Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

Bà Nà Hills có đóng góp cho nền kinh tế? (Phần 1)

 

Bà Nà Hills có đóng góp cho nền kinh tế? (Phần 1)

Save Tam Đảo

14-5-2023

Ảnh: Save Tam Đảo

Tròn một tuần kể từ ngày tụi mình đăng những hình ảnh về Bà Nà, đây được cho là mô hình kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng đầu tiên của Sun Group ở các khu vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Sau Bà Nà, Sun Group đã tiếp tục thực hiện các dự án ở Vườn quốc gia Tam Đảo (2016), VQG Cát Bà (2017), ngoài ra còn các loại hình gần giống như vậy ở VQG Hoàng Liên, VQG Phú Quốc, núi Bà Đen.

Chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng, ngoài những ý kiến đồng tình với chúng tôi rằng hoạt động xây dựng ở Bà Nà là vô cùng nguy hại với thiên nhiên, môi trường. Thì cũng có nhiều ý kiến chấp nhận đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế là hợp lý, ngoài ra cũng có nhiều người bình luận thiếu nhã nhặn, mang tính quy chụp, miệt thị thì chúng tôi không để tâm tới.

Ở bài viết này chúng tôi muốn đưa ra những phân tích để xem Bà Nà Hills có thực sự đóng góp cho phát triển kinh tế, hay chỉ đang làm giàu cho cá nhân. Trước hết chúng ta cũng cần phải thống nhất một số điểm để hạn chế những tranh luận không cần thiết.

1. Bà Nà Núi Chúa có tên gọi chính thức là Khu bảo tồn Thiên nhiên, vậy Khu bảo tồn thiên nhiên là gì?

Theo Luật Đa dạng sinh học đã định nghĩa cụ thể như sau:

Khu bảo tồn thiên nhiên là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lý bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác. Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh, là vùng đất tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế sinh thái tự nhiên.

Khu bảo tồn thiên nhiên là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu bảo tồn thiên nhiên này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn.

Như vậy chiếu theo luật thì Bà Nà – Núi Chúa mục đích cao nhất là để bảo vệ và bảo toàn loài sinh cảnh và bảo đảm hệ sinh thái tự nhiên, bất cứ một mục đích nào khác làm tổn hại đến mục đích của luật thì coi như là một sự vi phạm.

2. Về thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan đến dự án Bà Nà Hills thì chúng tôi cũng tin rằng mọi giấy tờ đều hợp lệ và tuân thủ luật pháp, điều này không khó bởi nó nằm trong tay của những người có thẩm quyền. Vấn đề là khi thực hiện dự án ở khu bảo tồn, chủ đầu tư có tôn trọng môi trường thiên nhiên như cam kết hay không, hay đối với họ doanh thu vẫn là ưu tiên hàng đầu. Những vi phạm sẽ khó bị xem xét bởi quy định đã không minh định được yếu tố môi sinh và môi trường. Thế nên dù thủ tục hành chính có được thực thi ở Bà Nà, thì nhìn mật độ xây dựng, những khối đất đá bị đào bới san lấp những cánh rừng khó ai có thể tin rằng đây vẫn là khu bảo tồn thiên nhiên.

3. Muốn có kết luận chính xác nhất về tổn hại môi trường thì cần phải có những đơn vị, tổ chức khoa học độc lập đến nghiên cứu địa chất, chất lượng nước và đời sống của các loài động vật nơi đây. Muốn biết Sun Group có vi phạm các quy định về bảo tồn hay không thì cũng cần một đơn vị độc lập hoặc tốt nhất nên là Ban Quản lý Khu bảo tồn Thiên nhiên Núi Chúa, bởi họ đang là đại diện hợp pháp của khu rừng này, dựa trên những Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án Bà Nà Hills trước khi thực thi.

4. Vấn đề trọng tâm trong các cuộc tranh luận chính là kinh tế hay môi trường, vấn đề môi trường chúng ta nhìn bằng mắt có thể có những nhận định riêng rồi, nhưng về kinh tế, liệu Bà Nà Hills có đang góp phần phát triển kinh tế không? Mời các bạn đón đọc phần 2.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét