ĐẤY LÀ THẮNG LỢI VẺ VANG CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA
Bị kẻ thù công kích, là thắng lợi của Trần Đăng Khoa
Bá Tân
19-8-2019
Bá Tân
19-8-2019
Nhiều thế hệ người Việt Nam, kể cả vùng sâu vùng xa, ngưỡng mộ tài thơ Trần Đăng Khoa. Từ những năm đầu đời học sinh, Trần Đăng Khoa trở thành “thần đồng” thơ ca Việt Nam.
Tài thơ vượt trội hơn người của Trần Đăng Khoa luôn đi liền với nỗi niềm sâu nặng thương Dân, yêu nước. Thời nào và ai cũng vậy, đã thương Dân – yêu nước thì, như là vế đối biện chứng, hừng hực chí căm thù bọn ngoại xâm và kẻ hèn nhát làm tay sai cho giặc. Trần Đăng Khoa là người như vậy.
Vốn là “thần đồng” thơ ca Việt Nam, Trần Đăng Khoa hiện thời còn là “quan” văn chương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam). Với Trần Đăng Khoa, đó là những cột mốc đáng nhớ, hiếm có trong giới văn chương, nhưng đỉnh cao nhân cách của anh chính là thái độ quyết liệt, dứt khoát đối với bọn bành trướng Trung Quốc.
Là nhà thơ tài năng, có thể có lúc nào đó tỏ ra ẻo lả, uốn éo trên câu chữ thơ ca. Đối với bọn bành trướng Trung Quốc thì Trần Đăng Khoa luôn rành mạch như sống với chết, anh trở thành dũng sỹ chung chiến hào với nhân dân, hoàn toàn đối nghịch với kẻ thù.
Tâm can của Trần Đăng Khoa trước vận mệnh của đất nước được thể hiện bằng những bài viết rung động lòng người, góp phần hun đúc truyền thống “thà chết chứ không làm nô lệ” của triệu triệu người Việt. Tiếng lòng của anh vút lên và ngân vang trong bản hòa tấu lòng Dân sôi sục. Đọc bài viết của anh, Dân chúng đón nhận anh như là người bạn thân thiết, người chiến sỹ cùng chiến hào.
Đưa lên mạng những bài viết “xé toang mặt nạ” bọn bành trướng Trung Quốc, lúc đó không còn là sáng tác, mà là anh đang cầm súng. Tài thơ của anh nhường chỗ cho khí huyết lẫm liệt của người công dân khi bờ cõi đất nước bị giặc phương Bắc lấn chiếm.
Không chỉ giặc ngoại xâm mà kể cả bọn tay sai trong nước, công kích phẫn nộ những bài viết của anh là đương nhiên, hoàn toàn không bất ngờ. Vạch mặt chúng nó, lôi chúng nó từ trong bóng tối ném ra ánh sáng, ai làm được như thế sẽ trở thành kẻ thù của kẻ thù. Kẻ thù của kẻ thù là bạn của chúng ta, trên đời này không nhiều người làm được như thế. Và chính Trần Đăng Khoa, từ những bài viết sục sôi căm thù giặc, trở thành “bạn của chúng ta” rất đáng tôn kính.
Sinh thời “đồng chí” Lênin có lần trả lời địch thủ bằng câu nói cực kỳ sắc sảo: Anh khen tôi, là tôi bị xúc phạm. Mạn phép mượn câu nói của “đồng chí” Lênin để “thưa chuyện” với địch thủ hiện thời của Việt Nam: Giặc bành trướng Trung Quốc khen ai, kẻ đó cả đời đáng bị xúc phạm và nguyền rủa. Ngược lại, ai đó làm được những việc bị bành trướng Trung Quốc công kích lên án, đó là biểu thị của thắng lợi vẻ vang, người đó là bạn của chúng ta.
Giá mà, trong giới tinh hoa của Việt Nam, có thêm nhiều người làm được như Trần Đăng Khoa. Kẻ nào cố tình đi ngược chiều với Trần Đăng Khoa, ca tụng bọn bá quyền Trung Quốc, Dân chúng gọi đó là bọn yêu tinh.
Tài thơ vượt trội hơn người của Trần Đăng Khoa luôn đi liền với nỗi niềm sâu nặng thương Dân, yêu nước. Thời nào và ai cũng vậy, đã thương Dân – yêu nước thì, như là vế đối biện chứng, hừng hực chí căm thù bọn ngoại xâm và kẻ hèn nhát làm tay sai cho giặc. Trần Đăng Khoa là người như vậy.
Vốn là “thần đồng” thơ ca Việt Nam, Trần Đăng Khoa hiện thời còn là “quan” văn chương (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam). Với Trần Đăng Khoa, đó là những cột mốc đáng nhớ, hiếm có trong giới văn chương, nhưng đỉnh cao nhân cách của anh chính là thái độ quyết liệt, dứt khoát đối với bọn bành trướng Trung Quốc.
Là nhà thơ tài năng, có thể có lúc nào đó tỏ ra ẻo lả, uốn éo trên câu chữ thơ ca. Đối với bọn bành trướng Trung Quốc thì Trần Đăng Khoa luôn rành mạch như sống với chết, anh trở thành dũng sỹ chung chiến hào với nhân dân, hoàn toàn đối nghịch với kẻ thù.
Tâm can của Trần Đăng Khoa trước vận mệnh của đất nước được thể hiện bằng những bài viết rung động lòng người, góp phần hun đúc truyền thống “thà chết chứ không làm nô lệ” của triệu triệu người Việt. Tiếng lòng của anh vút lên và ngân vang trong bản hòa tấu lòng Dân sôi sục. Đọc bài viết của anh, Dân chúng đón nhận anh như là người bạn thân thiết, người chiến sỹ cùng chiến hào.
Đưa lên mạng những bài viết “xé toang mặt nạ” bọn bành trướng Trung Quốc, lúc đó không còn là sáng tác, mà là anh đang cầm súng. Tài thơ của anh nhường chỗ cho khí huyết lẫm liệt của người công dân khi bờ cõi đất nước bị giặc phương Bắc lấn chiếm.
Không chỉ giặc ngoại xâm mà kể cả bọn tay sai trong nước, công kích phẫn nộ những bài viết của anh là đương nhiên, hoàn toàn không bất ngờ. Vạch mặt chúng nó, lôi chúng nó từ trong bóng tối ném ra ánh sáng, ai làm được như thế sẽ trở thành kẻ thù của kẻ thù. Kẻ thù của kẻ thù là bạn của chúng ta, trên đời này không nhiều người làm được như thế. Và chính Trần Đăng Khoa, từ những bài viết sục sôi căm thù giặc, trở thành “bạn của chúng ta” rất đáng tôn kính.
Sinh thời “đồng chí” Lênin có lần trả lời địch thủ bằng câu nói cực kỳ sắc sảo: Anh khen tôi, là tôi bị xúc phạm. Mạn phép mượn câu nói của “đồng chí” Lênin để “thưa chuyện” với địch thủ hiện thời của Việt Nam: Giặc bành trướng Trung Quốc khen ai, kẻ đó cả đời đáng bị xúc phạm và nguyền rủa. Ngược lại, ai đó làm được những việc bị bành trướng Trung Quốc công kích lên án, đó là biểu thị của thắng lợi vẻ vang, người đó là bạn của chúng ta.
Giá mà, trong giới tinh hoa của Việt Nam, có thêm nhiều người làm được như Trần Đăng Khoa. Kẻ nào cố tình đi ngược chiều với Trần Đăng Khoa, ca tụng bọn bá quyền Trung Quốc, Dân chúng gọi đó là bọn yêu tinh.
Nguồn: Tiếng Dân.
5 nhận xét :