Bài Đặc biệt: ĐÔI DÒNG VỀ CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8 VÀ NGÀY 2/9
Cảnh người trèo tường vào tòa nhà Bắc Bộ phủ. Ảnh Tư liệu
Đôi dòng về cuộc cách mạng tháng 8 và ngày 2/9
Hoàng Bùi
Trước kia trong sách lịch sử, kể cả sách giáo khoa, ngày 19/8 được gọi là ngày "cướp chính quyền", sau này sửa lại thành ngày "giành chính quyền", về sau nữa thì sửa lại thành "giành chính quyền về tay nhân dân", và trong sách giáo khoa lịch sử, ý nghĩa cơ bản cuộc cách mạng tháng 8 được ghi nhận:
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp gần 100 năm.
- Xóa bỏ chế độ phong kiến hàng nghìn năm.
- Đập tan ách phát-xít Nhật
- Giành chính quyền về tay nhân dân, nhân dân trở thành chủ nhân đất nước.
Để hiểu rõ cái sự giành này, hãy thử nhìn lại lịch sử trước và trong những ngày tháng tám.
Sau khi quân Nhật triệt hạ quân Pháp tại Việt Nam và muốn Việt Nam trở thành đồng minh sau chiến tranh, Nhật đã tuyên bố trả độc lập cho Việt Nam, và Việt Nam đã thành lập chính phủ quân chủ lập hiến do ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng. Thể chế quân chủ lập hiến này tương tự thể chế của Nhật hiện tại. Ngày 11-3, vua Bảo Đại ra “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre 1884 ký với Pháp, khôi phục chủ quyền đất nước.
Như vậy vào thời điểm này, chế độ phong kiến quân chủ đã bị xóa bỏ trên đất nước Việt Nam, và sự đô hộ của Pháp cũng không còn, vì thế việc xóa bỏ chế độ phong kiến quân chủ không có công của Việt Minh, đồng thời, việc lật đổ sự đô hộ của Pháp cũng không có công của Việt Minh.
Ngày 17-8, chính phủ Trần Trọng Kim tổ chức mít tinh chào mừng độc lập, ngày 19/8, hưởng ứng lời kêu gọi mừng độc lập, nhân dân hàng chục vạn người nô nức kéo về Hà Nội đứng đầy quảng trường. Lực lượng Việt Minh đã cho người trà trộn, phát cờ đỏ sao vàng cho người dân, đồng thời dùng vũ lực cướp diễn đàn, hạ hoàng kỳ và treo cờ đỏ sao vàng lên, kêu gọi nhân dân ủng hộ Việt Minh. Trong sách giáo khoa lịch sử còn ghi: "cuộc mít tinh nhanh chóng biến thành cuộc biểu tình cướp chính quyền". Cho dù cướp hay giành, thì đó cũng là hành động chiếm lấy một cách bạo lực thứ vốn không phải của mình.
Trước tình thế này, Nhật đề nghị giúp đỡ chính quyền vua Bảo Đại vãn hồi trật tự và ổn định tình hình, nhưng vua Bảo Đại đã từ chối, ông đã nói một câu nói nổi tiếng: "Ta không muốn một quân đội nước ngoài làm đổ máu thần dân ta". Việc từ chối giúp đỡ từ lực lượng ngoại quốc bảo vệ quyền lực của mình, tránh gây đổ máu cho người Việt cho thấy vua Bảo Đại đã rất coi trọng tinh thần dân tộc, đồng bào, truyền thống "một giọt máu đào hơn ao nước lã". Vì vậy, không thể nói Việt Minh đập tan ách phát xít Nhật, mà phải nói rằng vua Bảo Đại và chính phủ của ông đã trói tay quân Nhật, để nhường lợi thế lại cho "người nhà" mình. Quả là "gặp thời một tốt cũng thành công". Sau khi cướp chính quyền, để củng cố tính chính danh của mình, Việt Minh đã mời vua Bảo Đại tham gia làm cố vấn tối cao, và sau đó thì lựa thời cơ tống vua ra nước ngoài. Trong hồi ký của vua Bảo Đại, ông cũng kể về những điểm này.
Vậy sau khi giành được chính quyền, và chính quyền đó có về tay nhân dân không? Có lẽ câu trả lời đã rõ sau 70 năm. Đến ngày hôm nay, nhân dân Việt Nam vẫn chẳng có một chút quyền gì, nhân dân Việt Nam không được bầu cử một cách thực sự, không được sở hữu đất đai, không được có quyền phúc quyết hiến pháp và những vấn đề hệ trọng của đất nước. Tất cả những thứ quyền căn bản đó không có, những điều khác chỉ là hão huyền.
Và vì vậy, cuộc cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân đó, 70 năm qua vẫn chưa xong.
------------
.
Một số link tham khảo để kiếm chứng sự kiện được viết bên trên, được lấy từ báo lề phải và từ chính người trong cuộc nói, kẻo lại bảo xuyên tạc và bôi nhọ.
Lời người trong cuộc kể về diễn biến ngày 17 và 19 tháng 8.
http://vnexpress.net/…/ky-uc-cuoc-tong-khoi-nghia-o-ha-noi-…
Tổng quan về CMT8.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Cách_mạng_tháng_Tám
Vua Bảo Đại: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Bảo_Đại
Lời người trong cuộc kể về diễn biến ngày 17 và 19 tháng 8.
http://vnexpress.net/…/ky-uc-cuoc-tong-khoi-nghia-o-ha-noi-…
Tổng quan về CMT8.
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Cách_mạng_tháng_Tám
Vua Bảo Đại: https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Bảo_Đại
(xem tác phẩm ĐÈN CÙ của Trần Đĩnh-Người viết tiểu sử Hồ chủ tịch để biết thêm chuyện này)
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền về in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.
Thì ra "Bác" còn là nhà tiên tri vĩ đại.
Chương trình của VM năm 1945. Sau khi lập chính quyền.
A. Chính trị
1. Phổ thông đầu phiếu vô luận nam nữ hễ ai từ 18 tuổi trở lên được quyền bầu cử, ứng cử.
2. Ban hành các quyền tự do dân chủ như: tự do xuất bản, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại trong xứ và xuất dương.
3. Tổ chức Việt Nam nhân dân cách mạng quân và võ trang dân chúng để thẳng tay trừng trị bọn Việt gian phản quốc, giữ vững chính quyền cách mạng.
4. Tịch thu tài sản của đế quốc Pháp, Nhật và bọn Việt gian phản quốc.
5. Toàn xá chính trị phạm và thường phạm.
6. Nam nữ bình quyền.
7. Tuyên bố các dân tộc được quyền tự quyết.
8. Liên lạc mật thiết với các dân tộc thiểu số và nhất là Tàu, Ấn Độ, Cao Ly.
B. Kinh tế
1. Bỏ thuế thân và các thuế do Pháp, Nhật đặt ra, lập một thứ thuế rất nhẹ và công bằng.
2. Quốc hữu hoá ngân hàng của đế quốc Pháp, Nhật, lập nên quốc gia ngân hàng thống nhất.
3. Mở mang kỹ nghệ, giúp đỡ thủ công nghiệp làm cho nền kinh tế quốc gia được phát triển.
4. Dẫn thuỷ nhập điền, bồi đắp đê điều làm cho nền nông nghiệp được phồn thịnh.
5. Cho dân chúng tự do khai khẩn đất hoang có chính phủ giúp đỡ.
6. Quan thuế độc lập.
7. Mở các đường giao thông như đường sá, cầu cống, v.v..
C. Vǎn hoá
1. Huỷ bỏ giáo dục nô lệ, lập nền quốc dân giáo dục, cưỡng bức giáo dục đến bực sơ đẳng, cho các dân tộc được quyền dùng tiếng mẹ đẻ mình, phổ thông trong việc giáo dục mình.
2. Lập các trường chuyên môn quân sự, chính trị, kỹ thuật để đào tạo các lớp nhân tài.
3. Giúp đỡ và khuyến khích các hạng trí thức để họ được phát triển tài nǎng của họ.
D. Xã hội
1. Thi hành ngày làm tám giờ.
2. Giúp đỡ cho gia đình đông con.
3. Lập ấu trĩ viện để chǎm nom trẻ con.
4. Lập nhà diễn kịch, chớp bóng, câu lạc bộ để nâng cao trình độ tri thức của nhân dân.
5. Lập nhà thương, nhà đẻ cho nhân dân.
E. Ngoại giao
1. Huỷ bỏ tất cả các hiệp ước mà Pháp đã ký bất kỳ với nước nào.
2. Tuyên bố các dân tộc bình đẳng và hết sức giữ hoà bình.
3. Kiên quyết chống tất cả các lực lượng xâm phạm đến quyền lợi của nước Việt Nam.
4. Mật thiết liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản trên thế giới.
F. Đối với các lớp nhân dân
1. Công nhân: Ngày làm tám giờ, định lương tối thiểu, công việc như nhau thì tiền lương ngang nhau. Cứu tế thất nghiệp xã hội, bảo hiểm, cấm đánh dập, chửi mắng thợ, thủ tiêu giấy giao kèo giữa chủ và thợ, công nhân già có lương hưu trí.
2. Nông dân ai cũng có ruộng đất để cày cấy, giảm địa tô, cứu tế nông dân trong những nǎm mất mùa.
3. Binh nhân: Hậu đãi những người có công giữ gìn Tổ quốc phụ cấp cho gia đình họ được đầy đủ.
4. Học sinh: Bỏ học phí, bỏ giấy khai sinh, hạn tuổi, giúp đỡ học sinh nghèo.
5. Phụ nữ: Đàn bà được bình đẳng với đàn ông về mọi phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, vǎn hoá.
6. Thương nhân: Bỏ ba tǎng môn bài và các thứ thuế khác do Pháp đặt ra.
7. Viên chức: Hậu đãi cho xứng đáng với công học tập.
8. Những người già và tàn tật được chính phủ chǎm nom cấp dưỡng.
9. Nhi đồng được chính phủ chǎm nom về trí dục và thể dục.
10. Đối với Hoa kiều được chính phủ bảo đảm tài sản và coi như tối huệ quốc.
Ghi chú:
A5: Toàn xá thường phạm (tai sao toàn xá thường phạm, để làm gì);
A8: Liên lạc mật thiết với Tàu, Cao ly.
B1: Bỏ thuế thân của Pháp, Nhật. Lập một thứ thuế rất nhẹ và công bằng (thuế gì)
C2: Lập trường quân sự chinh trị để đào tạo nhân tài( nhân tài gì)
C3: Khuyến khích giúp đỡ các "hạng" trí thức!?
D5: Lập nhà thương, nhà đẻ cho nhân dân (từ bệnh viện, bào sanh viên đã có dùng từ đầu thế kỷ 20)
E4: Liên lạc mật thiết với các giai cấp vô sản trên thế giới
F2: dân ai cũng có ruộng đất để cày cấy, giảm địa tô, cứu tế nông dân trong những nǎm mất mùa. (có ruộng đất cấy cấy hay không, sau 1954)
F7: Viên chức: Hậu đãi cho xứng đáng với công học tập (Sau 1954 tất cả các viên chức làm viẹc cho chính quyền Quốc Gia Việt Nam bị di "cải tạo" trong các trại "cải tạo" khắp miến Bắc. Ước lượng không dưới 300.000 của các Uỷ Ban Nhân Quyền. Ước lượng 80-100,000 chết trong các trại giam).
F10: Đối với Hoa kiều được chính phủ bảo đảm tài sản và coi như tối huệ quốc.
Năm 1975, bộ đội miền Bắc thoải mái tràn xuống vì quân VNCH chỉ chạy, không chống trả. Duy nhất ở Xuân Lộc có đụng độ thì bộ đội miền Bắc thua, phải đi vòng qua.
Đúng bản chất phải là "giành quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối về tay Việt Minh"
Với bản chất của một toán cướp,lại thêm nắm đủ loại súng đạn trong tay,mấy "ông chủ" nhân dân chỉ còn biết è cổ ra đóng mấy trăm loại thuế,phí để bọn cướp cùng đám con cháu tha hồ phè phỡn,ăn chơi.
“Ngày 27-2-46, mới 7 giờ sáng, chuông điện thoại reo vang. ông H (HCM) gọi tôi:
– Thưa Ngài, tôi có thể đến gặp Ngài ngay bây giờ không?
Nghe tôi bảo được, ông ta đến ngay. Trông ông ta tuyệt vọng ra mặt, và người tiều tụy bé nhỏ lại hơn thường nhật. Mới vào, ông ta bảo tôi:
– Thưa Ngài, tôi không biết làm thế nào bây giờ. Tình hình rất khó khăn, tôi biết chắc người Pháp không muốn điều đình với tôi. Tôi không được Đồng minh tín nhiệm. Ai cũng thấy tôi quá “đỏ”. Vậy tôi xin Ngài làm cuộc hy sinh thứ hai là Ngài nhận lại quyền hành như trước.
– Tôi đã thoái vị, và tôi không bao giờ muốn trở lại nữa. Hẳn cụ biết, tôi không có tham vọng chính trị nào và tự đặt một cách thành tín dưới quyền điều khiển của chính phủ cộng hòa...
Ông ta nài nỉ:
– Ngài thay chỗ cho tôi và tôi trở lại thành cố vấn thay Ngài ...
– Thế nhưng ai trao quyền cho tôi?
– Ngài sẽ được quốc hội tấn phong, y như kiểu mọi chính phủ dân chủ thường làm.
– Nhưng tôi có quyền tự do lập chính phủ theo tôi, hay là phải lấy các nhân viên của Cụ?
– Ngài được tự do hoàn toàn lấy ai tùy Ngài.
Ông ta trấn an tôi như vậy.”
Cựu hoàng hỏi ý hai nhân vật là Nguyễn Xuân Hà và Trần Trọng Kim. Cho rằng VM bị khó khăn và họ thành thực, Trần Trọng Kim khuyên cựu hoàng nên nhận lời. Bảo Đại bèn trả lời “đồng ý”.
10 giờ, ông H gọi điện thoại thúc đưa danh sách chính phủ gấp để chuyển qua Quốc Hội.
12 giờ, Bảo Đại trả lời đã sẵn sàng. Nhưng “đến 13 giờ thì chuông điện thoại reo. Ông H mời tôi đến gặp ông ta.
– Thưa Ngài, xin Ngài hãy quên những điều tôi nói ban sáng. Tôi không có quyền từ bỏ trách nhiệm vì hoàn cảnh khó khăn. Trao trả lại quyền cho Ngài trong lúc này, có thể coi như sự phản bội của tôi. Tôi xin Ngài tha lỗi cho một phút yếu lòng...” (12)
2)Đuổi Nhật ra khỏi Việt nam là công của Mỹ: Ngày 6/8/1945 và 9/8/1045 Mỹ thả 2 quả bom ở 2 đảo Hyroshima và Janasaki. Nhật đầu hàng đồng minh và rút về nước.
3)Xóa bỏ chế độ Phong kiến là công của Ngô đình Diệm: Ngày 26/10/1955 qua Trưng cầu dân ý. nhân dân miền nam truất phế Bảo Đại xóa bỏ chế độ phong kiến thành lập chế độ Cộng hòa và bầu Ngô đình Diệm làm Tổng thống Việt nam cộng hòa, một nước tự do dân chủ như các nước phương Tây.
Sao Nhật, Mỹ, Diệm. không kể công mà cộng sãn kể công mãi vậy.
Câu nói trên thể hiện tình thương yêu của ông với dân tộc mình, nhưng cũng cần hiểu thêm rằng. Khi Nhật đồng ý cho ông và TTK thành lập chính phủ độc lập, Nhật chỉ cho thành lập một số bộ ngành nhưng không cho thành lập quân đội. Lý do chưa rõ nhưng có thể suy ra hoặc để dễ khống chế chính phủ của TTK hoặc tình hình khả quan hơn sẽ lại đô hộ VN như trước. Chính vì vậy mà khi Nhật đề nghị vãn hồi trật tự thì ông Bảo Đại cũng không hoàn toàn tin tưởng Nhật. Âu cũng là lịch sử để lại. Chúng ta có quyền suy nghĩ cho nhiều tình huống khác nhau. Nhưng quan trọng là Bảo Đại là một ông vua tốt. TTK là một thủ tướng có văn hóa và có tầm nhìn xa. Tiếc là vận mệnh dân tộc ta chưa phát.
Tháng 8/1945 Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản.
Năm 1946, phía Nhật viết ra một dự thảo hiến pháp nhưng Tư lệnh tối cao Mỹ, tướng Douglas MacArthur coi là 'bình cũ rượu pha' của Hiến pháp Minh Trị. Họ thành lập một hội đồng 25 người thảo ra Hiến pháp mới trong vòng 1 tuần.
Những người tham gia quyết định là thiếu tướng kiêm luật sư Courtney, trung tá kiêm luật sư Milo Rowell và nữ thông dịch viên Beat Sirota Gordon.
Hiến pháp đó mang tên là "Bản hiến pháp hòa bình" và thực hiện cho đến ngày nay.
Vậy, vào 3/1945 đó, khi lập chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim, thì lấy đâu ra mô hình "thể chế Nhật hiện đại" nhỉ?
Có gì không phải, xin được chỉ giáo.
Hay trót bốc phét ,cúi đầu nín thinh?
Xin được chia sẻ với Nặc danh12:53 19 tháng 8, 2019. Bài viết là câu :Thể chế quân chủ lập hiến này tương tự thể chế của Nhật hiện tại.Bạn cần xem kỹ hơn