VỤ XÉT PGS: VIỆN TRƯỞNG VIỆN TOÁN HỌC LÊN TIẾNG
Giáo sư Tiến sĩ Phùng Hồ Hải - Viện trưởng Viện Toán học lên tiếng về Hồ sơ xét phong Phó Giáo sư của Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn bị Hội đồng cơ sở đánh trượt:
"Tôi khá ngạc nhiên về trường hợp này. Tuy nhiên qua đó nảy sinh một vấn đề khác. Đó là vai trò và ý nghĩa của HĐGS cấp cơ sở. Trong trường hợp HĐ nói trên, HĐ có 15 thành viên trong đó chỉ có 3 người thuộc ngành Toán. Bản thân tôi là một người làm toán, cũng tự thấy mình không có đủ năng lực để đánh giá chính xác một ứng viên như anh Tuấn vì làm không gần chuyên ngành. Thử hỏi những người thuộc các ngành xa hơn như Hóa học, Sinh học lấy cơ sở nào để đánh giá năng lực anh Tuấn? Đặc biệt họ dùng lý do gì để không bỏ phiếu cho anh Tuấn nếu như các thành viên ngành Toán tuyên bố ủng hộ và anh Tuấn đáp ứng các tiêu chí cứng về hồ sơ? Và tất nhiên là ngược lại, các thành viên khác của HĐ lấy lý do gì để ủng hộ anh Tuân nếu ba thành viên ngành Toán tuyên bố không ủng hộ?
Trong lần góp ý cách đây hơn một năm tôi đã đề xuất bỏ HĐGS cấp cơ sở và cấp nhà nước, chỉ giữ lại HĐ ngành. Rất tiết quyết định cuối cùng lại là ngược lại. Hội đồng ngành được nhập vào thành các bộ phận chuyên môn của HĐ nhà nước. Như vậy hai hội đồng chính thức tồn tại: HĐ cấp nhà nước và HĐ cấp cơ sở về cơ bản đa số trong đó không hiểu gì về năng lực khoa học của mỗi ứng viên, chúng tồn tại để làm gì?"
____________________
Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn
Về việc Hội đồng cơ sở họp giải quyết đơn khiếu nại.
Có nhiều bạn bè và các anh chị nhà báo có liên lạc để hỏi mình về phản hồi của Hội đồng cơ sở tới đơn khiếu nại của mình thế nào. Tình hình là hội đồng có kế hoạch họp vào thứ 3 (hôm qua) nhưng đã dời sang thứ 7 tuần này do có một giáo sư ở khoa Hóa bận có việc riêng. Mình sẽ đăng phản hồi của hội đồng sau khi chính thức nhận được phản hồi đó bằng văn bản.
Mấy hôm trước, trong một email group của những nhà khoa học (chủ yếu là những người đã chủ trì các đề tài Nafosted trong một số ngành), giáo sư Phùng Hồ Hải (viện trưởng viện Toán học Việt Nam) đã viết một số nhận xét về những điểm bất hợp lý của quy trình xét duyệt hồ sơ chức danh thông qua ví dụ của mình.
Thông qua bài viết công khai của GS Nguyễn Hữu Việt Hưng trên Facebook,
https://www.facebook.com/nhvhung/posts/2670080106349088?__tn__=K-R
Giáo sử Hải khá ngạc nhiên khi trường hợp của mình có hồ sơ tốt, đủ điểm khoa học và mọi điều kiện cần khác, trong hồ sơ thì chính ông chủ tịch Hội đồng cơ sở (là Hiệu trưởng trường ĐHKHTN) xác nhận là mình công tác tốt tại trường trong suốt 14 năm qua, thế mà lại là ứng viên duy nhất trong số 19 ứng viên PGS bị đánh trượt. Qua đó, giáo sư Hải đặt ra vấn đề rằng (mình trích nguyên văn):
"Tôi khá ngạc nhiên về trường hợp này. Tuy nhiên qua đó nảy sinh một vấn đề khác. Đó là vai trò và ý nghĩa của HĐGS cấp cơ sở. Trong trường hợp HĐ nói trên, HĐ có 15 thành viên trong đó chỉ có 3 người thuộc ngành Toán. Bản thân tôi là một người làm toán, cũng tự thấy mình không có đủ năng lực để đánh giá chính xác một ứng viên như anh Tuấn vì làm không gần chuyên ngành. Thử hỏi những người thuộc các ngành xa hơn như Hóa học, Sinh học lấy cơ sở nào để đánh giá năng lực anh Tuấn? Đặc biệt họ dùng lý do gì để không bỏ phiếu cho anh Tuấn nếu như các thành viên ngành Toán tuyên bố ủng hộ và anh Tuấn đáp ứng các tiêu chí cứng về hồ sơ? Và tất nhiên là ngược lại, các thành viên khác của HĐ lấy lý do gì để ủng hộ anh Tuân nếu ba thành viên ngành Toán tuyên bố không ủng hộ?
Trong lần góp ý cách đây hơn một năm tôi đã đề xuất bỏ HĐGS cấp cơ sở và cấp nhà nước, chỉ giữ lại HĐ ngành. Rất tiết quyết định cuối cùng lại là ngược lại. Hội đồng ngành được nhập vào thành các bộ phận chuyên môn của HĐ nhà nước. Như vậy hai hội đồng chính thức tồn tại: HĐ cấp nhà nước và HĐ cấp cơ sở về cơ bản đa số trong đó không hiểu gì về năng lực khoa học của mỗi ứng viên, chúng tồn tại để làm gì?"
Bản thân mình thấy những nhận xét của GS Hải là rất hợp lý. Nếu mình, với tư cách là một ứng viên, bị hội đồng ngành đánh trượt sau khi được chỉ ra những điểm yếu kém và chưa xứng đáng, thì đó sẽ là những kinh nghiệm rất quý báu để có thể khắc phục để xứng đáng được công nhận bởi những nhà khoa học trong ngành. Tuy nhiên, khi mình bị đánh trượt bởi Hội đồng cấp cơ sở thì không ai hiểu vấn đề tại sao và những đồng nghiệp trong trường gặp mình sau khi biết chuyện đều ngán ngẩm lắc đầu. Tất nhiên, ai cũng biết chuyện xảy ra là do mình là một giảng viên dám xuống đường tuần hành chống luật đặc khu và trên Facebook luôn chia sẻ những bài phân tích hiểm họa của Trung Quốc tới Việt Nam. Nhưng mọi người ngán ngẩm là tại sao lại có thể có đến 06 giáo sư trong trường dễ bị điều khiển đến vậy. Tâm lý của mọi người là hồi hộp xem sau khi Hội đồng họp lại thì 06 vị giáo sư đó là ai và lý do họ sẽ đưa ra là gì.
Đối với hội đồng ngành, cá nhân mình chưa bao giờ nghe kể bất cứ một vấn đề gì từ hội đồng ngành Toán. Hội đồng ngành Toán theo mình đánh giá là một hội đồng rất nghiêm túc theo tiêu chuẩn quốc tế. Có lẽ đó là lý do mà ngành Toán phát triển hơn hẳn so với các ngành khác. Tuy nhiên, mình có nghe nhiều chuyện thị phi của các ngành khác. Ngay trong ngành Cơ học của mình cũng từng đã có chuyện thị phi như thế khi một nhà khoa học có nhiều trích dẫn (nhiều năm thuộc top 1% thế giới) bị đánh trượt tại hội đồng ngành mấy năm về trước. Ai cũng biết năng lực của nhà khoa học đó và rất phẫn nộ. Cuối cùng thì danh tính 02 giáo sư làm chuyện đó đều được cộng đồng khoa học ngành Cơ học biết. Tất nhiên không ai làm gì được họ nhưng uy tín của họ trong cộng đồng khoa học ngành thì không còn nhiều và mọi người đều dè chừng với những hoạt động khoa học của 02 vị đó.
Có thể vụ việc của mình sẽ là một ví dụ để quy trình xét duyệt chuẩn chức danh sẽ hoàn thiện, hợp lý hơn từ ý kiến những nhà khoa học nhiều kinh nghiệm. Mình sẽ cập nhật các thông tin tiếp theo ngay sau khi có kết quả họp hội đồng giải quyết đơn khiếu nại của mình.
.
Về việc Hội đồng cơ sở họp giải quyết đơn khiếu nại.
Có nhiều bạn bè và các anh chị nhà báo có liên lạc để hỏi mình về phản hồi của Hội đồng cơ sở tới đơn khiếu nại của mình thế nào. Tình hình là hội đồng có kế hoạch họp vào thứ 3 (hôm qua) nhưng đã dời sang thứ 7 tuần này do có một giáo sư ở khoa Hóa bận có việc riêng. Mình sẽ đăng phản hồi của hội đồng sau khi chính thức nhận được phản hồi đó bằng văn bản.
Mấy hôm trước, trong một email group của những nhà khoa học (chủ yếu là những người đã chủ trì các đề tài Nafosted trong một số ngành), giáo sư Phùng Hồ Hải (viện trưởng viện Toán học Việt Nam) đã viết một số nhận xét về những điểm bất hợp lý của quy trình xét duyệt hồ sơ chức danh thông qua ví dụ của mình.
Thông qua bài viết công khai của GS Nguyễn Hữu Việt Hưng trên Facebook,
https://www.facebook.com/nhvhung/posts/2670080106349088?__tn__=K-R
Giáo sử Hải khá ngạc nhiên khi trường hợp của mình có hồ sơ tốt, đủ điểm khoa học và mọi điều kiện cần khác, trong hồ sơ thì chính ông chủ tịch Hội đồng cơ sở (là Hiệu trưởng trường ĐHKHTN) xác nhận là mình công tác tốt tại trường trong suốt 14 năm qua, thế mà lại là ứng viên duy nhất trong số 19 ứng viên PGS bị đánh trượt. Qua đó, giáo sư Hải đặt ra vấn đề rằng (mình trích nguyên văn):
"Tôi khá ngạc nhiên về trường hợp này. Tuy nhiên qua đó nảy sinh một vấn đề khác. Đó là vai trò và ý nghĩa của HĐGS cấp cơ sở. Trong trường hợp HĐ nói trên, HĐ có 15 thành viên trong đó chỉ có 3 người thuộc ngành Toán. Bản thân tôi là một người làm toán, cũng tự thấy mình không có đủ năng lực để đánh giá chính xác một ứng viên như anh Tuấn vì làm không gần chuyên ngành. Thử hỏi những người thuộc các ngành xa hơn như Hóa học, Sinh học lấy cơ sở nào để đánh giá năng lực anh Tuấn? Đặc biệt họ dùng lý do gì để không bỏ phiếu cho anh Tuấn nếu như các thành viên ngành Toán tuyên bố ủng hộ và anh Tuấn đáp ứng các tiêu chí cứng về hồ sơ? Và tất nhiên là ngược lại, các thành viên khác của HĐ lấy lý do gì để ủng hộ anh Tuân nếu ba thành viên ngành Toán tuyên bố không ủng hộ?
Trong lần góp ý cách đây hơn một năm tôi đã đề xuất bỏ HĐGS cấp cơ sở và cấp nhà nước, chỉ giữ lại HĐ ngành. Rất tiết quyết định cuối cùng lại là ngược lại. Hội đồng ngành được nhập vào thành các bộ phận chuyên môn của HĐ nhà nước. Như vậy hai hội đồng chính thức tồn tại: HĐ cấp nhà nước và HĐ cấp cơ sở về cơ bản đa số trong đó không hiểu gì về năng lực khoa học của mỗi ứng viên, chúng tồn tại để làm gì?"
Bản thân mình thấy những nhận xét của GS Hải là rất hợp lý. Nếu mình, với tư cách là một ứng viên, bị hội đồng ngành đánh trượt sau khi được chỉ ra những điểm yếu kém và chưa xứng đáng, thì đó sẽ là những kinh nghiệm rất quý báu để có thể khắc phục để xứng đáng được công nhận bởi những nhà khoa học trong ngành. Tuy nhiên, khi mình bị đánh trượt bởi Hội đồng cấp cơ sở thì không ai hiểu vấn đề tại sao và những đồng nghiệp trong trường gặp mình sau khi biết chuyện đều ngán ngẩm lắc đầu. Tất nhiên, ai cũng biết chuyện xảy ra là do mình là một giảng viên dám xuống đường tuần hành chống luật đặc khu và trên Facebook luôn chia sẻ những bài phân tích hiểm họa của Trung Quốc tới Việt Nam. Nhưng mọi người ngán ngẩm là tại sao lại có thể có đến 06 giáo sư trong trường dễ bị điều khiển đến vậy. Tâm lý của mọi người là hồi hộp xem sau khi Hội đồng họp lại thì 06 vị giáo sư đó là ai và lý do họ sẽ đưa ra là gì.
Đối với hội đồng ngành, cá nhân mình chưa bao giờ nghe kể bất cứ một vấn đề gì từ hội đồng ngành Toán. Hội đồng ngành Toán theo mình đánh giá là một hội đồng rất nghiêm túc theo tiêu chuẩn quốc tế. Có lẽ đó là lý do mà ngành Toán phát triển hơn hẳn so với các ngành khác. Tuy nhiên, mình có nghe nhiều chuyện thị phi của các ngành khác. Ngay trong ngành Cơ học của mình cũng từng đã có chuyện thị phi như thế khi một nhà khoa học có nhiều trích dẫn (nhiều năm thuộc top 1% thế giới) bị đánh trượt tại hội đồng ngành mấy năm về trước. Ai cũng biết năng lực của nhà khoa học đó và rất phẫn nộ. Cuối cùng thì danh tính 02 giáo sư làm chuyện đó đều được cộng đồng khoa học ngành Cơ học biết. Tất nhiên không ai làm gì được họ nhưng uy tín của họ trong cộng đồng khoa học ngành thì không còn nhiều và mọi người đều dè chừng với những hoạt động khoa học của 02 vị đó.
Có thể vụ việc của mình sẽ là một ví dụ để quy trình xét duyệt chuẩn chức danh sẽ hoàn thiện, hợp lý hơn từ ý kiến những nhà khoa học nhiều kinh nghiệm. Mình sẽ cập nhật các thông tin tiếp theo ngay sau khi có kết quả họp hội đồng giải quyết đơn khiếu nại của mình.
.
.
Tễu Blog: Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn, giảng viên Khoa Toán- Cơ - Tin học, ĐH Khoa học Tự nhiên. Đại học Khoa học Tự nhiên, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo chia sẻ thông tin về việc anh bị loại từ vòng cơ sở hồ sơ xét tuyển học hàm Phó Giáo sư. Tiến sĩ Trần Thanh Tuấn và các thầy, các đồng nghiệp cho rằng đây là hồ sơ đủ tiêu chuẩn, và đằng sau nó phải có vấn đề gì đó nên bị loại. Hai giáo sư: Nguyễn Hữu Việt Hưng và Phùng Hồ Hải (Viện trưởng Viện Toán học VN) đã có ý kiến rất gay gắt phản đối việc đánh trượt hồ sơ này.
Anh là người đi biểu tình ngày 10/6 chống dự luật Đặc Khu (đây là lần đầu tiên anh đi biểu tình) và bị bắt đưa về Đồn Công an quận Long Biên cùng hàng chục người khác. Nhà trường đòi kỷ luật nhưng Chi bộ khoa Toán không đồng ý kỷ luật và hơn nữa sau đó Tiến sĩ Tuấn lại tuyên bố ra khỏi Đảng.
Bố Mao của chúng đã nói rồi,trí thức chỉ là cục phân.
Trong thời buổi học hàm, học vị rẻ mạt và đáng khinh như thế, thì theo tôi anh Tuấn không nên gia nhập vào đội quân đó làm gì mà nên làm nhà phản biện xã hội, bởi anh sẽ có nhiều cơ hội nhiều việc làm cống hiến nhiều hơn cho xã hội.