Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2020

Thấy gì từ chuyện khai thác đất ở Đồng Hới?

Thấy gì từ chuyện khai thác đất ở Đồng Hới?


Một địa điểm khai thác đất tại huyện Bố Trạch. Ảnh: Báo Quảng Bình

Chuyện khai thác đất ở thành phố Đồng Hới mà báo Quảng Bình vừa đề cập hôm 26 tháng 5 (1) ắt sẽ khiến nhiều người cảm thấy nghẹn không phải chỉ vì giận… “Ăn” không từ thứ gì kéo theo phá không chừa thứ gì!
***
Sau khi nhận được giấy phép khai thác đất, một số cá nhân, doanh nghiệp ở Đồng Hới bắt tay vào việc moi, móc đất ở các gò, đồi, chuyển đi làm vật liệu, phục vụ nhu cầu san lấp, tạo lập mặt bằng cho các khu dân cư mới.
Đất ở những khu vực nhiều gò, đồi như phường Bắc Lý, phường Bắc Nghĩa,… thành phố Đồng Hới đã và đang được phía có giấy phép khai thác đất, tận thu tới mức, moi, móc cả phần đất quanh các trụ của hệ thống dẫn điện 110 kV.
Bài về vấn nạn này trên báo Quảng Bình giới thiệu hai tấm ảnh, chụp hai trụ trong hệ thống dẫn điện 110 kV gần như mất… gốc vì phía có giấy phép khai thác đất đã moi sâu, dọn sạch phần đất quanh chân trụ.
Ông Hoàng Chiến Sinh, Đội trưởng Đội Quản lý – Vận hành Lưới điện cao thế của Công ty Điện lực Quảng Bình, bảo với phóng viên báo Quảng Bình, do khai thác đất kiểu đó, đã có 30 trụ trong hệ thống dẫn điện 110 kV ở Quảng Bình bị xâm hại…
Theo ông Sinh, tùy kết cấu, chất liệu mà phần đất bọc quanh gốc của mỗi trụ thuộc hệ thống dẫn điện 110 kV phải có diện tích từ 60 mét vuông đến 80 mét vuông. Khai thác đất theo kiểu tận thu đã dọn sạch đất tới sát chân vài chục trụ.
Đội Quản lý – Vận hành Lưới điện cao thế của ông Sinh không thể ngăn cản những cá nhân, doanh nghiệp đã cũng như đang moi, móc đất quanh các trụ của hệ thống dẫn điện 110 kV vì họ có… giấy phép khai thác đất.
Công ty Điện lực Quảng Bình đã cấp báo cho giới hữu trách, rằng tình trạng tận thu đất như vừa kể vừa vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật, vừa đe dọa an toàn của hệ thống dẫn điện 110 kV nhưng không ai bận tâm.
***
Hệ thống dẫn điện 110 kV của Công ty Điện lực Quảng Bình không chỉ cung cấp điện cho tỉnh này mà còn tham gia truyền tải điện cho các tỉnh, thành phố ở khu vực miền Trung, khu vực Tây Nguyên.
Nếu có trụ nào trong hệ thống vừa kể gãy, đổ, chẳng riêng Quảng Bình mất điện và không chỉ có nguồn điện phục vụ sinh hoạt bị cắt, nguồn điện giúp duy trì hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng… mất.
Đó là lý do trước nay, người ta vẫn bảo, bảo vệ nguồn điện, bảo vệ hệ thống truyền tải, phân phối điện là bảo vệ an ninh năng lượng quốc gia. Quảng Bình vốn là khu vực dư thừa mưa, bão. Khai thác đất theo kiểu tận thu như đang diễn ra ở Quảng Bình đã phá hỏng hệ thống tiếp đất của nhiều trụ điện trong hệ thống dẫn điện 110 kV. Nếu sét đánh trúng những trụ điện này, các trạm biến áp có thể phát nổ, có thể gây tử vong và hủy hoại cả thiết bị điện gia dụng lẫn công nghiệp.
***
Chắc chắn công quỹ chẳng thu được bao nhiêu từ việc cấp giấy phép khai thác đất ở thành phố Đồng Hới như báo Quảng Bình đề cập nhưng thiệt hại từ việc để cho những cá nhân, doanh nghiệp có giấy phép khai thác đất mặc tình tận thu sẽ phải tính bằng tỉ.
Ai sẽ phải gánh những khoản chi ở mức nhiều tỉ ấy? Chắc chắn không phải là những cá nhân đề ra chủ trương, hay ký – cấp giấy phép khai thác đất. Đó cũng là tình trạng chung của đủ thứ chủ trương và đủ loại giấy phép từ trung ương đến địa phương.
Vì sao nghịch lý này trở thành trầm kha? Dường như đây không phải vấn nạn do thiếu kiến thức. Lõi của vấn nạn nằm ở chỗ, cứ có thể là “ăn” và đã cho… “ăn” thì muốn phá thế nào cũng được.
Chú thích

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét