Dù sao ‘phê phán dân sự hóa quân đội’ cũng có vài điểm… ‘đúng’
Năm nay, nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2022), tờ QĐND tiếp tục “phê phán quan điểm đòi ‘dân sự hóa’ QĐND Việt Nam” (1) vì… ý tưởng “dân sự hóa” quân đội là thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch khiến không ít người nhẹ dạ, cả tin tán thành và do vậy phải… nhận diện kịp thời, phê phán sự phi lý, phản động của quan điểm này để bảo vệ nền tảng tư tưởng của đảng.
Theo QĐND thì những ý tưởng như… quân đội không có bản chất giai cấp, phải ‘trung lập về chính trị’ và phải được ‘dân sự hóa’ triệt để là một… thủ đoạn nham hiểm nhằm tạo ra sự dao động về tư tưởng, mất phương hướng chính trị, phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, vô hiệu hóa quân đội của các quốc gia XHCN và tại Việt Nam, ý tưởng cũng như sự tán thành những ý tưởng này nhằm xóa bỏ quyền lãnh đạo của đảng đối với QĐND Việt Nam.
Tờ QĐND nhấn mạnh, những suy nghĩ, bàn luận quanh việc… một số nhà nước tư sản luậthóa chuyện ‘dân sự quản lý quân sự’, táchquân đội khỏi sự ảnh hưởng, chi phối của đảng phái là hoàn toàn không đúng trong thực tế. Tờ QĐND đã lấy quân đội Mỹ để minh họa cho điều mà cả đảng CSVN lẫn đội ngũ QĐND Việt Nam đang cố giữ lấy, đó là… Bất cứ quân đội nào trong lịch sử cũng mang bản chất giai cấp sâu sắc. Giai cấp thống trị nàocũng nhắm tới việc duy trì sự vững mạnh về chính trị của quân đội, bảo đảm phương hướng phát triển và hoạt động của quân đội phù hợp với lợi ích của giai cấp đó bằng cáchtruyền bá hệ tư tưởng của nó cho quân đội qua hệ thống giáo dục có tính chất áp đặt về tư tưởng cho binh lính, thực hiện triệt để đường lối tổ chức, phương hướng hoạt động và kiểm soát mọi hoạt động của quân đội vànhững điều này đã được ghi nhận trong điều lệnh quân đội Mỹ, quân đội Mỹ duy trì cả một bộ máy tuyên truyền gọi là “cơ quan thông tin và giáo dục quân đội” để tiến hành công tác tư tưởng.
Chuyện tiếp tục “phê phán dân sự hóa quân đội” của tờ QĐND theo kiểu như vừa lược thuật có một điểm… “đúng”: Đó là giới lãnh đạo QĐND Việt Nam nói riêng và giới lãnh đạo đảng CSVN nói chung vẫn tiếp tục… bịa đặt, nói lấy được để gạt đồng chí, đồng đội, đồng bào. Quân đội Mỹ đã, đang và sẽ còn “tiến hành công tác tư tưởng” để lực lượng này phục vụ “giai cấp thống trị”? Điều lệnh của quân đội Mỹ thật sự nhắm tới việc áp đặt về tư tưởng này?
Tạm dùng dẫn chứng tiêu biểu nhất, ngắn gọn nhất, chứng minh QĐND ngoa ngôn là một chỉ thị trên website của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 9/2020 – ba tháng trước khi dân chúng Mỹ bỏ phiếu chọn Tổng thống Mỹ của nhiệm kỳ này và chọn một số đại diện dân cử cả trong Thượng viện lẫn Hạ viện của liên bang, các tiểu bang, quận hạt,… Trong tin vừa đề cập, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó nhắc lại qui định của luật pháp Mỹ và yêu cầu tất cả quân nhân cũng như nhân viên dân sự làm việc cho Bộ Quốc phòng Mỹ phải lưu ý: Trước hết các quân nhân Mỹ và nhân viên dân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ nên cố gắng thực hiện quyền của họ – tự chọn người đại diện cho chính họ. Tuy nhiên các thành viên hiện dịch phải nhớ họ không được tham gia vào bất kỳ hoạt động nào để bày tỏ sự ủng hộ hay vận động ủng hộ bất kỳ đảng nào. Đạo luật có tên The Hatch Act ban hành năm 1939 vẫn còn hiệu lực không chỉ trên các thành viên Bộ Quốc phòng Mỹ mà còn chi phối cả nhân viên trong bộ máy công quyền liên bang (2).
Nếu từ luật pháp đến thực tế đều không có thì tờ QĐND tìm ở đâu ra những thứ giúp cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương mạnh miệng, lớn tiếng khẳng định: Quân đội Mỹ cũng chỉ phục vụ “giai cấp thống trị” như QĐND Việt Nam? Có cật lực đào xới trên văn bản hoặc Internet để tìm thông tin phục vụ cho lối biện luận – quân đội luôn luôn là lực lượng của “giai cấp thống trị”, phục vụ “giai cấp thống trị” và quân đội Mỹ cũng thế – chắc chắn sẽ chỉ thấy một số scandal về chuyện có quân nhân hay cựu quân nhân nào đó dại dột mặc quân phục đến tham dự các cuộc vận động tranh cử và bị “xử lý nghiêm khắc” bởi vi phạm luật pháp liên bang và quân đội. Hay chuyện dân chúng thắc mắc tại sao lại chọn tướng James N. Mattis làm Bộ trưởng Quốc phòng khi thời hạn nghỉ hưu (2013) chưa tròn bảy năm, cũng vì vậy Quốc hội Mỹ phải bỏ phiếu để miễn trừ giới hạn này. Trong bảy thập niên, Quốc hội Mỹ chỉ chấp nhận miễn trừ giới hạn như vừa kể hai lần. Lần trước là 1950 – bỏ phiếu miễn trừ cho tướng George C. Marshall (3)…
***
Ngoài chuyện “đúng” là… bịa đặt, nói lấy được để gạt đồng chí, đồng đội, đồng bào, khi biện luận nhằm “phê phán dân sự hóa quân đội” kiểu như… về bản chất, QĐND Việt Nam là quân đội kiểu mới, công cụ bạo lực vũ trang của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, tờ QĐND – cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương – còn “đúng” ở một điểm khác: Khẳng định QĐND Việt Nam chỉ và sẽ luôn phục vụ giai cấp thống trị, bảo vệ giai cấp thống trị. Về lý thuyết, giai cấp thống trị là liên minh giữa công nhân và nông dân nhưng trên thực tế công nhân và nông dân thê thảm ra sao thì ai cũng biết bất kể hai giai cấp này luôn được sử dụng làm bung xung cho đảng CSVN – “giai cấp” thực sự giữ vai trò “thống trị”. Công nhân nào, nông dân nào muốn “phong tướng” đại trà để “anh em” khỏi… “tâm tư” (4)mà “giai cấp thống trị” vẫn đáp ứng, thậm chí còn làm ngơ, tạo điều kiện cho “anh em” thi nhau mang đủ thứ ra bán để bảo kê cho “giai cấp thống trị”?
Chú thích
(4) https://giaoduc.net.vn/dai-tuong-phung-quang-thanh-khong-phong-tuong-anh-em-tam-tu-post151969.gd
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét