Bài đăng nổi bật

Cờ trong tay Trần Cẩm Tú

  Cờ trong tay Trần Cẩm Tú.  Trước cáo buộc liên quan đến trợ lý nhận hối lộ hàng chục triệu usd, Vương Đình Huệ thẳng thừng chối không biết...

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Sự sáo mòn của quan chức

Sự sáo mòn của quan chức

25-10-2019
Cho đến thời điểm này, tôi không nhớ là bộ trưởng TNMT Trần Hồng Hà đã “xông pha” tắm biển, ăn mực, cùng ngửi không khí, dùng nước bẩn với người dân bao nhiêu lần.
Dù vô tình hay hữu ý, đó là một năng lượng dấn thân cần ghi nhận. Nhưng nếu xét đoán một chút, có thể nói ông Hà đang bị một lối mòn, đó là tư duy nêu gương.
Người lãnh đạo xứ mình trải qua một quá trình giáo dục hình tượng, đã mắc phải một căn bệnh “lãnh tụ” vô thức. Tức là họ nghĩ rằng có thể dùng hình ảnh của mình để mang lại cảm giác hài lòng cho người dân.
Trong thời kỳ khủng hoảng niềm tin, đó là phương pháp mang tác dụng ngược. Chịu đựng cùng dân như một công dân là một cảm xúc tốt. Nhưng là một lãnh đạo, việc của ông là trừng phạt những kẻ đã làm tổn thương nhân dân, trong địa hạt của mình quản lý.
Quan trọng hơn, ông phải có một giải pháp định khung để những hiện tượng tương tự để những việc đó không tái diễn. Đó là người ăn lương để kỹ trị chứ không phải để nêu gương.
Tương tự, giọt nước mắt của bà Quyết Tâm khi nói về công nhân, cho dù là thật hay giả thì nó cũng trở nên thừa thãi và lạc điệu. Khi bà đã cười giữa bao bàn tay bấu víu của oan dân Thủ Thiêm thì giọt nước mắt của bà giữa nghị trường trở thành sáo rỗng.
Bà Tâm có nhìn thấy thân phận của giai cấp công nhân. Nhưng nếu đã nhìn thấy con người, bà phải để những vấn đề xung quanh con người lên tiếng. Đó là nhu cầu làm thêm của họ, là cơ sở khoa học để cho phép làm thêm hay không?
Khi để khoa học và nhu cầu của con người lên tiếng, nhà nước sẽ có chính sách can thiệp sát sườn, tốt cho tất cả. Đó là kỹ trị, nó không phụ thuộc vào bao nhiêu giọt nước mắt của người làm lãnh đạo.
Dân không trả tiền để lãnh đạo chịu đựng cùng, để khóc cùng. Dân trả tiền để lãnh đạo bảo vệ, để xây dựng cuộc sống tốt hơn cho họ. Cho nên, có hai thứ dân cần nhất từ lãnh đạo là kỹ năng và lòng tự trọng, còn đạo đức là cái riêng tự thân, không thể bao bọc cho tất cả.
Người lãnh đạo được nhào nặn nên từ luận cương và nghị quyết có vẻ như đang cố ru ngủ rằng nhân dân đang đặt tất cả niềm tin vào mình. Còn nhân dân từ lâu đã nhìn vào thứ lãnh đạo làm thay vì nghe những gì họ nói!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét