Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Họp Quốc hội: Phớt lờ luật biểu tình, thảo luận luật lao động, tranh luận về người tài…

Họp Quốc hội: Phớt lờ luật biểu tình, thảo luận luật lao động, tranh luận về người tài…

BTV Tiếng Dân
25-10-2019
Vụ bà Nguyễn Thị Quyết Tâm “nghẹn ngào khóc” khi tranh luận với Chủ tịch VCCI về giờ làm thêm, BBC có bài: Thảo luận Luật Lao động VN: Cần nhiều hơn là nước mắt cảm thông. Ở Việt Nam, trong khi thời gian làm việc của khối nhà nước là 40 giờ/tuần; doanh nghiệp khối dịch vụ khoảng 44 giờ/tuần, thì các doanh nghiệp sản xuất, chế biến… vẫn áp dụng mức 48 giờ/tuần. Người lao động chân tay chỉ có một ngày nghỉ để phục hồi sức lao động.
Hai ngày trước, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, đã ‘rơi nước mắt‘ khi nói về chuyện làm nhiều giờ của công nhân. Bà Tâm nói: “Rất nhiều công nhân phải gửi con về quê. Có người mẹ, người cha nào muốn xa con hay không? Nhiều người hai năm chưa được về thăm con. Ông bà già rồi vẫn phải giữ cháu để con đi làm việc“.
ĐBQH Nguyễn Thị Quyết Tâm bật khóc khi nói về công nhân làm thêm giờ. Photo Courtesy
Facebooker Dang Ngoc Quang góp ý, thay vì khóc lóc, bà Tâm nên thúc đẩy Quốc hội thông qua quyền lập hội, lập công đoàn cho người lao động, để họ có quyền đàm phán và quyết định bán sức lao động của mình cho giới chủ như thế nào.
Ông Quang nói: “Theo tôi hiểu, sự quan tâm tới người lao động của nhà nước thể hiện quan trọng là ở chỗ thúc đẩy nâng cao năng lực đàm phán của công nhân hiện còn rất yếu thế với giới chủ. Muốn người lao động có năng lực đàm phán, họ phải có quyền lập công đoàn độc lập, mà công đoàn phải được liên kết cả theo ngành và lãnh thổ“.
Hơn 4 thập niên sau ngày “giải phóng”, quân Bắc Việt được tiếp nhận một miền Nam giàu có về của cải, nhân lực, vật lực, thế nhưng “năng suất lao động của các nước Đông Nam Á vốn có điều kiện tự nhiên và văn hóa tương đồng với Việt Nam, như Malaysia, Thái Lan, Indonesia hay Philippines vẫn gấp hai, gấp ba thậm chí gấp năm lần so với Việt Nam”.
Chuyện sử dung người tài, trang Infonet dẫn lời ĐBQH Tăng Thị Ngọc Mai: Nói đến sử dụng người tài lại ngao ngán. Bà Mai bình luận: “Theo tôi, việc tuyển dụng người tài nên làm một cách minh bạch, công khai. Làm thế nào để mọi người kiểm soát được chứ không phải một nhóm người trong hội đồng làm và ra câu hỏi, tự chấm, tự làm để rồi có chuyện mờ ám cũng không ai biết được. Đó là vấn đề mà mọi người khi nói đến sử dụng người tài họ lại ngao ngán”. Nói thì dễ nhưng làm mới khó, để làm được chuyện này trong chế độ “hồng hơn chuyên” thì đó là chuyện bất khả. 
VietNamNet dẫn lời ĐBQH Tô Văn Tám: Cán bộ trẻ hay được hỏi ‘là con đồng chí nào’. Ông Tám nêu thực tế xảy ra tình trạng, khi cán bộ trẻ được quy hoạch hoặc bổ nhiệm thì dư luận rất quan tâm và đặt câu hỏi “đồng chí này là con đồng chí nào”. Nếu người đó là con cán bộ, công chức họ lại được quan tâm hơn.
Ông Tám nói: “Về nguyên tắc, tất cả công chức đều có cơ hội và được tạo cơ hội như nhau trong quá trình thăng tiến, kể cả đó là thành phần xuất thân từ đâu, con cán bộ hay con người dân đều có cơ hội như nhau. Vấn đề ở đây là cần phải công khai, minh bạch trong quá trình quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ”.
Đó là trên danh nghĩa, còn trên thực tế, bộ máy nhà nước CSVN chỉ ưu tiên chọn các “hạt giống đỏ”, “cơ cấu”, hoặc có tiền bỏ ra mua ghế làm lãnh đạo. Cho nên chỉ có những kẻ dựa vào “quan hệ”, “tiền tệ” mới được ngồi vào những cái ghế lãnh đạo, những nơi đó không có chỗ cho người tài. 
Báo Tiền Phong dẫn lời ĐBQH Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội: ‘Thạc sĩ grab’, ‘Tiến sĩ thất nghiệp’ liệu có phải nhân tài? Ông Tuấn tự hỏi và tự trả lời: “Chúng ta biết có rất nhiều thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về đang thất nghiệp; có rất nhiều lái xe ôm, Grab là thạc sĩ. Xin hỏi những người đó, được đào tạo tốt như vậy có là nhân tài không? Xin thưa là không”
Những người mà ông Tuấn nói không thể là người tài vì ở VN không có môi trường để phát triển tài năng của họ. Ở Việt Nam không thể tìm được người tài, bởi không có môi trường cho người tài làm việc, người tài gốc Việt chỉ có thể ở trong tù như doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, hoặc ở nước ngoài như Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn, người Việt đầu tiên đeo quân hàm cấp tướng trong Hải quân Mỹ, hoặc nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh.
VTC Now có clip: Đâu là “thỏi nam châm” để thu hút người tài?
QH tranh luận: Cắt lương hưu công chức bị kỷ luật?!
Đề xuất của đại biểu Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp, gây tranh cãi: Công chức đã nghỉ hưu bị kỷ luật: Cần giảm, cắt lương hưu, báo Lao Động đưa tin. Nghị Hiển cho rằng, các cán bộ đã nghỉ hưu, bị xử lý kỷ luật, cần có thêm hình thức kỷ luật là tước bỏ hoặc cắt giảm lương hưu, cắt giảm chế độ chính sách đang được hưởng.
Ông Hiển còn dẫn kinh nghiệm từ Đức trong việc xử lý các công chức đã nghỉ hưu, báo Một Thế Giới đưa tin. Ông Hiển đề xuất: “Phải kỷ luật cái hiện hữu đang có là giảm và truất lương hưu, hệ quả của nó là tác động đến lợi ích vật chất và tinh thần của người bị kỷ luật, bao gồm lương hưu và các chức danh, chức vụ, danh xưng… đã có trước khi nghỉ hưu. Người bị kỷ luật không còn quyền tự giới thiệu và được giới thiệu với chức danh đã đảm nhiệm”.
Nhà báo Ngọc Vinh bình luận: “Tay đại biểu này ngu kinh hoàng luôn, vậy mà cũng được vào ngồi ở cái hội trường 6000 tỷ đồng xây từ tiền thuế của dân. Ngu thế thì sao hắn đại diện được cho dân nhỉ? Lương hưu là tiền của chính đương sự đóng cho BHXH khi còn làm việc cùng một phần hỗ trợ bắt buộc từ đơn vị sử dụng lao động. 
Cơ quan BHXH được giao trách nhiệm giữ dùm và trả lại cho đương sự khi nghỉ hưu theo tỷ lệ % đã được quy định bởi luật lao động. Tiền hưu đó không phải của đảng hay của nhà nước mà là của cá nhân. Đương sự có tội thì cứ trị, còn lương hưu của người ta thì bất khả cắt giảm. Cái gì ra cái đó, hiểu chưa đồ ngu?
Nhà báo Nguyễn Thông viết: “Người Pháp sau khi rút khỏi miền Bắc vẫn nhớ việc trả lương hưu và bảo hiểm xã hội cho những công chức, binh lính đã phục vụ chính quyền của họ, mặc dù không ít người hai mang, hoạt động cách mạng chống họ. Nghĩa là đâu ra đấy, không nhập nhèm lôi thôi.
Lương hưu là tiền của chính người lao động mà nhà nước (dù là chính quyền thực dân Pháp) đã giữ hộ, tới khi cần phải trả thì trả sòng phẳng, dù người ấy đang là kẻ thù của mình. Nói như thế để thấy rằng lương hưu không phải là thứ mà các đại biểu quốc hội cũng như đảng, nhà nước có thể cư xử, quyết định tùy tiện, muốn làm gì thì làm, muốn cắt thì cắt. Có thể lôi ai đó ra bắn nếu không thích, nhưng lương hưu vẫn phải trả cho họ nếu họ có lương hưu“.
______

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét