Du lịch Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus corona, khiến cắt giảm giá và tiềm năng ‘bong bóng du lịch’
Dịch giả: Trúc Lam
19-5-2020
Cảnh báo về nguy cơ mở cửa trở lại cho người nước ngoài quá nhanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi xúc tiến du lịch nội địa
Đảo du lịch Bali của Indonesia cho biết, họ có thể mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài vào tháng 10 và các khách sạn ở Thái Lan cuối cùng cũng đang chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại.
Ở Phú Quốc, một hòn đảo của Việt Nam ngoài khơi Campuchia, các áp phích cảnh báo khách du lịch về sự nguy hiểm của Covid-19 từ lâu đã phai mờ dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, cùng với sự đông đảo của du khách quốc tế thường đến các bãi biển ở đây.
Việt Nam ghi nhận lượng du khách giảm 98% trong tháng 4, so với năm 2019, do đại dịch virus corona, nhưng thành công của nước này trong việc chống virus, chỉ xác nhận có 324 ca nhiễm, không có ca tử vong, giờ đây đã thấy nước này quay trở lại cuộc sống của ngành du lịch.
Việt Nam sẽ là một trong những nước Đông Nam Á đầu tiên bắt đầu phục hồi kinh tế, nhưng với lệnh cấm vẫn còn đối với du khách nước ngoài, và nhiều thị trường du lịch lớn của họ bị phong tỏa, các khách sạn và khu nghỉ dưỡng đang giảm giá để làm cho nó hấp dẫn hơn đối với khách du lịch địa phương.
Tại khu nghỉ dưỡng Mango Bay ở Phú Quốc, nhân viên đeo khẩu trang phẫu thuật phục vụ cocktail lạnh và rượu vang trắng cho các nhóm khách nhỏ, nhiều người trong số họ là khách du lịch thành thị trẻ tuổi, đến từ Hà Nội hoặc từ TP Hồ Chí Minh.
Tổng giám đốc Ronan Le Bihan nói, khu nghỉ dưỡng hiện cần để thích nghi với thị hiếu địa phương.
Ông Bihan nói: “Các doanh nghiệp du lịch nhắm tới khách du lịch nước ngoài sẽ gặp rắc rối trong một thời gian dài. Bây giờ chúng ta có thể tập trung vào thị trường Việt Nam. Nhưng đó là một thuật ngữ rất rộng. Và không phải tất cả người Việt Nam đều quan tâm đến những gì chúng tôi cung cấp”.
Một chiến dịch xúc tiến du lịch “Người Việt Du lịch ở Việt Nam” ra mắt hồi tuần trước, nhằm mục đích giới thiệu các sản phẩm và gói dịch vụ du lịch chất lượng với giá cả hợp lý.
Động thái này đặt Việt Nam lên trước các đối thủ du lịch trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Philippines, nơi các hạn chế du lịch chỉ mới bắt đầu được dỡ bỏ.
Ngành Du lịch đã kiếm được 726 ngàn tỷ đồng (31 tỷ USD) trong năm ngoái, gần 12% GDP Việt Nam năm 2019, nhưng trong khi có chưa tới 17% trong số 103 triệu khách du lịch là người nước ngoài, họ đã chi hơn một chút so với khách du lịch trong nước.
Cảnh báo về nguy cơ mở cửa trở lại cho người nước ngoài quá nhanh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kêu gọi quảng bá du lịch nội địa.
Để thu hút khách du lịch địa phương, khách sạn và hãng hàng không đã giảm giá tới một nửa, ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, và là Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cho biết.
Ông nói: “Sự hồi phục của ngành du lịch nội địa sẽ thúc đẩy du lịch quốc tế. Sau khi chương trình này kết thúc vào giữa tháng 7, chúng tôi sẽ bắt tay vào một chương trình khác để quảng bá du lịch quốc tế, tùy thuộc vào tình hình virus”.
Du lịch nội địa nằm trong chương trình nghị sự hậu phong tỏa ở những nơi khác ở Đông Nam Á, nhưng hạn chế đi lại chặt chẽ có nghĩa là không chắc chắn khi nào nó sẽ tiếp tục. Đảo Bali, nơi nghỉ mát của Indonesia cho biết, họ có thể mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài vào tháng 10 và các khách sạn ở Thái Lan cuối cùng cũng đang chuẩn bị cho việc mở cửa trở lại.
Một lựa chọn đang được cân nhắc ở Việt Nam là tham gia “bong bóng du lịch” với các nước khác, những nước đã chiến đấu thành công với virus corona.
Ken Atkinson, Phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam, nói rằng, các nước đầu tiên nhắm tới có thể là Úc và New Zealand, nơi đang xem xét khu vực di chuyển tự do của riêng họ.
Ông nói: “Tuy nhiên, khi Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường có nguồn du lịch nội địa lớn nhất của chúng tôi, điều quan trọng là phải có kế hoạch mở cửa du lịch trở lại từ các thị trường đó ngay khi chúng an toàn”.
William Haandrikman, Tổng Giám đốc khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội, một khách sạn mang tính biểu tượng, có từ thời thuộc địa, nơi có rất nhiều khách du lịch phương Tây giàu có, đã biến mất từ lâu, nói rằng, thị trường châu Á là nơi đầu tiên có khả năng hồi phục.
Ông nói: “Chúng tôi đã phải tự sáng tạo lại để tập trung trực tiếp vào thị trường nội địa ở địa phương cũng như thị trường khu vực châu Á”. Điều này gồm phòng khách sạn với giá 100 Mỹ kim có đồ ăn miễn phí.
Du lịch nội địa hiện đang gia tăng, khi hầu hết các hãng máy bay Việt Nam báo cáo các chuyến bay nội địa hạn chế của họ tăng nhanh, có khả năng đạt tới sức chứa.
Bị giá thấp cám dỗ, cô Lê Thị Mai Phương, một nữ doanh nhân 38 tuổi đến từ Hà Nội, đã cuối tuần qua đã đi chơi ở trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Cô nói: “Tôi cũng sợ rằng, nếu chúng ta đợi cho đến khi virus kết thúc, chi phí sẽ tăng lên và các bãi biển sẽ quá đông. Chúng ta không biết liệu virus có quay trở lại Việt Nam và sẽ gây ra sự phong tỏa khác hay không. Lúc đó, tôi sẽ phải ở nhà và tiếp tục mơ về du lịch”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét