Bài đăng nổi bật

Nhân sự chủ chốt cấp cao

  Nhân sự chủ chốt cấp cao. BCT đã có phương án chính thức về nhân sự chủ chốt trình trung ương đảng, dự kiến trung ương họp vào ngày 16-18 ...

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Đại hội 13: Đã đến lúc Việt Nam chấm dứt mô hình Trung Quốc

Đại hội 13: Đã đến lúc Việt Nam chấm dứt mô hình Trung Quốc

Hoàng Trung
Đại dịch COVID-19 đang làm thay đổi trật tự thế giới, làm căng thẳng sự đối đầu chế độ chính trị khác biệt ý thức hệ: Trung Quốc và Phương Tây. Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc, mặc dù sự lựa chọn sẽ là một khó khăn.
PGS TS Phạm Quý Thọ đưa ra nhận định về khả năng xoay chuyển trong Đại hội 13 đối với “mô hình chính trị” cho Việt Nam trước tình hình hậu Covid-19 tạo ra nhiều thay đổi cơ bản của cục diện chính trị và kinh tế toàn cầu – Tác giả Phạm Quý Thọ, nguyên là Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
Để đi tìm câu trả lời, tôi xin đề cập hai ‘công thức chính trị’ sau đây về quá trình vận hành mô hình chế độ toàn trị trong hai giai đoạn lịch sử nhằm khái quát tính tất yếu thay đổi, và hơn thế, bối cảnh hiện nay mở ra cơ hội cải cách xoay chuyển với Việt Nam, mà Đại hội 13 là một thời điểm.
Trước hết, về công thức chính trị đến từ phương Tây của Lenin, Vladimir Lenin (1870 – 1924) là lãnh tụ cách mạng vô sản Nga, người vận dụng chủ nghĩa Marx trong điều kiện nước Nga tư sản đầu thế kỷ 20. Ông cùng với Friedrich Engels (1820 – 1895), trưởng thành từ xã hội tư sản Đức, sau này qua quốc gia tư bản khác là Anh quốc hoạt động, được coi là hai nhà tư tưởng về học thuyết nhà nước nói chung và nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Theo Lenin, nước Nga Sa hoàng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là ‘mắt xích yếu nhất’ của chủ nghĩa đế quốc – giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản… Ông lãnh đạo đảng Bolshevik tiến hành thành công cuộc cách mạng tháng 10 Nga và thành lập nên nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Đó là chính quyền xô viết, một mô hình thể chế chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại được thiết lập để xây dựng và tiến tới xã hội cộng sản.
Công thức biểu tượng dẫn đến một mô hình sụp đổ.
Lần lại nguồn gốc, có thể thấy Lenin đã khái quát cái xã hội lý tưởng mà ông tin tưởng bằng một công thức mang tính biểu tượng:
Chủ nghĩa cộng sản bằng (=) Chính quyền Xô Viết cộng với (+) Điện khí hoá toàn quốc
2clip_image002
Ảnh: Bí thư Hoàng Trung Hải và các đại biểu TP Hà Nội đặt hoa tưởng niệm tại Tượng đài V.I.Lê-nin sáng 7/11, tại Công viên Lê-nin, quận Ba Đình, Hà Nội
Tôi gọi đây là một công thức chính trị. Chính quyền xô viết, một một mô hình nhà nước, tước đoạt và quốc hữu hoá toàn bộ tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu tư nhân, thay mặt nhân dân quản lý và vận hành nền kinh tế bằng công cụ kế hoạch hoá tập trung với năng suất cao để xây dựng xã hội lý tưởng trong đó ‘của cải tuôn ra dào dạt’, ‘làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu’
Tuy nhiên, trong quá trình thực tế vận hành, mô hình xô viết đã không thể đáp ứng ý chí của các lãnh tụ cộng sản. từ ‘mọi chính quyền đều thuộc về nhân dân!’ (вся властъ народам!) nhà nước đã suy thoái bởi quyền lực tập trung bị tha hoá khi nhân dân ngoài cuộc, động lực làm việc bị triệt tiêu và năng suất kinh tế thấp kém…
Đó là nguyên nhân cơ bản khiến mô hình xô viết sụp đổ. Lenin từng nói rằng ‘năng suất lao động là yếu tố quyết định cho sự chiến thắng của chế độ mới, xã hội chủ nghĩa đối với chế độ cũ ‘tư bản chủ nghĩa’.
Lenin trên cương vị lãnh tụ và lãnh đạo nhà nước, đảng cộng sản Liên Xô, đã mất sớm vào năm 1924, và không được chứng kiến những gì đã diễn ra trong thực tế, đó chính là sự sụp đổ mô hình nhà nước do ông đề xuất đã dẫn đến chế độ dân chủ và sự phát triển cho nhiều quốc gia.
Một số ít nước theo ‘con đường xã hội chủ nghĩa’, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc, sau khi hệ thống Xã hội Chủ nghĩa tan rã, đã chọn chuyển đổi nền kinh tế sang thị trường trong khi vẫn duy trì sự lãnh đạo độc tôn của đảng Cộng sản. Mô hình này chưa có tiền lệ khi tình thế buộc chế độ phải tìm cách duy trì sự cai trị.
Đảng Cộng sản Trung Quốc thực thi chính sách ‘cải cách và mở cửa’ từ cuối những năm 1970 với chiến lược thực dụng ‘mèo đen, mèo trắng không quan trọng miễn bắt được chuột’.
Chính sách này đã thích nghi trong bối cảnh toàn cầu hoá, khi điều kiện để đón và hấp thụ có hiệu quả làn sóng đầu tư tư bản nước ngoài được chuẩn bị tốt. Nhờ đó, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng cao suốt hơn 30 năm, với quy mô GDP hiện tại khoảng 14 nghìn tỷ đô la Mỹ khiến Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế thứ hai thế giới…
Trung Quốc đã là ‘biểu tượng’ cho một số nước đang phát triển, trong đó Việt Nam với sự tương đồng ý thức hệ, noi theo.
clip_image004
Ảnh: Những gương mặt quyền lực nhất Trung Quốc trong Bộ Chính Trị nhiệm kỳ 2017-2022- Việt Nam học theo Trung Quốc ở chỗ cơ cấu quyền lực cao nhất không phải là Quốc hội hay chính phủ mà chính là Bộ Chính trị
Mô hình cũng dần suy thoái trong quá trình vận hành, tham nhũng nặng nề, chênh lệch giàu nghèo, quá tải đô thị, ô nhiễm môi trường… Kết quả là một nhà nước ‘tư bản thân hữu’ với đặc điểm là quan chức thoái hoá trong bộ máy đặc quyền cấu kết với các doanh nghiệp để chiếm đoạt tài sản công và chia chác đặc lợi dưới nhiều hình thức. Một tác giả, Giáo sư Minxin Pei, mô tả tình trạng này trong cuốn sách hay năm 2016: ‘Tư bản thân hữu Trung Quốc’, đã được xuất bản ở Việt Nam.
Thực tế vận hành mô hình Trung Quốc có thể được khái quát như sau: Chế độ đảng cộng sản toàn trị cộng với (+) thị trường bằng (=) Nhà nước Tư bản thân hữu
Công thức chính trị thời chuyển đổi diễn tả hiệu ứng tất yếu của sự ghép nối tình thế, không theo quy luật vận động.
Thị trường tạo nên sức mạnh kinh tế chứ không phải từ bản chất chế độ. Mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt. Và hậu quả là sự suy giảm tốc độ tăng trưởng đồng thời với xu hướng tập trung hoá quyền lực.
Tỷ lệ tăng GDP của Trung Quốc giảm liên tục từ trên 10% xuống dưới 6% diễn ra đồng thời với Tập thâu tóm quyền lực vào tay cá nhân. Ông ta thanh trừng phe phái trong chiến dịch chống tham nhũng ‘đả hổ, diệt ruồi’, tự cho mình là ‘hạt nhân lãnh đạo’, sửa đổi điều lệ đảng và hiến pháp, loại bỏ giới hạn nhiệm kỳ để có thể kéo dài sự cai trị lâu dài.
Tương lai ‘xã hội chủ nghĩa mang bản sắc Trung Quốc’ là sự tuyên truyền hơn là việc vận hành mô hình này có thể dẫn đến.
Cơ hội cải cách, xoay chuyển nào cho Việt Nam từ những quan sát trên?
clip_image006
Ảnh: đền Chung Sơn – đền thờ gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, được khánh thành ngày 16-5-2020 sau 8 năm xây dựng trên diện tích 83 Ha, ước tính kinh phí cho dự án này có thể đến hàng trăm tỷ đồng
Trong khi hai mô hình chính trị làm rõ cải cách thể chế là tất yếu thì bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay nhấn mạnh đây là cơ hội cải cách xoay chuyển, đột phá mà Việt Nam cần nắm bắt thấu đáo và kịp thời.
Biết rằng Việt Nam cải cách theo mô hình Trung Quốc sau khoảng 10 năm, khu vực tư bản tư nhân chiếm khoảng 40% GDP, nhưng thực trạng ’thân hữu’ đã rất nghiêm trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định ‘một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên’ đã suy thoái nặng nề về tư tưởng, đạo đức và lối sống. Nguyên trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng đã từng lên tiếng cảnh báo sự suy thoái này gắn với ‘lợi ích nhóm’ và ‘nhóm lợi ích’ từ nhiều năm trước.
Thực tế đang diễn ra hiện nay trên thế giới chứng tỏ nhận định trên. Mô hình Trung Quốc đã không phù hợp trong bối cảnh mới đã đặt ra yêu cầu tạo ra khác biệt trong cải cách thể chế ở Việt Nam.
Triết lý ‘tăng trưởng kinh tế thúc đẩy dân chủ’ ở chế độ cộng sản đã bị coi là sự ngộ nhận, khi Tổng thống Donald Trump đặt lại vấn đề ‘nước Mỹ trên hết’. COVID-19 là lúc các nước phương Tây nhận rõ bản chất hung hăng của chế độ chuyên quyền. Đối đầu ý thức hệ trong mọi vấn đề quốc tế có nguy cơ dẫn đến cuộc chiến tranh lạnh 2.0, trong đó thay vì làm sụp đổ chế độ ở Trung Quốc thì sự chiếm đoạt chính trị sẽ là tâm điểm trong trật tự thế giới mới.
Tham vọng địa chính trị của chính quyền Bắc Kinh, sự chiếm đoạt Biển Đông đe doạ sự toàn vẹn lãnh hải đang tạo lực đẩy lớn hơn về phía Mỹ để bảo vệ chủ quyền và tham gia ‘Tứ giác kim cương +’, bao gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc, New Zeland và Việt Nam, và chuẩn bị điều kiện đón nhận sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc…
Trong bối cảnh đó những đòi hỏi cải cách thể chế chính trị trong nước trở nên mạnh mẽ hơn.
eclip_image008
Ảnh: Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị BCHTƯ 12 (khóa XII)
Chuyển giao quyền lực lãnh đạo đang gặp khó khăn trong thể chế bất ổn.
Quyền tự do kinh doanh được nới rộng làm tăng các nhu cầu quyền dân sự được hiến định khác, đặc biệt quyền tham gia chính trị như giám sát quyền lực đảng và nhà nước.
Chiến dịch chống tham nhũng thúc đẩy thay đổi lập pháp và tư pháp…
Hai công thức chính trị được trình bày trên đây khẳng định vai trò quyết định của nhân dân trong phát triển. Cả hai mô hình đều không tạo ra các thể chế phù hợp với quy luật để cụ thực chất hoá vai trò này của nhân dân. Khi mô hình Xô Viết sụp đổ, mô hình Trung Quốc thể hiện như biến thể, có bản chất tình thế để duy trì chế độ, thay vì lộ trình cải cách hướng tới chế độ dân chủ.
Thị trường là sản phẩm tự nhiên, tất yếu trong quá trình phát triển loài người, đã sản sinh thời kỳ khai sáng và các cuộc cách mạng công nghiệp, tăng trưởng kinh tế song hành với chế độ dân chủ là minh chứng trong thực tế. Chế độ chính trị là sản phẩm của con người, nếu phù hợp với thị trường thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại.
Bởi vậy, theo tôi nhiệm vụ chủ yếu trong cải cách chuyển đổi ở Việt Nam là tạo khác biệt về bản chất với hai mô hình trên, thoát khỏi sự níu kéo bởi ý thức hệ giáo điều và chế độ chuyên quyền, xây dựng thể chế dân chủ cho phù hợp và thúc đẩy kinh tế thị trường. Hơn thế và giữ được chủ quyền quốc gia. Bối cảnh quốc tế và trong nước tạo sức đẩy các nhà lãnh đạo cần nắm bắt cơ hội vàng để vừa phát triển vừa giữ được chủ quyền đất nước. Liệu Đại hội 13 là thời điểm thích hợp?
Từ nhiều năm, Việt Nam cố tìm kiếm mô hình tăng trưởng nhanh và bền vững, nhưng một chương trình tái cơ cấu nền kinh tế là vốn là công việc phức tạp đòi hỏi một tầm nhìn và năng lực thực thi, từ nguồn lực đến kỹ năng. Qua những tác động mạnh và hiện hữu từ dịch Covid-19 cho thấy một chiến lược ‘thoát Trung’ về kinh tế có thể trở nên khó khăn.
clip_image010
Ảnh: Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình Hội nghị Trung ương 12
Thực tế cho thấy, sự giảm tốc kinh tế toàn cầu hiện nay do Trung Quốc chứ không phải Mỹ gây ra như trước kia.
Vị thế của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu nói chung và đối với Việt Nam nói riêng đã tăng một cách mạnh mẽ thời gian qua. Trung Quốc ngày nay đóng góp khoảng 1/3 tăng trưởng chung toàn cầu, và ở Việt Nam chiếm vị trí hàng đầu về kim ngạch thương mại, khoảng 130 tỷ đô la năm 2019.
Sẽ là cơ hội nếu Việt Nam quyết tâm tái cơ cấu kinh tế bằng những chính sách phát triển bền vững, dài hạn.
Trước hết, cải cách thể chế mạnh mẽ và nâng cao năng lực để tham gia tích cực các Hiệp định Tự do Thương mại và đầu tư Liên Âu – Việt Nam, chuyển hướng chuỗi cung ứng và tìm kiếm thị trường châu Âu hay các nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ấn Độ.
Sẽ là thách thức khi quá trình cải cách thể chế có thể bị chậm lại bởi khả năng đặt ưu tiên cho các chính sách đối phó ngắn hạn để có được thành tích kinh tế, một cách hình thức, trước thềm Đại hội 13. Bởi vì trong cơ chế hiện hành các chức vụ lãnh đạo thường được tưởng thưởng bằng thành tích.
Ngoài ra, trong điều kiện cải cách khó khăn, khi quyền lực chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu và đặc biệt ‘thoát Trung’ vẫn là vấn đề rất nhạy cảm, thì mỗi kỳ đại hội đảng cộng sản có thể là cơ hội cho những kẻ ‘giấu mình chờ thời’‘một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái’ chưa bị lộ và những kẻ bảo thủ nhân danh bảo vệ ý thức hệ.
H.T.
Nguồn: thoibao.de

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét