc Thạch hết hồn rút chạy đến 1428 tống cổ Vương Thông về nước, khôi phục độc lập cho nước nhà.
Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung hành quân thần tốc đánh tan 20 vạn quân nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín mà chạy mới thoát chết.
Tháng 2/1979, quân dân các tỉnh biên giới, mặc dầu lực lượng ít ỏi, đã ngoan cường đánh trả 60 vạn quân xâm lược tàn ác, buộc Đặng Tiểu Bình phải rút quân.
Nước ta ngoài việc phải chống xâm lược của Trung Quốc qua các thời kỳ, còn phải chống xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Vậy là truyền thống nước ta là truyền thống chống xâm lược.
Rõ ràng truyền thống nước ta vầ truyền thống Trung Quốc đối nghịch nhau suốt chiều dài lịch sử, thì làm gì có “tình hữu nghị quý báu truyền cho các thế hệ mai sau”!
KHÔNG CÓ TƯƠNG ĐỒNG VỀ CÁI GỌI LÀ Ý THỨC HỆ
Ngay từ 1962, ông Đặng Tiểu Bình đã muốn từ bỏ mô hình XHCN kiểu Stalin và đi theo con đường khác với câu nói: “Mèo trắng, mèo đen, mèo nào bắt được chuột là mèo tốt”. Ông ta bị Mao Trạch Đông xử lý kỷ luật. Sau khi được phục hồi và sau khi ông Mao chết, năm 1978 ông Đặng lại nói lại câu nói đó và thực tế bắt đầu rẽ theo con đường TBCN mặc dầu vẫn nói là “xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc”. Để kết thân với Mỹ, tháng 2/1979 Đặng Tiểu Bình xua quân đánh Việt Nam là đã gửi thông điệp cho Nhà trắng rằng: “Giữa chúng tôi (Trung Quốc) và Việt Nam không cùng ý thức hệ dù đều là Đảng Công sản”.
Đại hội thứ 18 Đảng CS Trung Quốc mới đây không còn đề cập CN Mác – Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông nữa mà chỉ nêu lý luận “ba đại diện” của Giang Trạch Dân và “tư tưởng Đặng Tiểu Bình”.
Tuy vẫn giữ câu “xây dựng XHCN nghĩa đặc sắc Trung Quốc”, nhưng người ta có thể cho rằng XH Trung Quốc hiện nay là XHTB chưa thật đúng nghĩa, còn do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
Mô hình XHCN kiểu Stalin tỏ ra không thích hợp, kìm hãm sản xuất, kìm hãm phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong khí đó một số người lãnh đạo lại hưởng đặc quyền đặc lợi sống như đế vương, độc tài độc đoán dẫn đến Liên Xô tan rã, các nước XHCN Đông Âu xụp đổ. Từ đó, chưa ai đưa ra được mô hình XHCN nào khác.
Việt Nam ta tất yếu phải cuốn theo kinh tế thị trường, nhưng lãnh đạo vẫn lấy CN Mác – Lênin làm cơ sở tư tưởng, vẫn chủ trương xây dựng CNXH. Thử hỏi xây dựng CNXH theo mô hình nào? Trong xã hội ta hiện nay, nội dung gì là XHCN, không ai chỉ ra được. Còn nói phát triển kinh tế thị trường “theo định hướng XHCN”. Cái đuôi “theo định hướng XHCN” thật là mơ hồ, vô nghĩa.
Đã không có mô hình, không có nội dung XHCN, thiết nghĩ chỉ nên nêu “lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm nề tảng, xây dựng nước Việt Nam dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” như nghị quyết Đảng đa từng ghi, là đúng đắn và khả thi. Không cần nêu CN Mác – Lênin mà “chỉ nêu tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ” vì cái gì ở Mác, ở Lênin mà thích hợp với Việt Nam thì Hồ Chí Minh đã tiếp thu, cũng như những gì là hay, là tốt của thế giới, của đạo Phật, đạo Thiên Chúa, của Khổng Tử, của Tôn Trung Sơn đều đã có trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đã không có nội dung XHCN thì nên lấy lại tên nước là “Việt Nam Dân chủ cộng hòa” là thích hợp.
Sự thật là không có truyền thống hữu nghị Trung – Việt, cũng không có tương đồng ý thức hệ. Thế mà mỗi lần có gặp gỡ cấp cao 2 bên, phía Trung Quốc vẫn nói ngon ngọt nào là trân trọng tình hữu nghị Việt – Trung do Mao chủ tịch và Hồ chủ tịch đã dày công vụn đắp, nào là xử lý bất đồng trên tinh thần “đại cục” quan hệ Trung Việt làm trọng, nào là mọi vấn đề đều có thể thương lượng nội bộ để giải quyết trên tinh thần đồng chí, anh em cùng chung ý thức hệ v.v… Giang Trạch Dân còn “sáng tạo” ra “phương châm 16 chữ và 4 tốt” để phỉnh phở, mê hoặc lãnh đạo ta làm sợi dây vô hình cột Việt Nam vào cỗ xe của họ kéo ta lệ thuộc vào họ.
Những ai có đầu óc thực tế đều thấy rằng hiên nay mối nguy hiểm đối với nước ta không phải đến từ đế quốc Mỹ mà đến từ chủ nghĩa bá quyền bành trướng Đại Hán.
Vấn đề đặt ra đối với nước ta hiện nay là: thoát ra khỏi mọi ràng buộc tham lam, ác ý, thực hiện đường lối chủ trương độc lập tự chủ, thực hiện ngoại giao cân bằng giữa các nước lớn, một mặt không phá bỏ hiện trạng hữu nghị hòa bình với Trung Quốc, mặt khác thắt chặt mối quan hệ hữu nghị với các nước lớn Nga, Nhật, Ấn Độ, Mỹ, cải cách thể chế, thực hiện dân chủ, gắn bó với khối đại đoàn kết dân tộc, trọng dụng hiền tài, xóa bỏ mọi lợi ích nhóm, phe phái quyền lực để đưa đất nước thoát khỏi yếu kém tụt hậu và tiến lên./.
N.T.V.
Tháng 7 - 2013
Tháng 7 - 2013
Ai đó có thể mơ hồ về sự thành thật của TRUNG QUỐC nhưng nhân dân VIỆT NAM thì không hề mơ hồ .
Ai đó có thể có thể quên tội ác mà quân Trung Quốc xâm lược đã gây ra cho dân tộc ta trong các năm 1974,
1979 và 1988 nhưng Nhân dân VIỆT NAM thì không hề quên .
Vẫn còn đó hàng ngàn Tướng Lĩnh và hàng triệu sỹ quan , cựu chiến binh - Những nhân chứng sống của các cuộc chiến tranh năm xưa, họ đang khắc ghi và truyền lại cho thế hệ sau về những tội ác mà giặc bành trướng Bắc Kinh đã gây ra cho nhân dân ta.
Vẫn còn đó hàng vạn ngôi mộ của nhân dân và bộ đội ta ở khắp các vùng biên giới phía bắc .Bằng chứng không thể chối cãi về tội ác mà Trung Quốc đã gây ra cho dân tộc Việt Nam.
Ai đó có thể mơ hồ và tin vào những lời lẽ phỉnh phờ " 16 chữ Vàng " và " 4 Tốt " nhưng nhân Dân không hề tin vào điều đó bởi một lẽ đơn giản là họ đang tin vào lịch sử , Vì lịch sử như một ông thầy già đang chỉ cho họ thấy - Trung Quốc chua bao giờ là bạn tốt của Nhân Dân VIỆT NAM trong quá khứ.
" 16 Chữ Vàng " và " 4 Tốt " Thực ra chỉ là một chiêu " Diễn Biến Hòa Bình " đối với VIỆT NAM , họ chỉ đang ru ngủ con mồi trước khi ra tay mà thôi . đồng nghĩa rằng đây chỉ là một khoảng lặng ngắn ngủi của lịch sử trước khi giông tố nổi lên .
kính chúc " Lão Tướng " NGUYỄN TRỌNG VĨNH mạnh khỏe và trường thọ- Xin cụ hãy tin vào bản lĩnh và trí tuệ của NHÂN DÂN VIỆT NAM
để gió cuốn đi
1979 và 1988 nhưng Nhân dân VIỆT NAM thì không hề quên .OK!
Bọn họ thừa sức hiểu tính vô dụng của cái mớ tư tưởng đó mà.
Các Nhà lãnh đạo VN cần phải tỉnh táo và mạnh mẽ hơn nữa khi đối điện với các Nhà cầm quyền Bắc Kinh !!!
http://dantri.com.vn/dien-dan/tro-lai-nguyen-ly-cach-mang-giai-phong-dan-toc-khong-the-la-buoc-lui-723478.htm
Tôi thì muốn nói, phải coi đây là một cơ hội để thay đổi. Trở lại nền tảng bền vững trên cơ sở một học thuyết chính trị đã được tích tụ, kiểm chứng thì không thể nói là một bước lùi. Mặt khác, có thể nói, một cỗ xe phải có cơ chế để lùi được, một người tài xế cũng phải biết cách điều khiển chiếc xe, con tàu lùi lại vì nếu chỉ biết phăm phăm tiến lên phía trước thì có ngày rơi xuống vực.
Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa:
“Trở lại nguyên lý cách mạng giải phóng dân tộc không thể là bước lùi”
(Dân trí)-“Chế độ dân chủ cộng hòa thành tựu tiên tiến của nhân loại mà Bác Hồ đã lựa chọn. Trở lại nền tảng bền vững trên cơ sở một học thuyết chính trị đã được tích tụ, kiểm chứng thì không thể nói là một bước lùi” - đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trao đổi.
>> “Tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ tạo thế đi lên”
>> Đề xuất phương án mới về tên nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
>> “Trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tôn trọng thực tiễn”
Là người từng phát biểu trước Quốc hội về vấn đề lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay từ thời điểm “manh nha” ý tưởng sửa Hiến pháp. Bản dự thảo Hiến pháp lần đầu tiên công bố để lấy ý kiến người dân không đề cập nội dung này. Sơ kết sau 1 tháng lấy ý kiến góp ý, UB Dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn nêu quan điểm không tiếp thu đề xuất này. Ông có bất ngờ về bản dự thảo Hiến pháp mới với thiết kế về phương án thay đổi tên nước như ông từng kiến nghị?
Tôi rất mừng khi tại kỳ họp thứ 7 vừa rồi, Ban Biên tập sửa Hiến pháp đã thống nhất được việc đưa thêm phương án lấy lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cá nhân tôi đã phát biểu từ lâu về những nội dung cốt yếu, quan trọng của chế độ Dân chủ Cộng hòa.
Khi nghiên cứu lịch sử, tôi từng đặt câu hỏi, ai cũng biết Bác Hồ là cộng sản, đã trải qua chế độ Xô viết ở nước Nga, đã chứng kiến chế độ Xô Viết ở Quảng Châu mà tại sao khi lên nắm quyền lực trong tay Bác lại không đưa chế độ này vào Việt Nam mà lựa chọn rất sớm chế dộ Dân chủ cộng hòa? Theo tôi, có quyết định đó vì Bác đã tiếp nhận rất nhiều yếu tố tư tưởng chính trị của Hoa Kỳ và được Phương Đông hóa nhiều với chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung Sơn. Đó là một thành tựu tiên tiến của nhân loại về mặt chính trị và Bác đã lựa chọn mô hình tiên tiến nhất vào thời điểm đó.
Đây là mô hình đã được tích lũy trong cả một thời kỳ lịch sử chứ không phải là cái thuộc về lý tưởng hoặc không tưởng. Điều đó được thể hiện trước cả khi có bản Hiến pháp đầu tiên – Hiến pháp 1946, trong Tuyên ngôn độc lập. Đó là yếu tố vô cùng quan trọng, đóng vai trò như sự phúc quyết của người dân trong việc lựa chọn định hướng phát triển đất nước, nền tảng tạo nên sự đồng thuận, đại đoàn kết dân tộc trong cuộc kháng chiến giành độc lập.
“Trở lại nguyên lý cuộc cách mạng GPDT không thể là bước lùi”
ĐBQH Dương Trung Quốc: "Lấy lại tên nước không chỉ là trở về một thể chế mà là trở về phong khí quốc gia".
" Mặc dù việc đổi quốc hiệu thành VNDCCH hay CHDCVN riêng nó không có giá trị pháp lý để làm cho Việt Nam ngày nay bị ràng buộc hay hạn chế bởi hành vi của VNDCCH trong giai đoạn 1954-1976, việc đổi quốc hiệu như thế sẽ rất bất lợi trong lãnh vực tranh thủ dư luận. Trong khi Trung Quốc không chịu ra tòa về Hoàng Sa, Trường Sa, thì lãnh vực tranh thủ dư luận là vô cùng quan trọng.
Đổi quốc hiệu như thế sẽ rất tiện lợi cho Trung Quốc khi họ tuyên truyền “VNDCCH đã công nhận chủ quyền Trung Quốc ở Tây Sa và Nam Sa, và tới sau 1975, khi thấy về tiềm năng dầu khí, mới đòi chủ quyền”. Dĩ nhiên tuyên truyền như thế là không tôn trọng sự thật, và sẽ là đánh tráo khái niệm VNDCCH của 1954-1976 với VNDCCH của thế kỷ 21, nhưng sự trùng tên sẽ nối giáo cho việc tuyên truyền và đánh tráo khái niệm đó.
Trong khi Việt Nam còn chưa có đủ người để đấu tranh với Trung Quốc trong lãnh vực tranh thủ dư luận quốc tế về Hoàng Sa, Trường Sa, thì chúng ta càng không nên gây thêm lợi thế cho đối phương trong lãnh vực quan trọng đó."
Đổi tên nước thành VNDCCH là sụp bẫy TQ trong vấn đề tranh thủ chủ quyền HS, TS.
- Ai cũng biết rõ: Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN, "ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu" mà thôi! Đó là tên Lê Chiêu Thống.
- Bạn, thù thay đổi theo thời cuộc, nhưng TQ mãi mãi là kẻ thù lúc trực tiếp, lúc tiềm ẩn dưới bộ mặt bồ câu mà thôi!
- Cái cần nhất là vạch mặt bọn Lê Chiêu Thống mà cụ Thiếu tướng chưa viết. Mong lắm thay!
Tôi cũng ở Trung Quốc và cũng biết quá nhiều chuyện thâm cung bí sử TQ. Nhưng không giám nói dài, tôi sợ huyết áp lên
Trong bang giao quốc tế, chỉ có kẻ ngu mới "bùi tai" tin tưởng những lời "nghĩa nhân" khiến sau đó có thể đem vợ mình gửi dài lâu vào nhà của một ông bạn vàng nào đó với một "lòng biết ơn thắm thiết" kèm theo!
Công bằng mà nói, với một người trưởng thành bình thường, không ai ngu đến độ chỉ mới nghe từ lời nói thôi mà đã tin là thật...
Chính sự bạc nhược, suy thoái đạo đức , mất lý thưởng , mất phương hướng trong đời sống , ưa hưởng lạc càng làm cho TQ dễ xỏ mũi lôi đi.
Đi với Mỹ thì mặc cảm. Mặc cảm vì quá khứ, mặc cảm vì hiện tại, mặc cảm vì cái ngu dốt, quê mùa của mình đối với các nước phương Tây. Nhiều anh cấp cao chưởi Mỹ mạnh lắm, vậy mà khi Mỹ mời thì long nga lóng ngóng, do không rành tiếng Anh , không quen với phong cách của người ta, lại không được học theo lối Tây, lối Mỹ cho nên mặc cảm thấy mình như anh nhà quê ra tỉnh . Còn với Tầu thì nó chiều chuộng đủ thứ, lại có nhiều cái giống VN, cho nên khoái .
Đám người Minh Hương sau gọi là Hoa Kiều không chi phối chính trị một cách lộ liễu, nhưng họ khôn khéo dùng tiền của và ảnh hưởng của mình để dành một số ưu tiên cho việc kinh doanh buôn bán của họ . Cư dân miền Nam khi đó có đời sống kinh tế phong phú nhờ đất đai rất tốt và rộng mênh mông. Các loại nông thổ sản, thủy sản rất dồi dào không bao giờ thiếu . Việc buôn bán hầu như trong tay Hoa Kiều . Những người Minh Hương nổi tiếng như Mạc Cửu và các con cháu ông ở Hà Tiên , tuy từng làm chủ một vùng đất rộng lớn, nhưng ông ta không lập một nước riêng và một chế độ chính trị bền vũng , hay một nước Tầu mới, mà sau cùng ông ta dâng đất và thần phục Chúa Nguyễn !
Sau này nhà Nguyễn thống nhất đất nước đến đời Vua Minh Mạng , là người rất sùng Nho học , nhất là Tống Nho và ghét Tây Phương,.Nhà vua tổ chưa triều đình theo kiểu nhà Thanh, đối xử với láng giềng cũng theo kiểu Càn Long, uy hiếp, và xâm chiếm lân bang. Vua Tự Đức ở ngôi lâu nhất nhà Nguyễn vừa sùng Nho, vừa nhu nhược, lại triệt để theo tầu, bế quan tỏa cảng, cho nên Đại Nam rơi vào tay thực dân .
Điểm qua lịch sử VN cận đại thì chỉ vì quá theo Tầu mà VN mất nước. Còn độc lập và xa ảnh hưởng Tầu như Chúa Nguyễn , VN rất cởi mở và hùng mạnh .
Trên đời nầy làm gì có cái gọi là tình hữu nghị . Chỉ những anh tửng tửng mới tưởng tượng ra cái tình hữu nghị đó. Hãy luôn nhớlời Lê Duẩn " Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô cho Trung Quốc" Qua câu nói đó ta hiễu gì ? Ta chính là tay sai của Xô của Tàu . Chiến lược của khối CS còn xác lính là người VN . Hữu nghị là thế đó . Không biết bao giờ những đầu óc nầy mới sáng ra . chính sách nhồi sọ, ngu dân đáng sợ thật
Thôi viết nhiều chủ Blog sợ ủ tờ không dám đăng . Phương Uyên và Nguyên Kha đâu có nhiều trong thời đại nầy .
Các vị có thể tham khảo đoạn video này
http://www.youtube.com/watch?v=wnynibi4nkQ
rất dễ tìm dẫn chứng về buổi rao giảng này của ông sư này, chỉ cần tìm trên goolge mấy từ khóa đại ý "Lý Thường Kiệt đánh Trung Quốc là hỗn ?" là ra ngay ạ !
Kính mong các bạn cho ý kiến, bản thân tôi, từ khi được xem tận mắt clip này, tôi thao thức hằng đêm không ngủ được về bài rao giảng này của vị sư này, đồng thời cũng không ngủ được vì nhìn thấy ở phía dưới có hàng trăm người ngồi nghe, tán thưởng...
Xét về bản chất,Hồ Chí Minh không phải là người CS,Người chính là một trong những sáng lập viên của Đảng xã hội Pháp với chủ chương đấu tranh nghị trường giành chính quyền,Người từng viết đơn theo học trường thuộc địa Pháp cũng chỉ muốn thông qua đó mà giúp nhân dân VN thoát ách thuộc địa hà khắc của thực dân Pháp(nên bị bác đơn?) ,Người từng đề xuất VN tham gia khối Liên hiếp Pháp với tư cách một quốc gia độc lập chứ không phải là một thuộc địa của Pháp ở Đông dương...
Hồ Chí Minh chỉ đến với CS khi QTCS III có chủ chương gắn phong trào CS QT với giải phóng dân tộc thuộc địa và ngay trong Cương lĩnh,Điều lệ vắn tắt do Hồ Chí Minh soạn thảo khi thành lập Đảng CS,yếu tố độc lập và đại đoàn kết dân tộc được xem trọng nhất và do nó không khớp với chính cương CS về đấu tranh giai cấp đã bị CS QT mà đứng đầu khi đó là Stalin bác bỏ,đưa ông Trần Phú lên thay.
Khi từ TQ trở lại Vn chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8 -1945,Hồ Chí Minh từng giải thể Đảng CSVN để thành lập khối đại đoàn kết nhân dân xung quanh Mặt trận Việt Minh và sau CM tháng 8 do ảnh hưởng nặng nề của chính CS TQ với những nguyên lý tổ chức lãnh đạo tập thể giáo điều ,Cụ Hồ đã bị buộc thực hiện những việc mà chính Cụ không chủ chương như việc chia cắt đất nước theo HĐ Giơ ne vơ 1954 ,cải cách ruộng đất kiểu TQ ở miền Bắc,đặc biệt sau khi Cụ mất ,CSVN vẫn tiếp tục sai lầm trong những vụ đánh phá tư sản ở miền Nam rồi rầm rộ tập HTX cao cấp toàn xã,pháo đài kinh tế cấp huyện,sắp xếp lại non sông...rập khuôn kiểu tầu TQ và thất bại thảm hại như đã thấy.Cái tên CHXHCN Việt nam hay kiên định CNXH lấy tư tưởng mác lê làm kim chỉ nam xuất hiện ngay trong thời kỳ thất bại này của Kinh tế xã hội VN.
Cần phải phân biệt rõ tư tưởng dân chủ dân tộc của Hồ Chí Minh trong đường lối cách mạng với phương thức CS mà Hồ Chí Minh dùng để giải phóng áp bức thực dân phong kiến là hai câu chuyện khác nhau.
Với xã hội Vn hiện nay,đảng CSVN vẫn là lực lượng chính trị có thực lực nhất .Nếu chuyển qua cơ chế dân chủ đa nguyên đa đảng VN cũng chưa thể có được đảng phái chính thể nào mạnh hơn trên chính trường để tranh giành quyền lãnh đạo như ban lãnh đạo CSVN hiện đang hù dọa.
Cái được lớn nhất cho xã hội là trong cơ chế dân chủ đa nguyên ,đảng CSVN sẽ có cơ hội chỉnh đốn tìm người tài vào bộ máy lãnh đạo nhà nước,chấm dứt độc quyền lạm quyền tham ô tham nhũng ,loại bỏ được bầy sâu cơ hội vì thế sức chiến đấu và uy tín của đảng sẽ tăng.
Loại bỏ CNXH,đảng CSVN sẽ lấy lại tên cũ là đảng Lao động VN,nền tảng tư tưởng là dân chủ dân tộc theo HP 1946 mà Hồ Chí Minh đã công bố (điều chỉnh cho phù hợp kinh tế thị trường).
Để tập làm quen với cơ chế đa đảng và phù hợp ý thức hệ thực tại trong nội bộ ,đảng CSVN có thể tuyên bố những ai có tư tưởng đổi mới ,theo cơ chế đa nguyên ,đề cao tư tưởng đại đoàn kết dân tộc ,dân chủ của Hồ Chí Minh thì ghi tên trong Đảng Lao động VN.Những Đảng viên nào kiên định đấu tranh gai cấp theo tư tưởng Mác Lê tiếp tục đứng trong hàng ngũ đảng CSVN .Những đảng viên còn phân vân có thể lựa chọn đảng Dân chủ VN là nơi gửi gắm lý tưởng về một xã hội dân chủ ...Tất nhiên đây là điều khó chấp nhận nhưng không phải không khả thi khi đổi thay chính trị bắt buộc ....
" tâm tư " lắm lắm vì hầu như ai cũng ghét Tàu thì nguy quá !
Vừa là đồng chí vừa là Anh Em
Không nên để tình cảm lấn át sự thật. Không cần nói những lệ thuộc văn hóa từ ngôn ngữ văn tự cho đến bát „phở“ (ngầu nhục phở) hoặc cái bánh „quẩy“, sự thật là cái tên Việt Nam đã cho thấy sự thần phục đối với TQ: nếu ta ở phía Nam, rõ ràng ta công nhận có chủ ta ở Trung tâm. Ba từ Độc lập, Tự Do, Hạnh phúc ta mượn phứa của ông trùm Quốc dân đảng Tôn Văn bên Tàu hàng trăm năm, cả vốn lẫn lãi vẫn chưa chịu trả cho người ta, cứ thấy viết ra đủ thứ giấy mặc dù đến nay chưa thấy người Việt Nam nào công khai định nghĩa nổi ba từ ấy.
Bỏ qua dã sử, từ xưa xứ ta là một quận huyện của Tàu (Tượng quận, vv), các Vương đầu tiên ghi trong sử thành văn là Sĩ Nhiếp, Triệu Đà …đều là do vua Tàu cử sang làm thái thú. Đặc biệt Sĩ Nhiếp là người „Khơi nguồn Thù Tứ mở đường Lễ Văn“ dạy dân từ cày ruộng trở đi. Tất cả các đời vua ta đều sang triều cống vua Tàu tức là nhận mình là chư hầu, thuộc quốc. Mỗi ông vua mới lên ngôi lại cử sứ thần sang Tàu xin „cầu phong“ tức là xin được chính thức công nhận mới được làm vua. Vì thế lật đổ một triều đại, ám phế một ông vua … sẽ khiến cho Thiên triều sang hỏi tội như trường hợp Hồ Quý Ly, bị bắt trói giải về Tàu. Nếu bướng, đánh trả quân Tàu mà thắng được thì phải cho sứ thần đem đồ cống hiến sang tạ tội giữ thể diện cho Tàu và đổ lỗi cho quan Tàu không làm đúng chiếu chỉ, vua Tàu sẽ trách mắng nhưng rồi cũng phong vương cho (Vương chứ không phải Hoàng đế đâu mà mừng). Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ cũng chẳng dám làm khác. Ngay bọn Phạm Công-Cúc Hoa/Phạm Tải-Ngọc Hoa nổi tiếng một thời… xưa cũng đi sứ sang Tàu và khi vào chầu vua Tàu thì nhờ „An Nam tiểu …quốc thì đi bên đường.“ nên thoát chết, còn sứ Cao Ly nghênh ngang đi giữa nên sa xuống hố mà ngoẻo! Cái KHÔN tiểu khí ấy là bản chất của người Việt Nam ta từ xưa, cứ nghĩ mà xem, nó cũng giống như THI ĂN CỨT CHÓ của trạng Việt Nam tên Quỳnh vậy… Tàu chỉ có thua! Tóm lại một thuộc quốc mà không thần phục thì nó nện là hợp lý, chứ kêu cái gì. Cũng như Việt Nam sang nện cho Căm Bỏ Cha một trận vì láo đấy thôi. Có giỏi thì bảo nó, tao chán cái mặt mẹt của mày lắm rồi, từ nay mày phải cống tao!
Sự thật là nhờ ơn Phú lãng sa An Nam có thoát khỏi chế độ chư hầu của Tàu: Khi triều Nguyễn bị Phú lãng sa xâm lược phải xin mẫu quốc Tàu đưa quân sang cứu nguy, nhưng vua Thanh lo thân chưa xong nên đành ký hiệp ước giao quyền bảo hộ An Nam cho Phú lãng sa. Vua Tàu phải bỏ An Nam chạy lấy thân, nhưng An Nam vẫn cố níu được mấy bọn thảo khấu mẫu quốc là Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc, Cờ vàng Hoàng Sùng Anh sang đánh Tây giúp. Không có bọn ấy thì sao chém nổi ông Tây Thiếu Úy Henri Rivière. Thế nhưng con đường lịch sử „Đường thế đồ gót rỗ kỳ khu“ quả là kỳ quặc: An Nam lòng nhớ mẫu quốc Tàu „đau đáu nào nguôi“, tìm mọi cách thoát khỏi mẫu quốc Phú lãng sa. Trời cho muốn gì được nấy, lời cầu cứu vua Thanh xưa không được đáp ứng, lặp lại không ngừng, tám chín mươi năm sau nay lại được phản hồi tới tấp. Còn đòi gì nữa! Làm chư hầu thì phải cống hiến, tiền nhân đã bảo vậy!