Một kịch bản mới cho Trường Sa?
Trương Nhân Tuấn
25-4-2020
Thấy học giả đỉnh cao bàn tới bàn lui về hiệu lực công hàm 1958. Để ý, tất cả đều bàn luận chung quanh nội dung 12 hải lý và không ai nói về chủ quyền. Vì sao vậy?
HS đã mất vào năm 1974 thì làm gì chính phủ MTGPMN “kế thừa” lãnh thổ này được? Người ta đâu thể kế thừa cái đã “mất”?
Trong khi ở Trường Sa, những ngày này các năm trước CSVN thường rùm beng ca ngợi “giải phóng Trường Sa”. Tiện dịp ca ngợi thiên tài binh bị Võ Nguyên Giáp. Chủ trương “giải phóng Trường Sa” trước hết là của ông Giáp. Tàu bè từ miền Bắc vô đánh chiếm TS, “tiên hạ thủ vi cường”, vì sợ TQ chiếm trước.
Không biết “giặc” ở Trường Sa là ai? Hai chữ “giải phóng” đâu thể đơn giản sử dụng như vậy?
Nếu tranh chấp VN-TQ được phân xử bằng một tòa án, thì chiến lược “giải phóng Trường Sa” của ông Giáp trở thành khúc xương chó chặn ngang cuống họng “thằng” lịch sử.
Lịch sử thật sự là dấu chấm hỏi (?). Số phận những người lính VNCH trấn thủ ở Trường Sa bây giờ ra sao? Theo tôi, 99,99% các chiến sĩ ở đây đều bị giết từ tháng ba năm 1975.
Cái chết của những người lính trấn giữ Trường Sa có khác với cái chết của các chiến binh hy sinh trong cuộc chiến chống TQ ở Hoàng Sa hay không?
Bây giờ há miệng là mắc quai.
VN hiện nay có khuynh hướng “bỏ” HS và TS cho TQ. Học giả đỉnh cao và báo chí hải ngoại được định hướng viết theo chiều gió. Không bỏ là không được.
“Nói ngược” với “bên thua cuộc” thì dễ dàng, nói sao nó cũng phải nghe (không nghe đánh chết mẹ). “Nói ngược” với kẻ mạnh, với “ân nhân” TQ là không dễ (nó đánh cho sặc máu mũi…).
Học giả đỉnh cao vịn đủ thứ lý do ông để làm giảm bớt hiệu lực công hàm 1958.
Có một điều rõ rệt (mà không ai thấy), là từ 1949 đến những năm thuộc thập niên 70. Từ cây súng, viên đạn, hột gạo, cục lương khô, cái áo, cái quần… tất cả đều đến từ TQ. Nếu không có sự trợ giúp tận lực của TQ thì làm gì quân ông Hồ thắng được Pháp năm 1954 trận Điện Biên Phủ?
Tới bây giờ còn chưa chế tạo được cây đinh. Năm 1954 không lẽ đánh Pháp bằng răng, bằng tầm vông vạc nhọn?
Vì vậy “bối cảnh” ký công hàm 1958 là VNDCCH từ a tới z phụ thuộc vào TQ. Làm gì có tình “đồng chí xã hội chủ nghĩa anh em” ở đây?
Sự việc rành rành, công hàm 1958 không có hiệu lực, đơn giản vì người (hay bên) ký nhận không tự chủ. Cái gọi là “quốc gia” VNDCCH mà các học giả đỉnh cao hãnh diện, không phải là “quốc gia độc lập có chủ quyền”. Chính phủ VNDCCH thực tế chỉ là “cánh tay nối dài” của Mao Trạch Đông mà thôi.
Nếu nhìn nhận sự thật như vậy, như nội dung bài tôi viết hôm qua “chiến lược phòng thủ trong hồ sơ kiện của VN”, VNDCCH không có tư cách “pháp nhân” quốc tế.
Một thực thể chính trị phụ thuộc vào ngoại bang, không tự chủ từ kinh tế cho tới quốc phòng, ngoại giao… thì mọi hành vi của thực thể này đơn thuần không có hiệu lực trước luật lệ quốc tế.
Công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng đơn giản bị hóa giải.
Dĩ nhiên ngoại trừ học giả đỉnh cao viết sử phịa, VNDCCH là “quốc gia độc lập có chủ quyền”. Dĩ nhiên lúc đó công hàm 1958 cũng như tất cả các bằng chứng khác VNDCCH nhìn nhận chủ quyền HS và TS thuộc TQ. Tất cả sẽ được soi rọi dưới ánh sáng của công pháp quốc tế.
Học giả đỉnh cao đặt sĩ diện của đảng CSVN lên cao hơn chủ quyền lãnh thổ. Họ muốn đảng CSVN “vinh quang”, có công “đánh Pháp đuổi Mỹ diệt Ngụy”, chớ không thể là “tay sai” cho TQ, kiểu “đánh Mỹ là đánh cho LX, cho TQ”.
Ở trên có nói. Bây giờ họ chỉ tập trung bàn luận vào hiệu lực 12 hải lý mà không đề cập tới chủ quyền.
Nhiều dấu hiệu cho thấy đảng CSVN sẽ bỏ TS cho TQ.
Có thể hai đảng CS, VN và TQ, sẽ ngồi lại viết một kịch bản Trường Sa, sao cho “thuyết phục”, trước 90 triệu dân và cộng đồng quốc tế. Vụ Gạc Ma 1988 không thể loại trừ là một “kịch bản” viết bằng máu để CSVN nhượng lãnh thổ một cách “hợp lý” cho TQ.
Chỉ cần các đảo HS và TS có hiệu lực 12 hải lý thì tầm quan trọng (về kinh tế) của các đảo này không còn nữa. Kịch bản có thể sẽ được các diễn viên trình diễn trong những ngày tới.
Theo tôi, coi chừng VN cầm dao hai lưỡi. TQ sử dụng mọi thủ thuật từ năm 1909 tới nay để chiếm đoạt HS và TS. Vì sao? Vì kinh tế và an ninh quốc phòng. Họ không bao giờ chấp nhận HS và TS chỉ có hiệu lực 12 hải lý.
Nếu các đảo này chỉ có hiệu lực biển 12 hải lý thì giá trị của các đảo là để “chim ỉa”, như ý kiến của ông Hồ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét